Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường nước của thành phố hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
=================

NGUYỄN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
=================

NGUYỄN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG

KHAI THÁC MỎ
MÃ SỐ : 60520603

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN XUÂN HÀ


HÀ NỘI - 2015


1
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực, các luận điểm và kết quả nghiên cứu trong luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Anh Tuấn


2

MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan .............................................................................................................. 1
Mục lục ....................................................................................................................... 2
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................3
Danh mục các bảng .................................................................................................... 4
Danh mục các hình . ................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................6
Chương 1 - ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC MỎ THAN KHU VỰC THÀNH PHỐ
HẠ LONG...................................................................................................................9
1.1. Điều kiện tự nhiên.. ............................................................................................. 9

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và môi trường.............................................................22
1.3. Đặc điểm hoạt động khai thác than của các mỏ.................................................24
1.4. Nhận xét.............................................................................................................27
Chương 2 -HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI MỎ KHU VỰC THÀNH
PHỐ HẠ LONG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NĨ ĐẾN MƠI TRƯỜNG NƯỚC.......28
2.1. Nước thải từ khai thác hầm lò............................................................................28
2.2. Nước thải từ khai thác lộ thiên...........................................................................32
2.3. Nhận xét.............................................................................................................48
Chương 3 - NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG..............50
3.1. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải mỏ ......................................... 50
3.2. Một số công nghệ xử lý nước thải mỏ đang được ứng dụng ............................ 57
3.3. Nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước thải mỏ .......................................... 71
3.4. Nhận xét.............................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................79


3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ĐTM
CTPHMT
UBND

Nội dung
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Cải tạo phục hồi môi trường
Ủy ban nhân dân


BOD

Nhu cầu Ơxy sinh hóa

COD

Nhu cầu Ơxy hóa học

DO

Hàm lượng Ơxy hịa tan

TSS

Chất rắn lơ lửng

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

BVMT


Bảo vệ Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

VINACOMIN
VITE

Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam
Công ty cổ phần tin học, công nghệ, môi trường Tập đồn Than
– Khống sản Việt Nam.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCPP

Tiêu chuẩn cho phép

NĐ – CP

Nghị định – Chính phủ


4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 . Nhiệt độ khơng khí trung bình (OC). ....................................................... 11
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình (mm). ................................................................... 13

Bảng 1.3. Số ngày mưa trung bình............................................................................ 14
Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình trong các tháng. ................................................... 16
Bảng 1.5. Độ ẩm trung bình các tháng khu vực nghiên cứu ..................................... 17
Bảng 1.6. Tốc độ gió trung bình các tháng khu vực nghiên cứu ............................. 18
Bảng 1. 7. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác than.................27
Bảng 2.1. Kết quả phân tích nước thải mỏ Hà Lầm ……………………………….29
Bảng 2.2. Kết quả phân tích mẫu nước thải cửa lị +25 Thành Cơng……………...31
Bảng 2.3. Kết quả quan trắc nước thải sản xuất mỏ Hà Tu quý III năm 2014……..37
Bảng 2.4. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ............................................. 40
Bảng 2.5. Lượng nước thoát tại các vỉa của mỏ Núi Béo ......................................... 44
Bảng 2.6. Kết quả quan trắc môi trường nước thải mỏ Núi Béo ( quý IV năm 2014)……45
Bảng 2.7. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải đưa vào suối ..................... 47
(khi không có biện pháp giảm thiểu) ........................................................................ 47
Bảng 2.8. Lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường ......... 48
Bảng 2.9. Hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở mỏ than Núi Béo.. 49


5
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khái qt vị trí địa lý thành phố Hạ Long......................................... 9
Hình 1.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình...............................................................11
Hình 1.3. Biểu đồ lượng mưa trung bình...........................................................14
Hình 1.4. Biểu đồ số giờ nắng trung bình trong các tháng.................................17
Hình 1.5. Biểu đồ độ ẩm trung bình trong các tháng ........................................18
Hình 1.6. Biểu đồ tốc độ gió trung bình trong các tháng...................................19
Hình 1.7. Quy trình cơng nghệ khai thác lộ thiên kèm theo dịng thải ..............25
Hình 1.8. Quy trình cơng nghệ khai thác hầm lị kèm theo dịng thải................26
Hình 2.1. Cửa xả thải Trạm xử lý nước thải Hà Tu............................................38
Hình 3.1. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải mỏ..................................................50
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo bể lắng ........................................................52

Hình 3.3. Sơ đồ cấu tạo bể lắng cặn đứng .........................................................52
Hình 3.4. Sơ đồ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh hóa............................55
Hình 3.5. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn......................................................................56
Hình 3.6. Cấu tạo bể tách dầu............................................................................56
Hình 3.7. Hệ thống xử lý nước thải Hà Tu........................................................57
Hình 3.8. Sơ đồ dây truyền cơng nghệ xử lý nước thải mỏ Hà Khánh .............61
Hình 3.9. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ Giáp Khẩu...............................64
Hình 3.10. Sơ đồ dây truyền cơng nghệ xử lý nước thải mỏ Giáp Khẩu...........65
Hình 3.11. Sơ đồ hệ thống lọc nước tắm mỏ Giáp Khẩu ..................................66
Hình 3.12. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải mỏ từ moong...............................73
Hình 3.13. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ hầm lò....................................75


6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có quốc lộ 18A chạy
qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh
Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Thành phố Hạ Long rất giầu tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, đó là
cảng biển, du lịch, ni trồng và chế biến hải sản và công nghiệp khai thác than
khống sản, trong đó phát triển du lịch vịnh Hạ Long và khai thác than là một trong
những thế mạnh, là “địn bẩy” quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Chất lượng mơi trường ở một số khu vực của thành phố bị tác động mạnh, đa
dạng sinh học suy giảm, nhiều nguồn tài nguyên mơi trường đã bị khai thác cạn
kiệt. Điển hình là hoạt động khai thác than tồn tại hàng trăm năm nay đã làm mất đi
nhiều cánh rừng là nơi cư trú của các loài động vật và gây ra bồi lấp các dịng sơng,
suối; các hoạt động vận tải, sàng tuyển khai thác than và các loại khoáng sàng khác
đã gây ra những nguồn ô nhiễm về nguồn nước lớn, tăng sức ép lên các vùng sinh

thái nhạy cảm...
Với đà phát triển của các mỏ than như hiện nay và trong tương lai, làm ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường của thành phố, cho nên việc nghiên cứu, phân tích
các giải pháp xử lý nước thải trong quá trình khai thác than; phân tích, đánh giá hiện
trạng mơi trường nước; làm rõ các tác động của hoạt động khai thác than tới môi
trường nước là yêu cầu cấp thiết, nhằm đề xuất các giải pháp xử lý, góp phần làm
phong phú thêm các giải pháp xử lý nước thải mỏ và triệt tiêu được các mối nguy
hiểm ảnh hưởng đến đời sống con người, chất lượng môi trường nước được đảm
bảo và cũng là góp phần phát triển các ngành khác như ngành du lịch, thuỷ sản,
cảng biển… tại khu vực thành phố Hạ Long - Quảng Ninh.[9]
Chính vì những lý do trên Luận văn với đề tài “Nghiên cứu tác động của
hoạt động khai thác than đến môi trường nước của thành phố Hạ Long” hết sức
cấp thiết và mang tính thực tiễn cao.


7
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
- Phân tích, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước do khai thác than
trên địa bàn thành phố Hạ Long.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường nước.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Khối lượng và chất lượng nước thải mỏ, nước thải
sinh hoạt do hoạt động khai thác than khu vực thành phố Hạ Long.
- Phạm vi nghiên cứu: Các mỏ khai thác than khu vực thành phố Hạ Long.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm chung về các mỏ khai thác than khu vực thành phố Hạ Long.
- Hiện trạng nước thải mỏ khu vực thành phố Hạ Long.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và xử lý nước thải mỏ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn:

+ Phương pháp khảo sát thực địa.
+ Phương pháp tổng hợp tài liệu.
+ Phương pháp phân tích khoa học.
+ Phương pháp kế thừa.
+ Phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
+ Phân tích một cách khoa học để làm sáng tỏ ảnh hưởng của nước thải do
hoạt động khai thác than khu vực thành phố Hạ Long đến môi trường nước.
+ Xây dựng tài liệu tham khảo có ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số công nghệ xử lý nước thải hợp lý.
7. Cơ sở tài liệu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở:
-

Số liệu thống kê nước thải mỏ trong hoạt động khai thác than khu vực
thành phố Hạ Long.


8

-

Các tài liệu chuyên ngành, các bài viết về môi trường nước trên các tạp
chí: Cơng nghiệp mỏ; Khoa học công nghệ mỏ - Viện khoa học công
nghệ mỏ

-

Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 có xét triển vọng đến

năm 2030 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt theo quyết định số:
60/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2012

-

Các tài liệu liên quan khác.

8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 Chương được trình bầy trong 80 trang A4 với 16 bảng và 22
hình vẽ.
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần
Xn Hà. Qua đây tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường
Đại học Mỏ - Địa chất, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Mỏ, Ban lãnh đạo các
Công ty than khu vực thành phố Hạ Long... Đã giúp đỡ tạo điều kiện trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn. Đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình của PGS. TS. Trần Xuân Hà và các thầy giáo trong Bộ mơn khai thác hầm
lị, trường Đại học Mỏ - Địa chất. Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các
nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện, động viên giúp
đỡ tơi hồn thành luận văn này.


9
CHƢƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC MỎ THAN KHU VỰC
THÀNH PHỐ HẠ LONG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích
271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần 50 km. Phía đơng giáp thành phố Cẩm
Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long.

Thành phố Hạ Long nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km, cách Hà
Nội 165 km về phía Tây, Hải Phịng 60 km về phía Tây Nam, cửa khẩu Móng
Cái 184 km về phía Đơng Bắc, phía nam thơng ra Biển Đơng. Thành phố Hạ Long
có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc
gia. Khu vực thành phố Hạ Long có các mỏ than: Hà Lầm; Hà Tu; Núi Béo; Cơng
ty Than Hịn Gai.[11]

Hình 1.1.Khái qt vị trí địa lý thành phố Hạ Long
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo.
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu
vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng,
vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt.


10
Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đơng bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70%
diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ
Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển,
độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m.
Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo
đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài
khoảng 2km.
Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ
yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ
2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình.[13]
1.1.3. Điều kiện khí tƣợng thuỷ văn
Tổng thể khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối ơn
hịa. Một năm được chia làm hai mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều (từ đầu tháng
5 đến cuối tháng 10), mùa đông lạnh khô và ít mưa (từ cuối tháng 11 đến cuối tháng

3 năm sau). Hướng gió thịnh hành chủ yếu là hướng Nam - Đông Nam vào mùa hè
(từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm) và Bắc - Đông Bắc vào mùa Đông (từ tháng 11
năm nay đến tháng 4 năm sau). Số liệu tổng hợp từ dữ liệu quan trắc của trạm khí
tượng thủy văn Bãi Cháy - Quảng Ninh từ năm 2002 đến 2011. [13]
1.1.3.1. Nhiệt độ khơng khí.
Biến trình của nhiệt độ:
Nếu thừa nhận mùa nóng là thời kỳ có nhiệt độ trung bình ngày trên 25OC,
mùa lạnh là thời kỳ có nhiệt độ trung bình ngày dưới 20OC, cịn các mùa chuyển
tiếp là thời kỳ có nhiệt độ trung bình ngày nằm trong khoảng 20-25OC thì ở vùng
thấp mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 và đầu tháng 5, kết thúc vào giữa tháng 10,
mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau.
Ở khu vực, tháng lạnh nhất là tháng 1 tháng nóng nhất là tháng 7. Biên độ năm
khoảng 12-13OC.


11
Trong các mùa, biến trình ngày của nhiệt độ đều rất có quy luật. Từ sáng sớm,
nhiệt độ bắt đầu tăng và từ quá trưa, nhiệt độ bắt đầu giảm. Thời gian có nhiệt độ
thấp nhất thường vào khoảng 4-6 giờ, thời gian có nhiệt độ cao nhất vào khoảng 1216 giờ.[13]
Bảng 1.1 . Nhiệt độ khơng khí trung bình (OC).
Tháng
Năm

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

TB
năm

2002

16,7 18,4 21,5 25,2 27,0 28,6 28,3 27,8 26,9 24,8 20,6 18,5 23,7

2003

15,9 19,7 20,9 25,2 27,8 28,9 29,2 28,2 27,1 25,3 22,6 17,6 24,0

2004


16,4 16,6 19,5 23,2 25,8 28,6 27,8 28,0 27,2 24,6 22,0 18,5 23,2

2005

15,8 17,4 18,3 23,4 28,1 29,0 28,5 27,8 27,8 25,5 22,2 16,7 23,4

2006

17,0 18,2 19,0 24,2 26,5 28,8 28,9 27,3 27,2 26,5 23,9 18,8 23,9

2007

16,2 20,1 20,5 22,4 26,4 29,2 29,3 28,5 26,8 25,4 20,5 20,0 23,8

2008

15,1 13,1 20,1 24,1 26,8 27,6 28,6 27,8 27,7 26,6 21,5 18,1 23,1

2009

15,4 21,4 20,5 23,5 26,3 29,2 29,0 29,2 28,2 25,9 20,8 18,8 24,0

2010

17,3 19,2 20,6 22,6 27,3 29,4 29,9 27,7 27,8 25,1 21,7 19,1 24,0

2011

12,8 16,4 16,4 22,5 26,0 28,9 28,9 28,1 27,2 24,1 23,3 17,0 22,6


TB

15,9 18,0 19,7 23,6 26,8 28,8 28,9 28,0 27,4 25,4 21,9 18,3 23,6

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2002 đến năm 2011 )
Nhiệt độ

30
25
20
15
10
5
0
1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

Hình 1.2: Biểu đồ nhiệt độ trung bình

12

Tháng


12
Số ngày có nhiệt độ các cấp:
Trong mùa đơng, số ngày có nhiệt độ dưới 10OC rất ít và chỉ xảy ra ở các
tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Trung bình mỗi năm có 1-3 ngày.
Số ngày có nhiệt độ dưới 15OC thì rất nhiều và xuất hiện trong tất cả các tháng
mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4), nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1 và tháng
2, chiếm 30-50% số ngày trong các tháng này. Trung bình mỗi năm có khoảng 3040 ngày.
Trong mùa hạ nhiệt độ trung bình ngày phổ biến là 20 - 30OC. Số ngày có
nhiệt độ trung bình trên 30OC chỉ xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 9, tập
trung chủ yếu vào tháng 6 và tháng 7, trung bình mỗi năm có 10-13 ngày. Nhiệt độ
cao tuyệt đối là 40,70C, thấp tuyệt đối là 50C.[13]
1.1.3.2. Mƣa.
Lượng mưa:
Quảng Ninh là một trong những nơi có nhiều mưa ở các tỉnh phía bắc.
Trong vụ hè thu (tháng 5 đến tháng 10) lượng mưa có nơi dao động từ 1.100mm
đến 2.400mm. Sự phân bố lượng mưa vụ này tương tự như lượng mưa năm. Điều đó

khẳng định, lượng mưa vụ hè thu là phần chủ yếu của lượng mưa năm.
Trong vụ đông xuân (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa ở phần lớn
các nơi là 150-400mm. Sự phân bố của lượng mưa vụ đông xuân hơi khác so với sự
phân bố của lượng mưa năm. [13]


13
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình (mm).
Tháng

Tổng

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

2002

5,6

18,9

11,6

16,6

412,8

366,9

345,0

149,0

104,5

83,7

46,9


41,5

1.603,0

2003

49,6

17,1

16,2

86,5

336,3

413,4

186,8

291,6

439,0

7,4

0,4

0,0


1.844,3

2004

26,4

29,8

20,6

68,2

254,4

92,6

516,1

335,6

223,0

1,3

7,5

14,3

1.589,8


2005

3,7

24,7

28,7

26,9

257,8

340,4

626,4

363,6

166,9

91,5

87,2

5,5

2.023,3

2006


2,1

10,1

48,1

43,4

49,3

197,8

464,3

665,5

80,3

49,9

85,6

0,5

1.696,9

2007

4,2


20,9

31,3

44,1

100,3

296,9

409,5

129,4

267,9

80,3

40,8

7,2

1.432,8

2008

78,6

25,5


72,9

39,3

189,1

380,3

206,4

559,1

331,6

19,6

43,7

25,0

1.971,1

2009

0,7

20,2

55,6


133,6

223,6

213,1

320,6

177,3

296,7

120,4

1,7

3,7

1.567,2

2010

140,9

10,2

5,2

125,3


196,8

342,6

174,5

537,5

282,5

10,1

1,0

15,3

1.841,9

2011

2,7

14,8

60,4

35,7

199,1


289,2

318,6

356,2

389,3

117,6

10,7

29,5

1.823,8

TB

31,5

19,2

35,1

62,0

222,0

293,3


356,8

356,5

258,2

58,2

32,6

14,3

1.739,4

Năm

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh từ năm 2002 đến năm 2011 )

năm


14

Lƣợng mƣa TB
400
350
300
250
200
150

100
50
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

Tháng

10 11 12

Hình 1.3. Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình
Số ngày mưa và cường độ mưa:
Bảng 1.3. Số ngày mưa trung bình.
Tháng
Số ngày

mưa TB

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

6

9


12

10

11

14

16 17

14

8

5

5

Tổng
năm
127

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2002)
Lượng mưa nhiều hay ít một phần do số ngày mưa nhưng chủ yếu do cường độ
mưa. Nếu phân ngày mưa theo các cấp thì lượng mưa ngày phổ biến trong mùa đông
là 0,1- 5,0mm, mùa hè là 0,1- 25,0mm, trong thời kỳ chuyển tiếp là 0,1- 10,0mm.
Trong một năm có từ 7-15 ngày mưa lớn. Lượng mưa lớn nhất bằng và lớn
hơn 50mm tập trung trong mừa hè, chủ yếu tháng 7 và tháng 8. Số ngày mưa lớn
nhất (trên 100mm/ngày) khơng có nơi nào q 6 ngày.



15
Lượng mưa trung bình của một ngày mưa tính cho cả năm dao động từ 1420mm, vụ hè thu 16-25mm, mùa đơng 4-8mm.
Biến trình năm của mưa:
Lượng mưa trong mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 86% lượng
mưa của cả năm.
Về mùa hạ, lượng mưa tháng nào cũng trên 100mm. Có năm tháng 10 vẫn có
trận mưa hàng trăm milimet. Mùa đơng thì ngược lại, lượng mưa tháng nào cũng ít
và đều dưới 50-100mm.
Nếu cho rằng mùa mưa bắt đầu từ tháng có lượng mưa trên 100mm thì mùa
mưa ở Quảng Ninh bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, cịn mùa khơ thì từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.[13]
1.1.3.3. Chế độ bức xạ.
Số giờ nắng trung bình các năm và số giờ nắng trung bình trong các tháng của
năm được thể hiện trong bảng sau:


16
Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình trong các tháng.
Tháng

Tổng

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

2002

97,7

35,9

38,9

116,6

152,0


136,8

124,2

170,2

139,6

157,6

106,9

59,8

1.336,2

2003

128,3

76,2

71,8

110,6

183,3

149,5


233,7

93,0

155,1

154,7

168,3

133,7

1.658,2

2004

55,7

73,8

50,4

85,8

148,6

199,2

81,9


184,8

172,2

170,6

158,6

162,2

1.543,8

2005

21,7

15,4

31,6

76,1

205,6

109,1

203,0

127,9


161,8

144,4

147,8

58,3

1.302,7

2006

70,7

47,4

11,8

94,2

153,6

157,9

154,9

112,8

187,4


173,1

159,5

123,3

1.446,6

2007

70,5

62,6

8,8

77,5

159,4

185,0

221,8

135,9

118,3

140,8


189,9

35,6

1.406,1

2008

69,5

28,8

77,9

81,7

172,6

99,1

108,3

134,1

121,7

124,1

162,5


154,6

1.334,9

2009

141,7

90,9

34,6

86,5

141,5

181,0

173,0

182,4

167,8

153,8

164,4

83,5


1.601,1

2010

54,1

56,7

34,9

34,6

90,5

146,7

218,4

118,4

162,8

151,8

135,2

94,6

1.298,7


2011

13,3

55,9

22,7

86,8

156,8

168,4

196,9

177,4

146,0

122,8

173,5

110,8

1.431,3

TB


72,3

54,4

38,3

85,0

156,4

153,3

171,6

143,7

153,3

149,4

156,7

101,6

1.436,0

Năm

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh từ năm 2002 đến năm 2011 )
Tổng lượng nhiệt trung bình trong năm khoảng 120 Kcal/cm2.


năm


17

Kcal/cm2

180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

Tháng

Hình 1.4. Biểu đồ số giờ nắng trung bình trong các tháng
1.1.3.4. Độ ẩm.
Độ ẩm trung bình các năm khoảng 82%, tháng cao nhất 88%; tháng thấp nhất
73%. Độ ẩm tương đối thấp tuyệt đối đo được ở Hòn Gai là 19%. Độ ẩm tương đối
đạt giá trị thấp nhất thường vào các đợt gió mùa ở đầu và cuối mùa đơng, trong
những tháng đó có tới 30% số ngày có độ ẩm <50%. Độ ẩm trung bình các tháng
như bảng sau: Bảng 1.5. Độ ẩm trung bình các tháng khu vực nghiên cứu
Tháng
Năm

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB
năm

2002

82

90

87

84


85

86

86

85

80

79

82

84

84

2003
2004

82
81

88
87

84
86


85
88

84
84

83
83

83
87

88
87

85
83

78
73

77
78

71
75

82
83


2005
2006

80
81

89
87

87
89

87
86

86
81

87
85

86
84

87
87

83
75


77
82

82
79

72
67

84
82

2007
2008

71
81

85
74

90
85

81
84

80
80


82
87

82
84

83
87

80
83

75
78

67
72

81
74

79
81

2009
2010

73
86


87
86

86
82

86
89

83
86

81
83

83
81

82
87

81
86

80
73

71
71


78
78

81
82

2011

75

87

86

86

84

86

85

86

82

81

80


71

82

TB
79 86 86 86 83 84 84 86 82 77 76 75
(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh )

82


18

%
86

84
82
80
78
76
74
72
70
68
1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tháng

Hình 1.5. Biểu đồ độ ẩm trung bình trong các tháng
1.1.3.5. Chế độ gió.
Chế độ gió ở khu vực như sau:
- Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 năm sau chịu ảnh hưởng chủ yếu
của gió mùa Đông Bắc, mối tháng từ 3-4 đợt, mỗi đợt 5-7 ngày.
- Mùa hè từ tháng 5-9 chủ yếu là gió Đơng Nam
Tốc độ gió trung bình năm là: 3-3,4 m/s
Tốc độ gió bình qn cac tháng và cả năm như bảng sau:

Bảng 1.6. Tốc độ gió trung bình các tháng khu vực nghiên cứu

Tháng
Tốc độ
(m/s)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


2,9

2,6

2,1

2,4

3,1

3,4

3,0

3,4

3,5

3,3

3,1

3,0

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh )

Cả
năm
3,0



19

m/s
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

Tháng

Hình 1.6. Biểu đồ tốc độ gió trung bình các tháng
Tốc độ gió lớn nhất (khi có bão) đo được trạm Hịn Gai 45 m/s (16/8/1963)
trong các đợt gió mùa Đơng Bắc cũng có thể xảy ra gió lớn, tốc độ gió có thể tới 1520 m/s.
Gió mùa trong các tháng 11 và 12 ít khi gây mưa phùn nhưng vào tháng 2 và 3
thường lại gây mưa phùn có khi kéo dài hàng tuần lễ, gió mùa vào các thời điểm
khác như tháng 4 và tháng 10 có thể gây mưa rào hoặc giông.
1.1.3.6. Bão và áp thấp nhiệt đới.
Tháng có nhiều bão đổ bộ vào Quảng Ninh là các tháng 7 và 8, sớm hơn các
khu vực khác ở miền bắc. Nhưng số cơn bão gián tiếp ảnh hưởng đến Quảng Ninh
chiếm tỷ lệ lớn hơn so với số cơn bão trực tiếp. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn
bão ảnh hưởng.
Do ảnh hưởng của bão, thời tiết thay đổi hẳn. Sản phẩm chủ yếu của bão là
mưa to, gió lớn. Bão đổ bộ vào Quảng Ninh phần lớn là bão nhỏ và vừa. Khi có bão
ở nhiều nơi tốc độ gió lớn trên 20m/s. Nhưng số cơn bão có tốc độ gió mạnh trên
40m/s cũng khơng phải là hiếm. Tốc độ gió lớn nhất do bão gây ra ở Quảng Ninh
không kém các khu vực khác. Điều đó, có thể thấy tác dụng của các đảo đối với sự
giảm tốc độ gió trong bão là không đáng kể.
Các cơn bão đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh thường cho mưa rất lớn. It nhất
cũng có một số nơi có lượng mưa trên 100mm. Có cơn bão cho lượng mưa 100200mm, có nơi tới 500mm.


20

Trong số những cơn bão gián tiếp có ảnh hưởng nhiều, phần lớn là những cơn
bão đổ bộ vào bờ biển bắc bộ và khu bốn cũ. Bão đổ bộ vào Quảng Đông (Trung
Quốc) thường chỉ gây nên ảnh hưởng vừa hoặc ít đối với Quảng Ninh.
Bão là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa lớn ở Quảng Ninh nên tổng lượng
mưa do bão trong tổng lượng mưa chung khá lớn. Vì vậy, năm nào bão ít thì tổng
lượng mưa ít.[13]
1.1.3.7. Gió mùa đơng bắc.
Là một trong những yếu tố quan trọng chi phối thời tiết Quảng Ninh. Trung
bình mỗi năm ở Quảng Ninh có 20-25 đợt gió mùa đơng bắc. Trpspong mùa đơng,
trung bình mỗi tháng có gần 3 đợt. Nhiều năm mỗi tháng có 4-5 đợt, ngược lại, có
năm mỗi tháng chỉ có 1 đến 2 đợt.
Ở Quảng Ninh, khi có gió mùa, gió chuyển hướng bắc hay đơng bắc. Tốc độ
gió lớn nhất thường trên 15m/s. Ngồi khơi tốc độ gió lớn nhất 10-15 m/s. Trên đất
liền tốc độ gió nhỏ hơn.
Gió mùa đơng bắc thường xảy ra trong các tháng 11, 12 và tháng 1. Trong các
tháng 2 và 3, gió mùa về thường gây ra mưa phùn, nhiều khi mưa kéo dài hàng tuần
lễ. Hầu hết các đợt gió mùa thường gây ra sự giảm nhiệt độ đột ngột trong 24 giờ,
chênh lệch của nhiệt độ trước và sau lúc gió mùa về thường từ 4-5OC, có khi đến
10OC.[13]
1.1.4. Điều kiện thuỷ văn
1.1.4.1. Đặc điểm nƣớc mặt
Các mỏ Hà Lầm, Núi Béo, Hà Tu, Tân Lập có hướng thốt nước về phía
Nam qua các hệ thống suối khu vực và đổ ra vịnh Hạ Long bao gồm:
- Suối Hà Lầm: Đây là con suối thoát nước chính của mỏ Hà Lầm. Suối bắt
nguồn từ khai trường của mỏ Hà Lầm thoát qua khu vực Bãi Muối và đổ ra vịnh Hạ
Long. Suối có chiều dài khoảng 4,5 Km, (đoạn chảy qua khu vực mỏ Hà lầm dài
khoảng 1,00 Km) lòng suối rộng 4  5m, sâu trung bình 1,5  3m. Hiện tại suối bị
bồi lắng khoảng 0,5  1m do ảnh hưởng của công tác khai thác và đổ thải của mỏ



21
làm giảm tiết diện của dòng chảy gây úng ngập cục bộ về mùa mưa ở một số khu
vực trong mỏ.
- Suối Núi Béo: Là suối thốt nước chính cho mỏ Núi Béo. Suối nằm ở phía
nam khai trường mỏ Núi Béo, bắt nguồn từ khu vực khai trường vỉa 14 chảy theo
hướng Đông nam và đổ ra vịnh Hạ Long. Suối có chiều dài khoảng 5km và sẽ bị
mất dần trong quá trình khai thác mở rộng mỏ.
- Suối Lộ Phong: Là suối thốt nước chính cho mỏ Hà Tu, Tân Lập và cụm
dân cư của phường Hà Tu. Suối nằm ở phía nam khai trường mỏ Hà Tu, là hợp lưu
của các nhánh suối nhỏ trong khu vực khai trường mỏ Hà Tu, Suối có chiều dài
khoảng 5 km (đoạn chảy qua mỏ Hà Tu dài 2,5km) chảy theo hướng Bắc Nam và
đổ ra vịnh Hạ Long qua vụng Con Trâu, lịng suối rộng trung bình 10  12m, chiều
sâu trung bình 1,2  2m. Hiện tại lịng suối bị bồi lấp trung bình khoảng 0,5  1,0m
làm hạn chế khả năng thốt nước của suối.
Các mỏ phía Bắc thành phố Hạ Long bao gồm: mỏ Suối Lại, Cao Thắng,
917, Bình Minh, Thành Cơng, Hà Ráng, Núi Khánh. Khu vực khai thác này có địa
hình đồi núi và có độ dốc lớn, trong khu vực khơng hình thành các dịng suối lớn.
Việc thốt nước của các mỏ trong khu vực đều thông qua các khe tụ thuỷ nhỏ chảy
thẳng ra sông Diễn Vọng.
1.1.4.2. Đặc điểm nƣớc dƣới đất
Dựa vào đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn có thể phân ra các phân vị địa
tầng địa chất thuỷ văn có mặt trong khu thăm dị như sau:
- Nước trong trầm tích đệ tứ (Q): Trầm tích đệ tứ trong khu mỏ có nguồn gốc
sườn tích và bồi tích, thành phần nham thạch chủ yếu gồm sỏi, sạn, cát, sét mầu
vàng nâu đến vàng nhạt. Chúng sắp xếp hỗn độn phân bố hầu hết trên toàn bộ bề
mặt địa hình diện thăm dị các bồi tích tập trung ở các thung lũng, hạ nguồn các suối
lớn; Nước có độ pH từ 5,7 đến 6,5 thuộc loại axít yếu, nước thuộc loại hình
clonátri- can xi. Do chiều dầy trầm tích đệ tứ mỏng nên nước mưa dễ dàng thấm
qua cung cấp cho các tầng phía dưới, vì thế nước trong tầng ít ảnh hưởng đến việc
khai thác hầm lị.



22
- Nước trong trầm tích phụ điệp Hịn Gai giữa T3(n-r)hg2: Các trầm tích phụ
điệp Hịn Gai giữa phân bố hầu hết diện tích thăm dị, diện lộ bị phủ bởi các trầm
tích đệ tứ mỏng. Được cấu tạo bởi các đá cứng và nửa cứng bao gồm các đá: Cuội
kết, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và các vỉa than.
+ Các cuội kết, sạn kết thường phân bố ở giữa các vỉa than, chiều dầy các lớp
này thường từ 2 đến 10m, các lớp duy trì khơng liên tục theo đường phương cũng
như hướng dốc, chỉ có mặt trong phạm vi nhỏ, hẹp. Thành phần chủ yếu là cuội
thạch anh, cấu tạo đồng nhất, đá thường nứt nẻ mạnh, các khe nứt dạng tách từ 1
đến vài mm có khả năng thấm và chứa nước tốt.
+ Đá cát kết gồm những lớp thường phân bố ở gần vách các vỉa than có chiều
dầy các lớp từ 5 đến 10 mét có lớp dầy vài ba trục mét các lớp khơng duy trì liên
tục, nhiều chỗ bị teo thắt, tỷ lệ các loại đá này trên các mặt cắt địa chất thay đổi từ
30 đến 38% trung bình chiếm khoảng 34%; đá phát triển nhiều khe nứt dạng tách do
đó có khả năng thấm và chứa nước tốt.
+ Đá bột kết: Thường gồm những lớp phân bố ở sát vách, trụ các vỉa than,
chiều dầy các lớp cũng không ổn định, thay đổi từ 2 đến 5 mét có khi đến 20 mét,
nhiều lỗ khoan gặp lớp dầy 50 đến 60 mét. Là loại đá chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong
các mặt cắt, thành phần chủ yếu là sét, do đó trong đá có ít khe nứt phát triển nhưng
dạng khe nứt kín và gặp nước sét trương nở lấp đầy, các lớp này coi là những lớp
cách nước tương đối.
+ Đá sét kết thường nằm sát trực tiếp vách và trụ các vỉa than, chiều dầy các
lớp sét kết thường mỏng vài chục cm đến 1 vài mét, đơi khi gặp lớp sét kết thường
khơng duy trì được liên tục trên các mặt cắt, các lớp thường bị teo vát dạng thấu
kính nhỏ. Tỷ lệ trung bình chiếm khoảng 5% trên các mặt cắt. Do thành phần hạt sét
mịn rất dễ trương nở khi gặp nước nên chúng có tính chất cách nước tốt.[13]
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và môi trƣờng
1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Thành phố Hạ Long là một đỉnh của tam giác cơng nghiệp miền Bắc Hà Nội Hải Phịng - Quảng Ninh. Việc khai thác than đá đã hình thành từ lâu và trở thành


23
một thế mạnh của thành phố với nhiều mỏ than lớn: Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi
Béo và hàng chục mỏ nhỏ, mỗi năm khai thác trên 10 triệu tấn than các loại. Gắn liền
với các mỏ than là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng.
Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến thực phẩm hải sản.
Thành phố Hạ Long là một trung tâm buôn bán lớn. Hàng xuất khẩu chủ yếu
là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phương tiện vận
tải. Hạ Long là đầu mối buôn bán các mặt hàng công nghiệp, lương thực, thực phẩm
cho sản xuất và tiêu dùng của vùng công nghiệp mỏ và vùng du lịch.
Hạ Long là thành phố du lịch; một trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc và số
lượng khách du lịch đứng thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Điều kiện môi trƣờng
Vịnh Hạ Long là Kỳ quan Thiên nhiên Thế giới, việc bảo tồn giá trị kỳ quan
phải được đặt lên hàng đầu. Môi trường vịnh từ vành đai, vùng đệm đến vùng lõi
đều phải được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Do Hạ Long là thành phố phát triển về
ngành du lịch và ngành công nghiệp khai thác than nên vấn đề môi trường hết sức
được chú trọng.
Hiện nay trên thành phố đã quy hoạch rõ rệt: khu vực Bãi Cháy, phát triển du
lịch, tại đó đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất để phục vụ mục đích du lịch, và khu vực
sản xuất than tập trung ở phía Bắc.
Phát triển du lịch kèm theo một lượng lớn chất thải và nước thải phát sinh.
Vấn đề rác thải đã được các doanh nghiệp chú trọng, thu gom triệt để, không để ảnh
hưởng tới mỹ quan đơ thị. Ngồi ra, vấn đề thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các
khu dân cư cũng được các phường xã thực hiện. Nước thải sinh hoạt từ các nhà
hàng, khách sạn đã được đấu nối ra hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Cái Dăm.
Vấn đề bảo vệ môi trường ở thành phố Hạ Long ln được người dân và

chính quyền quan tâm. Việc khai thác than lộ thiên đã được giảm thiểu nhằm hạn
chế gây ô nhiễm môi trường. Vinacomin đã đầu tư xây dựng các cơng trình, hệ


×