Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đặc điểm cấu trúc địa chất và vai trò của chúng đối với các bẫy chứa dầu khí khu vực lô m2, bể trầm tích adaman myanmar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.44 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THỊ TRẦM

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ VAI TRỊ CỦA CHÚNG ĐỐI
VỚI CÁC BẪY CHỨA DẦU KHÍ KHU VỰC LƠ M2, BỂ TRẦM TÍCH
ADAMAN MYANMAR

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THỊ TRẦM

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ VAI TRỊ CỦA CHÚNG ĐỐI
VỚI CÁC BẪY CHỨA DẦU KHÍ KHU VỰC LƠ M2, BỂ TRẦM TÍCH
ADAMAN MYANMAR

Ngành: Địa chất học
Mã số: 60440201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẤN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trần Thanh Hải

HÀ NỘI – 2015




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Dầu khí là tài nguyên, là nguồn năng lượng và nguyên liệu quan trọng cho sự
phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay do nguồn dầu khí trong nước
đang trở nên khan hiếm nên ngồi tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí trong
nước thì việc đầu tư vào khai thác dầu khí ở nước ngồi là một là định hướng phát
triển chiến lược của ngành Dầu khí Việt Nam vì mục tiêu đảm bảo an ninh năng
lượng cho sự phát triển nhanh của nền kinh tế quốc dân.
Từ những năm cuối của thập kỷ trước thì, ngồi các dự án thăm dị và khai
thác trong nước, Tổng Cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí (PVEP) được Tập đồn
Dầu khí Quốc gia giao nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí ở nước
ngồi. Trong khu vực Đơng Nam Á, PVEP hiện tại có 2 hợp đồng dầu khí tại
Malaysia, 1 hợp đồng tại Indonesia, 1 dự án tại Lào và 1 Lơ

ở ngồi khơi

Myanmar.
Tại Myanmar đã có nhiều phát hiện dầu khí. Phát hiện dầu trong đất liền chủ
yếu trong các bể Minbu và Prome E. Trong bể Minbu đã có những phát hiện đáng
kể như: Mỏ Tuywing Taung (dầu tại chỗ: 1 tỷ thùng & 200 BCF), mỏ
Yenangyuang, mỏ Htaukshabin… bể Prome E đã có các phát hiện như mỏ
Myanaung, chủ yếu là dầu trong trầm tích cát kết tuổi Mioxen giữa - trên. Mỏ
Htantabin, chủ yếu là dầu nhẹ trong trầm tích đá vơi tuổi Mioxen dưới...
Tại ngồi khơi Myanmar, đáng chú ý nhất là hai mỏ khí lớn: mỏ Yadana và
mỏ Yetagun. Mỏ Yadana có tầng chứa chính tuổi Oligoxen muộn – Mioxen sớm.
Kết quả thử tại cấu tạo gần mỏ Yadana trên đá vơi của Upper Burma Mỏ Yetagun

có đá chứa là các trầm tích tuổi Mioxen sớm, Mioxen muộn & Plioxen. Tầng sinh
của mỏ này là trầm tích sét mơi trường biển tuổi Mioxen giữa - sớm và tầng chứa là
cát kết tuổi Mioxen sớm. Trong phạm vị của các thành tạo có tiềm năng chứa dầu
khí ở ngồi khơi Myanmar, Lơ M2 có diện tích 9.652 km2 nằm ở phía Tây vịnh
Martaban, Myanmar (Hình 1.1), phía Bắc giáp với Lơ A7, phía Đơng giáp với Lơ


2

M3 và phía Nam giáp với Lơ M5. Lơ M2 nằm cách cố đơ Rangoon khoảng hơn 200
km về phía Tây Nam, trong khu vực có mực nước biển từ 20-1000m
Hiện tại các đặc điểm cơ bản về địa tầng, cấu trúc- kiến tạo, hệ thống dầu khí ở
khu vực Lô M2 đã dần được làm sáng tỏ. Tuy nhiên các đặc điểm cấu trúc địa chất,
quy luật phân bố và đặc biệt là đặc điểm các bẫy chứa trong khu vực vẫn chưa được
nghiên cứu một cách hệ thống. Quy luật phân bố và các dạng bẫy chứa khác trong
phạm vi lớn hơn chưa được nghiên cứu một cách tổng thể. Vì vậy việc làm rõ hơn
cấu trúc địa chất và vai trò của chúng đối với các bẫy chứa dầu khí khu vực Lơ M2
là vấn đề mang tính cấp bách và có tính thực tiễn cao, đặc biệt là có thể phục vụ cho
cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí trong khu vực Lơ cũng như khu vực thềm lục
địa phía tây nam Myanmar.
Xuất phát từ những vấn trên, tác giả chọn đề tài đề tài luận văn là: “Đặc điểm
cấu trúc địa chất và vai trị của chúng đối với các bẫy chứa dầu khí khu vực Lơ
M2, bể trầm tích Adaman Myanmar”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Diện tích nghiên cứu là Lơ M2, bể trầm tích Adaman Myanmar. Tên gọi bể
trầm tích Adaman là tên gọi được trích dẫn từ các tài liệu trước đây, các tài liệu mới
hiện nay bể Adaman được chia làm nhiểu bể trầm tích nhỏ và lơ M2 nằm ngồi
khơi Myanmar thuộc hai bể trầm tích là Rakhine và Moattama (Hình 1.1).
- Đối tượng nghiên cứu chính là các thành tạo điạ chất và các cấu tạo địa chất
có mặt trong khu vực nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ đặc điểm cấu trúc kiến tạo, lịch sử tiến hóa và sự phân bố của các
thành tạo địa chất và các cấu trúc biến dạng liên quan đến chúng, trên cơ sở đó làm
rõ mối liên quan của cấu trúc địa chất với các bẫy chứa dầu khí của Lơ M2.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Thu thập, phân tích tổng hợp các tài liệu hiện có về địa chất, địa vật lý và
giếng khoan;


3

- Giải đốn đặc điểm địa chất, cấu trúc chính trong khu vực nghiên cứu;
- Xác định mối quan hệ giữa cấu trúc địa chất và các bẫy chứa dầu khí, từ đó
đề xuất một số định hướng cho cơng tác tìm kiếm – thăm dị dầu khí.
5. Cơ sở tài liệu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã thu thập và sử dụng các tài liệu địa chất, địa
vật lý, các kết quả phân tích mẫu... của các nhà thầu dầu khí trong và ngồi nước đã
và đang tiến hành cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí ở khu vực bể Martaban
(Myanmar) như: MOGE (Myanmar), MCS (Myanmar), kết hợp với các kết quả
nghiên cứu địa chất, địa vật lý liên quan đến khu vực nghiên cứu do Công ty dầu
khí nước ngồi thực hiện. Ngồi ra cịn các bài báo chuyên đề của các tác giả trong
và ngoài nước có liên quan đến khu vực Lơ M2. Các tài liệu đã thu thập, tổng hợp
bao gồm:
- Tài liệu địa chất: các báo cáo nghiên cứu địa chất liên quan đến khu vực
nghiên cứu: báo cáo khảo sát địa chất bề mặt Lô; tài liệu lịch sử địa chất, địa tầng,
hệ thống dầu khí; báo cáo phân tích mẫu địa hóa, cổ sinh, thạch học;
- Tài liệu địa vật lý: các mặt cắt địa chấn 2D trong Lô M2 thu nổ bởi Prakla
1970-1971; Western Geophysical Company of America (W.G.C) (1972); Gulf Oil
Company (1972-1973); Maydany (Myanmar oil corporation) (1982-1983); CGG ,

1993; PVEP OVS thu nổ năm 2011; các mặt cắt địa chấn 3D do PVEP OVS thu nổ
năm 2012, các tài liệu địa vật lý giếng khoan của các giếng khoan trong khu vực;
- Tài liệu giếng khoan: tài liệu về các giếng khoan SYT-1X và SP-1X trong Lô
M2 và giếng khoan A7-1; 3DE-1; 3DF-X; 3DA-XA; 3CA-W; 3CA-Z thuộc bể trầm
tích Moattama và giếng khoan PYI THAR1-ST ở Lơ A6, bể Rakhine Offhore gồm
báo cáo theo dõi khoan, báo cáo kết thúc khoan, tài liệu phân tích mẫu (mẫu mùn
khoan và mẫu lõi);
- Các bài báo phân tích tổng hợp kết quả nghiên cứu về địa hóa, đá mẹ;
- Các bài báo chuyên đề của các tác giả trong và ngoài nước.
- Các tài liệu khác: các tài liệu nghiên cứu, phân tích mơ hình địa hóa, liên kết
giếng khoan...


4

Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số tài liệu liên quan của Tập đồn
dầu khí Việt Nam và Cơng ty Dầu khí Nước ngồi, hoặc được cơng bố trong các
cơng trình, trên các tạp chí địa chất, các tập san... đã được xuất bản.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, học viên sử dụng các
phương pháp sau:
• Nhóm các phương pháp địa chất:
- Phương pháp phân tích địa tầng được sử dụng để phân chia các đơn vị địa
tầng và đối sánh chúng với nhau, nghiên cứu tướng, môi trường thành tạo, thế nằm
và tuổi của các thành tạo trầm tích trên cơ sở các nghiên cứu về thạch địa tầng và
sinh địa tầng.
- Phương pháp giải đoán cấu trúc địa chất trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc
về luật của sự chồng lấn, luật của sự xuyên cắt... nhằm (i) nhận dạng cấu tạo, phân
tích hình thái và bản chất của cấu tạo; làm rõ các đặc điểm biến dạng của khu vực;
(ii) xác định quan hệ giữa cấu tạo/cấu trúc với sự hình thành các bẫy chứa.

- Phương pháp mơ hình hóa nhằm khơi phục lịch sử tiến hóa địa chất của khu
vực nghiên cứu qua từng thời kỳ khác nhau.
- Phương pháp phân tích bồn trầm tích được sử dụng để phân tích hệ thống dầu
khí trên cơ sở kết quả của các phương pháp nghiên cứu trên và đánh giá triển vọng
dầu khí dựa trên các đặc điểm về sinh, chứa, chắn.
• Các phương pháp địa vật lý
- Phương pháp địa chấn địa tầng dùng để xác định phân chia các tập địa chấn,
các ranh giới địa tầng, các bề mặt bất chỉnh hợp, cấu trúc địa chất, tướng và môi
trường thành tạo trầm tích.
- Phương pháp địa vật lý giếng khoan được áp dụng để chính xác hóa ranh
giới địa tầng, xác định các tầng có đặc điểm thạch học và khả năng thấm chứa khác
nhau (cát, sét...).
• Các phương pháp xử lý số liệu, hệ thống và mơ hình hóa


5

- Hệ thống hóa là phương pháp cần thiết trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật
nói chung và rất cần thiết khi nghiên cứu lịch sử phát triển của một thành tạo địa
chất nói riêng. Hệ thống hóa sẽ quy tụ tất cả những nguồn tài liệu thu thập được
cùng những kết quả nghiên cứu để đưa ra một giải đốn duy nhất.
- Phương pháp mơ hình hóa dùng để chuyển hóa các kết quả giải đốn thành
các mơ hình chuyên đề.
7. Những điểm mới dự kiến của luận văn
- Góp phần làm rõ hơn bức tranh cấu trúc địa chất của Lô M2.
- Làm rõ quan hệ của cấu trúc địa chất với hệ thống dầu khí để góp phần đánh
giá triển vọng dầu khí khu vực Lơ M2.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Làm rõ đặc điểm cấu trúc địa chất và lịch sử tiến hóa địa chất kiến tạo của khu

vực Lơ M2 và vùng lân cận, ngoài khơi Myanmar.
Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá tiềm năng triển vọng dầu khí trong Lơ.
Góp phần làm sáng tỏ vai trò của các yếu tố cấu trúc đối với việc tích tụ dầu
khí làm cơ sở định hướng cho cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí trong khu vực
nghiên cứu.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương với
88 trang, trong đó có 70 hình vẽ và 2 biểu bảng.
10. Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận
tình và quý báu từ các thầy cô giáo ở Bộ môn Địa chất, Bộ môn Địa chất biển, Khoa
Địa chất, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, các cán bộ Phòng Thăm dò Khai thác,
Cơng ty Dầu khí nước ngồi và bạn bè đồng nghiệp. Tác giả xin bày tỏ lời biết ơn
với tất cả những sự giúp đỡ quý báu trên. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới


6

PGS. TS Trần Thanh Hải, Trường Đại học Mỏ – Địa chất đã nhiệt tình hướng dẫn
và giúp đỡ học viên trong suốt q trình học cao học và hồn thành luận văn.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung ở khu vực Lơ M2, nằm ở phía Tây vịnh Martaban,
thuộc ranh giới giữa bể Moattama và bể Rakhine, ngồi khơi Myanmar (Hình 1.1)

với toạ độ:
A: 93°21' 00”

16°00', 00”

D: 94° 49' 00”

15° 24'00”

B: 94°11' 00”

16° 00' 00”

E: 930 21’00”

150 24’ 00”

C: 94°49' 00”

15°47' 00”

A: 93°21' 00”

16°00' 00”

Lơ M2 có diện tích 9.652 km2, trong khu vực có mực nước biển từ 20-2000m,
phía Bắc giáp với Lơ A7, phía Đơng giáp với Lơ M3, phía Tây giáp Lơ MD-1 và
phía Nam giáp với Lô M5.Khu vực nước nông của Lô M2 thuộc bể Moattama, và
khu vực nước sâu của Lô M2 thuộc bể Rakhine Offshore. Lô M2 nằm cách cố đơ
Rangoon khoảng hơn 200 km về phía Tây Nam.

1.2 Lịch sử nghiên cứu địa chất và tìm kiếm thăm dị dầu khi
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất và tìm kiếm thăm dò Bể Rakhine
Các hoạt động thăm dò dầu khí trong bồn Rakhine bắt đầu từ năm những
1965-1967, chủ yếu do Cơng ty dầu khí Quốc gia Myanmar (MOGE) thực hiện. Từ
năm 1967-1974, bể Rakhine bắt đầu có các nhà thầu tham gia tìm kiếm dầu khí như
AODC: Lơ A2-A3-A4; CFP: Lô A1-A5 và MCSI: Lô A6-A7. Hiện tại, bể Rakhine
gồm 25 Lô gồm 7 Lô nước nông và 18 Lơ nước sâu, trong đó trong đó 8 Lơ đã có
nhà điều hành.
Khối lượng các cơng tác thăm dị ở đây cho đến nay bao gồm: trọng lực
khoảng 15.000 km, địa chấn 2D hơn 30.000 km, địa chấn 3D hơn 8.400 km2, đã
khoan 30 giếng thăm dò, thẩm lượng và 15 giếng khoan khai thác (Hình 1.2, Bảng
1.1).


8

Hình 1.1. Vị trí Lơ M2 trên bình đồ cấu trúc lãnh thổ, Myanmar (Theo tài liệu của PVEP)


9

Bảng 1.1: Khối lượng cơng tác tìm kiếm thăm dị bể Rakhine (Theo tài liệu
của MOGE/PVEP)

Hình 1.2 Các tuyến địa chấn trong bể Rakhine (Theo tài liệu của PVEP)


10

1.2.2 Lịch sử nghiên cứu địa chất và tìm kiếm thăm dò bể Moattama (Martaban)

Giai đoạn 1972-1974: Hoạt động dầu khí được thực hiện bởi Cơng ty Dầu khí
Myanmar (MOC). Trong khoảng thời gian này, MOC đã khoan 12 giếng, trong đó
có 4 giếng có phát hiện khí trên khối móng phía Tây.
Giai đoạn 1974-1982: Myanmar mở cửa cho các Cơng ty dầu khí nước ngồi
đầu tư vào thăm dị dầu khí. Sau khi Myanmar cấp giấy phép hoạt động tìm kiếm
thăm dị trên các Lơ M1, M10, M11, M12, trong các năm 1975-1976 Công ty ESSO
đã tiến hành khảo sát địa chấn và khoan 8 giếng, trong đó có hai giếng A1, B1 được
khoan trong Lô M1, nhưng kết quả các giếng đều khô.
Giai đoạn 1982-1987: Đây là giai đoạn hoạt động dầu khí mạnh mẽ của Cơng
ty Dầu khí Myanmar, MOC đã khoan 16 giếng thăm dị, trong đó 5 giếng khoan có
phát hiện khí. Mỏ khí lớn nhất là Yadana cho lưu lượng giếng khoảng 90 triệu bộ
khối ngày (mmcfd) tại giếng 3DA-XC từ khối đá vôi Upper Burma.
Năm 1991 TEXACO trở thành nhà điều hành của Lô M12, 13 và 14. Giếng
khoan Yetagun-1 khoan trên khối đứt gãy nghiêng và đã cho kết quả thử là 75
mmcfd khí và 1600 bcpd (thùng condensat/ngày) từ cát kết tuổi Mioxen sớm. Hàng
loạt giếng khoan thăm dò được tiến hành trên phần Đông của đứt gãy Mergui xung
quanh mỏ Yetagun với kết quả khơ hoặc có khí phát hiện nhưng hàm lượng CO2
cao (lên đến 80%). Tiếp đến, tiến hành khoan giếng thăm dò tại phần Tây của đứt
gãy Mergui, trong đó giếng Aung Zay Ya-1 thử cho 9 mmcfd với 120 bcpd.
Năm 1992: TOTAL ký hợp đồng PSC với MOGE về hoạt động tìm kiếm thăm
dị Lơ M5 và M6. TOTAL đã khoan 4 giếng trên đối tượng cacbonat YADANA và
đã phát hiên khí. TOTAL ước tính trữ lượng của YADANA là 5-6 TCF và 1 TCF
cho khối Badamyar.
Giai đoạn 1995-1998: Tháng 10 năm 1996, Genting Oil & Gas Limited đã ký
Hợp đồng PSC tìm kiếm thăm dị lô M 3 & M4 Đông Bắc vịnh Martaban với
MOGE. Từ tháng 12/1997đến tháng 2/1998, Genting đã thu nổ trên 3000 km 2D.
Sau đó Cơng ty Roundhay Limited (subsidiary of Genting Berhad) nắm giữ 100%
lợi nhận lô M 4.



11

ARCO ký Hợp đồng PSC với MOGE lô M 7 và M 9 tương ứng vào các năm
1995 và 1996, sau khi hồn thành chương trình địa chấn, ARCO đã khoan 2 giếng
trong lô M 9. Giến Shwepyihtay (SPH-1) cho dịng khí khơ 25 mmsfpd, giếng cịn
lại – Shưepyiaye (SPA-1) khơ. ARCO rút khỏi Myanma năm 1998 vì lý do cấm
vận.
Giai đoạn 2001 đến nay: Sau khi ARCO rút Hợp đồng lô M 7 và M 9 bốn
năm, PTTEP đã ký Hợp đồng PSC tìm kiếm thăm dị các lơ này với MOGE năm
2001. Tiếp theo, năm 2004 PTTEP đã ký Hợp đồng PSC tìm kiếm thăm dị các lơ
M 3 & M 4 với MOGE. PTTEP đã tiến hành tái xử lý tài liệu địa chấn 2D. Từ tháng
12/2007 đến tháng 3/2008, PTTEP đã tiến hành thu nổ địa chấn 2D mới trong khu
vực góc Đơng Nam lơ M 3, góc Tây Nam lơ M 4 và góc Tây Bắc lơ M7 với khối
lượng 1750 km, trong đó 750 km nằm trong lơ M4.
Trong năm 2004, bể Moattama cịn có phát hiện lớn tại mỏ Zawtika do cơng ty
dầu khí của Thái Lan PTTEPI quản lý. Phát hiện này sẽ đưa việc xuất khẩu đường
ống khí sang Trung Quốc và Thái Lan trong tương lai gần.
Tổng khối lượng công tác TKTD đến thời điểm hiện tại gồm: gồm trên 18 000
km trọng lực biển, trên 72 000 km 2D, trên 6200 km2 3D và 300 km2 4D, khoan 50
giếng thăm dò-thẩm lượng và khoản 57 giếng khai thác.
1.2.3 Lịch sử nghiên cứu địa chất và tìm kiếm Thăm dị dầu khí Lơ M2
Trong khu vực Lơ M2 cơng tác thăm dò địa chấn 2D được tiến hành vào các
năm từ 1970-1993 tập trung chủ yếu ở phần phía Đơng với tổng khối lượng địa
chấn 2D trong Lô và kéo dài ra ngồi Lơ trên 2640 km (2158 km tuyến trên diện
tích Lơ trên 480 km tuyến nằm ngồi Lơ). Năm 2010 PVEP Overseas đã tiến hành
thu nổ 2028 km tuyến với mạng lưới từ 2,5x3 km đến 8x8 km. Số lượng tuyến địa
chấn chủ yếu tập trung tại khu vực phía Tây của Lơ. Hiện trên khu vực Lơ có 2
giếng khoan tìm kiếm thăm dị do PVEP Overseas khoan vào tháng 4/2013 và tháng
1/2015 trên khu vực phía Đơng và phía Tây của Lơ.



12

Năm 2005 CNOOC ký hợp đồng nghiên cứu Lô và tiến hành đánh giá tiềm
năng dầu khí của Lơ, sau nghiên cứu này CNOOC đã hoàn trả lại toàn bộ diện tích
Lơ vào tháng 12/2005.
Tháng 4/2009 PVEP Mekong đã tiến hành khảo sát thực địa trên 32 điểm lộ và
thu thập được 200 bức ảnh, 40 mẫu thạch học các loại.
Năm 1970-1971 Prakla đã tiến hành thu nổ 8 tuyến với khối lượng 398 km ở
khu vực phía Đơng Lơ với mạng lưới 10x20 theo hướng Đông - Tây và Bắc – Nam.
Năm 1972 Amoca và Western Geophysics Company đã thu nổ 06 tuyến khu vực
kéo dài qua góc Đơng Bắc Lô M2 với mạng lưới tuyến 5x10 km (tổng khối lượng
162 km) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cũng trong năm 1972 Gulf Research
and Deverlopment đã thu nổ 07 tuyến khu vực ở phía Tây và Đơng Nam của Lô với
mạng lưới 20x20 và 20x40 (tổng khối lượng 504 km) theo hướng Đông Tây - Bắc
Nam. Trong các năm 1982-1985 MOC (Myanmar Oil Company) đã thu nổ 23 tuyến
tại khu vực sườn phía Đơng Lơ M2 (tổng khối lượng 784 km tuyến) theo hướng
Bắc - Đông Bắc và Nam - Đông Nam. Năm 1993 CGG đã tiến hành thu nổ 04 tuyến
địa chấn liên kết khu vực không độc quyền với tổng khối lượng 310km tuyến. Một
số lượng đáng kể tuyến địa chấn trong các phương án trên bị sai lệch tọa độ, do vậy
không sử dụng được trong quá trình minh giải tài liệu địa chấn.
Năm 2010, PVEP đã tiến hành thu nổ 2028 km 2D trên cả 2 khu vực Đơng –
Tây (Hình 1.3).
Năm 2012, PVEP đã tiến hành thu nổ 1031km2 3D trên cả 2 khu vực Đơng –
Tây. Đây chính là cơ sở để thiết kế giếng khoan thăm dị đầu tiên của Lơ
Năm 2013, PVEP đã tiến hành khoan giếng khoan SYT-1X tại khu vực phía
Đơng. Giếng Shwe Yee Theik-1X (SYT-1X) được khoan ở rìa Đơng của Lơ, là
giếng khoan thăm dị đầu tiên được khoan trong diện tích Lơ M2. Giếng được
khoan trên cấu tạo Diamond và đã có phát hiện trong đối tượng Carbonat Mioxen
Năm 2014, PVEP đã tiến hành thu nổ 1725km 2D ở khu vực phía Tây.

Sau gần nửa thập kỷ tiến hành công tác nghiên cứu địa chất và tìm kiếm thăm
dị dầu khí ở khu vực, kết quả là: bức tranh về địa chất đã từng bước được làm sáng


13

tỏ, đã xác định được các yếu tố cấu trúc địa chất, kết quả của các giếng khoan đã
mở ra lát cắt địa tầng gồm các thành tạo có tuổi từ trước Kainozoi, Oligoxen,
Mioxen đến Plioxen – Đệ Tứ. Đặc biệt đã phát hiện ra khí và chứng minh được sự
tồn tại hệ thống dầu khí ở khu vực Lơ M2 và lân cận, đây là một trong những kết
quả quan trọng góp phần định hướng cho cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí ở Lơ
M2.
Tuy nhiên, đặc điểm về cấu trúc địa chất, lịch sử tiến hóa kiến tạo qua các giai
đoạn, các pha kiến tạo khác nhau, q trình hình thành, mơi trường lắng đọng trầm
tích cũng như mối liên quan của chúng đến triển vọng dầu khí ở khu vực Lơ M2 thì
vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết và có hệ thống.

Hình 1.3. Các tuyến địa chấn trong Lô M2 (Theo tài liệu của PVEP)
1.3 Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Cách tiếp cận
Trên quan điểm tiếp cận truyền thống kết hợp với hiện đại, việc giải đoán địa
tầng và cấu trúc địa chất được tiến hành bởi sự kết hợp của những phương pháp
khảo sát truyền thống với các phương pháp phân tích địa tầng và cấu trúc hiện đại.
Tiếp cận truyền thống bao gồm phân tích địa tầng, địa chấn, địa vật lý giếng khoan,
lấy và phân tích một số loại mẫu vẫn được sử dụng rộng rãi hiện nay và được sử


14

dụng tối đa trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó các phương pháp nghiên cứu định

lượng hiện đại trong thu thập, phân tích và xử lý các số liệu về thành phần vật chất
và cấu tạo địa chất để nâng cao độ tin cậy của các giải đoán địa chất sẽ được áp
dụng đồng bộ. Hơn thế nữa, các lý luận và học thuyết kiến tạo hiện đại như học
thuyết kiến tạo Mảng và các thành tố của nó để giải thích các q trình hình thành
và phát triển của các đối tượng địa chất sẽ được áp dụng một cách đồng bộ để luận
giải sự hình thành các cấu trúc khu vực và lịch sử tiến hóa địa chất khu vực.
1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1 Nhóm các phương pháp địa chất
Nhóm các phương pháp địa chất được sử dụng nhằm luận giải sự có mặt và
mối quan hệ của các đối tượng địa chất cũng như quan hệ giữa chúng với các thành
tạo chứa dầu khí bao gồm: Thạch học – trầm tích, địa tầng, phân tích cấu trúc…
- Phương pháp phân tích thạch học
Phương pháp phân tích thạch học được áp dụng bao gồm: nghiên cứu hình
thành khoáng vật, đặc điểm cấu kiến trúc, nghiên cứu thành phần mảnh vụn, dạng
phân lớp… với mục đích xác định mơi trường trầm tích, cấu trúc của đá.
- Phương pháp phân tích tướng trầm tích (facies analysis)
Đây là phương pháp phân tích về quan hệ giữa mơi trường và đặc điểm trầm
tích. Mơi trường xác định các tính chất của trầm tích và các đặc điểm của trầm tích
phản ánh mơi trường thành tạo chúng, chi phối q trình trầm tích và có ảnh hưởng
tới chu kỳ trầm tích. Ngun nhân tạo thành chu kỳ trầm tích là do tính chu kỳ của
các yếu tố môi trường như chu kỳ của chuyển động kiến tạo, chu kỳ của khí hậu,
chu kỳ của sự thay đổi mực nước biển v.v... Ngoài ra việc phân tích bề dày trầm
tích cũng đặc biệt cần thiết để nghiên cứu lịch sử phát triển kiến trúc và kiến tạo do
bề dày của 1 tầng trầm tích về căn bản tương ứng với tốc độ lún chìm vỏ Trái đất tại
khu vực đó. Như vậy bề dày trầm tích cịn có ý nghĩa phản ánh biên độ vận động
kiến tạo.
- Phương pháp địa tầng


15


Phương pháp này được áp dụng để nhận dạng và phân chia các thành tạo
trầm tích trong khu vực nghiên cứu thành các đơn vị địa tầng và đối sánh chúng với
nhau theo đặc điểm thành phần, cấu tạo, môi trường thành tạo và tuổi của chúng.
Do đặc điểm của vùng nghiên cứu là các trầm tích bị phủ, khơng trực tiếp quan sát
được, việc phân tích địa tầng được tiến hành bằng tổ hợp các phương pháp nghiên
cứu thạch địa tầng, sinh địa tầng, địa vật lý giếng khoan và địa chấn địa tầng. Việc
tổng hợp này sẽ tuân theo các nguyên tắc chủ yếu sau:
+ Các phân vị thạch địa tầng là đơn vị cơ bản. Đặc điểm của chúng được xác
định bằng các tài liệu trầm tích, cổ sinh và địa vật lý giếng khoan;
+ Tuổi của các đơn vị địa tầng dựa theo tài liệu cổ sinh;
+ Ranh giới của các đơn vị địa tầng thường được xác định theo tài liệu địa
vật lý giếng khoan và địa chấn;
+ Liên kết địa tầng giữa các vùng dựa theo tuổi trầm tích được xác định theo
tài liệu cổ sinh và số liệu địa chấn địa tầng.
- Phương pháp phân tích cấu trúc địa chất
Phương pháp này được sử dụng để xác định bản chất cảu các cấu tạo, mối
quan hệ giữa chúng và quan hệ giữa cấu tạo với câc chế độ vận động kiến taạo liên
quan đến chúng. Phân tích cấu tạo địa chất khu vực để xác định quy luật phân bố
cấu trúc, về các pha và lịch sử biến dạng, điều kiện địa động lực khu vực và bản
chất kiến tạo và lịch sử phát triển địa chất khu vực nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của phương pháp này là dạng nằm của đá, các cấu tạo
nếp uốn, thớ chẻ, khe nứt, đứt gãy và các cấu tạo liên quan đến chúng cả vĩ mơ,
trung bình và vi mơ.
Phân tích cấu tạo được tiến hành trực tiếp tại thực địa hoặc sử dụng các tài liệu
gián tiếp như các sơ đồ địa chát, mặt cắt địa chất hoặc địa chấn 2D, 3D, tài liệu địa
vật lý giếng khoan v.v
1.3.2.2 Nhóm các phương pháp địa vật lý
Nhóm các phương pháp địa vật lý được sử dụng nhằm bổ sung số liệu, hỗ trợ
nghiên cứu cấu trúc địa chất, lập các bản đồ, sơ đồ.



16

- Phương pháp địa chấn địa tầng
Phương pháp địa chấn địa tầng là phương pháp phân tích các lát cắt địa chấn
để xác định mối quan hệ giữa các đặc điểm của trường sóng với các đặc điểm địa
chất, từ đó xác định ranh giới địa tầng, cấu trúc địa chất và mơi trường thành tạo
trầm tích, các ranh giới bất chỉnh hợp bằng các dấu hiệu nhận biết đặc trưng như
phủ đáy, gá đáy, chống nóc, bào mịn, cắt xén v.v.
Phương pháp địa chấn được áp dụng để Phân tầng cấu trúc, chính xác hóa các
ranh giới địa tầng cơ bản, xác định các ranh giới trong tập địa chấn,, ác định tướng
và môi trường của các tập địa chấn v.v.
Trên các mặt cắt địa chấn, có thể phát hiện các điểm kết thúc của các ranh giới
phản xạ và do đó có thể xác định được tương quan về thế nằm của các tập trầm tích
khác nhau, phân chia các nhóm, tập phản xạ dựa vào kiểu tiếp xúc, cấu tạo phân lớp
bên trong các tập phạn xạ , tướng địa chấn.
- Phương pháp địa vật lý giếng khoan
Đây là phương pháp sử dụng các đường cong địa vật lý giếng khoan để phân
tích các đặc tính của đá. Những tính chất vật lý-thạch học của đá trong thành tạo
địa chất được thể hiện ở điện thế, bức xạ, điện trở suất, mật độ, vận tốc lan truyền
sóng đàn hồi trong tự nhiên v.v, luôn biến đổi và phân biệt giữa các lớp đá có thành
phần hoặc kiến trúc khác nhau. Nhờ vào biểu đồ và đường cong ghi sự biến đổi các
tính chất vật lý – thạch học nói trên trong giếng khoan mà chúng ta có thể dự đoán
được thành phần thạch học và ranh giới giữa các lớp đá mà giếng khoan đi qua.
Trên cơ sở các đặc tính đó và kết hợp các phương pháp khác, có thể phân chia
các ranh giới địa tầng, xác định nhịp và chu kỳ trầm tích, xây dựng mặt cắt địa chất,
xác định những biến đổi tướng thạch học và mơi trường trầm tích của các thành tạo
nghiên cứu.
1.3.2.3 Nhóm các phương pháp xử lý số liệu, hệ thống và mơ hình hóa

Hệ thống hóa là phương pháp quy tụ tất cả những nguồn tài liệu thu thập và
phân tích được bằng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu để đưa ra một kết quả giải
đoán duy nhất. Mặt khác các phân tích địa chất trên phạm vi rộng lớn thường có


17

tính khơng đồng nhất. vì vậy hệ thống hóa các kết quả phân tích để có thể có một
kết luận chung là hết sức cần thiết.
Mơ hình hóa là việc chuyển hóa các kết quả giải đốn thành các mơ hình
chuyên đề như xác lập mối quan hệ giữa các thành tạo địa chất, xác lập lại lịch sử
phát triển địa chất của bể trầm tích hoặc quan hệ giữa các thành tạo địa chất với hệ
thống dầu khí.

CHƯƠNG 2


18

CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC LÔ M2
2.1 Khái quát đặc điểm địa chất vùng
Khu vực nghiên cứu thuộc phần Tây Bắc bể Moattama và phần phía Nam bể
Rakhine (Hình 2.1), do đó q trình thành tạo cũng như cấu trúc địa chất của phần phía
Đơng Lơ M2 gắn liền với bể Moattama, phía Tây Lơ M2 gắn liền với bể Rakhine. Việc
nghiên cứu mơ hình địa chất bể Moattama và bể Rakhine sẽ giúp ta hiểu rõ hơn đặc
điểm cấu trúc địa chất trong khu vực nghiên cứu.
2.1.1 Khái quát đặc điểm địa chất bể Rakhine
Theo PVEP [29], tr. 341-354, bể Rakhine nằm ở phía tây dãy Indo-Burma cịn
gọi là Arakan Yoma thuộc bờ biển và vùng biển sâu tây Myanmar giáp Vịnh Bengal
(Hình 2.1). Sau những phát hiện khí thương mại Shwe, Shwe Phyu và Mya trong phức

hệ Plioxen dưới với hàm lượng methan 66 %, bể Rakhine trở thành khu vực tìm kiếm
dầu khí nhộn nhịp, cần có những cơng trình nghiên cứu địa chất và đánh giá tiềm năng
dầu khí làm tiền đề cho cơng tác tìm kiếm tại đây.
Bể được lắp đầy bởi trầm tích tiền võng (foredeep), trẻ tuổi Đệ Tam, dày, phủ
bất chỉnh hợp trên trầm tích biển sâu Creta muộn. Địa tầng Đệ Tam ở phần ven bờ
gồm các đá hình thành trong môi trường từ biển sâu đến gần bờ, châu thổ trong khi ở
ngoài khơi Tây Myanmar, địa tầng gồm chủ yếu các đá thuộc thềm, sườn lục địa và
đồng bằng biển thẳm. Tồn bộ trầm tích với chiều dày trên 20.000m ở nêm bồi kết bị
uốn nếp dạng vảy, lộ dọc sườn đông của bể ven bờ biển Tây Myanmar.
Bể Rakhine có lịch sử tiến hóa địa chất phức tạp và được hình thành ở ranh giới
cung bồi kết và đới hội tụ tích cực đại dương/lục địa (active plate convergence) đang
hoạt động khi mảng Ấn độ bị hút chìm dưới mảng Myanmar kèm trượt xiên chéo tạo
loạt các vảy nghịch chờm phương cận kinh tuyến. Cung bồi kết là tập hợp các trầm tích
biển sâu xen kẹp các các tấm (slap) đá thành phần siêu bazơ bị secpentinit-hóa, tàn dư
của vỏ đại dương, bị xáo trộn thành các vảy uốn nếp nghịch chờm (imbricated thrust
folds wedge). Do tính phức tạp của lịch sử tiến hóa, cấu trúc địa chất bể Rakhine được
tác động bởi các yếu tố sau:


19

- Phần phía Bắc bể Rakhine: Cấu trúc có phương tuyến tính, uốn nếp mạnh
dọc theo bờ biển, gần theo hướng Bắc và bị ảnh hửng bởi hệ thống đứt gãy, góc dốc
ở các cánh trung bình, đỉnh dốc thoải. Sự chuyển tiếp giữa đỉnh cấu tạo và cánh dốc
ít khi đột ngột tạo ra cấu trúc dốc đứng như sống giao.

Bể Rakhine

M2


Bể Moattama

Hình 2.1: Các yếu tố kiến tạo chính Myanmar và biển Adaman (Theo Bander,
1983)
- Phần Trung tâm: Các cấu trúc uốn nếp mạnh, tuyến tính dọc theo hướng Bắc
Nam và bị phân cắt bới hệ thống đứt gãy.


20

- Phần Nam của bể Rakhine: Cấu trúc chủ yếu có hướng thẳng hàng Bắc Nam,
uốn nếp hẹp, phân khối và liên quan đến chuyển động thẳng đứng hơn là chuyển

Hình 2.2: Bản đồ các yếu tố kiến tạo biển Adaman và khu vực lân cận (Theo
(Morley, 2008 & ISIS, 2007)
động ngang. Diapir sét cũng được quan sát thấy có mặt ở diện tích này, nó khơng
hồn tồn rõ ràng để minh chứng cho lực nén ép ngang.
Chuyển động nén ép hướng TN – ĐB do sự va mảng giữa vi mảng Bengal và
Burma dọc theo đới hút chìm “Megathrust” đã tạo hệ uốn nếp xen kẽ giữa nếp vồng
và lõm biên độ nhỏ phương TB-ĐN chuyển sang cận kinh tuyến khi càng lên phía
Bắc, đi kèm trượt bằng phải và hình thành các nếp lồi hình hoa (Hình 2.3).


21

Lịch sử tiến hóa địa chất của bể được ghi nhận cuối Creta khi mảng Burma hút
chìm bên dưới và va mảng với mảng Âu Á (Sibumasu) về phía Đơng Bắc. Sự tiến
hóa địa chất được bắt đầu từ lấp đầy rãnh nước sâu, hệ thống sườn thềm biển sâu
đến thềm nước sâu, tiếp theo là biến dạng cấu trúc vào Đệ Tứ.
Mơ hình kiến tạo cho thấy tại khu vực này, phủ trên nêm bồi kết xen kẹp trong

lăng trụ bồi kết là trầm tích sườn thềm (slope), nó được thành tạo do sự sụt lún nếp
lõm địa phương gây ra trong quá trình uốn nếp và chờm nghịch. Kiểu bể này
thường được giới hạn bởi đứt gãy chờm nghịch song song, tạo ra các nếp lồi và
trầm tích lắng đọng trong vùng trũng nhận được từ các vùng cao và đồng bằng lân
cận, các mảnh vụn trầm tích vận chuyển dưới đáy biển bởi trọng lực theo các máng
(kênh rạch) ngầm. Trầm tích hạt mịn lắng đọng sẽ cung cấp nguồn đá sinh tiềm
năng, còn các kênh rạch và quạt bồi tích được lắng đọng vật liệu thơ sẽ cung cấp
nguồn đá chứa cho các tích tụ Hydrocarbon tiềm năng. Sự có mặt các tập đá sét và
sét kết trẻ là đá chắn tốt và các nếp lồi chờm nghịch có khả năng là bẫy cho
Hydrocarbon di dịch vào.
Vỏ đại dương Tethys phát triển thừa kế là phần đáy lót của bể tham gia vào
thành phần vật liệu xáo trộn ophiolite bị thúc trồi thành các vảy chờm nghịch trên
dãy Indo-Burma, và tạo các olistotrome ven biển Arakan. Bể tiền võng (foredeep
basin) được lấp đầy bởi trầm tích tuổi Đệ Tam (Hình 2.4), dày, phủ bất chỉnh hợp
trên trầm tích biển sâu Creta muộn. Địa tầng Đệ Tam ở phần ven bờ gồm các đá
hình thành trong mơi trường từ biển sâu đến gần bờ, châu thổ trong khi ở ngoài khơi
tây Myanmar thang địa tầng gồm chủ yếu các đá thuộc thềm, sườn lục địa và đồng
bằng biển thẳm. Tồn bộ trầm tích với chiều dày trên 16.000m bị uốn nếp dạng vảy
tham gia vào kiến trúc chủ yếu của nêm bồi kết. Cột địa tầng bể Rakhine và vùng
ven rìa được thể hiện thứ tự từ các phức hệ đá trước Creta Muộn đến trầm tích
Plioxen-Pleitoxen (Hình 2.5).


22

Hình 2.3: Phương cấu trúc chung của bể Rakhine hình thành do lực nép ép phương
ĐB-TN (Theo tài liệu của PVEP)


23


Hình 2.4: Bản dồ địa chất phía Nam Myanma (Theo tài liệu của MOGE)


×