Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Xây dựng quy trình thu thập đánh giá và chuẩn hóa các tài liệu số liệu phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai năm 2015 huyện lý nhân hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

PHẠM VĂN TRIỆU

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP ĐÁNH GIÁ
VÀ CHUẨN HĨA CÁC TÀI LIỆU SỐ LIỆU PHỤC
VỤ CƠNG TÁC THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
NĂM 2015 HUYỆN LÝ NHÂN – HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

PHẠM VĂN TRIỆU

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP ĐÁNH GIÁ
VÀ CHUẨN HĨA CÁC TÀI LIỆU SỐ LIỆU PHỤC
VỤ CƠNG TÁC THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
NĂM 2015 HUYỆN LÝ NHÂN – HÀ NAM

Ngành : Kỹ thuật trắc địa – bản đồ
Mã số : 60520503

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thế Công



HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... 5
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN LÝ NHÂN ................................. 5
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................................... 5
1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 5
1.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................... 6
1.1.3. Khí hậu thủy văn ..................................................................................... 7
1.1.3.1.

Nhiệt độ ........................................................................................... 7

1.1.3.2.

Chế độ mưa ...................................................................................... 7

1.1.3.3.

Chế độ gió ........................................................................................ 8

1.1.3.4.

Độ ẩm khơng khí ............................................................................. 8


1.1.4. Các nguồn tài nguyên .............................................................................. 8
1.1.4.1.

Tài nguyên đất ................................................................................. 8

1.1.4.2.

Tài nguyên nước ............................................................................ 10

1.1.4.3.

Tài nguyên nhân văn ...................................................................... 11

1.2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ...................................................................... 11
1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................... 11
1.2.1.1.

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế....................... 11

1.2.1.2.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ........................................ 13

1.2.1.3.

Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn .................. 15

1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ....................................................... 15
1.2.2.1. Thực trạng giao thông vận tải ......................................................... 15
1.2.2.2. Thực trạng mạng lưới thủy lợi và khả năng cung cấp nước ........... 16

1.2.3. Thực trạng y tế....................................................................................... 19
1.2.4. Thực trạng về giáo dục .......................................................................... 20


1.2.5. Thực trạng về văn hóa thơng tin và thể dục thể thao ............................ 21
1.2.6. Thực trạng tư liệu quản lý đất đai ......................................................... 22
1.2.6.1.

Tư liệu bản đồ ................................................................................ 22

1.2.6.2.

Hiện trạng hồ sơ địa chính ............................................................. 22

1.2.6.3.

Tình hình quản lý và sử dụng đất .................................................. 22

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI .......................... 24
2.1.KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI HUYỆN LÝ NHÂN ......................................................... 24
2.1.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................. 24
2.1.2. Kiểm tra rà soát, chỉnh lý bản đồ với các hồ sơ liên quan .................... 25
2.1.3. Điều tra, khoanh vẽ thực địa để chỉnh lý bản đồ ................................... 25
2.2.BIÊN TẬP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NỀN .......................................................... 26
2.2.1. Tỷ lệ bản đồ nền .................................................................................... 26
2.2.2. Các tệp chuẩn cho bản đồ nền ............................................................... 26
2.2.3. Thiết lập các yếu tố nội dung của bản đồ nền ....................................... 29
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ....................... 54
3.1.LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ............................................... 54
3.1.1. Trình bày bản đồ .................................................................................... 54

3.1.2. Biên tập bản đồ ...................................................................................... 72
3.1.3. Thuyết minh bản đồ ............................................................................... 74
3.2.LẬP CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ............................ 74
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN – TTCN : Công nghiệp – Tiêu thủ công nghiệp
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở

UBND : Ủy ban nhân dân
LĐKK : loại đất kiểm kê


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình : 1.1 Sơ đồ vị trí Huyện Lý Nhân trong Tỉnh Hà Nam ............................ 5
Hình 2.1: Xác định hệ quy chiếu WGS-84 ..................................................... 27
Hình 2.2 : Hộp thoại xác định tham số hệ thống .............................................. 27
Hình 2.3 : Hộp thoại Define mapping working units ........................................ 27
Hình 2.4 : Chọn Font chuẩn vnfont.rsc .......................................................... 29
Hình 2.5 : Hộp thoại Merge ......................................................................... 30
Hình 2.6 : Hộp thoại Selects to Merge ........................................................... 30
Hình 2.7 : Hộp thoại Merge sau khi Add bản đồ địa chính ................................ 31
Hình 2.8 : Hộp thoại Select Destination File. .................................................. 31
Hình 2.9 : File bản đồ tổng thể xã Nhân Nghĩa. .............................................. 32
Hình 2.10 : Hộp thoại Save Drawing As. ....................................................... 33
Hình 2.11: Hộp thoại Create Design File ....................................................... 34

Hình 2.12 : Hộp thoại Open AutoCAD Drawing File ....................................... 34
Hình 2.13 : Giao diện MicroStation lúc import bản đồ. .................................... 35
Hình 2.14 : Hộp thoại Attach Reference. ....................................................... 36
Hình 2.15 : Flie bản đồ tham chiếu chưa làm sạch. .......................................... 37
Hình 2.16 : Hộp thoại Level Display ............................................................. 37
Hình 2.17: File bản đồ tham chiếu đã được làm sạch ....................................... 38
Hình 2.18 : Hộp thoại Copy Element............................................................. 38
Hình 2.19 : Hộp thoại Save As của MicroStaion V8 ........................................ 39
Hình 2.20 : Hộp thoại Scale ......................................................................... 40
Hình 2.21 : Hộp thoại Reference File ............................................................ 40
Hình 2.22 : Chọn Workspace ht_qh5 lúc khởi động MicroStation ...................... 42
Hình 2.23 : Hộp thoại Feature Collection ....................................................... 42


Hình 2.24 : Số hóa các đối tượng thủy văn ..................................................... 43
Hình 2.25 : Lựa chọn ghi chú thủy văn .......................................................... 43
Hình 2.26 : Trình bày hệ thống ghi chú thủy văn ............................................. 44
Hình 2.27: Trình bày hệ thống giao thơng ...................................................... 45
Hình 2.28 : Số hóa các đối tượng dạng cầu .................................................... 45
Hình 2.29 : Tham chiếu và sao chép bản đồ địa hình ....................................... 46
Hình 2.30 : Hộp thoại Replace Text .............................................................. 47
Hình 2.31 : Hộp thoại Cell Attach Library ..................................................... 48
Hình 2.32 : Triển cell lên khoanh đất chứa đối tượng độc lập quan trọng ............ 49
Hình 2.33 : Hộp thoại Move Parallel ............................................................. 50
Hình 2.34 : Biên tập ranh giới hành chính xã Nhân Nghĩa ................................ 50
Hình 2.35 : Hộp thoại Create Region............................................................. 51
Hình 2.36 : Ranh giới hành chính xã Nhân Nghĩa hồn thiện ............................ 51
Hình 2.37 : Biểu thị ghi chú tên thơn ............................................................. 52
Hình 3.1 : Hộp thoại Select MDL Application ................................................ 54
Hình 3.2 : Hộp thoại MapSubject 2015 .......................................................... 54

Hình 3.3 : Hộp thoại MRF Clean V8.0.1 ........................................................ 55
Hình 3.4 : Hộp thoại MRF Clean Parameters .................................................. 55
Hình 3.5 : Hộp tMRF Clean Setup Tolerances ................................................ 56
Hình 3.6 : Hộp thoại Alert ........................................................................... 56
Hình 3.7 : Sửa lỗi bằng tay .......................................................................... 57
Hình 3.8 : Hộp thoại Percent Complete ......................................................... 57
Hình 3.9 : Hộp thoại Landmap - Tạo Topology............................................... 58
Hình 3.10 : Khởi tạo Topology..................................................................... 58
Hình 3.11 : Hộp thoại Gán thơng tin từ nhãn .................................................. 59


Hình 3.12 : Hộp thoại Bảng thơng tin thửa đất ................................................ 60
Hình 3.13 : Hộp thoại Sửa thơng tin thửa ....................................................... 61
Hình 3.14 : Hộp thoại Tơ màu bản đồ hiện trạng, quy hoạch ............................. 62
Hình 3.15 : Bản đồ đã được tơ màu. .............................................................. 62
Hình 3.16 : Topology đão (Poly đão) ............................................................ 63
Hình 3.17 : Thanh cơng cụ Attributes ............................................................ 63
Hình 3.18 : Hộp thoại Create Region............................................................. 63
Hình 19: Tơ màu bằng cơng cụ Create Region ................................................ 64
Hình 3.20 : Hộp thoại Pattern Area ............................................................... 65
Hình 3.21 : Pattern sau khi trải ..................................................................... 65
Hình 3.22. Hộp thoại Vẽ nhãn bản đồ............................................................ 66
Hình 3.23 : Nhãn thửa sau khi được vẽ .......................................................... 66
Hình 3.24 : Bản đồ hiện trạng xã Nhân Nghĩa................................................. 68
Hình 3.25 : Cell chỉ hướng bắc ..................................................................... 69
Hình 3.26 : Bảng chú dẫn ............................................................................ 69
Hình 3.27 : Hộp thoại Cơ quan xác nhận và ký duyệt bản đồ sử dụng đất............ 70
Hình 3.28 : Mẫu xác nhận và ký duyệt .......................................................... 70
Hình 3.29: Tạo biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất ........................................ 71
Hình 23.30 : Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất ........................................... 71

Hình 3.31 : Flie bản đồ 2.nhannghia.............................................................. 73


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích các loại đất theo phát sinh ........................................................... 9
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Lý Nhân
năm 2013 ................................................................................................................... 12
Biểu 1.3 biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng .......................................... 24
Biểu 1.3 biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng .......................................... 23
Bảng 2.1 : Mã loại đất các khoanh đất chứa các điểm địa vật quan trọng................48


1

MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơng trình văn hố, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu
thành lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình
sản suất của các nghành kinh tế và hoạt động của con người, là điều kiện tiên quyết
để tồn tại và phát triển của một dân tộc hay toàn bộ nhân loại.
Tuy nhiên tài nguyên đất đai có hạn. Sự giới hạn đó là do diện tích tồn bộ
diện tích bề mặt Trái Đất cũng như diện tích mỗi quốc gia Sự giới hạn đó còn thể
hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất đai trong quá trình phá triển kinh tế xã hội ngày
càng tăng. Đặc điểm này đặt gia yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số
lượng, chất lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng, cũng như cơ cấu sử
dụng đất đai theo các thanh phần kinh tế,…và xu hướng biến động của chúng để có
kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học. Đối với nước ta diện tích
bình qn đầu người vào loại thấp so với các quốc gia trên thế giới, vấn đề quản lý

và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt quan trọng
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại điều 18 đã quy định: "Nhà
nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả".
Để thực hiện các nội dung về quản lý nhà nước về đất đai, cũng như việc xây dựng quy
hoạch, kế hoạch hóa quản lý đất đai thì cơng việc thống kê, kiểm kê đất đai đóng vai trị đặc
biệt quan trọng, là căn cứ để thực hiện những công tác nêu trên.
Nội dung thống kê, kiểm kê trong mỗi giai đoạn có sự thay đổi nhất định
phù hợp với điều kiện, yêu cầu của quản lý đất đai trong từng thời kỳ. Hệ thống chỉ
tiêu, biểu mẫu cũng được thay đổi trong mỗi giai đoạn do yêu cầu quản lý nhà nước
về đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, do điều kiện và hoàn cảnh thực tế
thống kê. Xu hướng chung của hệ thống chỉ tiêu ngày càng chi tiết và hoàn thiện.


2

Tuy nhiên, từ thực tiễn thực hiện thống kê, kiểm kê các năm qua còn bộc lộ một số
hạn chế vướng mắc:
Phương pháp thống kê đã từng bước được hoàn thiện nhưng tổ chức thực
hiện cịn gặp khó khăn dẫn đến chất lượng của số liệu thống kê còn hạn chế.. Thời
gian báo cáo kết quả thống kê đất đai ở một số nơi còn chậm, đặc biệt ở cấp xã.
Phần mềm kỹ thuật phục vụ cho công tác thống kê, kiểm kê do Bộ
TN&MT chuyển giao giúp cho tiến độ công việc của các địa phương rút ngắn được
thời gian thực hiện, số liệu đảm bảo chính xác hơn, hình thức trình bày các bảng
biểu đúng quy định

Đặc điểm cơ bản nhất của thống kê, kiểm kê là phải dựa trên

hồ sơ, bản đồ. Tuy nhiên, bản đồ sử dụng cho cơng tác thống kê kiểm kê cịn sử
dụng nhiều loại có độ chính xác khơng cao. Đặc biệt ở một số nơi chưa có bản đồ

địa chính chính quy phải thực hiện theo phương pháp thu nhập số liệu gián tiếp, dựa
trên cơ sở thu thập số liệu từ các nguồn khác nhau, không dựa trên bản đồ điều tra
xác định chi tiết tới từng thửa đất, do vậy số liệu thống kê kiểm kê ở một số nơi còn
hạn chế.
Việc chỉnh lý biến động đất đai của cấp xã chưa tốt nên việc cập nhật chỉnh lý biến
động hồ sơ địa chính chưa đầy đủ, do vậy cơng tác thống kê, kiểm kê gặp nhiều
khó khăn,chất lượng số liệu thống kê hạn chế,
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam và
nhiều địa phương khác cũng gặp những tồn tại khó khăn nêu trên.
Để khắc phục những mặt hạn chế của các tài liệu, số liệu phục vụ công tác
thống kê, kiểm kê đất đai cũng như đáp ứng được các yêu cầu của công tác thống kê
kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện Lý Nhân thì việc “Xây dựng quy trình thu thập,
đánh giá và chuẩn hóa các tài liệu, số liệu phục vụ cơng tác thống kê, kiểm kê đất
đai năm 2015 huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam’’ là hoàn toàn cần thiết.
2. Mục đích của đề tài:
Khảo sát thực tế, từ đó đề xuất quy trình thu thập, đánh giá và chuẩn hóa các
tài liệu, số liệu phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai.


3

1.1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất trên
địa bàn huyện.
-Thu thập kết quả thống kê đất đai định kì hàng năm từ năm 2010 đến
năm 2014 trên địa bàn huyện.
- Đánh giá và chuẩn hóa các tài liệu, số liệu phục vụ cơng tác thống kê, kiểm
kê đất đai.
1.2. 4. Nhiệm vụ chủ yếu sẽ được giải quyết
- Tổng quan về công tác thống kê, kiểm kê trên địa bàn huyện

- Xây dựng quy trình thu thập, đánh giá và chuẩn hóa các tài liệu, số liệu
phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả của
cơng tác thống kê,kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện.
1.3. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để giải quyết đề tài, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương
pháp khảo sát, thống kê; phương pháp phân tích định lượng, phương pháp thu thập
chuẩn hóa các tài liệu. Q trình nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, tồn diện, có
hệ thống và có tính tổng hợp.
1.4. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Luận văn khái quát được những vấn đề cơ bản thực trạng công tác thống kê
kiểm đất đai trên địa bàn huyện Lý Nhân và đánh giá, chuẩn hóa các tài liệu số liệu
phục vụ công tác thống kê, kiểm kê
- Những kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho cơng tác
quản lý đất đai tại tỉnh Hà Nam nói chung và huyện Lý Nhân nói riêng.
1.5. 7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương, và kết luận, tài liệu tham khảo,
phụ lục được trình bày trong trang với 69 hình vẽ và 05 bảng.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
thầy giáo TS. Nguyễn Thế Công. Qua đây tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới


4

thầy giáo TS. Nguyễn Thế Công và các Thầy, Cô trong Bộ mơn Địa chính
Trường Đại học Mỏ-Địa chất đã hướng dẫn tận tình để bản thân có thể hồn
thành tốt bản luận văn này. Ngồi ra, trong q trình thực hiện đề tài, tác giả đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cơ giáo trong Khoa Trắc địa.
Sự giúp đỡ của các thầy, cô trong Khoa Đào Tạo Sau Đại Học và bạn bè đồng
nghiệp. Một lần nữa tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả

các thầy giáo, cô giáo, các tác giả và bạn bè đồng nghiệp.


5

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN LÝ NHÂN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Lý Nhân là huyện đồng bằng nằm trong khu vực sông Hồng thuộc tỉnh
Hà Nam.
Ranh giới hành chính:
-

Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên

-

Phía Nam giáp tỉnh Nam Định

-

Phía Đơng giáp tỉnh Thái Bình

-

Phía Tây giáp huyện Bình Lục và Duy Tiên tỉnh Hà Nam

Hình : 1.1 Sơ đồ vị trí Huyện Lý Nhân trong Tỉnh Hà Nam
Huyện Lý Nhân nằm cách thành phố Phủ Lý 14 km về phía Tây, có các

tuyến tỉnh lộ chạy qua là đường 492 và 491, 499. Xung quanh huyện đều có
sơng bao bọc trong đó phía Bắc-Tây Bắc có sơng Hồng, phía Tây-Tây Nam có


6

sơng Châu Giang. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để Lý Nhân phát
triển kinh tế xã hội.
Huyện Lý Nhân có tổng diện tích đất tự nhiên tính đến 31/12/2013 là
16863,25ha, có dân số 199.026 khẩu, số hộ là 51.768 hộ (theo số liệu điều tra
của Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Lý Nhân đến cuối năm
2013), mật độ dân số 1180 người/km2.
Vị trí địa lý huyện Lý Nhân khá thuận lợi so với các huyện khác trong
tỉnh Hà Nam, có mạng lưới giao thơng chính hợp lý tạo cho huyện có nhiều lợi
thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc
bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như Nam Định,
Thái Bình…
Trung tâm huyện Lý Nhân là thị trấn Vĩnh Trụ, vốn là một thị trấn có từ
lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế theo hướng thương
mại - dịch vụ.
Với vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông đầy đủ thủy bộ, đặc biệt
các tuyến tỉnh lộ và huyện lộ từng bước được sửa sang, nâng cấp làm cho Lý
Nhân càng có thêm vị thế để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ mới tạo
đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên trước xu
thế chuyển đổi sang kinh tế thị trường mạnh như hiện nay cũng sẽ tạo ra nhiều
thách thức cho huyện trong việc quản lý, hoạch định các kế hoạch phát triển
sao cho phù hợp và cạnh tranh được trên thị trường, trong đó áp lực về nguồn
tài nguyên đất đai và mơi trường sẽ rất lớn.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Lý Nhân thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình tương

đối bằng phẳng. Địa hình của huyện được chia thành 2 nhóm là vùng trũng và
vùng cao. Huyện được bao bọc bởi hai sông lớn là sông Hồng và sơng Châu
Giang nên địa hình có dạng lịng chảo, càng cách xa sơng địa hình càng trũng.
Tuy nhiên công tác thủy lợi của huyện trong những năm gần đây được quan


7

tâm trú trọng nên những vùng trũng của huyện vẫn có khả năng tiêu nước,
khơng cịn hiện tượng ngập úng.
Nhìn chung địa hình, địa mạo của huyện tương đối thuận lợi cho việc
phát triển đa dạng các loại cây trồng, dễ xây dựng công thức luân canh tăng vụ,
tăng hệ số sử dụng đất và phát triển ngành công nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm
để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
2.1.3. Khí hậu thủy văn
Theo số liệu của trạm khí tượng Phủ Lý thì huyện Lý Nhân nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ khí hậu nóng ẩm,
mưa nhiều, thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của hướng
gió chủ yếu là gió Đơng Nam về mùa hè; hướng gió Đơng Bắc vào mùa đông. Mùa
xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của 2 mùa đông và hạ, tiết trời mát mẻ se lạnh,
có mưa phùn vào mùa xn và hanh khơ vào mùa thu.
2.1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C- 240C. Tháng nóng nhất vào tháng 7,
nhiệt độ trung bình 310C, nhiệt độ cao nhất 36 0C- 380C; về mùa đơng nhiệt độ
trung bình là 190C. Tháng lạnh nhất vào cuối tháng 1, nhiệt độ lạnh nhất tới 6-80C;
Tổng tích ơn trong vùng thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng. Vào
mùa mưa có nhiều đợt mưa đá, sấm sét ở đây xẩy ra thường xuyên, gây hậu quả khá
lớn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào lúc thời vụ gieo trồng và thu hái.
2.1.3.2. Chế độ mưa
Xét về chế độ mưa, huyện Lý Nhân được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa

và mùa khô. Tổng lượng mưa trung bình/ năm khoảng 2000 mm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa mùa này chiếm 80% tổng
lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 7, 8, 9. Mưa
nhiều, mưa tập trung, đặc biệt mưa lớn kết hợp với bão và nước sông dâng cao là
nguyên nhân gây ngập úng, làm thiệt hại khá lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa mùa này chỉ
chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm.. Có tháng hầu như khơng có mưa gây hạn hán ở


8

diện rộng. Tuy nhiên có năm mùa mưa kéo dài hơn và đến muộn gây ảnh hưởng lớn
đến sản xuất vụ đơng.
2.1.3.3. Chế độ gió
Có hai hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi vào mùa hè và Đông Bắc
vào mùa đông.
Trong các tháng mùa hè, ở đây thường chịu ảnh hưởng của mưa bão (tuy
nhiên ở đây được đánh giá là ít bị ảnh ảnh của bão lụt). Trung bình mỗi năm có từ
2- 3 cơn bão ảnh hưởng tới huyện. Mưa, bão làm dập nát hoa màu, úng lụt ruộng
đồng... gây thiệt hại đến sản xuất, nhà cửa của nhân dân.
2.1.3.4. Độ ẩm khơng khí
Trung bình năm 86%, cao nhất 92%, thấp nhất 50,8%. Tháng ẩm nhất là
tháng 3, có độ ẩm trung bình là 80%. Nhìn chung ẩm độ trung bình các tháng trong
năm chênh lệch khơng nhiều, thường ≤ 12%.
Tóm lại: Lý Nhân chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đồng bằng sơng Hồng mang
nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khơ kéo dài về mùa đơng. Với đặc
điểm khí hậu như vậy, Lý Nhân có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên với lượng mưa bão tập trung, hay hanh khô và hạn hán là những
nguyên nhân chính gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nơng nghiệp nói riêng, phát triển
kinh tế của huyện nói chung.

Huyện Lý Nhân nằm trong khu vực của hệ thống sông Hồng và sông Châu
Giang với tổng chiều dài gần 78 km, với diện tích lưu vực khoảng 1084 ha. Đây là
mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp nguồn nước và tiêu nước phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện. Ngồi ra cịn có sơng Long Xun,
kênh Như Trác là các kênh tiêu chính đóng vai trị quan trọng cho việc tiêu nước
của các xã vùng trũng trong huyện.
2.1.4. Các nguồn tài nguyên
2.1.4.1. Tài nguyên đất
Kết quả điều tra đất đai của Lý Nhân cho thấy đất của huyện thuộc nhóm đất
phù sa sơng Hồng. Theo phân loại đất, tồn huyện có 1 nhóm đất chính, được chia
ra 3 đơn vị đất, trong đó gồm 8 đơn vị phụ như sau:


9

Bảng 1.1: Diện tích các loại đất theo phát sinh
TT

Loại đất

Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

1


Đất phù sa glây chua

2.183,64

21,34

2

Đất phù sa chua glay

1.028,33

10,05

3

Đất phù sa chua glay sâu

1.360,62

13,29

4

Đất phù sa có tầng biến đổi

662,17

6,47


5

Đất phù sa chua nghèo bazo

101,23

0,99

6

Đất phù sa chua có thành phần cơ giới trung bình

412,06

4,03

7

Đất phù sa chua có thành phần cơ giới nhẹ

265,60

2,59

8

Đất phù sa ít chua có thành phần cơ giới trung bình

4.221,20


41,24

10.234,85

100,00

Tổng diện tích điều tra

Hầu hết các loại đất của huyện có thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha đến
thịt nặng hay sét. Các loại đất phù sa glay chua có pHKCl 3,8-4,8. Đất phù sa ít chua
phân bố ven sơng, pHKCl từ 5-6. Các loại đất này đều có dung tích hấp thu và độ no
bazo thấp. Hầu hết đất của huyện đều nghèo mùn, đạm, lân, kali. Hàm lượng mùn
trung bình là 0,2 đến 1,5%, đạm từ 0,02-0,2%, lân tổng số từ 0,06-0,18%, lân dễ
tiêu nghèo khoảng 10mg/100g đất, kali dễ tiêu ≤ 100mg/100g đất
* Đánh giá chung về tài nguyên đất đai
+ Lợi thế:
- Đất đai huyện Lý Nhân có nhiều loại, được phân bố khá đồng đều. Địa
hình tương đối bằng phẳng, thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép sản
xuất được nhiều mặt hàng nông sản khác nhau.
- Vị trí địa lý và địa hình nơi đây rất phù hợp thu hút các nhà máy xí
nghiệp, các nhà doanh nghiệp đầu tư để phát triển kinh tế. Thuận lợi cho việc
xây dựng cơ bản các công trình phúc lợi cơng cộng để phát triển xã hội.
+ Hạn chế:
- Tổng diện tích đất tự nhiên thấp so với các huyện trong tỉnh
- Diện tích ngồi đê sơng Hồng chưa chủ động thâm canh do phụ thuộc


10

vào mùa nước sơng. Mặt khác một số diện tích ven sông bị sạt lở do ảnh hưởng

của khai thác cát sỏi.
2.1.4.2. Tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước của huyện Lý Nhân khá dồi dào và phân bố khá đồng đều
- Nguồn nước mặt:
Lý Nhân có hệ thống sơng ngịi quan trọng cung cấp nước, đó là sơng Hồng và
sơng Châu Giang có tổng chiều dài là 78 km, với diện tích lưu vực là 1.084 ha.
+ Sơng Hồng : Hàng năm bồi đắp phù sa tưới cho toàn bộ diện tích đất ngồi đê
và vùng lúa trong đê qua hệ thống trạm bơm tưới từ sông Hồng.
+ Sông Châu Giang là nhánh của sông Hồng. Hiện tại trên sông có một số đập
ngăn nước để tưới cho đồng ruộng khi cần và làm nhiệm vụ thoát nước về mùa mưa
Ngồi ra trong huyện cịn có sơng Long Xun- kênh tiêu chính, đóng vai trị quan
trọng trong việc tiêu nước cho vùng trũng của Lý Nhân .
- Nguồn nước ngầm:
Đến nay chưa có điều tra nguồn nước ngầm một cách hệ thống tại huyện Lý Nhân,
nhưng qua thực tế cho thấy: Các giếng nước đào của dân trong vùng thường không quá sâu
khoảng 7 - 9 m, chất lượng nước khá tốt có thể phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong
vùng và hỗ trợ nước tưới cho nông nghiệp. Nguồn nước ngầm của huyện đặc trưng cho
vùng châu thổ sơng Hồng, có 2 tầng nước ngầm là hệ Thái Bình và hệ Hà Nội
Tầng chứa nước Holoxen Thái Bình có chiều dài nhỏ, là tầng chúa nước đầu tiên có
ngay trên mặt đất. khu vực có thể sử dụng được chiếm 50% diện tích.
Tầng chức nước Pleistoxen thuộc hệ tầng Hà Nội, có lượng nước biến thiên từ mặn
đến nhạt, tầng chứa nước có chiều dày từ 10-15cm, nồng độ sắt trong nước của tầng này
tăng dần theo chiều từ biển vào đất liền.
Tóm lại nguồn nước mặt và nước ngầm ở huyện Lý Nhân khá phong phú, vấn đề ở
chỗ cần quy hoạch khai thác nguồn nước ở đây sao cho hiệu quả, cần cải tạo hệ thống thủy
lợi để phụ vụ cho thâm canh, tăng diện tích tưới tiêu chủ động, hạn chế thấp nhất do ảnh
hưởng của thiên tai.


11


2.1.4.3. Tài nguyên nhân văn
Lý Nhân là huyện điển hình của vùng chiêm trũng Hà Nam. Đây là nơi có
lịch sử khá lâu đời, được coi là cái nôi của văn hóa Việt. Những di tích khảo cổ cho
thấy cách đây 4000 năm người Việt cổ đã từng bước khai thác vùng chiêm trũng
này. Dần theo thời gian các làng nghề thủ công mỹ nghệ như dệt may, thêu ren,
mộc… xuất hiện cùng với bản chất người Lý Nhân cần cù, hiếu học.
Lý Nhân có quần thể di tích lịch sử, văn hoá đền Trần Thương (Theo quyết
định số 1292/QĐ-UBND ngày 08/10/2009 của UBND tỉnh) tại xã Nhân Đạo với
quy mơ diện tích khoảng 6 ha, là trung tâm lễ hội và là điểm tham quan du lịch văn
hoá lịch sử, tâm linh, sinh thái.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá năm 2013 tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 12,51%, trong đó cơ cấu kinh tế có những bước chuyển
dịch tích cực, đặc biệt cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp, CN-TTCN, làng nghề
có bước phát triển, thương mại, dịch vụ được mở rộng, tỷ trọng phát triển giữa
các ngành đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ,
giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Theo số liệu của phòng thống kê huyện cho thấy cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nơng - lâm, thủy sản giảm xuống cịn 34,8
%; cơng nghiệp –TTCN, xây dựng tăng lên 33,5 %; thương mại, dịch vụ tăng
lên 31,6 %. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 20,5 triệu đồng/năm. Sản
lượng lương thực có hạt đạt 99.373 tấn Bình quân lượng thực/ người/ năm đạt
500 kg/người/năm.
Các các chỉ tiêu kinh tế xã hội cụ thể của huyện được thể hiện trong bảng 1.2


12


Bảng 1.2. Bảng tổng hợp tình hình phát triển kinh tế, xã hội
của huyện Lý Nhân năm 2013
STT

Chỉ tiêu

1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

2

Cơ cấu kinh tế

Đơn vị
tính

Năm 2013

%

112,51

- Nơng lâm nghiệp thủy sản

%

34,8


- Công nghiệp – xây dựng

%

33,6

- Thương mại – Dịch vụ

%

31,6

3

Thu ngân sách trên địa bàn

Tỷ đồng

62,674

4

Giá trị sản xuất công nghiệp

Tỷ đồng

686

5


Giá trị sản xuất nông nghiệp

Tỷ đồng

498

6

Giá trị xuất khẩu

Ngàn USD

5700

7

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ

Tỷ đồng

1790

8

Lao động việc làm

Người

2750


9

Giảm tỷ lệ sinh

%0

0,3

10

Tỷ lệ hộ nghèo

%

9,7

11

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi

%

15,3

12

Tỷ lệ dân dung nước sạch

%


90

13

Tỷ lệ thu gom rác thải

%

85

14

Tổng vốn đầu tư phát triển

Tỷ đồng

1053

15

Thu nhập bình quân đầu người

Triệu/người

20,5

16

Sản lượng lương thực có hạt


Tấn

99373

17

Sản lượng lợn hơi xuất chuồng

Tấn

17010

18

Giá trị trên 1 ha đất canh tác

Triệu/ha

85,20

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Lý Nhân năm 2013)


13

2.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Theo bảng 3.1 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2013 đạt 498 tỷ đồng với
cơ cấu chiếm 34,8 % trong nền kinh tế tăng 3,94 % so với cùng kỳ, hiện nay huyện Lý
Nhân không chỉ sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, chất lượng tốt mà còn cho

hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất. Số cánh đồng đạt giá trị sản xuất từ được
80 -150 triệu đồng/ha/năm là 118 với tổng diện tích là 1.451 ha như ở các hợp tác xã:
Nhân nghĩa, Hạ Vỹ- Nhân Chính, Nhân Phúc- Phú Phúc, Tân Lý- Chân Lý, Bảo Lý 1Bắc Lý…góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt 85,20 triệu, năng
suất lúa toàn huyện đạt 66,9 tạ/ha
Trong nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng diễn ra mạnh
mẽ đặc biệt là chăn nuôi, thủy sản. Đến năm 2013 tỷ trọng ngành chăn ni chiếm
44% trong kinh tế nơng nghiệp.
Nhìn chung, nền kinh tế của huyện Lý Nhân giai đoạn 2009 - 2013 có chuyển
biến tích cực và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là sản xuất theo hướng
tập trung, quy mô lớn, đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho
hiệu quả kinh tế khá, chuyển dịch mạnh mẽ theo cơ chế thị trường.
Ngành trồng trọt: Năm 2013, diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện là
8511,09 ha, giảm 1,544 ha, hệ số sử dụng đất đạt 2,40 lần . Như vậy diện tích gieo
trồng của huyện Lý Nhân có những diễn biến phức tạp theo xu hướng giảm dần. Đây là
do tác động của nền kinh tế chuyển biến mạnh theo xu hướng tăng công nghiệp, giảm
nông nghiệp. Mặt khác, một phần diện tích đất nơng nghiệp, đặc biệt là đất trồng cây
hàng năm được chuyển sang các mục đích sử dụng khác như cơng nghiệp…đã khiến
cho diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm sút.
Ngành chăn nuôi của huyện Lý Nhân trong những năm gần đây phát triển
khá mạnh, đã đầu tư theo hướng không chỉ về số lượng, mà còn về chất lượng theo
cơ chế thị trường, đạt hiệu quả kinh tế cao làm cơ sở để phát triển ngành trong các
năm tới.


14

Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trước năm 2009, Lý Nhân có một số cơ sở sản xuất TTCN quy mô hộ cá
thể, tư nhân và doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Giá trị của ngành công nghiệp xây dựng trong thời kỳ này chủ yếu do đầu tư về xây dựng cơ bản trên địa bàn
mang lại. Nhưng từ năm 2009 đến năm 2013, với xu thế chung của đất nước, huyện

đã thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hố nơng thơn, nơng nghiệp và với cơ chế
mạnh dạn hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, một
số cụm cơng nghiệp của huyện đã được hình thành, tạo điều kiện thu hút đầu tư,
nhiều doanh nghiệp hợp tác xã ra đời đã tạo nên bước phát triển mới. Tổng giá trị
công nghiệp của huyện đạt 686 tỷ đồng, chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lao động
có những bước tiến nhanh. Năm 2013 trên địa bàn huyện có 150 doanh nghiệp đăng
ký hoạt động với nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều
lao động trong các lĩnh vực như dệt may, sản xuất gạch nung, chế biến nông sản (dưa
chuột xuất khẩu...). Hiện nay trên địa bàn huyện các điểm tiểu thủ công nghiệp đã đi
vào hoạt động với nhiều doanh nghiệp như điểm TTCN Hòa Hậu, Vĩnh Trụ. Huyện
cũng đang nâng cấp và mở rộng một số điểm TTCN như:
- Điểm TTCN Hòa Hậu
- Điểm TTCN Đồng Lý
- Điểm TTCN Vĩnh Trụ
Ngoài ra thực hiện Đề án phát triển làng nghề giai đoạn 2010-2015, đến nay trên
tồn huyện đã có 7 làng nghề truyền thống, 01 làng nghề và 16 làng có nghề được
UBND tỉnh công nhận. Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thối kinh tế nhưng đến nay
đã có dấu hiệu phục hồi và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất TTCN
năm 2013 đạt 686 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,5%.
Khu vực kinh tế dịch vụ
Với phương châm sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, sản xuất kinh doanh
theo nhu cầu của thị trường, những năm gần đây ngành thương mại dịch vụ của
huyện Lý Nhân phát triển khá mạnh và đa dạng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 21
chợ nằm ở 20 xã (riêng Chân Lý có 2 chợ) là nơi bn bán trao đổi hàng hóa của


15

nhân dân trong và ngoài huyện.
Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng của các chợ còn yếu kém và đồng bộ nên chưa đáp

ứng nhu cầu kinh doanh buôn bán và trao đổi hàng hóa lớn. Nhiều địa phương cịn chưa
có chợ, dẫn đến nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa cịn rất hạn chế, người dân thường
tập trung ở trung tâm xã mua bán trong những chợ tạm hoặc chợ cóc.
Năm 2013 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước cả năm đạt
1790 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 5,7 triệu USD.
Trên địa bàn huyện hiện có 8.438 hộ tham gia kinh doanh trong đó có 1.777 hộ
kinh doanh cố định, 6.661 hộ kinh doanh lưu động. Đặc biệt dịch vụ vận tải hoạt động
tương đối hiệu quả, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải khách và hàng hóa. Những số
liệu tổng hợp qua bảng 3.1 cho thấy ngành thương mại dịch vụ của huyện đã đóng góp
nhiều vào tăng trưởng kinh tế, xã hội của cả huyện.
2.2.1.3. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
Phân bố khu dân cư trong huyện không được đồng đều, tập trung chủ yếu
theo 2 hình thức sau:
- Tập trung ở các khu đô thị, thị trấn, chợ đầu mối và ven các trục đường
giao thông
- Tập trung thành các cụm dân cư, hình thành các làng (thơn), xóm ở nơng thơn.
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Lý Nhân có kế hoạch mở rộng thị trấn Vĩnh trụ
trên cở sở xã Đồng Lý.
Theo số liệu điều tra năm 2009, dân số của Lý Nhân là 175.855 người, giảm
6098 khẩu so với năm 2005 và giảm 15.742 khẩu so với năm 2001. Tỷ lệ gia tăng
dân số tự nhiên tồn huyện là ≈ 0,8 %, Quy mơ hộ là 3,4 người/ hộ.
2.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.2.2.1. Thực trạng giao thông vận tải
Mạng lưới giao thơng của huyện Lý Nhân tương đối hồn chỉnh. Hầu hết các
tuyến giao thơng chính đều chạy qua trung tâm huyện lỵ và được phân bố khá đồng
đều chạy qua các xã trong huyện.


16


Đường tỉnh gồm: ĐT491chạy ngang qua giữa huyện từ Như Trác bên hữu
ngạn sông Hồng qua thị trấn Vĩnh trụ đi Phủ Lý.
ĐT 492 chạy từ Nam Định theo cạnh phía Tây của huyện sang huyện Duy Tiên.
ĐT 499 chạy từ thị trấn Vĩnh Trụ lên đê sông Hồng thuộc địa phận xã Chân Lý
Đường huyện gồm:
- ĐH01 đi qua các xã Đạo lý, Bắc Lý, Nhân nghĩa
- Đường ĐH02 đi qua các xã Hợp Lý, Chính Lý
- Đường ĐH 03 đi qua các xã Nguyên Lý, Công Lý
- Đường ĐH 04 đi qua các xã Đồng Lý và thị trấn Vĩnh Trụ
- Đường ĐH 05 đi qua các xã Hưng Nhân và Nhân Thịnh
- Đường ĐH 06 đi qua các xã Tiến Thắng và Hòa Hậu
- Đường ĐH 07 trên địa bàn xã Xuân khê
- Đường ĐH 08 – đường vành đai thuộc địa bàn các xã Hợp Lý, Ngun Lý,
Cơng Lý, Đồng Lý và Đức Lý
Ngồi ra cịn có nhiều tuyến đường liên thơn, đường dân sinh và nội đồng.
Huyện Lý Nhân ngồi mạng lưới giao thơng đường bộ cịn có tuyến giao thơng
đường thủy trên sơng Hồng, đây cũng là tuyến quan trọng của huyện để đi lại và
giao thơng hàng hóa trong và ngồi huyện.
Nhận xét: Lý Nhân có mạng lưới giao thơng khá thuận lợi, nhưng mặt đường
còn hẹp, nhiều tuyến đường còn dải cấp phối vì vậy trong quy hoạch cần mở rộng và
nâng cấp các tuyến đường hiện có, mở thêm các tuyến đường vành đai phục vụ cho
q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội toàn diện của
huyện.
2.2.2.2. Thực trạng mạng lưới thủy lợi và khả năng cung cấp nước
Lý Nhân là huyện nông nghiệp thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên công tác thủy lợi
được quan tâm thường xuyên. Do địa hình tương đối bằng phẳng việc điều tiết nước
phục vụ nhu câu thâm canh khá thuận lợi. Nguồn cung cấp nước tưới tiêu phục vụ cho
sản xuất nơng nghiệp chính của huyện là hệ thống thủy nông sông Hồng, sông Châu
Giang cùng với hệ thống kênh mương tưới tiêu.



×