Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch huyện đảo phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
________________________________________

NGUYỄN THỊ HOA

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
________________________________________

NGUYỄN THỊ HOA

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

Ngành:
Mã số:

Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý
60440214

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN CẨM VÂN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa


i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................ vi
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
6. Kết quả và ý nghĩa luận văn.......................................................................... 3
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ............................................................ 5

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch ............................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm về du lịch ............................................................................... 5
1.1.2 Tài nguyên du lịch................................................................................... 5
1.1.2.1. Khái niệm tài nguyên ............................................................... 5
1.1.2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch.............................................. 7
1.1.3 Khái niệm về khu, tuyến, điểm du lịch .................................................. 10
1.1.3.1 Khu du lịch.............................................................................. 10
1.1.3. 2. Điểm du lịch.......................................................................... 10
1.1.3.4. Tuyến du lịch.......................................................................... 11
1.2. Những vấn đề cơ bản về cơ sở dữ liệu trong GIS.................................... 11
1.2.1. Khái niệm về GIS.................................................................................. 11
1.2.2. Các thành phần của GIS........................................................................ 12
1.2.3. Các chức năng cơ bản của GIS ............................................................. 13
1.2.4 Các phương pháp phân tích trong GIS................................................... 13
1.2.5. Cơ sở dữ liệu GIS.................................................................................. 14
1.2.5.1. Khái niệm về CSDL ............................................................... 14


ii
1.2.5.2. Tổ chức cơ sở dữ liệu GIS. .................................................... 16
1.3 Quy trình xây dựng CSDL trong GIS ....................................................... 18
1.4. Khả năng ứng dụng GIS cho phát triển du lịch ....................................... 19
Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC............................................................................ 22
2.1. Khái quát về huyện đảo Phú Quốc........................................................... 22
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch..................................... 23
2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 23
2.2.2. Tài nguyên du lịch................................................................................. 25
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................... 25
2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .................................................. 31

2.2.3. Cơ sở hạ tầng......................................................................................... 34
2.2.3.1. Giao thông vận tải .................................................................. 34
2.2.3.2. Bưu chính viễn thơng ............................................................. 35
2.2.3.3. Cấp điện ................................................................................. 35
2.3. Đánh giá các nguồn lực và thực trạng du lịch Phú Quốc......................... 36
2.3.1. Quá trình khai thác tiềm năng phát triển du lịch................................... 36
2.3.2. Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động du lịch của Phú Quốc........... 37
Chương 3. ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................................................................... 44
3.1. Cơ sở dữ liệu GIS về du lịch.................................................................... 44
3.2. Xây dựng hệ thống CSDL phục vụ phát triển du lịch Phú Quốc............. 46
3.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu nền ................................................................... 46
3.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính cho nền thơng tin địa lý.................. 47
3.2.2.1. Hành chính ............................................................................. 47
3.2.2.2. Giao Thơng............................................................................. 50
3.2.2.3. Sông Suối ............................................................................... 52
3.2.2.4. Biển ........................................................................................ 53


iii
3.2.2.5. Địa hình.................................................................................. 54
3.2.3. Xây dựng cơ sở dữ chuyên đề.............................................................. 54
3.2.3.1. Lớp thông tin các tuyến du lịch ............................................ 55
3.2.3.2. Lớp thông tin tài nguyên nhân văn ........................................ 58
3.2.3.3. Lớp thông tin tài nguyên tự nhiên.......................................... 60
3.2.3.4. Lớp thông tin về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kĩ thuật phục
vụ du lịch............................................................................................. 61
3.3 Đánh giá tiềm năng du lịch Phú Quốc ..................................................... 66
3.3.1 Kết quả đánh giá tiềm năng lãnh thổ du lịch Phú Quốc ........................ 71
3.3.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Phú Quốc ................................... 77

3.3.2.1. Định hướng tổ chức các cụm du lịch ..................................... 77
3.3.2.2. Định hướng phát triển các loại hình du lịch.......................... 78
3.3.2.3. Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch Phú Quốc .... 80
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 86


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CSDL:

Cơ sở dữ liệu

CSVCKT:

Cơ sở vật chất kỹ thuật

DL:

Du lịch

GIS:

(Geographic Information System)
Hệ thơng tin địa lý


LSVH:

Lịch sử văn hóa

TCLTDL:

Tổ chức lãnh thổ du lịch

TNDL:

Tài nguyên du lịch


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1. Bảng thống kê tài nguyên rừng Phú Quốc ..................................... 30 
Bảng 2-2: Bảng dân số huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang......................... 31 
Bảng 3-1. Bảng mô tả về cơ sở dữ liệu nền trong GIS ................................... 47 
Bảng 3-2. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người .................................. 68 
Bảng 3-3. Bảng đánh giá tiềm năng xã Gành Dầu.......................................... 71 
Bảng 3-4. Bảng đánh giá tiềm năng xã Cửa Cạn ............................................ 71 
Bảng 3-5. Bảng đánh giá tiềm năng xã Bãi Thơm.......................................... 72 
Bảng 3-6. Bảng đánh giá tiềm năng xã Cửa Dương ....................................... 72 
Bảng 3-7. Bảng đánh giá tiềm năng xã Hàm Ninh ......................................... 73 
Bảng 3-8. Bảng đánh giá tiềm năng thị trấn Dương Đông ............................. 73 
Bảng 3-9. Bảng đánh giá tiềm năng xã Dương Tơ ......................................... 74 
Bảng 3-10. Bảng đánh giá tiềm năng thị trấn An Thới................................... 74 
Bảng 3-11. Bảng đánh giá tiềm năng xã Hòn Thơm ...................................... 75 



vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Tổ chức cơ sở dữ liệu - GeoDatabase............................................. 17 
Hình 1-2: Quy trình xây dựng CSDL GIS về du lịch ..................................... 18 
Hình 2-1. Bản đồ hành chính huyện Phú Quốc .............................................. 24 
Hình 2-2. Bản đồ địa hình huyện Phú Quốc ................................................... 26 
Hình 2-3. Biểu đồ đặc trưng khí hậu Phú Quốc theo mùa.............................. 28 
Hình 2-4. Biểu đồ số lượt khách tới Phú Quốc theo năm ............................... 39 
Hình 2-2. Cơ cấu khách quốc tế đến Phú Quốc năm 2010 ............................ 40 
Hình 3-1. Cấu trúc CSDL GIS về du lịch ....................................................... 45 
Hình 3-2. Bản đồ tuyến du lịch Phú Quốc ...................................................... 57 
Hình 3-3. Bản đồ tài nguyên du lịch Phú Quốc .............................................. 65 
Hình 3-4 Bản đồ đánh giá tiềm năng du lịch Phú Quốc theo các xã .............. 76 


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trong
bản đồ du lịch thế giới. Việt Nam đang tăng cường xu thế mở cửa và hội
nhập, trong xu thế đó du lịch đóng vai trị đặc biệt quan trọng, cả về kinh tế
lẫn văn hóa.
Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang không ngừng phát triển về mọi
mặt dựa trên các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Tiềm năng đó là
những giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống của dân tộc, tài nguyên thiên
nhiên, tài ngun mơi trường du lịch, vv… đã hình thành nên sản phẩm du
lịch hấp dẫn, thu hút được đông đảo khách du lịch trên thế giới, đem lại thu
nhập ngoại tệ lớn phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân.
Cùng với sự phát triển trên là cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của ngành du

lịch cũng phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nghiên
cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là ứng dụng vào công tác quản
lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch là một trong những nhiệm vụ
hàng đầy của ngành du lịch hiện nay.
Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch đúng đắn và bền vững, hiện nay
Chính phủ đã và đang thực hiện mục tiêu đưa công nghệ thông tin trở thành
động lực phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của xã hội, thúc đẩy
công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để thực hiện nhiệm vụ trên, tại nhiều cơ quan
quản lý và nghiên cứu đã thu thập một khối lượng lớn các thông tin, số liệu
điều tra khảo sát về tài nguyên du lịch. Tuy vậy việc phân loại, hệ thống hóa
tài liệu có được để thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng cịn nhiều khó
khăn do tính phân tán và thiếu hệ thống của chúng. Như vậy nhu cầu có một
phương pháp và phương tiện quản lý các loại dữ liệu, thông tin về tài nguyên
càng trở nên cấp bách và cần thiết, do đó sự ra đời của “Cơng nghệ Hệ thông
tin địa lý” là phù hợp và cấp thiết với nhu cầu của thực tế đang đặt ra.


2
Phú Quốc được mệnh danh là hòn Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất Việt
Nam. Phú Quốc là huyện đảo có nhiều lợi thế so sánh với tiềm năng du lịch.
Trong những năm qua, ngành du lịch đã được khai thác và chú trọng đầu tư
cơ sở hạ tầng. Dịch vụ du lịch đã được hiện đại hóa, sản phẩm du lịch ngày
càng dạng và được nâng cao thu hút, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Tuy nhiên, hiện nay ngành du lịch chưa phát huy hết tiềm năng vốn có
của nó, q trình khai thác tiềm năng chưa thực sự hiệu quả, các loại hình du
lịch cịn đơn điệu.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế nêu trên, đề tài “Ứng dụng GIS xây
dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc” đã
được lựa chọn thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Sử dụng các tư liệu thu thập được xây dựng CSDL trong hệ thống thông
tin địa lý phục vụ phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc. Sau đó, tiến hành
chiết xuất lớp thơng tin xử lý phân tích đưa ra một số bản đồ minh họa nhằm
phục vụ phát triển du lịch.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên luận văn giải quyết các vấn đề sau:
 Nghiên cứu các khái niệm cơ bản về du lịch, tài nguyên du lịch, các
khái niệm về điểm, tuyến du lịch…
 Tìm hiểu về khả năng của hệ thống thông tin địa lý GIS trong việc xây
dựng cơ sở dữ liệu du lịch nhằm phục vụ phát triển du lịch.
 Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch và tiến hành phân tích và xử lý các
lớp thơng tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu đề xuất một số bản đồ phục vụ phát
triển du lịch .


3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Huyện đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang nằm ở vị trí địa lí từ 9o53’ đến
10o28’ vĩ độ Bắc, 103o49’ đến 104o05’ kinh độ Đông, thuộc vùng biển Tây
Nam của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp chủ yếu được sử dụng để
tiếp cận, giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn bao gồm:
Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống
Dựa trên các nghiên cứu trước, nghiên cứu này áp dụng phương pháp
thống kê, tổng hợp các tài liệu, cơ sở dữ liệu thành lập CSDL du lịch phục vụ
cho phát triển du lịch.
Phương pháp thống kê du lịch
Phương pháp thống kê được vận dụng nghiên cứu trong đề tài này để:
thống kê di tích lịch sử, Cách mạng, văn hóa, thống kê danh lam thắng cảnh

và tài nguyên thiên nhiên quan trọng, thống kê cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch,
thống kê đánh giá lượt khách, doanh thu…
Phương pháp sơ đồ bản đồ
Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể
hiện các tuyến, điểm du lịch chủ yếu, các di tích, chiến tích, danh lam thắng
cảnh quan trọng; các tuyến giao thơng chính đến các điểm du lịch. Các bản đồ
trên sẽ làm rõ vị trí quan trọng của Phú Quốc phục vụ cho việc đánh giá mức
độ tập trung, mức độ phân hóa di tích theo lãnh thổ và phát hiện mối quan hệ
giữa các cụm điểm du lịch với nhau hoặc giữa chúng với các yếu tố cảnh
quan, môi trường, cơ sở hạ tầng… Đây là cơ sở quan trọng để dự kiến phát
triển du lịch Phú Quốc.
6. Kết quả và ý nghĩa luận văn
-

Đề tài nghiên cứu góp phần giúp học viên nắm chắc được các kiến thức

cơ bản về hệ thống thông tin địa lý, các khái niệm về du lịch..


4
-

Xây dựng cơ sở lý luận và khoa học cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu du

lịch nhằm phục vụ phát triển du lịch
- Nâng cao chất lượng cho ngành du lịch
-

Góp phần hỗ trợ các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra các quyết định tối


ưu hơn trong quá trình phát triển du lịch.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm phần Mở đầu, 3 chương, phần kết luận, được trình bày
trong 97 trang với 13 bảng và 11 hình.
Luận văn được hồn thành dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân người đã đưa ra định hướng và tận tình hướng dẫn
về mặt khoa học cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Bản Đồ, khoa Trắc địa
đã chỉ dẫn, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích trong q trình hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Tổ chức Cán bộ, phòng Đại
học và Sau Đại học trường Đại học Mỏ - Địa Chất đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tơi trong q trình hồn thành khóa học Cao học tại trường.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã thường xuyên
động viên, giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.


5
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[12]
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du
lịch sau:
- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên.

- Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian
ngắn.
- Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và
nghiên cứu thị trường, nhưng khơng vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc
làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm.
- Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng
các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương.
1.1.2 Tài nguyên du lịch
1.1.2.1. Khái niệm tài nguyên
Trong cuốn Tài nguyên và mơi trường du lịch Việt Nam thì tài ngun
được hiểu là: “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng gồm tất cả các nguồn ngun
liệu, năng lượng và thơng tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ liên
quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển
của mình”.[9]
Và trong cuốn Nhập mơn Khoa học Du lịch, PGS.TS Trần Đức Thanh
định nghĩa: “Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất, năng


6
lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội lồi
người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những cơng
trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên, những khả
năng của loài người,…Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã
hội của cộng đồng”. [14]
Tài nguyên du lịch
Trong cuốn Địa lý du lịch, Nguyễn Minh Tuệ và nnk. cho rằng: “Tài
nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần
của chúng góp phần khơi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả
năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho

nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. [19]
Và THS.Bùi Thị Hải Yến đưa ra khái niệm tài nguyên du lịch trong cuốn
Tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch: “là tất cả những gì thuộc về tự nhiên
và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có
thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả về
kinh tế - xã hội và môi trường”. [25]
Theo Luật du lịch Việt Nam, Tài nguyên du lịch được hiểu là “Cảnh
quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng
trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn
nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch,
nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”. [12]
Cũng như các dạng tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là một phạm trù
lịch sử. Những tổng thể tự nhiên hay văn hóa - lịch sử cùng các thành phần
của chúng có thể tồn tại trước cả khi ngành kinh tế du lịch ra đời. Nhưng
chúng chỉ có thể trở thành tài nguyên du lịch khi nhu cầu du lịch của con
người xuất hiện.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và tài
nguyên du lịch chưa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng du lịch phụ thuộc


7
vào nhu cầu du lịch của con người. Nhu cầu này ngày càng gia tăng và càng
đa dạng phụ thuộc vào mức độ và trình độ dân trí; khả năng nghiên cứu, phát
hiện đánh giá các tài nguyên còn tiềm ẩn, trình độ phát triển khoa học, cơng
nghệ tạo ra phương tiện khai thác các tài nguyên đó.
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát triển
du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được
khai thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người.
1.1.2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch
Một số loại tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành

kinh tế - xã hội. Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử nên ngày càng có
nhiều loại tài nguyên du lịch được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa
vào khai thác, sử dụng. Tài nguyên du lịch mang tính biến đổi.
Hiệu quả và mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào các yếu
tố: khả năng nghiên cứu, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nguồn tài
sản quốc gia. Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; có các giá trị thẩm mỹ,
văn hóa lịch sử, tâm linh, giải trí; có sức hấp dẫn với du khách. Tài nguyên du
lịch bao gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể. Tài nguyên
du lịch là những loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tài nguyên du lịch có tính
sở hữu chung. Việc khai thác tài ngun du lịch gắn chặt với vị trí địa lý.
Tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ và việc khai thác tài nguyên
mang tính mùa vụ.
1.1.2.3 Phân loại tài nguyên du lịch.
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Khoản 1 (Điều 13, chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005
quy định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa
mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác
hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.[12]
 Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên


8
Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì
phần lớn các loại tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vơ
tận, tài ngun có khả năng tái tạo hoặc có q trình suy thối chậm.
Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào
điều kiện thời tiết.
Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường nằm
xa các khu đông dân cư.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tại điều 13 Luật Du lịch( Số 44/2005/QH11) định nghĩa : “ Tài nguyên
du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hố, văn nghệ dân
gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động
sáng tạo của con người và các di sản văn hố vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”[12]
Nếu hiểu theo nguồn gốc hình thành có thể hiểu tài ngun du lịch nhân
văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên
chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai
thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được
gọi là tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các loại tài nguyên nhân văn vật thể
như: các di tích lịch sử, các di tích lịch sử văn hóa, các cơng trình đương đại,
vật kỷ niệm, bảo vật quốc gia. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm
các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm
thực, phong tục, tập qn, ngơn ngữ, chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông tin
và nguồn tri thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất.
 Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của
thời gian, thiên nhiên và do chính con người.Vì vậy dễ bị suy thối, hủy hoại
và khơng có khả năng tự phục hồi ngay cả khi khơng có sự tác động của con


9
người. Vì vậy di tích lịch sử - văn hóa khi bị bỏ hoang cũng bị xuống cấp
nhanh chóng; những giá trị văn hóa phi vật thể như những làn điệu dân ca, các
vũ khúc, các lễ hội, các làng nghề truyền thống, phong tục tập quán,…khi
không được bảo tồn và phát huy có hiệu quả sẽ bị mai một hoặc biến mất. Do
vậy, khi khai thác tài nguyên du lịch nhân văn cho mục đích phát triển du lịch
cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo thường xuyên, khoa học và có hiệu
quả.

Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ
biến. Ở đâu có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa
phương, các quốc gia đều có tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều loại có
sức hấp dẫn với du khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang
những đặc sắc riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội là
những yếu tố nuôi dưỡng tạo thành tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi địa
phương, mỗi quốc gia không giống nhau nên tài nguyên du lịch nhân văn ở
mỗi khu vực, mỗi quốc gia có giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những
sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng. Do
vậy, trong quá trình khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn cần coi
trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên.
Tài nguyên du lịch nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư,
đặc biệt tập trung nhiều ở những khu vực đơng dân cư. Bởi nó được sinh ra
trong q trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra.
Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, việc khai thác phần lớn tài nguyên du
lịch nhân văn thường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết gây nên
như mưa hay rét nên tính mùa vụ cũng ít hơn so với tài nguyên du lịch tự
nhiên


10
1.1.3 Khái niệm về khu, tuyến, điểm du lịch
1.1.3.1 Khu du lịch
Kết hợp định nghĩa của Pháp lệnh Du lịch và các phân tích trên có thể
đưa ra định nghĩa khái quát về khu du lịch như sau: “Khu du lịch là nơi có tài
nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về tài ngun thiên nhiên; có khơng gian
diện tích đủ rộng, được quy hoạch đầu tư phát triển để trở thành nơi cung cấp
đồng bộ các dịch vụ và tiện nghi du lịch đặc thù phục vụ nhu cầu đa dạng của
khách du lịch; đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường”. [12]

1.1.3. 2. Điểm du lịch
Điểm du lịch được nhìn nhận theo định nghĩa của Mục 4 điều 10 của
Pháp lệnh Du lịch định nghĩa: “ Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp
dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch”[12] bên cạnh đó mục 3 điều 10 đã
giải thích rõ tài nguyên du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch
sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng trình sáng tạo của con người
được sử dụng thỏa mãn nhu cầu du lịch.
Trên thực tế thường có sự so sánh giữa các khu và điểm du lịch, vì vậy
có thể định nghĩa điểm du lịch như sau: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du
lịch hấp dẫn tập trung trong một không gian nhất định; được quy hoạch để
cung cấp một số dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn, tìm
hiểu của khu du lịch”.
Như vậy có thể thấy rõ sự khác biệt lớn nhất giữa khu du lịch với điểm
du lịch đó là: khu du lịch được quy hoạch đầu tư phát triển để cung cấp đồng
bộ các dịch vụ du lịch đặc thù, phục vụ nhu cầu đa dạng của khu du lịch, trong
đó dịch vụ lưu trú được chú trọng đặc biệt; còn điểm du lịch chỉ cung cấp một
số dịch vụ nhất định và chỉ phục vụ cho nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn,
tìm hiểu của du khách.


11
1.1.3.4. Tuyến du lịch
Khái niệm về tuyến du lịch Các điểm du lịch, các khu du lịch được nối
với nhau tạo thành tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể, các tuyến du
lịch có thể là tuyến nội tỉnh (trong lãnh thổ của một tỉnh, thành phố); tuyến
nội vùng (trong phạm vi lãnh thổ của một vùng du lịch); tuyến liên vùng (giữa
các vùng du lịch); hoặc tuyến liên quốc gia (giữa các quốc gia và vùng lãnh
thổ). Nếu dựa vào loại hình phương tiện vận chuyển, chúng ta có thể phân
chia ra tuyến du lịch đường bộ, đường không, đường thủy… Theo mục 9,
điều 4 của Luật Du lịch thì “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch,

điểm du lịch, cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không” [12]. Các tuyến
du lịch được xem là những sản phẩm du lịch đặc biệt, việc xác định các tuyến
du lịch phải dựa vào một số tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo được tính hấp
dẫn cao của sản phẩm du lịch đặc biệt này. Để xác định các tuyến du lịch cần
căn cứ vào một số tiêu chí chính sau đây: Định hướng tổ chức khơng gian du
lịch chính của tồn lãnh thổ. Tài nguyên du lịch và sự hấp dẫn của các cảnh
quan trên toàn tuyến và ở các điểm dừng tham quan du lịch. Các khu, điểm
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với khả năng thu hút khách. Các điều kiện về cơ sở
hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông và các cửa khẩu quốc tế, về cơ sở vật
chất kĩ thuật du lịch. Sự phân bố và xu hướng của các luồng khách du lịch. Sự
trong sạch của mơi trường tự nhiên và văn hóa xã hội. Các điều kiện về an
ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhu cầu giao lưu và hội nhập khu vực và quốc tế.
1.2. Những vấn đề cơ bản về cơ sở dữ liệu trong GIS
1.2.1. Khái niệm về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System-GIS) là một
hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và con người nhằm thu thập,
lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích và hiển thị các thơng tin địa lý trên bề mặt
trái đất.


12
1.2.2. Các thành phần của GIS
GIS gồm 4 thành phần cơ bản
a) Phần cứng của GIS được xem như là phần cố định mà bằng mắt
thường có thể dễ dàng thấy được. Nó bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại
vi. Máy tính có thể là máy tính lớn, máy tính mini hay máy vi tính do các
hãng khác nhau sản xuất với các cấu hình khác nhau. Cấu hình mạnh là điều
mong muốn trong sử dụng GIS. Các thiết bị ngoại vi chính bao gồm: bàn số
hố, máy quét, máy in, máy vẽ, … Các thiết bị này cũng hết sức đa dạng về

kích cỡ, kiểu dáng, tốc độ, độ phân giải, … Chúng được nối với máy tính để
thực hiện việc nhập và xuất dữ liệu.
b) Phần mềm GIS, cũng như phần cứng, rất đa dạng. Các phần mềm có
thể giống nhau ở chức năng, song khác về tên gọi, hệ điều hành hay môi
trường hoạt động, giao diện, khuôn dạng dữ liệu không gian và hệ quản trị cơ
sở dữ liệu. Theo thời gian, phần mềm GIS đã phát triển ngày càng thần thiệt
với người sử dụng, tồn diện về chức năng và có khả năng quản lý dữ liệu
hiệu quả hơn.
c) Phần dữ liệu GIS bao gồm dữ liệu không gian và phi không gian. Dữ
liệu khơng gian là dữ liệu về vị trí của các đối tượng trên mặt đất theo một hệ
qui chiếu nào đó. Nó có thể được biểu diễn dưới dạng các ô lưới hay các cặp
toạ độ hay cả hai, tuỳ thuộc vào khả năng của từng phần mềm cụ thể. Dữ liệu
phi khơng gian là dữ liệu thuộc tính hay dữ liệu mô tả các đối tượng địa lý.
Dữ liệu thuộc tính thường được trình bầy dưới dạng bảng. Sự kết nối giữa dữ
liệu không gian và dữ liệu phi không gian trong GIS là cơ sở để xác định
chính xác các đối tượng địa lý và thực hiện phân tích tổng hợp GIS. Việc xây
dựng một cơ sở dữ liệu GIS là một đầu tư lớn về thời gian, công sức và tiền
bạc. Do vậy phần dữ liệu của GIS phải được quản lý, khai thác một cách an
toàn, tiện lợi và hiệu quả.


13
d) Trong GIS, phần con người còn được biết đến với các tên gọi khác
nhau như: phần não, phần sống. Con người tham gia vào việc thiết lập, khai
thác và bảo trì hệ thống một cách gián tiếp hay trực tiếp. Có hai nhóm người
quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của GIS là người sử dụng và
quản lý sử dụng GIS.
Như vậy, GIS là một hệ thống gồm 4 thành phần chính liên kết và quan
hệ chặt chẽ với nhau để đưa ra các kết quả nghiên cứu cụ thể. Đây là một hệ
thống thống nhất và hoàn chỉnh. Các thành phần của GIS, nếu thiếu một bộ

phận, hệ thống không thể hoạt động được. Trong đó, giả thiết rằng thiết bị kỹ
thuật (phần cứng, phần mềm), qui trình xử lý và chuyên gia là các bộ phận
điều khiển và vận hành của GIS thì cơ sở dữ liệu chính là nguồn nguyên liệu
để chế tạo ra các sản phẩm của hệ thống.
1.2.3. Các chức năng cơ bản của GIS
Ứng với các thành phần kể trên, có thể thấy các chức năng cơ bản của
GIS là:
- Nhập và biến đổi dữ liệu địa lý (dữ liệu không gian và phi không
gian) từ dạng thực tế (bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu) sang dạng số thích hợp để
tạo một cơ sở dữ liệu làm nguồn thông tin cơ bản cho các GIS.
- Quản lý dữ liệu với các chức năng: lưu trữ, hiển thị, cập nhật và truy
xuất dữ liệu (chức năng của một hệ quản trị CSDL).
- Xử lý phân tích dữ liệu để giải quyết các bài toán, các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể (chức năng của một hệ thống tin địa lý thực thụ).
- Xuất dữ liệu theo các dạng sử dụng thông thường như bản đồ, biểu
đồ, bảng biểu, các dạng lưu trữ mới như đĩa mềm, đĩa quang, đĩa CD, ổ cứng.
1.2.4 Các phương pháp phân tích trong GIS
Trong GIS có rất nhiều phương pháp phân tích khác nhau. Sau đây là
những phương pháp phân tích GIS mà học viên sẽ sử dụng trong khuôn khổ
của luận văn này.


14
Phương pháp chồng xếp (Overlay Analysis)
Các phương pháp phân loại (Class Analyis)
Phương pháp tìm kiếm dữ liệu trong vùng khơng gian (Buffer)
1.2.5. Cơ sở dữ liệu GIS
1.2.5.1. Khái niệm về CSDL
Cơ sở dữ liệu (CSDL) địa lý là sản phẩm được xây dựng từ dữ liệu của
tập hợp các đối tượng địa lý dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định (ví dụ:

OGC, W3C, ISO TC211,...), có khả năng mã hoá, cập nhật và trao đổi qua các
dịch vụ truyền tin hiện đại. Định dạng mở, không phụ thuộc vào phần mềm
gia công dữ liệu.
CSDL nền địa lý là CSDL địa lý mô tả thông tin thế giới thực ở mức cơ
sở, có độ chi tiết và độ chính xác đảm bảo để làm “nền” cho các mục đích xây
dựng các hệ thống thông tin địa lý chuyên đề khác nhau. Mỗi khu vực địa lý
cần được mô tả bởi dữ liệu “nền” phù hợp sao cho mức khái lược và thu nhỏ
mơ hình thực địa là thích hợp nhất, cho phép đủ phục vụ đa mục đích. Theo
đó, tùy thuộc vào mơ hình quản lý, khai thác ứng dụng và cập nhật sản phẩm
dữ liệu địa lý để định hướng cho công tác đo đạc xây dựng CSDL nền địa lý
trên phạm vi cả nước hoặc theo khu vực địa lý phục vụ đa mục.
CSDL nền địa lý đảm bảo cho sự tra cứu, truy nhập thông tin được
nhanh chóng, chính xác theo một phạm vi địa lý bất kỳ do người sử dụng yêu
cầu, không chỉ theo phạm vi của từng mảnh bản đồ.
Cơ sở dữ liệu hiện nay được xây dựng theo các chuẩn, với từng ngành có
những chuẩn cơ sở dữ liệu khác nhau. Chuẩn thông tin địa lý là hệ thống các
tiêu chuẩn về cách thức, qui định cách mô tả, biểu thị, cách xây dựng cơ sở dữ
liệu từ nhận thức thế giới thực đến cơ sở dữ liệu địa lý được lưu trữ theo cấu
trúc, khn dạng nào đó.


15
Các thành phần trong cơ sở dữ liệu và các phần tử trong mơ hình, tất cả
các yếu tố này đều được qui định theo các chuẩn thống nhất. Chuẩn thông tin
địa lý GIS được chia ra làm 2 loại:
- Chuẩn thông tin địa lý cơ sở
- Chuẩn thông tin địa lý ứng dụng
Các chuẩn được thực hiện trong cơ sở dữ liệu (về cơ bản tuân theo
chuẩn kỹ thuật quốc gia về thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành):[1]

- Chuẩn thuật ngữ
- Chuẩn về tham chiếu khơng gian
- Chuẩn về mơ hình cấu trúc dữ liệu
- Chuẩn về phân loại đối tượng
- Chuẩn về thể hiện trình bày
- Chuẩn về Metadata
- Chuẩn mã hóa và trao đổi dữ liệu
Mỗi mơ hình cơ sở dữ liệu đều có cấu trúc và kiểu dữ liệu riêng tùy
thuộc vào u cầu của mơ hình. Cấu trúc dữ liệu: tập hợp các biến có thể
thuộc một hoặc vài kiểu dữ liệu khác nhau được nối kết với nhau tạo thành
những phần tử. Các phần tử này chính là thành phần cơ bản xây dựng nên cấu
trúc dữ liệu. Kiểu dữ liệu (data type): kiểu dữ liệu của một biến là tập hợp các
giá trị mà biến đó có thể nhận.
Như chúng ta đã biết, cơ sở dữ liệu chiếm khoảng 70% giá trị của hệ
thông tin địa lý, hay nói cách khác cơ sở dữ liệu chính là “linh hồn” của hệ
thông tin địa lý. Cơ sở dữ liệu của hệ thông tin địa lý là tập hợp dữ liệu có liên
quan với nhau được lưu trữ dưới dạng số. Vì cơ sở dữ liệu của hệ thống có
mối liên quan với các điểm đặc trưng trên bề mặt trái đất nên nó bao gồm hai
nhóm là cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính. Mỗi loại có


16
những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu trữ số liệu, hiệu
quả, xử lý và hiển thị.
- Cơ sở dữ liệu không gian là cơ sở dữ liệu có chứa trong nó những
thơng tin về định vị của đối tượng. Nó là những dữ liệu phản ánh, thể hiện
những đối tượng có kích thước vật lý nhất định. Nếu là những cơ sở dữ liệu
không gian địa lý thì đó là những dữ liệu phản ánh những đối tượng có trên bề
mặt hoặc ở trong vỏ quả đất.
- Cơ sở dữ liệu thuộc tính hay cịn gọi là cơ sở dữ liệu phi không gian là

cơ sở dữ liệu phản ánh tính chất của các đối tượng khác nhau. Dữ liệu thuộc
tính được sắp xếp theo hàng và cột, mỗi hàng bao gồm nhiều loại thông tin về
một đối tượng nào đó như tên, diện tích …. Mỗi loại thông tin khác nhau này
gọi là một trường, mỗi trường được sắp xếp tương ứng với một cột.
 

1.2.5.2. Tổ chức cơ sở dữ liệu GIS.
Cơ sở dữ liệu là một gói dữ liệu được tổ chức dưới dạng các Layer. Các

Layer có thể được tạo ra từ nhiều khuôn dạng dữ liệu khác nhau như: Shape
files, personal geodatabase, ArcInfo cover datasets, CAD drawings, SDE
databases, photo, image. Hiện nay, theo các chuẩn dữ liệu ISO-TC 211 và
chuẩn dữ liệu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, dữ liệu được tổ chức theo
khuôn dạng chuẩn là GeoDatabase.
GeoDatabase: là một cơ sở dữ liệu được chứa trong một file. Khác với shape
file, GeoDatabase cho phép lưu giữ topology của các đối tượng. Cấu trúc của
GeoDatabase như sau:


×