Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.23 KB, 12 trang )


1
Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát
triển bền vững làng nghề Quảng Bố, xã Quảng
Phú, huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh


Ngô Thị Thùy Trang


Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng
Mã số: 60 85 15
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2013


Abstract. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững làng nghề. Nghiên
cứu, đánh giá hiện trạng phát triển ở làng nghề Quảng Bố. Xác lập cơ sở khoa học đề
xuất các giải pháp phục vụ mục tiêu phát triển bền vững làng nghề Quảng Bố, xã Quảng
Phú, huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Keywords. Phát triển bền vững; Tài nguyên môi trƣờng; Môi trƣờng; Làng nghề


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt do
sự khai thác và sử dụng của con ngƣời. Chính vì vậy việc tái chế, tái sử dụng các loại chất thải,
sản phẩm đã qua sử dụng là một việc rất có ý nghĩa. Các hoạt động tái chế chất thải đã góp phần


quan trọng trong việc tận dụng phế thải trên phạm vi toàn quốc và là lời giải cho bài toán phát
triển bền vững, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các làng nghề.
Trong những năm gần đây, việc khôi phục và phát triển của các làng nghề tái chế đã tạo nên
những chuyển biến tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng, giải quyết việc làm
cho hàng vạn lao động phổ thông, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng. Sự linh
động trong quản lý sản xuất - kinh doanh, sự phân công lao động giữa các hộ cung cấp và bao tiêu
nguyên liệu, sản phẩm là những ƣu điểm mang tính đặc thù của sản xuất làng nghề. Điều đó đã tạo
điều kiện thúc đẩy quá trình cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ sản xuất. Các sản phẩm từ
làng nghề chiếm một tỉ trọng đáng kể trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, hoạt động sản xuất tại các làng nghề nói chung đang
gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng. Sự mở rộng phát triển làng nghề
không đi kèm các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng đã làm cho môi trƣờng ở các làng
nghề và khu vực lân cận bị ô nhiễm nghiêm trọng và đang có xu hƣớng ngày càng gia tăng trong
những năm gần đây. Tại nhiều địa phƣơng có làng nghề, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh, nhất là nhóm
ngƣời trong độ tuổi lao động tăng cao. Tuổi thọ trung bình của ngƣời dân làng nghề thấp hơn 10
năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc.

2
Tỉnh Bắc Ninh là nơi tập trung khá đông các làng nghề, trong đó, nhóm ngành tái chế phế
liệu mà đặc biệt là tái chế kim loại màu là nhóm gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất cho cộng đồng
do công nghệ thủ công và khí thải sinh ra trong quá trình nấu chảy. Làng nghề Quảng Bố thuộc
huyện Lƣơng Tài là một trong 3 làng nghề tái chế kim loại màu của tỉnh, là làng nghề cổ đã đi
vào ca dao Việt Nam, chuyên đúc phôi đồng, nhôm, hợp kim và các mặt hàng phục vụ ngành
điện nƣớc, xây dựng hiện đang đƣợc quan tâm đầu tƣ khôi phục và phát triển. Tuy nhiên, tình
trạng ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề Quảng Bố ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là ô
nhiễm không khí. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, trong khu vực
dân cƣ sinh sống, nồng độ khí CO, SO
2
vƣợt 1,05 - 1,68 lần so với Quy chuẩn Việt nam; trong
xƣởng sản xuất, nồng độ các loại khí này vƣợt từ 10 - 400 lần, nồng độ bụi vƣợt tiêu chuẩn cho

phép từ 1- 5,3 lần. Dự báo ô nhiễm không khí, nƣớc và đất ở làng nghề Quảng Bố còn diễn biến
phức tạp nếu không kịp thời và cƣơng quyết áp dụng biện pháp quản lý và kỹ thuật.
Xuất phát từ nhu cầu phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững, đề tài đã đƣợc chọn với
tiêu đề: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề Quảng Bố, xã
Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học nhằm định hƣớng và đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển bền
vững làng nghề Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, đề tài cần hoàn thành những nhiệm vụ sau:
- Xác lập cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phục vụ mục tiêu phát triển bền vững làng
nghề Quảng Bố.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững làng nghề
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển ở làng nghề Quảng Bố
3. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ không gian lãnh thổ làng nghề Quảng Bố - xã Quảng Phú - huyện Lƣơng Tài -
tỉnh Bắc Ninh.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.2. Quan điểm phát triển bền vững
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
4.2.3. Phương pháp kế thừa
4.2.4. Phương pháp biểu đồ, bản đồ
4.2.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.2.6. Phương pháp định giá hàng hoá phi thị trường (lượng hoá các chỉ số và chỉ thị
môi trường)



CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
1.1.1. Làng nghề và các tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề thƣờng đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau nên cũng có nhiều khái niệm về
làng nghề. Theo nhà nghiên cứu Trần Minh Yến: "Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở

3
nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất
định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối
liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa" [51, 9]. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Vƣợng lại đƣa ra định
nghĩa: "Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất
thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng
đồng thời làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ
chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình" [51, tr.98].
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tƣ số 116/2006/TT-BNN
ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định một số khái niệm và tiêu chí đối với làng nghề, theo đó:
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc
các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn,
sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
- Tiêu chí công nhận làng nghề
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận;
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống đƣợc đƣợc hình thành trên
50 năm tính đến ngày làng đƣợc đề nghị xét danh hiệu; có giá trị sản xuất từ ngành nghề nông

thôn của làng chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng; có tối thiểu
30% số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn; sản phẩm làm ra phải mang
bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với tên tuổi của làng…
- Tiêu chí công nhận Làng nghề truyền thống: Làng nghề phải đạt tiêu chí làng nghề và
có ít nhất một nghề truyền thống. Với những làng chƣa đạt tiêu chí công nhận làng nghề nhƣng
có ít nhất một nghề truyền thống cũng đƣợc công nhận là làng nghề truyền thống.
- Làng nghề mới hình thành là do yêu cầu phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống trên
cơ sở vận dụng các tiềm năng sản xuất của địa phƣơng (chủ yếu là giải quyết vấn đề lao động).
Các làng nghề mới hình thành này do còn non kém về các điều kiện sản xuất nên sản phẩm của
làng nghề thƣờng là sản phẩm cấp thấp hoặc ở các công đoạn thô.
- Phân loại làng nghề
Hiện có nhiều cách phân loại làng nghề khác nhau. Mỗi cách phân loại nêu trên có những
đặc thù riêng và tùy theo mục đích có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Tuy nhiên, trên cơ sở
tiếp cận vấn đề môi trƣờng làng nghề, cách phân loại theo ngành và loại hình sản xuất là phù hợp
hơn cả. Vì thực tế mỗi ngành nghề, sản phẩm có yêu cầu khác nhau về nguồn nguyên liệu, quy
trình sản xuất và dạng chất thải khác nhau, gây ra những tác động tới môi trƣờng khác nhau.
1.1.2. Tình hình phát triển các nghề thủ công ở một số nƣớc châu Á
Đối với các nƣớc châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là giải pháp tích
cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn. Thực tế nhiều quốc gia trong khu vực có những
kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
* Phương thức quản lý môi trường làng nghề trên thế giới
* Bài học kinh nghiệm
1.1.3. Đặc điểm làng nghề Việt Nam
1.1.4. Làng nghề tái chế kim loại
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.2.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững thấp
Đây là loại phát triển dựa theo quan điểm các dạng tƣ bản có thể hoàn toàn thay thế cho
nhau, không xem tƣ bản tự nhiên là một loại cần xử lý đặc biệt. Nguyên lý của bền vững thấp là


4
có thể để lại tài nguyên thiên nhiên ít hơn nếu nhƣ có thể bồi hoàn sự mất mát đó bằng cách gia
tăng số lƣợng máy móc, cầu đƣờng và các tƣ bản nhân tạo khác. Hoặc là, có thể để lại ít cơ sở hạ
tầng, nhà xƣởng hơn nếu nhƣ có thể bồi thƣờng bằng cách tạo ra nhiều vùng đất phì nhiêu, nhiều
rừng hơn, hay tạo 1 nền giáo dục tốt hơn.
Phát triển bền vững cao
Quan điểm phát triển bền vững cao cho rằng khả năng thay thế hoàn toàn giữa các dạng tƣ
bản là không có thật. Tƣ bản tự nhiên có những chức năng mà tƣ bản nhân tạo không thể thay thế
đƣợc. Đó là những khả năng đảm bảo đời sống, duy trì vòng tuần hoàn vật chất và năng lƣợng
qua các quá trình không thể thay thế của tự nhiên nhƣ các chu kỳ sinh - địa - hoá Do đó phải
bảo vệ những tƣ bản tự nhiên chủ yếu. [9, tr.14]
1.2.2. Thƣớc đo khả năng bền vững của nền kinh tế
UNDP đã đƣa ra 3 hệ thống chỉ số để đánh giá sự bền vững về phát triển của một xã hội
bao gồm những chỉ tiêu nhất định trên ba mặt kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi
trƣờng.
a. Thước đo độ bền vững về kinh tế
b. Thước đo độ bền vững về xã hội
c. Thước đo độ bền vững về môi trường
1.3. XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ
1.3.1. Chỉ số bền vững địa phƣơng LSI
Phƣơng pháp dùng chỉ số LSI (Nath và Talay) dùng để đánh giá tính bền vững của địa
phƣơng bằng việc tính toán kết quả dựa trên việc xác định 5 chỉ thị đơn giản và dễ xác định, bao
gồm:
 I
1
: Tỷ lệ trẻ vị thành niên không phạm pháp, tỷ trọng C
1
= 2

 I
2
: Tỷ lệ trẻ sơ sinh không tử vong, tỷ trọng C
2
= 2
 I
3
: Tỷ lệ số dân đƣợc dùng nƣớc sạch, tỷ trọng C
3
= 4
 I
4
: Tỷ lệ số ngày không bị ô nhiễm khí trong năm, tỷ trọng C
4
= 3
 I
5
: Tỷ lệ diện tích đất không bị ô nhiễm, tỷ trọng C
5
= 1
* Ý nghĩa của LSI
1.3.2. Biểu đồ đánh giá mức độ bền vững (SAM)
Biểu đồ SAM (Sustainability Assessment Mapping) là một dạng biểu đồ hình tròn, trong
đó, mỗi một mảng vấn đề (tức là mỗi tham số của hệ thống) đƣợc trình diễn trên diện tích của
một hình quạt. Hiện trạng của mỗi mảng là diện tích đƣợc bôi đen của hình quạt tính từ tâm hình
tròn. Nếu đạt đƣợc giá trị kỳ vọng, phần bôi đen sẽ là toàn bộ diện tích hình quạt. Kết quả biểu
diễn cho phép nhận diện ngay đƣợc hiện trạng vấn đề. Vì hiện trạng của hệ thống không bao giờ
đạt đƣợc giá trị kỳ vọng (giá trị này trùng với hình tròn), SAM thực tế bao giờ cũng đặc trƣng
bằng một ranh giới gồ ghề. SAM cho phép gắn kết các mảng vấn đề nghiên cứu với các vấn đề
lƣợng giá trong cùng một mô hình duy nhất (bằng cách cho phép các tỷ lệ không tƣơng đƣơng).

[Nguồn 13, tr112].
Biểu đồ EDI (Ecological Downjone Index) là hiệu số giữa giá trị kỳ vọng và giá trị hiện
tại của hệ thống, giá trị của nó bằng tổng khoảng cách từ đáy hình quạt hiện trạng đến vòng tròn
kỳ vọng của toàn bộ hệ thống [Nguồn 13, tr.135].
Trong đó R
i
là trục giá trị kỳ vọng của thành tố i (chỉ thị i), R
1i
là giá trị đạt đƣợc hiện
trạng của thành tố I, n là số thành tố của hệ thống.
Có thể cải biến cách tính EDI bằng cách lƣợng hóa các chỉ thị nhờ xác định trọng số hệ
thống WS (Weight of System) của từng chỉ thị nhƣ sau:
* Ý nghĩa của việc sử dụng biểu đồ SAM
1.3.3. Qui trình đánh giá mức độ phát triển bền vững của làng nghề

5
Cơ sở lý thuyết trong đánh giá sự phát triển bền vững của làng nghề nghiên cứu đƣợc xây
dựng theo qui trình nhƣ sau:
B1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
B2. Tính điểm đánh giá của từng chỉ số, điểm đánh giá hệ thống
B3. Biểu diễn kết quả đánh giá trên biểu đồ SAM
B4. Sử dụng biểu đồ EDI đánh giá sự phát triển bền vững làng nghề
Tóm lược kết quả nghiên cứu Chương 1
Kết quả đánh giá trong bảng 1.4 sẽ là căn cứ để đề tài đƣa ra hệ thống giải pháp phục vụ
phát triển bền vững làng nghề. Các giải pháp cải thiện hƣớng vào việc giám sát EDI, trƣớc hết để
chuyển vị trí đến ngƣỡng an toàn (EDI = 30) và sau đó là đƣa hệ thống đến vị trí tốt hơn trong
khoảng C (EDI30). Nhƣ vậy, những chỉ tiêu có điểm đánh giá càng thấp sẽ trở thành trọng tâm
đƣợc cải thiện để (x
1
= y

1
- x
1
) tiến đến 0.
Tóm lại, trên cơ sở phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn đƣợc
một số phƣơng pháp đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu, đó là các
phƣơng pháp: LSI, biểu đồ SAM và EDI. Bên cạnh đó, quy trình đánh giá mức độ phát triển của
làng nghề cũng đƣợc xác lập với các bƣớc đánh giá cụ thể.


CHƢƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
ĐẾN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG Ở LÀNG NGHỀ QUẢNG BỐ,
XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở LÀNG NGHỀ
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Làng nghề Quảng Bố thuộc xã Quảng Phú nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, cách
trung tâm thành phố 28 km. Phía Bắc và phía Đông giáp xã Quỳnh Phú, phía Nam giáp xã Bình
Định, phía Tây giáp xã Đại Bái - huyện Gia Bình (Hình 2.1)
b. Đặc điểm địa hình - địa mạo
c. Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn
d. Đặc điểm lớp phủ
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cơ cấu sử dụng đất
Tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp đã tăng cao trong những năm gần đây, là kết quả của
việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ mục đích công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn
chiếm 63,65%, diện tích đất trống là 0,09%.
2.1.3. Dân số, lao động và mức sống

Xã Quảng Phú có số dân là 11.644 ngƣời, với 3.178 hộ sống phân bố ở 6 thôn. Hiện toàn
xã có khoảng 60% số hộ tham gia vào một công đoạn hay cả quá trình sản xuất công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp, với các mặt hàng truyền thống nhƣ bánh đa, sản xuất đồ gỗ và điển hình là
đồ đồng, nhôm mỹ nghệ.
2.1.4. Hiện trạng phát triển kinh tế
Tổng mức doanh thu toàn xã tăng từ 98 tỷ đồng (năm 2007) lên 199,46 tỷ đồng (năm
2010) và 334,37 tỷ đồng (năm 2012), tăng trƣởng kinh tế đạt khoảng 11,5 %.
Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
2.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ QUẢNG BỐ
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

6
Quảng Bố (còn có tên cổ là Làng Vó) là làng nghề có bề dày truyền thống đã đi vào ca
dao Việt Nam, đƣợc hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ XI, làng nghề đƣợc phát triển mạnh
hơn từ thế kỷ XV và XVI do đã biết cách tổ chức hoạt động kinh doanh chuyên môn hóa từng
công đoạn. Sản phẩm chủ yếu sản xuất ra từ nhôm, đồng nhƣ xoong, nồi, bu lông, ốc vít Hoạt
động sản xuất ở làng nghề tạo nên những nét văn hoá đặc sắc, mang đậm truyền thống của làng
quê Việt Nam.
* Qui mô sản xuất
Quảng Bố đƣợc đánh giá là một trong những làng nghề phát triển khá bền vững ở Bắc
Ninh. Từ năm 2005, doanh thu luôn đạt trên 100 tỷ đồng/năm, riêng năm 2010 đạt gần 150 tỷ
đồng, tạo việc làm cho 1.032 lao động trong và ngoài địa phƣơng. Trong đó có những doanh
nghiệp quy mô lớn thu hút hàng trăm lao động, doanh thu đạt hàng chục tỷ đồng/năm, điển hình
nhƣ Công ty TNHH Toàn Thắng, Công ty TNHH Long Hải, Công ty Cổ phần Việt Hà, Công ty
Cơ khí và Thƣơng mại Hoàng Hiệp…
Với quy mô sản xuất tƣơng đối lớn, mỗi ngày làng nghề thu nhận khoảng hơn 100 tấn
phế liệu, trong đó chủ yếu là đồng, nhôm, khoảng 7% là chì và kim loại hỗn tạp khác. Hàng ngày
có khoảng 400 lò tái chế hoạt động, hàng năm,làng nghề thu gom tới trên 8.000 tấn phế liệu các
loại từ Hà Nội, Hải Phòng, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Thanh Hoá, Quảng Trị để tái chế, trong đó

phế liệu đồng chiếm khoảng 55%, còn lại là phế liệu nhôm.
2.2.2. Quy trình đúc đồng và dòng thải
Mô phỏng các công đoạn đúc đồng ở làng nghề Quảng Bố (kèm theo dòng thải) theo hình
Qua đó, để tạo thành sản phẩm, quy trình gồm 5 giai đoạn chính: (i) làm sạch nguyên liệu, (ii)
nấu nguyên liệu, (iii) tạo phôi, (iv) cán, kéo và (v) tạo khảm.
Giai đoạn làm sạch nguyên liệu (gia công sơ bộ, tẩy gỉ): Phát sinh một lƣợng lớn bụi,
rác. Bụi chứa kim loại nặng và bụi của vật liệu độc hại do nguyên liệu bị lẫn tạp chất. Một số hộ
do nguyên liệu là dây đồng sẽ phải đốt lớp cao su phủ ngoài gây khói và mùi.
Giai đoạn nấu nguyên liệu: Qui trình nấu sử dung than, củi, dầu FO, DO. Trong đó than
cám là nguyên liệu đƣợc sử dụng nhiều nhất, phát sinh một lƣợng lớn bụi, khói và các khí ô
nhiễm nhƣ CO
2
, SO
2
, NO
x
, chất hữu cơ bay hơi do than cám có hàm lƣợng C và S cao Ngoài ra
giai đoạn này còn phát sinh lƣợng xỉ than rất lớn.
Giai đoạn tạo phôi: Quá trình làm mát phôi phát sinh nƣớc thải chứa hàm lƣợng các chất
kim loại nhƣ Cu, Al, và một số tạp chất khác. Hàm lƣợng SO
2
tăng thêm từ hoạt động rửa sản
phẩm bằng gôm và axit sunfuric cũng luôn vƣợt tiêu chuẩn và có xu hƣớng ngày càng tăng.
Giai đoạn cán, kéo: Phát sinh tiếng ồn và chất thải rắn. Ngoài ra cũng phát sinh nƣớc thải
do quá trình làm mát máy móc,
Mô phỏng các công đoạn đúc đồng ở làng nghề Quảng Bố (kèm theo dòng thải) theo hình
Qua đó, để tạo thành sản phẩm, quy trình gồm 5 giai đoạn chính: (i) làm sạch nguyên liệu, (ii)
nấu nguyên liệu, (iii) tạo phôi, (iv) cán, kéo và (v) tạo khảm.
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƢỜNG XÃ QUẢNG PHÚ

2.3.1. Tác động tích cực
Về mặt kinh tế
Về mặt xã hội
Về mặt môi trường
2.3.2. Ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất đến môi trƣờng không khí
Đặc trƣng về môi trƣờng tại làng nghề Quảng Bố là không khí. Khí thải phát sinh chủ yếu
từ giai đoạn nung chảy nguyên vật liệu. Trong khi đó, nguồn nhiên liệu sử dụng cho quá trình
này là than.
2.3.3. Tác động do khí thải

7
Công đoạn phân loại: Phát sinh oxit kim loại, vụn kim loại/ngày, bụi, đất và chất thải rắn
(nhựa, sắt, gỉ sắt …). Chiếm khoảng 5 % nguyên liệu đầu vào.
Công đoạn nung: Phát sinh bụi và khí thải nhƣ C
x
H
y,
CO, SO
2
, CO
2
, NO
x
. Ngoài khí thải,
còn phát sinh lƣợng xỉ than chiếm khoảng 27% lƣợng than ban đầu.
Quá trình sản xuất còn phát sinh hơi Cl, HCN, HCl, H2S, H
2
SO4, SO
2
, CO, NO độc hại,

tuy hàm lƣợng nhỏ nhƣng có mặt thƣờng xuyên trong không khí gây ảnh hƣởng đáng kể đến sức
khỏe cộng đồng.
2.3.4. Tác động do nƣớc thải
Bên cạnh vấn đề ô nhiễm môi trƣờng không khí là thực trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.
Nếu không có biện pháp giảm thiểu, môi trƣờng nƣớc trong tƣơng lai sẽ ô nhiễm trầm trọng hơn
do lƣợng nƣớc thải ngày càng lớn từ các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ.
2.3.5. Tác động do chất thải rắn
Tại làng nghề, rác thải đƣợc thu gom theo tuần. Sáng thứ bẩy hàng, xe thu gom rác (xe
công nông) sẽ đến các điểm đầu ngõ để thu gom rác, lƣợng rác thải khá lớn, tính trung bình rác
thải sản xuất của cả xã là 630 kg/ngày, rác thải sinh hoạt khoảng 1370 kg/ngày. Trong tổng số
các loại chất thải phát sinh trong ngày trên địa bàn xã, lƣợng chất thải rắn có thể tái chế, tái sử
dụng chiếm 65%. Trong đó, giấy phế liệu chiếm 23%; nhựa phế liệu chiếm 19%; phế liệu kim
loại chiếm 47% và các loại chất thải khác chiếm 11%.
2.3.6. Tác động của hoạt động sản xuất đến cảnh quan sinh thái
Các hoạt động sản xuất của làng nghề đã làm ô nhiễm và thay đổi phần nào cảnh quan
khu vực: Vật tƣ, sản phẩm và các loại chất thải đổ xung quanh nơi sản xuất và cả trên đƣờng
giao thông; các nhà ở và xƣởng xen nhau, bụi, mức ồn cao và liên tục Hầu hết diện tích đất ở
và phần đất hai bên trục đƣờng liên xã đã đƣợc sử dụng làm mặt bằng sản xuất. Nhiều xƣởng sản
xuất lớn chở xỉ than và phế liệu thải đổ ra các khu đất trống của làng, gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng. Một số nơi đƣờng trong xóm lát bằng vỏ ắcquy hỏng, đất khô cằn. Dải đất canh
tác phía sau một số hộ sản xuất đã bị bỏ hoang do ô nhiễm.
2.3.7. Tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ cộng đồng
Sản xuất đồng, nhôm không chỉ gây những tác động đến môi trƣờng tự nhiên mà ngày
càng tác động mạnh đến môi trƣờng xã hội. Tất cả các khâu sản xuất đều có những tác động nhất
định và mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, cán, gò và tẩy
trắng sản phẩm đều tác động mạnh tới sức khoẻ ngƣời dân và gây ô nhiễm môi trƣờng khu vực.
Dƣới đây là bảng tổng hợp những tác động của hoạt động sản xuất đến môi trƣờng tự
nhiên, kinh tế và xã hội đến chính làng nghề Quảng Bố.
Tóm lược kết quả nghiên cứu Chương 1
Kết quả đánh giá trong bảng 1.4 sẽ là căn cứ để đề tài đƣa ra hệ thống giải pháp phục vụ

phát triển bền vững làng nghề. Các giải pháp cải thiện hƣớng vào việc giám sát EDI, trƣớc hết để
chuyển vị trí đến ngƣỡng an toàn (EDI = 30) và sau đó là đƣa hệ thống đến vị trí tốt hơn trong
khoảng C (EDI30). Nhƣ vậy, những chỉ tiêu có điểm đánh giá càng thấp sẽ trở thành trọng tâm
đƣợc cải thiện để (x
1
= y
1
- x
1
) tiến đến 0.
Tóm lại, trên cơ sở phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn đƣợc
một số phƣơng pháp đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu, đó là các
phƣơng pháp: LSI, biểu đồ SAM và EDI. Bên cạnh đó, quy trình đánh giá mức độ phát triển của
làng nghề cũng đƣợc xác lập với các bƣớc đánh giá cụ thể.







8
CHƢƠNG III
XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ QUẢNG BỐ

3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ QUẢNG BỐ,
XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
Đánh giá mức độ phát triển bền vững làng nghề Quảng Bố theo phƣơng pháp đánh giá
nhanh sử dụng chỉ số địa phƣơng LSI

3.2. ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ
QUẢNG BỐ, XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
3.2.1. Lĩnh vực môi trƣờng
a. Nhóm giải pháp quản lý đầu vào
b. Nhóm giải pháp quản lý trong quá trình sản xuất
* Tăng cường duy tu và bảo dưỡng thường xuyên đối với máy móc, trang thiết bị
* Giải pháp kỹ thuật
* Biện pháp tiết kiệm, tái sử dụng nước thải
* Hạn chế thành phần độc hại trong nước thải:
* Bố trí không gian sản xuất hợp lý, khoa học
* Bảo đảm an toàn lao động: Trang bị các dụng cụ,trang thiết bị an toàn lao động cho
ngƣời sản xuất.
c. Nhóm giải pháp trong quản lý đầu ra
* Biện pháp quản lý nước thải
chất thải độc hại.
* Giải pháp quản lý khí thải
3.2.2. Lĩnh vực xã hội
* Nhóm giải pháp quản lý chính sách
Các chính sách vĩ mô để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển cũng là vấn đề quan
trọng. Trên thực tế, Nhà nƣớc với các chính sách, nguồn vốn của mình luôn chú trọng đến các
doanh nghiệp lớn, đặc biệt là quốc doanh, mà lơ là các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất
ở làng nghề. Để các làng nghề mới phát triển đồng bộ đƣợc Nhà nƣớc quan tâm hơn đến
thành phần kinh tế tƣ nhân nhỏ ở làng nghề bằng các giải pháp cụ thể nhƣ chính sách thông
thoáng, nguồn vốn dễ tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ đào tạo nghề, giúp đỡ giải
quyết ô nhiễm môi trƣờng
3.2.3. Nhóm giải pháp về kinh tế
* Kiểm soát được giá nhập nguyên, nhiên liệu:
* Tổ chức sản xuất hợp lý tiết kiệm chi phí trong sản xuát:
* Phát triển du lịch làng nghề



KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích các số liệu điều tra, các bảng biểu, hệ thống hình vẽ, biểu đồ,
bản đồ, đề tài rút ra một số kết luận chính nhƣ sau:
- Làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh là
một làng nghề cổ đƣợc nằm trong qui hoạch bảo tồn của tỉnh Bắc Ninh. Với những ƣu thế về
truyền thống sản xuất, sản phẩm mang tính đặc thù, kinh nghiệm, tay nghề của các nghệ
nhân, ngƣời lao động, làng nghề Quảng Bố đã đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã Quảng Phú nói riêng và huyện Lƣơng Tài nói
chung (55%). Sự phát triển về kinh tế kéo theo sự phát triển về xã hội. Tổng giá trị sản xuất,
thu nhập bình quân tính theo đầu ngƣời đều tăng cao so với các địa phƣơng không có làng

9
nghề (1,83 triệu). Đời sống văn hoá, tinh thần của ngƣời dân trong xã cũng theo đó đƣợc
nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo (4%), tỷ lệ ngƣời thất nghiệp chỉ còn chiếm % không đáng kể.
- Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực về kinh tế và xã hội do hoạt động sản
xuất làng nghề tạo nên thì những tác động tiêu cực về môi trƣờng là vấn đề cần đƣợc quan
tâm ở làng nghề.
Phƣơng pháp đánh giá nhanh tính bền vững của làng nghề cho kết quả chỉ số LSI =
0,5425 đƣợc xếp ở mức trung bình.
Khẳng định lại kết quả đánh giá trên bằng phƣơng pháp đánh giá toàn diện bằng biểu
đồ SAM với 42 chỉ thị trên 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trƣờng. cho kết quả đánh giá
điểm của cả hệ thống WS = 39,05523241. Kết quả này tƣơng ứng với vị thế phát triển của
làng nghề xã Quảng Phú ở khoảng chƣa an toàn “có vấn đề bức xúc”.
Nhƣ vậy, với kết quả đánh giá trên có thể kết luận: sự phát triển của làng nghề là chƣa
bền vững. Do đó, việc đƣa ra các giải pháp phù hợp đối với sự phát triển của làng nghề là một
yêu cầu bức thiết hiện nay.
Căn cứ vào điểm đánh giá của các chỉ tiêu trong bảng 3.2, đề tài sẽ xác lập hệ thống
giải pháp phục vụ phát triển bền vững làng nghề. Nhƣ vậy, hệ thống giải pháp sẽ đƣợc thành

lập từ chính bộ chỉ tiêu đánh giá, trong đó mức độ ƣu tiên các giải pháp đƣợc xác định từ chỉ
tiêu có điểm thấp đến cao. Trong đó, các giải pháp tập trung nhiều vào việc giảm khoảng
cách giữa kỳ vọng và thực tế trên lĩnh vực môi trƣờng và xã hội.



References
1. Bộ Công thƣơng, Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời hội nhập, Tạp chí
công nghiệp, 25/12/2008
2. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2008: Báo
cáo môi trường làng nghề Việt Nam năm 2008
3. PGS.TS Đặng Kim Chi, (2005) Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nxb Khoa học và
kỹ thuật
4. PGS, TS Đặng Kim Chi, (2005) Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải thiện
môi trường cho làng nghề tái chế kim loại, Nxb Khoa học và kỹ thuật,
5. Phùng Khánh Chuyên, Sử dụng phương pháp kiến tạo chỉ số BSI và LSI đánh giá mức
độc bền vững của sự phát triển ở phường Thọ Quang - quận Sơn Trà - thành phố Đà
Nẵng, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng
6. Đỗ Quang Dũng, 2004, Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận
văn thạc sĩ
7. Lê Thế Giới, Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn Trƣờng Sơn, Xây dựng khung phân tích
đa chiều và hệ thống chỉ số đánh giá phát triển bền vững của ngành thủy sản - Trường
hợp ngành thủy sản Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng, Số 5 (40)
2010
8. Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2008), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền
vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. PGS.TS Trƣơng Quang Hải, TS Nguyễn Thị Hải, Kinh tế môi trường, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, H.2002
10. Đỗ Thị Hảo, Làng Vó và nghề đúc đồng truyền thống, Nxb Khoa học xã hội, H.1991.
11. Nguyễn Xuân Hoản, Công nghiệp hóa nông thôn thông qua phát triển các cụm công

nghiệp làng nghề: Nghiên cứu trường hợp tại các cụm công nghiệp làng nghề ở Bắc
Ninh và Hà Tây, Trung Tâm Nghiên cứu & Phát triển Hệ thống Nông nghiệp, Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

10
12. PGS.TS. Nguyễn Đình Hoè (2002) Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Đại học
Quốc gia
13. PGS.TS Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu, (2007), Tiếp cận hệ thống ứng dụng trong
nghiên cứu môi trường và phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Lê Thị Cẩm Hồng, Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện
pháp kiểm soát ô nhiễm tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều - tỉnh Quảng Nam, Khoá
luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Bách khoa
15. Thiều Quang Phi Hùng, (2011) Đánh giá mức độ bền vững của một số điểm tái định cư thủy
điện Sơn La trên địa bàn huyện Thuận Châu, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
16. Giáng Hƣơng, Phác họa bức tranh văn hóa làng nghề thủ công truyền thống ở Ấn Độ
và Inđônêxia, Tạp chí Môi trƣờng, ngày 10/1/2012
17. Nguyễn Thị Liên Hƣơng, 2006, Nghiên cứu nguy cơ sức khỏe ở các làng nghề tại một
số tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp, Luận án Thạc sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ƣơng
18. Nguyễn Thị Hƣờng, 2005, Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng nghề Tiểu
thủ công nghiệp, Tạp chí Lý luận Chính trị, tr 58 - 63, số 4
19. Bạch Quốc Khang, Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Thu Quế, 2005, Sổ tay hướng dẫn xây
dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng
đồng, NXB Nông nghiệp.
20. Phạm Thị Linh, 2007, Hiện trạng sức khỏe môi trường làng nghề chế biến thực phẩm
Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Tây, Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo khoa học.
21. Nguyễn Thị Phƣơng Loan, Tổng quan về các bộ chỉ thị phát triển bền vững và các hệ
thống nguyên tắc phát triển bền vững, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội

22. Đặng Đình Long, Đinh Thị Bích Thủy, 2005, Tính cộng đồng và xung đột môi trường
tại khu vực làng nghề ở đồng bằng sông Hồng. Thực trạng và xu hướng biến đổi, Nxb
Nông nghiệp.
23. Đỗ Xuân Luận, Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên, 2009
24. Ngô Trà Mai, 2008, Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi
trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây, Luận án TS, Đại học Khoa học Tự nhiên.
25. Nguyễn Văn Phƣớc, Phan Xuân Thạnh, Trần Tiến Khôi, Các vấn đề ô nhiễm và giải
pháp xử lý môi trường cho làng nghề đúc tại An Nhơn tỉnh Bình Định, Trƣờng Đại Học
Bách Khoa TP.HCM
26. Dƣơng Bá Phƣợng, 2001, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình Công
nghiệp hóa, Hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội.
27. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ Về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
28. Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (25/10/2012)
29. Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc
Ninh, năm 2010
30. Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, Chương trình phát triển bền vững ngành
tài nguyên môi trường giai đoạn 2007-2010, hướng tới 2020
31. Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, Đánh giá tác động môi trường cụm công
nghiệp làng nghề Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
32. Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng chất thải
nguy hại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, năm 2006, 306 trang.

11
33. Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng nước
ngầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, năm 2006.
34. Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh - Trạm Quan trắc và phân tích môi trƣờng, Đề
án qui hoạch môi trường tỉnh giai đoạn 2006 - 2020 và Kế hoạch bảo vệ môi trường

giai đoạn 2006 – 2010
35. Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, Đề án xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
làng nghề tỉnh Bắc Ninh
36. Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, 2008, Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề,
khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
37. Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh
38. Nguyễn Thị Kim Thái, (2004), Xử lý bã thải từ công nghiệp chế biến tinh bột bằng
phương pháp củ khí trong điều kiện khí hậu Việt Nam, Luận án PTSKH Kinh tế, Đại
học Xây dựng.
39. PGS,TS Trịnh Thị Thanh, (2003) Độc học, môi trường và sức khỏe con người, Trƣờng
Đại học Thái Nguyên, Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội
40. Vũ Quyết Thắng, 2007, Quy hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
41. Thông tƣ 54/2009/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới
42. Lê Minh Tiến, Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững, Thời báo Kinh tế
Sài Gòn 10/12/2008
43. Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hƣơng, Lê Vân Trình, 2005, Những vấn đề về
sức khỏe và an toàn trong các làng nghề Việt Nam, Nxb Y học.
44. UBND tỉnh Bắc Ninh, Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Băc Ninh giai đoạn 2006 -
2010 và định hướng đến 2020
45. UBND tỉnh Bắc Ninh, Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 2007 -
2010, hƣớng tới 2020)
46. UBND tỉnh Bắc Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2010
47. UBND tỉnh Bắc Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2011
48. UBND tỉnh Bắc Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2012
49. UBND tỉnh Bắc Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2020
50. UBND tỉnh Phú Yên, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Phú Yên, (2010) Chiến lược
bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên đến 2010, tầm nhìn 2020

51. Trần Minh Yến (2007), Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, Nxb Khoa học và xã hội
52. Trần Minh Yến, 2003, Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá
trình CNH – HĐH, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học
53. Trần Uyên, Các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở Bắc Ninh, Báo Bắc Ninh,
thứ sáu ngày 18/3/2011
54. Bùi Văn Vƣợng (2002) Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa thông
tin
55. o
56.
57. www.vst.vista.gov.vn, Môi trường và phát triển bền vững: Chất lượng môi trường ở hầu
hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn, 2008.
58. www.ivce.org/magazinedetail.php Phát triển và chất lượng phát triển: Các chỉ tiêu
đánh giá kinh tế, Vũ Quang Việt
59. đổi về hệ thống các nguyên tắc
phát triển bền vững và đánh giá phát triển bền vững.

12
60.
61. /1/LUAN%20VAN.doc
62. Môi trường và phát triển bền vững: Chất lượng môi
trường ở hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn
63. />s%E1%BB%91-gini-nhanh/








×