Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tìm hiểu tập quán cưới xin của người gia rai ở làng ó, xã ia đrăng, huyện chư prông, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HĨA HỌC
Đề tài:
TÌM HIỂU TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI GIA RAI Ở LÀNG
Ĩ, XÃ IA ĐRĂNG, HUYỆN CHƯ PRƠNG, TỈNH GIA LAI
Người hướng dẫn:
ThS. Hoàng Thị Mai Sa
Người thực hiện:
Thân Thị Hậu

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4
4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
6. Bố cục đề tài ................................................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI GIA RAI ................................ 7
1.1. Đôi nét về tộc người Gia Rai ................................................................... 7


1.1.1. Lịch sử tộc người ................................................................................... 7
1.1.2. Vùng đất cư trú ..................................................................................... 9
1.1.3. Đặc trưng văn hóa tộc người Gia Rai ............................................... 10
1.2. Diện mạo văn hóa làng Ĩ, xã Iadrăng, huyện Chư Prơng, tỉnh Gia
Lai ................................................................................................................... 15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 15
1.2.2. Lịch sử lập làng ................................................................................... 16
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 18
1.2.4. Đời sống văn hóa ................................................................................. 20
Chương 2: TẬP QUÁN CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
GIA RAI Ở LÀNG Ĩ, XÃ IA DRĂNG, HUYỆN CHƯ PRƠNG ............. 25
2.1. Khái quát về tập quán cưới xin của người Gia Rai ........................... 25
2.1.1. Quan niệm người Gia Rai về tình u đơi lứa .................................. 25
2.1.2. Quan niệm truyền thống về hơn nhân............................................... 31
2.1.3. Mục đích và ý nghĩa của việc tổ chức hôn lễ .................................... 34
2.2. Nghi lễ cưới xin làng Ĩ, xã Ia Đrăng, huyện Chư Prơng, tỉnh Gia Lai .. 35


2.2.1. Quá trình chuẩn bị .............................................................................. 35
2.2.2. Những nghi lễ trong ngày cưới .......................................................... 37
2.2.3. Những nghi lễ sau ngày cưới .............................................................. 43
2.3. Các trường hợp hôn nhân ngoại lệ ....................................................... 45
2.4. So sánh với tập quán cưới xin của người Ba Na cùng nơi cư trú ..... 47
Chương 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TẬP QUÁN CƯỚI XIN NGƯỜI
GIA RAI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI HIỆN NAY ......................................... 51
3.1. Nét đẹp văn hóa người Gia Rai qua tập quán cưới xin ...................... 51
3.2. Những biến đổi trong tập quán cưới xin .............................................. 54
3.2.1. Thực trạng biến đổi ............................................................................. 54
3.2.2. Nguyên nhân biến đổi ......................................................................... 58
3.3. Một số giải pháp bảo tồn tập quán cưới xin của đồng bào Gia Rai .. 60

KẾT LUẬN .................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 69


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia đa dân tộc trên thế giới. Đây là
nơi cộng cư của 54 tộc người anh em cùng sinh sống trên mảnh đất hình chữ
S kéo dài từ Bắc vào Nam, từ mũi Cà Mau đến đỉnh đầu Lũng Cú. Các dân
tộc tự bao đời nay sống gắn bó, đồn kết với nhau trong suốt q trình lịch sử
dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, mỗi tộc người đều mang trong mình một
bản sắc văn hóa riêng, gắn liền với đời sống của họ từ khi hình thành, phát
triển và chúng được bảo lưu, gìn giữ cho đến tận ngày nay, cho dù đã trải qua
biết bao biến thiên và thăng trầm của lịch sử, góp phần tạo nên nền văn hóa
Việt Nam đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
Ông bà ta đã dạy rằng: “Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” điều này
cho thấy việc xây dựng hạnh phúc gia đình đã trở thành một quy luật tất yếu
khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành. Vì vậy, việc dựng vợ gả chồng, từ
xưa đến nay vẫn luôn được coi là một sự kiện trọng đại của đời người. Hôn
nhân đặt nền móng cho gia đình, làm nên một tế bào xã hội và là chiếc cầu
nối giữa con người với xã hội. Sự kiện này đôi khi là cả một q trình dài và
ln chất chứa những giai thoại cảm động. Hoàn cảnh sống phức tạp và
phong tục tập quán, nếp suy nghĩ khác biệt ở các vùng miền đã cho ra nhiều
quan niệm và phương thức kết hôn khác nhau. Hôn nhân của dân tộc Gia Rai
– một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng rừng núi Tây Nguyên cũng
vậy, ẩn chứa nhiều tập tục khác biệt và độc đáo. Với truyền thống mẫu hệ,
phụ nữ được tự do chọn lựa người yêu và chủ động trong hơn nhân. Tập tục

cưới xin giản đơn, khơng mang tính chất mua bán và do nhà gái chủ động, khi
đã thành vợ thành chồng thì đàn ơng phải sang sống ở nhà vợ.
Để có được một cuộc sống hơn nhân hạnh phúc, một gia đình ấm áp thì
người Gia Rai cũng như bao dân tộc khác, phải trải qua rất nhiều giai đoạn


2

xung quanh đám cưới đến nghi lễ thiết yếu trong đám cưới đều chứa đựng
những giá trị văn hóa truyền thống cần được nâng niu, gìn giữ của dân tộc Gia
Rai nói riêng và của nền văn hóa Việt Nam nói chung. Từ xưa người Gia Rai
đã có một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, tuy nhiên hiện nay do sự tác
động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cùng với q trình hiện đại hóa, đơ
thị hóa đang diễn ra nhanh chóng nên nhiều nét văn hóa truyền thống của
người Gia Rai cũng có nguy cơ bị mai một, hoặc lãng quên, hoặc bị đơn giản
hóa. Chúng ta cầ n có những giải pháp cụ thể để kip̣ thời giǹ giữ truyền thống tốt
đẹp này.

Đó chính là lí do mà chúng tơi chọn đề tài: “Tìm hiểu tập quán cưới
xin của người Gia Rai ở làng Ó, xã Ia Đrăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia
Lai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mảnh đất Tây Nguyên, nơi cư trú của rất nhiều tộc người nói các ngơn
ngữ thuộc ngữ hệ Môn – Khơme và Nam Đảo luôn là đối tượng nghiên cứu
của các học giả trong và ngoài nước. Bởi, nơi đây là một vùng đất có giá trị
nghiên cứu cao về đời sống tơn giáo, tín ngưỡng, văn hóa độc đáo của các tộc
người thiểu số.
Từ thời Pháp thuộc, trong công cuộc truyền giáo lên vùng Tây Nguyên,
nhiều giáo sĩ, thừa sai đã bỏ công sức nghiên cứu các tộc người ở Tây Nguyên
- mà lúc này người ta gọi là Mois, nghiên cứu vốn văn hóa truyền thống của

họ nhằm phục vụ cho mục đích rao giảng đức tin Thiên chúa. Trong một số
cơng trình đó, họ có ghi chép lại đời sống tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập
quán, nghi lễ có liên quan đến tộc người mà mình muốn trao truyền đức tin.
Và một số đoạn ngắn có liên quan đến phong tục cưới xin của đồng bào Tây
Nguyên nói chung, Gia Rai nói riêng.
Tuy nhiên, đến năm 1974, trong cơng trình nghiên cứu của Cửu Long


3

Giang và Toan Ánh với nhan đề “Cao Nguyên miền Thượng”, các tác giả đã
miêu tả khá rõ về đời sống, văn hóa của người Gia Rai ở Tây Nguyên, nhưng
phần hơn nhân, gia đình thì các tác giả đề cập khá ít ỏi.
Mãi cho đến sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống
nhất, những cơng trình nghiên cứu về Tây Nguyên ngày càng nhiều. Trong
đó, một số cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến phong tục cưới xin của người
Gia Rai, tiêu biểu như “Nghi lễ hôn nhân” của tác giả Minh Đường, do NXB
Thời đại ấn hành năm 2012, tác giả có giới thiệu đôi nét về nghi lễ cưới hỏi
của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có dân tộc Gia Rai.
Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo trong cuốn “Tục cưới hỏi ở Việt Nam”,
NXB Văn hóa Thơng tin đã tập trung nghiên cứu về phong tục cưới hỏi của
các dân tộc ít người, trong đó có dân tộc Gia Rai, từ đời sống văn hóa vật
chất, quan hệ xã hội, dịng họ, gia đình hơn nhân. Và đặc biệt trong hôn nhân
những nghi thức cụ thể của một đám cưới người Gia Rai phải thực hiện.
Trong tủ sách văn hóa, cuốn “Hỏi đáp về luật tục các dân tộc Việt
Nam” của NXB Quân đội nhân dân có cho biết một số luật phạt dành cho
những người dân vi phạm luật hôn nhân của một số dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên trong đó có người Gia Rai.
Để tiếp nối những cuốn sách ảnh về 54 dân tộc Việt Nam cuối năm
2012, Nhà xuất bản Thông Tấn đã biên soạn và giới thiệu đến bạn đọc cuốn

sách ảnh “Người Gia Rai ở Tây Nguyên”. Những hình ảnh và bài viết trong
cuốn sách là minh chứng sinh động, chân thực về nguồn gốc lịch sử, bản sắc
văn hóa, phong tục, lễ hội của dân tộc Gia Rai. Trong đó có nhắc đến vấn đề
hơn nhân và tóm tắt ngắn gọn về một số nghi lễ cần thiết cho một đám cưới
người Gia Rai.
Và một số cuốn sau nghiên cứu về vùng đất, phong tục tập quán, văn
hóa cổ truyền, đời sống văn hóa trong q trình phát triển ngày nay của Tây


4

Nguyên và dân tộc Gia Rai: Nguyễn Hồng Sơn - Trương Minh Dục đồng chủ
biên (1996), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Ngun”, NXB Chính
trị Quốc gia; Trương Minh Dục (2006), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên”, NXB Chính trị Quốc gia; Đặng
Nghiêm Vạn (chủ biên) “Các dân tộc ở tỉnh Gia Lai-Kon Tum”, (1981), NXB
Khoa học xã hội. Đỗ Hồng Kỳ (2012), “Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên
trong phát triển bền vững”, NXB Từ điển Bách Khoa; Phan Văn Bé (1993),
Tây Nguyên sử lược, NXB Khoa học Xã hội; Trần Văn Bính (2004), Văn hóa
các dân tộc Tây Ngun thực trạng và những vấn đề đặt ra, NXB Chính trị
Quốc gia Hà Nội; Pierre Dourisboure (2011), Thiên chúa yêu thương muôn
dân, NXB Tơn giáo…
Có thể nói đến nay, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào tái hiện
hồn chỉnh cách thức và nghi thức đám cưới người Gia Rai ở Tây Ngun nói
chung, ở làng Ĩ, xã Ia Đrăng, huyện Chư Prơng, tỉnh Gia Lai nói riêng. Với
tri thức thu nhận được từ những người nghiên cứu đi trước, chúng tôi cố gắng
tìm tịi, phát hiện những thơng tin chính xác, phản ánh đúng đắn và sâu sắc
nét văn hóa truyền thống đặc đặc sắc của người Gia Rai thông qua phong tục
cưới xin của tộc người này. Đồng thời thông qua đề tài, chúng tơi mong muốn
góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của

người Gia Rai trong dòng chảy của văn hóa đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: tập quán cưới xin truyền thống
của dân tộc Gia Rai. Thông qua nghiên cứu đối tượng này, chúng tôi cũng đi
sâu vào việc tìm tịi, phát hiện những biểu hiện của sự biến đổi tập tục cưới xin
người Gia Rai trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, với kết quả nghiên cứu đạt
được, chúng tôi đưa ra một số đề xuất nhằm bảo tồn vốn văn hóa truyền thống
của người Gia Rai thông qua tập tục cưới xin trong xã hội đương đại.


5

Dân tộc Gia Rai cư trú ở nhiều địa phương trên cả nước, nhưng phạm
vi nghiên cứu của chúng tôi là người Gia Rai ở làng Ó, xã Ia Đrăng, huyện
Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đồng thời chúng tôi cũng tiến hành khảo sát, so
sánh, đối chiếu với nghi lễ cưới xin của một số tộc người khác cùng cư trú
trong vùng.
4. Mục đích nghiên cứu
- Khảo tả một cách hệ thống, cụ thể, chi tiết nghi lễ cưới xin của người
Gia Rai ở làng Ó, xã Ia Đrăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
- Chỉ ra nét độc đáo và sự khác biệt của nghi lễ cưới xin của tộc người
Gia Rai so với nghi lễ cưới xin của một số tộc người khác cùng cư trú tại địa
phương.
- Chỉ ra những đặc trưng văn hóa trong tập quán cưới xin truyền thống
của người Gia Rai, đồng thời đề cập đến những biến đổi của tập quán ấy trước
sự thay đổi của thời cuộc, sự thay đổi của nếp sống tộc người, cộng đồng tại
địa phương cư trú.
- Qua nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp góp phần giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa người Gia Rai được thể hiện qua tập quán cưới
xin.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp logic – lịch sử: sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để nhận định, xem xét, đánh giá các hiện tượng văn
hóa diễn ra trong quá khứ.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp khảo sát, điền dã thực địa.
- Phương pháp phỏng vấn hồi cố, ghi hình…


6

6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được triển khai trong 3
chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về tộc người Gia Rai
Chương 2: Tập quán cưới xin truyền thồng của người Gia Rai ở làng Ĩ,
xã Ia Đrăng, huyện Chư Prơng, tỉnh Gia Lai
Chương 3: Đặc trưng văn hóa trong tập quán cưới xin của người Gia
Rai và những biến đổi hiện nay
Và cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục.


7

NỘI DUNG
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI GIA RAI
1.1. Đôi nét về tộc người Gia Rai

1.1.1. Lịch sử tộc người
Theo tài liệu của các nhà dân tộc học Việt Nam, người Gia Rai (hay
còn gọi là Giơ Ray, Chơ Ray, Jrai, JaRai…) là một trong những dân tộc đã có
mặt trên mảnh đất Tây Nguyên từ ngàn năm nay, sau đó lan sang một phần
đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơ Tao Ia (vua nước) và Pơ
Tao Pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hồ... Trước thế
kỷ XI người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy. Vào thế kỷ
XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu Thủy Xá (vua
nước), Hoả Xá (vua lửa). Chỉ có người đàn ơng họ Siu mới được làm vua lửa,
vua nước và con gái họ Rơ chom mới được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ
Pơ tao đồng nghĩa với Mtao của người Chăm, Tạo của người Thái và Thao
của Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.
Những phát hiện và những cuộc khai quật khảo cổ học năm 1993 –
1994 ở Biển Hồ (Pleiku) cho thấy, ngay từ thời đại đá mới và đầu kim khí đã
có con người sống ở Tây Nguyên. Theo giả thuyết của các nhà khảo cổ học,
chủ nhân của văn hóa Biển Hồ có nhiều khả năng là người Gia Rai, rất có thể
ngay từ thời kì này người Gia Rai nói riêng và người Tây Nguyên nói chung
đã bắt đầu xuất hiện những liên minh bộ lạc và những tù trưởng lớn mà nhiều
truyện cổ tích, sử thi của các dân tộc Tây Nguyên đã cho chúng ta biết rõ.
Khi vua Lê Thánh Tơng đánh chiếm được Chăm Pa vào năm 1471, thì
xã hội của người Gia Rai đã phát triển cao, thành một xã hội có mầm mống sơ
khai của nhà nước.


8

Không phải ngẫu nhiên mà vua Lê Thánh Tông phong cho vùng đất của
người Gia Rai cái tên “Nước Nam Bàn”. Trong “Phủ biên tạp lục” Lê Q
Đơn viết về nước Bàn của người Nam hay Mọi tức là người Gia Rai như sau:
“Nước ấy có chừng hơn 50 thơn trong nước có núi Bà Nam rất cao lớn, là

trấn sơn một phương… Thủy Vương (Vua Nước) ở phía Đơng núi, Hỏa
Vương (Vua Lửa) ở Tây Núi, đều có địa phận riêng, gác cây làm nhà… cày
bằng dao, trồng bằng lúa, tháng giêng gieo, tháng năm lúa chín, khơng gặt
mà chỉ tuốt, khơng biết ngày tháng.
Tuốt lúa xong thì thu thuế. Vua cưỡi voi, đi theo độ mười người, đến
một thơn Man nào thì đánh ba hồi chiêng, trong thơn đều ra, làm nhà cho vua
ở bởi vì tục ngữ có câu nói vua vào nhà nào thì nhà ấy có sự khơng hay, cho
nên vua khơng dám vào nhà để ở” (Ngô văn Doanh (1995), Lễ bỏ mả Bắc Tây
Nguyên, NXB Văn hóa dân tộc học, [tr.170]).
Nói là nộp thuế nhưng với tinh thần tự giác, ai nộp bao nhiêu tùy ý, từ
một nồi đồng, tấm vải trắng đến một cây mía, một buồng chuối cũng được.
Như vậy, tuy đã phát triển đến giai đoạn sơ khai của nhà nước, nhưng
do nhiều nguyên nhân khách quan (bị biệt lập về địa lý, ít nhiều bị tách ra
khỏi thế giới bên ngoài và bị các dân tộc láng giềng lấn át), nên xã hội của
người Gia Rai vẫn chững lại ở giai đoạn tiền nhà nước.
Người Gia Rai hiện nay tập trung lại thành từng nhóm tộc người. Tuy
vậy, tất cả các nhóm tộc Gia Rai đều tự nhận mình là người Gia Rai. Do đó,
Gia Rai là tên chính thức của dân tộc. Và có nhiều cách viết khác nhau: Giơ
Ray, Chơ Ray, Jrai.
Cho đến nay, ý nghĩa cái tên này và nó xuất hiện từ bao giờ thì chưa có
tài liệu nào giải thích rõ. Theo ơng Nay Der – nhà giáo, nhà tri thức đầu tiên
của dân tộc Gia Rai – cho biết: trong tiếng Gia Rai “Jrai” thì Jrai có nghĩa là
thác nước. Như vậy, người Gia Rai có nghĩa là người sống ở gần thác ghềnh


9

của những con sơng nào đó như: Ia Yun, Ia Ly, Ia Pa…
1.1.2. Vùng đất cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Gia Rai ở Việt

Nam có dân số 411.275 người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.
Người Gia Rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2 %
dân số toàn tỉnh và 90,5 % tổng số người Gia Rai tại Việt Nam), ngồi ra cịn
có ở Kon Tum (20.606 người), Đắk Lắk (16.129 người) .
Theo các nhà dân tộc học Việt Nam, người Gia Rai có tất cả 5 nhóm
sau đây: Gia Rai Chor hay Gia Rai Phun, Gia Rai H’Drung, Gia Rai Arap,
Gia Rai Mthur, Gia Rai Tbuăn.
 Nhóm Gia Rai Chor sống chủ yếu ở vùng Cheo Reo (vùng thấp)
thuộc huyện Ayun Pa, Ia Pa và một số ít ở huyện Krơng Pa. Tiếng Gia Rai,
Chor hay Chn có nghĩa là cát trắng của vùng thung lũng lịng chảo. Phun có
nghĩa là gốc, Còn Cheo Reo là tên của hai vị tù trưởng Chu và Chreo ghép
vào, đặt tên cho đèo Cheo Reo. Vì thế mà người Gia Rai cho Phun hay Cheo
Reo đều có nghĩa là người Gia Rai vùng thung lũng, người Gia Rai gốc,
người Gia Rai khu vực đèo Cheo Reo – đèo chia cắt giữa vùng cao Chư Sê
với thung lũng Ayun Pa. Đồng bào ở đây giải thích rằng, người Gia Rai ở
vùng này còn bảo lưu được nhiều đặc điểm mang tính chất điển hình cho tộc
người Gia Rai. Và nơi đây, cũng sớm trở thành trung tâm phát triển kinh tế xã
hội của dân tộc.
 Nhóm Gia Rai H’Drung: H’Drung là tên một ngọn núi lửa đã tắt,
nằm ở ngã ba quốc lộ 14, 19 cách thành phố Pleiku 9km về phía Đơng – Nam.
Đồng bào ở đây giải thích về tên gọi của tộc người này như sau: Xưa kia, tổ
tiên của người Gia Rai sống tập trung xung quanh ngọn núi H’Drung, sau đó
mới tỏa đi khắp mọi nơi. Hiện nay, nhóm H’Drung sống tập trung quanh
thành phố Pleiku, một phần huyện Chư Prông, Chư Păh, Ia Grai và một số xã


10

thuộc huyện Đăk Đoa tỉnh Gia Lai.
 Nhóm Gia Rai Aráp: Aráp cũng là tên một ngọn núi đá nằm ở phía

Đơng thị xã Kon Tum và là nơi giáp ranh giữa người Gia Rai và người Ba Na.
Ngoài ra, Aráp còn là tên một con voi trong một câu chuyện cổ. Nhóm Gia
Rai Aráp cư trú ở phía Bắc thành phố Pleiku; Bắc huyện Chư Păh; xã Hà Bầu
huyện Đăk Đoa; xã Ia Chiêm thị xã Kon Tum và một số xã thuộc huyện Sa
Thầy tỉnh Kon Tum.
 Nhóm Gia Rai Tbuă (Puôn:) chủ yếu sống ở dọc biên giới Việt
Nam – Campuchia, tức phía Tây huyện Chư Păh và huyện Chư Prông tỉnh
Gia Lai. Ở vương quốc Campuchia, người Gia Rai Tbuăn sống dọc theo sông
Xê San (đoạn chảy ở Việt Nam gọi là Pô Cô) và tự gọi mình là người Gia Rai
Xê San.
 Nhóm Gia Rai Mthur: Theo tiếng Gia Rai, Mthur có nghĩa là nghèo.
Người Gia Rai Mthur cư trú trong địa vực giáp ranh giới với các tộc người
cùng thuộc ngữ hệ Malayo-Polinesien khác, như người Chăm, người Ê Đê.
Do đó, người Gia Rai Mthur ở tỉnh Gia Lai chủ yếu ở huyện Krông Pa. Cịn ở
tỉnh Đắk Lắk bên cạnh thì đồng bào tự nhận mình là người Êđê Mthur.
1.1.3. Đặc trưng văn hóa tộc người Gia Rai
Văn hóa - văn nghệ
Cho đến nay, người Gia Rai vẫn còn lưu giữ được truyền thống văn hóa
- nghệ thuật phong phúc và đặc sắc của cộng đồng mình. Trong văn chương
truyền miệng, nổi bật là những áng sử thi như: Xing Nhã, Hbia Đrang…
Dân vũ có điệu múa đung đưa (xoang tung tai), xoang vỗ tay, xoang
“vuốt tranh” múa võ trang (xoang khieel), múa trống (xoang kdung khawk)…
Nhạc cụ cổ truyền của người Gia Rai có các dàn chiêng từ 3 chiếc, lớn đến 13
chiếc (như dàn chiêng Avơng). Nổi danh có dàn chiêng Aráp 11 chiếc đi kèm
với trống cái bịt da khi tấu lên rất ấn tượng gợi không gian bao la hùng vĩ của


11

Tây Ngun. Họ cịn có loại đàn nứa (như tơ rung, brọh…), đàn bầu (như

goong), kèn bầu (grơt), kèn sừng trâu (tơ nốt và tơ diếp).
Nghệ thuật tạo hình có kiến trúc nhà rông, con rối cạn, chạm khắc
tượng gỗ ở nhà mồ, trang trí cây cột lễ; dệt hoa văn trên y phục với đặc trưng
là hoa văn hình học, bố cục thành dải với màu sắc tương phản để tơn lên hình
họa được trang trí.
Y phục, trang sức
Y phục và trang sức ở người Gia Rai vẫn theo một truyền thống chung
của các dân tộc vùng cao nguyên miền Tây Trung Bộ. Tuy nhiên qua cách
trang trí hoặc hoa văn trên nền vải mặc, vẫn có thể dễ dàng nhận ra tập quán
riêng của họ để phân biệt với những dân tộc làng giềng.
Trong nếp sống cổ truyền, họ vẫn trồng bông trên rẫy để kéo sợi bằng
tay rồi nhuộm chàm và đan thành những tấm ải từ một loại “khung dệt” thô
sơ, phổ biến trên dọc Trường Sơn – Tây Nguyên.
Tất cả đồ mặc của người Gia Rai nói riêng, các cư dân bản địa vùng
Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung, đều thuộc về hai truyền thống may
mặc: “chồng quấn” và “chui xỏ”. Điển hình trong truyền thống “chồng
quấn” – loại hình kỹ thuật ăn vận cổ sơ nhất, ở nữ giới có váy tấm che nửa
thân dưới, là thường phục. Còn váy hoa là lễ phục. Ở nam giới, đó là tấm khố
gồm hai loại: khố trơn là thường phục và khố hoa là lễ phục. Khố được quấn
qua háng rồi vận một vòng quanh thắt lưng, đầu dải khố bng mành phía
trước. Chung cho cả nam lẫn nữ, có tấm chăn dùng để chồng qua vai rồi kéo
về phía trước. Chung cho cả nam lẫn nữ, có tấm chăn dùng để chồng qua vai
rồi kéo về trước ngực những lúc trời giá lạnh và đi lại ngồi đường. Đây là
loại “áo ơm” - bộ phận y phục tối cổ cịn để lại. Điển hình trong truyền thống
“chui xỏ” có áo chui đầu, trong đó có áo nam và áo nữ để che nửa thân trên. Ở
cả nam lẫn nử đều có hai loại áo: áo không tay là thường phục và áo dài tay là


12


lễ phục. Với nữ giới, đó là ao vat (áo - dệt hoa văn chim cút). Với nam giới,
đó là áo ker bonut (áo có mảng chỉ đỏ bện trước ngực). Màu nền của y phục
Gia Rai là màu chàm ngả đen. Hoa văn được trang trí thành những dải hẹp,
chủ yếu là dải nằm ngang trục thân người mặc ở những điểm nhấn trên cơ thể.
Màu chủ đạo làm nên những dải trang trí là đỏ xen trắng hoặc vàng nhạt, xanh
lơ…
Nam nữ theo tập quán để tóc dài rồi búi ra đằng sau gáy. Từ giữa thế kỷ
XX, đàn ơng đã làm quen dần với tục cắt tóc ngắn. Các ơng lão thường quấn
quanh mái đầu vài vịng khăn thâm. Cịn các chàng trai, cơ gái lại buộc quanh
mái đầu một dải vải thêu thật mảnh mai. Xưa có tục “cà răng căng tai”, nay đã
lui vào dĩ vãng.
Đồ trang sức của người Gia Rai có hoa tai bằng ngà voi, vòng cổ, vòng
tay bằng đồng hoặc bạc non (bạc bẩy), nhẫn và chuỗi hạt cườm hay mã não.
Vịng đồng thường được đeo ở cổ tay trái, nó khơng chỉ là vật trang sức mà
nhiều khi cịn là dấu hiệu của việc hứa hôn hay kỷ vật trong một lễ kết nghĩa
hoặc lời hứa với thần linh (Yàng) qua nghi thức tín ngưỡng.
Phong tục, lễ hội
Cộng đồng Gia Rai là một trong những dân tộc ở Tây Nguyên cịn bảo
lưu đậm nét chế độ gia đình mẫu hệ. Người mẹ, người vợ ln là chủ nhân
đích thực dưới từng mái nhà. Đặc điểm ấy cũng biểu hiện rất rõ trong văn hóa
– nghệ thuật và trong phong tục tập quán ở sinh hoạt làng - buôn. Việc thừa
kế tài sản của cha mẹ thuộc về những người con gái, ưu tiên người con gái út.
Sinh con gái là tâm lý ưa thích của mọi cặp vợ chồng.
Nếu việc li hôn xảy ra, người chồng phải trở về nhà mẹ đẻ, cư trú với
chị em gái hoặc các cháu gái. Tất cả các con sinh ra đều ở lại với mẹ. Người
kế vị Pơtao Apui, không phải là con đẻ mà là con của chị em gái ông ta.
Phong tục Gia Rai biểu hiện khơng ít yếu tố mẫu quyền.


13


Sự phân công lao động trong việc mưu sinh cũng như lao động gia đình
đều tn theo giới tính. Đó là nếp sống hàng ngày. Tính cộng đồng cao trong
quan hệ làng buôn, mọi người đều bằng nhau, tất thảy cùng như nhau. Khi
quây quần quanh một ché rượu cần, đàn bà vít cần trước rồi mới đến lượt đàn
ơng; người cao tuổi uống trước, người trẻ uống sau, nếu có khách cùng ngồi,
cứ lần lượt chia nhau uống đan xen mỗi phía một người, nhưng tất cả, ai nấy
đều hút đủ 3 sừng trâu, không phân biệt nam – nữ - già, chủ hay là khách.
Rượu vò Gia Rai chỉ cần cắm một cần, không cắm nhiều cần như các dân tộc
khác.
Người Gia Rai theo tín ngưỡng đa thần: thần ruộng, thần rẫy, thần bến
nước, thần núi, thần nhà, thần làng... Trong đó thần làng và thần bến nước là
những vị thần quan trọng nhất, vì đây là những thần mang lại nguồn mạch đầu
tiên cho sự sống (thần nước), là thần che chở cho dân làng bình an (thần
làng).
Người Gia Rai tổ chức tang lễ theo nghi thức thổ táng, có huyệt chơn
chung cho những thi hài cùng một dịng họ. Sau một thời gian, khi đã có đủ
điều kiện làm lễ Pơthi (bỏ mả, bỏ ma), đưa tiễn linh hồn về với làng ma của
ông bà, tổ tiên, chấm dứt mọi lễ tục của gia đình đối với người quá cố.
Về tập quán cưới xin cũng có rất nhiều nét riêng biệt, các cô gái khi đã
ưng ý chàng trai nào đấy thì xin phép gia đình để nhờ một ơng mối đem chiếc
vịng đồng của mình đến để cầu hôn. Nếu chàng trai nhận lấy chiếc vịng, ơng
mối đưa ra ngày giờ và địa điểm hẹn gặp. Khi cuộc gặp được như ý và chàng
trai tận tay trao vịng cho cơ gái với sự chứng giám của ông mối, họ trở thành
“vợ chồng chưa cưới” của nhau. Lệ thường, vài ba tháng sau, lễ cưới sẽ được
tổ chức bên nhà gái. Qua đêm tân hôn, hai người phải kể cho ơng mối về giấc
mơ của mình để ông mối biết được điềm lành - dữ. Tục ấy gọi là “chúa
hpiếu”, đoán duyên phận qua giấc mơ. Nếu gặp “điềm dữ”, cuộc hơn nhân có



14

thể khơng thành. Cịn nếu gặp “điềm lành”, đó là hạnh phúc. Vài ngày sau lễ
cưới, chàng rể trở về với cha mẹ đẻ để “thăm nhà”. Tục ấy gọi là “vít sang
ami”.
Trong một mùa rẫy (một năm), người Gia Rai có 4 lễ hội lớn đều được
tổ chức vào mùa khô, tháng nông nhàn:
Hội mùa (Pơ trum) thường thường được tổ chức vào tháng 12 (lịch
dương) để tạ ơn Ya Pơm – nữ Thần Nơng. Vị trí của hội mùa như ngày tết
năm mới của người Việt. Xưa, hội diễn ra trong 3 ngày đêm với rất nhiều
nghi lễ, nhiều lễ phẩm, ăn uống, múa hát linh đình. Nay rút lại trong một ngày
đêm, mọi nghi thức lễ đều đơn giản. Trong ngày hội có tục đi “đú” – đi “bắt
vạ” từng gia đình để thu gạo và làm lễ phẩm cúng thần (Yàng).
Lễ cầu sức khỏe (Mơ pú) thường được tổ chức vào đầu năm (tháng
giêng). Người con trai được ví là cây cột vững chắc, là cái rìu mạnh mẽ, là
chổ dựa của cha mẹ khi chưa đi làm rể và là chổ dựa của gia đình vợ khi đã
thành gia thất. Trong đời ít nhất họ cũng có 2 nghi lễ cho riêng mình. Lễ “thổi
tai” được cha mẹ tổ chức lúc khoảng ba tháng tuổi nhằm trình báo với trời đất
và tổ tiên về một thành viên mới, xin được phù trợ để hay ăn chóng lớn, nên
người, nhưng chỉ là một nghi lễ đơn giản, chi phí ít.
Lễ Pơthi hay cịn gọi là “lễ bỏ mả” hoặc “bỏ ma”, “hội bỏ nhà mồ”. Lễ
này thường được tổ chức vào cuối năm (sau mọi lễ tục, hội hè). Trong thời
gian chịu tang, ở đây đồng nghĩa với việc chưa làm lễ Pơthi, bỏ mả, người vợ
(hay chồng) góa chưa được tái giá. Họ phải tránh xa những nơi có hiếu hỉ, hội
hè. Hàng năm, gia đình cịn phải lo liệu việc tổ chức những cuộc viếng thăm
với chi phí khơng nhỏ về lượng cơm, rượu và gia súc, gia cầm hiến tế. Hội
Pơthi được tổ chức nhằm xóa bỏ hết mọi ràng buộc giữa người sống với linh
hồn người chết, để linh hồn đó được nhập vào “làng ma” là thế giới của ông
bà tổ tiên. Cũng có thể Pơthi là “lễ đoạn tang” ở người Gia Rai.



15

Ngồi ra, người Gia Rai cịn rất nhiều lễ hội lớn nhỏ khác trong năm,
các việc hiếu, hỉ, các lễ nghi, phong tục, lễ hội ở Tây Nguyên nói chung đều
là những sinh hoạt mang tính cộng đồng cao. Phần lễ thường diễn ra đơn giản,
phổ biến lời cúng mang nội dung tạ ơn các thần linh và tổ tiên. Họ cầu xin
được người an vật thịnh, mưa gió thuận hịa, mùa màng bội thu, vật ni khỏe
mạnh, đầy đàn… Phần hội là tiệc tùng cùng với các món ăn truyền thống mà
trung tâm là những vò rượu cần. Trong khi ấy, tiếng trống mặt da trâu và dàn
nhạc cồng chiêng không ngớt đổ hồi. Người ta cất lên những làn điệu dân ca
và chuyển động theo những nhịp dân vũ, thỉnh thoảng lại vang lên những
tiếng hú như tiếng vọng cội nguồn.
1.2. Diện mạo văn hóa làng Ĩ, xã Iadrăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia
Lai
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Làng Ó thuộc xã Ia Đrăng, cách thị trấn Chư Prông khoảng 4km về
phía Tây, dân số là 217 người (theo thống kê của Phịng Dân tộc học huyện
Chư Prơng tháng 10/2012).
Đất đai chủ yếu là loại đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan và đen
xám. Thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét ít, chứa hàm lượng lomom và cát mịn
cao, mùn nhiều ở tầng mặt, giàu chất lân và kali phù hợp với các loại cây
lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: đậu đỗ các loại,
mè, lạc, cao su, cà phê, hồ tiêu…
Làng Ĩ thuộc xã Ia Đrăng - địa bàn có cơ sở kinh tế quốc doanh là
công ty cao su Chư Prơng có vai trị quan trọng trong việc hướng dẫn đồng
bào Gia Rai phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế.
Có dịng suối bao quanh làng là nguồn tài nguyên nước quan trọng
cung cấp cho sinh hoạt và tưới tiêu phục vụ sản xuất cho đồng bào.
Khí hậu làng Ĩ, huyện Chư Prơng mang đặc tính chung của khí hậu



16

vùng cao nguyên Pleiku: nhiệt đới gió mùa. Tổng nhiệt độ trong năm khoảng
7880oC. Nhiệt độ trung bình 21, 6oC. Chênh lệch nhiệt độ trung bình của các
tháng trong năm khơng lớn (tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trên dưới
5oC). Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ 23,8oC; tháng nhiệt độ thấp nhất là
tháng Giêng đạt 18,6oC. Biên độ nhiệt dao động trong năm là 5,2oC.
Nằm trong vùng khí hậu của Tây Ngun, làng Ĩ có hai mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau. Với thời gian 6 tháng
mùa mưa kéo dài trong năm nên lượng mưa trên địa bàn chiếm 90% và có độ
ẩm khá cao. Trong khi đó vào mùa khơ do lượng mưa thấp, độ ẩm giảm, bên
cạnh đó chế độ gió Đông và Đông Bắc thổi mạnh nên lượng bốc hơi nước
lớn, thường thiếu nước, gây hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.
Do thuộc vùng cao nguyên Pleiku nên chế độ gió vùng làng Ĩ, huyện
Chư Prơng cũng chịu ảnh hưởng gió mùa khu vực Đơng Nam Á và thay đổi
theo từng mùa. Mùa khơ (đơng) gió Đơng Bắc, mùa mưa (hè) hướng chủ yếu
là gió Tây và Tây Nam. Vào mùa khơ, chế độ gió Tây khơ nóng đã ảnh hưởng
đến độ ẩm, nên thường gây hạn hán.
1.2.2. Lịch sử lập làng
Chư Prông là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng cư dân cổ, những
kết quả khảo cổ học trên vùng đất Chư Prông, Gia Lai đã chứng minh điều đó.
Những năm đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện nhiều
di chỉ khảo cổ học của người tiền sử. Năm 1956 trong tập san Trường Viễn
Đông Bác cổ Pháp, B.F.Lafonm nhà nghiên cứu Dân tộc học, Khảo cổ học
Pháp đã công bố kết quả phát hiện các di chỉ của cư dân thời tiền sử, trong đó
có di chỉ Ia Púch (trong đợt khảo sát dân tộc học tháng 11-1953 đến tháng 61954). Tại di chỉ Ia Púch, trong quá trình đào đất làm đập thủy điện ở suối Ia
Púch, công nhân đồn điền CATECKA là những người Gia Rai đã thu thập



17

được gần 200 rìu bơn có vai bằng đá Silic và Phtanite, được mài nhẵn với
nhiều mảnh gốm thô và chum của cư dân thời đại đồ đá mới.
Những thông tin trên chứng minh Gia Rai nói chung và người Gia Rai
ở làng Ĩ nói riêng là cư dân bản địa sống lâu đời ở vùng đất Chư Prông, thuộc
ngữ hệ Nam Đảo (Malayo - Polinesien). Người Gia Rai ở làng Ó cư trú tập
trung trong các làng ở những nơi gần nguồn nước như ven suối, đầm, hồ dựa
vào săn bắt và hái lượm là chủ yếu. Plơi là đơn vị cư trú, cũng là đơn vị kinh
tế - xã hội phổ biến, và duy nhất xưa kia của người Gia Rai, cịn được gọi là
plei hay bn - tức làng, bn. Trong làng Ĩ, nhà dân đều được xây dựng
theo hướng Bắc - Nam, tính theo hai đầu của cây địn nóc, cửa chính ln
trong về phía Bắc. Những ngôi nhà sàn để ở của người Gia Rai được gọi
chung là xang. Những năm 1975 người Kinh lên làm kinh tế mới có sự giao
thoa về mọi mặt, người Gia Rai cũng dần dần khai phá đất đai rộng hơn để
trồng trọt và chăn nuôi. Xây dựng những ngơi nhà rơng, nhà dài quy mơ lớn
hơn.
Làng Ĩ nằm ở phía Tây của huyện nên người Gia Rai ở đây thuộc
nhóm Gia Rai Tbuăn (Pn), có số dân 217 người theo thống kê của phòng
dân tộc học huyện Chư Prơng tháng 10 năm 2012.
Là bộ phận dân cư có vai trị quan trọng trong q trình phát triển lịch
sử của huyện. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, đồng bào dân tộc Gia Rai ở làng Ó cùng với các làng khác trong huyện
đã có nhiều sự đóng góp vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của
Đảng. Phát huy truyền thống cách mạng, từ sau ngày tỉnh hồn tồn giải
phóng, đồng bào dân tộc Gia Rai đã đoàn kết cùng các dân tộc khác sinh sống
trên địa bàn chung sức xây dựng và bảo vệ quê hương, dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ xã, huyện.



18

1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Cho đến cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp bắt đầu cai trị ở Tây
Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, 100% cư dân Gia Rai sống trong các
công xã bắt đầu phân hóa giai cấp. Đời sống của người dân Gia Rai ở làng Ĩ,
xã Ia Đrăng, huyện Chư Prơng gắn liền với núi rừng, ruộng rẫy với hình thức
kinh tế trồng trọt và kinh tế chiếm đoạt. Việc trồng trọt được tiến hành hoàn
toàn trong mùa mưa. Đất canh tác chủ yếu là rẫy, có nới là ruộng khơ với
phương thức chọc trỉa. Trên đất canh tác, đồng bào trồng lúa, ngơ, hoa màu và
các loại rau quả, bầu, bí, thuốc lá…
Công cụ sản xuất chủ yếu dùng bằng cào, cuốc, dao, rìu, rựa. Trong đó,
cuốc bàn là một loại cơng cụ rất phổ biến, cịn dao, rìu, rựa thường dùng để
phát rẫy. Đến mùa thu hoạch, phổ biến vẫn là động tác tuốt lúa từng bông
bằng đôi tay chai sạn của mình. Họ tuốt lúa bỏ vào gùi mang sau lưng hoặc
trước bụng đem về. Hiện nay đồng bào đã biết dùng liềm để gặt lúa, đã biết
khai hoang những thửa ruộng nước để trồng cây lúa nước với sự động viên và
đầu tư của Nhà nước.
Một đặc điểm khá lí thú là: Chăn ni tuy phát triển nhưng chưa sử
dụng sức trâu bò vào sản xuất rộng rãi. Sản xuất nông nghiệp lúa rẫy và lúa
nước chủ yếu bằng cuốc và bằng tay. Đồng bào Gia Rai ở làng Ĩ rất chú
trọng việc chăn nuối trâu bị, nhà nào cũng có một đàn bị ít nhất cũng từ năm
đến bảy con, nhiều là hai - ba chục con. Cùng với việc phát triển đàn bị là
việc chăn ni heo, gà, dê… Song tất cả đàn gia súc ấy không dùng vào sản
xuất hay chế biến thực phẩm để cải thiện đời sống thường nhật của con người
mà chủ yếu được sử dụng vào việc cúng tế trong các ngày lễ hội.
Việc săn bắn của người Gia Rai ở làng Ó trước đây rất phổ biến, nhưng
gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, như chiến tranh và việc chặt phá

rừng bừa bãi khiến chim thú càng ngày càng ít đi, thậm chí có lồi hình như


19

đã bị vắng bóng. Việc tăng thêm nguồn lương thực, thực phẩm bằng hình thức
hái lượm ở đây cũng có một vị trí hết sức quan trọng, chẳng thua kém gì các
dân tộc khác sống trên mảnh đất Tây Nguyên.
Sau giải phóng năm 1975, ảnh hưởng lối làm ăn và có sự hướng dẫn
của người Kinh lên xây dựng kinh tế mới, đồng bào dân tộc thiểu số ở làng Ó
đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, phát triển kinh tế vườn, giảm
dần phát rừng, làm rẫy, cải tiến công cụ lao động để đạt năng suất cao trong
sản xuất. Nhiều hộ gia đình đã được chính quyền địa phương hướng dẫn cách
trồng các cây cơng nghiệp mang lại lợi nhuận cao như: Cà phê, hồ tiêu,
điều… Nhiều thanh niên trong làng đã theo người Kinh vào làm công nhân
khai thác mủ cho công ty cao su Chư Prông trên địa bàn xã, nâng cao đời
sống kinh tế.
Ngồi sản xuất nơng nghiệp, người Gia Rai ở làng Ĩ cịn có một số
nghề thủ cơng nhằm tạo ra những sản phẩm tự cung tự tấp, sản phẩm dư thừa
đem trao đổi với các cư dân khác trong vùng. Đó là sản phẩm dệt, đan
lát…Thơng thường đàn ơng từ già đến trẻ ai cũng biết đan lát, đàn bà ai cũng
biết dệt vải. Rất tiếc nhiều nghề như nghề rèn, nghề gốm đã biến mất, nghề
dệt vải cũng đang trên đà báo động. Trang phục mà đồng bào ngày nay sử
dụng đều mua từ người Kinh.
Điều đáng quan tâm nữa đó là, việc tiêu thụ sản phẩm do chính q
trình lao động sản xuất thu được, chưa có kế hoạch. Phần lớn sản phẩm trồng
trọt và chăn nuôi đều được đồng bào dùng cho việc tổ chức lễ hội hàng năm.
Do đó, cuộc sống của đồng bào ln ln bị cái đói rình rập.
Sống giữa miền cao ngun bao la, với nền kinh tế nương rẫy, do hoàn
cảnh lịch sử xã hội, người Gia Rai phát triển chậm chạp về mọi mặt của cuộc

sống.
Hình thái tổ chức xã hội của đồng bào là buôn - plơi - ngày nay đổi


20

thành làng - đơn vị cư trú của các gia đình mẫu hệ. Mỗi gia đình là một đơn vị
kinh tế cá thể, có tư liệu sản xuất riêng do quyền chiếm hữu, rẫy nương được
đảm bảo. Già làng là người đàn ông minh mẫn, giỏi giang, đại diện của các
chủ gia đình mẫu hệ, am tường về xứ sở, về phong tục – tập qn của ơng bà
xưa, có kinh nghiệm trong việc mưu sinh, dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ
làng, khôn khéo trong ứng xử cộng đồng, có một gia đình n ấm, ở độ tuổi từ
tứ tuần trở lên, được dân làng tín nghiệm, gọi là Tha Plơi (già làng). Các Tha
Plơi trong làng hợp thành một tập thể gọi là Tha plơi pô bút (hay pơ bơn –
người đầu làng). Ơng được các Tha plơi thừa nhận thơng qua một nghi thức
tín ngưỡng dân gian. Ngày nay cịn có một trưởng thơn trẻ tuổi, biết nhiều
chữ, hiểu pháp luật đứng đầu quản lý làng.
1.2.4. Đời sống văn hóa
Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa riêng, độc đáo và phong phú.
Văn hóa truyền thống của nhân dân huyện Chư Prơng mang nét văn hóa
chung - văn hóa cổ của vùng Đơng Nam Á đậm bản sắc dân tộc cao nguyên.
Qua quá trình phát triển của lịch sử, văn hóa Chư Prơng đã có sự giao thoa
với văn hóa truyền thống của các dân tộc từ các vùng miền đến sinh sống, lập
nghiệp tạo nên những nét văn hóa riêng trong sự thống nhất chung của văn
hóa dân tộc Việt Nam.
Văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Gia Rai ở làng Ó, xã Ia
Đrăng, huyện Chư Prông mang nét chung của dân tộc Gia Rai trong tỉnh. Đặc
trưng nhất của văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Gia Rai ở làng Ó cũng
như các dân tộc trên cao nguyên là sinh hoạt cơng đồng, nó chi phối hoạt
động của từng cá nhân và tồn bộ tộc người. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng

người Gia Rai ở làng Ó rất đa dạng, phong phú và giàu tính nhân văn. Các giá
trị văn hóa thể hiện qua tổ chức cộng đồng làng, kiến trúc nhà cửa, tượng nhà
mồ, văn hóa dân gian truyền khẩu và những áng sử thi, âm nhạc truyền thống,


21

tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, âm nhạc, cồng chiêng...
Đồng bào Gia Rai ở làng Ó sống thành một làng gần sông, suối rất
thuận tiện cho sinh hoạt và canh tác.
Cấu trúc nhà sàn theo hướng Bắc - Nam, cửa mở đầu hồi gần như là
một qui định và các nhà sàn đều được dựng gần nhau tạo sự gần gũi trong
cộng đồng. Đồng bào Gia Rai ở làng Ĩ huyện Chư Prơng có nhà rơng, một
cơng trình kiến trúc thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa của vùng Tây Nguyên.
Mái nhà mang hình lưỡi rìu cao vút tượng trưng cho sự ngay thẳng, ý chí
vươn lên chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự xâm nhập của
các thế lực bên ngoài của đồng bào dân tộc nơi đây. Ngơi nhà rơng chính là
nơi sinh hoạt của cộng đồng, nơi tổ chức các dịp tế lễ thần linh, lễ hội, xử phạt
theo luật tục và cũng là nơi lưu giữ những vật thiêng của dịng họ, cộng đồng.
Khu vực làng ln gắn với vùng đất canh tác và khu dành cho những
người đã chết. Những khu nhà mả là nơi thể hiện rõ nét sinh hoạt truyền thống
của cộng đồng những người đang sống đối với người đã chết, thông qua lễ bỏ
mả, cấu trúc nhà mồ và tượng nhà mồ.
Nghệ thuật tạo hình, điêu khắc dân gian phát triển khá cao thể hiện qua
những nét chạm trổ hoa văn trang trí, trên tượng nhà mồ độc đáo, những
tượng đàn ông, đàn bà, tượng mẹ bồng con, chim thú, khỉ hai mặt. Tuy đường
nét điêu khắc rất đơn giản, thô phác nhưng rất sống động, phản ảnh những
hoạt động của cộng đồng đối với người đã chết. Nghệ thuật điêu khắc của
đồng bào dân tộc Gia Rai ở làng Ĩ, Chư Prơng đã có quá trình phát triển lâu
dài từ thời kỳ nguyên thủy sơ khai cho đến nay.

Nghề thủ công của đồng bào cũng rất phát triển thể hiện qua cơng trình
kiến trúc nhà rông, nhà sàn. Với công cụ thô sơ là chiếc rìu nhỏ, những ngơi
nhà rơng cao vút được dựng lên, những ngơi nhà sàn ngắn dài hình thành với
hàng rui mè là những cây gỗ dài hàng chục mét, đứng vững vàng trước các


22

mùa mưa bão của vùng cao nguyên. Sự khéo léo của đôi bàn tay những nghệ
nhân bản địa tài hoa thể hiện qua mái nhà, sự trang trí tấm đan lót mái tranh,
liếp vách, đầu hồi, những nét chạm trổ điêu khắc hoa văn độc đáo trên cột
nhà, cầu thang; cây nêu trong lễ hội; những chiếc gùi của mỗi dân tộc.
Ngồi ra những đường nét hoa văn trang trí trên tấm thổ cẩm dệt nên
các trang phục truyền thống váy, áo, khố, tấm choàng và những trang sức đeo
tai, vòng cổ, vòng tay cũng đã khắc họa nét văn hóa riêng biệt của cư dân
vùng này.
Trang phục truyền thống của người Gia Rai ở làng Ĩ nói riêng và
huyện Chư Prơng nói chung được dệt bằng thổ cẩm với kiểu cách đơn giản.
Đàn ơng để khố (toai), có lúc mặc áo hoặc khốc tấm chồng (aban). Phụ nữ
mặc váy quấn tấm (eng) với áo chui không cổ. Nhưng ngày nay thì có rất
nhiều người đã sử dụng trang phục của người Kinh trong đời sống của mình,
nửa Kinh nửa Gia Rai.
Chiếc gùi cũng là nét văn hóa riêng của đồng bào Gia Rai nơi đây, có
mặt trong cuộc sống sinh hoạt của con người với nhiều loại và kiểu dáng khác
nhau, và được sử dụng vào những mục đích sinh hoạt khác nhau: gùi có nắp
dùng để đựng các vật quý như váy, áo, đồ trang sức, gùi đi rẫy độ bền chắc,
gùi lấy nước. Những chiếc gùi là những sản phẩm đan lát của cư dân vùng cao
nguyên Pleiku nói chung và làng Ĩ, huyện Chư Prơng nói riêng đều mang giá
trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng, thể hiện nét đẹp trong cuộc sống và văn hóa
của người dân.

Đồng bào Gia Rai làng Ĩ có nền văn hóa nghệ thuật dân gian phong
phú và độc đáo. Cũng như các cộng đồng dân tộc sinh sống trên cao ngun
Pleiku, dân tộc làng Ĩ đều ưa thích âm nhạc, với nghệ thuật văn hóa cồng
chiêng địa phương, các nhạc cụ đàn, thổi.
Ngoài ra, kho tàng văn học dân gian của đồng bào Gia Rai ở làng Ó


×