Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tìm hiểu thực trạng mức độ phát triển tâm vận động của trẻ em từ 3 6 tuổi trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
----------------

NGUYỄN THỊ ANH KHOA

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN
TÂM - VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ EM TỪ 3 - 6 TUỔI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ,TP. ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
----------------

NGUYỄN THỊ ANH KHOA

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN
TÂM - VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ EM TỪ 3 - 6 TUỔI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ,TP. ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC
MÃ NGÀNH: 605



Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ PHI

Đà Nẵng, tháng 5/2014


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực, chưa được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào. Nếu có
bất kỳ sự gian lận nào, chúng tơi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng
như kết quả bài nghiên cứu của mình.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Anh Khoa


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
sự hướng dẫn tận tình của Th.S Lê Thị Phi, các thầy cô của khoa Tâm lý Giáo dục đã giúp đỡ, chỉ bảo thêm cho em. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn
tới Ban giám hiệu trường mầm non Vành khuyên, trường mầm non Khai
Tâm, Trường mầm non Hoa Hướng Dương....và các thầy cô giáo đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong việc điều tra, nghiên cứu.
Đề tài của em khơng tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của q thầy cơ để đề tài được hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Anh Khoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 4
1.1. Tổng quan các nghiên cứu của đề tài ..................................................... 4
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 6
1.2. Lý luận về Tâm - vận động và phát triển............................................... 7
1.2.1. Khái niệm Tâm - vận động ..................................................................... 7
1.2.2. Quá trình phát triển Tâm - vận động ....................................................... 8
1.2.3. Thang phát triển và giai đoạn phát triển ................................................. 9
1.2.4. Các phương pháp nghiên cứu và đánh giá Tâm - vận động ................. 10
1.2.4.1. Nghiên cứu và đánh giá...................................................................... 10
1.2.4.2. Thang đánh giá phát triển Tâm - vận động ........................................ 10
1.3. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ em trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi ..... 11
1.3.1. Sự phát triển thể chất và vận động trẻ em từ 3 - 6 tuổi ......................... 11
1.3.2. Sự phát triển hoạt động tâm lý của trẻ 3 - 6 tuổi................................... 13

1.3.2.1. Đặc điểm phát triển hoạt động nhận cảm của trẻ 3 - 6 tuổi ............... 13
1.3.2.2. Đặc điểm phát triển hoạt động ngôn ngữ của trẻ 3 - 6 tuổi .............. 16


1.3.2.3. Đặc điểm phát triển hoạt động trí nhớ của trẻ 3 - 6 tuổi .................... 17
1.3.2.4. Đặc điểm phát triển hoạt động tư duy của trẻ 3 - 6 tuổi .................... 18
1.3.2.5. Đặc điểm phát triển hoạt động tưởng tượng của trẻ 3 - 6 tuổi ........... 19
1.3.2.6. Đặc điểm phát triển chú ý của trẻ 3 - 6 tuổi ....................................... 20
1.3.2.7. Đặc điểm phát triển xúc cảm tình cảm của trẻ 3 - 6 tuổi ................... 21
1.3.2.8. Đặc điểm phát triển ý chí của trẻ 3 - 6 tuổi ........................................ 21
1.4. Đặc điểm phát triển tâm vận động ở trẻ .............................................. 22
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ............................ 26
1.5.1. Yếu tố di truyền ..................................................................................... 26
1.5.2. Yếu tố môi trường xã hội ...................................................................... 27
1.5.2. Yếu tố giáo dục ..................................................................................... 28
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 30
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ....................... 32
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................. 32
2.1.1. Mục đích................................................................................................ 32
2.1.2. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................ 32
2.1.3. Mơ tả địa bàn khảo sát .......................................................................... 32
2.1.4. Khách thể nghiên cứu............................................................................ 33
2.2. Các phương pháp nghiên cứu đánh giá mức độ phát triển tâm - vận động
của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà - TP Đà Nẵng ................ 33
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ....................................................... 33
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................... 33
2.2.3. Phương pháp thống kê toán học ............................................................ 38
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ................................ 39
3.1. Kết quả nghiên cứu chung về mức độ phát triển tâm - vận động của

trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng....... 39


3.1.1. Đánh giá mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên
địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ..................................................... 39
3.1.2. Kết quả so sánh mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6
tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng theo giới tính ................ 41
3.1.3. Kết quả so sánh mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6
tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng theo lĩnh vực phát triển 42
3.2. Sự phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn
quận Sơn trà ,Tp Đà Nẵng theo từng lĩnh vực phát triển ......................... 43
3.2.1. Phát triển tâm - vận động ở lĩnh vực 1 (cá nhân - xã hội ) ................... 43
3.2.2. Phát triển tâm - vận động ở lĩnh vực 2 (vận động tinh tế và thích ứng)46
3.2.3. Phát triển tâm - vận động ở lĩnh vực 3 (ngôn ngữ) ............................... 47
3.2.4. Phát triển tâm - vận động ở lĩnh vực 4 (vận động thô sơ) .................... 49
3.3. So sánh mức độ chậm phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6
tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ................................ 50
3.3.1. Kết quả so sánh chung các lĩnh vực chậm phát triển tâm - vận động của
trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ............... 50
3.3.2. Mức độ chậm phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa
bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng theo từng lĩnh vực phát triển ............ 52
3.4. Một số biện pháp tác động giúp trẻ phát triển tâm - vận động tốt ... 54
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 58
1. Kết luận ....................................................................................................... 58
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1

n

Tần số

2

ĐTB

Điểm trung bình

3

ĐLC

Độ lệch chuẩn

4

TVĐ


Tâm vận động

5

Q

Quận

6

TP

Thành phố


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

Tên bảng
Bảng 3.1.1. Mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6
tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Trang
39

Bảng 3.1.2. So sánh mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ

2


3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng theo giới

41

tính
Bảng 3.1.3. So sánh mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ

3

3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng theo lĩnh

42

vực phát triển
Bảng 3.2.1. Mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6

4

tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ở lĩnh vực 1 (cá

44

nhân - xã hội)
Bảng 3.2.2. Mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6

5

tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ở lĩnh vực 2

46


(vận động tinh tế và thích ứng)
Bảng 3.2.3. Mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6

6

tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ở lĩnh vực 3

48

(ngôn ngữ)
Bảng 3.2.4. Mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6

7

tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ở lĩnh vực 4

49

(vận động thô sơ)
Bảng 3.3.1. So sánh các lĩnh vực chậm phát triển tâm - vận động

8

của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà

51

Nẵng
Bảng 3.3.2. Mức độ chậm phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3


9

- 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng theo từng
lĩnh vực phát triển

52


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1.1. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển tâm - vận động

1

của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà

39

Nẵng
Biểu đồ 3.1.2. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển tâm - vận động

2

của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà


41

Nẵng theo giới tính
Biểu đồ 3.1.3. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển tâm - vận động

3

của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà

43

Nẵng theo lĩnh vực phát triển
Biểu đồ 3.2.1. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển tâm - vận động

4

của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà

44

Nẵng theo lĩnh vực 1 (cá nhân - xã hội)
Biểu đồ 3.2.2. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển tâm - vận động

5

của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà

46


Nẵng theo lĩnh vực 2 (vận động tinh tế và thích ứng)
Biểu đồ 3.2.3. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển tâm - vận động

6

của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà

48

Nẵng theo lĩnh vực 3 (ngôn ngữ)
Biểu đồ 3.2.4. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển tâm - vận động

7

của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà

49

Nẵng theo lĩnh vực 4 (vận động thô)
Biểu đồ 3.3.1. Biểu đồ so sánh các lĩnh vực chậm phát triển tâm -

8

vận động của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành

51

phố Đà Nẵng

9


Biểu đồ 3.3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ chậm phát triển tâm - vận
động của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố
Đà Nẵng theo từng lĩnh vực phát triển

52


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là tương lai và là niềm hy vọng của toàn thể nhân loại. Việc chăm sóc,
giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu đời là một việc làm hết sức cần thiết,
vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ để trở thành
những chủ nhân tương lai của đất nước.
Từ lúc lọt lòng đến 6 tuổi là một quãng đời có tầm quan trọng trong quá trình
phát triển chung của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ em có những đặc điểm sinh lý, những
quy luật phát triển tâm lý độc đáo, không giống bất cứ một giai đoạn phát triển nào
sau này. Đây là giai đoạn nền tảng của sự phát triển tâm sinh lý trẻ em. Chính vì vậy
các bậc cha mẹ, các cơ nuôi dạy trẻ cần phải quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển
của trẻ về mọi mặt nhằm giúp trẻ phát triển thuận lợi, tối ưu nhất.
Đánh giá được sự phát triển tâm lý, vận động của trẻ em, nhất là trẻ ở giai
đoạn 3 - 6 tuổi là rất cần thiết cho cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Điều quan
trọng nhất là đánh giá sự phát triển tâm vận động của trẻ và sớm nhận định các mức
độ phát triển tâm vận động, để từ đó tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp và kịp
thời, giúp cho trẻ phát triển tốt hơn ở những giai đoạn sau này.
Một con người ln có sự phát triển liên tục từ độ tuổi này sang độ tuổi khác,
cái trước làm tiền đề cho cái sau thừa kế. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn mà
đức trẻ cần được lĩnh hội nhiều mặt của đời sống xã hội cũng như đời sống tình cảm
để hồn thiện nhân cách bản thân. Đây cũng là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về
thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Những năm đầu đời não bộ của trẻ phát triển

với tốc độ cực nhanh về khối lượng cũng như về chức năng của nó và đóng vai trị
quyết định về mức độ trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vì vậy, 6 năm đầu đời là thời
điểm then chốt để kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Thực tế hiện nay số trẻ em chậm phát triển đang có xu hướng gia tăng trong xã
hội. Việc tìm hiểu đánh giá mức độ phát triển tâm vận động ở trẻ em sẽ giúp chúng
ta sàng lọc, phát hiện sớm mức độ phát triển khơng bình thường của trẻ. Từ đó giúp
các bậc cha mẹ, cơ giáo ni dạy trẻ phát hiện kịp thời, đưa ra những biện pháp

1


chăm sóc và can thiệp sớm đối với trẻ em nhằm làm giảm thiểu số trẻ chậm phát
triển tâm vận động, giúp trẻ phát triển tâm sinh lý tốt.
Từ những lý do trên, chúng tơi tiến hành đề tài “Tìm hiểu thực trạng mức độ
phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn Trà,TP.
Đà Nẵng"
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6 tuổi tại một số
trường mầm non trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động giúp cho trẻ ở độ tuổi từ 3 - 6
tuổi phát triển tốt.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ phát triển tâm - vận động của trẻ trong độ
tuổi 3 - 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng.
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ trong độ tuổi 3 - 6 tuổi tại một số trường mầm
non trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Số lượng: 150 trẻ em từ 3 - 6 tuổi của một số trường mầm non trên địa bàn
quận Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng.

+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014
5. Giả thuyết khoa học
Sự phát triển tâm - vận động của trẻ em từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng có các mức độ khác nhau. Đặc biệt phát triển ở các lĩnh
vực vận động thô, vận động tinh tế, cá nhân - xã hội và ngôn ngữ.
Phần lớn các trẻ ở độ tuổi 3 - 6 tuổi có mức độ phát triển tâm - vận động ở
mức độ tốt.
Có sự khác nhau về sự phát triển theo giới tính.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận: tìm hiểu và xây dựng những vấn đề lý thuyết có
liên quan đến đề tài.

2


- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: nghiên cứu mức độ phát triển tâm - vận động
của trẻ em từ 3 - 6 tuổi.
- Đề xuất một số biện pháp tác động giúp trẻ phát triển tốt hơn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp lí thuyết để
làm cơ sở lí luận cho đề tài
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp test: sử dụng test DENVER II để thu được những thông số về
sự phát triển của trẻ
- Phương pháp quan sát: Sử dụng phiếu quan sát để thu được những thơng tin
phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài
7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung gồm có 3
chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đánh giá.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn

3


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Trên thế giới
Cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940, phương pháp đánh giá sự phát
triển của trẻ được nhiều nhà tâm lí học thế giới quan tâm, trong đó nổi bật là những
nghiên cứu của Gesell (1925 và 1938), Stutsman (1931), Buhler (1935), Doll (1935)
và Cattell (1940)...
Những năm tiếp theo, nhiều nghiên cứu về sự phát triển bình thường và bất
thường cũng như các phương pháp đánh giá phát triển tiếp tục xuất hiện. Các thang
đo được xây dựng chủ yếu là của Mĩ, một số được thích ứng, sử dụng ở Anh và các
nước khác. Trong đó phổ biến nhất là các thang đo của Wechsler (1949 và 1960) và
Bayley (1969). Bên cạnh đó, nhiều học thuyết về tâm lí phát triển ra đời. Trong đó lí
thuyết của nhà tâm lí học Thuỵ Sĩ - Jean Piaget đã có ảnh hưởng đặc biệt. Ít được
biết đến hơn do rào cản về ngơn ngữ, nhưng học thuyết về tâm lí phát triển của các
nhà tâm lí học người Nhật Bản, đặc biệt là Tanaka Masato (1932 - 2005) đã có
những đóng góp to lớn trong việc phát triển nền tâm lí học giáo dục và giáo dục đặc
biệt ở Nhật Bản nói riêng và phát triển kho tàng kiến thức của nhân loại nói chung.
Học thuyết của Tanaka Masato có nhiều điểm tương đồng với học thuyết của Piaget
song nó cịn bổ sung và làm hồn thiện thêm học thuyết về các giai đoạn phát triển
của con người.
René Descartes (1596 - 1650), người Pháp, một nhà toán học, triết học, và sinh
lý học là người đầu tiên đã nghiên cứu có hệ thống liên quan đến mối quan hệ tâm

trí/cơ thể. Ông là tác giả của bài luận đầu tiên của thế giới về tâm lý học sinh lý,
"De Homine".
Cho đến thời Descartes, khơng có sự chia tách siêu hình giữa tâm trí và cơ thể,
ý tưởng theo lý thuyết của ơng về nhị ngun (duality) tâm/não và tâm trí/não tương
tác (interactionism) đã được nêu trong cuốn sách của mình.

4


Khơng như thuyết nhị ngun gồm tâm trí - não, thuyết tâm - vận động phát
biểu rằng:
Bộ ba gồm tâm trí - não - cơ thể là một tổng thể có chức năng, có thể, đóng vai
trị quan trọng trong sức khỏe và bệnh tật, bởi điều xảy ra trong tâm trí khơng kết
thúc trong não, mà hơn thế nó điều khiển các cử động, theo một phương thức đối
ứng thuận nghịch; những gì diễn ra với tinh thần và vận động chia sẻ cùng một nền
thần kinh, vỏ não, và những neuron vận động nơi cột sống; những điều diễn ra liên
quan tới tâm thần được biết đến có được từ hệ thống về neuron vận động , ngôn ngữ
diễn đạt của con người có thể được kết hợp chặt chẽ với sự thống nhất của bộ ba
tâm trí - não - cơ thể.
Các phát biểu cụ thể đầu tiên của chức năng giác quan - vận động (sensory motor) bắt nguồn từ Alexander Bain (1818 - 1903), người cũng tạo ra một cuộc
khảo sát có giá trị về quan điểm tâm-cơ thể /(Mind and Body The Theories of Their
Relation, 1873), đóng góp quan trọng của ơng là thuyết liên tưởng giác quan - vận
động (associationist psychology), được phân tích trong The Senses and the Intellect
(1855) and The Emotions and the Will (1859).
Theo lý thuyết mới này về tâm trí con người, sự hiện hữu của bất kỳ rối loạn
tâm thần là hồn tồn khơng thể quan niệm được vì điều gì xảy ra cho tinh thần chỉ
xuất hiện từ hệ thống về neuron vận động, khơng có tâm thần độc lập. Vì vậy, rối
loạn tâm thần chỉ có thể bắt nguồn từ những rối loạn về neuron vận động; có thể,
khơng có bệnh tâm thần nào mà khơng có một rối loạn về neuron vận động đi kèm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong lĩnh vực tâm thần, khơng chỉ là tính hai mặt

tâm trí - não, quan niệm - tâm trí, cơ thể và não - bộ ba như là một đơn vị chức năng
là cần thiết cho hiểu biết trong y tế và bệnh tật. Các nghiên cứu cho rằng (i) hệ
thống tâm gắn kết với hệ thống vận động, (ii) các sự kiện diễn ra và tinh thần chia
sẻ cùng một nền thần kinh, hệ thống về neuron vận động; (iii) não là liên lạc trung
tâm giữa tâm trí và cơ thể.
Bắt nguồn từ thuyết Tâm thần - vận động mà nhiều liệu pháp ra đời trị liệu cho
bệnh nhân tâm thần hoặc các chứng rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần được
hình thành; cũng từ đó, giúp nâng cao hiểu biết về những phương pháp tập luyện

5


vận động + rèn luyện tâm trí đã tồn tại trong lịch sử nhân loại; mặt khác, sự kết nối
với những tri thức, cho ta một cách nhìn đúng đắn về sức khỏe thể chất và tâm thần
theo cách định nghĩa của Tây phương và Đơng phương (vd: Yoga, Khí công…)
Nghiên cứa sự phát triển tâm thần vận động được tiến hành từ thế kỷ 19, ban
đầu là những nghiên cứu mang tính thơ sơ. Bước sang thế kỷ 20, xuất hiện nhiều
cơng trình thực nghiệm và trắc nghiệm ngày càng chính xác nhờ có kỹ thuật tinh tế
hơn. Từ đó các bậc thang, các hệ thống trắc nghiệm được xây dựng để theo dõi,
đánh giá, định mức, so sánh tiến trình phát triển theo độ tuổi trên từng trẻ và giữa
các trẻ lành mạnh và trẻ bệnh lý. Nhiều trắc nghiệm cho trẻ em đã trở thành quen
thuộc ở các nước, trong giới Y học và Tâm lý học như trắc nghiệm Gessell, Binet,
Simon, Merrill Palmer, Terman Merrill, Brunet Lezine, Denver, Raven, Weschler,
Gill,...
Tesr Denver I được hình thành và áp dụng lần đầu tiên vào năm 1967 tại Hoa
Kỳ, nó nhanh chống được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong
nhiều cuộc nghiên cứu. Năm 1990, test Denver I đã được chính các tác giả của nói
nghiên cứu sâu hơn nữa và hồn hiện thành test Denver II.
1.1.2. Ở Việt Nam
Thực trạng ở nước ta, hầu như khơng có một nghiên cứu lý thuyết nào đáng kể

đến về lĩnh vực này. Mặc dù trên thực tế có nhiều liệu pháp trong thực hành chăm
sóc sức khỏe và trị liệu thực sự có liên quan đến lý thuyết tâm thần - vận động; có
thể kể đến như thể dục dưỡng sinh, tập luyện Yoga, tập luyện khí cơng, vật lý trị
liệu, massage, châm cứu + vật lý trị liệu…nhiều phương pháp vận động và thực
hành chăm sóc sức khỏe khác rất đa dạng và phong phú, bao gồm có bài bản và phi
bài bản.
Ở Việt Nam, để đánh giá mức độ phát triển tâm thần vận động đối với trẻ dưới
6 tuổi, các trắc nghiệm Brunet - Lezine (Pháp), Denver I (Hoa kỳ) đã được vận
dụng từ những năm 70 cho trẻ ở nhà trẻ, mẫu giáo và một số cơ sở nhi khoa.
Năm 1972 - 1975, Vũ Thị Chín và cộng sự đã tiến hành thăm dò sự phát triển
tâm lý vận động của trẻ từ 0 đến 3 tuổi ở nhà trẻ bằng thang đo Brunet - Lezine. Từ
kết quả thử nghiệm, các tác giả đã tiếp tực kiểm nghiệm lại vào name 1976 - 1980

6


nhằm mục đích Việt Nam hóa thang đo. Đến 1989 tác giả đã hoàn chỉnh "thang đo
Brunet - Lezine Việt Nam hóa" cùng các hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật tiến hành và
bộ công cụ đo.
Năm 1977 Lê Đức Hinh đã áp dụng trắc nghiệm Dever I trong đánh giá sự
phát triển tâm thần vận động cho trẻ tạo khoa thần kinh tại bệnh viện Bạch Mai. Tác
giả viết một tài liệu đầy đủ hướng dẫn cách sử dụng trắc nghiệm này năm 1990.
Năm 1990 - 1991, Hà Vỹ và cộng sự đã sử dụng trắc nghiệm Denver II để kiểm tra
mức độ phát triển tâm thần vận động của trẻ từ 1 - 72 tháng tuổi với mục đích Việt
Nam hóa, làm cơ sở khoa học giúp cho những người xây dựng chương trình chăm
sóc giáo dục trẻ em tham khảo. [8]
Năm 1998 - 1999, Quách Thúy Minh và cộng sự đã áp dụng trắc nghiệm
Dever I đánh giá sự phát triển tâm thần vận động cho 642 trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi
tại một số nhà trẻ, mẫu giáo thuộc nội thành Hà Nội. Nguyễn Thị Yến, Lê Nam Trà,
Hàn Nguyệt Kim Chi đã áp dụng trắc nghiệm Denver I đánh giá sự phát triển tâm vận động của 99 trẻ em dưới 5 tuổi tại Hà Nội và Hà Tây. [15]

Nhìn chung các kết quả của cơng trình nghiên cứu này đã đưa ra được các
mức phát triển tâm thần vận động của trẻ ở lứa tuổi 0 - 72 tháng tuổi, đồng thời
cũng khẳng định được các thang đo của nước ngoài phù hợp với trẻ em Việt Nam.
1.2. Lý luận về Tâm - vận động và phát triển
Trẻ em là một cá thể đang đà phát triển trên 3 mặt thể chất, tâm lý và xã hội
hóa. Ngay từ những ngày đầu, sự phát triển của trẻ được thể hiện trên ba con đường
là vận động, cảm giác và nhận thức. Trong sự phát triển, 3 tuyến đường này luôn
song song và xen kẽ lẫn nhau, nhưng mang tính kế thừa và nối tiếp cái mới. Khi
nghiên cứu sự phát triển của trẻ, chúng ta thường bắt gặp một số khái niệm liên
quan đến sự phát triển của trẻ như các giai đoạn phát triển tâm lý, phát triển trí
khơn, phát triển tâm - vận động… Vì vậy, cần hiểu ý nghĩa của mỗi thuật ngữ để
tránh nhầm lẫn.
1.2.1. Khái niệm Tâm - vận động
Thuật ngữ này được E. Dupre đưa ra vào những năm 1900 để nhấn mạnh mối
quan hệ chặt chẽ giữa các kết quả vận động và phát triển trí khôn ở trẻ nhỏ (dưới 6

7


tuổi). Ông muốn nhấn mạnh rằng, ở trẻ nhỏ sự phát triển vận động (hành vi) là thể
hiện sự phát triển của trí khơn. Thuật ngữ Tâm vận động sau này được gọi rõ là
phát triển tâm lý và vận động. Trong sự phát triển, tâm - vận động và cảm xúc có
quan hệ khá mật thiết. Đời sống cảm xúc đã tác động tới trương lực và tư thế.
"Tâm vận động: Tâm lý - vận động: Psychology - motor, Psychomotor, là hoạt
động của các giác quan, cơ bắp dưới sự điều khiển của não bộ. Tùy vào mức độ
trưởng thành của não bộ mà nó chỉ đạo các hoat động vận động cơ thể của con
người. Phát huy và kiện toàn mối quan hệ tương tác giữa con người và cơ thể mình,
giúp kích thích những kỹ năng và ý thức xuyên qua các hoạt động tự ý thay vì dùng
ngơn ngữ để tác động".[14]
Trong tâm vận động có sự thống nhất về động thái của các hoạt động, cử chỉ,

các điệu bộ và các tư thế tạo thành một hệ thống biểu cảm, thực hiện và thể hiện
“con người” trong tình huống đó và thể hiện quan hệ cùng tồn tại với người khác.
1.2.2. Quá trình phát triển Tâm - vận động
Là quá trình lớn lên và trưởng thành, bao gồm sự tăng trưởng và thành thục.
Cơ sở của sự phát triển tâm - vận động của trẻ em là sự tương tác qua lại mật thiết
giữa yếu tố sinh học và môi trường nuôi dưỡng.
- Tăng trưởng: là sự lớn lên, kết quả của sự phát triển; là sự tăng lên của các tế
bào trong cơ thể (phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng). Mức tăng trưởng có thể
đo bằng trọng lượng và chiều cao (ví dụ chiều cao, cân nặng, chiều dài của xương,
vòng đầu, vòng cánh tay…).
- Thành thục (thành thục và học tập - luyện tập): là sự thành thục và chín muồi
các chức năng của cơ thể song song với quá trình hình thành và thống hợp các cấu
trúc thần kinh. [18]
Đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động tâm vận động là nhằm thiết lập quan
hệ tiếp xúc và trao đổi với người khác, trẻ bắt đấu sử dụng cơ thể của mình. Trẻ cảm
nghiệm, trước khi có khả năng vận dụng một cách có ý thức những khả năng và
sinh hoạt khác.
Trẻ cử động, vùng vẩy, chạy nhảy, để có cảm giác là mình đang sống thật sự,
và đồng thời cảm nhận trong cơ thể của mình niềm vui thích, hứng thú, hăng say và

8


hồ hởi. Nếu không đi qua giai đoạn vận động, khơng tìm cách thay đổi những tư thế
của cơ thể, hay là không thực hiện nhiều tư thế khác nhau, làm sao một trẻ em có
thể cảm nghiệm, thừa hưởng hay là làm phát sinh trong con người của mình những
cảm xúc sung sướng, hạnh phúc và vui tươi?
Bằng phương tiện vận động, trẻ em bộc lộ ra bên ngoài chính cuộc sống nội
tâm của mình cho đến khi ngơn ngữ xuất hiện, để đảm nhận công việc diễn tả những
nhu cầu và ý thích có mặt trong nội tâm.

Nhờ được vận động chúng ta đã tạo những điều kiện thuận lợi, để ngơn ngữ,
tư duy của trẻ có điều kiện xuất hiện và phát triển một cách dễ dàng.
Đồng thời chính đời sống xúc động và tình cảm của các em cũng được giải
tỏa, một cách hài hoà, thư thái, cởi mở.
Bốn thành tố khác nhau của sinh hoạt tâm lý là: trí tuệ, quan hệ tiếp xúc, tình
cảm và vận động, có những liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại hai chiều, tạo ảnh
hưởng giao thoa, chằng chịt và chồng chéo lên nhau. Khi một yếu tố đang vươn lên
và tăng trưởng, tự khắc nó kéo theo ba yếu tố khác cũng đồng thời phát huy và tiến
bộ.
Q trình phát triển tâm - vận động có nét đặc trưng là trình độ thành thục
thống nhất động tác, nhịp điệu, cấu trúc không gian và cũng là việc nhận biết các đồ
vật, các vị trí, sơ đồ thân thể con người chúng ta và hoạt động ngôn ngữ - vận động.
Giữa các hiện tượng tâm trí và các dạng vận động khơng có sự phân chia ranh giới.
1.2.3. Thang phát triển và giai đoạn phát triển
Khái niệm giai đoạn được các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em đề cập đến ở các
khía cạnh khác nhau như J. Piaget chú trọng về thao tác trí lực. H. Wallon đánh giá
các giai đoạn bắt đầu từ sự phát triển cảm xúc và xã hội hóa. S. Freud nghiên cứu sự
kế tiếp và nối tiếp các giai đoạn bản năng.
- Giai đoạn phát triển: muốn xác định các chức năng thao tác, nhằm đào sâu
những hiểu biết về phương diện cấu trúc tổ chức của trẻ em, và những hình thức
mới trong ứng xử khác nhau trong quá trình tiến triển. Giai đoạn phát triển không
tuân theo một trật tự thời gian, mà theo sự kế tiếp và phát triển các chức năng [18].

9


- Thang phát triển: là mô tả và xếp thứ tự mốc phát triển theo tháng hoặc theo
năm. Nó có giá trị về mặt thống kê, cho phép đo lường mức phát triển ở trẻ em đạt
được hoặc chậm theo trật tự thời gian với độ chính xác tương đối. A. Gesell (Mỹ,
1911), Charlotle Buhler (Viene, 1932) là những người đầu tiên đã nghiên cứu về

phát triển tâm - vận động của trẻ và xếp thứ tự tiến trình các mốc phát triển tâm vận động của trẻ nhỏ theo bậc thang. Trên cơ sở các nghiên cứu này, nhiều tác giả
đã lập ra nhiều thang đo phát triển khác như Baylay (1935), Simon, Binet và Lezine
(Pháp), Denver I, Denver II, Baylay II,…[18]
1.2.4. Các phương pháp nghiên cứu và đánh giá Tâm - vận động
Kết quả của mỗi một môn khoa học, tùy thuộc vào mục tiêu và phương pháp
nghiên cứu. Những phương pháp nghiên cứu về phát triển tâm - vận động trẻ em
thường được các nhà nghiên cứu ứng dụng:
1.2.4.1. Nghiên cứu và đánh giá
- Quan sát lâm sàng:
+ Theo chiều dọc: theo dõi từng mốc tuổi của một trẻ hoặc một nhóm trẻ.
+ Từ những trẻ thiếu hụt giác quan như mất thính lực (điếc), thị lực (mù)
+ Từ những trẻ bị bệnh như chậm phát triển tâm thần, bệnh tổn thương thần
kinh, thiếu dinh dưỡng,...
- Nghiên cứu trên thực nghiệm:
+ Tạo tình huống, để quan sát các hoạt động của trẻ.
+ Nghiên cứu trẻ hoang dã: trẻ sinh ra bị lạc sống với thú rừng…
1.2.4.2. Thang đánh giá phát triển Tâm - vận động
- Thang đánh giá ở 4 khu vực:
+ Tính vận động: Bao gồm: vận động thụ động, chủ động, trương lực, phản xạ
nguyên thuỷ tuỷ sống.
+ Tính thích nghi: Phản ứng tự phát trước một tình huống bất ngờ, độc lập
hồn tồn với những điều được học.
+ Ngơn ngữ: Giọng nói, cự động ở mặt, hiểu những mệnh lệnh, lời nói ít,
nhiều phức tạp.

10


+ Phản ứng với xã hội: Hành vi tự phát hoặc được gây nên trước người , sinh
vật sống hoặc đồ vật dẫn đến những thái độ chăm sóc và giáo dục.

- Các thang đang được ứng dụng:
+ Lezin, Brunet (0 - 3 tuổi).
+ Denver I, II (từ 0 - 72 tháng)
+ Baylay (từ 0 - 72 tháng).
+ Firststep (từ 0 - 72 tháng).
Mục đích sàng lọc, phát hiện trẻ có nguy cơ hoặc phát triển chậm để hỗ trợ.
1.3. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ em trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi
1.3.1. Sự phát triển thể chất và vận động trẻ em từ 3 - 6 tuổi
* Sự phát triển thể chất
Từ 3 đến 6 tuổi tốc độ tăng trưởng thể chất của trẻ chậm lại so với giai đoạn
trước. Mỗi năm trẻ chỉ tăng trung bình khoảng 3kg thể trọng và 5 - 7 cm chiều cao.
Bộ phận phát triển nhanh hơn cả trong giai đoạn này là cánh tay và ống chân. Bàn
tay và bàn chân phát triển chậm hơn.
Hệ xương và cơ của trẻ tiếp tục phát triển. Xương tiếp tục được cốt hóa, các
cơ to ra. Cơ quan hơ hấp và tuần hồn phát triển. Tốc độ hình thành các phản xạ có
điều kiện tăng nhanh, hệ thống tín hiệu thứ hai và các bộ máy nhận cảm phát triển
mạnh.
Hệ thần kinh của trẻ 3 - 6 tuổi vẫn tiếp tục tăng trưởng về hình thái và cấu
trúc. Trọng lượng não tăng từ khoảng 1.100 gram lên 1.300 gram. Một số vùng trên
võ não tiếp tục mielin hóa (đặc biệt là vùng vỏ não trước trán). Các vùng chức năng
của não tiếp tục được chun mơn hóa, nhờ đó trẻ đã có khả năng hoạt động trí tuệ
phức tạp và điều khiển nhiều hoạt động đòi hỏi sự tinh tế của cơ bắp. Trong giai
đoạn này não trẻ diễn ra sự tổ chức lại các cấu trúc chức năng của hoạt động thần
kinh cấp cao, khả năng bù trừ của hệ thần kinh cịn rất lớn. Vì vậy, trong trường hợp
trẻ bị khuyết tật, nếu có sự huấn luyện hợp lý thì sẽ có nhiều khả năng hoạt động
bình thường.
Sự phát triển thể chất và thần kinh của trẻ trong giai đoạn 3 - 6 tuổi phụ thuộc
nhiều vào chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc. Sự đói ăn kéo dài hoặc có

11



nhiều cơn đói nghiêm trọng sẽ để lại hậu quả nặng nề về thể chất và trí não trẻ.
Cũng như giai đoạn trước 3 tuổi, nếu trẻ em từ 3 - 5 tuổi bị suy dinh dưỡng sẽ chậm
lớn và các cơ bị teo. Bệnh suy dinh dưỡng xuất hiện, ngay cả khi trẻ được cung cấp
đử calo nhưng thiếu protein. Vì vậy, việc đảm bảo cho trẻ có đủ các chất vitamin và
vi lượng (sắt, kẽm...) là yêu cầu bắt buộc trong chế độ dinh dưỡng của trẻ giai đoạn
này.
Trẻ em ở lứa tuổi này rất dễ bị nhiễm bệnh do khả năng miễn dịch còn yếu:
viêm phổi, viêm não, sởi, đậu mùa... nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển sau
này của trẻ. Vì vậy, việc ni dưỡng đầy đủ, khoa học và chế độ tiêm phòng vacxin
đúng quy định là rất cần thiết. [5]
* Sự phát triển vận động
Biết đi là sự kiện trọng đại của trẻ em vào lúc 2 tuổi. Tuy nhiên, lúc mới biết
đi, trẻ thường hay bị ngã do vội vàng. Lớn hơn một chút khả năng vận động của trẻ
tăng đột biến. Trẻ 3 tuổi có thể đi hoặc chạy theo đường thẳng, đường vịng, có thể
nhấc cả hai chân khỏi mật đất (nhảy). Nhưng chúng chưa có khả năng dừng đột
ngột hay quay ngoắt lại khi chạy. Lên 4 tuổi, trẻ có thể nhảy lị cị một chân, có thể
sử dụng cả hai tay để làm những việc như bắt bóng, bưng bê các vật... Khi 5 tuổi,
các vận động cơ bản đã thành thạo như người lớn: chạy vung tay, kiểm soát trọng
tâm và giữ thăng bằng. Các hành động đã có sự phối hợp vận động của cả cổ, cánh
tay, vai, chân,... nhờ đó trẻ có thể đi xe đạp, nhào lộn hoặc thực hiện các hành động
phức tạp khác...
Trong vận động, trẻ đã có khả năng phối hợp khá chặt chẽ giữa các cơ quan
vận động với các giác quan. Khả năng kiểm soát các cơ nhỏ được cải thiện nhanh
chóng, vì thế, trẻ sử dụng bàn tay tinh xảo hơn. Trẻ 3 tuổi rất khó khăn khi cài cúc
áo, buộc dây giày hay bắt chước các thao tác đơn giản, nhưng đến 5 tuổi có thể làm
thành thạo những việc trên. Trẻ có thể dùng kéo cắt giấy theo các đường kẻ trước,
vẽ lại các hình, các chữ cái, nặn các đồ vật...
Sự phát triển khả năng vận động có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển

tâm lý của trẻ giai đoạn 3 - 6 tuổi. [5]

12


1.3.2. Sự phát triển hoạt động tâm lý của trẻ 3 - 6 tuổi
1.3.2.1. Đặc điểm phát triển hoạt động nhận cảm của trẻ 3 - 6 tuổi
a) Đặc điểm chung
Hoạt động nhận cảm của trẻ tiếp tục hoàn thiện mau chóng nhờ bộ phận trung
ương của bộ mấy phân tích phát triển và hệ thống tín hiệu thứ hai ngày càng tham
gia nhiều hơn vào quá trình nhận cảm.
* Cảm giác
Tính nhạy cảm của cảm giác được nâng cao, hạ thấp ngưỡng cảm giác, cảm
giác trẻ ngày càng chính xác hơn, có tính tự giác hơn.
* Tri giác
Tri giác không chủ định là chủ yếu: trẻ hay tri giác cái gì gần gũi với trẻ, có
liên quan đến nhu cầu, hứng thú của trẻ, do đó trẻ hay di chuyển chú ý, tri giác tản
mạn không hệ thống. Dưới ảnh hưởng của giáo dục tri giác có chủ định bắt đầu hình
thành và phát triển trong suốt tuổi mẫu giáo. Trẻ biết tri giác theo sự hướng dẫn của
người lớn và biết kiểm tra tri giác của mình theo yêu cầu đề ra. Vì vậy trẻ tri giác
lâu hơn và đầy đủ hơn.
Trẻ mẫu giáo đã dần dần tập được cách xem xét sự vật hiện tượng xung quanh
một cách tỉ mỉ, có kế hoạch, nhờ vậy hình ảnh tri giác thực tại xung quanh nảy sinh
trong đầu trẻ dần dần có nội dung phong phú và chính xác hơn.
Trẻ chuyển dần từ áp dụng mẫu sự vật cụ thể sang sử dụng chuẩn nhận thức
phổ biến để so sánh những thuộc tính của đối tượng mới mẻ khi tri giác chúng làm
trẻ định hướng chính xác hơn thuộc tính của đối tượng, hoạt động nhận thức tinh vi
hơn, chính xác hơn, sâu sắc hơn.
Tri giác của trẻ gắn liền với họat động, trong trường hợp sự vật hiện tượng
mới mẻ hoặc khó khăn trẻ chỉ tri giác sự vật hiện tượng đầy đủ, chính xác khi q

trình tri giác được kết hợp với hành động. [10, tr 67]
b) Sự phát triển các loại hoạt động nhận cảm.
* Nhìn và nhận cảm các thuộc tính về màu sắc, hình dạng, độ lớn
- Nhìn và nhận cảm các thuộc tính màu sắc, hình dạng.

13


Nhìn chung trẻ 3 - 6 tuổi có khả năng nắm và sử dụng các chuẩn về màu sắc
và hình dạng của sự vật, hiện tượng. Trẻ nắm được khá chính xác các màu trong
quang phổ và các hình trong hình học. Trẻ nắm vá sử dụng các chuẩn nhận cảm này
chủ yếu trong quá trình nắm các dạng hoạt động sáng tạo khác nhau (như vẽ, nặn,
cắt dán, xây dựng, lắp ghép). Bản thân các vật liệu trẻ sử dụng khi vẽ, nặn, ghép
hình, xây dựng... đã chứa đựng những mẫu về chuẩn nhận cảm màu sắc, hình dạng.
Chẳng hạn khi vẽ trẻ phải sử dụng thuốc vẽ và màu được lựa chọn phù hợp với màu
của quang phổ, hay khi xây dựng trẻ dùng những khối gỗ hình tam giác, trịn, vng
có độ lớn khác nhau, trong ghép hình trẻ dùng vật liệu ghép hình là những hình
trịn, vuông, tam giác... màu sắc khác nhau.
Khả năng phân biệt màu sắc, hình dạng của trẻ phát triển qua các độ tuổi
Ở đầu tuổi mẫu giáo trẻ phân biệt được màu đỏ - xanh - vàng - trắng đen.
Nhận biết được các hình trịn - vng - tam giác.
Các hoạt động sáng tạo của trẻ ngày càng phức, dần dần trẻ lĩnh hội thêm
những chuẩn màu sắc và hình dạng.
- Nhìn và nhận cảm các thuộc tính về độ lớn
Khác với chuẩn về màu sắc và hình dạng, các chuẩn độ lớn mang tính ước lệ,
tri giác về độ lớn ở trẻ mầm non được phát triển trên cơ sở lĩnh hội những biểu
tượng về quan hệ độ lớn giữa các vật. Các quan hệ này được biểu thị bằng từ lớn
hơn - nhỏ hơn, lớn nhất - nhỏ nhất... Vì vậy, trẻ mẫu giáo lĩnh hội được chuẩn độ
lớn cịn khó khăn. Khả năng lĩnh hội chuẩn độ lơn tăng dần qua các độ tuổi.
Trẻ mẫu giáo lớn ngoài chuẩn độ lớn, trẻ cịn hình thành những biểu tượng về

từng chiều: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
* Nghe và nhận cảm các thuộc tính về âm thanh
Độ nhạy cảm thính giác của trẻ tiếp tục được phát triển trong suốt tuổi mẫu
giáo qua giao tiếp và hoạt động âm nhạc. Dưới sự tác động ngôn ngữ của người
xung quanh tai trẻ thính hơn, trẻ phân biệt được các dấu trong tiếng nói, sắc thái của
âm trong lời nói. Độ nhạy cảm phân biệt độ cao âm thanh phát triển mau chóng
trong hoạt động âm nhạc. Trong điều kiện giáo dục tốt có thể hình thành được tai
tuyết đối - tức là trẻ nhận ra và lặp lại đúng các độ cao âm thanh từ phím đàn và

14


cảm giác nhịp điệu. Độ nhạy cảm âm thanh của trẻ có sự khác biệt lớn giữa các cá
nhân, một số trẻ có độ nhạy cảm thính giác rất cao, có một số trẻ độ nhạy cảm thính
giác kém rõ rệt.
* Sự định hướng không gian và thời gian
- Định hướng khơng gian
Sự hình thành những biểu tượng về các vật và thuộc tính của chúng diễn ra
sớm hơn so với hình thành biểu tượng về khơng gian.
Trẻ 3 tuổi lấy mình "làm gốc" để xác điịnh phương hướng. Dưới sự hướng dẫn
của người lớn trẻ đã bắt đầu phân biệt được đúng tau phải của mình đó là: Tay cầm
thìa xúc cơm, tay cầm bút để vẽ. Trẻ chỉ có thể xác định mọi vị trí các bộ phận khác
trên cơ thể là "phải" hay "trái" dựa vào vị trí tay phải. Chẳng hạn ta hỏi tre "mắt
phải đâu" trẻ giơ tay phải ra rồi sau mới chỉ được mắt phải. Vì vậy đối với trẻ
"phải", "trái" mang tính cố định, trẻ không thể hiểu được một vật ở bên phải mình
lại là bên trái người khác.
Những định hướng khác của không gian (đằng trước, đằng sau) cũng được xác
định dựa vào bản thân mình. Chỉ đến cuối tuổi mầm non trẻ mới xác định hướng
không gian không phụ thuộc vào " điềm gốc" của bản thân.
- Định hướng thời gian.

Định hướng thời gian đối với trẻ khó hơn định hướng khơng gian.
Thời gian khơng có hình dạng cụ thể, khơng thể hành động gì với thời gian.
Từ biểu thị thời gian không ổn định, cái ngày hôm nay gọi là "ngày mai" qua một
đêm trời thành "hôm nay", cái ngày hôm qua gọi là "hôm nay" qua một đêm trởi
thành "hơm qua". Vì vậy sự hình thành biểu tượng thời gian muộn hơn biểu tượng
khơng gian và nó có đặc điểm riêng của nó.
Trẻ mẫu giáo bé chưa phân biệt được các buổi trong ngày và chưa hiểu được
các từ "bây giờ", "bao giờ" khác nhau như thế nào. Trẻ mẫu giáo lớn đã phân biệt
được các buổi trong ngày. Khi lĩnh hội các biểu tượng về thời gian trong ngày trẻ
phải dựa vào hoạt động sinh hoạt của bản thân trong ngày để định hướng và phân
biệt được sáng, trưa, chiều, tối: Buổi sáng ngủ dậy, rửa mặt, ăn sáng, đi học, chơi,

15


×