Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tìm hiểu loại hình du lịch làng nghề ở thành phố đà nẵng định hướng và giải pháp phát triển đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

----

TRƯƠNG THỊ LÊ NHIÊN

Tìm hiểu loại hình du lịch làng nghề ở
thành phố Đà Nẵng. Định hướng và giải
pháp phát triển đến 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ khi xã hội có phân chia giai cấp. Trong suốt
một thời gian dài, du lịch chịu sự chi phối của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội nên phát
triển chậm chạp. Trong xã hội hiện đại, du lịch dường như được “thức tỉnh” cùng với
sự tiến bộ về kinh tế và sự nhận thức của con người. Đặc biệt, khi đời sống càng cao,
trong nhịp sống gấp gáp, con người càng có nhu c ầu tìm về những nét truyền thống.
Du lịch đồng quê, du lịch về nguồn, du lịch các làng nghề ... cũng từ đó mà có nhiều
điều kiện để hình thành và phát triển. Thực tế, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề
thủ công truyền thống vẫn tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dân tộc. Mỗi làng
nghề, mỗi sản phẩm đặc trưng và độc đáo, đã làm nên bức tranh đa dạng cho sắc màu
văn hóa của Việt Nam.
2



Thành phố Đà Nẵng được bao quanh bởi các di sản văn hóa thế giới được
UNESCO cơng nhận như: kinh thành Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Ngồi ra, thành phố cịn có các địa điểm thu hút khách du lịch như: Bà Nà, bán
đảo Sơn Trà, Non Nước – Ngũ Hành Sơn… Ngành du lịch Đà Nẵng vì thế có nhiều
điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, vẫn có một phân khúc chưa được chú ý và khai thác
chuyên sâu, đó là du lịch làng nghề.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của các làng xã ở thành phố Đà Nẵng
thì một số làng nghề cũng được hình thành. Ngày trước, trên địa bàn Đà Nẵng đã có
các làng nghề truyền thống như nghề dệt chiếu Cẩm Nê, nghề làm pháo Nam Ô, nghề
chằm nón La Bơng, nghề làm guốc mộc Xn Dương, nghề điêu khắc đá Non Nước…
Ngày nay, có một số làng nghề đã bị mai một, khơng cịn phát triển như xưa như nghề
làm pháo Nam Ô, nghề làm guốc mộc Xuân Dương… Các làng nghề khác tuy vẫn tồn
tại và phát triển nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng, chưa thực sự được chú ý đầu tư
phát triển và quảng bá hình ảnh, thương hiệu riêng của mình.
Phát triển du lịch các làng nghề truyền thống tại Đà Nẵng là một hướng đi mới
của ngành du lịch thành phố, vừa để đảm bảo duy trì những làng nghề truyền thống,
đồng thời giúp du khách trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về một khía cạnh văn hóa
khác ở Đà Nẵng, góp phần vào sự đa dạng văn hóa cũng như thu hút khách du lịch,
đem lại doanh thu, quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố.
Chính vì những lí do trên, tơi chọn đề tài “ Tìm hiểu loại hình du lịch làng nghề
ở thành phố Đà Nẵng. Định hướng và giải pháp phát triển đến 2020” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về loại hình du lịch làng nghề.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng nghề ở thành phố Đà Nẵng
- Đưa ra các định hướng phát triển cho ngành du lịch làng nghề trên địa bàn thành
phố đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ

- Tổng quan cơ sở lí luận về du lịch và du lịch làng nghề.
- Tìm hiểu hiện trạng phát triển của hoạt động du lịch làng nghề tại Đà Nẵng.
- Thống kê số liệu, đánh giá chung về thực trạng phát triển, rút ra kết luận và đề
xuất các định hướng phát triển hợp lí cho loại hình du lịch làng nghề ở thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên thế giới.
3


Trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, làng nghề truyền thống đang dần
lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc
gia, dân tộc. Những làng nghề này như một hình ảnh đ ầy bản sắc, khẳng định nét độc
đáo riêng không thể thay thế, một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người
của mỗi vùng miền, địa phương. Một số nghiên cứu về làng nghề của các quốc gia trên
thế giới có thể kể tới như:
- Một số kinh nghiệm của các nước châu Á về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn, Mai Thị Thanh Xn. Tạp chí Khoa học (Chuyên san Kinh tế
- Luật), T.XVIII, số 4/2002. [1].
- Cơng nghiệp hố nơng thơn các nước châu Á và nơng thơn Việt Nam, Nguyễn
Điền, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. [2].
- Các mơ hình cơng nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Mai
Thị Thanh Xuân (viết chung), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009. [3].
Các quốc gia có làng nghề thủ cơng truyền thống phát triển mạnh có thể kể tới như
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia…Ở các quốc gia này đã có nhiều
chính sách, hoạt động nhằm phát triển các làng nghề. Tại Nhật Bản, năm 1974 Nghị
viện đã ban hành Luật phát triển nghề thủ cơng truyền thống. Được sự hỗ trợ của chính
phủ, phong trào “mỗi làng một sản phẩm” được khai sinh từ quận Oita vào năm 1979
với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề thủ cơng truyền thống. Có 3 ngun tắc cơ bản
để phát triển pho ng trào, thứ nhất là: Hành động địa phương, suy nghĩ toàn cầu (Think

globally, Act locally); thứ hai: tự tin và sáng tạo (Self-Alliance and Creativity) và cuối
cùng là phát triển nguồn nhân lực (Human resource development). Mơ hình này đã đem
lại hiệu quả rất cao, trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, phong trào mỗi làng một sản
phẩm đã tạo ra được 329 sản phẩm với tổng doanh thu là 141 tỷ yên/năm (trên 1.1 tỷ
USD hay 19.000 tỷ đồng Việt Nam).
Tại Thái Lan cũng đã phát động chương trình “mỗi làng một sản phẩm – One
Tampon One Product, OTOP ” sau khi Thủ tướng Thái Lan đi thăm mơ hình của Nhật
Bản. Phong trào này được giới thiệu ở Thái Lan năm 1999 và bắt đầu chính thức đi
vào hoạt động vào cuối năm 2001. Trong chương trình này, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ
để mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng có chất lượng cao, chủ yếu hỗ
trợ ở khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện và chuyển giao cơng nghệ cho nơng
dân. Ngồi ra, chính phủ cũng giúp tổ chức các tuyến du lịch tới các làng nghề để du
khách nước ngồi có thể tận mắt thấy được các sản phẩm OTOP được sản xuất như thế
nào. Ngoài ý nghĩa kinh tế, đây là cách các quốc gia bảo tồn, phát triển và sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên ở địa phương, và giữ gìn tri thức bản địa một cách hiệu quả.
3.2. Ở Việt Nam
4


- Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại và phát
triển cùng với lịch sử dân tộc. Mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm đặc trưng và độc đáo, đã
làm nên bức tranh đa dạng cho sắc màu văn hóa của Việt Nam. Đây là một mơ hình
kinh tế có từ lâu đời ở nước ta, có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn. Ở trong nước đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, có
thể kể tới các nghiên cứu như:
- Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong q trình cơng nghiệp hoá. Dương
Bá Phượng, NXB Khoa học xã hội, 2001. [4].
- Giải pháp phục hồi và phát triển các làng nghề trong nông thôn Đồng bằng
sông Hồng. Nguyễn Thế Nhã, Tạp chí kinh tế nơng nghiệp, số 9 – 2000. [5].
- Nghề cổ nước Việt. Vũ Từ Trang, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2000. [6].

- Làng nghề - Phố nghề Thăng Long – Hà Nội, Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo,
2000. [7].
- Tinh hoa nghề nghiệp của cha ông, Bùi Văn Vượng, NXB Thanh Niên, 1997. [ 8].
- Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước, Vũ Quốc Tuấn, NXB Tri thức,
Hà Nội, 2011. [9].
- Nguyễn Thị Minh Tuệ, Địa lí du lịch, NXB Tp Hồ Chí Minh, 1992 . [10].
- Lê thơng, Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm , 2008. [11].
- Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục , 2004.

[12] .

Nhận thức được vai trị của các làng nghề, Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang
Bộ đã đưa ra nhiều Nghị quyết, Nghị định, Thông tư để bảo tồn và phát triển các làng
nghề như:
- Quyết định số 22/2005/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép
thành lập Hiệp hội làng nghề Việt Nam[13]. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận và tự
nguyện của các làng nghề và tổ chức kinh doanh, các nghệ nhân cùng những người
tâm huyết cùng hợp sức thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển ngành nghề
truyền thống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, góp phần tạo việc làm, nâng
cao đời sống, góp phần cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn.
- Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát triển ngành nghề nông
thôn. [14]. Nghị định gồm 4 chương, 12 điều. Bên cạnh những quy định chung, Nghị
định đã đưa ra một số chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển ngành nghề
nơng thơn như: chương trình bảo tồn phát triển nghề, mặt bằng sản xuất, đầu tư tín
dụng, xúc tiến thương mại, khoa học cơng nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, ở
Điều 4 của Nghị định đưa ra những qui định chung về “công nhận nghề, làng
nghề, quản lý chất lượng sản phẩm ngành nghề” và “Chương trình bảo tồn, phát triển
làng nghề” ở Điều 6.
5



- Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn về việc Đẩy mạnh thực hiện qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phịng
chống ơ nhiễm mơi trường làng nghề. [15].
- Quyết định số: 13/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc sử dụng vốn
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố
hố kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ
sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 – 2015.
- Tại Đà Nẵng các làng nghề thủ công đã hình thành và phát triển từ rất lâu, có
những làng nghề đã có tuổi lên đến hàng trăm năm như: làng chiếu Cẩm Nê, làng đá
Non Nước, làng nghề cá Nam Ơ… Các làng nghề thủ cơng đã và đang đóng góp một
phần quan trọng đến các mặt phát triển của thành phố, đặc biệt là phát triển kinh tế
nông thôn, tiểu thủ công nghiệp vùng nông thôn Đà Nẵng. Chính vì vậy đã có rất
nhiều các bài nghiên cứu, các chính sách nhằm phát triển du lịch làng nghề tại đây
như:
- Cơng trình nghiên cứu “Giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề ở Đà Nẵng
và các vùng lân cận” của nhóm sinh viên Lê Uyên Thảo (10CNQTH01), Nguyễn Lê
Diệu Hằng (10CNQTH01), Nguyễn Quốc Việt (10CNQTH02), Khoa Quốc tế học,
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. [16].
- Một số giải pháp phát triển du lịch làng đá mĩ nghệ Non Nước – Đà Nẵng nhóm
sinh viên Lương Hoàng Thị Vân – Lê Thị Minh Châu Khoa Du lịch – Ngành Quản trị
Du lịch & Khách sạn – Lớp K14DLK, trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng.
[17] .

- “Xây dựng chương trình phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng”
do sinh viên Nguyễn Ký Viễn Lớp: 34K03.2, Khoa Thương mại - Du lịch, Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8
Đại học Đà Nẵng năm 2012. [18].
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tìm hiểu về loại hình du lịch làng nghề ở thành phố Đà Nẵng và

đề xuất các định hướng phát triển.
- Về thời gian: Từ 2006 đến 2010, đề xuất định hướng phát triển đến năm 2020.
- Về lãnh thổ: Một số làng nghề ở Đà Nẵng như: làng nghề làm đá, bánh khô mè,
nước mắm, làm chiếu...
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Các yếu tố tự nhiên, dân cư, kinh tế trên một lãnh thổ đều có nguồn gốc phát sinh
và phát triển. Vì thế quan điểm này được vận dụng để phân tích các số liệu, tư liệu
6


trong các thời điểm nhất định từ đó nghiên cứu sự phát triển của loại hình du lịch làng
nghề, qua đó làm cơ sở định hướng phát triển của loại hình du lịch làng nghề trong
thời gian tới.
5.2. Quan điểm tổng hợp
Du lịch làng nghề là một mảng thuộc ngành du lịch, chịu tác động tương hỗ của
nhiều nhân tố, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Ngược lại, du lịch làng nghề cũng có
những tác động nhất định đến sự phát triển nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế khác. Vì vậy
khi nghiên cứu tình hình, tiềm năng phát triển của nó phải xem xét trong mối quan hệ
tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội.
5.3. Quan điểm hệ thống
Phát triển du lịch làng nghề ở Đà Nẵng chỉ là sự phát triển một mặt nhỏ trong hệ
thống sự phát triển của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng nói riêng, của vùng du lịch
Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và cả nước nói chung. Đặc trưng phát triển
của du lịch là sự kết hợp không gian rộng lớn trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Quan điểm này là cơ sở để hình thành hệ thống du lịch trên lãnh thổ nghiên cứu, đảm
bảo cho tính khách quan, khoa học trong nghiên cứu.
5.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái bền vững
Phát triển bền vững trở thành một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của loài
người từ thế kỉ XXI.

Cũng như các ngành kinh tế khác, tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của ngành
du lịch chính là hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho mỗi quốc gia, dân tộc. Đồng thời
việc phát triển ngành du lịch phải gắn với công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn, tôn tạo
các giá trị tự nhiên và nhân văn. Cũng chính vì vậy mà trong chính sách phát triển du
lịch cần đảm bảo cho ngành du lịch phát triển, thu được lợi nhuận cao vừa đảm bảo
cho môi trường sinh thái được bền vững. Đây cũng chính là một trong những quan
điểm chủ đạo của đề tài này.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu, xử lí số liệu
Việc nghiên cứu một đề tài cần rất nhiều tài liệu của nhiều cơ quan, ban ngành có
lien quan. Do vậy, cần phải thu thập, tổng hợp, thống kê nguồn tài liệu phù hợp với nội
dung nghiên cứu. Sau đó cần phải xử lí, phân tích, làm rõ những tài liệu ấy để tạo nên
tính chính xác và khoa học của đề tài.
6.2. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu đối với du lịch, kết hợp nghiên cứu bản đồ,
các tài liệu có liên quan với thực địa để nắm được đặc trung của lãnh thổ một cách
thực tế, làm cho thông tin trở nên chính xác. Đây là một trong những phương pháp chủ
đạo trong quá trình tìm hiểu đề tài.
7


6.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Biểu đồ, bản đồ là một trong những yếu tố quan trọng, sử dụng phương pháp này
cho phép thu thập các thông tin mới hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu.
Lãnh thổ du lịch phân bố rộng và bao gồm nhiều thành phần. Do vậy việc thực địa
khơng thể bao qt hết tồn bộ lãnh thổ và cụ thể từng yếu tố. Vì vậy cần phải sử dụng
bản đồ để hỗ trợ cho việc nghiên cứu. Việc sử dụng các biểu đồ nhằm trực quan hóa
các số liệu cho ta thấy rõ mức độ phát triển của loại hình du lịch làng nghề theo thời
gian và không gian.
6.4. Phương pháp chuyên gia

Việc tham khảo ý kiến của lãnh đạo chính quyền, cán bộ ngành du lịch, cán bộ
nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch là những kinh nghiệm quý để vận dụng vào nghiên
cứu, rút ngắn được thời gian cho quá trình điều tra phức tạp.
8.. Cấu trúc luận văn
Ngoài tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 phần (Phần mở đầu, phần nội
dung và phần kết luận). Phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch và làng nghề thủ công truyền thống.
Chương 2: Hiện trạng khai thác một số làng nghề thủ công truyền thống ở Đà
Nẵng phục vụ phát triển du lịch.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm khai thác một số làng nghề thủ công
truyền thống ở Đà Nẵng cho phát triển du lịch đến năm 2020.

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1.

Các khái niệm liên quan

1.1.1. Du lịch
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu
được trong đời sống văn hoá – xã hội và hoạt động du lịch đang diễn ra một cách
mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Thuật
ngữ “du lịch” ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, có nhiều ý
kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này.
Theo một số học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Tonos” nghĩa là đi một
vòng. Thuật ngữ này được Latinh hố thành “Turnur” và sau đó thành “Tour” (tiếng
8


Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi. Một

số học giả khác lại cho rằng du lịch không phải xuất phát từ tiếng Hi Lạp mà từ tiếng
Pháp “le tour”, có nghĩa là cuộc hành trình tới nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc
này ảnh hưởng ra phạm vi toàn thế giới… Trong tiếng Việt, thuật ngữ “du lịch” được
giải thích theo nghĩa âm Hán – Việt: du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải.
Như vậy, nhìn chung chưa có sự thống nhất về nguồn gốc thuật ngữ “du lịch” song điều
cơ bản của thuật ngữ này đều bắt nguồn từ gốc là cuộc hành trình đi một vịng, từ một
nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại.
Cũng tương tự, có nhiều quan niệm khơng giống nhau về khái niệm du lịch.
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch
là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với
mục đích giải trí”. [23]. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ
chính của hoạt động du lịch.
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ đã trích dẫn quan niệm của I.I Pirojnik: “Du
lịch là một hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu
trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển
thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hố hoặc thể thao kèm theo
việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”. [23].
Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã
đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về
chuyến đi tới một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại
đó để tham quan, nghỉ ngơi, giải trí hoặc các mục đích khác ngồi các hoạt động để
có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”.[23].
Theo Luật Du lịch Việt Nam (ban hành năm 2006), tại điều 4, chương I định
nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiều, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [24].
Như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên theo thời
gian, các quan niệm này dần được hoàn thiện. Trong điều kiện của nước ta hiện nay,
quan niệm phổ biến được công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật
Du lịch Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI,

kì họp thứ 7 thơng qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Đây cũng là quan niệm về du lịch
xun suốt luận văn của tơi.
1.1.2. Khách du lịch
Có nhiều quan niệm khác nhau về khách du lịch. Theo một số nhà nghiên cứu,
định nghĩa đầu tiên về khách du lịch xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII tại Pháp: “Khách du
lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn” [23].
9


Vào đầu thế kỉ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa:
“Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngồi nơi cư trú thường
xuyên để thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà khơng theo đuổi các mục đích
kinh tế” [23].
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ đã trích dẫn định nghĩa của Khadginicolov
(Bungari): “Khách du lịch là người hành trình tự nguyện, với những mục đích hồ bình.
Trong cuộc hành trình của mình, họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi
một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình”. [23].
Như vậy có nhiều quan niệm khác nhau về khách du lịch. Tuy nhiên, về cơ bản
chúng còn phiến diện và chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của khái niệm. Một số mới chỉ
dừng lại ở việc phân tích động cơ du lịch, hoặc bóc tách du lịch khỏi chức năng kinh tế
- xã hội.
Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan (năm 1989) đã đưa ra quan niệm:
“Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm một hoặc một số nước khác
với nước mà họ cư trú thường xuyên với mục đích của chuyến đi là thăm quan, thăm
viếng, nghỉ ngơi với thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn.
Khách du lịch không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý
muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại, sau khi kết thúc đợt tham quan hay
lưu trú, phải rời khỏi nước đến tham quan để về nước thường trú của mình hoặc đi
đến một nước khác” [23].
Năm 1993, theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống kê Liên

hợp quốc (UNSC) đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo
thống kê du lịch:
- Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm:
+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) gồm những người nước ngoài
đến du lịch một quốc gia.
+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist) gồm những người
đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước (Interal tourist): gồm những người là công dân một
quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du
lịch trong nước.
+ Khách du lịch nội địa (Domestic tourist) bao gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế đến.
+ Khách du lịch quốc gia (National tourist) bao gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
Hiện nay, trong các thống kê của Việt Nam: Khách du lịch là những người đi ra
khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít
10


hơn 12 tháng liên tục, với mục đích chính của chuyến đi là tham quan, nghỉ ngơi, vui
chơi giải trí hay các mục đích khác ngồi việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu
nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách
du lịch quốc tế, khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách du lịch trong ngày
và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm.
Khách du lịch quốc tế: được hiểu là những người đi ra khỏi môi trường sống
thường xuyên của một nước đang thường trú đến một nước khác trong thời gian ít hơn
12 tháng với mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các ho ạt động nhằm thu
được thù lao ở nơi đến.
Khách du lịch trong nước: là những người đi ra khỏi môi trường sống thường
xuyên của mình ở trong nước với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng cùng các mục đích

của chuyến đi khơng phải để tiến hành các công việc nhằm thu được thù lao ở nơi đến.
Nhìn chung, quan niệm về khách du lịch ít nhiều có những điểm khác nhau,
nhưng chúng đề đề cập đến:
- Động cơ khởi hành (có thể là đi tham quan, nghỉ dưỡng, thăm người thân, kết
hợp kinh doanh…trừ động cơ lao động kiếm tiền).
- Yếu tố thời gian (đặc biệt chú ý tới sự phân biệt giữa khách tham quan trong ngày
và khác du lịch là những người nghỉ qua đêm hoặc có dụng một tối trọ)
Ở nước ta, theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005), tại điều 4, chương I thì
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [24].
Tại điều 34, chương V qui định: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và
khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch; cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú ở Việt
Nam ra nước ngoài du lịch” [24].
1.1.3. Sản phẩm du lịch
a. Khái niệm
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung c ấp cho du khách dựa trên cơ sở
khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú
vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [24].

11


Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch
vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu

của khách du lịch.
Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài
lịng. Nhưng đó khơng phải sự hài lòng như khi ta mua s ắm một hàng hố vật chất, mà
ở đây là sự hài lịng do được trải qua một thời gian thú vị, tồn tại trong kí ức của du
khách khi kết thúc chuyến du lịch.
b.

Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch bao gồm hai bộ phận: Dịch vụ du lịch và tài nguyên du lịch.
Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch
- Dịch vụ du lịch gồm có:
+ Dịch vụ lữ hành.
+ Dịch vụ vận chuyển
+ Dịch vụ lưu trữ, ăn uống
+ Dịch vụ vui chơi, giải trí
+ Dịch vụ mua sắm
+ Dịch vụ thông tin, hướng dẫn
+ Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung
- Tài nguyên du lịch gồm có:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên

c.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn
Những đặc điểm của sản phẩm du lịch

- Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể.
Thật ra sản phẩm du lịch là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, mặc
dù trong cấu thành của nó có cả hàng hố (chiếm từ 10 – 20%). Do vậy, việc đánh giá,
kiểm tra chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và

phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh, mà phụ thuộc vào khách du lịch.
Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kì
vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.
Do tính chất khơng cụ thể nên khó có thể dán nhãn sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm du
lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là người ta sao chép chương trình du lịch đã đặt ra, bắt
chước cách bài trí hay một qui trình phục vụ được nghiên cứu rất cơng phu.
- Sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đ ặc biệt của du khách (nhu
cầu thưởng thức cái đẹp, nhu cầu tìm hiểu giá trị văn hố…). Mặc dù trong cấu thành
sản phẩm du lịch có những hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu ăn ở, đi lại
của con người, nhưng mục đích chính c ủa chuyến đi không nhằm vào ăn, ở mà là để
12


giải trí, tìm hiểu, nâng cao tầm hiểu biết… Vì vậy, cần chú trọng vào nhu cầu của du
khách để họ thấy hài lòng.
- Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn liền với yếu tố tài nguyên nên không
thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể mang sản phẩm du lịch tới nơi của du
khách, mà du khách phải tới nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn các nhu cầu của mình
thơng qua việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Đặc điểm này là một trong những
nguyên nhân gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch trong việc tiêu thụ sản
phẩm.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng một thời gian và địa điểm với nơi
sản xuất ra chúng. Do đó, s ản phẩm du lịch khơng thể dự trữ, không thể cất đi như các
mặt hàng khác. Do vậy, để tạo ra sự nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu dùng cịn gặp
nhiều khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề
vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Đây là hiện tượng lúc thì cung
khơng đáp ứng được cầu, lúc thì cầu khơng đáp ứng được cung. Nguyên nhân chính là
trong du lịch, lượng cung khá ổn định trong thời gian dài, còn nhu cầu của khách thì
thường xuyên thay đổi, dẫn tới sự chênh lệch giữa cung và cầu.

1.1.4. Làng nghề
a. Nghề thủ cơng truyền thống
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều tên gọi về nghề thủ công truyền thống: Nghề
truyền thống, nghề cổ truyền, nghề phụ, ngành tiểu thủ công nghiệp… Nhằm góp phần
chuẩn hố thuật ngữ và tên gọi của lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu đã đề xuất tên gọi
“Nghề thủ công truyền thống Việt Nam” để chỉ chung các nghề truyền thống, trong đó
bao gồm rất nhiều nghề (gốm, đúc đồng, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, kim hoàn, rèn,
mây tre đan, khảm trai, dệt và tơ lụa, thêu, tranh dân gian…). Đó là những nhóm nghề
lớn, nổi tiếng, có ý nghĩa kinh tế, văn hố, xã hội và khoa học, kĩ thuật hết sức lớn lao
của dân tộc ta.
Đối với mỗi nghề được xếp vào nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải bao
gồm các yếu tố sau:
- Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta.
- Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề.
- Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.
- Kĩ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam.
- Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, hoặc hầu hết trong nước.
- Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa
là hàng hoá vừa là sản phẩm văn hố nghệ thuật, mĩ thuật, thậm chí trở thành các di
sản văn hoá của dân tộc, mang màu sắc văn hoá của Việt Nam.
13


- Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng. Có đóng góp
đáng kể về kinh tế vào ngân sách nhà nước.
Nghề thủ công truyền thống nói gọn lại và suy cho cùng, là sản xuất chủ yếu
bằng tay và công cụ giản đơn, với con mắt và bộ óc giàu sáng tạo của nghệ nhân [21].
b. Làng nghề thủ công truyền thống
Làng nghề truyền thống là một thực thể vật chất và tinh thần tồn tại cố định của
một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống. Vì thế, mỗi nghề truyền thống đươc bảo

tồn, hoạt động và phát triển ở một làng nghề, cụm làng nghề, hay ở nhiều làng nghề,
vùng nghề trong cả nước.
“Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi qui
tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chun làm nghề mang tính truyền thống lâu
đời có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ
thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng Tổ nghề và các thành viên luôn ý thức tuân
thủ những chế ước xã hội và gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế kĩ thuật,
đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dịng tộc, cùng phường nghề trong quá trình
lịch sử hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành ngay trên đơn vị cư trú, làng
xóm truyền thống của họ [21].
Làng nghề truyền thống thường cần có đặc trưng tiêu biểu như:
- Lâu đời
- Có vị Tổ nghề
- Có nghệ nhân, đội ngũ thợ lành nghề
- Có cơng nghệ truyền thống lâu đời, ổn định
- Có khả năng duy trì và phát triển bằng việc truyền nghề, lan toả nghề
- Sản phẩm độc đáo, ổn định có ý nghĩa kinh tế, văn hố, xã hội, có thị trường
tiêu thụ (trong nước và xuất khẩu).
Tóm lại, làng nghề thủ cơng truyền thống thường có đa số dân số làm nghề cổ
truyền, hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề lâu đời theo kiểu cha truyền con nối.
Do tính chất kinh tế, hàng hố, thị trường của q trình xuất khẩu và tiêu thụ sản
phẩm, làng nghề thực sự là một đơn vị kinh tế tiểu công nghiệp. Vai trò của làng nghề
đối với đời sống kinh tế, văn hố, xã hội là to lớn và tích cực.
1.1.5. Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch sinh thái nhân văn được tiến hành tại
các làng nghề tiêu biểu, mà ở đó cịn lưu giữ tương đối nguyên vẹn những di sản văn
hoá làng xã truyền thống (di tích lịch sử văn hố, phong tục, lễ hội…), đặc biệt là
truyền thống công nghệ cổ, thông qua những nghệ nhân tài giỏi. Đến với những làng
nghề, du khách sẽ được khám phá và thẩm nhận những giá trị văn hoá vừa đậm đà bản
sắc dân tộc, vừa độc đáo, mang tính chất đặc thù địa phương. Ngoài sự chứng kiến tận

14


mắt những thao tác công nghệ do các thợ thủ cơng thực hiện, du khách có thể được tìm
hiểu sâu thêm về truyền thống công nghệ ở các nghệ nhân, có thể mua đồ lưu niệm là
các sản phẩm cơng nghệ với giá cả phải chăng, có thể tìm kiếm cơ hôi đầu tư, hợp tác
kinh doanh (nếu là du khách thương gia), đồng thời đó cũng là dịp du khách lấy lại sự
cân bằng về tinh thần sau những bức xúc căng thẳng do nếp sống công nghiệp và cuộc
sống đô thị gây ra. Thông qua chuyến viếng thăm làng nghề, du khách sẽ thu lượm
được nhiều nhất những giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống và hiểu sâu sắc hơn về
đất nước và con người Việt Nam

[22] .

1.2. Mơ hình phân tích SWOT
1.2.1. Khái niệm mơ hình SWOT
Có nhiều khái niệm về mơ hình phân tích SWOT, nhưng có thể hiểu đơn giản
SWOT là :
Mơ hình phân tích SWOT là một cơng cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và
ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của
4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và
Threats (nguy cơ, rủi ro), SWOT cung cấp một cơng cụ phân tích chiến lược, rà sốt
và đánh giá vị trí, định hướng của một cơng ty hay của một đề án kinh
doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc
lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị,
phát triển sản phẩm và dịch vụ...
1.2.2. Nguồn gốc mơ hình phân tích SWOT
Mơ hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 cơng ty có doanh
thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu
Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra ngun nhân vì sao nhiều cơng

ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher,
Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.
Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào cho một
phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty. Cho tới năm 1960, tồn bộ 500 cơng
ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “Giám đốc kế hoạch” và các “Hiệp hội các
nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp”, hoạt động ở cả Anh quốc và Hoa
Kỳ.
Tuy nhiên, tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không
xứng đáng để đầu tư cơng sức bởi khơng có tính khả thi, chưa kể đây là một khoản đầu
tư tốn kém và có phần phù phiếm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế nào để
ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động
15


mang tính tồn diện mà khơng lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các
chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn.
Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F. Stewart thuộc Viện Nghiên cứu
Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích tìm
hiểu q trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh
đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngay nay chúng ta gọi
là “thay đổi cung cách quản lý”.

Cơng trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân viên làm
việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100
công ty, tổ chức. Và sau cùng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ
chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Tiến sĩ Otis Benepe đã xác định ra “Chuỗi
lơgíc”, hạt nhân của hệ thống như sau:
1. Values (Giá trị)
2. Appraise (Đánh giá)

3. Motivation (Động cơ)
4. Search (Tìm kiếm)
5. Select (Lựa chọn)
6. Programme (Lập chương trình)
7. Act (Hành động)
8. Monitor and repeat steps 1 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3).
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc
hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách
yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ
thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương
lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều
“tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại
là “Sai lầm” (Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công
việc này được gọi là phân tích SOFT.
Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand,
Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ
đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.
Sau đó, SWOT được Urick và Orr quảng bá tại Anh quốc như một dạng bài tập cho tất
cả mọi người. Những điều cần phải làm trong khi lập kế hoạch chỉ là phân loại các vấn
đề theo một số danh mục được yêu cầu.
16


Bước thứ hai được điều chỉnh thành “Nhóm sẽ làm gì?” với từng phần trong danh
mục. Quá trình lập kế hoạch này sau đó được thiết kế thơng qua phương pháp “Thử và
sai” mà kết quả là một quá trình gồm 17 bước, bằt đầu bằng SOFT/SWOT với mỗi
mục ghi riêng vào từng trang.
Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và xuất bản năm 1966 dựa trên hoạt động của
công ty Erie Technological Corp. ở Erie Pa. Năm 1970, phiên bản này được chuyển tới
Anh dưới sự tài trợ của cơng ty W.H.Smith & Sons PLC và được hồn thiện năm

1973. Phương pháp phân tích này cũng đã được sử dụng khi sáp nhập các cơ sở xay
xát và nướng bánh của CWS vào J.W.Frenhch Ltd.
Kể từ đó, q trình này đã được sử dụng thành công rất nhiều lần ở nhiều doanh
nghiệp và tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Và tới năm 2004, hệ thống này đã
được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề
hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn hàng năm của
doanh nghiệp mà không cần dựa vào các cố vấn bên ngồi.
1.2.3. Vai trị và ý nghĩa của SWOT
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp
theo định dạng SWOT dưới một trật tự lơ gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa
ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi q trình ra quyết định. Các mẫu SWOT
cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen ho ặc theo
bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột,
chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. Lưu ý r ằng cần
xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay
một chủ thể nào đó, chẳng hạn một:
- Cơng ty (vị thế trên thị trường, độ tin cậy...),
- Sản phẩm hay nhãn hiệu,
- Đề xuất hay ý tưởng kinh doanh,
- Phương pháp
- Lựa chọn chiến lược (thâm nhập thị trường mới hay đưa ra một sản phẩm mới...),
- Cơ hội sát nhập hay mua lại,
- Đối tác tiềm năng,
- Khả năng thay đổi nhà cung cấp,
- Thuê ngoài hay gia công (outsourcing) một dịch vụ, một hoạt động hay một nguồn
lực,
- Cơ hội đầu tư.
Hơn nữa, SWOT có thể được áp dụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh.
Chủ đề phân tích SWOT cân được mơ tả chính xác để những người khác có thể thực
17



hiện tốt q trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh giá và ẩn ý của kết quả
phân tích.
Mơ hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị
trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua
các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats):
các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4)
WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa
các

yếu

điểm của

công ty

để

tránh các

nguy



c ủa

thị

trường.


Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường
tự đặt các câu hỏi sau:
- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Cơng việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào
mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem
xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không
khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.
Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng
cao thì một quy trìh sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều
cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.
- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Cơng việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh
làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể
nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình khơng thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm
tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết?
Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong
phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự
hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc
thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất
là rà sốt lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội
mới nào khơng. Cũng có thể làm ngược lại, rà sốt các yếu điểm của mình và tự đặt
câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
- Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những địi
hỏi đặc thù về cơng việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì khơng? Thay đổi
cơng nghệ có nguy cơ gì với cơng ty hay khơng? Có vấn đề gì về nợ q hạn hay dịng
tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ cơng ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra
những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Mơ hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thơng
qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài
18



(Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ
hiểu và dễ xử lý hơn.
Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là:
- Văn hóa cơng ty.
- Hình ảnh cơng ty.
- Cơ cấu tổ chức.
- Nhân lực chủ chốt.
- Khả năng sử dụng các nguồn lực.
- Kinh nghiệm đã có.
- Hiệu quả hoạt động.
- Năng lực hoạt động.
- Danh tiếng thương hiệu.
- Thị phần.
- Nguồn tài chính.
- Hợp đồng chính yếu.
- Bản quyền và bí mật thương mại.
Các yếu tố bên ngồi cần phân tích có thể là:
- Khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh.
- Xu hướng thị trường.
- Nhà cung cấp.
- Đối tác.
- Thay đổi xã hội.
- Công nghệ mới.
- Môi truờng kinh tế.
- Mơi trường chính trị và pháp luật.
Chất lượng phân tích của mơ hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập
được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thơng tin từ

mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung c ấp, đối tác chiến lược, tư
vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thơng tin với xu hướng giản lược.
Điều này làm cho nhiều thơng tin có thể bị gị ép vào vị trí không phù hợp với bản chất
vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hịa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T
do quan điểm của nhà phân tích

19


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở ĐÀ NẴNG GIAI
ĐOẠN 2006 - 2010
2.1. Các nguồn lực để phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Nguồn lực về tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng
đất liền nằm ở 15 055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107 0 18' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc
giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.
Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15 045’ đến 17 0 15’ vĩ độ Bắc, 111 0 đến
113 0 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120
hải lý về phía Nam.

20


b. Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khơ từ tháng 1 đến tháng 7,
thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Đà Nẵng có mức độ ĐDSH cao, đa dạng về thành phần loài, tập trung chủ yếu ở
các Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bà Nà-Núi Chúa và Khu BTTN Sơn Trà. Tại
Khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa với diện tích tự nhiên hơn 8.830 ha, hiện có 793 lồi thực
vật, 256 lồi động vật, có 19 lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam...Tuy kém đa dạng
hơn so với các hệ thực vật khác như: Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, nhưng về cầu
trúc thành phần lồi thì Bà Nà-Núi Chúa hồn tồn tương đồng.
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 60 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi
Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số
cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi
cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão
của các tàu có cơng suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km 2, có các động vật biển
phong phú trên 266 giống lồi, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 lồi (11
lồi tơm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)...
21


2.1.2. Nguồn lực về kinh tế - xã hội
a. Dân cư - lao động
So với cả nước thì nguồn nhân lực du lịch của Đà Nẵng chưa bằng, song so trong
khu vực thì lại có phần nổi trội. Ngun nhân xuất phát từ việc Đà Nẵng là một trong
những thành phố ở miền Trung đi đầu trong hoạt động kinh doanh du lịch nên đã xây
dựng được đội ngũ lao động có kinh nghiệm. TP. Đà Nẵng tập trung nhiều cơ sở đào
tạo du lịch như Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng,
Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, Đại học Duy Tân… là một lợi thế. Chính quyền thành
phố đã đầu tư lớn cho nhân lực của ngành thông qua các hoạt động như xây dựng mở
rộng trường cao đẳng nghề, mời các chuyên gia du lịch của thế giới đến tập huấn,
hướng dẫn, đầu tư kinh phí cho dự án đào tạo nhân lực chất lượng cao như chọn người
giỏi đưa đi đào tạo ở nước ngoài.
b. Cơ sở vật chất – hạ tầng

Mức độ dễ dàng tiếp cận điểm đến du lịch là nhân tố khác hình thành lợi thế cạnh
tranh du lịch của thành phố. Khoảng cách giữa thị trường khách với Đà Nẵng được rút
ngắn nhờ sân bay quốc tế Đà Nẵng – sân bay lớn thứ 3 của Việt Nam, và nằm ngay
cửa ngõ đi vào miền Trung – nơi có nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc. Cảng nước sâu
Tiên Sa đủ điều kiện để đón tàu du lịch biển cao cấp, đã góp phần tạo nên lợi thế thu
hút dòng khách du lịch đường biển – đây là dịng khách mà TP. Đà Nẵng có lợi thế
khai thác hơn các thành phố du lịch khác. Hệ thống đường bộ của Đà Nẵng nói chung,
các cung đường du lịch nói riêng được đánh giá tốt về chất lượng và đẹp về cảnh quan,
vừa giúp rút ngắn thời gian di chuyển vừa làm cho khách thư giãn, dịu mắt lại sau một
chuyến bay dài.
Khoảng thời gian đi lại giữa các điểm tham quan trong thành phố và các tỉnh
thành lân cận khơng dài, có thể tiếp cận bằng nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau
cũng là một lợi thế. Chính nhân tố dễ dàng tiếp cận điểm đến khơng chỉ mang lại cho
khách sự hài lịng với quyết định lựa chọn của mình mà cịn là để khách quyết định
quay lại lần sau. Tiêu chí về khoảng cách giữa thị trường khách và điểm đến cũng là
một yếu tố để các điểm đến du lịch cạnh tranh nhau trong việc thu hút khách du lịch
dài ngày và ngắn ngày.
Năm 2012, sân bay quốc tế Đà Nẵng được xây dựng lại, nâng cấp lên giúp thực
hiện quy trình nhập cảnh và xuất cảnh được nhanh chóng; các thiết bị, tiện nghi liên
quan đến sự tiện lợi như vệ sinh, ăn uống, nghỉ ngơi, vận chuyển hành lý, bao gói hành
lý được sắp xếp hợp lý. Từ Đà Nẵng có những chuyến bay quốc tế trực tiếp đi
Singapore, Malaysia, Hàn Quốc… Năm 2013, sân bay Thừa Thiên - Huế đóng cửa sửa
chữa là một cơ hội cho ngành Du lịch Đà Nẵng đồng thời là một dấu hiệu cho thấy đây
sẽ là đối thủ tiềm năng trong việc khai thác các chuyến bay với mục đích du lịch.
22


Tương tự như vậy, hệ thống giao thông tốt cũng là một lợi thế của Đà Nẵng để
rút ngắn thời gian di chuyển từ điểm này đến điểm khác. Hiện tại thành phố có khoảng
305 khách sạn với 9.615 phịng, trong đó số lượng khách sạn đạt chuẩn từ 3 sao trở lên

đang dần tăng trong các năm gần đây, các thương hiệu lớn như Life Resort,
Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort, Hotel Novotel Danang Premier Han
River, Hyatt Regency Danang Resort And Spa… lần lượt đến với thành phố đã làm gia
tăng chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch.
c. Đường lối chính sách phát triển
- Tổ chức và quản lý: tăng cường năng lực quản lý của Sở VHTTDL Đà Nẵng;
phát huy mạnh hơn nữa vai trò tổ chức thực hiện xúc tiến du lịch của Trung tâm Xúc
tiến du lịch Đà Nẵng; phát huy vai trò của Ban chỉ đạo du lịch, củng cố nhân sự của
hiệp hội du lịch với sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý và phối hợp liên ngành; thực hiện quản lý quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố; đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin để phát triển và hội nhập quốc tế.
- Cơ chế chính sách, đầu tư: khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ du lịch tại
các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố như: Sơn Trà, Hải Vân, Làng Vân và một
số loại hình du lịch làng quê, làng nghề truyền thống…; xây dựng cơ chế hợp tác giữa
khu vực công và tư nhân; xây dựng chính sách và đầu tư phát triển các loại hình du
lịch mới, sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc biệt là giải trí về đêm; xây dựng khu ẩm
thực, mua sắm, vui chơi giải trí lớn; xây dựng chính sách hỗ trợ xúc tiến quảng bá
trong và ngồi nước, cơ chế tham gia xã hội hóa trong quảng bá xúc tiến và đào tạo du
lịch; xây dựng cơ chế khuyến khích chất lượng, hiệu quả du lịch thơng qua đánh giá,
xếp hạng, bình chọn và tơn vinh đối với các doanh nghiệp và địa danh; phổ biến Luật
Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan.
d. Tiềm năng du lịch thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam; đồng thời là
trung tâm giữa 3 di sản văn hóa thế giới (quần thể di tích Cố đơ Huế, đơ thị cổ Hội An
và khu đền tháp Mỹ Sơn). Không chỉ vậy, Đà Nẵng còn là điểm cuối của tuyến hàn h
lang kinh tế Đông Tây và là cửa ngõ ra biển Thái Bình Dương của các nước Myanmar,
Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng thu hút khách du
lịch trong nước và quốc tế.

Với bờ biển dài hơn 60km, Đà Nẵng có nhiều bãi biển đẹp, thoai thoải, cát trắng
mịn, nước trong xanh. Biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1
trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh (năm 2005).
23


Đà Nẵng còn mang nét hấp dẫn riêng biệt bởi vị thế tựa lưng vào dãy Trường Sơn
hùng vĩ, có bán đảo Sơn Trà vươn ra biển, đèo Hải Vân được mệnh danh là “thiên hạ
đệ nhất hùng quan” hay khu du lịch Bà Nà Hills với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế
giới và khu vui chơi giải trí trong nhà lớn nhất Đơng Nam Á - Fantasy Park.
Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều cảnh quan đẹp, Đà Nẵng còn
chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc với các di tích lịch sử nổi bật như: thành Điện
Hải, nơi lưu giữ dấu tích hào hùng của nhân dân Đà Nẵng trong cuộc chiến đấu chống
thực dân Pháp; bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa lưu giữ những hiện vật quý
của Vương quốc Chămpa hùng mạnh một thời; đình Hải Châu, ngơi đình cổ nhất tại
Đà Nẵng; đình T Loan, ngơi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh
Mạng đến Bảo Đại… Ngồi ra, Đà Nẵng cịn có lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức
vào 19/2 Âm lịch hàng năm, thu hút hàng vạn phật tử và du khách trong cả nước về
hành hương, thăm viếng.
Đến Đà Nẵng, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món đặc sản như mì Quảng,
bánh tráng cuốn thịt heo, hải sản tươi ngon; tham gia các sự kiện du lịch lớn như: cuộc
thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi dù bay quốc tế...
Đà Nẵng hiện có sân bay quốc tế với nhiều đường bay quốc tế trực tiếp; cảng
nước sâu Tiên Sa - nơi thường xuyên tiếp nhận các tàu biển cao cấp đưa du khách
quốc tế đến với Đà Nẵng. Nơi đây cịn là trạm dừng chính của các tuyến xe lửa và xe
khách, thuận tiện cho khách nội địa đến thành phố.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
Chỉ 10 năm trở lại đây, Đà Nẵng đã không ngừng xây dựng các cơng trình phục
vụ dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triễn du lịch như: Đường du lịch ven biển Hoàng

Sa, Trường Sa; đường lên đỉnh khu sinh thái Sơn Trà, Bà Nà - Suối Mơ, quy hoạch và
mở rộng khu danh thắng Ngũ hành Sơn... tạo nền móng để Du lịch Đà Nẵng đã có
những bước vững chắc. Từ năm 2006 chỉ có 29 dự án đầu tư về du lịch, tổng số vốn
đầu tư 553,6 triệu USD. Đến năm 2010, thành phố có 55 dự án đầu tư về du lịch với số
vốn lên đến 2.835,7 triệu USD. Trong đó có 10 dự án FDI đầu tư 1.212 triệu USD. Về
cơ sở lưu trú, năm 2006 chỉ có 101 khách sạn với 3.247 phịng; đến năm 2010, Đà
Nẵng có 181 khách sạn với 6.089 phịng. Trong đó, có khách sạn 4 - 5 sao, 29 khách
sạn 3 sao và 146 khách sạn 2 sao... ( Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – thành
phố Đà Nẵng).
Bên cạnh đó, hàng loạt sản phẩm du lịch ra đời có sức hấp dẫn du khách như Khu
sinh thái Bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch văn hóa tâm linh chùa Linh Ứng, Bà Nà Hill
với 2 kỷ lục thế giới cùng các khu vui chơi giải trí hiện đại, khu giải trí quốc tế
Crowne Plaza... Các bãi tắm du lịch xanh sạch đẹp như Mỹ Khê, Xuân Thiều, vịnh
24


Tiên Sa... Các sản phẩm mỹ nghệ hàng lưu niệm chế tác tại làng nghề truyền thống đá
Non Nước cùng với những sự kiện đặc sắc như trình diễn pháo hoa quốc tế, Lễ hội
Quán Thế Âm, Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè, đã thực sự hấp dẫn du khách.
Trong những năm qua, hoạt động du lịch TP Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả
quan. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 22%; trong đó khách quốc tế tăng bình qn
10%/năm, khách nội địa tăng bình quân 27%/năm. Thu nhập xã hội từ hoạt động du
lịch tăng bình quân 28% và đạt 3.097 tỷ đồng năm 2010. Năm 2011 tổng lượng khách
du lịch đạt 2.350.000 lượt, tăng 33% so với năm 2010; trong đó khách quốc tế 500.000
lượt, tăng 35% so với cùng kỳ; khách nội địa 1.850.000 lượt, tăng 32% so với năm
2010. Doanh thu từ du lịch đạt 4.600 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng
lượng khách du lịch đạt 1.326.983 lượt, tăng 9% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc
tế đạt 351.545 lượt, tăng 18%, khách nội địa đạt 975.438 lượt, tăng 7% so với cùng kỳ
2011. Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch đạt 2.916 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ

năm 2011. ( Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – thành phố Đà Nẵng).
Tính đến tháng 6 năm 2012, nhiều dự án chất lượng cao đã hoàn thành và đưa
vào sử dụng như Crowne Plaza, Life Style Resort, Fusion Maia Resort, Vinpearl
Luxury Đà Nẵng... góp phần vào việc phát triển và nâng cao chất lượng của sản phẩm
du lịch. Đến nay, TP có 305 khách sạn với 9.615 phịng. Cơng tác quảng bá xúc tiến
du lịch từng bước đi vào trọng tâm, trọng điểm và có tính chun nghiệp hơn; một số
đường bay quốc tế trực tiếp bước đầu được hình t hành như Singapore - Đà Nẵng, Seul
(Hàn Quốc) – Đà Nẵng, Kualalumpur (Malaysia) – Đà Nẵng; Quảng Châu, Côn Minh,
Thành Đô, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Ma Cao, Giang Tô (Trung Quốc) - Đà
Nẵng, Nga – Đà Nẵng... góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khai thác
khách quốc tế trực tiếp đến với Đà Nẵng.
Việc các đường bay quốc tế và các đường bay thuê chuyến từ Trung Quốc, Nhật
Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ,… đến Đà Nẵng ngày càng được mở rộng khiến
lượng khách du lịch từ các thị trường này tăng dần. Bên cạnh đó, khách nội địa từ Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc cũng gia tăng mạnh mẽ và có xu hướng kéo
dài thời gian lưu trú. Thành phố Đà Nẵng cũng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
chỉnh trang đơ thị, các cơng trình cơng cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch;
đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng
hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai các
chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết hợp tác
phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam với chương trình giới
thiệu “Ba địa phương – một điểm đến”.
25


×