Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của công ty điện lực hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.71 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LƯƠNG MINH THANH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LƯƠNG MINH THANH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Đinh Đăng Quang

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn "Giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên" là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng do tơi tự tìm hiểu, phân tích độc lập.
Nếu sai, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi sự kỷ luật của nhà
trường.
Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2015
Tác giả

Lương Minh Thanh


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đinh Đăng Quang, Trường Đại học
Xây dựng đã tận tình chỉ bảo tác giả hồn thành luận văn của mình.
Nhân đây, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban
Giám hiệu Trường Đại học Mỏ-Địa Chất và quý thầy cô trong Khoa Kinh tế QTKD để tác giả hồn thành khố học của trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Công ty Điện lực
Hưng Yên, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình,… đã ủng hộ, giúp đỡ, góp ý trong q
trình thu thập, xử lý dữ liệu để tác giả nghiên cứu và đưa ra giải pháp có tính khả thi
cho đề tài.

Tác giả


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP ......................................................................................................................4
1.1. Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ......................4
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ...............................4
1.1.2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối trong doanh nghiệp ..........................5
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp...................6
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ........11
1.1.5. Đặc điểm có tính chất đặc thù của ngành điện ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh .................................................................................................................14
1.2. Tổng quan thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh
doanh điện năng ........................................................................................................15
1.2.1. Hệ thống những văn bản pháp quy về kinh doanh điện năng..................15
1.2.2. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng ở Việt
Nam ...........................................................................................................................18
1.2.3. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của các doanh
nghiệp điện ................................................................................................................24
1.2.4. Những bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh điện .......28
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh điện năng .....28
Kết luận chương 1 .................................................................................................29


Chương 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010-2014 ...............................31
2.1. Giới thiệu về Công ty Điện lực Hưng Yên .....................................................31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Hưng Yên ..........................31
2.1.3. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Điện lực Hưng Yên .....32
2.2. Kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2010-2014 .39
2.2.1. Điện thương phẩm ...................................................................................39
2.2.2. Giá bán điện bình quân ............................................................................41
2.2.3. Tổn thất điện năng ...................................................................................42
2.2.4. Doanh thu kinh doanh điện năng .............................................................43
2.2.5. Chi phí kinh doanh điện năng ..................................................................43
2.2.6. Lợi nhuận kinh doanh điện năng .............................................................46
2.2.7. Công tác điện nơng thơn ..........................................................................46
2.3. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên .47
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh ........................................................47
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng lĩnh vực .........................................49
2.3.3. Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội .....................................................................53
2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực
Hưng Yên ..................................................................................................................57
2.4.1. Ưu điểm ...................................................................................................57
2.4.2. Những mặt còn tồn tại .............................................................................58
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ...............................................................59
Kết luận chương 2 .................................................................................................61
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN
NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN .................................................62
3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên ...........62
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên
...................................................................................................................................64


3.2.1. Một số giải pháp tổng thể ........................................................................64
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể ............................................................................69

3.3. Kiến nghị ........................................................................................................88
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ..........................................................................88
3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Hưng Yên ..................................................................89
3.3.3. Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam ............................................90
Kết luận chương 3 .................................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNXD

Cơng nghiệp, xây dựng

CPKD

Chi phí kinh doanh

DLVKD

Doanh lợi của vốn kinh doanh

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước


EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Hp

Hiệu quả kinh doanh

HSTL

Hiệu suất tiền lương

NLNN

Nông lâm, ngư nghiệp

NPC

Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

NSLĐ

Năng suất lao động

PCHY

Công ty Điện lực Hưng Yên

QLTD


Quản lý tiêu dùng

ROE

Hệ số suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

ROS

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuần

SSLBQ 1 LĐ

Sức sinh lợi bình quân một lao động

SSLCP

Tỷ suất lợi nhuận theo tổng chi phí

SSLV

Tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn kinh doanh

SSLVLĐ

Sức sinh lời của vốn lưu động

SSXVCĐ

Sức sản xuất của vốn cố định


SSXVKD

Sức sản xuất của vốn kinh doanh

SSXVLĐ

Sức sản xuất của vốn lưu động

TNDV

Thương nghiệp, dịch vụ

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

VCĐBQ

Vốn cố định bình quân

VLĐBQ

Vốn lưu động bình quân


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Tình hình phân bổ lao động tại PCHY các năm 2010-2014 ....................34
Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi lao động của PCHY các năm 2010 - 2014 .......................35
Bảng 2.3: Giá bán điện bình quân của PCHY các năm 2010-2014 ..........................41
Bảng 2.4: Tổn thất điện năng của PCHY giai đoạn 2010-2014................................42
Bảng 2.5: Doanh thu điện năng của PCHY giai đoạn 2010–2014............................43
Bảng 2.6: Chi phí kinh doanh điện năng của PCHY các năm 2010-2014 ................44
Bảng 2.7: Chi phí kinh doanh theo khoản mục các năm 2010-2014 ........................45
Bảng 2.8: Lợi nhuận kinh doanh điện năng của PCHY các năm 2010-2014 ..........46
Bảng 2.9: Sức sinh lợi của Công ty Điện lực Hưng Yên các năm 2010-2014 .........47
Bảng 2.10: So sánh sức sinh lợi theo doanh thu thu giữa PCHY, NPC và các DNNN
khác trong tỉnh Hưng Yên .......................................................................48
Bảng 2.11: So sánh DLVKD giữa PCHY với NPC, các DNNN tỉnh Hưng Yên ....48
Bảng 2.12: So sánh sức sản xuất của vốn kinh doanh và chi phí kinh doanh giữa
PCHY với NPC từ 2010-2014 .................................................................49
Bảng 2.13: So sánh NSLĐ của PCHY với NPC các năm 2010-2014 .....................50
Bảng 2.14: Hiệu suất tiền lương của PCHY và NPC giai đoạn 2010 - 2014 ...........51
Bảng 2.15: Sức sinh lợi bình quân một lao động của PCHY và NPC các năm 20102014 .........................................................................................................51
Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của PCHY các năm 2010 - 2014 ...........52
Bảng 2.17: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của PCHY các năm 2010 - 2014 .........53
Bảng 2.18: Tình hình nộp ngân sách của PCHY và các DNNN tỉnh Hưng Yên......54
Bảng 2.19: Thu nhập bình quân của người lao động tại PCHY ...............................54
Bảng 2.20: Sự cố lưới điện và thời gian xử lý sự cố lưới điện của PCHY giai đoạn
2010 - 2014 ..............................................................................................56
Bảng 2.21: Sản lượng điện bình quân đầu người tỉnh Hưng Yên các năm 2010 2014 .........................................................................................................56



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Cơng ty Điện lực Hưng n.........................34
Hình 2.2: Sản lượng điện thương phẩm các năm 2010-2014. ..................................39
Hình 2.3: Cơ cấu điện thương phẩm các năm 2010-2014 ........................................40


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì phải
làm ăn có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu
hàng đầu của các doanh nghiệp.
Ngành Điện là một trong những ngành cung cấp nguồn năng lượng lớn cho
phát triển kinh tế-xã hội, ngành có vai trị mũi nhọn, vơ cùng quan trọng trong nền
Kinh tế Quốc Dân. Trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo, quan tâm của Đảng và
Nhà nước, ngành Điện đã có những nỗ lực vượt bậc để hồn thành có hiệu quả các
nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội được giao, góp phần vào sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Trước đây, hệ thống điện được xây dựng với mục đích cung ứng điện là
chính, kinh doanh có lãi khơng phải mục tiêu hàng đầu, vì vậy điện năng tổn thất kỹ
thuật cao (đường dây cũ nát, chắp vá, lưới điện vận hành không tối ưu), tổn thất
thương mại lớn (nạn lấy cắp điện nhiều), việc cấp điện chưa ổn định, chất lượng

điện năng ở một số khu vực còn chưa đảm bảo, tiền điện nợ đọng lớn, dịch vụ chăm
sóc, phát triển khách hàng khơng được quan tâm đúng mực...
Hiện nay, theo cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập sâu, rộng vào nền
kinh thế giới cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh khác nhau, ngành Điện cũng
mong muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Kinh doanh có hiệu quả
trong tình hình mới với nhiều hạn chế về nguồn nhân lực (số lượng không được
phép tăng thêm, trình đơ, ý thức tự chủ trong cơng việc không cao), chưa chủ động
được về nguồn vốn,… đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết cho các doanh nghiệp
nhà nước hoạch tốn phụ thuộc nói chung và Cơng ty Điện lực Hưng n nói riêng.
Thực tế Cơng ty Điện lực Hưng Yên kinh doanh bước đầu có lãi nhưng hiệu
quả kinh doanh còn chưa tương xứng với tiềm năng và các nguồn lực của Công ty.
Nhiều tồn tại trong hoạt động kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Hưng Yên
cậy nhưng còn nhiều đường dây trung hạ thế có tiết diện nhỏ, cũ nát quá tải nguy cơ
mất an tồn cao; tình trạng các máy biến áp trung gian và phân phối vận hành quá


2
tải liên tục diễn ra; khấu hao tài sản cố định của Cơng ty rất lớn; nhiều khoản chi
phí cịn chưa hợp lý (chưa được tiết kiệm); sản lượng điện thương phẩm và giá bán
tăng thất thường qua các năm làm doanh thu có tăng nhưng chưa ổn định và chưa
cao so với mong đợi,… Những tồn tại nêu trên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh
doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên.
Ý thức được tầm quan trọng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
Điện lực Hưng Yên, trên cơ sở những kiến thức đã học được cộng với q trình
cơng tác, làm việc, nghiên cứu thực trạng kinh doanh tại Công ty Điện lực Hưng
Yên, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Cơng ty Điện lực
Hưng n”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nâng

cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên góp phần phát
triển bền vững Cơng ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh điện
năng của của doanh nghiệp nói chung và tới hiệu quả kinh doanh điện năng của
Công ty Điện lực Hưng Yên.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh và các
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng
Yên giai đoạn 2010-2014.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất: Nghiên cứu lý luận về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh
doanh Điện năng.
- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty
Điện lực Hưng Yên giai đoạn từ 2010-2014, từ đó đánh giá đúng thực trạng hiệu
quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên (những kết quả đạt được, những
mặt còn tồn tại, và nguyên nhân của những tồn tại).


3
- Thứ ba: Trên cơ sở lý luận và thực trạng hiệu quả kinh doanh điện năng của
Công ty Điện lực Hưng Yên, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như phân tích
kinh tế, phân tích thống kê, quy nạp và diễn giải, quan sát, phỏng vấn, so sánh, lấy số liệu
thực tế để phân tích, đối chiếu, kết luận vấn đề. Các phương pháp này được dùng để
phân tích các dữ liệu liên quan đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên
trong chương 2 của luận văn nhằm có cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp cho chương 3.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hồn thiện lý luận, hệ thống hoá lý luận

về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp kinh
doanh điện năng nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn này là những gợi ý
quan trọng cho việc xây dựng những giải pháp hiệu quả và khả thi trong việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Hưng Yên.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của
luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm 91 trang với 21 bảng, 03 hình vẽ
Chương 1: Tổng quan về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng
Yên giai đoạn 2010-2014.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty
Điện lực Hưng Yên.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Có nhiều khái nhiệm về hiệu quả kinh doanh như: Hiệu quả kinh doanh là giá
trị sử dụng của sản phẩm sản xuất (hay doanh thu, lợi nhuận thu được sau hoạt động
kinh doanh). Đây là khái niệm nhầm lẫn giữa mục tiêu và hiệu quả kinh doanh. Một
vài nhà kinh tế khác cho rằng hiệu quả kinh doanh chia làm hai loại:
- Hiệu quả riêng biệt là hiệu quả tính cho từng bộ phận hoặc từng nguồn lực.
- Hiệu quả tổng hợp là tính cho tồn bộ doanh nghiệp, được cho bởi công thức:
Hiệu quả kinh doanh (H) =


Kết quả đầu ra (K)
Chi phí đầu vào (C)

(1.1)

(H) càng lớn nói lên q trình đạt hiệu quả càng cao, nó cịn cho thấy khả
năng huy động các nguồn lực và trình độ phát triển của doanh nghiệp. Chỉ tiêu trên
thể hiện hiệu quả bỏ ra 1 đơn vị đầu vào vào thì thu được bao nhiêu đơn vị đầu ra.
Như vậy, từ các lý luận trên có thể nói hiệu quả kinh doanh là một phạm trù
kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt
được kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh với chi phí
thấp nhất.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
- Các nguồn lực thì hữu hạn trong khi nhu cầu thì vơ hạn nên để thỏa mãn tối
đa nhu cầu phải khai thác, sử dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực hiện có nhằm
đạt được mục tiêu cao nhất.
- Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất và mặt lượng của
hoạt động kinh doanh:


5
+ Nói về mặt chất thì hiệu quả kinh doanh cao đồng nghĩa năng lực quản trị
của doanh nghiệp cao tức là sử dụng, dẫn dắt tốt nguồn lực hữu hạn nhằm đạt mục
tiêu tối đa (Năng lực ở đậy thể hiện ở các khâu hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm
tra của doanh nghiệp).
+ Bàn về mặt lượng thì hiệu quả kinh doanh thể hiện mối quan hệ giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra để hoạt động kinh doanh, từ đó tính được lợi nhuận hoặc
những lợi ích về mặt xã hội thu được. Chênh lệch giữ kết quả và chi phí càng cao
bao nhiêu (kể cả về tỷ số lần hiệu số) thì kết hiệu quả càng lớn bấy nhiêu.
- Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh được chia làm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã

hội, việc chia tách nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả nhưng trên thực tế hai loại
hiệu quả này ln song hành, bổ trợ lẫn nhau góp phần giải quyết hài hoà mối quan
hệ giữa doanh nghiệp, nhà nước và người tiêu dùng. Nhà nước lấy thuế làm nguồn
thu chủ yếu, người tiêu dùng mong muốn lợi ích trong khi doanh nghiệp tìm kiếm
lợi nhuận. Nếu hiệu quả xã hội của doanh nghiệp cao đồng nghĩa với tăng thương
hiệu và uy tín cho doanh nghiệp đây chính là lợi thế thương mại tạo ra giá trị tài sản
vơ hình cho doanh nghiệp góp phần tạo ra lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cho doanh
nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, tức là có hiệu
quả kinh tế. Khi hiệu quả kinh tế cao doanh nghiệp sẽ đóng nhiều thuế hơn cho nhà
nước đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động cũng như đồng lương,
thưởng của người lao động cao hơn góp phần tạo hiệu quả xã hội của doanh nghiệp.
Vậy bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất, hiệu quả lao
động xã hội.
1.1.2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối trong doanh nghiệp
Như đã biết một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải làm ăn có lãi tức
là có lợi nhuận để trang trải cho các khoản chi phí và để tái đầu tư. Muốn làm được
điều này doanh nghiệp phải tân dụng tối ưu những nguồn lực, sử dụng tốt các yếu tố
ảnh hưởng tích cực và hạn chế các yếu tố tiêu cực để đạt mục tiêu tối đa đó chính là
hiệu quả kinh doanh. Qua đây khẳng định hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu
của doanh nghiệp. Tổng quát hơn các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường dưới


6
tác động của cơ chế thị trường và các quy luật kinh tế nên phải làm ăn có lãi hay tạo
ra lợi nhuận tức là có hiệu quả kinh doanh.
Do vậy, có thể nói vai trị của hiệu quả kinh doanh vơ cùng quan trọng đối với
doanh nghiệp, nó là mục tiêu tiên quyết, xuyên suốt sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp kinh doanh.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp do nhà

nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước được xây dựng theo Thơng
tư 158/2013/TT-BCT ngày 13/11/2013 của Bộ Công thương hướng dẫn một số nội
dung về giám sát về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với
doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước theo
quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về ban
hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh
nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Đối với Cơng ty Điện lực Hưng n nói riêng và Tập đồn Điện lực Việt Nam
nói chung là doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu nên cần và có thể được xác
định hiệu quả kinh doanh theo các chỉ tiêu như sau:
1.1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
a. Chỉ tiêu sức sinh lợi: Sức sinh lợi (tỷ suất lợi nhuận) là chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả kinh doanh được xây dựng trên cơ sở so sánh đầu ra phản ánh lợi nhuận
với đầu vào. Nếu sức sinh lợi của doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả kinh doanh
càng lớn và ngược lại. Hệ thống chỉ tiêu này tại các doanh nghiệp kinh doanh điện
năng gồm có:
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuần (ROS) nói lên cứ một đơn vị doanh
thu thuần từ hoạt động kinh doanh điện năng thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận
do kinh doanh điện năng trong kỳ.
ROS

=

Lợi nhuận kinh doanh điện năng
Doanh thu thuần từ kinh doanh điện năng

x 100

(1.2)



7
- Tỷ suất lợi nhuận theo tổng chi phí (SSLCP), nói lên cứ một đơn vị chi phí kinh
doanh điện năng thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận kinh doanh điện năng trong kỳ:
Lợi nhuận kinh doanh điện năng
SSLCP

=

x 100

(1.3)

Tổng chi phí kinh doanh điện năng
- Tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn kinh doanh (SSLV), phản ánh cứ một đơn vị
vốn bình quân thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận kinh doanh điện trong kỳ:
SSLV

=

Lợi nhuận kinh doanh điện năng
Vốn kinh doanh bình quân

x 100

(1.4)

b. Chỉ tiêu hệ số suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE - Return on equity):
Còn gọi là hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu
đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh điện năng cho chủ sở hữu.

Hệ số sức sinh lợi của
vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận kinh doanh điện năng
=

(1.5)

Vốn chủ sở hữu bình quân

c.Chỉ tiêu sức sản xuất: Sức sản xuất là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị yếu tố
đầu vào hay chi phí đầu vào đem lại mấy đơn vị kết quả đầu ra. Trị số chỉ tiêu này
càng lớn nói lên hiệu quả sử dụng đầu vào càng cao.
Khi tính tốn chỉ tiêu sức sản xuất các doanh nghiệp kinh doanh điện năng sử
dụng các chỉ tiêu: chỉ tiêu sức sản xuất của vốn kinh doanh và sức sản xuất của một
đồng chi phí kinh doanh.
Sức sản xuất
của vốn kinh doanh

Doanh thu kinh doanh điện năng
=

Sức sản xuất
của chi phí kinh doanh

Vốn kinh doanh bình quân
Doanh thu kinh doanh điện năng

=


(1.6)

(1.7)

Chi phí kinh doanh điện năng

Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn kinh doanh và của chi phí kinh doanh khơng
trực tiếp đánh giá hiệu quả kinh doanh, chỉ cho biết một đồng vốn kinh doanh hoặc
chi phí kinh doanh ở một thời kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng và
dùng để so sánh giữa các đơn vị trong ngành.


8
1.1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng riêng lĩnh vực
a.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: Hiệu quả sử dụng lao
động được thể hiện ở các chỉ tiêu: Năng suất lao động (NSLĐ), hiệu suất tiền lương,
sức sinh lợi một lao động. Cụ thể:
- Chỉ tiêu năng suất lao động: được xác định theo chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị.
Sản lượng điện thương phẩm
Tổng số lao động bình quân trong kỳ

NSLĐ (hiện vật) =
NSLĐ (giá trị)

Doanh thu kinh doanh điện năng
Tổng số lao động bình quân trong kỳ

=

(1.8)

(1.9)

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị
sản lượng điện thương phẩm hoặc bao nhiêu doanh thu kinh doanh điện năng. Các
chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
b.Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương (HSTL): Phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra có
thể đạt được bao nhiêu kết quả. Kết quả có thể là lợi nhuận hoặc doanh thu. Các chỉ
tiêu này càng lớn càng tốt.
HSTL theo doanh thu =

Doanh thu kinh doanh điện năng
Tổng quỹ tiền lương

(1.10)

HSTL theo lợi nhuận =

Lợi nhuận kinh doanh điện năng
Tổng quỹ tiền lương

(111)

c. Chỉ tiêu sức sinh lợi bình quân một lao động (LĐ): Cho biết mỗi lao động
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Sức sinh lợi bình quân 1 LĐ =

Lợi nhuận kinh doanh điện năng
Tổng số lao động bình quân

(1.12)


d. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định: phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra
mấy đồng doanh thu. Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Sức sản xuất của vốn cố định =

Doanh thu kinh doanh điện năng
Vốn cố định bình quân trong kỳ

(1.13)

- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định: phản ánh một đồng vốn cố định tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.


9
Sức sinh lợi của vốn cố định =

Lợi nhuận kinh doanh điện năng
Vốn cố định bình qn trong kỳ

(1.14)

Nếu tính giá trị nghịch đảo của chỉ tiêu này, sẽ có chỉ tiêu suất hao phí vốn cố
định để tạo ra một đồng lợi nhuận.
e. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Sức sản xuất của vốn lưu động: là chỉ số tính bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thu
tiêu thụ trong một kì chia cho vốn lưu động bình quân trong kì của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong
một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng:

Sức sản xuất của vốn lưu động =

Doanh thu kinh doanh điện năng
Vốn lưu động bình quân

(1.15)

- Sức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này đánh giá một đồng vốn lưu
động hoạt động trong kì kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Sức sinh lợi của vốn lưu động =

Lợi nhuận kinh doanh điện năng
Vốn lưu động bình quân

(1.16)

1.1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội
Nâng cao hiệu quả xã hội là mặt còn lại trong nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung và
các doanh nghiệp kinh doanh điện năng nói riêng thì việc nâng cao hiệu quả xã hội
của doanh nghiệp rất được nhà nước coi trọng. Xây dựng các chỉ tiêu này có một số
vấn đề như sau:
- Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội phải đảm bảo tính tồn diện. Tính tồn diện thể
hiện ở sự thống nhất giữa giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa; vừa giải quyết
những vấn đề kinh tế, vừa giải quyết những vấn đề xã hội; phải xem xét từng giải
pháp, mỗi phương án một cách tồn diện về khơng gian và thời gian. Theo cách
đánh giá này, nếu DNNN đạt được hiệu quả kinh tế mà không đạt được các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả xã hội thì cũng xem như khơng có hiệu quả. Vì vậy, những lợi ích
và chi phí được xem xét từ quan điểm toàn nền kinh tế quốc dân, đáp ứng hài hồ
lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội.



10
- Các chỉ tiêu về về hiệu quả xã hội rất trừu tượng, khó được lượng hóa, chủ
yếu là định tính.
- Trong thực tiễn, nhiều khi hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội không đồng
nhất, đi đôi với nhau mà trở nên mâu thuẫn khi thực hiện các mục tiêu kinh doanh
làm doanh nghiệp phải cân nhắc, lựa chọn mục tiêu để đạt hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội phù hợp.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay tầm nhìn hay kế hoạch dài hạn
đối với doanh nghiệp nhà nước phải được xây dựng đảm bảo kết hợp hài hịa giữa
lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Doanh nghiệp nhà nước có vai trị, vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
nên có thể xác định hiệu quả xã hội của các doanh nghiệp nhà nước theo các chỉ tiêu:
- Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp (thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân...).
- Thu nhập bình quân của người lao động.
- Số lượng lao động có việc làm từ hoạt động kinh doanh.
Một số những hiệu quả xã hội khác mang tính chất định tính của doanh nghiệp
kinh doanh điện năng được thể hiện ở các nội dung:
- Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sử dụng điện bao gồm số lượng,
chất lượng, giá cả, tính ổn định, kịp thời (thể hiện ở việc nâng cao độ tin cậy cung
cấp điện; nâng cao chất lượng điện điện năng bao gồm cả chất lượng điện áp và tần
số; giảm thời gian tiếp cận điện năng của khách hàng).
- Mức độ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện chất
lượng và cơ cấu hàng tiêu dùng xã hội, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa và sức
khoẻ, nâng cao dân trí góp phần đảm bảo, giữ vững an ninh, chính trị, văn hố xã
hội.
- Đảm bảo an tồn về tính mạng và tài sản của nhân dân cũng như người lao
động trong quá trình cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện (Đảm hành lang

an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA), lưới điện hạ, cấp phát đầy đủ trang bị,
dụng cụ an toàn cho người lao động, tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn).


11
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.4.1. Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ có thể hạn chế những tác động tiêu cực
và tận dụng những tác động tích cực của nó mà khơng thể kiểm sốt được hồn tồn
yếu tố này, cụ thể là:
a.Mơi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm lãi suất ngân hàng, lạm
phát, dân số, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp,…Các nhân tố
này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp, nhưng vì nó mang
tính chất vĩ mơ nên doanh nghiệp cần nhận biết, phân tích tốt để giúp doanh nghiệp
có thể hoạch định đúng, phịng tránh được các rủi ro, nắm bắt được các cơ hội nhằm
đạt hiệu quả kinh doanh cao.
b. Môi trường pháp lý: Đây cũng là một nhân tố mang tính chất vĩ mơ và có ảnh
hưởng rất lớn đến doanh nghiệp bởi nếu xem kinh doanh là một trị chơi thì thì pháp
luật được ví như luật chơi, có hiểu rõ luật chơi mới có thể chơi được sau đó mới là lỗ
lực, cố gắng để giành chiến thắng xem như hiệu quả kinh doanh. Mơi trường pháp lý
thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:
- Hiến pháp, hệ thống các luật, pháp lệnh, nghị định,… có tác dụng điều chỉnh
hành vi kinh doanh, quan hệ trao đổi, thương mại của doanh nghiệp.
- Các hình thức bảo vệ người tiêu dùng.
- Hệ thống các cơng cụ chính sách của Nhà nước định hướng hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Cơ chế điều hành của Chính Phủ có tác động đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
c.Mơi trường văn hóa xã hội: Các nhân tố văn hóa xã hội gồm dân số, tơn

giáo, tập qn tiêu dùng, trình độ văn hóa, thị hiếu khách hàng, mức sống của dân
cư,… Văn hóa xã hội là nhân tố rất được các doanh nghiệp rất quan tâm khi thực
hiện kinh doanh tại một địa bàn nào đó, bởi kinh doanh là bán cái mà người khác
cần chứ khơng phải bán cái mà mình có. Nếu cái mà doanh nghiệp có khơng phù


12
hợp với văn hóa xã hội tại địa bàn cần hướng tới (ví dụ như khơng phù hợp về tơn
giáo, thị hiếu, thu nhập) thì cái mà doanh nghiệp có khó có thể được chấp nhận ở
đây.
d. Mơi trường cơng nghệ, kỹ thuật: Cơng nghệ, kỹ thuật đóng vai trị rất quan
trong đối với doanh nghiệp. Nếu công nghệ, kỹ thuật hiện đại sẽ giúp tăng năng suất
lao động của doanh nghiệp, chi phí giảm trong khi chất lượng sản phẩm tốt hơn và
giá bán sản phẩm có thể được cải thiện điều này ảnh hưởng tới doanh thu và lợi
nhuận của doanh nghiệp. Cịn nếu doanh nghiệp khơng chú trọng, cập nhật, thay đổi
công nghệ, kỹ thuật cho phù hợp với thời đại thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ lạc
hậu, chi phí bỏ ra sẽ là quá lớn mà doanh thu lại sụt giảm đe dọa đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
e. Các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ canh tranh bao gồm các đối thủ cạnh
tranh trực tiếp và các đối thủ canh tranh gián tiếp, đối thủ cạnh tranh hiện có và đối
thủ canh tranh tiềm tàng. Các đối thủ canh tranh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp,
làm thay đổi chính sách giá cả, marketing, tổ chức...của doanh nghiệp biểu hiện bề
ngoài là số lượng sản phẩm được tiêu thụ, thị phần của doanh nghiệp thay đổi.
Bên cạnh các nhân tố khách quan nêu trên còn phải kể đến một số nhân tố
khác như: Tính thời vụ kinh doanh trong, mức độ tin cậy của người tiêu dùng (nhận
thức của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp) từ đó đặt ra chiến
lược, chiến thuật, các chính sách giá cả, marketing, tổ chức,... của doanh nghiệp
nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
1.1.4.2. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là các nhân tố nội tại, bên trong doanh nghiệp, đây là các

nhân tố mà doanh nghiệp có thể quản trị được chúng để đạt được mục tiêu đã đề ra
như:
a.Tình hình tài chính của doanh nghiệp: đây là nhân tố không thể tách rời với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó là cái gốc cần phải lắm chắc nếu muốn
quản trị tốt doanh nghiệp. Hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp là đã cơ
bản hiểu được cơ bản tình hình của doanh nghiệp mạnh hay yếu, phát triển bền


13
vững hay đứng trước bờ vực phá sản. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh
nghĩa là đang đi đúng hướng và kinh doanh có hiệu quả, cần vận dụng tốt ưu điểm
này để tạo nền tảng và đà cho những bước, giai đoạn phát triển tiếp theo như chiến
lược, chiến thuật đã được doanh nghiệp đề ra.
b. Sản phẩm, hàng hóa: Người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng, các tính
năng của sản phẩm, hàng hố do vậy các doanh nghiệp tìm cách phân khúc thi
trường để giá cả hàng hố, sản phẩm của mình phù hợp với chất lượng, và các tính
năng của nó. Cần xem xét hàng hoá, sản phẩm ở hai mặt:
- Mặt vật chất: Mặt vật chất bao gồm những đặc tính lý hóa, kể cả những đặc
tính của bao gói với chức năng giữ gìn và bảo quản hàng hóa đó của nó.
- Mặt phí vật chất: Mặt này bao gồm những đặc tính như tên gọi, nhãn hiệu,
biểu tượng, chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng,…
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng lên, có những nhu cầu là hữu hình
nhưng lại có những nhu cầu là vơ hình. Do vậy để có thể đáp ứng tốt cho người tiêu
dùng doanh nghiệp doanh nghiệp luôn phải lắm bắt thị hiếu của họ để có phương án
kinh doanh hợp lý trong nền kinh tế thi trường cạnh tranh khốc liệt.
c. Lực lượng lao động: Lực lượng lao động là một trong những nguồn lực đầu
vào của doanh nghiệp. Nó đóng vai trị trọng tâm và then chốt trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, trình độ, năng lực, thái độ tích cực của người lao
động tác động trực tiếp đến năng suất lao động góp phần vào kết quả sản xuất kinh
doanh đề ra. Do đó để năng suất lao động tăng, hiệu quả kinh doanh cao doanh

nghiệp phải bố trí cơng việc phù hợp với độ tuổi, chuyên môn, năng lực, tâm sinh lý
cũng như các yếu tố phù hợp về mặt địa lý, địa phương,… của người lao động.
d. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ quyết định quan hệ lao động. Nếu
cơ sở vật chất tốt sẽ là yếu tố quan trọng tạo ra khả năng sinh lời của tài sản.
e. Chiến lược và sách lược kinh doanh: Chiến lược hay kế hoạch dài hạn hay
tầm nhìn là cái mà doanh nghiệp phải xây dựng ngay từ đầu nếu muốn tồn tại và
phát triển bền vững. Bởi, một chiến lược tốt sẽ tạo ra sự khác biệt, nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp có như vậy mới tồn tại và phát triển trong nền


14
kinh tế thi trường hội nhập đầy thách thức và khó khăn. Chiến lược có thể chia làm
chiến lược tổng thể và các chiến lược bộ phận. Với chiến lược sản phẩm, chiến lược
thị trường và chính sách giá cả hợp lý,… sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín sản phẩm của
doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin của khách hàng về sản phẩm. Từ đó, tăng doanh
thu, đẩy nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
f. Chất lượng phục vụ: Chất lượng phục vụ góp phần vào thương hiệu, nâng
cao lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Do đó mặc dù nâng cao chất lượng phục
vụ sẽ tăng chi phí kinh doanh, song nếu chất lượng phục vụ tốt sẽ làm tăng khối
lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng thi phần và góp phần vào tăng doanh thu hơn nữa đây
là yếu tố có thể mang lại những doanh thu tốt mà ban đầu doanh nghiệp cũng khơng
thể nhìn hết thấy được, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
g. Chi phí cho hoạt đơng kinh doanh: Doanh nghiệp muốn tồn tại phải có lợi
nhuận, tức là doanh thu phải lớn hơn chi phí. Do vậy có thể nói tiết kiệm các nguồn
lực, các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Ngồi các nhân tố nên trên còn phải kể đến những yếu tố như năng lực của
nhà lãnh đạo, quản lý, lợi thế thương mại sẵn có (giá trị của tài sản vơ hình),… cũng
tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những

những nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo tác động của từng yếu tố cũng như
tác động tổng hợp của chúng để đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.
1.1.5. Đặc điểm có tính chất đặc thù của ngành điện ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh
1.1.5.1. Đặc điểm về điện năng và kinh doanh điện năng
Hàng hóa của ngành điện cung cấp đến khách hàng đó là Điện năng. Điện
năng khơng thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan thông thường và không thể
lưu trữ được (việc lưu trữ bằng pin hoặc ắc quy với một lượng điện năng rất nhỏ so
với nhu cầu của cả xã hội).


15
Việc mua bán điện năng diễn ra trực tiếp giữa người bán và người mua, mua
bao nhiêu thì sản xuất ra lượng điện năng đủ để đáp ứng nói cách khác là sản xuất
bao nhiều thì tiêu thụ bấy nhiêu. Do đó mà tính chất của hệ thống điện phải được
xây dựng rất thông suốt, đồng bộ cao từ sản xuất đến tiêu dùng. Ngoài ra việc mua
bán điện lại có một đặc thù là người mua điện sử dụng điện năng trước và trả tiền
sau, lương điện năng tiêu thu được xác định trên công tơ điện điều này cũng dẫn
đến việc quản lý doanh thu tiền điện gặp khơng ít khó khăn do khơng thống nhất
được sản lượng điện năng tiêu thu giữa người mua và người bán. Trên thực tế nếu
chốt sai chỉ số trên công tơ hoặc khách hàng cố ý tác động vào công tơ làm sai lệch
chỉ số này theo hướng có lợi cho khách hàng thì sẽ gây ra tổn thất thương mại. Điều
này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và giá bán điện làm giảm hiệu quả kinh
doanh điện năng của doanh nghiệp điện.
Giá bán điện năng do nhà nước quyết định, điều này ảnh hưởng đến chính
sách về giá của ngành điện, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp doanh thu và lợi
nhuận của ngành.
1.1.5.2. Đặc điểm về nguồn vốn của ngành điện
Điện năng được Nhà nước xếp vào nhóm ngành cơng nghiệp nặng, chi phí để
đầu tư xây dựng cũng như chi phí để quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa là rất lớn làm

cho tài sản cố định của ngành điện cũng rất lớn đây là những nguyên nhân gây ra
kho khăn cho ngành điện trong việc huy động vốn và sử dụng vốn tối ưu để đạt hiệu
kinh doanh.
1.2. Tổng quan thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh
doanh điện năng
1.2.1. Hệ thống những văn bản pháp quy về kinh doanh điện năng
Nhà nước làm chủ sở hữu ngành điện nên Nhà nước quản lý động quyền
ngành điện bằng các luật và văn bản dưới luật. Điều này cho thấy pháp luật, chính
sách của nhà nước tác động to lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngành. Sự tác động
này trên nhiều phương diện như: Việc huy động nguồn vốn của chính phủ cho
ngành điện bằng các chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài hoặc ngân sách


×