Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất trong trầm tích đệ tứ khu vự phía nam vĩnh phúc và đề xuất các giải pháp bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.57 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
------------------------------------

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI
ĐẤT TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC PHÍA NAM VĨNH
PHÚC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ
Ngành: Kỹ thuật địa chất
Mã số: 60520501

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
------------------------------------

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI
ĐẤT TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC PHÍA NAM VĨNH
PHÚC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ
Ngành: Kỹ thuật địa chất
Mã số: 60520501


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm

Hà Nội – 2015


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết ...................................................................................................................1
2.1. Cơ sở khoa học .............................................................................................................1
2.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................................2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
4. Mục đích của đề tài..........................................................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài .......................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .........................................................................................5
8. Cấu trúc luận văn .............................................................................................................5
9. Lời cảm ơn:......................................................................................................................6
CHƯƠNG 1 .........................................................................................................................8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA TẦNG
CHỨA NƯỚC .....................................................................................................................8
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...............................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................................13
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU ........................17
2.1 Vị trí địa lý...................................................................................................................17
2.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu ..........................................................................................18
2.2.1 Địa hình ....................................................................................................................18

2.3 Mạng thủy văn .............................................................................................................19
2.4 Đặc điểm dân cư kinh tế ..............................................................................................29
2.4.1 Đặc điểm kinh tế .......................................................................................................29
2.4.2 Dân số .......................................................................................................................30
2.4.3 Công nghiệp- thủ công nghiệp..................................................................................31
2.4.4 Nông nghiệp..............................................................................................................31


2
2.4.5 Hiện trạng kết cấu hạ tầng .......................................................................................33
2.5 Đặc điểm địa chất ........................................................................................................35
2.5.1. Địa tầng....................................................................................................................35
2.5.2. Kiến tạo....................................................................................................................38
2.6. Đặc điểm địa chất thủy văn ........................................................................................38
2.6.1 Các thành tạo chứa nước..........................................................................................38
2.6.2 Các thành tạo nghèo nước hoặc thực tế khơng có nước ..........................................45
2.7.Hiện trạng khai thác, sử dụng nước .............................................................................46
2.7.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất nước khu vực đô thị ..........................46
2.7.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất khu vực nông thôn ...........................48
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................57
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG TRẦM
TÍCH ĐỆ TỨ PHÍA NAM VĨNH PHÚC..........................................................................57
3.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp......................................................................................57
3.2 Nội dung phương pháp được lựa chọn.......................................................................58
3.2.1 Phân vùng bảo vệ nước dưới đất tầng chứa nước không áp (qh) ............................58
3.2.2 Phân vùng bảo vệ nước dưới đất tầng chứa nước có áp (qp)...................................60
3.3 Kết quả áp dụng đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ
khu vực Phía Nam Vĩnh Phúc ..........................................................................................64
3.3.1 Đối với tầng chứa nước qh ......................................................................................64
3.3.1.1. Chiều sâu thế nằm mực nước không áp(H).........................................................64

3.3.1.2 Chiều dày của các trầm tích có độ thấm nước yếu bề mặt và thành phần thạch
học......................................................................................................................................71
3.3.1.3 Phân vùng bảo vệ nước dưới đất tầng chứa nước qh ..........................................85
3.3.2. Đối với tầng chứa nước qp .....................................................................................88
3.3.2. 1 Cốt cao mực nước tầng chứa nước qh (H1) ........................................................88
3.3.2.2 Cốt cao mực nước tầng chứa nước qp (H2).......................................................100


3
3.3.2. 3 Chiều dày lớp sét ngăn cách giữa hai tầng chứa nước.....................................112
3.3.2. 4 Phân vùng bảo vệ nước dưới đất tầng chứa nước qp .......................................124
CHƯƠNG 4 .....................................................................................................................128
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ
TỨ PHÍA NAM VĨNH PHÚC ........................................................................................128
4.1. Hiện trạng các nguồn gây nhiễm bẩn NDĐ..............................................................128
4.1.1. Nước thải sinh hoạt................................................................................................128
4.1.2. Nước thải, chất thải chuồng trại chăn nuôi............................................................128
4.1.3. Nước thải, chất thải các làng nghề........................................................................128
4.1.4. Nước thải, chất thải y tế.........................................................................................129
4.1.5. Nước thải, chất thải bãi rác...................................................................................129
4.1.6. Nước thải công nghiệp...........................................................................................129
4.2. Các giải pháp ............................................................................................................130
4.2.1 Các giải pháp chung:..............................................................................................130
4.2.2 Các giải pháp cụ thể ...............................................................................................132
4.2.2.1 Đối với tầng chứa nước qh ..................................................................................132
4.2.2.2 Đối với tầng chứa nước qp ..................................................................................133
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................140



4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình các tháng tỉnh Vĩnh Phúc (mm) (giai đoạn năm 2005 đến
2014)………………………………………………………………………………

………20

Bảng 2.2: Lượng bốc hơi trung bình các tháng tỉnh Vĩnh Phúc (mm) (giai đoạn năm 2005 đến
2014) ............................................................................................................................................ 21
Bảng 2. 3. Hiện trạng dân số năm 2014 tỉnh Vĩnh Phúc.............................................................. 30
Bảng 2.4. Thống kê chiều dày tầng chứa nước qh.........................................................................38
Bảng 2.5. Thống kê lưu lượng các lỗ khoan ..................................................................................39
Bảng 2.6. Tổng hợp các thông số địa chất thủy văn của tầng chứa nước (qp)…………………..42
Bảng 2.7. Kết quả thí nghiệm tầng chứa nước Neogen .................................................................43
Bảng 3.1: Bảng tính điểm đối với nước không áp………………………………………………59
Bảng 3.2: Các cấp điều kiện bảo vệ nước dưới đất không áp ...................................................... 60
Bảng 3.3: Chiều sâu thế nằm mực nước không áp vùng nghiên cứu............................................ 64
Bảng 3.4: Tổng hợp bề dày lớp thấm nước yếu và thành phần thạch học theo các lỗ khoan.... 72
Bảng 3. 5: bảng tính điểm chung tầng chứa nước qh ................................................................... 85
Bảng 3.6. Diện phân bố của các vùng bảo vệ NDĐ tầng chúa nước qh và đặc điểm của nó ...... 86
Bảng 3.7. Cốt cao mực nước trung bình tầng chứa nước qh năm 2014....................................... 88
Bảng 3.8: Cốt cao mực nước trung bình tầng chứa nước qp năm 2014..................................... 100
Bảng 3.9. Bề dày lớp sét ngăn cách giữa tầng Holocen và Pleistocen....................................... 112
Bảng 3. 10: Diện phân bố của các vùng bảo vệ tầng chứa nước Pleistocen bị phủ tầng chứa nước
Holocen ....................................................................................................................................... 125


V


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Vị trí vùng nghiên cứu....................................................................................... 17
Hình 2. 2. Đặc trưng lượng mưa, bốc hơi trạm Vĩnh Yên ( tài liệu thống kê trung bình
tháng, năm 2005 đến 2014) ............................................................................................... 22
Hình 2. 3. Sơ đồ mạng lưới sông, suối tỉnh Vĩnh Phúc và các khu vực phụ cận. ............. 29
Hình 3.1. Tỷ lệ % diện tích phân vùng bảo vệ tầng Holocen

87

Hình 3.2. Tỷ lệ phần trăm các vùng bảo vệ tầng chứa nước Pleistocen bị phủ tầng chứa
nước Holocen...............................................................................................

……… .126


VI

DANH MỤC BẢN VẼ
Nội dung
Bản vẽ số 1: Bản đồ ĐCTV khu vực phía Nam Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000
Bản vẽ số 2: Bản đồ chiều sâu mực nước tầng chúa nước Holocen khu vực phía
Nam Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000
Bản vẽ số 3: Bản đồ đẳng bề dày các trầm tích có độ thấm nước yếu bề mặt khu
vực Nam Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000
Bản vẽ số 4: Bản đồ phân bố thành phần thạch học tầng chứa nước Holocen khu
vực phía Nam Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000
Bản vẽ số 5: Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ nước dưới đất tầng chứa
nước Holocen khu vực phía Nam Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000
Bản vẽ số 6: Bản đồ Thủy đẳng cao tầng chứa nước Holocen khu vực phía Nam
Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000

Bản vẽ số 7: Bản đồ Thủy đẳng áp tầng chứa nước Pleistocen khu vực phía Nam
Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000
Bản vẽ số 8: Bản đồ đẳng bề dày lớp sét ngăn cách nước giữa tầng Holocen và
Pleistocen khu vực phía Nam Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000
Bản vẽ số 9: Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ nước dưới đất trong tầng
chứa nước Pleistocen khu vực Phía Nam Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000


VII

CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường

DI:

Chỉ số DRASTIC INDEX

ĐCTV:

Địa chất thủy văn

ĐCCT:

Địa chất cơng trình

GDP:

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội


LK:

Lỗ khoan

NMN:

Nhà máy nước

qh:

Tầng chứa nước Holocen

qp:

Tầng chứa nước Pleistocen

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

UNESCO:

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Tài nguyên nước giữ một vai trị quan trọng khơng thể thiếu đối với sự tồn tại
của con người nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Ngày nay, trong

khi nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng thì nguồn nước sạch lại ngày càng bị
cạn kiệt. Các nguồn nước cung cấp cho các mục đích nơng nghiệp hay sản xuất khác
cũng đang trong nguy cơ suy giảm cả về trữ lượng và chất lượng.
Vĩnh Phúc là một địa bàn được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên
nước dồi dào và phong phú, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất. Nhiều nghiên
cứu và điều tra gần đây cho thấy, nước mặt cũng như nước ngầm ở Vĩnh Phúc có
chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Song, q
trình đơ thị hóa ở Vĩnh Phúc đã và đang làm biến đổi mạnh mẽ các điều kiện về môi
trường và tài nguyên ở cả thành thị lẫn nơng thơn. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường
nói chung và nước dưới đất nói riêng đang trở nên trầm trọng bởi các hoạt động công
nghiệp, các trang trại chăn nuôi sản xuất, giao thông…. Bên cạnh đó, tình trạng suy
giảm nguồn tài ngun nước (ơ nhiễm và cạn kiệt) đang làm ảnh hưởng không nhỏ
tới tính phát triển bền vững.
Việc khai thác nước dưới đất để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống sinh hoạt
và cơng nghiệp ngày càng tăng đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nước đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác
động xấu tới mơi trường nói chung và mơi trường nước dưới đất nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, bộ môn Địa chất Thủy văn – Trường Đại học
Mỏ - Địa chất đã giao cho tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá khả năng tự
bảo vệ nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ khu vực phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc và đề
xuất các giải pháp bảo vệ” .
2. Cơ sở khoa học và thực tiễn đề tài
2.1. Cơ sở khoa học
Dựa vào kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu và báo cáo khoa học


2
đã được công bố và những tài liệu nghiên cứu bổ xung về đặc điểm địa hình, địa
mạo, đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn khu vực phía Nam Vĩnh Phúc.

Các tài liệu tham khảo về phương pháp lập các bản đồ tầng chứa nước dễ bị
nhiễm trong quản lý nước dưới đất trên thế giới.
Phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước trong các trầm
tích Đệ tứ của UNESCO đã và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng để đánh
giá
2.2. Cơ sở thực tiễn
- Các tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất tại 22 lỗ khoan trong khu vực
nghiên cứu năm 2014 thuộc mạng quan trắc quốc gia của Đoàn tài nguyên nước
Tây Bắc, Liên đoàn quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc.
- Cột địa tầng của 47 lỗ khoan thăm dò nước dưới đất của các đề án lập bản
đồ tỷ lệ 1:50.000 vùng Việt Trì-Phú Thọ, đề án thăm dị NDĐ vùng Quất Lưu – Đạo
Tú, đề án thăm dò NDĐ vùng Phúc Yên – Vĩnh Phú, khu vực phía Nam Vĩnh Phúc
- Cột địa tầng của 35 lỗ khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất khu vực
phía Nam Vĩnh Phúc
- Các tài liệu liên quan khác
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi:
+ Về mặt khơng gian: Phía nam Vĩnh Phúc được lấy theo tài liệu của các cơng
trình trước đây đã được xác định bao gồm:
- Huyện Yên Lạc
- Huyện Vĩnh Tường
- Huyện Tam Dương
- Thành phố Vĩnh Yên
- Huyện Bình Xuyên
- Thị xã Phúc Yên
+ Về mặt thời gian: Trên cơ sở tài liệu đã được thu thập và tập hợp. Tác giả
đánh giá khả năng tự bảo vệ của nước dưới đất ứng với thời gian năm 2014.


3

Đối tượng nghiên cứu: Tầng chứa nước Holocen(qh) và Pleistocen(qp).
4. Mục đích của đề tài
Vận dụng các kiến thức đã học để đánh giá và phân vùng khả năng tự bảo vệ
nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ khu vực phía Nam Vĩnh Phúc.
Đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nước dưới đất trong trầm tích
Đệ tứ khỏi bị nhiễm bẩn.
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cấu trúc thủy văn.
- Xác định được thành phần thạch học đất đá chứa nước, cách nước.
- Xác định hiện trạng phân bố các nguồn gây ô nhiễm.
- Lập bản đồ thủy đẳng cao
- Lập bản đồ thủy đẳng áp
- Lập bản đồ đẳng bề dày lớp sét.
- Tiến hành đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất, xác định vùng có
nguy cơ bị ô nhiễm, các vùng bảo vệ kém, các vùng được bảo vệ.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ
6. Phương pháp nghiên cứu
Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá khả
năng tự bảo vệ tầng chứa nước. Mỗi một phương pháp đều xuất phát dựa trên cơ
sở xem xét khả năng áp dụng, đặc thù vùng nghiên cứu. Có thể thấy các phương
pháp đang được sử dụng phổ biến trên thế giới như sau:
- Phương pháp DRASTIC được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và gần 20 nước
trên toàn thế giới
- Phương pháp GLA được sử dụng ở Đức và một số nước châu Âu và Ả
rập
- Phương pháp EPIK được sử dụng ở Thụy Sỹ và một số nước châu Âu
- Phương pháp PI được xây dựng dựa trên cơ sở của phương pháp GLA
- Phương pháp COP được sử dụng ở vùng phát triển Karst
- Phương pháp UNESCO được sử dụng phổ biến ở Việt Nam



4
Để thực hiện các nội dung nêu trên, chúng tôi dựa vào số liệu thu thập
từcác báo cáo, các công trình nghiên cứu và kết quả đi điều tra khảo sát thực tế kết
hợp với các phần mềm tin học, kiến thức chuyên ngành để thành lập các bản đồ
chuyên môn.
Các phương pháp sử dụng trong luận văn:
+ Phương pháp thu thập tài liệu
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp các lỗ khoan thăm dò, các lỗ
khoan đang khai thác nước ở các cụm khai thác nước tập trung, các giếng khai thác
cụm dân cư…tổng hợp phân ra các tầng chứa nước qh, qp rồi tiến hành phân ra đới
thơng khí tầng chứa nước, mực nước tại các lỗ khoan, chiều dày lớp sét thấm nước
yếu trên mặt, chiều dày lớp sét ngăn cách giữa tầng qh, qp… chọn lọc thu thập
thông tin từ Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc Năm 2014, nghiên cứu trên cơ sở
các tài liệu đã thu thập được tại các sở ban nghành, chọn lọc và đánh giá những gì
đã làm được và chưa được, đề ra phương hướng tiếp theo…
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Tôi trực tiếp tham gia tiến hành
khảo sát thực địa các cơng trình cấp nước tập trung, cơng trình cấp nước nơng
thơn, các cơng trình xả thải vào nguồn nước, tập trung vào vùng chịu nhiều ảnh
hưởng của hoạt động kinh tế - xã hội để đánh giá hiện trạng chất lượng nước của
tầng nghiên cứu.
+ Phương pháp minh giải tài liệu để đưa ra những nhận định sơ bộ về
vùng nghiên cứu, thành lập các đồ thị, bản đồ, áp dụng một số phần mềm tin học
như Office, Mapinfo Pro, Surfer, … hỗ trợ cho công tác nghiên cứu.
+ Phương pháp bản đồ: lập các bản đồ, mặt cắt để minh họa số liệu của
tầng chứa nước, đánh giá các yếu tố địa hình, địa mạo, khí tượng thủy văn đến
khả năng tự bảo vệ tầng chứa nước.
+ Phương pháp chồng chập bản đồ: Khi đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng
chứa nước, tác giả đã sử dụng phương pháp chồng chập các bản đồ biểu diễn các yếu
tố để phân vùng các khu vực bảo vệ khác nhau. Đối với tầng chứa nước Holocen thì

chồng chập các bản đồ như: Bản đồ đẳng chiều sâu mực nước, bản đồ đẳng bề dày


5
lớp thấm nước yếu bề mặt và bản đồ thành phần thạch học lớp thấm nước yếu bề
mặt, đối với tầng chứa nước Pleistocen chồng chập các loại bản đồ như: Bản đồ thủy
đẳng cao, bản đồ thủy đẳng áp, bản đồ đẳng bề dày lớp sét giữa hai tầng chứa nước
Holocen và Pleistocen.
+ Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình hồn thành luận văn, tác giả đã
xin ý kiến đóng góp của các thầy giáo cơ giáo, nhà khoa học chuyên sâu có liên quan
đến nội dung của luận văn.
+ Phương pháp đánh giá, phân vùng ô nhiễm và tổn thương tầng chứa
nước. Trong luận văn này, tác giả lựa chọn phương pháp đánh giá của
UNESCO.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã khẳng định về mặt phương pháp luận trong
việc áp dụng các phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đã phân chia được những vùng có mức độ tự
bảo vệ khác nhau của tầng chứa nước. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thề là tài
liệu tham khảo cho các nhà quy hoạch, quản lý tài nguyên nước, các nhà hoạch định
chính sách của tỉnh Vĩnh Phúc, các nhà khoa học trong công tác bảo vệ tài nguyên
nước dưới đất.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 130 trang với 5 hình vẽ, 18 bảng, 9 bản vẽ và 24 tài liệu tham
khảo của các tác giả trong và ngồi nước.
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu khả năng tự bảo vệ của tầng chứa
nước.
Chương 2. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu
Chương 3. Đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất trong các trầm tích Đệ

tứ khu vực phía Nam Vĩnh Phúc.
Chương 4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ phù hợp
Kết luận – Kiến nghị


6
Kèm theo luận văn có các phụ lục:
+ Bản đồ ĐCTV khu vực phía Nam Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000.
+ Mặt cắt ĐCTV khu vực phía Nam Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000.
+ Bản đồ thủy đẳng cao của tầng chứa nước qh năm 2014 khu vực phía Nam
Vĩnh Phúc, tỷ lệ 1: 50.000.
+ Bản đồ thủy đẳng áp của tầng chứa nước qp năm 2014 khu vực phía Nam
Vĩnh Phúc, tỷ lệ 1: 50.000.
+ Bản đồ đẳng mực nước của tầng chứa nước qh năm 2014 khu vực phía
Nam Vĩnh Phúc, tỷ lệ 1: 50.000
+ Bản đồ đẳng bề dày lớp đất sét tầng qh khu vực phía Nam Vĩnh Phúc, tỷ lệ
1: 50.000.
+ Bản đồ phân bố thành phần thạch học tầng qh vực phía Nam Vĩnh Phúc, tỷ
lệ 1: 50.000.
+ Bản đồ đẳng bề dày lớp đất sét ngăn cách giữa tầng qh và tầng qp khu vực
phía Nam Vĩnh Phúc, tỷ lệ 1: 50.000.
+ Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước Holocen khu
vực phía Nam Vĩnh Phúc, tỷ lệ 1: 50.000.
+ Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước Pleistocen khu
vực phía Nam Vĩnh Phúc, tỷ lệ 1: 50.000.
9. Lời cảm ơn:
Luận văn tốt nghiệp cao học của tác giả được thực hiện và hoàn thành tại Bộ
môn Địa chất thủy văn, khoa Địa chất, trường Đại học Mỏ - Địa Chất dưới sự hướng
dẫn khoa học của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm.
Trong suốt thời gian nghiên cứu, viết luận văn, tác giả đã nhận được sự động

viên, hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn. Tác giả cũng luôn nhận được sự
giúp đỡ, góp ý của các thầy cơ giáo Bộ mơn Địa chất Thủy văn, cán bộ thuộc khoa
Địa chất, phòng đào tạo sau Đại học, trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Liên đoàn quy
hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Bắc. Sự đóng góp những ý kiến quý báu
của các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành luận văn


7
đúng thời hạn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Văn
Lâm đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện và
viết luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Địa
chất – Thủy văn, khoa Địa chất, phòng đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội, Liên đoàn quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Bắc, các
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tác giả để hoàn thành bản
luận văn này.


8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA
TẦNG CHỨA NƯỚC
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa nước đã được đề cập đến từ
những năm 50 của thế kỷ XX do nhà địa chất thủy văn người Pháp là J. Margat
khởi xướng. Đây là một công cụ hữu hiệu nhằm cung cấp cho các nhà quản lý,
những người lập kế hoạch, xây dựng thể chế, chính sách... có cơ sở để góp phần vào
cơng tác bảo vệ nước dưới đất. Trên thực tế, đánh giá Khả năng tự bảo vệ tầng
chứa nước được phát triển thực sự mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ trước
cho đến nay và đã đưa ra được những hướng dẫn về lĩnh vực này. Mặc dù vậy, việc
áp dụng triển khai cụ thể ở từng nước, ở từng vùng lãnh thổ vẫn cần phải được
thống nhất trong tiêu chí, phương pháp đánh giá, cách thể hiện bởi tính đặc thù của

từng vùng đó.
Những cơng trình tiêu biểu nhất phải kể đến là ALBINET M., MARGAT J.
(1968), tác giả đã xây dựng bản đồ khả năng tự bảo vệ tầng chứa nước ngầm tại
một số vùng ở Cộng Hoà Pháp. Phương pháp DRACTIS áp dụng tại Thụy Điển
của tác giả Lars Rosen (1994). [23]
Năm 1982, Sauriol đã xác định tỷ lệ hợp lý về địa thế cho hệ thống các bể
chứa các chất thải ở Septic- Canada. Nghiên cứu đến các yếu tố đặc điểm địa
chất, ĐCTV như cấu trúc thạch học, địa tầng, địa mạo, miền thoát, chiều sâu tới
nước dưới đất. Cơng trình này đã đánh giá các đặc điểm làm giảm nhẹ khả năng
nhiễm bẩn của lớp thổ nhưỡng đối với ảnh hưởng bể chứa các vật chấtt thải và
có thể được sử dụng trong giai đoạn quy hoạch để khuyến khích mở mang phát
triển ở những vùng hợp lý và thay đổi mục đích sử dụng ở những vùng ít phù hợp.
Hội khoan nước quốc gia của Mỹ đã thành lập được hệ thống tiêu chuẩn để
xác định vị trí các bãi thải ở Mỹ( Legrand, 1983). Nghiên cứu này đã đề cập đến
các yếu tố: Chiều sâu tới mực nước tĩnh, gradien thuỷ lực, hệ số thấm, các đặc
điểm hấp phụ, mức độ nhiễm bẩn và tầm quan trọng về mở rộng khai thác tầng


9
chứa nước. Hệ thống này đã mơ tả và tính tỷ lệ điểm cho các vị trí bãi thải và các
vị trí khác trên bề mặt đất và khả năng nhiễm bẩn của nước dưới đất
Các tác giả Roux, Demartinic và Dickson đã đánh giá hiện trường lớp thổ
nhưỡng tầng chứa nước SAFE ở Mỹ năm 1986. Các yếu tố được đề cập trong
nghiên cứu này là các đặc điểm cung cấp, lưu lượng, chất lượng nước, mức độ
bảo vệ của tầng chứa nước, miền cung cấp, lượng dòng chảy của tầng chứa
nước. Các yêú tố về lớp thổ nhưỡng như các đới, các vỉa, hệ số thấm các vỉa,
mối liên hệ của chúng, độ pH, nhiệt độ của đất. Cơng trình này được sử dụng để
xác định khả năng nhiễm bẩn thuốc trừ sâu của tầng chứa nước.
Các nhà nghiên cứu Địa chất thuỷ văn thuộc sở Địa chất Anh đã thành lập
bản đồ sự nhạy cảm của nước dưới đất đối với trầm lắng axit ở Anh

(Edmurds và Kinniburgh, 1986). Các yếu tố nghiên cứu bao gồm khả năng trung
hoà các lớp đá gốc như loại đá, hàm lượng khoáng hoá cacbonat và mức độ đề
kháng đối với q trình acid hố. Cơng trình này được sử dụng để đánh giá độ nhạy
cảm của nước dưới đất đối với q trình acid hố ở Anh.
Năm 1987, trong cơng trình của mình, Holnberg, Johnston và Maxe đã đánh
giá độ nhạy cảm của tầng chứa nước đối với sự lắng đọng axit và mối nguy hiểm
kèm theo ở châu Âu. Nghiên cứu này đã đề cập tới các yếu tố như cấu trúc,
chiều sâu, sự tiếp xúc với nước thổ nhưỡng và hàm lượng các cation chủ yếu của
lớp thổ nhưỡng. Các yếu tố của tầng chứa nước như độ lớn, khả năng bổ cập, hàm
lượng khoáng hoá, thời gian lưu trú.... Đây có thể sử dụng như một biện pháp trực
giác để xác định các tầng chứa nước đang bị nguy hại.
Năm 1987, Sở Tài nguyên và Môi trường Flemish – Cộng Hoà. Bỉ đã
thành lập bản đồ khả năng tự bảo vệ tầng chứa nước vùng Flanders – Bỉ. Nghiên
cứu này đã tập trung vào các yếu tố như vật liệu tầng chưá nước, lớp phủ và đới
thông khí. Cơng trình này đã được sử dụng để đánh giá khả năng dễ bị nhiễm
bẩn của nước dưới đất ở Flanders và xác định mức độ nguy hiểm về nhiễm bẩn của
nước dưới đất ở các tầng bên trên do các chất nhiễm bẩn từ mặt đất đi vào lớp thổ
nhưỡng. Ngồi ra cịn cung cấp sự hiểu biết tổng quan các điều kiện một cách


10
khái quát để quy hoạch vùng và đưa ra những điều chỉ dẫn cho khảo sát hiện
trường một cách hợp lý .
Năm 1987, sở khảo sát đất đai ở Anh và Walse( SSEW) và sở địa chất
Anh (BGS) đã thành lập bản đồ nhằm điều tra khả năng bị nhiễm bẩn của tầng chứa
nước cát kết Triat Stafford đối với sự nhiiễm bẩn nitrat do các hoạt động canh
nông . (Carter, Palmer và Moukhouse). Nghiên cứu này tập trung vào các yếu tố
như hệ số thấm, chiều dày lớp phủ đá gốc của tầng chứa nước, cấu trúc, hàm lượng
cacbon hữu cơ, hệ số thấm và độ ẩm của lớp thổ nhưỡng.
Trong cơng trình đánh giá mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất ở

Minnesota - Mỹ, Porcher (1988) đã sử dụng các yếu tố khi lập bản đồ là thành
phần hạt của tầng chứa nước, khả năng bổ sung nước dưới đất, lớp thổ nhưỡng, bao
gồm cấu trúc và hàm lượng sét. Nghiên cứu này đã được sử dụng để cung cấp các
thông tin cần thiết đối với quy hoạch vùng nghiên cứu.
Sau đây là một số phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất
được sử dụng phổ biến trên thế giới:
a. Phương pháp DRASTIC
Tại một số nước như Mỹ, Australia, Thụy Điển... đã sử dụng hệ thống tiêu
chuẩn “ DRASTIC” để đánh giá khả năng nhiễm bẩn của nước dưới đất do Hội Liên
Hiệp Bảo vệ môi trường Mỹ(EPA - Environmental Protection Association) đưa ra
vào năm 1980. Cơng trình này đã có sử dụng các thông số địa chất thuỷ văn để
đánh giá khả năng nhiễm bẩn nước dưới đất và được sử dụng cho các nhà quy
hoạch quản lý và hành chính có nhiệm vụ đánh giá khả năng nhiễm bẩn nước
dưới đất một cách tương đối từ các nguồn nhiễm bẩn khác nhau. Phương pháp này
được áp dụng để đánh gía một cách có hệ thống khả năng nhiễm bẩn nước dưới đất
ở Mỹ.
Lars Rosen (1994),[23] khi nghiên cứu ứng dụng phương pháp DRASTIC
trong điều kiện ở Thụy Điển để đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa
nước đã chỉ ra những hạn chế của phương pháp. Trên cơ sở tài liệu thống kê, tác giả
đã xác định được các các nhân tố ảnh hưởng chính, mức độ quan trọng và trọng số


11
của chúng. Trên cơ sở đó kết hợp với ứng dụng GIS, tác giả đã thành lập các bản
đồ khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước ở Tây Nam Thụy Điển. Phương
pháp lập bản đồ khả năng dễ bị nhiễm bẩn của Bỉ, các yếu tố khi lập bản đồ
(thành phần đất đá tầng chứa nước, chiều dày tầng phủ, đới thơng khí). Được
sử dụng để xác định mức độ nguy hiểm về nhiễm bẩn của nước dưới đất ở các
tầng bên trên do các chất nhiễm bẩn từ mặt đất đi vào lớp thổ nhưỡng, cung cấp
sự hiểu biết tổng quan các điều kiện một cách khái quát để quy hoạch vùng, đưa

ra những điều chỉ dẫn cho khảo sát hiện trường một cách hợp lý. Khả năng dễ bị
nhiễm bẩn của nước dưới đất đối với sự ô nhiễm của Nitrat do các hoạt động
canh nông ở Anh các yếu tố khi lập bản đồ (hệ số thấm, chiều dày của lớp phủ
đá gốc, cấu trúc, hàm lượng Cacbon hữu cơ, hệ số thấm và độ ẩm), được sử
dụng để điều tra khả năng dễ bị nhiễm bẩn của tầng chứa nước cát kết Triat đối
với nhiễm bẩn Nitrat.
Phương pháp DRASTIC áp dụng cho tầng chứa nước thứ nhất tính từ mặt
đất do tác giả Aller và cộng sự thành lập năm 1985. Phương pháp này được sử
dụng rộng rãi ở Mỹ và gần 20 nước trên toàn thế giới. DRASTIC, ghép từ 7 chữ
cái đầu tiên gọi là 7 yếu tố được dùng để đánh giá khả năng nhiễm bẩn của tầng
chứa nước:
D - Depth: độ sâu mực nước dưới đất, tính từ mặt đất.
R - Recharge: lượng bổ cập hàng năm cho nước dưới đất.
A - Aquifer: thành phần đất đá tầng chứa nước.
S - Soil: thành phần lớp đất phủ .
T - Topography: độ dốc địa hình.
I - Impact of vadose zone: ảnh hưởng của đới thơng khí.
C - Conductivity: tính thấm của tầng chứa nước.
Mỗi yếu tố trong các yếu tố trên được phân vùng, đánh giá và cho điểm
riêng tùy theo mức độ tác động nhiễm bẩn cho nước dưới đất. 7 yếu tố được cộng
lại lấy điểm tổng để đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn, có xét đến vai trò tác động
của từng yếu tố.


12
- Tùy theo vai trò tác động của từng yếu tố nói trên đối với nhiễm bẩn mà có

hệ số khác nhau trong tổng điểm đánh giá: yếu tố D, I hệ số 5; yếu tố R hệ số 4; yếu
tố A, C hệ số 3; yếu tố S hệ số 2; yếu tố T hệ số 1.
- Mỗi yếu tố tùy theo mức độ gây nhiễm bẩn mà cho điểm.

- Chỉ số DRASTIC (DC) được đánh giá theo công thức sau:
DC = D1.D2 + R1.R2 + A1.A2 + S1.S2 + T1.T2 + I1.I2 + C1.C2
Trong đó:
1-Hệ số đánh giá cho yếu tố tương ứng.,
2- Bậc điểm cho từng mức độ trong yếu tố.
Điểm tổng kết chỉ ra tiềm năng hoặc khả năng nhiễm bẩn. Con số đó cịn
được gọi là chỉ số DRASTIC. Chỉ số DRASTIC càng cao thì khả năng nhiễm
bẩn càng lớn. Trong một khu vực người ta tính chỉ số DRASTIC cho một mạng
lưới điểm, sau đó chia ra các vùng theo chỉ số DRASTIC hoặc vẽ thành các
đường đẳng trị, sẽ có được một bản đồ thể hiện khả năng nhiễm bẩn của
khu vực. Hệ thống DRASTIC giả sử rằng:
1) Các chất nhiễm bẩn xuất phát từ trên mặt đất;
2) Các chất nhiễm bẩn đi vào NDĐ theo nước mưa;
3) Các chất nhiễm bẩn có vận tốc di chuyển bằng vận tốc của NDĐ;
4) diện tích vùng đánh giá phải lớn hơn 0,4 km2.
DRASTIC là phương pháp phổ biến để đánh giá khả năng tự bảo vệ nước
dưới đất vì ưu điểm tương đối rẻ tiền, đơn giản, và sử dụng dữ liệu thường có
sẵn hoặc tính tốn ước lượng, sau khi tạo ra một sản phẩm cuối cùng có thể dễ dàng
giải thích và đưa ra quyết định. Nhược điểm thiếu sót của phương pháp này là đánh
giá thấp khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước nứt nẻ.
b. Phương pháp UNESCO: Phương pháp này được áp dụng để đánh giá
trạng thái tự bảo vệ của cả tầng chứa nước có áp và không áp. Đối với nước dưới đất
không áp, việc đánh giá trạng thái bảo vệ của nước dưới đất có thể có tính chất định
tính và định lượng. Việc đánh giá trên cơ sở 4 chỉ tiêu:
+ Chiều sâu thế nằm của mực nước không áp


13
+ Thành phần thạch học của đất đá đới thông khí
+ Chiều dày của các trầm tích có độ thấm yếu trong mặt cắt đới thơng khí

+ Tính chất thấm của đá trong đới thơng khí cụ thể là các trấm tích thấm yếu.
Thơng thường, tính chất thấm của đất đá trong đới thơng khí khơng được
biết. Vì vậy, việc đánh giá định tính trạng thái bảo vệ của NDĐ khơng áp được dựa
vào 3 chỉ tiêu đầu, cịn tính chất thấm được ước tính từ thành phần thạch học. Trên
bản đồ các đới có điều kiện bảo vệ được thể hiện bằng các điều kiện bảo vệ của nước
dưới đất. Các cấp bảo vệ có thể phân biệt bằng màu; cấp 1, và cấp 2 bằng màu vàng
có độ đậm nhạt khác nhau, cấp 3 và cấp 4 thể hiện bằng màu da cam và cấp 5, cấp 6
bằng màu nâu. Độ đậm nhạt của màu tăng lên theo cấp bảo vệ.
Đối với nước có áp, phương pháp của UNESCO áp dụng cho việc đánh giá
điều kiện bảo vệ của nước dưới đất cho tầng chứa nước có áp đầu tiên kể từ mặt đất.
Các chất nhiễm bẩn đó có thể xâm nhập vào tầng chứa nước có áp này từ phía trên,
từ tầng chứa nước nằm trên mà bị nhiễm bẩn nhiễm bẩn do một lý do nào đó.
Việc đánh giá các điều kiện bảo vệ của nước dưới đất có áp nói chung có thể
được tiến hành trên cở sỏ 3 chỉ tiêu sau:
-

Chiều dày tầng chứa nước

-

Thành phần thạch học của tầng chứa nước

-

Mối quan hệ về mực nước của tầng chứa nước nghiên cứu và tầng chứa
nước nằm trên.

1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Các nghiên cứu về địa chất thủy văn nói chung và về đánh giá khả năng tự
bảo vệ tầng chứa nước nói riêng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội đã được

các nhà khoa học trong nước đề cập đến nhiều từ những năm 1990. Cơng trình
nghiên cứu thuộc đề tài nhánh của đề tài nghiên cứu khoa học KT01-10 của PGS.TS
Nguyễn Văn Lâm, 1995 [10], đã sử dụng phương pháp DRASTIC để đánh giá khả
năng tự bảo vệ của tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh) dựa trên cơ sở tài liệu 50
trạm quan trặc động thái NDĐ ở mạng lưới quan trắc Quốc gia và tác giả cũng đã sử
dụng phương pháp của UNESCO để đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa


14
nước Pleistocen (qp) vùng đồng bằng Bắc Bộ dựa trên cơ sở tài liệu 64 trạm quan
trắc động thái mực nước ở mạng lưới quan trắc Quốc gia, do Liên đoàn quy hoạch và
điều tra tài nguyên nước miền Bắc cung cấp. Tuy số lượng cơng trình quan trắc động
thái nước dưới đất ở khu vực Hà Nội còn thưa và chưa chi tiết, song cơng trình này
đã là một trong những cơ sở quan trọng để phát triển hướng nghiên cứu tiếp theo.
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Lâm năm 1996, [11] về đề tài “Sự nhiễm bẩn và
bảo vệ NDĐ tầng chứa nước (qp) vùng đồng bằng Bắc Bộ khỏi bị nhiễm bẩn”. Tác
giả đã đánh giá được hiện trạng nhiễm bẩn và khả năng tự bảo vệ của nước dưới đất
tầng (tầng Pleistocen) vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội, phân tích cấu
trúc địa chất thủy văn vùng đồng bằng Bắc Bộ từ đó xác định con đường di chuyển
các chất bẩn từ nguồn gây bẩn vào tầng chứa nước (qp), xác định nguyên nhân gây
bẩn nước dưới đất nói chung và tầng (qp) nói riêng. Tác giả cũng đã tính tốn được
thời gian di chuyển của nước rác từ bãi rác Mễ Trì đến cơng trình cấp nước và đề
xuất các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất cùng các vấn đề nghiên
cứu địa chất thủy văn môi trường trên phạm vi đồng bằng Bắc Bộ.
Trong nghiên cứu của Đỗ Trọng Sự và nnk, 1996 đã đánh giá mức độ nhiễm
bẩn và đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất ở một số khu vực trọng
điểm thuộc đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội. Trên cơ sở của các chỉ tiêu phân
tích (18 chỉ tiêu), các tác giả khoanh định được các vùng nhiễm bẩn các hợp chất
nitơ (NH4+, NO2-), các kim loại nặng như thủy ngân, mangan, asen, đánh giá khả
năng tự bảo vệ của nước dưới đất.

Nhìn chung, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học cũng đã tiến hành
đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước ở nhiều vùng khác nhau trên
lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên hầu hết các cơng trình nghiên cứu đánh giá khả năng
tự bảo vệ tầng chứa đều thực hiện bằng phương pháp DRASTIC.
Trong cơng trình nghiên cứu Bùi Trần Vượng, 2004, Nguyễn Văn Trân, 2005
cũng đã ứng dụng các phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất kết
hợp với GIS để thành lập các bản đồ tự bảo vệ của các tầng chứa nước cho các vùng
Đồng Nai và Sơng Bé. Trong cơng trình của mình, Bùi Trần Vượng đã phân chia


15
tỉnh Đồng Nai ra các vùng có độ nhạy cảm nhiễm bẩn khác nhau dựa trên chỉ số
DRASTIC (DI). Theo kết quả cơng bố của tác giả thì vùng có độ nhạy cảm với
nhiễm bẩn rất thấp có chỉ số DI £ 80, vùng có độ nhạy cảm với nhiễm bẩn thấp có
chỉ số 80 < DI £ 110. Vùng có chỉ số DI: 110 < DI £ 130, 130 < DI £ 150, và DI >
150 được đánh giá là các vùng có độ nhạy cảm với nhiễm bẩn trung bình, cao và rất
cao [20].
Năm 2006, trong đề tài cấp Bộ, “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS)
trong quản lý nước dưới đất ở Việt Nam” PGS.TS Phạm Quý Nhân đã tiến hành
đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa lỗ hổng Holocen ở đồng bằng Bắc Bộ
bằng công nghị GIS trên cơ sở phương pháp DRASTIC. Tác giả đã khẳng định việc
xây dựng mô hình nước dưới đất Đồng bằng sơng Hồng trên cơ sở ứng dụng hệ
thống thông tin địa lý (GIS) là một ví dụ minh chứng cho những ưu điểm trong việc
liên kết ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý nước dưới đất ở Việt Nam.
Trên cơ sở tài liệu điều tra nghiên cứu nước dưới đất Đồng bằng sông Hồng và ứng
dụng GIS để đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất vùng nghiên cứu đã phân
thành các vùng có khả năng tự bảo vệ khác nhau. Những vùng rất nhạy cảm đã cho
thấy khả năng dễ bị nhiễm bẩn của tầng chứa nước này.
Trong luận văn thạc sỹ địa chất của Phan Thị Thùy Dương, 2010 [6], đã đánh
giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước nứt nẻ Kast ở vùng Bắc Sơn – Lạng Sơn.

Tác giả đã sử dụng công nghệ GIS trên cơ sở phương pháp EPIK thành lập bản đồ
khả năng tự bảo vệ tầng chứa nước nứt nẻ - Karst tầng Cacbon – Pecmi vùng Bắc
Sơn. Phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ có tên gọi là phương pháp EPIK dựa
trên 4 tiêu chuẩn được ghép từ 4 chữ cái đầu tiên được gọi là 4 yếu tố được dùng để
đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước.
Kết quả từ bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước nứt nẻ Karst vùng Bắc Sơn – Lạng Sơn đã chỉ ra trong vùng nghiên cứu có mức độ bảo vệ
trung bình chiếm chủ yếu là 62%, vùng tỷ lệ cao chiếm 16% và vùng bảo vệ kém
chiếm 12%; không có vùng bảo vệ rất cao.
Trong luận văn thạc sỹ khoa học của Dương Thị Thu Anh, 2012 [2], đã đánh


16
giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen phía
Nam khu vực Hà Nội.
Tóm lại, có thể thấy cơng tác nghiên cứu việc bảo vệ tài nguyên nước dưới
đất đang ngày càng phát triển, những nghiên cứu đã và đang vận dụng những kiến
thức của thế giới, kết hợp với thực trạng của Việt Nam để đưa ra được các giải pháp
bảo vệ đúng đắn, áp dụng cho các khu vực khác nhau, các tầng chứa nước khác
nhau. Căn cứ vào các phương pháp nêu trên tác giả lựa chọn phương pháp để áp
dụng đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất.
* Lựa chọn phương pháp UNESCO lý do như sau.
- Phương pháp DRASTIC chỉ áp dụng cho tầng chứa nước thứ nhất tính từ
mặt đất mà trong luận văn của tác giả áp dụng cho cả tầng chứa nước thứ nhất (qh)
và tầng chứa nước có áp (qp)
- Trong khu vực nghiên cứu có nhiều đề tài nhưng số liệu nghiên cứu chưa
có đầy đủ thơng tin để áp dụng phương pháp DRASTIC.


×