Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đặc điểm cấu trúc địa chất đới ven biển vùng nam quảng nam bắc quảng ngãi và vai trò của chúng đối với các tai biến địa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.87 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐỖ VĂN VINH

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT ĐỚI VEN BIỂN
VÙNG NAM QUẢNG NAM - BẮC QUẢNG NGÃI
VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐỖ VĂN VINH

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT ĐỚI VEN BIỂN
VÙNG NAM QUẢNG NAM - BẮC QUẢNG NGÃI
VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT
Chuyên ngành: ĐỊA CHẤT HỌC
Mã số: 60440201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngô Xuân Thành



HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Địa chất, Khoa Địa chất, Trường
Đại học Mỏ - Địa chất, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Ngô Xn
Thành. Trong q trình hồn thành luận văn, học viên ln nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình, góp ý và động viên quý báu của các thầy cô giáo trong Bộ mơn
Địa chất, Khoa Địa chất, Phịng Đại học và Sau Đại học, Ban giám hiệu
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, các bạn đồng nghiệp. Các số liệu của bài luận
văn này là một phần kết quả của đề tài “Nghiên cứu, đánh giá kiến tạo hiện
đại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam và vai trò của nó đối với các tai
biến thiên nhiên phục vụ dự báo và phòng tránh thiên tai trong điều kiện biến
đổi khí hậu” mã số BĐKH- 42 do PGS. TS Trần Thanh Hải làm chủ nhiệm.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
tham gia đề tài “Nghiên cứu, đánh giá kiến tạo hiện đại khu vực ven biển
Miền Trung Việt Nam và vai trị của nó đối với các tai biến thiên nhiên phục
vụ dự báo và phòng tránh thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu” mã số
BĐKH- 42 do PGS. TS Trần Thanh Hải làm chủ nhiệm , không sao chép của
ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu tham khảo của
luận văn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn


Đỗ Văn Vinh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 4
MỤC LỤC ......................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 7
DANH MỤC ẢNH ........................................................................................... 8
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ...................................... 5
1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế và nhân văn ........................................ 5
1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm khí hậu .......................................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm động thực vật ................................................................ 6
1.1.4. Đặc điểm kinh tế nhân văn ........................................................... 7
1.2. Đặc điểm địa hình, thủy văn khu vực ................................................ 8
1.2.1. Đặc điểm địa hình ......................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm mạng lưới sông suối ................................................... 10
1.3. Lịch sử nghiên cứu địa chất ............................................................. 11
1.3.1. Giai đoạn nghiên cứu trước năm 1975 ....................................... 11
1.3.2. Giai đoạn nghiên cứu sau năm 1975 .......................................... 11
1.4. Thực trạng tai biến địa chất trong khu vực ...................................... 13
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 15
2.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu ........................................ 15
2.2. Phương pháp khảo sát địa chất ........................................................ 15
2.3. Phương pháp địa mạo tân kiến tạo ................................................... 15


2.4. Phương pháp trắc địa ....................................................................... 16

2.5. Phương pháp thu thập mẫu .............................................................. 16
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU .................... 17
3.1. Đặc điểm địa tầng ............................................................................ 17
3.1.1. Đá trầm tích, biến chất................................................................ 17
3.1.2. Magma ........................................................................................ 28
3.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu ................................... 36
3.2.1. Các biến dạng phá hủy ............................................................... 39
3.2.2. Các biến dạng uốn nếp ............................................................... 44
3.2.3. Phân chia các pha biến dạng trong khu vực ............................... 45
3.2.4. Đặc điểm địa mạo ....................................................................... 51
CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM TAI BIẾN ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU
VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG VỚI CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT ............. 66
4.1. Các dạng tai biến địa chất khu vực nghiên cứu ............................... 66
4.1.1. Các đoạn bờ bình ổn ................................................................... 66
4.1.2. Các đoạn bờ xói lở và bồi tụ....................................................... 66
4.2. Quan hệ của tai biến địa chất với sự biến động địa hình, địa mạo .. 70
4.2.1. Hoạt động sụt lún........................................................................ 70
4.2.2. Nâng cao địa hình ....................................................................... 72
4.3. Quan hệ của tai biến địa chất với thành phần vật chất đất đá .......... 72
4.4. Quan hệ của tai biến địa chất với cấu trúc địa chất ......................... 74
4.5. Một số giải pháp phòng tránh và khắc phục tai biến địa chất.......... 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu. ............................................................ 5
Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc kiến tạo vùng (nguồn: được thành lập trên cơ sở luận
giải ảnh vệ tinh, chụp năm 2014). ................................................................... 38
Hình 4.1. Sơ đồ biến động ranh giới bờ khu Chu Lai, Quảng Nam (nguồn: ảnh

vệ tinh đa thời kì năm 1975, 1989, 1995, 2006 và 2014) ............................... 67
Hình 4.2. Sơ đồ biến động ranh giới bờ khu Cửa Đại (nguồn: ảnh vệ tinh đa
thời kì năm 1975, 1989, 1995. 2006 và 2014) ................................................ 69


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 3.1. Mặt trượt đứt gãy phương á vĩ tuyến Trà My - Trà Bồng - Quảng
Ngãi tại Trà Xuân (nguồn: ảnh Nguyễn Xuân Nam, năm 2014). ................... 41
Ảnh 3.2. Mặt trượt đứt gãy của hệ thống đứt gãy phương TB - ĐN .............. 42
Ảnh 3.3. Mặt trượt đứt gãy phương ĐB - TN trong đá biến chất hệ tầng Sông
Re tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (nguồn: ảnh Nguyễn Xuân Nam, năm 2014)... 43
Ảnh 3.4. Mặt trượt đứt gãy phương á kinh tuyến trong các đá biến chất hệ
tầng Khâm Đức, Quảng Ngãi (nguồn: ảnh Nguyễn Xuân Nam, năm 2014). . 44
Ảnh 3.5. Đá biến chất hệ tầng Núi Vú bị uốn nếp mạnh mẽ tại mũi An Hòa,
Quảng Nam (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015). ...................................... 44
Ảnh 3.6. Phiến hóa trong đá biến chất hệ tầng Núi Vú, tại mũi An Hòa, Quảng
Nam (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015). .................................................. 45
Ảnh 3.7. Mylonit hóa trong đá biến chất hệ tầng Núi Vú, tại mũi An Hòa,
Quảng Nam (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015). ...................................... 46
Ảnh 3.8. Đá granit phức hệ Chu Lai bị ép phiến, mylonit hóa mạnh tại Vạn
Tường, Quảng Ngãi (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015). ......................... 46
Ảnh 3.9. Nếp uốn đổ trong đá phiến hệ tầng Núi Vú, tại mũi An Hòa, Quảng
Nam (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015). .................................................. 47
Ảnh 3.10. Nếp uốn dạng bao kiếm, nằm ngang trong đá phiến hệ tầng Núi Vú,
tại mũi An Hòa, Quảng Nam (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015). ........... 48
Ảnh 3.11. Cấu tạo khúc dồi (boudinage) trong đá biến chất hệ tầng Núi Vú,
tại mũi An Hòa, Quảng Nam (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015). ........... 48
Ảnh 3.12. Đứt gãy trượt bằng phả trong đá granit phức hệ Chu Lai tại Vạn
Tường, Quảng Ngãi (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015). ......................... 49



Ảnh 3.13. Mặt trượt đứt gãy trượt bằng phải trong đá granit phức hệ Chu Lai
tại Vạn Tường, Quảng Ngãi (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015).............. 49
Ảnh 3.14. Đứt gãy trượt bằng trái trong đá granit tại Vạn Tường, Quảng Ngãi
(nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015)............................................................ 50
Ảnh 3.15. Mặt trượt đứt gãy thuận trong đá biến chất hệ tầng Núi Vú, tại mũi
An Hòa, Quảng Nam (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015). ....................... 50
Ảnh 3.16. Đứt gãy nghịch trong đá granit tại Vạn Tường, Quảng Ngãi (nguồn:
ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015). ........................................................................ 51
Ảnh 3.17. Thềm mài mòn trên đá bazan ở Ba Làng An, Quảng Ngãi (nguồn:
ảnh Nguyễn Xuân Nam, năm 2014)................................................................ 52
Ảnh 3.18. Bề mặt do q trình phong hóa rửa trơi laterit tại bờ biển Tam Hải,
Quảng Nam (nguồn: ảnh Nguyễn Xuân Nam, năm 2014). ............................ 53
Ảnh 3.19. Lịng cổ Sơng Vệ, Quảng Ngãi ở phía bờ trái dịng chảy hiện tại
(nguồn: ảnh Nguyễn Xuân Nam, năm 2015). ................................................. 56
Ảnh 3.20. Bề mặt thềm bậc I sơng Trà Khúc, về phía TN Sơn Tịnh, Quảng
Ngãi khoảng 3,5km (nguồn: ảnh Nguyễn Xuân Nam, năm 2014). ................ 57
Ảnh 3.21. Đồng bằng tích tụ sơng biển tuổi Pleistocen giữa - muộn tại Hành
Thuận, Quảng Ngãi (nguồn: ảnh Nguyễn Xuân Nam, năm 2014). ................ 59
Ảnh 3.22. Thềm tích tụ (bar chắn) tại Vạn Tường về phía BĐB Bồng Sơn,
Quảng Ngãi khoảng 9.8km (nguồn: ảnh Nguyễn Xuân Nam, năm 2014). .... 61
Ảnh 4.1. Xói lở bờ biển tại đoạn cung bờ bắc vịnh Dung Quất, Quảng Nam
(nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015)............................................................ 68
Ảnh 4.3. Bề mặt thềm I ở bờ trái Sơng Vệ đang bị xói lở (nguồn: ảnh Nguyễn
Xuân Nam, năm 2014) .................................................................................... 70
Ảnh 4.4. Taluy đường ổn định trên đá granit.................................................. 72


Ảnh 4.5. Vỏ phong hố laterit dễ dàng bị xói lở tại cung bờ bắc vịnh Dung
Quất, Quảng Ngãi (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, năm 2015) ............................. 73

Ảnh 4.6. Sườn di chuyển trọng lực nhanh hình thành do vận động nâng kiến
tạo (nguồn: ảnh Nguyễn Xuân Nam, năm 2014). ........................................... 74
Ảnh 4.7. Đứt gãy trượt bằng trái (?) phá hủy đường bờ, gây xói lở tại cung bờ
bắc vịnh Dung Quất (nguồn: ảnh Đỗ Văn Vinh, 2015). ................................. 76


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN

Đới ven biển thuộc phạm vi vùng nghiên cứu từ Nam Quảng Nam đến
Bắc Quảng Ngãi giàu các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên vị thế và hệ
sinh thái ven biển đa dạng phong phú…. Đó là những điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du
lịch, giao thông cảng đường thủy,….Tuy nhiên, chúng cũng chịu ảnh hưởng
của nhiều tai biến mà chủ yếu gây ra bởi các hoạt động nội, ngoại sinh trong
đó các hoạt động địa chất đã đóng góp một phần đáng kể gây ra các tai biến
như: động đất, nứt đất, đổ lở, xói lở bờ biển, bồi tụ làm biến động luồng lạch,
cát di động, bão và lũ lụt, dâng cao mực nước biển... Các tai biến này cùng
với khả năng ứng phó, phịng tránh tai biến thấp của cộng đồng dân cư ven
biển đã gia tăng thiệt hại về người và tài sản, làm suy thoái tài nguyên ven
biển…
Nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng Nam Quảng Nam đến Bắc Quảng
Ngãi và đánh giá được vai trò của chúng đối với tai biến địa chất cũng như
mức độ nguy hiểm do tai biến địa chất gây ra tại vùng nghiên cứu nhằm mục
tiêu xác định các vùng ưu tiên đầu tư, phòng giảm nhẹ thiệt hại, sử dụng bền
vững lãnh thổ, lãnh hải, bảo vệ các nguồn tài ngun, góp phần hịa nhập với
khu vực và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và giảm nhẹ thiên tai. Vì vậy,
trong nghiên cứu này học viên chọn đề tài luận văn “ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC

ĐỊA CHẤT ĐỚI VEN BIỂN VÙNG NAM QUẢNG NAM - BẮC QUẢNG
NGÃI VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT”
nhằm một phần đáp ứng được những yêu cầu trên.


2

2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN

Nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất đới ven biển vùng Nam
Quảng Nam - Bắc Quảng Ngãi và đánh giá vai trò của chúng đối với các tai
biến địa chất trong vùng nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các thành tạo địa chất đới ven biển vùng Nam Quảng Nam - Bắc
Quảng Ngãi.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn được hồn thiện với những nội
dung chính như sau:
- Thu tập, tổng hợp các tài liệu về địa chất, cấu trúc và kiến tạo, địa
mạo từ các kết quả nghiên cứu, xuất bản trước đây.
- Khảo sát thực xác định các cấu trúc địa chất và tai biến địa chất khu
vực.
- Phân tích và xử lý tài liệu đã thu thập nhằm phân loại cấu tạo địa chất
và đánh giá vai trò của chúng với tai biến.
- Xây dựng luận văn.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được các nhiệm vụ nêu trên, luận văn đã sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập, tổng hợp tài liệu.
- Khảo sát địa chất, đo vẽ và luận giải cấu trúc địa chất.
- Thu thập và phân tích mẫu.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN

- Đem lại những số liệu và hiểu biết mới về cấu trúc địa chất đới ven
biển vùng Nam Quảng Nam đến Bắc Quảng Ngãi.


3

- Góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu trúc địa chất khu vực với
một số dạng tai biến địa chất trong vùng nghiên cứu.
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở tài liệu được thu thập từ Trung
tâm Thông tin tư liệu - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Trung
tâm Điều tra Tài nguyên - Môi trường biển - Tổng cục Biển và Hải đảo và các
tài liệu thu thập được từ đề tài“Nghiên cứu, đánh giá kiến tạo hiện đại khu
vực ven biển miền Trung Việt Nam và vai trị của nó đối với các tai biến thiên
nhiên phục vụ dự báo và phòng tránh thiên tai trong điều kiện biến đổi khí
hậu” mã số BĐKH- 42, bao gồm:
- Báo cáo “ Đo vẽ bản đồ Địa chất và Tìm kiếm Khống sản nhóm tờ Quảng
Ngãi, tỷ lệ 1:50.000”, Nguyễn Quí Ba (1999).
- “Bản đồ Kiến tạo Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000”, Nguyễn Xuân Bao (2000).
- Báo cáo “Địa chất và Khống sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Hội An - Đà
Nẵng”, Đặng Văn Bào, Cát Nguyên Hùng (1996).
- Báo cáo “Tổng kết đặc điểm Địa mạo Tân kiến tạo Pliocen - Đệ tứ thềm lục
địa Việt Nam”, Đặng Văn Bát (2000).

- Báo cáo “Điều tra địa chất và Tìm kiếm Khống sản rắn biển nơng ven bờ
(0 - 30m nước) Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000”, Nguyễn Biểu (2000).
- Các số liệu của đề tài “ Nghiên cứu, đánh giá kiến tạo hiện đại khu vực ven
biển miền Trung Việt Nam và vai trị của nó đối với các tai biến thiên nhiên
phục vụ dự báo và phòng tránh thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu”, mã
số ĐKH - 42, Trần Thanh Hải (2015).
- Báo cáo “Địa chất và khống sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Tam Kỳ - Hiệp
Đức”, Cát Nguyên Hùng (1991).


4

- Dự án “Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ sông hệ thống sông Miền
Trung từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi”, Nguyễn Viễn Thọ, Nguyễn Thanh
(2001).
- Báo cáo “Địa chất và khoáng sản loạt tờ 200.000 Thừa Thiên Huế - Quảng
Ngãi”, Nguyễn Văn Trang (1986).
- Báo cáo “Đánh giá tai biến địa chất ở các tỉnh ven biển Miền Trung từ
Quảng Bình đến Phú Yên, hiện trạng, nguyên nhân, dự báo và đề xuất biện
pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả”, Trần Tân Văn (2002).
- Báo cáo “Tính động đất và độ nguy hiểm động đất trên lãnh thổ Việt Nam”,
Nguyễn Đình Xuyên (1997).
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm một bản lời 90 trang đánh máy vi tính, có bản vẽ kèm
theo, bao gồm các chương sau:
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU

Chương 4. ĐẶC ĐIỂM TAI BIẾN ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ
MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG VỚI CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế và nhân văn
1.1.1. Vị trí địa lý
Diện tích vùng nghiên cứu kéo dài khoảng 90km dọc theo đới ven biển
Miền Trung Việt Nam, từ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến huyện Mộ
Đức, tỉnh Quảng Ngãi (Hình 1.1), với tọa độ địa lý:
Từ 108° 27' 54" đến 108°53'68" kinh độ Đông;
và từ 14°95 '56 '' đến 15°61'27 '' vĩ độ Bắc.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu.


6

1.1.2. Đặc điểm khí hậu
- Nhiệt độ
Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực nhiệt đới có khí hậu ẩm ướt. Nhiệt
độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng 24o - 26oC. Nhiệt độ trung
bình các tháng lạnh nhất (tháng 1; 2) không dưới 21oC và cực tiểu trên 12oC ở
đồng bằng. Nóng nhất vào ba tháng 6; 7; 8, đều có ngày đạt trên 36oC. Nhiệt
độ trung bình trong năm khoảng 26,5oC ở đồng bằng, giảm xuống 23 - 24oC ở
độ cao 400 - 500 mét và 21oC - 23oC ở độ cao >500 mét.

- Lượng mưa
Vùng nghiên cứu có lượng mưa khá lớn, ở đồng bằng lượng mưa trung
bình hàng năm khoảng 2200mm, vùng thượng du vượt quá 3000mm. Mùa
mưa bắt đầu từ cuối tháng 8, kết thúc vào tháng giêng, ba tháng mưa nhiều
nhất là tháng 10; 11; 12, có lượng mưa 500 - 600mm. Mùa khơ kéo dài từ
tháng 2 đến tháng 8, ít nhất là hai tháng 3; 4. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 6; 7
(75- 81%).
- Gió bão
Mùa bão được bắt đầu muộn, từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, trong
đó tháng 10 là cao điểm. Mùa giơng trùng với gió mùa hạ từ tháng 4 đến
tháng 9, thường tập trung vào đầu mùa (tháng 5) và cuối mùa (tháng 9). Gió
tây khơ nóng có từ tháng 4 đến tháng 10, hoạt động khá mạnh trên cánh đồng
ven biển. Gió mùa đơng bắc bắt đầu thổi từ tháng 11 năm trước đến tháng 2
năm sau.
1.1.3. Đặc điểm động thực vật
Thế giới động thực vật rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới, phong phú và
đa dạng. Phần lớn diện tích bị bao phủ rừng rậm, những cây gỗ nhiều tầng dày
đặc và cây bụi, trong đó có nhiều cây gỗ quý và cây thuốc nam. Sản lượng


7

sinh vật trên một đơn vị diện tích rất cao. Thú rừng thường có hươu, nai, hổ,
gấu, khỉ, heo rừng, lồi bị sát thì có rắn, rết.
1.1.4. Đặc điểm kinh tế nhân văn
- Kinh tế
Trong vùng nghiên cứu sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Công nghiệp
cũng khá phát triển với một số khu như khu công nghiệp Tam Anh, Đông Quế
Sơn, Điện Nam - Điện Ngọc…, một số các nhà máy chế biến vàng. Ngồi ra
cịn có các xưởng sửa chữa cơ khí và sản xuất nhỏ như chế biến gỗ, nơng sản,

dệt vải, thuộc da, lị gạch ngói, làm muối...
- Văn hóa - giáo dục
Tại các bản làng hẻo lánh đều có lớp học, các xã đều có trường phổ
thơng cơ sở, các huyện đều có trường phổ thơng trung học, thị xã, thành phố
có trường đại học, cao đẳng, trường công nhân kỹ thuật và trường dạy nghề.
Các cán bộ đầu nghành của tỉnh, huyện hầu hết đều có trình độ trung học
chun nghiệp và đại học.
- Dân số
Trong vùng có khoảng gần 1.5 triệu người, gồm các dân tộc Kinh, Hrê,
Kor... Nay hầu hết đã được định canh, định cư thành bản, làng, nằm bám lấy
các thung lũng sông, suối lớn. Đông nhất vẫn là người Kinh, sống tập trung ở
thành phố, thị xã, thị trấn và tạo lập nên các xóm làng lâu đời ở đồng bằng.
Nhìn chung ở vùng nghiên cứu, đời sống nhân dân tương đối tốt, tuy nhiên
nhiều nơi mật độ phân bố dân cư không đồng đều. Ở các vùng miền núi có
mật độ q thưa, hàng trăm km2 khơng có người ở. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
tương đối phát triển, mạng lưới y tế, giáo dục đã phủ hầu khắp khu vực. Đời
sống nhân dân ngày được cải thiện.


8

- Giao thơng
Vùng nghiên cứu có đường quốc lộ 1A và đường tàu hỏa Thống Nhất
Bắc Nam chạy qua từ bắc xuống nam. Đường đến các huyện và một số xã ở
đồng bằng phần lớn là đường đất, về mùa khơ, ơ tơ đi lại được nhưng hẹp và
khó khăn, có nhiều ổ gà. Đến các thơn và xã miền núi phần lớn là đường mòn.
Vùng đồng bằng, gò đồi phát triển rất nhiều đường, thuận lợi cho giao thông
đi lại. Vùng ven biển, vùng đồng bằng trũng hệ thống giao thông thường bị
chia cắt đoạn bởi mạng lưới suối dày đặc, do vậy việc đi lại gặp rất nhiều khó
khăn nhất là về mùa mưa. Vùng núi, mạng lưới đường mịn rất thưa, suối có

nhiều thác cao, núi bị phân cắt sâu rất mạnh. Tuyến đường thủy chủ yếu trong
vùng là các sông lớn bằng các thuyền, bè nhỏ.
1.2. Đặc điểm địa hình, thủy văn khu vực
1.2.1. Đặc điểm địa hình
Căn cứ vào độ cao, mức độ phân cắt và hình thái có thể chia ra các loại
địa hình, địa mạo sau.
- Địa hình miền núi
Địa hình miền núi có độ cao 200 - 850 mét, chiếm khoảng 1/5 diện tích
và phân bố dọc theo phần phía Tây vùng nghiên cứu, được chia làm 2 phần
chủ yếu sau.
Phần trung tâm vùng nghiên cứu là địa hình núi thấp. Độ cao của
những dãy và đỉnh núi ở đây dao động trong khoảng 200 - 500 mét. Các
đường phân thủy rộng, bằng phẳng, các sườn ít khi dốc hơn 20o. Các dãy núi
bị phân cắt bởi những yên núi sâu tạo thành các dãy đồi ngắn hoặc những dãy
núi riêng biệt, thể hiện rất rõ đặc điểm bậc thang theo những mặt cắt dọc các
thung lũng dòng chảy, được tạo ra do sự phân bố xen kẽ các đoạn kéo dài
(hàng trăm mét) có những bãi bồi, có dịng chảy êm đềm và những đoạn ngắn


9

(hàng chục đến vài trăm mét ) có thung lũng hình chữ V, và một số ghềnh
thác, phân cắt trung bình, kéo dài chủ yếu theo phương đơng - tây.
Phần phía tây và TN vùng nghiên cứu là vùng núi cao trung bình, phân
cắt trung bình với những đường phân thủy hẹp, các sườn núi dốc (20o - 30o và
lớn hơn). Độ cao tuyệt đối dao động từ 500 đến trên 800 mét. Mạng sơng suối
kém phát triển.
- Địa hình gị đồi
Có độ cao từ 50 mét đến 200 mét phân bố chủ yếu ở phía TB và thưa
thớt dọc theo vùng nghiên cứu. Được chia làm 2 phần chủ yếu sau.

Phần bắc vùng nghiên cứu (từ ranh giới phía bắc vùng tới sơng Trà
Bồng) là địa hình với nhiều gò đồi cao 100 - 150 mét, nằm cách biệt nhau
hoặc những dãy đồi ngắn.
Phần nam vùng nghiên cứu (từ sơng Trà Bồng kéo dài đến ranh giới
phía nam vùng) có địa hình thuộc dạng đồi bát úp thấp, sườn thoải 5o - 10o.
- Địa hình đồng bằng
Phân bố chủ yếu ở phía đơng của vùng, là khu vực hạ lưu các sông lớn
là sông Tam Kỳ, Trà Bồng và Trà Khúc. Đây là các đồng bằng màu mỡ được
tích đọng phù sa từ các con sơng lớn. Ngồi ra, chạy song song theo bờ biển
là những chuỗi gò cát, cao 15 - 20 mét, thỉnh thoảng có ít gị dạng bát úp nổi
cao 10 - 40 mét lác đác ở giữa. Hệ thống giao thông ở vùng đồng bằng phát
triển mạnh cả đường bộ và đường thủy.
- Địa hình bờ biển
Bờ biển vùng nghiên cứu có đặc điểm chung là địa hình nghiêng thoải
dần về phía biển. Chiếm chủ yếu là các đoạn bờ cát từ Tam Thanh đến mũi
An Hòa (kéo dài khoảng 20km), từ Tịnh Khê đến Đức Phong (kéo dài
khoảng 30km). Địa hình bờ biển được hình thành từ đá gốc ổn định, vách
dốc phân bố chủ yếu ở vũng An Hoà (kéo dài khoảng 10km). Các đoạn bờ


10

phân bố ở Ba Làng An, mũi Thanh Đức, mũi Trường Xuân được hình
thành từ đá bazan, granit, tạo nên những địa hình nổi cao có vách nghiêng
thoải do bị sóng biển mài mịn.
1.2.2. Đặc điểm mạng lưới sơng suối
Vùng nghiên cứu có mạng sơng suối khá dày, được phân bố đều
khắp vùng và có hướng chảy từ tây sang đông. Xương sống của mạng
thủy văn ở đây là ba hệ thống sơng chính: Sơng Tam Kỳ, Trà Bồng, Trà
Khúc và Sông Vệ.

- Sông Tam Kỳ
Sông Tam Kỳ được bắt nguồn từ phía TB của vùng, chạy dọc ven biển
với chiều dài khoảng 25 km và đổ ra vũng An Hịa. Lịng sơng rộng, uốn khúc
quanh co, hai bên sơng phủ bởi các trầm tích bở rời và phù sa tạo nên dải
đồng bằng ven biển màu mỡ kéo dài từ Tam Kỳ đến Núi Thành.
- Sông Trà Bồng
Sông Trà Bồng là con sơng lớn, nằm ở phía nam vùng, bắt nguồn từ
phía tây chảy vào diện tích vùng theo phương á vĩ tuyến, từ huyện lỵ Trà
Bồng đến An Điềm sau đó, đoạn hạ lưu chúng theo hướng ĐB đổ vào vũng
Dung Quất. Đoạn đầu lịng sơng hẹp, trắc diện ngang có hình chữ V, đoạn hạ
lưu lịng sơng được mở rộng, được phủ bởi các trầm tích bở rời và phù sa màu
mỡ. Ở vùng huyện Trà Bồng, sơng có mạng lưới suối dày đặc, các suối ngắn,
có lòng hẹp, nhiều thác cao và thường cạn nước về mùa khô.
- Sông Trà Khúc
Sông Trà Khúc là con sông lớn nhất vùng, bắt nguồn từ phía tây, chảy
qua vùng với chiều dài khoảng 30km. Sông chạy qua đồng bằng Quảng Ngãi
theo phương á vĩ tuyến, quanh co uốn khúc, lịng mở rộng nhất là về phía hạ
lưu, có nơi đạt 1km, bị phủ bởi các trầm tích bở rời và phù sa màu mỡ. Hai
đoạn đầu, sơng có mạng suối dày đặc, suối có lịng dốc, hẹp, nhiều thác ghềnh


11

và thường cạn nước về mùa khô, ở phần hạ lưu, các suối dài và thường chảy
quanh co uốn khúc. Trước khi chảy ra biển, cửa sông bị thu hẹp lại bởi các dải
cát ven biển ở hai bên bờ, vì vậy nước thường bị ứ đọng và dâng cao tạo nên
úng lụt về mùa mưa.
- Sông Vệ
Sông Vệ bắt nguồn từ phía TN của vùng, chạy qua vùng nghiên cứu
theo phương ĐB - TN với chiều dài khoảng 23 km. Lịng sơng rộng, uốn khúc

quanh co, hai bên sơng phủ bởi các trầm tích bở rời và phù sa góp phần tạo
nên đồng bằng Quảng Ngãi màu mỡ.
1.3. Lịch sử nghiên cứu địa chất
Vùng nghiên cứu từ trước tới nay đã được nhiều nhà địa chất quan tâm
nghiên cứu. Có thể lấy mốc năm 1975 để chia ra hai giai đoạn nghiên cứu
trước và sau năm 1975.
1.3.1. Giai đoạn nghiên cứu trước năm 1975
Thời kì đầu, tất cả các cơng trình nghiên cứu địa chất chủ yếu là của
các nhà địa chất Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1924 đến năm 1954, nhiều
cơng trình nghiên cứu địa chất khu vực, nghiên cứu chuyên đề của các nhà địa
chất Pháp (J.H.Hoffet, J.Fromaget, H.Lacroix). Năm1925, cơng trình "Bản đồ
địa chất Việt Nam - Campuchia - Lào" tỷ lệ 1:500.000 tờ Tourane của tập thể
tác giả H.Counillon, R.Bourret và J.H.Hoffet được thành lập do trợ lý Sở địa
chất Đông Dương J.H.Hoffet đứng đầu. Về sau được Henri Fontaine bổ sung
(1962). Từ năm 1954 đến năm 1975 hầu như tất cả việc nghiên cứu địa chất
đã bị đình hỗn do ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
1.3.2. Giai đoạn nghiên cứu sau năm 1975
Từ năm 1975, bước vào giai đoạn mới, trên tồn bộ lãnh thổ đất nước
đã mở ra các cơng trình nghiên cứu địa chất sâu rộng.


12

- Ngay những năm đầu giải phóng (1975), Trần Đức Lương, Nguyễn
Xuân Bao và nnk đã tiến hành đo vẽ bản đồ địa chất chuẩn quốc gia tỷ lệ
1:500.000 phần Miền Nam Việt Nam (1976 - 1982).
- Năm 1978 đã hồn thành cơng trình thành lập bản đồ địa chất miền
Nam Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000 (Nguyễn Xuân Bao và nnk). Lần đầu tiên các
tác giả đã tổng hợp và phân tích tài liệu về cấu trúc địa chất và sinh khoáng
trên một lãnh thổ rộng lớn.

- Năm 1984, Nguyễn Biểu và nnk đã tiến hành thi công Đề án “Điều
tra địa chất và tìm kiếm khống sản rắn biển nông ven bờ (0 - 30m nước) Việt
Nam, tỷ lệ 1:500.000”.
- Năm 1985, Nguyễn Văn Trang và nnk đã tiến hành đo vẽ bản đồ địa
chất tỷ lệ 1:200.000 nhóm tờ Huế - Quảng Ngãi.
- Báo cáo “Địa chất và khống sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Tam Kỳ Hiệp Đức”. Cát Ngun Hùng và nnk, 1991.
- Cơng trình cụm tờ Quảng Ngãi - Bồng Sơn - Mang Đen tỷ lệ
1:200.000 (Nguyễn Văn Đức, 1985 đến 1995).
- Từ năm 1993 đến năm 1995, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam đã
tiến hành hiệu đính, lắp ghép loạt tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 (Nguyễn
Xuân Bao chủ biên), trong đó có diện tích của nhóm tờ Quảng Ngãi. Năm
1995 đến 1996 Trần Văn Trị và những người khác thuộc Cục địa chất và
khoáng sản Việt Nam đã hiệu đính hai loạt tờ Miền Nam và Miền Bắc tỷ lệ
trên, đồng thời xuất bản loạt tờ bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:200.000.
- Đề tài "Nghiên cứu kiến tạo và sinh khoáng Nam Việt Nam theo quan
điểm mới". Nguyễn Tường Tri và nnk, 1995. Các nghiên cứu trên đã phần
nào làm sáng tỏ cấu trúc địa chất vùng theo quan điểm kiến tạo mảng.
- Báo cáo “Địa chất và khống sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Hội An - Đà
Nẵng”. Đặng Văn Bào, Cát Nguyên Hùng và nnk, 1996.


13

- Báo cáo “ Đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản nhóm tờ
Quảng Ngãi, tỷ lệ 1:50.000”. Nguyễn Quí Ba và nnk, 1999.
- Năm 2000, Nguyễn Xuân Bao và nnk đã thành lập Bản đồ kiến tạo
Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 bao trùm lên toàn bộ diện tích vùng nghiên cứu.
- Báo cáo “ Đánh giá tai biến địa chất các tỉnh ven biển miền trung từ
Quảng Bình đến Phú Yên - Hiện trạng, nguyên nhân, dự báo và đề xuất biện
pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả”. Trần Tân Văn và nnk, 2002.

- Gần đây nhất là đề tài “Nghiên cứu, đánh giá kiến tạo hiện đại khu
vực ven biển miền Trung Việt Nam và vai trị của nó đối với các tai biến thiên
nhiên phục vụ dự báo và phòng tránh thiên tai trong điều kiện biến đổi khí
hậu” mã số BĐKH 42 do PGS. TS Trần Thanh Hải chủ trì đang thực hiện từ
năm 2013.
Tóm lại lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực rất phong phú, đa dạng, đã
cung cấp nhiều số liệu cần thiết cho luận văn, đảm bảo hoàn thành mục tiêu,
nhiệm vụ được đặt ra cho vùng nghiên cứu.
1.4. Thực trạng tai biến địa chất trong khu vực
Tai biến địa chất trong khu vực chủ yếu là các hiện tượng xói lở và bồi
tụ, là kết quả của hoạt động địa động lực và thường xuyên xảy ra ở dọc theo
đới ven biển với những mức độ, cường độ và phạm vi khác nhau.
Dọc đới ven biển Việt Nam thường xuyên xảy ra các hoạt động xói lở
và bồi tụ với nhiều kiểu, dạng, quy mô và cường độ tác động khác nhau. Đặc
biệt dải ven biển Trung Bộ có tới 284 đoạn bị xói lở, trong đó có 81 đoạn bị
xói lở dài từ 200 - 1.000m, 57 đoạn dài 1.000 - 2.000m, 12 đoạn xói lở dài
hơn 6.000m; tốc độ xói lở thay đổi từ 0,2 -0,4m/năm đến 100 - 150m/năm;
thậm chí đạt tới 250m/năm ở Đức Lợi (Quảng Ngãi). Trong mấy chục năm
trở lại đây, cả miền Trung bị xói lở 8.840ha. Về bồi tụ, khu vực bờ biển Trung
Bộ có 186 đoạn bờ được bồi tụ có diện tích từ 2,7 - 5,5ha đến 262 - 342ha.


14

Tổng diện tích được bồi tụ bờ biển Trung Bộ mấy chục năm gần đây là
5.200ha[11].
Nằm trong phông chung tai biến địa chất khu vực miền Trung thì tại
vùng nghiên cứu cũng tồn tại và phát triển hai loại tai biến địa chất chủ yếu là
hiện tượng xói lở và bồi tụ. Chúng thường xảy ra ở các vị trí như bờ biển, cửa
sông và dọc hai bên bờ các con sông lớn trong vùng.



15

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Đây là phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các
nghiên cứu trước, chọn lọc các kết quả có ý nghĩa và kế thừa những kết quả
nghiên cứu trước đây trong phạm vi vùng nghiên cứu. Kết quả của phương
pháp này là đánh giá được các thành tựu và kết quả hiện có như phương pháp
nghiên cứu, cách tiếp cận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng,
và các kết quả đã đạt được… Trên cơ sở phân tách các kết quả này mà lập ra
các kế hoạch khảo sát, nghiên cứu bổ sung hợp lý và sát thực tế được vạch ra
cho nghiên cứu mới. Phương pháp này được triển khai để thu thập và phân
tích tất cả các thông số địa chất, địa mạo, tai biến dịa chất… đã có trong các
cơng trình nghiên cứu trước đây thuộc vùng nghiên cứu.
2.2. Phương pháp khảo sát địa chất
Nhằm thu thập bổ sung các thông tin về địa chất, kiến tạo, địa mạo, các
tai biến địa chất, xác định các khu vực có các hiện tượng tai biến cho toàn bộ
vùng nghiên cứu ở tỷ lệ 1:200.000. Trong quá trình khảo sát sẽ tiến hành kiểm
chứng các thơng tin địa chất đã tổng hợp từ công tác xử lý số liệu có trước,
thu thập bổ sung tài liệu và xác định sự liên quan giữa các tai biến với các
hiện tượng địa chất trong khu vực.
2.3. Phương pháp địa mạo tân kiến tạo
Các vận động địa chất trong quá khứ và hiện tại có vai trị quyết định
tới hình thái bề mặt Trái đất. Một tập hợp biểu hiện hình thái bề mặt có thể
phản ánh ngun nhân hoặc bản chất cũng như vai trò của các hoạt động địa
chất - tân kiến tạo tạo nên chúng. Do đó, áp dụng các phương pháp phân tích
dấu hiệu địa hình để xác định các vận động kiến tạo hiện đại như quy luật
phân bố các bậc thềm, mạng sông suối, biến động đường bờ, các lineament và

các yếu tố địa hình khác là một phần quan trọng trong giải đốn kiến tạo hiện


×