Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cố định tại công ty tnhh mtv than hồng thái vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.7 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN ĐỨC VỊNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV THAN HỒNG THÁI - VINACOMIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN ĐỨC VỊNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV THAN HỒNG THÁI - VINACOMIN

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phạm Thị Thanh Hồng


HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu lên trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào trước đó.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Đức Vịnh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của TS Phạm Thị Thanh Hồng, các thầy cơ trường Đại học Mỏ Địa chất và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH một thành viên than
Hồng Thái.
Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Phạm Thị
Thanh Hồng, người hướng dẫn khoa học của luận văn, các thầy cô trong khoa Quản
trị kinh doanh trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên
Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái, đã cung cấp các số liệu, tài liệu,
các bản báo cáo để tác giả hoàn thành luận văn này./.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa


Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN..................4
1.1. Khái quát chung về TSCĐ ............................................................................4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tài sản cố định.......................................................4
1.1.2. Phân loại tài sản cố định.........................................................................6
1.2. Quản lý TSCĐ và hiệu quả quản lý TSCĐ tại các doanh nghiệp ...................9
1.2.1. Khái niệm và nội dung của quản lý TSCĐ .............................................9
1.2.2. Quan điểm của tác giả về hiệu quả quản lý tài sản cố định ................... 10
1.2.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý tài sản cố định và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp......................................................................... 10
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài sản cố định.......................... 11
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất trong doanh nghiệp khai thác
than hầm lò .................................................................................................... 15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý TSCĐ..................................... 20
1.3.1 Những nhân tố khách quan.................................................................... 20
1.3.2. Ngành nghề kinh doanh........................................................................ 20
1.3.3. Các nhân tố chủ quan ........................................................................... 21
1.4. Thực trạng quản lý tài sản cố định tại Tập đồn cơng nghiệp Than – Khống
sản Việt Nam..................................................................................................... 22
1.4.1. Thực trạng quản lý tài sản cố định tại Công ty mẹ................................ 22



1.4.2.Thực trạng quản lý TSCĐ trong các doanh nghiệp ngành than .............. 27
1.4.3. Hiệu quả quản lý TSCĐ trong các doanh nghiệp ngành than ................ 29
1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................... 36
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THAN HỒNG THÁI VINACOMIN, GIAI ĐOẠN ( 2008 – 2012 ) ........................................................ 39
2.1. Khái quát những đặc điểm của Công ty TNHH MTV than Hồng Thái Vinacomin ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý TSCĐ ........................................... 39
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV than Hồng Thái- Vinacomin... 39
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty .................................................... 39
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Hồng Thái từ năm 2008
đến năm 2012 ............................................................................................... 39
2.1.4. Tổ chức sản xuất Công ty than Hồng Thái............................................ 40
2.1.5. Đặc điểm tự nhiên, công nghệ kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý
TSCĐ của Công ty......................................................................................... 44
2.2. Đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả quản lý TSCĐ tại Công ty TNHH
MTV than Hồng Thái -Vinacomin, giai đoạn (2008 – 2012 )............................. 48
2.2.1.Công tác lập kế hoạch xác định nhu cầu TSCĐ, cách huy động vốn đầu
tư vào TSCĐ theo thời gian ........................................................................... 48
2.2.2. Công tác huy động TSCĐ vào sử dụng (tính đồng bộ, năng lực sản
xuất…) ......................................................................................................... 50
2.2.3. Cơng tác theo dõi tình hình sử dụng và khấu hao TSCĐ....................... 57
2.2.4. Kế hoạch sửa chữa TSCĐ, thanh lý TSCĐ ........................................... 58
2.2.5. Công tác theo dõi kiểm kê và phản ánh TSCĐ trên sổ sách .................. 61
2.2.6. Đánh giá hiệu quả quản lý TSCĐ ......................................................... 69
2.3. Đánh giá chung những ưu điểm và tồn tại trong công tác quản lý TSCĐ của
Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái................................................. 74
2.3.1. Những ưu điểm .................................................................................... 74
2.3.2. Những tồn tại ....................................................................................... 74



2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................ 75
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢN LÝ TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THAN HỒNG THÁI-VINACOMIN ........ 77
3.1. Mục tiêu chiến lược hoạt động của Công ty trong tương lai ảnh hưởng đến
công tác quản lý TSCĐ...................................................................................... 77
3.1.1. Mục tiêu chiến lược ............................................................................. 77
3.1.2. Những mục tiêu cụ thể ......................................................................... 78
3.1.3. Định hướng đầu tư về tài sản cố định ................................................... 80
3.2. Các giải pháp mang tính định hướng chung cho việc nâng cao hiệu quả quản
lý TSCĐ tại Công ty .......................................................................................... 81
3.2.1. Lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn hợp lý.................................................. 81
3.2.2. Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm, đổi mới, nâng cấp TSCĐ 83
3.2.3. Xác định cơ cấu tài sản cố định hợp lý ................................................. 84
3.3. Các giải pháp cụ thể trước mắt nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng
TSCĐ tại Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái ................................. 86
3.3.1. Tận dụng năng lực sản xuất hiện có, nâng cao hệ số thời gian làm việc
thực tế của TSCĐ, máy móc thiết bị .............................................................. 86
3.3.2. Nâng cao trình độ của người lao động .................................................. 87
3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ .................. 88
3.3.4. Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ hợp lý.................................... 89
3.3.5. Hồn thiện phương pháp hạch tốn TSCĐ ........................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


TSCĐ

: Tài sản cố định

TS

: Tài sản

TTS

: Tổng tài sản

VINACOMIN

: Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam

TKV

: Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

DN


: Doanh nghiệp

MMTB

: Máy móc thiết bị

TB

: Thiết bị

NLSX

: Năng lực sản xuất

DNNT

: Doanh nghiệp ngành than

XDCB

: Xây dựng cơ bản

HĐTV

: Hội đồng thành viên

CBCNV

: Cán bộ, công nhân viên


TDMT

: Tác động môi trường

TK

: Tài khoản

NGTS

: Nguyên giá tài sản

KH

: Khấu hao

GTCL

: Giá trị còn lại

NKCT

: Nhật ký chứng từ

GTGT

: Giá trị gia tăng

TX


: Thường xuyên

TT

: Tạm thời

NPV

: Giá trị hiện tại ròng

IRR

: Tỷ suất triết khấu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Hệ thống hoá các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
áp dụng cho các doanh nghiệp khai thác than hầm lò .............................12
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu dùng để phân tích năng lực sản xuất trong doanh nghiệp
khai thác than hầm lò .............................................................................16
Bảng 1.3 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế tại một số Công ty khai thác than
hầm lò ....................................................................................................30
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu hiệu suất và huy động tài sản cố định .............................32
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chính của Cơng ty than Hồng Thái ......................................40

Bảng 2.2. Nhu cầu TSCĐ Dự án 500.000 tấn /năm khu Hồng Thái ........................48
Bảng 2.3 Nhu cầu TSCĐ Dự án 600.000 tấn /năm khu Tràng Khê .........................49
Bảng 2.4 Nhu cầu đầu tư TSCĐ trong các năm 2008 – 2012 ..................................49
Bảng 2.5. Các nguồn vốn huy động đầu tư vào TSCĐ ............................................50
Bảng 2.6.Thống kê lao động có đến 31/12/2012 .....................................................50
Bảng 2.7. Tổng hợp thơng số tính NLSX khâu khai thác ........................................52
Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả tính tốn NLSX khâu khai thác phân xưởng KT3, V46 ..53
Bảng 2.9. Thống kê NLSX khâu vận tải than bằng máng cào .................................53
Bảng 2.10. Tổng hợp thơng số và kết quả tính tốn NLSX của tàu điện..................54
Bảng 2.11. Bảng năng lực sản xuất của khâu quang lật...........................................55
Bảng 2.12. Khấu hao TSCĐ từ năm 2008 đến năm 2012 ........................................57
Bảng 2.13. Sửa chữa lớn TSCĐ từ năm 2008 đến năm 2012 ..................................58
Bảng 2.14. Thanh lý TSCĐ từ năm 2008 đến năm 2012 .........................................59
Bảng 2.15. Cơ cấu tài sản trong các năm ................................................................60
Bảng 2.16. Kiểm kê các hạng mục cơng trình và máy móc thiết bị .........................62
Bảng 2.17. Tổng hợp các thơng số tính tốn chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ
Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái .....................................70
Bảng 2.18. Tính tốn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ ...............71


Bảng 3.1 một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty TNHH MTV than Hồng Thái Vinacomin, giai đoạn ( 2013 – 2017 ) ....................................................78
Bảng 3.2.Vốn hoạt động thuần của Công ty TNHH MTV than Hồng Thái Vinacomin, năm 2012 ............................................................................81


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT

Tên hình

Trang


Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Cơng ty ............................................................... 41
Hình 2.2: Sơ đồ mở vỉa.......................................................................................... 46
Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống khai thác ........................................................................ 47
Hình 2.4: Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ khai thác................................................... 48
Hình 2.5. Năng lực sản xuất các khâu.................................................................... 56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là: sức lao động, tư liệu lao động và đối
tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu. Tư liệu
lao động trong các doanh nghiệp chính là phương tiện vật chất mà người lao động
sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Đó chính là một trong ba yếu tố cơ
bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những
bộ phận quan trọng nhất.
TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích kết hợp với cơng tác quản lý sử
dụng TSCĐ như đầu tư, bảo dưỡng, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá…. Được
tiến hành một cách thường xuyên thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng
cao được năng suất lao động. Như vậy, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của
TSCĐ là vô cùng quan trọng.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam, mặc dù đã nhận thức được tác dụng của TSCĐ
đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp, trong đó có
các doanh nghiệp khai thác than - VINACOMIN là một đơn vị sử dụng TSCĐ
phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, nhưng vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp
quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ, gây nên lãng phí vốn đầu tư, đồng thời ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt khác, theo quy hoạch phát triển ngành than, tới năm 2020, Tập đồn
Cơng nghiệp Than - Khóang sản Việt Nam - VINACOMIN sẽ chấm dứt khai thác
than lộ thiên khu vực Hòn Gai. Cụ thể, các mỏ than Núi Béo, Hà Tu, Xí nghiệp than
917,… sẽ chuyển sang khai thác bằng phương pháp hầm lò. Cũng theo quy hoạch
khai thác than, đến giai đoạn 2015 - 2025, để đáp ứng nhu cầu về than ngày càng
tăng cao, Tập đoàn sẽ phải phấn đấu để đáp ứng sản lượng lên tới 80 triệu tấn/năm,
so với thời điểm hiện tại chỉ đạt 40 đến 45 triệu tấn/năm. Để sản xuất than bằng
phương pháp hầm lị có hiệu quả, bài tốn đặt ra là phải giải quyết tốt bốn điều kiện:


2
Giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tăng năng suất lao
động và đảm bảo an toàn lao động.
Nhận thức được vấn đề quản lý TSCĐ sao cho có hiệu quả, có ý nghĩa to lớn
khơng chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là đối
với doanh nghiệp khai thác than hầm lò, nơi mà TSCĐ được sử dụng rất phong phú,
nhiều chủng loại, cách sử dụng và vận hành khó khăn, chiếm tỷ trọng chi phí lớn…
do đó vấn đề quản lý TSCĐ gặp nhiều phức tạp, nếu khơng có những giải pháp cụ
thể sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã
lựa chọn chuyên đề "Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài
sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Hồng Thái - Vinacomin" nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty, nhất là trong giai đoạn hiện nay, do khó
khăn của suy thối kinh tế. Tập đồn Vinacomin đang chỉ đạo các đơn vị phải tiết
giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những tồn tại trong quản lý TSCĐ của
Công ty TNHH MTV than Hồng Thái - Vinacomin, đề tài đề xuất một số giải pháp
quản lý TSCĐ có căn cứ khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ
tại Cơng ty than Hồng Thái, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ.
Phạm vi nghiên cứu là tập trung nghiên cứu quá trình quản lý, sử dụng TSCĐ
tại Công ty TNHH MTV than Hồng Thái - Vinacomin, giai đoạn ( 2008 – 2012 )
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về TSCĐ và hiệu quả quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp.
- Đưa ra quan điểm và lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý TSCĐ
phù hợp.
- Phân tích thực trạng hiệu quả quản lý TSCĐ tại Cơng ty TNHH MTV than
Hồng Thái - Vinacomin nhằm chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó.


3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ tại Công
ty TNHH MTV than Hồng Thái - Vinacomin.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu
tác giả sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc
hồn thiện phương pháp luận về quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ tại các doanh
nghiệp khai thác than ở Việt Nam. Đó là những đóng góp quan trọng bổ sung, phát
triển khoa học quản lý tài sản, theo tư duy cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước và xu thế chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là một tài liệu có ý nghĩa tham khảo
đối với các doanh nghiệp khai thác than hầm lị nói chung và Cơng ty TNHH một
thành viên than Hồng Thái nói riêng, trong việc ra các quyết định quản trị các hoạt
động sản xuất kinh doanh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, danh mục các

bảng biểu, hình vẽ, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành ba
chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về tài sản cố định và hiệu quả quản lý tài sản cố định
trong doanh nghiệp khai thác than.
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả quản lý TSCĐ tại Công ty TNHH
MTV than Hồng Thái - Vinacomin, giai đoạn ( 2008 – 2012 )
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cố định
tại Công ty TNHH MTV than Hồng Thái - Vinacomin


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN
1.1. Khái quát chung về TSCĐ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tài sản cố định
1.1.1.1. Khái niệm
Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) đều
phải có một nguồn lực nhất định. Nguồn lực của doanh nghiệp có thể được hình
thành từ chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc từ các nguồn tài trợ bên ngoài và được sử
dụng để được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng như cầu SXKD. Trong số tài sản đầu tư
cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp,TSCĐ chiến tỉ trọng chủ yếu.
Theo Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
[10]: “TSCĐ là bộ phận tài sản của DN, phục vụ sản xuất trong một thời kỳ dài,
tham gia nhiều lần vào sản xuất sản phẩm theo mức độ hao mịn. TSCĐ bao gồm:
nhà cửa, cơng trình kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện tải, công cụ, dụng cụ,
đường ống...”
Các nhà nghiên cứu, xây dựng chế độ kế toán cho rằng: TSCĐ là biều hiện
của một nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, được phát sinh từ các sự kiện trong

quá khứ và doanh nghiệp chắc chắn sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ
việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Theo quan điểm này, TSCĐ cố định bao
gồm nguồn lực hữu hình và vơ hình mà doanh nghiệp đã đầu tư nhằm tạo ra lợi ích
kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Mỗi TSCĐ trên có tính hữu ích khác
nhau, yêu cầu quản lý cũng khác nhau nên phải tổ chức ghi chép trên những tài
khoản khác nhau.
Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính về “
hướng dẫn quản lý và sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ” [7] quy định:
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ
thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một


5
hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ
thống khơng thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây
thì được coi là tài sản cố định.
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 (ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với
nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu
một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính
của nó nhưng do u cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ
phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn
của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.
TSCĐ vơ hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa
mãn đồng thời ba tiêu chuẩn trên mà khơng hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi
là TSCĐ vơ hình. Những khoản chi phí khơng đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn
trên thì được hạch tốn trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của

doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận TSCĐ
vơ hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn 7 điều kiện sau:
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho viêc hồn thành và đưa TSCĐ vơ
hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.
- Doanh nghiệp dự định hồn thành TSCĐ vơ hình để sử dụng hoặc để bán.
- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán ra TSCĐ vơ hình đó.
- TSCĐ vơ hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để
hồn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vơ hình đó.
- Có khả năng xác định một cách chắc chắn tồn bộ chi phí trong giai đoạn
triển khai để tạo ra TSCĐ vơ hình đó.


6
- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho
TSCĐ vô hình.
Như vậy, các quan điển trên chủ yếu đứng từ góc độ hạch tốn kế tốn TSCĐ,
để ghi nhận TSCĐ và theo dõi chúng trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Tóm lại, từ các khái niệm trên có thể hiểu: TSCĐ là những tư liệu sản xuất
không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là
những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ
sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiêu chuẩn giá trị của
chúng được quy định phù hợp với tình hình thực tế và các chính sách kinh tế, tài
chính của Nhà nước.

1.1.1.2. Đặc điểm của tài sản cố định
Tài sản cố định có những đặc điểm sau:
- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh;
- Tài sản cố định hữu hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh,

mặc dù bị hao mòn về giá trị song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho
đến khi bị hỏng phải loại bỏ.
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn
dần và giá trị của chúng được chuyển dịch từng phần vào giá thành của sản phẩm
làm ra dưới hình thức khấu hao.

1.1.2. Phân loại tài sản cố định
TSCĐ trong doanh nghiệp có cơng dụng khác nhau trong hoạt động kinh
doanh, để quản lý tốt cần phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp các
TSCĐ trong Doanh nghiệp thành các loại, các nhóm TSCĐ có cùng tính chất, đặc
điểm theo những tiêu thức nhất định.

1.1.2.1.Phân loại TSCĐ theo mục đích kinh doanh
Theo thơng tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính về chế
độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ , ( nay là Thông tư 45/2013/TT-BTC
ngày 25/4/2013).


7
Căn cứ vào mục đích sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành phân
loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:
- Đối với TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:
+ Nhà cửa vật kiến trúc: là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau q
trình thi cơng xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi,
các cơng trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng
sân bay, cầu tầu, cầu cảng
+ Máy mọc thiết bị: là tồn bộ các loại máy móc, thiết bị chun dùng, máy
móc thiết bị cơng tác và dùng trong sản xuất kinh doanh.
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải ô
tô, máy kéo, máy xúc, tàu thủy...dùng trong vận chuyển, các thiết bị truyền dẫn như:

hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn điện, truyền thanh...
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị dùng trong công tác quản lý
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị
điện tử, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút bụi, chống mối mọt...
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm thường là trong các
doanh nghiệp nông nghiệp.
+ Các loại TSCĐ hữu hình khác, bao gồm các TSCĐ chưa được sắp xếp vào
nhóm TSCĐ trên.
- Đối với TSCĐ vơ hình:
+ Quyền sử dụng đất: là tồn bộ chi phí thực tế đã chỉ ra có liên quan tới sử
dụng đất. Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí đền bù san lấp, giải phóng
mặt bằng...
+ Nhãn hiệu hàng hóa: chí phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được quyền sử
dụng một loại nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nào đó.
+ Bản quyền, bằng sáng chế: giá trị bằng phát minh, sáng chế là các chi phí
doanh nghiệp phải trả cho các cơng trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước
cấp bằng.


8
+ Phần mềm máy vi tính do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua hoặc tự xây dựng,
thiết kế.
+ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Là chí phí mà doanh nghiệp bỏ ra
để có được các loại giấy phép, giấy phép nhượng quyền để doanh nghiệp có thể
thực hiện các nghiệp vụ nhất định.
+ Quyền phát hành: Là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được quyền phát
hành các loại sách báo, tạp chí, ấn phẩm văn hóa, nghệ thuật khác.
* TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là
những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự
nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp.

* TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những TSCĐ doanh nghiệp bảo
quản hộ, giữ hộ, cho các đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

1.1.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý cũng như đối tượng có quan tâm
đến doanh nghiệp nhìn vào biết được tài sản nào là của doanh nghiệp, tài sản nào
không phải là của doanh nghiệp. Căn cứ vào quyền sở hữu của doanh nghiệp chia
thành hai loại: TSCĐ tự có và TSCĐ th ngồi.
- TSCĐ tự có: là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn
vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của
doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng. Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp.
- TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất
định theo hợp đồng thuê tài sản.

1.1.2.3. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý cũng như những đối tượng có quan
tâm đến doanh nghiệp nhìn vào biết được tài sản nào là sử dụng cho sản xuất kinh
doanh, tài sản nào chưa dùng hoặc chưa cần dùng, tài sản nào chờ thanh lý.


9
* TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh: là TSCĐ được sử dụng trực tiếp cho
hoạt động sản xuất xây lắp của doanh nghiệp. Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ
của từng thời kỳ TSCĐ được chia thành 2 loại:
+ TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh cơ bản là TSCĐ được sử dụng trực
tiếp cho hoạt động sản xuất xây lắp của doanh nghiệp.
+ TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản là TSCĐ dùng cho những
hoạt động sản xuất kinh doanh phụ và phụ trợ và những TSCĐ khơng có tính chất

sản xuất.
* TSCĐ chưa dùng: là những tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh hay hoạt động khác của doanh nghiệp xong hiện tại chưa cần dùng đang được
lưu trữ để sau này sử dụng.
* TSCĐ đang chờ thanh lý: là những TSCĐ đã hư hỏng hoặc quá lạc hậu.
Mỗi cách phân loại, ngồi việc có tác dụng khác nhau trong q trình quản lý
tài sản, nó cịn giúp kế tốn thuận lợi trong việc xác định thời gian khấu hao cho
mỗi tài sản khác nhau.

1.1.2.4. Phân loại TSCĐ theo nguồn gốc hình thành
- Tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu
- Tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn đi vay
- Tài sản cố định nhận góp liên doanh, liên kết từ các đơn vị tham gia

1.2. Quản lý TSCĐ và hiệu quả quản lý TSCĐ tại các doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và nội dung của quản lý TSCĐ
* Khái niệm quản lý TSCĐ: Quản lý theo nghĩa chung nhất là tổng thể những
nhiệm vụ cần có của chủ thể quản lý nhằm tác động vào đối tượng bị quản lý hướng
đến mục tiêu định trước.
Từ khái niệm chung trên có thể hiểu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp là
tổng thể các quyết định có liên quan đến việc mua sắm, sử dụng tài sản cố định phù
hợp với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp là tổng thể các quyết
định về hoạch định kế hoạch, tổ chức thực hiện các biện pháp liên quan đến đầu tư


10
vào TSCĐ, huy động TSCĐ vào sản xuất cũng như quản lý chúng trong quá trình
sử dụng cả về hiện vật lẫn giá trị nhằm sử dụng có hiệu quả TSCĐ, giúp cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả

ngày càng cao.
Quản lý TSCĐ đóng vai trị quan trọng, giúp doanh nghiệp theo dõi và quản
lý chặt chẽ số vốn đã đầu tư, có biện pháp và kế hoạch sử dụng hợp lý tài sản, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Nội dung cơ bản của công tác quản lý TSCĐ
Quản lý TSCĐ có nội dung rộng hơn nhiều so với sử dụng TSCĐ vì quản lý
TSCĐ có các chức năng sau:
- Chức năng hoạch định: Bao gồm việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch
đầu tư, nhu cầu vốn và huy động vốn đầu tư vào TSCĐ.
- Chức năng lãnh đạo tổ chức: Đó là việc đưa ra các giải pháp đầu tư và huy
động vốn đầu tư, kế hoạch khấu hao TSCĐ, kế hoạch sửa chữa TSCĐ...
- Chức năng thực hiện : Đó là việc huy động TSCĐ vào SXKD, đánh giá
thực trạng sử dụng TSCĐ.
- Chức năng kiểm sốt: Đó là việc theo dõi, kiểm kê phản ánh trên sổ sách kế
toán và ra các quyết định xử lý TSCĐ…

1.2.2. Quan điểm của tác giả về hiệu quả quản lý tài sản cố định
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của bất cứ doanh
nghiệp nào cũng là tối đa hoá giá trị tài sản chủ sở hữu, do vậy mà việc quản lý tài
sản một cách có hiệu quả tức là kinh doanh đạt tỷ suất lợi nhuận cao.
Hiệu quả quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ khai thác, sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh, là mối
quan hệ hiệu số hoặc thương số giữa kết quả đầu ra và chi phí yếu tố đầu vào do
việc quản lý tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý tài sản cố định và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp cơng nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp



11
khai thác hầm lị, q trình kinh doanh của doanh nghiệp là một q trình gồm
nhiều cơng đoạn liên hồn khác nhau để tạo ra sản phẩm và cung ứng trên thị
trường. Đối với doanh nghiệp khai thác than hầm lị, việc sử dụng tài sản cố định và
máy móc thiết bị là điều tất yếu. Tài sản cố định tham gia trực tiếp vào tất cả các
công đoạn này. Vì vậy, việc quản lý có hiệu quả tài sản cố định sẽ quyết định quan
trọng đếu hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ sẽ góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận
do tận dụng tối đa năng lực sản xuất. TSCĐ được trang bị hiện đại, đồng bộ, đúng
mục đích sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả SXKD.
Nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Muốn có TSCĐ thì doanh nghiệp phải có vốn, khi doanh nghiệp
quản lý TSCĐ có hiệu quả thì có nghĩa doanh nghiệp đã làm đồng vốn đầu tư sử
dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó, khi hiệu quả quản lý TSCĐ cao thì nhu cầu vốn cố
định sẽ giảm, do đó sẽ cần ít vốn hơn, từ đó sẽ làm giảm chi phí cho sử dụng nguồn
vốn, tăng lợi thế cạnh tranh về chi phí. Việc tiết kiệm về vốn nói chung và vốn cố
định nói riêng có ý nghĩa trong điều kiện thiếu vốn như hiện nay.
TSCĐ được quản lý có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp bảo toàn, phát triển và
huy động vốn tốt nhất, do tận dụng được cơng suất máy móc, sắp xếp dây chuyền
sản xuất hợp lý .
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng,
khơng những giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp bảo tồn
vốn, tăng sức mạnh tài chính, giúp doanh nghiệp đổi mới, trang thiết bị hiện đại hơn
phục vụ nhu cầu sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài sản cố định
Theo quan điểm của tác giả, hiệu quả quản lý TSCĐ được phản ánh gián tiếp
qua các chỉ tiêu đánh giá tình hình biến động và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Bởi vì, cơ
cấu đầu tư vào TSCĐ trong doanh nghiệp hợp lý, kế hoạch huy động và sử dụng
TSCĐ phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác theo dõi, kiểm tra, sửa

chữa TSCĐ kịp thời… thì hiệu quả sử dụng TSCĐ sẽ cao. Mặt khác, việc lựa chọn


12
cách tính khấu hao phù hợp, đánh giá đúng giá trị TSCĐ để phản ánh giá trị của
chúng vào các bảng cân đối kế toán cũng là cơ sở quan trong để các nhà quản lý đưa
ra các giải pháp quản lý TSCĐ phù hợp. Tất cả những điều trên đều phản ánh chung
nhất đó là hiệu quả quản lý TSCĐ tốt và ngược lại.
Vì vậy, sau một kỳ kinh doanh nhất định, việc đánh giá tình hình và hiệu quả
sử dụng TSCĐ có ý nghĩa to lớn đối với quản lý TSCĐ nhằm có cơ sở so sánh giữa
hiệu quả thực tế thực hiện với kế hoạch, giữa thực tế kỳ này với kỳ trước để từ đó
đề ra những biện pháp, kế hoạch cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất nhằm
khai thác và sử dụng tài sản một cách hợp lý . Việc đánh giá đó được thực hiện qua
một hệ thống chỉ tiêu sau:
Bảng 1.1. Hệ thống hoá các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
áp dụng cho các doanh nghiệp khai thác than hầm lị
TT

Chỉ tiêu

Ký Mã
hiệu hố

ĐVT

Cơng thức

Thuyết minh ký hiệu
trong công thức


1 Hiệu quả sử dụng TSCĐ
1.1 Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ
Theo giá trị cịn lại

a

-

Tính theo
hiện vật

Hhs

1.1

Đvsp/đ

Q
K

Q: khối lượng sản phẩm
làm ra trong kỳ
K: Giá trị cịn lại bình
qn của TSCĐ trong kỳ
K=(Kđầu kỳ + Kcuối kỳ)/2

-

Tính theo
giá trị


Hhs

1.2

Đ/đ

DT
K

DT: Doanh thu hàng hố,
sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
G: Nguyên giá bình quân
TSCĐ

b Theo nguyên giá
-

Tính theo
hiện vật

Ks

1.3

Đvsp/đ

Q
G


-

Tính theo
giá trị

Ks

1.4

Đ/đ

DT
G

1.2
a

Hệ số huy động TSCĐ (là đại lượng nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng
TSCĐ)
Theo giá trị còn lại


13

TT

b

Chỉ tiêu


Ký Mã
hiệu hố

ĐVT

Cơng thức

- Tính theo
hiện vật

Hhđ

1.5

Đ/đvsp

K
Q

- Tính theo
giá trị

Hhđ

1.6

Đ/đ

K
DT


Thuyết minh ký hiệu
trong công thức
Là đại lượng nghịch đảo
của hệ số hiệu suất

Theo nguyên giá
- Tính theo
hiện vật

Hhđ

1.7

Đ/đvsp

G
Q

- Tính theo
giá trị

Hhđ

1.8

Đ/đ

G
DT


Hệ số hiệu
quả sử dụng
1.3 TSCĐ (mức Hhq
doanh lợi
TSCĐ)
Hiệu năng
1.4 mức khấu
hao TSCĐ
1.5

-

Hc

Là đại lượng nghịch đảo
của hệ số hiệu suất
M: lãi rịng trong kỳ, trong

1.8

1.9

Đ/đ

M
K

Đ/đ


Q
C

đó đã loại bỏ những phần
lợi nhuận khơng có sự
tham gia của TSCĐ
C: Tổng mức trích khấu
hao TSCĐ trong kỳ

Mức độ ảnh hưởng tổng hợp chung các nhân tố về trình độ quản lý và sử dụng
máy móc thiết bị

Khối lượng
sản phẩm
làm ra

D

1.10

Đvsp

N*Tcd* H * P

N: số máy, TB làm việc
trong kỳ
P: Năng suất giờ BQ của
mỗi máy
Tcd : Thời gian làm việc
chế độ = số ngày làm việc

* số ca trong ngày * số giờ
trong ca.
H : Hệ số sử dụng thiết bị
đã lắp đặt

2

Tình trạng kỹ thuật

2.1

Tình trạng kỹ thuật TSCĐ chung

-

Tỷ lệ hao
mịn

Thm 1.11

%

M kh
* 100
Gbq

Mkh: Tổng mức khấu hao
đã trích



14

TT

Chỉ tiêu

Ký Mã
hiệu hố

ĐVT

Cơng thức

Thuyết minh ký hiệu
trong cơng thức
Gbđ : Tổng giá trị ban đầu
TSCĐ
Gbđ: Giá trị ban đầu TSCĐ
Gkp: Giá trị khôi phục của
TSCĐ cùng loại

-

Mức độ hao vh
T hn 1.12
mịn vơ hình

%

Gbd  Gkp

Gbd

* 100

Gkp 

Gbd * Pc
*100
Phd

Pc, Phd : tương ứng là năng
suất của máy cũ và máy
cùng loại hưng hiện đại
2.2 Tình trạng kỹ thuật MMTB

-

-

Tỷ lệ hao
mịn của TB
theo tình
trạng kỹ
Thm 1.13
thuật của các
chi tiết bộ
phận
Tỷ lệ hao
mịn của TB
theo khối Thm 1.14

lượng cơng
tác thực tế

3

i: Tỷ trọng giá trị bộ phận

n

%



i

* Thm

thứ i
Thmi : Tỷ lệ hao mòn của
bộ phận thứ i

i

%

Qtt * Ttt
* 100
Qdm * Tdm

Qtt, Qđm: Khối lượng công

tác thực tế hàng năm và
khối lượng theo định mức
tiêu chuẩn của thiết bị
Ttt, Tđm: Số năm đã làm
việc thực tế và số năm làm
việc theo định mức

Trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động

3.1

Trình độ
trang bị
chung
TSCĐ

3.2

Trình độ
trang bị kỹ
thuật cho
lao động

1.15

1.16

Đ/lao
động


Giá trị ban đầu của
TSCĐ / số công
nhân trong ca lớn
nhất

Đ/lao
động

Giá trị các phương
tiện kỹ thuật/ số
lượng công nhân
trong ca lớn nhất


×