Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh lớp 5 qua trò chơi dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.88 KB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THỊ TUYẾT

GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO
HỌC SINH LỚP 5 QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THỊ TUYẾT

GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO
HỌC SINH LỚP 5 QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thành Hƣng

HÀ NỘI - 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thị Tuyết


ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu, đội ngũ cán bộ quản lí đào tạo sau đại học, giảng viên của Trƣờng
Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 và toàn thể các giảng viên tại các đơn vị đã hết
lịng giảng dạy, tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Thành
Hƣng, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo của
Trƣờng tiểu học Phƣơng Mai, Tiểu học Khƣơng Thƣợng, Tiểu học Quang
Trung, Tiểu học Phƣơng Liên, Tiểu học Kim Liên quận Đống Đa, Tp Hà Nội,
các bạn đồng nghiệp, những ngƣời thân đã động viên khuyến khích, tạo điều
kiện tốt nhất cho tơi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thị Tuyết



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BI U....................................................................................................... vii
DANH MỤC BI U ĐỒ, H NH V........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO
HỌC SINH TI U HỌC QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN............................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề............................................................................................ 6
1.1.1. Nghiên cứu về về kĩ năng xã hội và giáo dục kĩ năng xã hội........................ 6
1.1.2. Nghiên cứu về trò chơi dân gian và giáo dục kĩ năng xã hội qua trò chơi
dân gian cho học sinh.................................................................................................................... 11
1.2. Những khái niệm công cụ................................................................................................. 15
1.2.1. Kĩ năng và kĩ năng xã hội............................................................................................. 15
1.2.2. Trò chơi dân gian............................................................................................................... 19
1.2.3. Giáo dục kĩ năng xã hội.................................................................................................. 21
1.3. Những vấn đề chung về giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh lớp 5 qua
trò chơi dân gian.............................................................................................................................. 23
1.3.1. Vai trị, tiêu chí và đặc trƣng của trò chơi dân gian trong giáo dục kĩ
năng xã hội cho học sinh tiểu học.......................................................................................... 23
1.3.2. Đặc điểm và phân loại kỹ năng xã hội của học sinh tiểu học.....................26
1.3.3. Các thành tố cơ bản của quá trình giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh
lớp 5 thơng qua trị chơi dân gian........................................................................................... 30
1.3.4. Ngun tắc giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh tiểu học.......................... 33
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh tiểu
học qua qua trò chơi dân gian................................................................................................... 34
1.4.1. Yếu tố chủ quan.................................................................................................................. 34

1.4.2. Yếu tố khách quan............................................................................................................. 35
Kết luận chƣơng 1.......................................................................................................................... 37


iv
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC
SINH LỚP 5 QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TI

U

HỌC QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI....................................................................................... 38
2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học ở quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội........38
2.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên............................................................................. 38
2.1.2. Thực trạng học tập và sinh hoạt của học sinh..................................................... 40
2.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học........................... 41
2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng................................................................................... 41
2.2.1. Mục đích, qui mơ, địa bàn, đối tƣợng khảo sát................................................. 41
2.2.2. Nội dung khảo sát.............................................................................................................. 41
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát..................................................................................................... 42
2.2.4. Xây dựng mẫu phiếu và xử lí số liệu khảo sát................................................... 42
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng.............................................................................................. 43
2.3.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh lớp 5 .. 43

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh lớp
5 qua trò chơi dân gian................................................................................................................. 48
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung các kỹ năng xã hội cơ bản cần giáo dục
cho học sinh lớp 5 thơng qua trị chơi dân gian.............................................................. 49
2.3.4. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh
lớp 5 qua trò chơi dân gian......................................................................................................... 51
2.3.5. Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh

lớp 5 qua trò chơi dân gian......................................................................................................... 52
2.3.6.Thực trạng kết quả hình thành các kĩ năng xã hội của học sinh lớp 5 qua
trò chơi dân gian.............................................................................................................................. 54
2.3.7. Thực trạng yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh
lớp 5 qua trò chơi dân gian......................................................................................................... 58
2.4. Đánh giá chung thực trạng và nguyên nhân thực trạng giáo dục kĩ năng xã
hội cho học sinh lớp 5 qua trò chơi dân gian ở một số trƣờng tiểu học quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội...................................................................................................... 59


v
2.4.1. Ƣu điểm................................................................................................................................. 59
2.4.2. Hạn chế................................................................................................................................... 60
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................................. 61
Kết luận chƣơng 2.......................................................................................................................... 62
Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC
SINH LỚP 5 QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN.................................................................... 63
3.1. Những nguyên tắc cơ bản của trị chơi dân gian................................................... 63
3.1.1. Tính mục đích...................................................................................................................... 63
3.1.2. Tính vừa sức......................................................................................................................... 63
3.1.3. Tính trải nghiệm................................................................................................................. 63
3.1.4. Tính hiệu quả....................................................................................................................... 63
3.2. Biện pháp và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho
học sinh lớp 5 qua trò chơi dân gian..................................................................................... 63
3.2.1. Xác định các kĩ năng xã hội cần giáo dục thơng qua trị chơi dân gian63
3.2.2. Xây dựng qui trình thiết kế và lựa chọn trò chơi dân gian........................... 67
3.2.3. Qui trình tổ chức trị chơi dân gian và áp dụng các phƣơng pháp giáo
dục kĩ năng xã hội trong q trình tiến hành trị chơi.................................................. 71
3.2.4. Tổ chức và hƣớng dẫn trị chơi dân gian trong q trình dạy học ở trên
lớp............................................................................................................................................................ 75

3.2.5. Tổ chức và hƣớng dẫn trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoại khóa . 80

3.3. Tổ chức thực nghiệm khoa học...................................................................................... 85
3.3.1. Khái quát về thực nghiệm............................................................................................. 85
3.3.2. Kết quả thực nghiệm........................................................................................................ 89
3.3.3. Nhận xét chung về thực nghiệm................................................................................ 97
Kết luận chƣơng 3.......................................................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 102
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

CBQL, GV

Cán bộ quản lí, giáo viên

2

ĐTB


Điểm trung bình

3

ĐLC

Độ lệch chuẩn

4

ĐC

Đối chứng

5

GVTH

Giáo viên tiểu học

6

HSTH

Học sinh tiểu học

7

KNXH


Kĩ năng xã hội

8

TN

Thực nghiệm

9

TCDG

Trò chơi dân gian


vii
DANH MỤC BẢNG I U
Bảng 2.1. Quan niệm của GVTH về KNXH của học sinh........................................ 43
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về vai trò của KNXH đối với học sinh
lớp 5........................................................................................................................................................ 44
Bảng 2.3. Nhận thức của GVTH về ảnh hƣởng của TCDG đến sự phát triển
KNXH của học sinh lớp 5.......................................................................................................... 45
Bảng 2.4. Đánh giá của GVTH về sự hình thành KNXH ở học sinh lớp 5......47
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng xã hội........................ 48
cho học sinh lớp 5........................................................................................................................... 48
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về thực hiện nội dung các kĩ năng xã hội
cơ bản cần giáo dục cho học sinh lớp 5 qua TCDG...................................................... 49
Bảng 2.7. Đánh giá của GVTH về thực trạng sử dụng phƣơng pháp giáo dục
KNXH................................................................................................................................................... 51
Bảng 2.8. Đánh giá của GVTH về các hình thức tổ chức giáo dục KNXH cho

học sinh lớp 5 qua TCDG........................................................................................................... 52
Bảng 2.9. Kết quả hình thành các KNXH của học sinh lớp 5 qua TCDG........54
Bảng 2.10. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục KNXH cho học
sinh lớp 5 qua trò chơi dân gian.............................................................................................. 58
Bảng 3.1. Lớp TN và lớp ĐC.................................................................................................... 85
Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá KNXH của HSTH qua TCDG..................................... 88
Bảng 3.3. Kết quả điểm kiểm tra về nhận thức của học sinh nhóm TN và
nhóm ĐC trƣớc TN....................................................................................................................... 90
Bảng 3.4. Điểm kiểm tra nhận thức của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN..........91
Bảng 3.5. KNXH của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trƣớc TN........................ 93
Bảng 3.6. KNXH của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau TN............................. 96


viii
DANHMỤC

I UĐỒ H NHV

Hình 3.1. Qui trình phƣơng pháp nghiên cứu xây dựng hệ thống KNXH.......65
Hình 3.2. Điểm kiểm tra nhận thức của.............................................................................. 90
học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trƣớc TN........................................................................ 90
Hình 3.3. Điểm kiểm tra nhận thức của.............................................................................. 92
học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sauTN.............................................................................. 92


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
u cầu hình thành và phát triển những kĩ năng cho học sinh (HS) nói
chung và HSTH nói riêng đã đƣợc Luật Giáo dục xác định tại Điều 27 “Hình

thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung
học cơ sở” [44]. Trong các kĩ năng cơ bản, KNXH có vai trị quan trọng trong
giúp HS đạt kết quả tốt trong học tập, rèn luyện và phát triển cá nhân, đáp ứng
tốt hồn cảnh sống ln thay đổi.
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần
thứ Tám BCH TW Đảng khóa XI “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáo ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng tri thức, kĩ năng của ngƣời học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học [14]. Nhƣ vậy, ngoài phát huy tính tích cực chủ
động của HS thì cần phải giáo dục và phát triển các kĩ năng cần thiết, trong đó
có KNXH. Đây cũng là mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục tiểu học.
Giáo dục KNXH cho HSTH có vai trị rất quan trọng, làm nền tảng cho sự
phát triển của các em sau này. Giáo dục KNXH sẽ giúp HSTH có kinh nghiệm
thực tế xã hội, biết điều nên làm và không nên làm, giúp HS tự tin, chủ động
và biết cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tƣ duy
sáng tạo độc lập của các em, đặt nền tảng tƣơng lai cho con ngƣời có trách
nhiệm và chung sống hài hịa trong cộng đồng. Hơn nữa, lứa tuổi HS lớp 5 là
giai đoạn đang mở rộng các mối quan hệ với những ngƣời


2
xung quanh, chính những mối quan hệ này làm thúc đẩy sự phát triển các
KNXH của các em thay đổi một cách rõ rệt theo hƣớng tích cực hay tiêu cực.
Vì vậy, việc giáo dục KNXH cho HS lớp 5 để phù hợp với chuẩn mực xã hội
là vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết.

Việc giáo dục KNXH cho HSTH có thể thực hiện bằng nhiều hình thức
khác nhau, tuy nhiên việc giáo dục này sẽ thuận lợi hơn khi thơng qua trị chơi
dân gian (TCDG). Vì vui chơi là một phần bản năng tự nhiên của trẻ nhỏ.
TCDG là dạng trị chơi bổ ích, chứa đựng nhiều cơ hội phát triển cho HS về
mọi mặt. Nội dung và luật của TCDG hoàn toàn phản ánh đời sống xã hội, bắt
nguồn từ đời sống xã hội, từ nhân dân. Khi hoạt động trong môi trƣờng đƣợc
tổ chức bằng TCDG, HS có nhiều cơ hội nhất để phát triển KNXH. TCDG
không chỉ giúp HS thỏa mãn nhu cầu chơi đùa, học hỏi, tiếp thu hiểu biết, tích
lũy kinh nghiệm đơn giản hằng ngày mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để
rèn luyện và phát triển những KNXH cần thiết, phù hợp với các chuẩn mực
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập sau này cũng nhƣ giúp HS
tự tin hơn trong các mối quan hệ xã hội.
Thực tế, ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn Quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội, hoạt động giáo dục KNXH cho HS đã đƣợc các nhà trƣờng quan tâm thực
hiện và đã đạt đƣợc kết quả tích cực trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
HSTH. Tuy nhiên, nhiều cán bộ, GV, nhân viên chƣa nhận thức đầy đủ về
KNXH, về tầm quan trọng của giáo dục KNXH. Vì vậy, hoạt động giáo dục
KNXH cho HSTH nhất là cho HS lớp 5 ở các trƣờng tiểu học (TH) nhìn chung
chƣa nhận đƣợc sự quan tâm ủng hộ, tự giác, tích cực tham gia của đội ngũ cán
bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên nhà trƣờng. Bên cạnh đó, nội
dung, phƣơng pháp hình thức giáo dục KNXH cho HS của nhiều trƣờng TH còn
hạn chế, nhất là việc giáo dục KNXH cho HS qua TCDG chƣa đƣợc quan tâm
đúng mức, một bộ phận GV chƣa đánh giá đúng tầm quan


3
trọng của TCDG trong giáo dục KNXH, phát triển HS nói chung, do đó chƣa
phát huy có hiệu quả hình thức giáo dục KNXH này... Chính vì những khó
khăn trên nên hiệu quả giáo dục KNXH cho HS ở các trƣờng TH trên địa bàn
quận Đống Đa, Hà Nội trong thời gian qua chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn và lí luận trên, đề tài “Giáo dục kĩ năng
xã hội cho học sinh lớp 5 qua trò chơi dân gian” đƣợc lựa chọn để nghiên
cứu luận văn thạc sĩ Giáo dục học (tiểu học).
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục KNXH cho HSTH, từ đó
đề xuất các biện pháp giáo dục KNXH cho HS lớp 5 qua TCDG góp phần
nâng cao kết quả giáo dục HSTH.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên
cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp 5 ở trƣờng tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa trò chơi dân gian với giáo dục kĩ năng xã hội cho học
sinh lớp 5 trƣờng tiểu học ở quận Đống Đa - Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Trò chơi dân gian chứa đựng nhiều cơ hội để giáo dục KNXH cho HS.
Nếu các biện pháp giáo dục KNXH chỉ rõ đƣợc nội dung giáo dục, kĩ thuật
thiết kế và lựa chọn TCDG phù hợp, có tác động hƣớng dẫn và điều chỉnh
hoạt động của HS trong trị chơi dƣới nhiều phƣơng pháp hình thức đa dạng
thì chúng sẽ tác động tích cực đến sự phát triển KNXH của HS lớp 5, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HSTH.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận của giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh
tiểu học qua trò chơi dân gian.


4
5.2. Đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng xã hội qua trò chơi dân gian
cho học sinh lớp 5 ở một số trƣờng tiểu học quận Đống Đa - Hà Nội.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh tiểu
học thơng qua trị chơi dân gian.

5.4. Tổ chức thực nghiệm khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu giáo dục
một số KNXH thiết yếu cho HS lớp 5 qua TCDG.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: triển khai khảo sát thực trạng giáo
dục kĩ năng xã hội qua TCDG cho HS lớp 5 tại 05 trƣờng TH quận Đống Đa Hà Nội (TH Phƣơng Mai, TH Khƣơng Thƣợng, TH Quang Trung, TH
Phƣơng Liên, TH Kim Liên).
6.3. Thực nghiệm đƣợc triển khai tại 02 lớp 5 (01 lớp đối chứng và 01
lớp thực nghiệm) tại Trƣờng tiểu học Phƣơng Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp phân tích lịch sử-logic để tổng quan, chọn lọc tƣ liệu có
liên quan đến trị chơi giáo dục, TCDG, giáo dục KNXH ở tiểu học.
- Phƣơng pháp so sánh lí luận để xem xét các nguồn lí thuyết giáo dục
kĩ năng, lí thuyết trị chơi giáo dục và kinh nghiệm từ các trƣờng.
- Phƣơng pháp tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống
khái niệm và khung lí thuyết của nghiên cứu.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, quan sát về
thực trạng giáo dục KNXH qua trò chơi dân gian cho HS lớp 5.
-

Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm để xem xét và tiếp thu kinh

nghiệm giáo dục kĩ năng xã hội, sử dụng trò chơi dân gian và các biện pháp


5
giáo dục kĩ năng xã hội qua trò chơi dân gian ở lớp 5.
- Phƣơng pháp hồi cứu và phân tích hồ sơ giáo dục, hồ sơ quản lí.

- Phƣơng pháp thực nghiệm để kiểm tra tác động của các biện pháp
giáo dục kĩ năng xã hội qua trò chơi dân gian cho học sinh lớp 5.
7.3. Các phương pháp khác
Sử dụng thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày kết quả nghiên
cứu dựa vào chƣơng trình SPSS (Statistical Package for the Social Sciences).
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, cấu trúc của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận của giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh tiểu
học thơng qua trị chơi dân gian
Chƣơng 2. Thực trạng giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh lớp 5 qua
trò chơi dân gian ở một số trƣờng tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội
Chƣơng 3. Các biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh lớp 5
qua trò chơi dân gian


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI
CHO HỌC SINH TI

U HỌC QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về về kĩ năng xã hội và giáo dục kĩ năng xã hội
Quan niệm về KNXH đã có từ rất lâu, đơi khi nó đƣợc nhắc đến với
nhiều tên gọi khác nhau, nhƣ “chỉ số cảm giác”, “kiến thức tiềm ẩn” và “hiểu
biết về mối tƣơng giao giữa ngƣời với ngƣời” [83]. Từ năm 1916, mỗi ngƣời
dân lao động tại Mỹ phải đảm bảo thực hành và phải đƣợc các tổ chức công
nhận là đã qua 13 kĩ năng bắt buộc là: 1. Học cách học - phƣơng pháp học; 2.

Lắng nghe và thấu hiểu; 3. Thuyết trình và thuyết phục; 4. Giải quyết vấn đề;
5. Tƣ duy sáng tạo và hiệu quả; 6. Tinh thần tự tôn; 7. Đặt mục tiêu và tạo
động lực; 8. Phát triển cá nhân và sự nghiệp; 9. Giao tiếp thành công; 10. Tinh
thần đồng đội; 11. Đàm phán và thƣơng lƣợng thành công; 12. Đảm bảo hiệu
quả tổ chức; 13. Lãnh đạo bản thân và tổ chức [84].
Năm 1998, tổ chức UNESCO đã có những dự án dành cho nhóm hƣởng
lợi là phụ nữ biết đọc, biết viết hạn chế (từ năm 1990-1992), năm 2000-2001
UNICEF đã hỗ trợ chƣơng trình rủi ro, tai nạn cho trẻ em và phụ nữ đồng bằng
sông Cửu Long [dẫn theo 71, tr.45]. Những năm đầu của thập niên 90, một số
nƣớc châu Á nhƣ: Ấn Độ, Indonexia, Thái Lan... đã đề nghị các chƣơng trình
giáo dục và trang bị kĩ năng nhƣ: Dạng các chuyên đề cần thiết cho ngƣời học
nhƣ: kĩ năng nghề, kĩ năng hƣớng nghiệp… và đƣợc chia làm 3 nhóm chính:
Nhóm kĩ năng cơ bản (các kĩ năng đọc, viết, ghi chép.), nhóm kĩ năng chung
(gồm các kĩ năng tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn
đề) và nhóm kĩ năng cụ thể (kĩ năng ứng xử bình đẳng giới, bảo vệ sức khỏe,
nâng cao đời sống tinh thần) [dẫn theo 71, tr.46].


7
Gần đây Bộ Lao động Mỹ đã đƣa ra 10 KNXH mà cá nhân cần phải có
[84]: 1) Kĩ năng giải quyết vấn đề; 2) Các kĩ năng về nghề nghiệp - kĩ thuật; 3)
Kĩ năng giao tiếp; 4) Sử dụng máy vi tính và lập trình; 5) Kĩ năng sƣ phạm;

6) Kĩ năng về khoa học và toán học; 7) Quản lí tiền bạc; 8) Quản lí thơng tin;
9) Ngoại ngữ; 10) Quản trị kinh doanh.
Tại Úc các kĩ xã hội đƣợc xác định gồm: 1) Kĩ năng giao tiếp
(Communication skills); 2) Kĩ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills); 3) Kĩ
năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills); 4) Kĩ năng đề xƣớng và mạo
hiểm (Initiative and enterprise skills); 5) Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức cơng
việc (Planning and organising skills); 6) Kĩ năng quản lí bản thân

(Selfmanagement skills); 7) Kĩ năng học tập (Learning skills); 8) Kĩ năng công

nghệ (Technological skills) [85].
Canada nhấn mạnh 6 kĩ năng sau: 1) Kĩ năng giao tiếp
(Communication); 2) Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem solving); 3) Kĩ năng
tƣ duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours); 4) Kĩ năng
thích ứng (Adaptability); 5) Kĩ năng làm việc với con ngƣời (Working with
others); 6) Kĩ năng nghiên cứu khoa học, cơng nghệ và tốn (Science,
technology and mathematics skills) [85].
Anh đề nghị 6 kĩ năng quan trọng: 1) Kĩ năng tính tốn (Application of
number); 2) Kĩ năng giao tiếp (Communication); 3) Kĩ năng tự học và nâng
cao năng lực cá nhân (Improving own leaming and performance); 4) Kĩ năng
sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and
communication technology); 5) Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem solving);
6) Kĩ năng làm việc với con ngƣời (Working with others) [85].


Singapore, việc đề cao điểm số làm cho KNXH quan trọng bị xem

nhẹ. Để khắc phục hiện tƣợng trên, thời gian vừa qua, các nhà nghiên cứu đã
đƣa ra 10 KNXH để mở cửa thành công: 1) Nuôi dƣỡng ƣớc mơ; 2) Kỉ luật;


8
3) Siêng năng; 4) Sống chan hòa; 5) Kĩ năng lãnh đạo; 6. Đứng vững sau thất
bại; 7) Cƣ xử đúng mực; 8) Sống có trách nhiệm; 9) Biết tha thứ; 10) Kiên
nhẫn biết chờ thời cơ [86].
Có thể thấy, các nghiên cứu về giáo dục KNXH cho HS ở Mỹ, Canada,
Úc, Anh hay ở Singapore đều hƣớng đến việc trang bị cho ngƣời học hệ
thống các KNXH, làm cho HS sớm có đƣợc những KNXH cần thiết, để HS

dễ dàng thích ứng vói mơi trƣờng xã hội. Song có những khác biệt về nội
dung các KNXH cụ thể tùy theo quốc gia, các biện pháp quản lí mới chỉ dừng
lại ở việc thiết kế và giáo dục mang tính lồng ghép.
Lawrence E. Shapiro (2004) đã đƣa ra hƣớng dẫn 101 cách để quản lí,
giáo dục để trẻ có đƣợc các KNXH với các cách thể hiện trong giao tiếp bằng
ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng cảm xúc, sự trải nghiệm
trong mối tƣơng tác giữa bản thân với ngƣời khác, kĩ năng giải quyết vấn đề,
kĩ năng lắng nghe và quản lí xung đột [80]. Thomas Mclntyre, nhà giáo dục
ngƣời Mỹ trong nghiên cứu công bố năm 2003 với tiêu đề “Dạy cho trẻ
những KNXH chƣa ai dạy chúng”, tác giả cũng nêu lên sự cần thiết phải dạy
cho trẻ những KNXH [82].
Kay Burke Mỹ cho rằng: “Kĩ năng xã hội bao gồm các kĩ năng tạo điều
kiện cho sự tương tác thành công giữa các cá nhân. Chúng là những công cụ
không thể thiếu cho quản lí học tập hiệu quả. Thật khơng may, nhiều HS đến
lớp mà khơng có kĩ năng giao tiếp, hoạt động nhóm, kĩ năng giải quyết xung
đột trong mối quan hệ với người khác. GV đôi khi cảm thấy rằng KNXH
khơng phải là một phần của chương trình giảng dạy và sẽ không giúp HS đạt
các tiêu chuẩn hoặc vượt qua các bài kiểm tra. Tuy nhiên, GV biết cách giáo
dục KNXH cho HS sẽ không mất nhiều thời gian để giảng dạy, theo dõi, đánh
giá thúc đẩy môi trường thuận lợi cho việc học tập của HS” [83].
Những nghiên cứu trên cho thấy, giáo dục KNXH cho mọi ngƣời, giáo


9
dục KNXH cho HS đang đƣợc đặt ra nhƣ một nội dung quan trọng nhằm
trang bị cho mọi ngƣời các kĩ năng cần thiết trong học tập, làm việc, giao
tiếp, ứng xử và quản lí bản thân, nhằm thích ứng với mơi trƣờng một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục KNXH đƣợc quan tâm nhiều từ những
năm 1970. Năm 1972, UNESCO công bố “Bốn trụ cột của giáo dục” đƣợc coi

nhƣ cƣơng lĩnh của nền giáo dục hiện đại, trong đó trụ cột thứ nhất là học để
biết; trụ cột thứ hai là học để 1àm; trụ cột thứ ba là học để tự khẳng định; trụ cột
thứ tƣ là học để cùng chung sống. Bốn trụ cột đều tập trung vào sứ mạng của
giáo dục đối với ngƣời học. Trong các tài liệu của UNESCO giải thích về

4 trụ cột, có đoạn nói rõ không nên hiểu việc nêu cao yêu cầu phải đào tạo
những con ngƣời có tƣ duy phê phán, có óc độc lập và sáng tạo là những đòi
hỏi của chủ nghĩa cá nhân mà phải thấy rằng đó là những phẩm chất cần thiết
để làm cho xã hội phát triển, con ngƣời có các KNXH cần thiết [22].
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã quan tâm đến giáo
dục cho HS các KNXH, nhằm giúp thế hệ trẻ nhanh chóng thích ứng với nền
văn hóa của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Năm 1996, nội dung
giáo dục KNXH đƣợc thông qua trong chƣơng trình “Giáo dục kĩ năng sống
để bảo vệ sức khỏe và phịng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và
ngồi nhà trường” của UNICEF. Giai đoạn 1 của chƣơng trình chỉ dành cho
một số đối tƣợng của ngành giáo dục và Hội chữ thập đỏ. Họ đƣợc trang bị
một số kĩ năng nhƣ: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiên
định, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng xác định giá trị... Sang giai đoạn 2 của
chƣơng trình, đối tƣợng tập huấn đƣợc mở rộng và thuật ngữ kĩ năng thích
ứng xã hội đƣợc hiểu một cách rộng rãi hơn trong nội dung giáo dục sống
khỏe mạnh và an toàn [6; tr 26].
Ngày 22/8/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số


10
40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thông giai đoạn 20082013 [5] và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 về triển khai
phong trào này [7]. Phong trào đƣợc hiển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp học
từ mầm non cho đến đại học với mục tiêu liên quan đến việc hình thành, rèn
luyện KNXH với các mục tiêu cụ thể: rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí các

tình huống cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn
luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phịng, chống tai nạn giao
thơng, đuối nƣớc và các tai nạn thƣơng tiếc khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử
văn hóa, chung sống hịa bình phịng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục kĩ năng thích
ứng xã hội cho học sinh phổ thơng qua dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kĩ
năng sống cho trẻ vị thành niên” với sáng kiến và hỗ trợ của UNICEF tại Việt
nam. Tham gia dự án có học sinh THCS và trẻ em ngoài trƣờng học ở một số
tỉnh thuộc nhiều khu vực nhƣ: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng,
Hà Nội, Gia lai, Kon Tum, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang.
Các em đƣợc rèn luyện kĩ năng thích ứng xã hội thiết thực để ứng phó với
những vấn đề ảnh hƣởng đến cuộc sống an toàn, mạnh khỏe của trẻ em: Giao
tiếp với bạn bè và thầy cô, tự tin trƣớc tập thể, hợp tác với nhóm. Mục tiêu
của dự án là hình thức thái độ tích cực của HS đối với việc xây dựng cuộc
sống khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, hiểu biết về xã hội; Nâng cao nhận
thức của cha mẹ học sinh về kĩ năng thích ứng xã hội để họ chủ động trong
việc dạy kĩ năng thích ứng xã hội cho con em mình [3, tr. 37, 38, 43, 44]. Năm
2009, Trung tâm hỗ trợ sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức diễn đàn
“Những kĩ năng thực hành xã hội dành cho sinh viên” và thông qua diễn đàn
này tài liệu “Những kĩ năng thực hành xã hội dành cho sinh viên” đã đƣợc
xuất bản [87].


11
Gần đây những nghiên cứu của Đặng Thành Hƣng và Trần Thị Tố Oanh
[33], [34] (2014), Nguyễn Văn Hƣng [36] (2015) và Nguyễn Thị Hƣơng

[39] (2016) đã góp phần chỉ ra bản chất chung và đặc điểm của KNXH, các
nguyên tắc và biện pháp giáo dục KNXH ở tiểu học thông qua dự án. Đặng
Thành Hƣng và Trần Thị Tố Oanh cho rằng KNXH là khái niệm chỉ những

loại kĩ năng hướng tới và được áp dụng trực tiếp (không gián tiếp qua cái gì)
vào những quan hệ, hồn cảnh, q trình và đời sống xã hội cơng cộng để
giúp cá nhân nhận thức, ứng xử, giao tiếp và thích ứng xã hội thành công,
hiệu quả ở những mức độ nhất định. Họ mơ tả 3 nhóm KNXH gồm: 1/ Các kĩ
năng nhận thức xã hội, 2/ Các kĩ năng ứng xử và giao tiếp xã hội, 3/ Các kĩ
năng thích ứng xã hội [34] (2014).
1.1.2. Nghiên cứu về trị chơi dân gian và giáo dục kĩ năng xã hội qua trò
chơi dân gian cho học sinh
Sử dụng trò chơi để giáo dục và giúp phát triển một số năng lực của
ngƣời học đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhƣ:
Janet Moyles (2005) [77], D.P. Elkonin (1984) [76], Kelvin L. Seifert và
Robert J. Hoffnung (1987) [79], Johnson, James E (1976) [78], Mullineaux,
Paula Y. và Lisabeth F. Dilalla, 2009) [81], A.N. Lêônchép (1980) [42], D.
Bergen (2002) [75], (2001) [74]... Các nghiên cứu đã phân tích việc sử dụng
trị chơi trong dạy học nhằm tích cực hố học tập và làm cho việc học có hiệu
quả. Trẻ em khơng chỉ học qua bài lớp mà cịn học trong trò chơi. Chơi với trẻ
vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức tự giáo dục nghiêm túc.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà giáo dục Nga nhƣ P. A.
Bexônôva, O. P. Seia, V. I. Đalia, E. A. Pokrôvxki... đã đánh giá cao vai trị
giáo dục đặc biệt là tính hấp dẫn của TCDG Nga đối với trẻ mẫu giáo. E. A.
Pokrôvxki đã chỉ ra nguồn gốc và tính hấp dẫn đặc biệt của TCDG, đó là
những trị chơi thuộc nhóm trị chơi có luật do nhân dân sáng tác, chúng đƣợc
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trò chơi này đa dạng về thể loại và


12
phong phú về nội dung. TCDG có sức hấp dẫn lạ thƣờng với trẻ em bởi lẽ,
chúng làm thoả mãn nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức và nhu cầu xã hội của
trẻ em [dẫn theo 39; tr. 6, 18].
Ở Châu Á với các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mianma,

Triều Tiên, Malaixia… ngƣời lớn cũng đã sƣu tầm các TCDG, đặc biệt là
TCDG mang tính trí tuệ nhƣ “trò chơi tang”, “trò chơi uẩn” chơi với vật liệu
thiên nhiên, các TCDG nhƣ: “Oan, tu, Dum”, “ Gauy, Ba uy, Bo”, “ Chạy đến
nhà”... nhằm mục đích giáo dục mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh
và giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng.
Nghiên cứu về trị chơi và sử dụng trị chơi trong q trình giáo dục
cũng đƣợc nhiều nhà khoa học trong nƣớc quan tâm nghiên cứu. Đặng Thành
Hƣng [26], [27], khi nghiên cứu về trò chơi trong dạy học nhƣ là một trong
các kĩ thuật dạy học, đã phân tích mối quan hệ giữa sự chơi - hoạt động chơi
và trò chơi. Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ giữa cơng việc, chơi và hoạt
động chơi trong đời sống con ngƣời, ông đã làm rõ các khái niệm trò chơi dạy
học, trò chơi giáo dục, phân loại trò chơi dạy học, phân tích các chức năng
dạy học của trị chơi, đồng thời chỉ ra những vấn đề cơ bản của trò chơi, sử
dụng trò chơi trong giáo dục và dạy học trên cơ sở tiếp cận phân loại trò chơi
theo hƣớng: tiếp cận về văn hoá, tiếp cận lịch sử, tiếp cận tâm lí và tiếp cận
chức năng.
Thái Duy Tuyên (1998) cho rằng “Trò chơi nhận thức là một trong những
phƣơng pháp kích thích hoạt động nhận thức và ngày càng sử dụng rộng rãi. Nó
khơng những quan trọng đối với trẻ em mà còn cần thiết cho cả ngƣời lớn nữa”.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm của hoạt động vui chơi, ông cho rằng: chơi là một
dạng hoạt động, mang đầy đủ tính chất nhƣ bất cứ hoạt động xã hội nào khác
(tính mục đích, định hƣớng, ý thức, ...), nó ln thay đổi cùng với sự phát triển
của xã hội và của chính các em. Tính chất đặc biệt của


13
chơi là tính tự do, tự lực, tự tổ chức, sáng tạo và giàu cảm xúc của ngƣời chơi.
Ông cũng đã đƣa ra một số nguyên tắc, qui trình sáng tạo trị chơi, cách sử
dụng trị chơi trong q trình giáo dục đạt kết quả tốt nhất [69].
Nhiều luận án bàn về trò chơi ở mẫu giáo, nghiên cứu theo hƣớng sử

dụng trị chơi học tập để phát triển trí tuệ và nhận thức, rèn luyện vận động
thể chất, giáo dục hành vi giao tiếp, giáo dục khoa học, giáo dục tốn học,
giáo dục ngơn ngữ, phát triển trí tuệ, v.v... Đó là những luận án của Trần Thị
Ngọc Trâm [68], Nguyễn Thị Hồ [23], Lê Bích Ngọc [49], Trƣơng Thị Xuân
Huệ [25], Phan Thị Lan Anh [1], Trần Văn Tính [66]. Ở tiểu học, nghiên cứu
sử dụng trị chơi theo hƣớng giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện các mặt
nhân cách của trẻ, chẳng hạn những luận án của Hà Thị Kim Linh [43] về sử
dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi
Đơng Bắc, của Đỗ Thị Minh Chính [9] nghiên cứu, ứng dụng trò chơi - đồng
dao ngƣời Việt cho trẻ em mầm non và tiểu học, của Bùi Thị Lâm [41];
nghiên cứu về giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4 - 5 qua trò chơi
khoa học, của Lƣơng Phúc Đức [16].
Việc nghiên cứu trị chơi nói chung và TCDG Việt Nam nói riêng đã
đƣợc một số nhà văn hoá, nhà giáo dục Việt Nam sƣu tầm, nghiên cứu nhƣ:
Trò chơi xƣa và nay của tác giả Mai Văn Mn (1985) [46]; Trị chơi dân
gian của trẻ em Việt Nam (1992) do nhóm tác giả Huy Hà, Hồng Lân, Ngơ
Bích Luận, Phan Ngọc Minh, Lê Bích Ngọc sƣu tầm tuyển chọn và giới thiệu
[19]; Trần Hồ Bình và Bùi Lƣơng Việt có Trị chơi dân gian trẻ em (2007)
[5], Trò chơi dân gian Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Khánh (2009) [40]…
Các tác giả đã giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của TCDG với
việc giáo dục và phát triển toàn diện cho thế hệ tƣơng lai.
TCDG phong phú, đa dạng và có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục
trẻ, đặc biệt là hình thành phát triển các kĩ năng, trong đó có KNXH cho trẻ


14
em và HS. Nghiên cứu theo hƣớng này là mối quan tâm đặc biệt của các nhà
tâm lí, giáo dục nhƣ: Nghiên cứu về biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng cơ
bản cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi vận động dân gian của
Nguyễn Thị Mỹ Dung (2007) [11]; Nghiên cứu biện pháp tổ chức trò chơi dân

gian nhằm giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi học chƣơng trình 26 tuần
của Trần Thị Dung (2004) [10]; nghiên cứu về tổ chức trò chơi dân gian nhằm
giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dân tộc H'Mông, của
Nguyễn Thị Hƣơng Giang (2010) [17]; nghiên cứu về biện pháp tổ chức trò
chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, của Nguyễn
Thị Thu Giang (2010) [18]; nghiên cứu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo
dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc, của Hà Thị Kim Linh
(2012) [43]; về nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo
ở trƣờng mầm non, của Trƣơng Thị Thanh Mỹ (2013) [47]; về tổ chức trò
chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, của Nguyễn
Thị Thanh Nguyệt (2009) [51]; về một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo bé nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ, của
Huỳnh Kim Vui (2005) [72]; nghiên cứu tổ chức trò chơi dân gian nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), của Trần Thị
Hải Yến (2001) [73] ... Mỗi một trị chơi khơng chỉ giúp trẻ đƣợc rèn luyện kĩ
năng nào đó mà cịn là sự kết hợp rèn luyện nhiều kĩ năng khác nhau,... Đây là
những tài liệu có ý nghĩa thiết thực cho giáo viên trong giáo dục học sinh
Các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy, từ trƣớc đến nay trị chơi nói
chung, TCDG nói riêng đã đƣợc chú ý trong các trƣờng TH Việt Nam. TCDG
đã khẳng định đƣợc ý nghĩa của mình trong việc giáo dục phát triển tồn diện
nhân cách trẻ nhƣ: thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, lao động, ngôn ngữ… các
nghiên cứu về thiết kế và sử dụng TCDG khá phong phú qua nhiều đề tài, luận
án và luận văn, song chủ yếu dành cho giáo dục mầm non, chƣa có nhiều


15
nghiên cứu ở các cấp phổ thơng, lại càng ít bàn đến TCDG. Hiện nay, nhiều
khía cạnh của hoạt động dạy học - giáo dục và TCDG ở TH, nhất là cho HS
lớp 5 chƣa đƣợc nghiên cứu chuyên biệt. Hầu nhƣ sách báo bàn nhiều về
những vấn đề tâm lí học, sinh lí vận động, phát triển nhận thức hay trí tuệ,

giáo dục đạo đức v.v,… mà ít quan tâm đến chức năng giáo dục KNXH, cũng
nhƣ những vấn đề văn hóa, xã hội và phát triển con ngƣời của TCDG.
1.2. Những khái niệm công cụ
1.2.1. Kĩ năng và kĩ năng xã hội
1.2.1.1. Kĩ năng
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về kĩ năng và đƣa ra
nhiều khái niệm khác nhau, nói chung nổi lên hai khuynh hƣớng. Theo
khuynh hướng thứ nhất, kĩ năng là mặt kĩ thuật của thao tác, của hành động
hay hoạt động. Đại diện cho quan niệm này là những nghiên cứu sau:
Ph. N. Gonobolin (1973) cho rằng: “Kĩ năng là những phương thức
tương đối hoàn chỉnh của việc thực hiện những hành động bất kì nào đó. Các
hành động này được hình thành trên cơ sở các tri thức và kĩ xảo - những cái
được con người lĩnh hội trong quá trình hoạt động" [dẫn theo 48, tr.23].
Theo V. A. Krutretxki (1980), “Kĩ năng là các phương thức thực hiện
hoạt động - cái mà con người lĩnh hội được", Trong một số trƣờng hợp thì kĩ
năng là phƣơng thức áp dụng tri thức vào thực hành, con ngƣời cần phải áp
dụng và sử dụng nó trong cuộc sống, trong thực tiễn [dẫn theo 42]. Trong quá
trình luyện tập, trong hoạt động thực hành kĩ năng trở nên hoàn thiện và trong
mối quan hệ đó hoạt động của con ngƣời cũng trở nên hoàn hảo hơn trƣớc
[dẫn theo 48, tr.24].
A. G. Kovaliov khẳng định: “Kĩ năng là phương thức thực hiện hoạt động
phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động” [dẫn theo 48, tr.24]. Trần
Trọng Thủy cho rằng: “Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động, con người nắm
được cách thức hành động tức là có kĩ thuật của hành động, có kĩ năng” [65].


×