Tải bản đầy đủ (.doc) (211 trang)

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGÔ GIANG NAM

GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC NƠNG THƠN
MIỀN NÚI PHÍA BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGÔ GIANG NAM

GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC NƠNG THƠN
MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chun ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mã số: 62. 14. 01. 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
2. PGS.TS. Bùi Văn Quân

THÁI NGUYÊN, NĂM 2013




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Ngơ Giang Nam


ii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan........................................................................................................................................... i
Mục lục..................................................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ cái viết tắt.......................................................................................................... x
Danh mục các bảng............................................................................................................................. xi
Danh mục các biểu đồ..................................................................................................................... xiii
Danh mục các sơ đồ......................................................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................2
4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.....................................................3
8. Các luận điểm bảo vệ............................................................................................4
9. Cái mới của luận án...............................................................................................4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC........................................................5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.............................................................................5
1.1.1. Trên thế giới..............................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................9
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài.............................................................................. 12
1.2.1. Kỹ năng................................................................................................... 12
1.2.2. Kỹ năng giao tiếp.................................................................................... 13
1.2.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học................................... 18
1.3. Vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học............................18
1.3.1. Giáo dục KNGT với việc hình thành và phát triển nhân cách.................19
1.3.2. Giáo dục KNGT tạo nên hệ giá trị sống tích cực của học sinh................20
1.3.3. Giáo dục KNGT cho học sinh, giúp học sinh tạo lập các mối quan
hệ tốt đẹp trong cuộc sống 21


iii

1.4. Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
nông thôn miền núi......................................................................................... 23
1.4.1. Đặc điểm nông thôn miền núi................................................................... 23
1.4.2. Mục đích, nội dung GD kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
nông thôn

27

1.4.3. Con đường giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi....33

1.4.4. Phương pháp giáo dục KNGT cho HS tiểu học nông thôn miền núi.........39
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục KNGT cho học sinh tiểu
học nông thôn miền núi

43

1.4.6. Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng
tới kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học

45

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC NƠNG THƠN MIỀN NÚI PHÍA BẮC 48
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng....................................................................... 48
2.1.1. Khái quát hoàn cảnh KT-XH của vùng nơng thơn miền núi phía Bắc......48
2.1.2. Khái quát học sinh tiểu học vùng nông thôn miền núi phía Bắc...............50
2.2. Tổ chức điều tra khảo sát.................................................................................. 52
2.2.1. Mục tiêu khảo sát...................................................................................... 52
2.2.2. Nội dung điều tra khảo sát........................................................................ 52
2.2.3. Địa bàn điều tra khảo sát........................................................................... 52
2.2.4. Phương pháp điều tra khảo sát và xử lý kết quả........................................ 52
2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học nơng thơn
miền núi phía Bắc........................................................................................... 52
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CB, GV về khái niệm giao tiếp và khái
niệm kỹ năng giao tiếp

52

2.3.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nơng
thơn miền núi phía Bắc


56

2.3.3. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh tiểu học nông thôn miền
núi phía Bắc 69
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học
sinh tiểu học nông thơn miền núi phía Bắc hiện nay

77


iv

Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC NƠNG THƠN MIỀN NÚI PHÍA BẮC 80
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
tiểu học nông thơn miền núi phía Bắc.............................................................. 80
3.1.1. Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa.............................................................. 80
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn........................................................... 81
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả............................................................ 81
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................. 82
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ............................................................. 82
3.2. Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học vùng
nơng thơn miền núi phía Bắc........................................................................... 83
3.2.1. Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thơn miền núi phía Bắc thơng
qua dạy học các mơn học có ưu thế
83
3.2.2. Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối
tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền

núi phía Bắc theo các chuẩn hành vi ứng xử của học sinh
88
3.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tăng
cường kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học 90
3.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động
nhằm tăng cường tính tự chủ cho học sinh trong q trình giao tiếp 92
3.2.5. Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 95
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp....................................................................... 99
3.4. Thực nghiệm...................................................................................................101
3.4.1. Mục đích thực nghiƯm s- ph¹m......................................................101
3.4.2. Nội dung thực nghiệm.....................................................................102
3.4.3. Đối tượng thực nghiệm....................................................................102
3.4.4. Cách thức thực nghiệm....................................................................102
3.4.5. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá.................................................103
3.4.6. Xử lý kết quả thực nghiệm...............................................................105
3.4.7. Phân tích kết quả thực nghiệm..........................................................107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................136
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................139
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BCH
CBQL, GV

:

Ban chấp hành
:Cán bộ quản lý, giáo viên

CNH-HĐH

:Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

DTTS

:Dân tộc thiểu số

HS, SV

:Học sinh, sinh viên

GD-ĐT

:

GD KNGT

:Giáo dục kỹ năng giao tiếp

KT-VH-XH

:Kinh tế - văn hóa - xã hội

KNS

:


Kỹ năng sống

KNGT

:

Kỹ năng giao tiếp

TN-ĐC

:

Thực nghiệm - đối chứng

UNESCO

:Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của

Giáo dục - Đào tạo

Liên Hợp Quốc.


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Nhận thức của GV, CBQL về khái niệm giao tiếp..............................53


Bảng 2.2.

Nhận thức của GV, CBQL về khái niệm kỹ năng giao tiếp................53

Bảng 2.3.

Nhận thức của GV, CBQL về ý nghĩa GD kỹ năng giao tiếp..............54

Bảng 2.4.

Nhận thức về mức độ cần thiết của các kỹ năng giao tiếp cần
giáo dục cho học sinh tiểu học

Bảng 2.5.

55

Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nơng thơn
miền núi phía Bắc

56

Bảng 2.6.

Thực trạng sử dụng phương pháp GD KN GT cho HS TH................58

Bảng 2.7.

Biện pháp GD kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn.............59


Bảng 2.8.

Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế

61

Bảng 2.9.

Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS.................................... 63

Bảng 2.10.

Những khó khăn của giáo viên trong giáo dục kỹ năng giao tiếp
cho học sinh tiểu học nơng thơn miền núi phía Bắc

64

Bảng 2.11.

Mức độ nhận thức về KNGT của HS................................................. 69

Bảng 2.12.

Thực trạng KN GT HS tiếp nhận được trong các giờ học..................71

Bảng 2.13.

Đánh giá của GV, phụ huynh HS và HS về KNGT của học sinh

lớp 3 ở các trường Tiểu học khu vực nơng thơn miền núi phía Bắc

Bảng 2.14.

73

Thực trạng kỹ năng lắng nghe của HS tiểu học nông thôn miền
núi phía Bắc 74

Bảng 3.1.

Kết quả đánh giá KNCH của HS hai lớp TN và lớp ĐC..................107

Bảng 3.2.

Kết quả đánh giá KN NLCOXL của HS hai lớp TN và lớp ĐC.......109

Bảng 3.3.

Kết quả đánh giá KNBLTĐTC của HS hai lớp TN và lớp ĐC.........110

Bảng 3.4.

Kết quả đánh giá KNXLTH của HS hai lớp TN và lớp ĐC..............112

Bảng 3.5.

Kết quả đánh giá KNCS của HS hai lớp TN và lớp ĐC...................114

Bảng 3.6.


Kết quả đánh giá KNTP của HS hai lớp TN và lớp ĐC...................115

Bảng 3.7.

Kết quả đánh giá KNGQVĐ của HS hai lớp TN và lớp ĐC.............117


vii

Bảng 3.8.

Kết quả đánh giá KNCH của HS hai lớp TN và lớp ĐC..................119

Bảng 3.9.

Kết quả đánh giá KN NLCOXL của HS hai lớp TN và lớp ĐC......121

Bảng 3.10.

Kết quả đánh giá KN BLTĐTC của HS hai lớp TN và lớp ĐC........122

Bảng 3.11.

Kết quả đánh giá KN XLTH của HS hai lớp TN và lớp ĐC.............124

Bảng 3.12.

Kết quả đánh giá KNCS của HS hai lớp TN và lớp ĐC..................126


Bảng 3.13.

Kết quả đánh giá KNTP của HS hai lớp TN và lớp ĐC...................127

Bảng 3.14.

Kết quả đánh giá KNGQVĐ của HS hai lớp TN và lớp ĐC.............129

Bảng 3.15.

Đánh giá về nhu cầu giao tiếp của HS..............................................131

Bảng 3.16.

Hứng thú của HS khi tham gia hoạt động thực nghiệm....................132


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá KNCH cuả HS hai lớp TN và ĐC.......................108
Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá KN NLCOXL của HS hai lớp TN và ĐC............109
Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá KN BLTĐTC của HS hai lớp TN và ĐC.............111
Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá KN XLTH của HS hai lớp TN và ĐC..................112
Biểu đồ 3.5. Kết quả đánh giá KNCS của HS lớp TN và ĐC.............................. 114
Biểu đồ 3.6. Kết quả đánh giá KNTP của HS hai lớp TN và ĐC........................116
Biểu đồ 3.7. Kết quả đánh giá KNGQQVĐ của HS hai lớp TN và ĐC...............117
Biểu đồ 3.8. Kết quả đánh giá KNCH của HS hai lớp TN và ĐC.......................119
Biểu đồ 3.9. Kết quả đánh giá KN NLCOXL của HS hai lớp TN và lớp ĐC......121
Biểu đồ 3.10. Kết quả đánh giá KN BLTĐTC của HS hai lớp TN và lớp ĐC.......123

Biểu đồ 3.11. Kết quả đánh giá KN XLTH của HS hai lớp TN và lớp ĐC............124
Biểu đồ 3.12. Kết quả đánh giá KNCS của HS hai lớp TN và lớp ĐC..................126
Biểu đồ 3.13. Kết quả đánh giá KNTP của HS hai lớp TN và lớp ĐC..................128
Biểu đồ 3.14. Kết quả đánh giá KNGQVĐ của HS hai lớp TN và lớp ĐC...........129

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục KNGT cho HS tiểu học
nông thôn miền núi 101


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong xu thế tồn cầu hóa, quốc tế hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của mọi sự phát triển, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốn phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước thì phải phát triển con người. Vì vậy hầu hết
các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều rất quan tâm đến phát triển con
người, coi giáo dục - đào tạo là " quốc sách hàng đầu". Trong bối cảnh đó, Đảng,
Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục - đào tạo, coi
“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” và “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp
của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Đồng thời xác định rõ mục tiêu giáo
dục trong thời kỳ mới của đất nước: "chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt
Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tin dân tộc, trách
nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là thế hệ trẻ..." [28].
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, chính phủ đã xác định
"đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và tồn diện theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất

lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng
sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành... đặc biệt là chất lượng giáo dục, văn
hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học,..." [96].
Để thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện nhân cách con người địi hỏi nhà
trường nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng phải quan tâm trang bị tri thức, kỹ
năng, thái độ cho người học, đảm bảo tính cân đối giữa dạy chữ và dạy người, đặc
biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh biến tri thức thành hành
động, thái độ thành hành vi, kỹ năng để sống an tồn, khỏe mạnh, thành cơng và
hiệu quả.
Trong kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp chiếm vị trí vơ cùng quan trọng đối với
cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người. Kỹ năng giao tiếp không phải
do bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình sống, qua hoạt
động, trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện.....vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục
thì cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên.
1.2. Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân
cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Mục tiêu
giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản ban đầu làm cơ
sở để học sinh tiếp tục học ở các lớp cao hơn. Nội dung giáo dục tiểu học


2

tập trung vào các mơn học văn hóa, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh
vv.., trong những nội dung đó thì giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vị
trí, vai trị quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo
dục tiểu học. Bởi mọi hoạt động dạy học, giáo dục, sinh hoạt trong nhà trường đều
phải được thực hiện thông qua giao tiếp. Giao tiếp ở trường tiểu học được tiến hành
trong mối quan hệ thầy - trò, trò - trò và mối quan hệ thầy, trò với những người
xung quanh. Để giao tiếp thành công, hiệu quả địi hỏi thầy giáo và học sinh phải có
kỹ năng giao tiếp.

1.3. Học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc do hạn chế về điều kiện
địa lý, kinh tế vùng miền, môi trường giao tiếp hẹp; do đặc điểm tâm lý của học
sinh dân tộc có nhiều nét khác biệt về: nhận thức, xúc cảm, tình cảm, tính chủ động
trong quá trình giao tiếp chưa cao nên giao tiếp của HS tiểu học nơng thơn miền núi
phía Bắc còn một số hạn chế như: còn nhút nhát, tự ti và lúng túng khi đứng trước
đám đơng, chưa có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, chưa có kỹ năng thích
ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt kiến thức về cuộc sống của học sinh còn
nghèo nàn. Trong khi đó, việc giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp cho HS
tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn, kết quả giáo dục cịn hạn chế, những chính
sách về đầu tư, phát triển, xây dựng mơi trường giáo dục....chưa
thực sự tốt. Chính bởi vậy, các nhà trường, các gia đình và xã hội cần có cách nhìn
nhận và thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp nói
riêng cho HS. Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu cụ thể để đề xuất những biện
pháp GD mang tính đặc thù cho GD nói chung, giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng
giao tiếp cho HS tiểu học nông thơn miền núi phía Bắc nói riêng. Đây là u cầu
cần thiết và khách quan trong sự phát triển.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho học sinh Tiểu học nơng thơn miền núi phía Bắc".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
HS tiểu học, luận án đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu
học nơng thơn miền núi phía Bắc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện
nhân cách cho HS tiểu học hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNGT cho HS Tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS
tiểu học nơng thơn miền núi phía Bắc.


3


4. Giả thuyết khoa học
Kỹ năng giao tiếp của học sinh tiểu học nơng thơn miền núi phía Bắc cịn
nhiều hạn chế: Học sinh thiếu tính chủ động trong giao tiếp, đối tượng, phạm vi, nội
dung giao tiếp còn hẹp. Nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp giáo dục kỹ
năng giao tiếp cho HS Tiểu học mang tính đồng bộ thông qua cả ba môi trường:
Nhà trường - Gia đình - xã hội, gắn kết giữa dạy chữ với dạy người, tạo cơ hội cho
học sinh trải nghiệm, thái độ, hành vi, kỹ năng giao tiếp sẽ góp phần nâng cao chất
lượng GD học sinh tiểu học nông thơn miền núi nói chung và nâng cao hiệu quả GD
kỹ năng giao tiếp cho học sinh nói riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp như một bộ
phận của GD kỹ năng sống cho HS tiểu học.
5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học vùng
nơng thơn miền núi phía Bắc.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục và thực nghiệm một số biện pháp được
lựa chọn nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS Tiểu học vùng nông thôn miền
núi phía Bắc trong q trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua
các biện pháp: Kết hợp nội khóa và ngoại khóa; kết hợp nhà trường, gia đình và xã
hội; GD thơng qua dạy học các môn học chiếm ưu thế.
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường Tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc trên
địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên
Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
Vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà Nước về giáo
dục phát triển toàn diện nhân cách con người trong công cuộc đổi mới.

7.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực
tiễn bao gồm:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, hệ thống hố, khái qt hố hệ thống lý luận của đề tài.


4

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Các phương pháp điều tra về
thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS Tiểu học nơng thơn miền núi phía Bắc
hiện nay; phương pháp trò chuyện, phỏng vấn để thu thập thông tin về thực trạng;
phương pháp quan sát được sử dụng để nhận biết các biểu hiện giao tiếp của HS
trong hoạt động học, chơi.
- Phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu, phương
pháp chuyên gia để xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng giao tiếp của HS Tiểu
học. Phương pháp toán học để xử lý số liệu; phần mềm SPSS.
8. Các luận điểm bảo vệ
Căn cứ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học cần chứng
minh, luận án đưa ra 3 luận điểm bảo vệ sau:
8.1. Giáo dục kỹ năng giao tiếp là nhiệm vụ quan trọng trong mọi nhà
trường, đặc biệt nhà trường Tiểu học, nó là bộ phận chủ yếu của giáo dục kỹ năng
sống, tạo nên hệ giá trị sống tích cực của HS.
8.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học được thực hiện bằng con
đường tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp qua hoạt động nội khóa, qua
hoạt động ngồi giờ lên lớp. Các con đường này phải phối hợp với nhau, hỗ trợ cho
nhau không làm quá tải nội dung chương trình.
8.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp phải chú ý thông qua mối quan hệ giữa: Nhà
trường - Gia đình - Xã hội, hỗ trợ bổ sung cho nhau, cùng hướng vào việc xây dựng
trường học thân thiện - học sinh tích cực, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện

con người.
9. Cái mới của luận án
9.1. Về lý luận
Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục KNGT cho học
sinh tiểu học, góp phần phát triển lý luận về giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học
nơng thơn miền núi phía Bắc.
Xây dựng được nhiệm vụ, nội dung giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học
nơng thơn miền núi phía Bắc, chỉ ra được giáo dục KNGT là nhiệm vụ quan trọng
trong mọi nhà trường Tiểu học, góp phần tạo nên hệ giá trị sống tích cực của HS.
9.2. Về thực tiễn
Đánh giá thực trạng giáo dục KNGT trong nhà trường Tiểu học nơng thơn
miền núi phía Bắc và xác định nguyên nhân, hệ quả của nó.
Đề xuất được các biện pháp GD KNGT cho HS tiểu học nông thôn miền núi
phía Bắc.
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm tư liệu cho các cơ sở giáo dục,
các trường đào tạo giáo viên tiểu học tổ chức tốt hơn công tác giáo dục KNS, KNGT
cho học sinh, sinh viên.


5

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Trong lịch sử phát triển của lồi người, ngơn ngữ có một vai trị quan trọng
trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Nó thúc đẩy sự phát triển
của tư duy, là cơ sở của nhận thức xã hội và là phương tiện để giao tiếp. Thơng qua

tiếng nói, mỗi người thực hiện việc giao tiếp trong xã hội. Ngày nay, ngoài tiếng mẹ
đẻ, để tiếp nhận và giao tiếp trong cộng đồng nhân loại, con người cịn dùng tiếng
nước ngồi và các hình ảnh phi ngơn ngữ để giao tiếp. Vì vậy, khả năng giao tiếp
trong xã hội được rộng mở, đa dạng và phong phú.
Ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục, triết học đã quan tâm đến các vấn đề
giao tiếp. Các hoạt động GD lao động, GD sức khoẻ, GD hình thành năng lực thực
hành, năng lực hợp tác đã được coi trọng. Từ những hoạt động GD, năng lực cá
nhân được phát huy, thúc đẩy xã hội loài người phá t triển. Khổng Tử (551-497
TCN)[4] là một triết gia, một nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Qu ốc thời cổ đại đã có
tư tưởng gắn GD với thực tiễn để tạo ta lớp người "trị quốc bình thiên hạ". Ơng
khẳng định "Đọc thuộc ba trăm thước kinh thư giỏi, giao cho việc đi sứ không có
khả năng đối đáp, học kiểu như vậy chẳng có ích gì" . Tư tưởng đó của Khổng Tử
cho thấy người học ngồi việc học kiến thức chun mơn, kiến thức văn hóa cịn
phải học cách giao tiếp để giao tiếp thành công và hiệu quả trong công việc chuyên
môn và lao động nghề nghiệp. Bởi giao tiếp là công cụ, phương tiện để con người tr
ao đổi, chia sẻ thơng tin và lĩnh hội thơng tin trong q trình lao động.
Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga J.A Comenxki (1592 -1670)[24] là người
sáng lập ra hình thức tổ chức dạy học trường lớp, tạo môi trường giao tiếp rộng mở
cho người học. Ơng được coi là "ơng tổ của nền sư phạm cận đại" và đã có những
đóng góp lớn lao cho nền GD thế giới. Tư tưởng GD của J.A Comenxki là kết hợp
giữa GD nhà trường với hoạt động thực hành bên ngoài cuộc sống,


6

nhằm giải phóng hình thức học tập "giam hãm trong bốn bức tường" của hệ thống
nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ơng khẳng định "học tập khơng phải là lĩnh hội
kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi,
cây dẻ". Chính tư tưởng giáo dục trên cho thấy giao tiếp của học sinh không chỉ
thực hiện trong nhà trường mà vượt ra khỏi phạm vi nhà trường. Môi trường giao

tiếp, nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp càng được mở rộng bao nhiêu thì tâm
hồn người học càng phong phú bấy nhiêu.
Thế kỷ XIX, C.Mác (1818-1883) và F.Anghen (1820-1895)[4] đã xây dựng
học thuyết mới trong lịch sử phát triển lồi người. Các ơng khơng chỉ tổng kết, tìm
ra quy luật của tiến trình phát triển trong triết học, KT và XH; hình thành chủ nghĩa
Mác Lênin có sức sống mãnh liệt qua không gian, thời gian mà các ông còn được
coi là ông tổ của nền GD hiện đại. C.Mác và F.Anghen đã xác định mục đích nền
GD xã hội chủ nghĩa là tạo ra "con người phát triển tồn diện". Quan điểm GD của
hai ơng là phát triển nhân cách con người về mọi mặt theo "phương thức giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất". Chính quan điểm này đã được Lênin kế thừa và phát
triển thành hiện thực nền GD xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của C.Mác và
F.Anghen, kết quả của GD là con người có sức khoẻ, biết làm và có khả năng thích
ứng với sự biến đổi của nghề nghiệp. Trong những nghiên cứu về GD, Lênin đã
đánh giá rất cao vai trị của ngơn ngữ trong q trình hình thành và phát triển nhân
cách con người mà trong đó kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện dẫn đến việc
hình thành, phát triển nhân cách con người trong xã hội.
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, có nhiều nhà triết học, tâm lý học, xã hội
học đã tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực giao tiếp. Nhà triết học và tâm lý học người
Mỹ G.Mit, nhà bác học người Đức C.Giaspe, nhà triết học hiện sinh Nhật Bản
Mactin Babơ, nhà triết học người Pháp Gien Marơsen, nhà triết học người Nga
B.M. Beccheriev.... đã có những nghiên cứu trong lĩnh vực này. Trong đó
các nhà nghiên cứu khoa học đã chú ý đến nghiên cứu hiện tượng tiếp xúc giữa con
người với con người.
Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các nhà tâm lý học hiện
đại, với nhiều cơng trình nghiên cứu, họ đã đưa ra được phạm trù giao tiếp như là
một phạm trù cơ bản. Nó được thể hiện trong các cơng trình “giao tiếp là vấn đề
của tâm lý học đại cương” của B.Ph Lotnov, “tâm lý học giao tiếp” của
AA.Bodaliov [43].



7

Trong cuốn "Education for life" - (giáo dục vì cuộc sống) [32], Donald
Walters đã cung cấp cho các nhà GD, các bậc cha mẹ ở khắp nơi những kỹ thuật
nhằm biến đổi GD thành một q trình tồn vẹn, một q trình hà i hồ giữa kiến
thức sách vở với những kinh nghiệm trực tiếp từ đời sống. Donald Walters đã
khuyến khích mọi người ứng dụng một hệ thống giáo dục mà trong đó, nhấn mạnh
sự tích hợp của việc giảng dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản cùng với nghệ thuật
sống. Ông đã chỉ ra cho mọi người “thấy được toàn bộ cuộc sống là giáo dục và
giáo dục không chỉ giới hạn ở những năm tháng miệt mài trên ghế nhà trường...”.
Đúng như Jesse J.Casbon nhận xét “Cuốn sách nói cho chúng ta biết về phương
pháp cách ni dưỡng óc sáng tạo và trực giác ở mỗi đứa trẻ và làm sao có thể
đánh thức những khả năng chưa được khai thác của trẻ” và hãy để “mỗi đứa trẻ là
chính nó".
Tác giả Kak - Hai - Nơdích [56] người Đức, đã nêu rõ yêu cầu về phát triển
ngơn ngữ của trẻ có một vai trị quan trọng và quá trình phát triển ở từng giai đoạn.
Trong mỗi giai đoạn đó nhiệm vụ của người lớn giúp trẻ thâm nhập vào thế giới
ngôn ngữ phong phú và đa dạng, dẫn dắt trẻ từ những âm thành "gừ...gừ" ở tuổi sơ
sinh đến khi sử dụng, nắm vững ngôn ngữ thành thạo, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển về trí tuệ. Bằng những ví dụ, cách làm cụ thể, thiết thực đã giúp
các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức cơ bản trong việc giáo dục và dạy dỗ,
nắm vững ngôn ngữ giao tiếp của con em mình.
Với Evgrafova M. G. [121], Sự hình thành văn hố giao tiếp bằng lời của trẻ em
tuổi mẫu giáo lớn trên cơ sở phong tục tập quán của dân tộc là rất quan trọng. Ở đây,
tác giả đã trình bày quy luật và nguyên tắc hình thành văn hoá giao tiếp bằng lời của trẻ
em tuổi mẫu giáo lớn, những đặc điểm của việc hình thành văn hoá giao tiếp bằng lời
của trẻ em tuổi mẫu giáo lớn trên cơ sở phong tục tập quán của dân tộc; nội dung và kỹ
thuật hình thành văn hố giao tiếp bằng lời của trẻ em tuổi mẫu giáo lớn trên cơ sở
phong tục tập quán của dân tộc. Đây chính là những tiền đề để trẻ em ở tuổi mẫu giáo
lớn hình thành được kỹ năng giao tiếp trước khi bước vào lứa tuổi tiểu học.

Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hoá giao tiếp trong gia đình đến sức khoẻ
tâm lý đạo đức của thiếu niên, tác giả Malin I.I [120] đã khẳng định văn hoá tâm lý của
giao tiếp trong gia đình được thể hiện ở hệ thống các chuẩn mực; định hướng


8

giá trị; những cách thức và phong cách hành vi, giao tiếp và mối quan hệ qua lại trong
gia đình…, những cái được áp dụng trong hệ thống các mối quan hệ qua lại và giao tiếp
giữa cha mẹ với con cái. Tác giả đã làm nổi bật lên 5 loại văn hố tâm lý của giao tiếp
trong gia đình và ảnh hưởng của chúng tới sự hình thành nhân cách và sức khoẻ tâm lý
đạo đức của thiếu niên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thiếu hụt chức năng bất kỳ nào
đó của người lớn trong gia đình hoặc sự xem thường nó sẽ làm rối loạn sức khoẻ tâm lý
của trẻ. Chính văn hố tâm lý của giao tiếp trong gia đình và ảnh hưởng của chúng sẽ
tác động đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của thiếu niên.

Để nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ, tác giả Linda Maget [64] đã giới
thiệu những kỹ năng giao tiếp xã hội, giúp trẻ giải quyết những trở ngại trong việc
kết giao bạn bè. Với cách trình bày của mình, tác giả Linda Maget giúp các bậc cha
mẹ và trẻ học được kỹ năng giao tiếp xã hội để ln có bạn bè, trưởng thành trong
học tập và cuộc sống, đó là mục tiêu của cuốn sách muốn đem lại.
Hay chương trình dạy tiếng Malaysia [105] cho rằng "sự thành thạo ngôn
ngữ làm cho học sinh học tập có hiệu quả, vì vậy ngơn ngữ được coi trong ở tiểu
học. Khi học xong tiểu học học sinh biết sử dụng ngơn ngữ phù hợp với trình độ
phát triển của mình". Hay đối với Thái Lan [105] trong chương trình giảng dạy
tiếng Thái Lan lại nhấn mạnh "việc dạy tiếng phải trau dồi cho học sinh kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết và khả năng dùng ngơn ngữ...." đối với chương trình dạy tiếng
Pháp [105] năm 1985 đã khẳng định việc nắm vững tiếng Pháp quyết định thành
quả học tập ở tiểu học và trở thành tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết quả đào
tạo ở cấp tiểu học. Đối với New Zealand [1], chương trình GD đã chú ý xây dựng

GD các kỹ năng cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, mục tiêu của giáo dục New
Zealand là làm thế nào giúp trẻ tự tin vào bản thân, khoẻ mạnh về thể chất và tâm
hồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức. Việc GD kỹ năng cho trẻ ngay từ
lứa tuổi này đã tạo cho trẻ mầm non có cơ hội tiếp cận cộng đồng, tạo nhiều cơ hội
giao tiếp cho tuổi thơ. Đây là một cách GD đúng đắn cho trẻ, giúp trẻ có có những
nền kiến thức rất cơ bản để hình thành kỹ năng giao tiếp cho tuổi học trị.
Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, trước bối cảnh tồn cầu hóa, quốc tế hóa,
các nước đều rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con người trong xã hội mới. Một
trong bốn trụ cột của nền GD toàn cầu trong thế kỷ XXI đã được


9

UNESCO đề xuất là “học để cùng chung sống” và được coi là một trong những trụ
cột quan trọng, then chốt của GD hiện đại. Câu hỏi đặt ra là “Kỹ năng nào là cần
thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống ?”, một trong
những kỹ năng toàn cầu đỏi hỏi ở mỗi con người hồn thiện là phải có “kỹ năng
giao tiếp”. Chương trình GD các giá trị sống của Unesco [31] được coi là đối tác
của các nhà GD trên toàn cầu . Đó là chương trình ứng dụng những kỹ thuật, kỹ
năng đơn giản nhưng mang tính chun mơn cao bao gồm kỹ năng lắng nghe tích
cực, những câu hỏi theo dạng mở - đóng và cách thảo luận tìm ra hướng giải quyết.
Chương trình này đã làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ, trang bị những
giá trị tích cực, các kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trang bước vào đời.
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh cùng với Phịng thương mại và cơng nghiệp có
sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc
[115] đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai”. Cuốn sách đã trình bày
các kỹ năng và kiến thức mà yêu cầu người sử dụng lao động bắt buộc phải có. Kỹ
năng hành nghề là các kỹ năng cần thiết khơng chỉ để con người có được việc làm
mà nó cịn làm cho con người tiến bộ trong tổ chức nhờ phát huy tiềm năng cá nhân,
đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức đó. Các kỹ năng hành nghề do

cuốn sách trình bày bao gồm có 8 kỹ năng, trong đó kỹ năng giao tiếp là một kỹ
năng được đề cập đầu tiên. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của kỹ năng giao
tiếp trong xã hội. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu trên thế giới ln tìm tịi để hồn
thiện trong q trình GD và giáo dục kỹ năng giao tiếp.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong lịch sử phát triển của dân tộc, của nhà nước Việt Nam, vấn đề về giao
tiếp đã được coi trọng, nó được coi là nền tảng, là một trong những tiêu chuẩn,
thước đo đánh giá nhân cách, đạo đức của con người, là biểu hiện của nét đẹp văn
hoá “Tiền của phân giàu nghèo, giao tiếp phân tầng văn hóa” .
Người Việt xưa ảnh hưởng nhiều văn hóa Trung Quốc qua tác động bởi sự đơ
hộ gần một nghìn năm của phương Bắc, tác động của Khổng giáo, họ có những biểu
hiện giao tiếp hoàn toàn khác với cách giao tiếp của người Việt


10

Nam hiện đại [30]. Trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, con người ln có
nhu cầu giao tiếp với nhau và những hoạt động giao tiếp được mỗi người quan tâm,
nó được lưu truyền, gìn giữ, dạy và học...giữa mọi người trong xã hội. Từ trước đến
nay, người Việt luôn hướng giao tiếp trong xã hội theo chủ nghĩa duy tình và nó
được nâng lên thành một kiểu văn hoá giao tiếp của người việt nhằm đảm bảo sự
đồn kết, nhất trí trong cuộc sống. Khơng những thế, vấn đề giao tiếp còn là sự đúc
kết kinh nghiệm trong cuộc sống và đấu tranh cho sự sinh tồn của mình. Cho nên,
người xưa thường lưu truyền dạy nhau qua các thế hệ “học ăn học nói, học gói, học
mở”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”.... Đó là
những kinh nhiệm q báu đã được người xưa
đúc kết, lưu truyền trong xã hội và nó chính là cách giao tiếp, cách giao tiếp ấy
cũng phải học, phải dạy.
Ca dao, tục ngữ của Việt Nam cũng thể hiện và đề cập nhiều đến vấn đề giao
tiếp giữa con người với con người trong xã hội, trong cuộc sống, trong cơng việc và

trong tình cảm lứa đôi. Do thể chế xã hội, ngôn ngữ giao tiếp của con người bị trói
buộc trong khn khổ của lễ giáo phong kiến với những luật tục khắt khe nên hoạt
động giao tiếp bị hạn chế. Ví dụ: Trong tình u nam nữ, trai gái khơng thể tự do
đến với nhau được bởi quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân", "cha mẹ đặt đâu con
ngồi đấy". Họ không thể vượt qua giới hạn của hành vi giao tiếp cho phép, buộc
phải thể hiện qua những lời bóng gió xa xơi, những câu ca dao, tục ngữ... đây chính
là cách thức giao tiếp của tình u, được coi là nét đẹp văn hoá giao tiếp thời đại, là
nền tảng để giáo dục, giúp con người hình thành nhân cách, sống có chuẩn mực đạo
đức. Nhiều nét đẹp văn hóa, giao tiếp của người việt trong suốt hàng nghìn năm,
đến nay vẫn được giữ gìn và có giá trị trong cuộc sống.
Nếu ngày xưa, thời phong kiến, giao tiếp bó hẹp trong phạm vi làng xóm,
thơn bản, thì ngày nay giao tiếp đã khơng cịn bó hẹp trong khn khổ đó nữa. Nó
đã vượt qua khỏi luỹ tre làng, đến mọi miền đất nước và vượt qua biên giới, đến với
cộng đồng kiều bào Việt Nam sống ở nước ngoài....
Vấn đề giao tiếp ở nước ta là những kỹ năng cơ bản để con người sống, chiến
đấu, sản xuất, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sau cách mạng tháng 8.1945, một số


11

giao tiếp cũ đã bị phá vỡ cùng tập tục hà khắc, bởi nhiều nội dung mới trong giao
tiếp được hình thành trên nền của xã hội mới. Và ngày nay, trong nền kinh tế thị
trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự cạnh tranh, những thành tựu khoa
học và thơng tin bùng nổ...thì vấn đề giao tiếp trong xã hội được coi là điều kiện tất
yếu để khẳng định sự thành cơng trong cuộc sống hay nói cách khác, đó là sự “cạnh
tranh” để phát triển, là điều kiện tất yếu mở rộng mối quan hệ, khẳng định được
thành công trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
Ở nước ta, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giao tiếp
dưới góc độ tâm lý học. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, có nhiều bài
viết và cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam như Phạm Minh

Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lê....
được công bố, in ấn, xuất bản và áp dụng trong giáo dục, trong cuộc sống.
Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên dưới góc độ Tâm lý
học, tác giả Hồng Anh [8] đã đề xuất quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm cho
sinh viên các trường Sư phạm. Như vậy, kỹ năng giao tiếp ở đây được khai thác
dưới góc độ nghề dạy học.
Năm 1995, tác giả Lưu Thu Thủy [97], đã nghiên cứu quy trình giáo dục
hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 4, lớp 5 trường
tiểu học. Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh dưới hai
góc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp của học sinh;
thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh lớp 4, lớp 5
trong phạm vi trường học. Tuy nhiên, những hành vi giao tiếp bên ngoài trường học
của học sinh chưa được quan tâm, nghiên cứu. Đây là khoảng trống bởi hành vi của
người học không chỉ được thể hiện ở trong nhà trường mà nó cịn được thể hiện ở
gia đình và ngồi xã hội.
Cùng chủ đề nghiên cứu về giao tiếp ở lứa tuổi trẻ em, năm 2003, tác giả
Hoàng Thị Phương [83] nghiên cứu một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có
văn hóa cho trẻ 5 đến 6 tuổi, giao tiếp được khai thác dưới góc độ hành vi văn hóa
sơ đẳng nhưng là cơ bản, phổ biến, đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo lớn. Đó là
những kỹ năng mang tính nền tảng làm cơ sở để GD và phát triển sau này cho trẻ
thơ ở tuổi học tiểu học.


12

Nghiên cứu về đề tài "một số đặc điểm giao tiếp của học sinh phổ thông dân
tộc nội trú khu vực Đông Bắc Việt Nam" [43], Năm 2005, tác giả Phùng Thị Hằng
đã khai thác khái niệm giao tiếp dưới góc độ nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp,
phạm vi giao tiếp, đối tượng và cách sử dụng phương tiện giao tiếp của học sinh
phổ thông. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp,

phạm vi giao tiếp của học sinh dân tộc được thể hiện bằng kỹ năng hành vi như thế
nào chưa được khai thác.
Năm 2010, tập thể tác giả do ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD- ĐT Hà
Nội [88] đứng đầu đã biên soạn tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho
HS Hà Nội và đã thí điểm đối với HS lớp 5 qua thực hiện các kỹ năng giao tiếp ứng
xử trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là một tài liệu có tính
thực tiễn trong giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học tại Hà Nội.
Như vậy, chưa có một nghiên cứu sâu nào về kỹ năng giao tiếp của HS tiểu
học nông thôn miền núi phía Bắc. Do đó, nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp cho HS
tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc là một yêu cầu khách quan và cần thiết. Nhìn
chung những cơng trình nghiên cứu trên đã có những tác động nhất định đối với
việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS nhưng vẫn còn thiếu những cơng trình đi
sâu nghiên cứu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nói chung, HS tiểu học
nơng thơn miền núi phía Bắc nói riêng. Vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS
vùng nông thôn miền núi phía Bắc vẫn cịn là “khoảng trống” ít được quan tâm
nghiên cứu và từ đó khẳng định tính cấp thiết trong việc triển khai nghiên cứu của
luận án.
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Kỹ năng
Cho đến nay, trên thế giới và ở nước ta vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác
nhau về kỹ năng và nó được nhìn dưới những góc độ khác nhau.
Khi nhìn nhận về kỹ năng, các nhà tâm lý học [5] có những quan niệm khác
nhau về kỹ năng, với những cách quan niệm khác nhau của các nhà Tâm lý học,
chúng tôi hiểu kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hành động hay hoạt động, nhưng
lại liên quan trực tiếp tới năng lực của cá nhân. Và con người muốn thực hiện được
hành động nào đó thì cá nhân phải có tri thức hiểu biết, có các điều kiện về thực
hiện hành động đó.


13


Các nhà GD Việt Nam quan niệm kỹ năng như là khả năng của con người
thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện trong đó hành
động xảy ra. Một số tác giả khác lại quan niệm, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả
một số thao tác hay một loạt các thao tác phức hợp của hành động bằng cách lựa
chọn và vận dụng tri thức vào quy trình đúng đắn.
Theo Lê Văn Hồng [5], kỹ năng là "khả năng vận dụng kiến thức để giải
quyết một nhiệm vụ mới". Còn tác giả Nguyễn Văn Đồng [33] cho rằng: "kỹ năng là
năng lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một
hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể", hay tác giả Nguyễn Quang Uẩn
[5] cho rằng: "kỹ năng là năng lực của con người biết vận hành các thao tác của
một hành động theo đúng quy trình".
Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho thấy những điểm
chung trong quan niệm về kỹ năng:
+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng. Tri thức ở đây bao
gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động.
+ Kỹ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.
+ Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm
đạt được mục đích đã đặt ra.
Như vậy, kỹ năng được xem xét theo nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên,
những quan niệm ấy không hề mâu thuẫn nhau mà chỉ khác nhau ở chỗ mở rộng
hay thu hẹp thành phần kỹ năng mà thơi.
Từ sự phân tích trên, chúng tơi hiểu kỹ năng như sau: Kỹ năng là năng lực
thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận
dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt được mục đích
đề ra.
1.2.2. Kỹ năng giao tiếp
1.2.2.1. Giao tiếp
Trong quá trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về giao
tiếp [5][33][35][69][118]. Tuỳ theo góc độ xem xét, vấn đề giao tiếp được phân tích

theo các các quan điểm khoa học khác nhau, trên các lĩnh vực xã hội học, kinh tế
học, tâm lý học. Và hoạt động giao tiếp không chỉ được phân chia thành nhiều cấp


14

độ khác nhau mà nó cịn được phân thành nhiều lĩnh vực: nơi công cộng, ở cơ quan,
trong nhà trường, trong gia đình... Khi bàn về vấn đề giao tiếp, các nhà tâm lý học
đã đưa ra những định nghĩa khác nhau. Mỗi định nghĩa đều đứng trên những quan
điểm riêng, phản ánh những góc độ khác nhau của giao tiếp.
Platon (428-374 TCN), Socrate (460-348TCN) đã đưa ra những khái niệm về
giao tiếp, các tác giả trên coi đối thoại là sự giao lưu trí tuệ của những người biết
suy nghĩ [5] [33].
C.Mác và Ph.Ăngghen [33] hiểu giao tiếp như là "một quá trình thống nhất,
hợp tác, tác động qua lại giữa người với người". Như vậy, khái niệm giao tiếp được
khai thác dưới góc độ là một q trình hợp tác giữa con người với con người. Tuy
nhiên, trong cuộc sống khơng phải có hợp tác là có giao tiếp, đơi khi giao tiếp
khơng có sự hợp tác mà lại là xung đột. Nhà tâm lý học người Anh M.Acgain [79]
đã khẳng định “giao tiếp là quá trình hai mặt của sự thông báo, thành lập sự tiếp
xúc, trao đổi thông tin”. Lúc này, khái niệm giao tiếp được khai thác với chức năng
trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa con người với con người trong xã hội.
Trong nghiên cứu về giao tiếp, P.Oathavut, G.Bivans, D.Giactson là các nhà
Tâm lý học Pháp đã coi giao tiếp là một tổ hợp hành vi hay nói cách khác, giao tiếp
là một quá trình xã hội thường xuyên diễn ra giữa con người với nhau, q trình này
tích hợp nhiều loại hành vi, hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ [43].
Các nhà tâm lý học Liên Xơ (cũ) đã có những định nghĩa khác nhau về giao
tiếp. Đại diện cho các nhà tâm lý học Liên Xô là A.A. Leongchiev. Theo A.A.
Leongchiev [69], giao tiếp là các biểu hiện ở mối quan hệ giữa người với người; sự
tiếp xúc về tâm lý; có sự trao đổi thơng tin, tình cảm và điều chỉnh lẫn nhau. Ông
định nghĩa: "giao tiếp là một hệ thống những q trình có mục đích và động cơ bảo

đảm sự tương tác giữa người này với người khác, trong hoạt động tập thể thực hiện
các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc
thù...". Theo định nghĩa trên, khái niệm giao tiếp được khai thác dưới góc độ là một
q trình có mục đích, động cơ, nội dung và có phương tiện.
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp [14][44][77] đã nhận được sự quan tâm rất
nhiều của các nhà Tâm lý học và Giáo dục học, nó được khai thác dưới nhiều góc
độ khác nhau như giao tiếp thông thường ở các lứa tuổi, giao tiếp công vụ.


15

Tác giả Ngơ Cơng Hồn [49] cho rằng: "giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa
con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kỹ
năng, kỹ xảo nghề nghiệp". Khái niệm giao tiếp ở đây đã được khai thác trong mối
quan hệ giữa con người với con người với những mục đích khác nhau.
Nhấn mạnh đến khía cạnh tâm lý của giao tiếp, tác giả Trần Trọng Thủy
[102] quan niệm: "giao tiếp của con người là một q trình có chủ định hay khơng
có chủ định, có ý thức hay khơng có ý thức mà trong đó, các cảm xúc và tư tưởng
được biểu đạt trong các thông điệp bằng phi ngôn ngữ". Khái niệm giao tiếp của tác
giả được khai thác là một q trình có chủ định hoặc khơng chủ định, thực hiện
bằng lời hoặc khơng bằng lời, có thể kiểm sốt được và có thể khơng kiểm sốt
được bằng ý thức con người.
Tiếp cận dưới góc độ mối quan hệ liên nhân cách của con người, tác giả Nguyễn
Quang Uẩn [69] viết: "giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thơng qua đó
con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác
động qua lại lẫn nhau. Hay nói cách khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ
người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác". Ở

đây, tác giả đã xem giao tiếp như điều kiện của sự tồn tại và phát triển của con người.
Thông qua giao tiếp, các mối quan hệ liên nhân cách của con người được phát triển.


Trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận về giao tiếp và có những
định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi tác giả khai thác khái niệm giao tiếp dưới
các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, thông qua những định nghĩa, các tác giả đều đã
nêu ra những dấu hiệu cơ bản của giao tiếp. Những dấu hiệu cơ bản đó là:
- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, chỉ có ở con người, chỉ
được diễn ra trong xã hội loài người.
- Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người.
- Giao tiếp thể hiện thông qua sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết, rung cảm và
ảnh hưởng lẫn nhau.
- Giao tiếp chứa đựng những nội dung của xã hội, được thực hiện trong một
hoàn cảnh xã hội cụ thể và chịu sự quy định của các yếu tố văn hóa, xã hội.
Từ những dấu hiệu chung của giao tiếp, tác giả luận án coi khái niệm sau đây
về giao tiếp là khái niệm công cụ trong nghiên cứu: Giao tiếp là một quá trình tiếp


×