Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đặc điểm chất lượng và định hướng sử dụng sét làm vật liệu xây dựng tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT

HOÀNG VĂN DŨNG

ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG SÉT LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA CHẤT

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

HOÀNG VĂN DŨNG

ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG SÉT LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Địa chất khống sản và thăm dị
Mã số : 60.44.59

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA CHẤT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Văn Lâm



HÀ NỘI - 2010


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Dũng


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2
MỤC LỤC......................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................... 6
DANH MỤC CÁC ẢNH .................................................................................. 7
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 8
Chương 1. KHÁI QUÁT CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT TỈNH BẮC GIANG...... 12
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang.................. 12
1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính ........... 12
1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên ................................................................ 12
1.2. Kinh tế - xã hội ..................................................................................... 14

1.2.1. Đặc điểm dân cư và lao động........................................................ 14
1.2.2. Cơ sở hạ tầng.................................................................................. 15
1.3. Lịch sử nghiên cứu địa chất.................................................................. 17
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1954.............................................................. 17
1.3.2. Giai đoạn sau năm 1954................................................................. 17
1.4. Khái quát đặc điểm địa chất tỉnh Bắc Giang ........................................ 18
1.4.1. Địa tầng .......................................................................................... 18
1.4.2. Kiến tạo .......................................................................................... 25
1.4.3. Khoáng sản ..................................................................................... 26
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÀI NGUYÊN SÉT TỈNH BẮC
GIANG ............................................................................................................ 27
2.1. Đặc điểm phân bố ................................................................................. 27
2.1.1. Sét nguồn gốc trầm tích.................................................................. 27
2.1.2. Sét nguồn gốc phong hóa ............................................................... 29
2.2. Tài nguyên sét làm vật liệu xây dựng................................................... 30


4

2.2.1. Một sô khái niêm về tài nguyên, trữ lượng và hệ thống phân cấp tài
nguyên, trữ lượng khoáng sản.................................................................. 30
2.2.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá định lượng tài nguyên và tính trữ
lượng sét làm vật liệu xây dựng ............................................................... 32
2.2.3. Tài nguyên, trữ lượng sét tỉnh Bắc Giang...................................... 37
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG SÉT
LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG ...................................................................... 38
3.1. Một số khái niệm về sét ........................................................................ 38
3.2. Một số yêu cầu chất lượng của sét làm vật liệu xây dựng.................... 40
3.2.1. Sét làm gốm sứ ............................................................................... 40
3.2.2. Sét làm vật liệu chịu lửa................................................................. 41

3.2.3. Sét làm gạch ngói ........................................................................... 43
3.3. Đặc điểm chất lượng sét làm vật liệu xây dựng ................................... 45
3.3.1. Chất lượng sét nguồn gốc trầm tích ............................................... 45
3.3.2. Đặc điểm chất lượng sét nguồn gốc phong hóa ............................ 56
3.4. Định hướng sử dụng ............................................................................. 59
3.4.1. Đánh giá chất lượng sét tỉnh Bắc Giang theo tiêu chuẩn sét làm sứ
gốm, vật liệu chịu lửa và gạch ngói ở nước ta. ........................................ 59
3.4.2. Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất gốm sứ thô ................................ 64
3.4.3. Định hướng phát triển công nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bắc
Giang ........................................................................................................ 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 73
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ............................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 76


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Tổng hợp kết quả đánh giá tài nguyên sét đã xác nhận

37


Bảng 3.1.

Chỉ tiêu sét sản xuất gạch chịu lửa

42

Bảng 3.2.

47

Bảng 3.3.

Hàm lượng các khoáng vật trong lớp sét màu trắng, trắng xám
Hàm lượng các oxyt trong sét màu trắng

Bảng 3.4.

Đặc trưng thống kê của các oxyt chính mỏ Trí Yên

49

Bảng 3.5.

Thành phần độ hạt sét màu trắng

50

Bảng 3.6.

Bảng kết quả phân tích mẫu kỹ thuật


51

Bảng 3.7.

Bảng kết quả phân tích rơnghen

52

Bảng 3.8.

Bảng kết quả phân tích nhiệt

52

Bảng 3.9.

Đặc trưng thống kê của các oxyt chính mỏ Cẩm Lý

52

Bảng 3.10.

Độ hạt sét màu vàng, nâu đỏ loang lổ

55

Bảng 3.11.

Hàm lượng các khoáng vật trong lớp sét phong hóa


56

Bảng 3.12.

Thành phần hố học sét phong hố

56

Bảng 3.13.

Đặc trưng thống kê của các oxyt chính mỏ Buộm

57

Bảng 3.14.

Độ hạt sét phong hóa

58

Bảng 3.15.

Bảng so sánh chất lượng sét màu trắng làm gốm sứ với TCVN

60

Bảng 3.16.

Bảng so sánh chất lượng sét chịu lửa với tiêu chuẩn


61

Bảng 3.17.

Bảng so sánh chất lượng sét làm gạch với TCVN

62

Bảng 3.18.

Bảng so sánh chất lượng sét làm ngói với TCVN

62

Bảng 3.19.

Bảng so sánh chất lượng sản phẩm gạch với TCVN

63

Bảng 3.20.

Nhu cầu công suất vật liệu không nung

71

Bảng 3.21.

Dự kiến số dây chuyền sản xuất cần phát triển thêm


71

47


6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
Tên hình
Hình 1.1. Sơ đồ địa chất và phân bố sét tỉnh Bắc Giang

Trang
26

Hình 2.1. Mặt cắt địa chất mỏ sét Tiên Phong, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang

28

Hình 2.2. Lỗ khoan TY11, mỏ sét Trí n -n Dũng - Bắc Giang

28

Hình 2.3. Lỗ khoan YL2, mỏ sét Yên Lư - Yên Dũng - Bắc Giang

28

Hình 2.4. Mặt cắt địa chất mỏ sét Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang


29

Hình 3.1. Biểu đồ phân bố hàm lượng SiO2 mỏ sét Trí n

49

Hình 3.2 Biểu đồ phân bố hàm lượng Al2O3 mỏ sét Trí n

49

Hình 3.3 Biểu đồ phân bố hàm lượng Fe2O3 mỏ sét Trí n

50

Hình 3.4. Biểu đồ phân bố hàm lượng SiO2 mỏ sét Cẩm Lý

54

Hình 3.5. Biểu đồ phân bố hàm lượng Al2O3 mỏ sét Cẩm Lý

54

Hình 3.6. Biểu đồ phân bố hàm lượng Fe2O3 mỏ sét Cẩm Lý

55

Hình 3.7. Biểu đồ phân bố hàm lượng SiO2 mỏ Buộm

57


Hình 3.8. Biểu đồ phân bố hàm lượng Al2O3 mỏ sét Buộm

57

Hình 3.9. Biểu đồ phân bố hàm lượng Fe2O3 mỏ Buộm

58


7

DANH MỤC CÁC ẢNH
Tên ảnh

Số hiệu

Trang
28

Ảnh 2.1.

Lớp sét màu trắng mỏ Tiên Phong, huyện Hiệp Hòa

Ảnh 2.2.

Sét nguồn gốc phong hóa

30

Ảnh 3.1.


Lớp sét màu trắng đục mỏ Tiên Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

46

Ảnh 3.2.

Nhà máy sản xuất gạch Tuynel

64

Ảnh 3.3.

Thí nghiệm nung mẫu sứ thơ

65

Ảnh 3.4.

Sản phẩm gốm sứ sau khi nung 13000C

65


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Sét là nguồn ngun liệu khống được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều
ngành công nghiệp khác nhau. Có thể nói, ít có loại khống sản nào mà lĩnh

vực sử dụng lại đa dạng và phong phú như khoáng sản sét. Ở nước ta, sét
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất xi măng, gốm sứ, vật liệu
chịu lửa, gạch ngói,v.v. Trong những năm gần đây, ngành công nhiệp sản
xuất gốm sứ, vật liệu chịu lửa và gạch ngói khơng ngừng phát triển trở thành
một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Bắc Giang là tỉnh có tiềm năng lớn về sét nguồn gốc trầm tích Đệ tứ và
sét phong hóa. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ nguồn lực, vị trí, vai trò của sét,
nhất là khả năng thỏa mãn nhu cầu các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang và định hướng sử dụng hợp lý, đúng mục đích là hết sức cần thiết.
Đề tài: “Đặc điểm chất lượng và định hướng sử dụng sét làm vật liệu xây
dựng tỉnh Bắc Giang” được đặt ra trong bối cảnh nêu trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a. Mục đích
Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, chất lượng, tài nguyên, trữ
lượng và định hướng sử dụng sét làm vật liệu xây dựng (sét gốm sứ, chịu lửa
và gạch ngói) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
b. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu làm rõ các yếu tố cấu trúc địa chất liên quan với đặc điểm
phân bố của sét trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá tài nguyên, trữ lượng sét theo từng lĩnh vực sử dụng.


9

- Nghiên cứu thử nghiệm công nghệ của sét gốm sứ trong phịng thí
nghiệm.
- Đánh giá chất lượng và khả năng sử dụng sét làm gốm sứ, gạch chịu
lửa và gạch ngói.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sét làm vật liệu xây dựng (gốm sứ, gạch chịu
lửa, gạch ngói).
- Phạm vi nghiên cứu: thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm rõ đặc điểm phân bố và tài nguyên sét trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá chất lượng và định hướng sử dụng sét làm vật liệu xây dựng
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra nêu trên, học viên đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu địa chất - khoáng sản tỉnh Bắc Giang.
- Khảo sát, nghiên cứu thực địa và lấy mẫu nghiên cứu tính chất cơng
nghệ của sét.
- Áp dụng phương pháp tốn thống kê để xử lý số liệu phân tích hóa
sét, nhiệt, rơnghen, độ hạt và tính chất kỹ thuật của sét.
- Mơ hình hố các đối tượng nghiên cứu bằng các mơ hình thực tế (bản
đồ địa chất, mặt cắt địa chất).
6. Những điểm mới của luận văn
- Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định sét trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang có tiềm năng lớn và chất lượng hồn toàn đáp ứng yêu cầu sản xuất
gốm sứ và gạch ngói với quy mơ cơng nghiệp.


10

- Kết quả nghiên cứu đã góp phần phân loại khá đầy đủ các loại sét theo
màu sắc, thành phần tương ứng với các lĩnh vực sử dụng để tạo ra các sản
phẩm riêng biệt. Từ đó giúp các nhà khai thác và sử dụng nguyên liệu sét một
cách có hiệu quả.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Góp phần làm sáng tỏ hệ phương pháp xử lý, phân tích tài liệu địa
chất - khống sản để nâng cao độ tin cậy trong nghiên cứu đánh giá tiềm năng
tài nguyên và khả năng sử dụng sét trong các ngành công nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu của của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo có
giá trị cho các nhà quản lý và doanh nghiệp về khả năng sử dụng sét trong
công nghiệp sản xuất gốm sứ, gạch chịu lửa và gạch ngói, đồng thời tạo cơ sở
cho các nhà đầu tư có các giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả kinh tế,
tránh lãng phí tài nguyên.
8. Cơ sở tài liệu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở tài liệu do tác giả trực tiếp thu thập
và tổng hợp trong quá trình thực hiện đề tài cấp Bộ trọng điểm: “Quy hoạch
khoáng sản Bắc Giang đến năm 2020” do PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm làm chủ
nhiệm và các tài liệu địa chất khu vực của các nhà địa chất đi trước.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn khi hoàn thành gồm 01 bản lời có khối lượng 78 trang đánh
máy vi tính khổ A4, 14 hình vẽ, 06 ảnh và 22 biểu bảng kèm theo. Ngoài phần
mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Khái quát cấu trúc địa chất tỉnh Bắc Giang.
Chương 2. Đặc điểm phân bố và tài nguyên sét tỉnh Bắc Giang.
Chương 3. Đặc điểm chất lượng và khả năng sử dụng sét làm vật liệu
xây dựng.


11

Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Tìm kiếm - Thăm dò, Khoa Địa
chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Nguyễn Văn Lâm. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy hướng dẫn
khoa học đã hướng dẫn tận tình, hiệu quả trong q trình học tập và hồn

thành luận văn của học viên.
Trong q trình hồn thiện luận văn, học viên đã nhận được sự giúp đỡ
tạo điều kiện của Ban giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Ban Chủ
nhiệm Khoa Địa chất, Phòng Đại học & Sau Đại học Trường Đại học Mỏ Địa chất, Lãnh đạo Bộ mơn Tìm kiếm - Thăm dị, Liên đồn Địa chất xạ
hiếm, Trung tâm Thơng tin Lưu trữ địa chất, Sở Tài nguyên và Môi trường
Bắc Giang.
Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn về sự hướng dẫn giúp
đỡ, tạo điều kiện của các đơn vị, các đồng nghiệp; xin cảm ơn các nhà khoa
học đi trước đã có những cơng trình nghiên cứu để học viên kế thừa trong
luận văn này.


12

Chương 1
KHÁI QUÁT CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT TỈNH BẮC GIANG
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang
1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
Bắc Giang có toạ độ dịa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc, từ 105053’
đến 107002’ kinh độ đông. Bắc Giang là tỉnh miền núi Trung du thuộc vùng
Đơng Bắc, có diện tích 3.82,7km2; phía bắc và đơng bắc giáp Lạng Sơn; phía
tây và tây bắc giáp Thái Nguyên; phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh
và Quảng Ninh.
Ngày 6/11/1996, Quốc Hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc
tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Giang gồm
một thành phố Bắc Giang và 9 huyện gồm: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động,
Yên Thế, Hiệp Hoà, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng.
Bắc Giang nằm không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành
phố Bắc Giang là trung tâm văn hố, chính trị và kinh tế của tỉnh, cách thủ đô

Hà Nội khoảng 50km. Vị trí địa lý đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế liên vùng và giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh đồng bằng
sông Hồng, các tỉnh vùng Đông Bắc và các tỉnh khác trong cả nước. Nhờ vị
trí địa lý như vậy, Bắc Giang có thể phát huy lợi thế sẵn có của một tỉnh nhiều
tiềm năng, đưa lãnh thổ này thành một đầu mối kinh tế quan trọng nối khu
vực kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1. Đặc điểm địa hình
Bắc Giang nằm trong 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng
xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố


13

Bắc Giang. Vùng miền núi gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn,
Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao. Vì vậy, tương ứng với mỗi miền đã
hình thành một kiểu địa hình có những đặc điểm riêng.
- Địa hình miền núi xâm thực được nâng lên mạnh thuộc lưu vực sơng
Lục Nam. Khu vực này có những đỉnh núi cao và hiểm trở như dãy núi Bảo
Đài - Cấm Sơn và Huyền Đinh - Yên Tử là đường phân giới của tỉnh với các
tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương.
- Địa hình miền đồi trung du thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông
sang tây. Các ngọn đồi thường có độ cao 30 - 50m, sườn thoải, vỏ phong hố
tương đối dày.
- Địa hình đồng bằng tích tụ phân bố trong lưu vực sơng Cầu, sơng
Thương và các thung lũng giữa núi. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, là
điều kiện thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp hàng hố.
2. Đặc điểm sơng suối
Bắc Giang có 3 sơng lớn chảy qua là sơng Cầu, sơng Thương và sông
Lục Nam với tổng chiều dài 347km. Các sơng này có dịng chảy quanh co uốn

khúc và đều chảy về phía Phả Lại. Dọc các thung lũng sơng tương đối phổ
biến các bãi bồi, bậc thềm có thành phần chính là cát, bột, sét lẫn sạn, sỏi. Chế
độ thuỷ văn gồm 2 mùa là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 9,
chiếm trên 70% lượng mưa cả năm. Mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 4, chiếm
30% lượng mưa cả năm.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cịn có hệ thống ao, hồ (hồ Cấm Sơn và
Khn Thần), đầm với diện tích khoảng 16,3 nghìn ha. Nhìn chung, sơng
ngịi, ao hồ ở Bắc Giang có giá trị khơng chỉ về cung cấp nước, mà còn cả về
phát triển thuỷ sản nước ngọt, du lịch.
3. Đặc điểm khí hậu


14

Bắc Giang nằm trong vùng đệm giữa khu vực núi Đơng Bắc và đồng
bằng sơng Hồng nên khí hậu có tính đa dạng của chế độ hồn lưu gió mùa
nhiệt đới. Mùa đơng ít mưa, sương muối xuất hiện trên nhiều vùng núi. Mùa
hè nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa phân bố khơng đều do ảnh hưởng của địa
hình. Lượng mưa trung bình năm từ 1300 - 1800mm. Nhiệt độ trung bình vào
mùa mưa khoảng 27 - 280C, mùa khơ trung bình 16 - 170C; độ ẩm từ 73 87%.
4. Thảm thực vật
Bắc Giang có rừng gỗ với nhiều loại cây quý như đinh, lim, sến, dẻ và
các dải rừng tre nứa ở Sơn Động, Yên Thế. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang có 136.106 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng sản xuất chiếm
84.601 ha, rừng phòng hộ 37.691 ha, rừng đặc dụng 13.814 ha. Trữ lượng gỗ
cây đứng khoảng 3,5 triệu m3 và 500 triệu cây tre nứa. Trong rừng cịn có các
loại cây đặc sản, thảo dược như thơng, trám, ba kích, sa nhân, đẳng sâm.
1.2. Kinh tế - xã hội
1.2.1. Đặc điểm dân cư và lao động
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 8 dân tộc cùng sinh sống. Trong số này

đông nhất là người Kinh (khoảng 86%), tiếp đến là người Tày, người Hoa,
người Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Dao, Mường. Dân số trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đến năm 2009 là 1.555.720 người, mật độ trung bình 407 người/km2,
nhưng phân bố không đều. Thành phố Bắc Giang là nơi tập trung đơng nhất
(3.353,2 người/km2), tiếp đến là huyện Hiệp Hồ (1.103 người/km2), thấp nhất
là huyện Sơn Động (86,3 người/km2).
Kết cấu dân số của tỉnh Bắc Giang: nam chiếm 49,4%, nữ chiếm
50,6%. Bắc Giang là tỉnh có dân số trẻ, do tỷ xuất tự nhiên đang giảm khá
nhanh nên tỷ lệ người trong độ tuổi lao động sẽ tăng lên và tỷ lệ người dưới
độ tuổi lao động sẽ giảm. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế trong


15

những năm qua có sự dịch chuyển theo xu hướng chung của cả nước. Tỷ lệ
lao động trong khu vực nơng, lâm nghiệp ngày càng giảm, cịn trong các khu
cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng.
1.2.2. Cơ sở hạ tầng
1. Kinh tế
Kể từ khi tách tỉnh đến nay, Bắc Giang đã sớm đi vào ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế trong những năm qua đã có sự chuyển biến
tích cực, xuất hiện nhiều mơ hình kinh tế trên các lĩnh vực nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ, nhất là trong việc sử dụng đất đồi để phát triển cây ăn quả
và chăn nuôi ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Lạng Giang.
Trong ngành nông nghiệp, với quỹ đất khoảng hơn 100 ngàn ha cùng
với khí hậu theo các tiểu vùng, Bắc Giang có điều kiện để phát triển một nền
nơng nghiệp hàng hố. Ở trung du và đồng bằng, chất lượng đất tốt, địa hình
ít bị chia cắt nên thích hợp với các cây lượng thực và thực phẩm, cây công
nghiệp và cây ăn quả (vải thiều, cam, chuối, hồng, na, v.v).
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hàng chục doanh nghiệp cơng

nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trung ương như Công ty phân đạm - hố
chất, xí nghiệp gạch Bích Sơn, v.v. Các ngành cơng nghiệp chủ yếu được phát
triển ở Bắc Giang là:
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản (chế biến thuốc lá, dầu thực vật,
hoa quả, chè, gỗ, tre, nứa).
- Công nghiệp sản xuất phân bón (phân đạm, phân vi sinh NPK), hoá
chất.
- Sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, gốm sứ và xi măng.
- May mặc, gia công hàng xuất khẩu.
- Cơ khí, điện dân dụng, điện tử.
- Khai thác khoáng sản.


16

Nhìn chung, cơng nghiệp của tỉnh phân bố chủ yếu ở thành phố Bắc
Giang và các huyện trung du. Ở các huyện miền núi, các ngành công nghiệp
phân bố thưa thớt, chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành kinh tế.
Trong những năm gần đây, bên cạnh mạng lưới quốc doanh, thương
mại ngồi quốc doanh phát triển nhanh đã góp phần lưu thơng hàng hố từ
thành thị tới nơng thơn, từ trung du đến miền núi, tạo luồng hàng hoá phong
phú. Là một tỉnh mà nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng nên mặt hàng xuất
khẩu chính trong nhiều năm qua là các sản phẩm nông nghiệp như sắn khô,
lạc nhân, vải thiều, vừng, ngô. Hiện nay, do cơ cấu kinh tế đang dần dịch
chuyển sang phát triển công nghiệp nên đã có thêm các mặt hàng xuất khẩu
như may mặc, điện tử, v.v.
2. Giao thơng
Bắc Giang có hệ thống giao thơng thuận lợi, bao gồm đường bộ, đường
sắt và đường thuỷ.
Đường bộ: tổng chiều dài đường bộ của tỉnh khoảng 591 km. Trong đó,

quốc lộ 1A, 31, 279 và 37 có tổng chiều dài khoảng 252 km, đường tỉnh lộ dài
339 km, đường liên xã và liên thơn có tổng chiều dài khoảng 5576 km. Đến
nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Nhìn chung, phương tiện
vận tải tăng nhanh, năng lực vận tải ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đường sắt: tuyến đường sắt chính chạy trên địa bàn tỉnh là Hà Nội Đồng Đăng, kép - ng Bí (đi qua các huyện Lạng Giang - Lục Nam đến
Quảng Ninh) với tổng chiều dài 82 km.
- Đường sông: hệ thống sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam có
tổng chiều dài chảy qua địa bàn tỉnh là 347 km. Trong số đó có thể khai thác
có hiệu quả khoảng 189 km để phục vụ cho vận tải thuỷ giữa các khu vực
trong tỉnh và với các tỉnh phụ cận.


17

1.3. Lịch sử nghiên cứu địa chất
Lịch sử công tác điều tra địa chất và khoáng sản tỉnh Bắc Giang có thể
chia thành hai giai đoạn: trước và sau năm 1954.
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1954
Trong giai đoạn này, công tác nghiên cứu điều tra địa chất và khoáng
sản của vùng do người Pháp tiến hành. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu
trong giai đoạn này cịn ít và chỉ mang tính chất khái qt. Đáng chú ý là cơng
trình đo vẽ bản đồ địa chất Bắc Bộ tỷ lệ 1:500.000 (Lantenois. S, 1907), bản
đồ địa chất Đông Bắc Bắc Bộ tỷ lệ 1:200.000 (Jacob. C và Bourret. R, 1920).
Trong các cơng trình này, các tác giả chỉ quan tâm đến địa chất khu vực mà ít
chú ý đến khống sản. Về hoạt động khoáng sản, trong thời gian này, người
Pháp cũng đã tiến hành điều tra các điểm, biểu hiện quặng đồng trong vùng.
Hiện còn lại một số dấu vết giếng thăm dị song khơng có tài liệu nào ghi
nhận các kết quả này.
1.3.2. Giai đoạn sau năm 1954

Sau hịa bình lập lại, cơng tác nghiên cứu địa chất khu vực được tiến
hành có hệ thống và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong số các cơng trình
đã cơng bố, đáng chú ý là các cơng trình liên quan đến tỉnh Bắc Giang gồm:
- Bản đồ địa chất Việt Nam phần Miền Bắc tỷ lệ 1/500.000 do các nhà
địa chất Việt Nam và Liên Xô thành lập năm 1965 (A.E. Dovjikov chủ biên).
- Bản đồ địa chất vùng An Châu tỷ lệ 1:100.000 (Cao Thế Long và
Phan Cự Tiến, 1963).
- Bản đồ địa chất tờ Lạng Sơn tỷ lệ 1:200.000 (Đoàn Kỳ Thụy, 1976).
- Bản đồ địa chất tờ Tuyên Quang tỷ lệ 1:200.000 do Phạm Đình Long
chủ biên năm 1967 và hiệu đính năm 1994 do Nguyễn Văn Hoành và phạm
Văn Mẫn chủ biên.


18

- Bản đồ địa chất tờ Hải Phòng tỷ lệ 1:200.000 do Phạm Đình Long chủ
biên năm 1967 và hiệu đính năm 1994 do Nguyễn Văn Hồnh và phạm Văn
Mẫn chủ biên.
- Bản đồ địa chất tờ Hà Nội tỷ lệ 1:200.000 do Hoàng Ngọc Kỷ chủ
biên năm 1974 và hiệu đính năm 2000 do Nguyễn Văn Hồnh chủ biên.
- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Thanh Mọi do Nguyễn Trí Vát
chủ biên năm 1997. Trong cơng trình này, cùng với cơng tác đo vẽ địa chất
khu vực, các tác giả đã tiến hành điều tra chi tiết hoá một số đểm quặng tỷ lệ
1:10.000 (khu Hồng Sơn, Phong Vân, Phú Nhuận và Đồng Cốc). Trên cơ sở
kết quả nghiên cứu, các tác giả đã phát hiện, đăng ký một số điểm, biểu hiện
quặng trong vùng, trong đó chủ yếu là các điểm, biểu hiện quặng đồng.
Cùng với công tác nghiên cứu địa chất khu vực, công tác tìm kiếm,
thăm dị cũng được tiến hành đối với phần lớn các loại khoáng sản kim loại,
than đá, khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng trên địa bàn của tỉnh
như: than, sắt, vàng, đồng, chì - kẽm, barit, sét, cát, cuội sỏi.

1.4. Khái quát đặc điểm địa chất tỉnh Bắc Giang
Diện tích tỉnh Bắc Giang (Hình 1.1) nằm gọn trong trũng An Châu
(phía bắc là khối Bắc Thái - Bắc Sơn phía nam là đới Duyên Hải) được cấu
tạo chủ yếu bởi các trầm tích thuộc giới Paleozoi (PZ), Mezozoi (MZ) và
Kainozoi (KZ).
1.4.1. Địa tầng
GIỚI PALEOZOI
HỆ CAMPRI, THỐNG TRÊN
Hệ tầng Thần Sa (ε3 ts)
Phân bố ở phía bắc Mỏ Trạng (phần kéo dài của nếp lồi Bồ Cu, Thái
Nguyên) thuộc các xã Xuân Lương, Canh Dậu, Đồng Vương huyện Yên Thế.


19

Thành phần gồm: đá phiến sét phân lớp mỏng, cát kết đa khoáng màu xám.
Hệ tầng Thần Sa bao gồm phân hệ tầng dưới và trên.
Phân hệ tầng dưới (ε3 ts1): gồm đá phiến sét màu xám đen, tím nâu;
bột kết màu nâu đỏ, thấu kính cát kết.
Phân hệ tầng trên (ε3 ts2): gồm cát kết hạt vừa, cát kết dạng quarzit, đá
phiến sét màu xám đen, sét vôi, bột kết màu nâu đỏ.
Bề dày của hệ tầng 850m.
HỆ ORĐOVIC, THỐNG TRÊN - HỆ SILUR
Hệ tầng Tấn Mài (O3 - Stm)
Hệ tầng Tấn Mài gồm 2 phân hệ tầng, nhưng trong diện tích nghiên cứu
chỉ xuất hiện phân hệ tầng dưới (O3 - Stm1) lộ ra với diện rất nhỏ phía nam.
Thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến thạch anh - sericit - clorit màu xám
bị ép nén mạnh, xen cát kết dạng quarzit, cát kết ít khống màu xám, xám
xanh kẹp ít lớp bột kết sericit. Dày 500m.
HỆ ĐỀ VƠN, THỐNG DƯỚI

Hệ tầng Sơng Cầu (D1sc)
Lộ ra một diện nhỏ phía tây bắc vùng nghiên cứu, loạt Sông Cầu dày
khoảng 400m và được cấu tạo bởi ba tập gồm:
Tập 1: cát kết màu đỏ dạng quarzit chứa cuội, phân lớp trung bình xen
các lớp mỏng bột kết vơi, chứa thực hóa thạch.
Tập 2: cát kết xen bột kết và đá phiến sét màu nâu đỏ đôi khi màu phớt
lục. Dày trên 250m, chứa hóa thạch cá.
Tập 3: cát bột kết chứa vơi, sét bị dolomit hóa màu xám nâu. Dày
khoảng 100m.
GIỚI MESOZOI
HỆ TRIAS, THỐNG GIỮA, BẬC ANISI
Hệ tầng Khôn Làng (T2a kl)


20

Hệ tầng phân bố ở phía bắc diện tích nghiên cứu, gồm ba tập:
Tập 1: cuội kết vôi, sạn - cát kết, thấu kính sét vơi, ít lớp kẹp đá phiến
sét, dày 3 - 4m. Trong lớp cuội kết vôi cơ sở đã tìm thấy hóa thạch, trong cát
sạn kết đã phát hiện các bào tử phấn hoa.
Tập 2: tuf, ryolit, ryođacit, dày 200 - 300m. Sét kết, cát bột kết màu tím
xe cát kết tuf, dày 16 - 30m.
Tập 3: cát kết, bột kết tuf, bột kết, đá phiến sét xám đen, xám vàng
phân lớp mỏng, dày 25 - 30m.
Bề dày chung của hệ tầng đạt khoảng 230 - 330m.
HỆ TRIAS, THỐNG GIỮA
Hệ tầng Nà Khuất (T2 nk)
Hệ tầng phân bố ở Yên Thế và một số nơi khác, gồm phân hệ tầng dưới
và trên.
Phân hệ tầng dưới (T2nk1): gồm 3 tập theo thứ tự từ dưới lên như sau:

- Tập 1: đá vôi màu xám đen, phân lớp mỏng. Dày 200m.
- Tập 2: đá vôi sét màu đen, phân lớp trung bình. Dày 50m.
- Tập 3: bột kết vôi, xen cát kết hạt nhỏ. Dày 125m.
Phân hệ tầng trên(T2nk2): lộ ra dưới dạng dải bao quanh hệ tầng Mẫu
Sơn ở khu vực Yên Thế. Thành phần của hệ tầng gồm có bột kết, đá phiến sét
màu xám, xen cát kết màu xám lục, phân lớp trung bình. Dày 500 - 650m.
Chiều dày chung của hệ tầng 850 - 1000m.
HỆ TRIAS, THỐNG TRÊN, BẬC CARNI
Hệ tầng Mẫu Sơn (T3c ms)
Các đá hệ tầng Mẫu Sơn phân bố rộng khắp ở các khu vực huyện Lục
Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động. Thành phần thạch học chủ yếu của
hệ tầng gồm trầm tích lục ngun hạt thơ đến nhỏ, lục nguyên carbonat, đá


21

phiến sét. Theo thành phần thạch học, hệ tầng được chia thành phân hệ tầng
dưới (T3kms1), giữa (T3kms2) và trên (T3kms3).
Phân hệ tầng dưới (T3kms1)
Phân hệ tầng Mẫu Sơn dưới có diện phân bố hẹp hơn so với phân hệ
tầng giữa và trên. Thành phần thạch học của phân hệ tầng gồm: cát, bột kết,
phiến sét và ít sét kết. Chiều dày của phân hệ tầng 500 - 550m.
Phân hệ tầng giữa (T3kms2)
Các đá của phân hệ tầng phân bố thành những dải lớn kéo dài theo
phương chung đông bắc - tây nam. Theo thành phần thạch học, phân hệ tầng
gồm các tập theo thứ tự từ dưới lên như sau:
+ Tập 1: nằm chuyển tiếp trên tập cát kết xen bột kết của phân hệ tầng
dưới, gồm chủ yếu bột kết ít khống xen lớp bột kết có xi măng carbonat màu
xám lục, nâu đỏ, phân lớp dày trung bình. Chiều dày tập khoảng 150m.
+ Tập 2: cát - bột kết ít khống màu nâu đỏ xen bột kết màu xám lục,

xám tím, phân lớp trung bình. Chiều dày tập 170m.
+ Tập 3: cát bột kết hạt nhỏ chứa vơi xen bột kết ít khống hạt nhỏ, sét
bột kết chứa vơi màu xám lục, xám tím, phân lớp trung bình - dày. Chiều dày
tập 160m.
+ Tập 4: cát bột kết ít khống xen bột kết ít khống màu xám nâu, tím,
gụ, phân lớp dày. Chiều dày 200m.
+ Tập 5: cát kết ít khống xen cát bột kết, bột kết ít khoáng hạt nhỏ, sét
bột kết màu xám tím. Phân lớp trung bình - dày. Chiều dày 150m.
Tổng chiều dày của phân hệ tầng giữa khoảng 830m.
Phân hệ tầng trên (T3kms3)
Các đá của phân hệ tầng phân bố ở nhân của các nếp lõm và hai cánh
của các nếp lồi hoặc tạo thành các dải kéo dài theo phương đông bắc - tây


22

nam. Theo thành phần thạch học, phân hệ tầng gồm các tập theo thứ tự từ
dưới lên trên như sau:
+ Tập 1: bột kết ít khống hạt khơng đều, cát bột kết ít khống, bột kết
thạch anh hạt nhỏ màu tím nâu, phân lớp trung bình. Chiều dày tập 20m.
+ Tập 2: sét - vôi chứa bột thạch anh màu tím nâu, xen bột kết thạch
anh hạt vừa đến lớn, chứa nhiều carbonat màu xám lục. Chiều dày tập 500m.
Tổng chiều dày của phân hệ tầng khoảng 800m.
HỆ TRIAS, THỐNG TRÊN, BẬC NORI - RET
Hệ tầng An Châu (T3n-rac)
Các thành tạo của hệ tầng An Châu có diện phân bố hẹp hơn so với hệ
tầng Mẫu Sơn, chủ yếu lộ ra ở khu vực Sơn Động. Thành phần thạch học của
hệ tầng gồm cát kết, cát - bột kết, sét kết màu đen, xám đen xen đá vôi silic và
sét than, sét vôi.
Hệ tầng An Châu nằm chuyển tiếp lên trên hệ tầng Mẫu Sơn và bị trầm

tích hệ tầng Hà Cối tuổi Jura sớm - giữa phủ bất chỉnh hợp lên trên.
Chiều dày hệ tầng 1000 - 1400m.
Hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl)
Hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl) phân bố ở nếp lõm kéo dài phương vĩ
tuyến từ xã An Lạc, huyện Sơn Động đến xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn,
gồm 2 phân hệ tầng:
Phân hệ tầng trên (T3n-r vl2): chủ yếu là cát kết, bột kết, sét than. Dày
400 -700m.
Phân hệ tầng dưới (T3n-r vl1): cuội kết, sạn kết, sét kết và các vỉa than,
thấu kính than. Dày 580 -700m.
HỆ TRIAS, THỐNG TRÊN, BẬC NORI-RET
Hệ tầng Hòn Gai (T3n-rhg)


23

Hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg) phân bố thành dải hẹp kéo dài từ xã Lục
Sơn, huyện Lục Nam đến xã Thanh Luận, huyện Sơn Động, ở phần phía nam
của tỉnh, gồm phân hệ tầng trên và dưới.
Phân hệ tầng trên (T3n-r hg2): cuội kết, sạn kết, cát kết thạch anh xen
đá phiến màu đen. Dày 400 - 900m.
Phân hệ tầng dưới( T3n-r hg1): cuội kết, sạn kết, bột kết và các vỉa
than (mỏ than Đồng Rì).
HỆ JURA, THỐNG DƯỚI - GIỮA
Hệ tầng Hà Cối (J1-2 hc)
Hệ tầng Hà Cối (J1-2 hc) phân bố thành các dải hẹp ở phía tây vùng
nghiên cứu, chủ yếu thuộc địa phận huyện Sơn Động. Thành phần thạch học
gồm cuội kết, sạn kết, cát kết, cát bột kết và ít lớp sét than.
Dày 500 - 650m.
GIỚI KAINOZOI (KZ)

HỆ ĐỆ TỨ (Q)
THỐNG PLEISTOCEN TRUNG - THƯỢNG
Hệ tầng Hà Nội (Q12-3hn)
Hệ tầng phân bố tập trung ở những nơi có địa hình thấp. Trong diện
tích nghiên cứu, thành tạo trầm tích này có 2 kiểu nguồn gốc:
- Trầm tích sơng - lũ (apQ12-3hn): phân bố dưới dạng thềm bậc II.
Thành phần: phần dưới là cuội tảng, cuội, sỏi, sạn hỗn độn; phần trên chủ yếu
cát, bột màu vàng gạch. Chiều dày thay đổi từ 2 - 6m.
- Trầm tích sơng (aQ12-3hn): thành phần chủ yếu cuội, sỏi, sạn, cát, bột,
sét. Chiều dày từ 4 đến 47m.
PLEISTOCEN THƯỢNG
Hệ tầng Vĩnh Phúc (mQ13vp)


24

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc có nguồn gốc
biển lộ ra rộng rãi dưới dạng các thềm cao 7 - 10m. Mặt cắt hệ tầng tại khu
vực Chũ, Bến Huyện, Biển Động gồm:
- Phần dưới: cuội, sỏi, sạn kết.
- Phần trên: bột, cát, sét màu xám loang lổ nâu đỏ.
Chiều dày của hệ tầng khoảng 10 - 20m.
HOLOCEN HẠ - TRUNG
Hệ tầng Hải Hưng (lbQ21-2hh)
Hệ tầng phân bố ở khu vực Việt Yên, Hiệp Hoà và rải rác ở một số nơi
khác, gồm 4 kiểu nguồn gốc:
- Trầm tích sơng - biển (amQ21-2hh): cát, bột, sét màu xám đến xám
vàng. Dày 4 - 5m.
- Trầm tích biển - đầm lầy (mbQ21-2hh): sét, bột màu xám đen, cát, than
bùn, chứa di tích thân, dễ cây bảo tồn tốt. Dày 4m.

- Trầm tích biển (mQ21-2hh): bột, sét màu xám vàng nhạt, phần trên bị
laterit hoá yếu. Dày 6m.
- Trầm tích hồ - đầm lầy (lbQ21-2hh): sạn, cát màu xám, sét đen, lẫn
nhiều tàn tích thực vật. Dày 2 - 3m.
HOLOCEN THƯỢNG
Hệ tầng Thái Bình (aQ23tb)
Hệ tầng Thái Bình phân bố chủ yếu ven theo sơng Cầu, sông Thương,
sông Lục Nam, gồm nguồn gốc sông và sông - đầm lầy.
- Trầm tích sơng (aQ23tb): cát, bột, sét màu xám nâu. Dày 5 - 35m.
- Trầm tích sơng - đầm lầy (abQ23tb): sét màu nâu xen các lớp sét đen,
chứa tàn tích thực vật và lớp than bùn mỏng. Dày 1 - 3m.
Các trầm tích Đệ tứ khơng phân chia (Q)


×