Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh quảng nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.44 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐẶNG QUỐC TIẾN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐẶNG QUỐC TIẾN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Ngành: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Mã số: 60520501

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN QUANG LUẬT



HÀ NỘI – NĂM 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý
hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện
nay” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Đặng Quốc Tiến


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................. VII
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................VIII
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................... 2
3. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2
4. Nhiệm vụ của đề tài .......................................................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................... 3
7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CẤU TRÚC
ĐỊA CHẤT VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM .............................................................................................. 5
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Quảng Nam................................................... 5
1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam .................................................. 8
1.3. Đặc điểm cấu trúc địa chất tỉnh Quảng Nam................................................... 12
1.4. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Nam .......................................... 36
1.5. Vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Nam ........................................................................................................... 47

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN VỀ
KHOÁNG SẢN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN Ở VIỆT
NAM ............................................................................................................ 54
2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 54
2.2. Khái quát về khoáng sản và hoạt động khoáng sản ......................................... 55
2.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động khoáng sản ở Việt Nam và liên hệ với tỉnh
Quảng Nam..................................................................... ....................... ..................67


iii

2.4. Những nguyên tắc và nội dung của hoạt động khoáng sản .............................. 69
2.5. Những nguyên tắc của Hiến chương về Tài nguyên Thiên nhiên (Natural
Resource Charter - NRC)...................................................................................... 75
2.6. Sáng kiến minh bạch trong ngành cơng nghiệp khống sản............................. 78
2.7. Phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản ..................................................... 80


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2013 ......... 85
3.1. Khái quát về đặc điểm tình hình của hệ thống các tổ chức, đơn vị thực hiện
hoạt động khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam ...................................................................................................................... 85

3.1.1. Hệ thống tổ chức của cơ quan quản lý hoạt động khoáng sản ở tỉnh Quảng
Nam ...................................................................................................................... 85

3.1.2. Đặc điểm hệ thống các tổ chức, đơn vị thực hiện hoạt động khoangs sản
.............................................................................................................................. 86

3.2. Tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam....................... 87
3.2.1. Tình hình về hoạt động của cơng tác thăm dị khống sản ........................... 87
3.2.2. Tình hình về hoạt động của cơng tác khai thác khống sản .......................... 89
3.2.3. Tình hình về hoạt động của cơng tác chế biến khống sản ........................... 91
3.3. Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản .............................. 103
3.4. Một số kết quả nổi bật đã đạt được trong hoạt động khoáng sản và quản lý hoạt
động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .................................................... 110

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUN NHÂN TRONG CƠNG
TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUN KHỐNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG
KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH QUẢNG NAM ............................................ 116
4.1. Tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý, điều tra cơ bản .................... 116
4.1.1. Tồn tại và nguyên nhân trong công tác ban hành văn bản, tuyên truyền pháp
luật về khoáng sản ............................................................................................... 116

4.1.2. Tồn tại và nguyên nhân trong công tác điều tra cơ bản địa chất khoáng sản118



iv

4.1.3. Tồn tại và nguyên nhân trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch khoáng
sản và cấp phép hoạt động khoáng sản................................................................. 118

4.1.4. Tồn tại và nguyên nhân trong quản lý khai thác khoáng sản trái phép ...... 122
4.1.5. Tồn tại và nguyên nhân trong việc thanh kiểm tra và xử lý vi phạm ........... 124
4.2. Tồn tại và ngun nhân trong cơng tác hoạt động thăm dị ............................ 125
4.3. Tồn tại và nguyên nhân trong công tác khai thác, chế biến và bảo vệ môi trường
............................................................................................................................ 126
4.4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam .................................................................................................. 128

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................ 132
5.1. Tăng cường tiềm lực hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh ....................... 132
5.1.1. Quy hoạch và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động khoáng sản ..... 132
5.1.2. Quy hoạch và xây dựng đội ngũ nhân lực phục vụ thực hiện các hoạt động
khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh ............................ 132

5.2. Đổi mới cơng tác tổ chức quản lý hoạt động khống sản trên địa bàn tỉnh.....133
5.2.1. Kiện toàn hệ thống quản lý hoạt động khống sản trên địa bàn tỉnh, hồn
thiện quy chế về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế, quy chế hoạt động khoáng sản trên
địa bàn tỉnh .......................................................................................................... 133
5.2.2. Xây dựng quy chế giao trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi cho cán bộ quản lý
hoạt động khoáng sản .......................................................................................... 134
5.2.3. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của tỉnh trong việc thi hành các chính
sách, chiến lược phát triển hoạt động khống sản, chính sách đào tạo bồi dưỡng, thu
hút và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động khoáng sản và quản lý hoạt động

khoáng sản .......................................................................................................... 134
5.3. Tăng cường tuyên truyền, hợp tác với các cơ quan, tổ chức quản lý trong tỉnh
cũng như với các cơ quan quản lý cấp Trung ương và Khu vực ........................... 135


v

5.3.1. Đổi mới phương thức và nâng cao công tác tuyên truyền trong nhân dân cũng
như trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động khống sản để tạo sự
đồng thuận cao trong việc thực hiện hoạt động khống sản có hiệu quả trên địa bàn
tỉnh ...................................................................................................................... 135
5.3.2. Hợp tác chặt chẽ có hiệu quả giữa các tổ chức, cơ quan quản lý cấp tỉnh trong
quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh ................................................... 136

5.3.3. Liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với các cơ quan quản lý cấp Trung ương
và khu vực để kịp thời triển khai các nhiệm vụ liên quan đến quản lý Nhà nước về
khoáng sản và hoạt động khoáng sản ................................................................... 137
5.3.4. Tuyên truyền và thực hiện từng bước các nguyên tắc của Hiến chương về Tài
nguyên Thiên nhiên (Natural Resource Charter) .................................................. 138

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 140
CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN LUẬN
VĂN........................................................................................................... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 143


vi

KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT


BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

KTXH

Kinh tế - xã hội

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

XDCB

Xây dựng cơ bản



Quyết định

QH

Quốc hội

UBND

Uỷ ban nhân dân

KS


Khoáng sản

XK

Xuất khẩu

VLXDTT

Vật liêu xây dựng thơng thường

TNKS

Tài ngun khống sản

TNTN

Tài ngun thiên nhiên

TD

Thăm dị

KT

Khai thác

KTCN

Khai thác công nghiệp


KHCN

Khoa học công nghệ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Bảng dự báo nhu cầu khoáng sản trong thời gian tới.

36

1.2

Bảng tổng hợp sản lượng khai thác khoáng sản từ năm
2006 đến 2013.

51

1.3


Số liệu tổng hợp về hoạt động khai thác về khoáng sản
năm 2012.

52

1.4

Số liệu tổng hợp về hoạt động khai thác về khoáng sản
năm 2013.

53

2.1

Trữ lượng khoáng sản của Việt Nam, Thế giới và thời
gian có thể khai thác.

62

3.1

Bảng phân loại các nhóm hoạt động khống sản,
phương pháp và cơng nghệ khai thác.

90

3.2

Danh sách giấy phép thăm dò đang còn hiệu lực trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.


93

3.3

Thống kê giấy phép khai thác đang còn hiệu lực trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.

94


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

1.1

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

11

2.1

Các q trình trong hoạt động khống sản


61

3.1

Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải mỏ than Nông Sơn

106

Các bản vẽ kèm theo luận văn
1

Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ
1/200.000.

2

Bản đồ quy hoạch khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ 1/100.000.

3

Bản đồ quy hoạch khoáng sản tỉnh Quảng Nam:

3.1

Bản đồ quy hoạch thăm dị, khai thác, chế biến khống
sản vật liệu xây dựng và khống chất cơng nghiệp, tỷ lệ
1/100.000.


3.2

Bản đồ quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng
titan ven biển, tỷ lệ 1/100.000.

3.3

Bản đồ quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng
sản vàng, sắt, thiếc và nước khoáng, tỷ lệ 1/100.000.

3.4

Bản đồ quy hoạch thăm dị, khai thác khống sản than
đá, tỷ lệ 1/50.000.

4

Bản đồ hiện trạng hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng
Nam, tỷ lệ 1/100.000.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khống sản là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo và cũng là một trong
những tài nguyên quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, chúng được
sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, những năm qua hoạt động
khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước tăng nhanh, góp phần vào việc
phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra, việc cấp phép thăm dị

khống sản tăng nhanh đã góp phần làm rõ thêm cấu trúc địa chất các khu mỏ,
đánh giá chất lượng, trữ lượng của nhiều loại khoáng sản, định hướng cho
việc quy hoạch, khai thác khoáng sản phát triển đất nước.
Bên cạnh những thành tích đáng khích lệ của việc tăng nhanh về số
lượng mỏ được cấp phép mới, từ đó giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao
động ở địa phương, đóng góp ngân sách thơng qua các khoản thu ngân sách
như thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, phí bảo vệ mơi trường, đóng góp
ủng hộ ngân sách địa phương, làm các cơng trình phúc lợi…. cũng đã bộc lộ
một số tồn tại như công tác quy hoạch khoáng sản khi chưa đủ tài liệu về địa
chất khu vực, vẫn cịn khai thác khống sản trái phép, cấp phép khai thác khi
chưa đủ tài liệu về địa chất khu mỏ, việc thi cơng thăm dị được thực hiện bởi
một số đơn vị kém năng lực chuyên môn, trách nhiệm của các cấp trong công
tác quản lý tài nguyên khoáng sản chưa cao, quy hoạch chưa đồng bộ, cấp
phép nhưng chưa thực hiện theo quy định hiện hành…
Để thực hiện tốt việc quản lý, quy hoạch, khai thác, chế biến nguồn tài
nguyên khoáng sản gắn với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, bảo vệ
môi trường, đặc biệt là thực hiện theo quy định của pháp luật về khống sản
mới được ban hành thì cần phải có những giải pháp đồng bộ. Trước khi đưa ra
các giải pháp phải làm rõ thực trạng công tác quản lý về hoạt động khoáng


2

sản, đồng thời cũng phải nhận thức và làm rõ đầy đủ các ngun nhân có ảnh
hưởng khơng tích cực đến cơng tác quản lý hoạt động khống sản.
Tỉnh Quảng Nam là địa bàn có cấu trúc địa chất phức tạp và phong phú
các loại hình khống sản và do đó, đây là một trong những địa phương của
khu vực miền Trung có hoạt động khống sản rất sơi động. Ngồi những lợi
ích mà hoạt động khống sản mang lại cho địa phương, doanh nghiệp, cũng
còn nhiều bất cập và tồn tại trong cơng tác quản lý hoạt động khống sản trên

địa bàn như đã nêu trên. Trước đây đã có một số bài viết về cơng tác quản lý
nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhưng chưa
có hệ thống, chỉ mới đề cập một số nội dung mang tính báo cáo giải trình,
chưa nêu lên được đầy đủ về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
các tồn tại trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương. Đề tài
luận văn “Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay” được lựa chọn hoàn toàn
xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết của thực tiễn khách quan nêu trên, tạo cơ
sở khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về hoạt động khoáng sản tại địa phương.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khống sản và cơng tác quản lý nhà
nước về khoáng sản.
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3. Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ các nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động khống sản
và cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
- Đề xuất và luận giải một số giải pháp quản lý có hiệu quả hoạt động
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.


3

4. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Xác định cơ sở khoa học của cơng tác quản lý hoạt động khống sản.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2013.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý có hiệu quả hoạt động

khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, tác giả dự kiến sử dụng các
nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu Luật Khoáng
sản và các Luật liên quan, nghiên cứu các Nghị định, Nghị quyết, các Quy
định, Quyết định, Quy hoạch, Hướng dẫn về Hoạt động khoáng sản và Quản
lý hoạt động khoáng sản. Nghiên cứu Hệ thống tổ chức và quản lý hoạt động
khống sản ở tỉnh Quảng Nam.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phỏng
vấn, hội thảo, tổng kết kinh nghiệm quản lý về hoạt động khống sản trên
phạm vi các vùng, miền cả nước nói chung và ở tỉnh Quảng Nam nói riêng.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Dùng biểu bảng, sơ đồ, hình
vẽ, hình ảnh minh họa, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong xử lý số liệu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Từ hoạt động khoáng sản và quản lý hoạt động khống sản quy mơ cấp
tỉnh, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học và
thực tiễn giúp cho việc hồn thiện hệ thống quản lý hoạt động khống sản có
hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh trên phạm vi cả
nước nói chung.


4

6.2. Giá trị thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho công tác quản lý về địa chất
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ngày càng tốt hơn, định hướng cho
công tác điều tra cơ bản, quy hoạch khống sản, cơng tác cấp phép hoạt động
khống sản, đánh giá được ý nghĩa của việc nghiên cứu địa chất và khoáng

sản đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Luận văn giới thiệu bức tranh tổng thể về hoạt động khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam, đây là một phần cơ sở để các cơ quan quản lý nhà
nước ở trung ương và địa phương có cách nhìn tổng qt, cũng như có những
giải pháp để tăng cường quản lý trong lĩnh vực này hiệu quả hơn nữa.
7. Cấu trúc của luận văn : Tồn bộ luận văn có cấu trúc gồm : Phần mở đầu,
5 chương chính, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo.


5

CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CẤU TRÚC
ĐỊA CHẤT VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG NAM
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng duyên hải miền Trung, được giới hạn bởi
toạ độ địa lý sau:
14o 55’ đến 16o 10’

Độ vĩ Bắc;

107o 10’ đến 108o 40’

Độ kinh Đơng.

- Phía Bắc:


Giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế,

- Phía Tây:

Giáp CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum,

- Phía Nam:

Giáp tỉnh Quảng Ngãi,

- Phía Đơng: Giáp Biển Đơng.
Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 10.438 km2. Dân số hơn 1,4 triệu người.
Có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, gồm: 02 Thành phố thuộc tỉnh
(Tam Kỳ và Hội An); 06 huyện miền núi cao, biên giới (Tây Giang, Đông
Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My); 04 huyện
trung du, núi thấp (Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn và Nông Sơn); 06 huyện
đồng bằng, ven biển (Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc,Thăng Bình, Phú Ninh,
Núi Thành) và một quần đảo Cù Lao Chàm. Tồn tỉnh có 241 đơn vị hành
chính cấp xã, phường và 12 thị trấn.
Trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Nam là thành phố Tam Kỳ.
1.1.2. Địa hình, mạng sơng suối
- Địa hình: Tỉnh Quảng Nam và các tỉnh miền Trung của Việt Nam đều
nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn hùng vĩ, có đặc điểm địa hình nghiêng
dần ra phía biển, độ cao giảm dần từ Tây sang Đơng. Ở Quảng Nam địa hình


6

miền núi chiếm chủ yếu (trên 75% diện tích cả tỉnh). Đặc trưng của địa hình
này là gồm hệ thống những dãy núi cao nối tiếp nhau, độ dốc sườn lớn (4560o) bị phân cắt sâu mạnh mẽ bởi các khe suối cấp 2 đến cấp 4 tạo ra các

thung lũng hẹp, sâu rất hiểm trở. Phía Bắc tỉnh là dãy núi Bạch Mã, chạy theo
hướng Đông - Tây, độ cao từ 1.500 m đến 1.855 m. Phía Nam là đỉnh Ngọc
Linh (2.598m), Ngọc Tion (2.032m), TaYên (1.552m), Đăk Ring (1.548m),
Lum Heo (1.708m)…. Vùng trung du thường là núi thấp (dưới 500 m) và
dạng gò, đồi nối tiếp nhau, dạng bát úp. Vùng đồng bằng có địa hình bằng
phẳng hơn phát triển dọc theo hệ thống sông lớn và được mở rộng ở phía cửa
sơng, ven biển. Sát bờ biển thường có các dải cát, cồn cát cao chưa quá 20m
chạy dọc theo bờ biển.
Đặc điểm địa hình đa dạng và phức tạp này là kết quả của hoạt động
xâm thực lâu dài, bền bỉ của hệ thống các sông ngịi phát triển trên nền đá cổ
có cấu trúc địa chất phức tạp và độ cứng khác nhau của các thành tạo địa chất
trong vùng.
- Mạng sơng suối: Sơng ngịi tỉnh Quảng Nam hầu hết đều bắt nguồn từ
các miền núi cao ở phía Tây, Tây Nam của tỉnh thuộc dẫy Trường Sơn rồi hội
tụ nhau ở khu vực đồng bằng sát núi, hợp lại thành hệ thống sông Thu BồnVu Gia rồi đổ ra Biển Đông tại Cửa Đại. Ở phía Nam có hệ thống sơng Tam
Kỳ (dài 70 km, lưu vực 800 km2), Sông Trâu (dài 30 km, lưu vực 80 km2), bắt
nguồn từ khu vực núi cao phía Tây huyện Núi Thành, theo hướng ĐơngĐơng Bắc rồi đổ ra biển tại cửa Kỳ Hà. Sơng ngịi Quảng Nam đều ngắn,
miền núi thường rất dốc, có nhiều thác, ghềnh. Vùng đồng bằng thường nông
cạn, cửa sông nhỏ và bị các doi cát ven biển che chắn. Vì vậy, hàng năm khi
có mưa lớn vùng đồng bằng bị ngập lụt do nước thốt khơng kịp, mùa khơ
nhiều nơi bị cạn kiệt. Sơng ngịi Quảng Nam là điều kiện thuận lợi để phát
triển thuỷ điện.


7

Lưu vực của Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn được xếp vào hạng thứ 4
các sông lớn của cả nước và lớn nhất miền Trung, có vai trị quan trọng đối
với đời sống người dân xứ Quảng. Với lưu vực rộng lớn của mình (chiếm tới
90% diện tích tự nhiên của tỉnh) và quá trình hình thành, phát triển lâu dài,

nên có quy mơ dịng chảy lớn, lịng sông rộng và thường bị thay đổi qua các
đợt lũ lớn hàng năm.
Nhánh sông Vu Gia bắt nguồn từ vùng núi cao giáp với biên giới Việt
Lào chảy qua địa bàn các huyện Tây Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Đại
Lộc về thị trấn Ái Nghĩa. Một nhánh nhập với sông Thu Bồn, một nhánh chảy
qua đồng bằng phía Bắc tỉnh và toả thành nhiều nhánh nhỏ rồi tập trung đổ ra
biển tại cửa Sông Hàn (thành phố Đà Nẵng). Sông Vu Gia có chiều dài 204
km, với lưu vực 5.800 km2, lưu lượng trung bình 400 m3/s, mùa lũ tới 27.000
m3/s.
Nhánh Thu Bồn bắt nguồn từ phía Đơng đỉnh Ngọc Linh, chảy theo
hướng Bắc rồi nhập với Sông Vu Gia ở khu vực Ái Nghĩa (gần cầu Quảng
Huế), theo hướng dịng chảy ra biển tại Cửa Đại. Sơng Thu Bồn có chiều dài
198 km, lưu vực: 3.825 km2, lưu lượng trung bình 240 m3/s, mùa lũ đạt tới
15.000 m3/s.
Ngồi ra cịn có rất nhiều sơng thứ cấp đổ vào các sơng chính nêu trên,
như: Sơng A Vương, Sơng Vàng, Sơng Côn, Sông Thanh, Sông Khang, Sông
Trạm, Sông Trường, Nước Lan, sông Ly Ly… và suối thứ cấp phát triển ở
miền núi. Những sông này thường ngắn vài chục km, ở miền núi thường rất
dốc, tạo thác, ghềnh hiểm trở, hai bên là núi cao vách dốc. Lưu lượng đạt đỉnh
lũ phổ biến: 4.000-5.000 m3/s.
1.1.3. Khí hậu: Tỉnh Quảng Nam nói riêng và miền Trung Việt Nam nói
chung khí hậu mang đậm tính nhiệt đới gió mùa. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt:
Mùa khô và mùa mưa.


8

- Mùa khơ: Mùa khơ được tính từ tháng 01 đến tháng 8 hàng năm. Thời
gian này trời nắng nóng là chính. Nhiệt độ phổ biến từ 28,6oC đến 35,8oC, cá
biệt có đợt nắng nóng, gió tây, nhiệt độ lên tới 38-39oC, có một số ngày nóng

hơn 40oC.
- Mùa mưa: Tính từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Mùa này thường
dịu mát, thường mưa nhiều, có đợt kéo dài hơn 10 ngày, tổng lượng mưa đạt
từ 260- 880 mm/đợt, có đợt cao tới hơn 1.200 mm. Hiện tượng lũ quét và sạt
lở đất, lũ lụt thường xuyên xảy ra vào mùa này. Nhiệt độ trong ngày phổ biến
từ 22oC đến 27oC.
Tổng lượng mưa hàng năm biến đổi từ 2.000 - 4.000 mm. Vùng đồng
bằng ven biển có lượng mưa trung bình: 2.000 - 2.400 mm, trung du và miền
núi phía Tây có lượng mưa trung bình: 3.200 - 4.000 mm, vùng Tây Nam (Trà
My, Phước Sơn) và Tây Bắc tỉnh (Tây Giang, Nam Giang) có lượng mưa
trung bình 4.500 – 5.500 mm.
Tổng nhiệt lượng hàng năm ở vùng núi cao hơn 1.000 mét trở lên là
6.500oC- 7.000oC, những vùng có độ cao thấp hơn 1.000 mét đạt 9.2009.400oC.
Độ ẩm trung bình: Vùng đồng bằng và trung du là 80-85%, vùng núi là
90%.
Khí hậu khắc nghiệt của miền Trung ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt
động đời sống - xã hội và sự phát triển, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng
Nam hàng năm.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM
Tỉnh Quảng Nam là đơn vị hành chính độc lập được tách ra từ tỉnh
Quảng Nam- Đà Nẵng năm 1997. Sau hơn mười lăm năm tái lập, dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng với truyền thống đoàn
kết trong đấu tranh, cần cù trong lao động của người dân xứ Quảng đã phấn


9

đấu nỗ lực để xây dựng quê hương ngày thêm giầu mạnh. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm tăng khá cao, đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân
ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. GDP bình qn đầu người khơng

ngừng tăng. An ninh chính trị, quốc phịng được giữ vững, xứng đáng là vai
trò tỉnh trọng điểm kinh tế của miền Trung. Mục tiêu phấn đấu đến năm 20152020 trở thành tỉnh công nghiệp, cùng với cả nước góp phần vào cơng cuộc
cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước đề ra.
1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên: Nằm ở dải đất miền Trung có nhiều khó
khăn so với cả nước nhưng Quảng Nam lại tiềm ẩn những tài nguyên vô cùng
phong phú mà thiên nhiên ban tặng. Rừng Quảng Nam rộng lớn có nhiều gỗ
quý, hiếm (Gỗ, Hương, Lim, Sến, Táu, Huỳnh Đàn...) và cây dược liệu nổi
tiếng (Sâm Ngọc Linh, sâm Ba kích, Quế, Kỳ Nam ...). Có vùng biển rộng lớn
và bờ biển dài 125 km chạy dọc phía đơng của tỉnh là ngư trường lớn để đánh
bắt hải sản. Trong lòng đất tiềm ẩn nguồn tài ngun khống sản vơ cùng
phong phú và đa dạng. Nhiều mỏ khống có quy mơ lớn, giá trị kinh tế cao
đang được khai thác phục vụ cho nền kinh tế của tỉnh và đất nước.
1.2.2. Dân cư, lao động: Cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Nam hơn 1,4
triệu người, định cư ở khắp các huyện, thành phố, gồm nhiều dân tộc:
- Người Kinh: Chiếm chủ yếu (khoảng 94%), sống tập trung ở thành
phố, thị trấn, đồng bằng và trung du núi thấp. Họ là nguồn lực quan trọng tạo
ra sản phẩm, góp phần tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh.
- Người dân tộc thiểu số (Cà Tu, H Mông, Người Re, Co, CaDong, Xê
Đăng...) chiếm khoảng 6%. Sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao thành
từng bản làng nhỏ dọc theo thung lũng, khe suối hoặc sườn núi cao. Cuộc
sống chính là phát nương, làm rẫy theo hình thức du canh, du cư.
1.2.3. Giao thông: Hệ thống giao thơng trong những năm qua được phát
triển mạnh mẽ. Hồn thành các tuyến đường quốc lộ quan trọng: Đường Hồ


10

Chí Minh, đường 14E, đường 14B và 14D, nâng cấp quốc lộ 1A và một số
đường tỉnh lộ. Hiện nay đang thi công đường Nam Quảng Nam, đường Đông
Trường Sơn, đường Thanh Niên ven biển, đường cao tốc Liên Chiểu - Quảng

Ngãi và một số tuyến đường nội tỉnh khác. Đường giao thơng nơng thơn đã
được kiên cố hóa ở hầu hết các huyện đồng bằng, trung du với tổng chiều dài
hơn 4.000 km.
Hệ thống giao thông miền núi đang được đẩy mạnh đầu tư xây dựng và
củng cố, hoàn thiện. Quảng Nam có sân bay Chu Lai ở phía Nam tỉnh được
đưa vào sử dụng từ năm 2005. Cảng biển Kỳ Hà được nạo vét, nâng cấp để
tiếp nhận tàu quốc tế hiện được khai thác với công suất 400.000 - 450.000 tấn
hàng hoá/năm. Đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh dài 85 km là tuyến
đường quan trọng vận chuyển hành khách, hàng hoá của khu vực miền Trung
và cả nước.
1.2.4. Năng lượng - Viễn thông
Hệ thống điện lưới đã được phủ khắp toàn tỉnh đến cấp xã, kể cá các xã
vùng cao, biên giới và 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Tiềm
năng về thuỷ điện ở Quảng Nam là một thế mạnh hiện đang được khai thác và
phát huy. Trong số 43 dự án thuỷ điện quy hoạch được phê duyệt (điều chỉnh)
với tổng cơng suất 1.638,6 MW, thì có 10 nhà máy cơng suất lớn đang hồn
chỉnh những hạng mục cuối cùng và dự kiến đưa vào vận hành năm 20102011 (Sông Tranh, Đăk My 4, An Điềm 2, Sông Cơn 2…). Hiện đã có 4 nhà
máy gồm A Vương, Khe Diên, Za Hưng, Trà Linh 3 đi vào hoạt động chính
thức.
Cùng với cả nước, mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam phát triển mạnh mẽ, hiện đại hoá cao. Các vùng núi cao cũng
được phủ sóng và thơng tin liên lạc thơng suốt, dễ dàng, đáp ứng kịp thời cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


11

1.2.5. Hạ tầng xã hội
Hệ thống giáo dục, y tế, thơng tin văn hố khơng ngừng được phát triển
từ cấp tỉnh đến cấp xã. Các huyện miền núi đều có trường dân tộc nội trú, các

xã đều có trường trung học, hoặc tiểu học và hầu hết học sinh độ tuổi đi học
đều được đến trường. Mạng lưới y tế cấp huyện, xã miền núi được củng cố
đáp ứng kịp thời cho nhu cầu khám sức khoẻ, chữa bệnh cho nhân dân. Hệ
thống thơng tin văn hố được phát triển ở hầu hết tại các cơ sở, kịp thời tuyên
truyền chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước để nhân dân
biết, thực hiện.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam


12

1.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT TỈNH QUẢNG NAM
Trong phạm vi tỉnh Quảng Nam có mặt các thành tạo địa chất từ
Proterozoi sớm đến Đệ tứ, bao gồm :
1.3.1. Địa tầng
Các giới Meso – Neoproterozoi
- Hệ tầng Khâm Đức (PR2-3 kđ)
Nguyễn Xuân Bao, Trần Tất Thắng, 1979.
Các đá biến chất của hệ tầng phân bố rộng rãi ở xung quanh huyện
Phước Sơn, núi Ngok Gle Lang và một số nơi khác. Chúng tiếp xúc kiến tạo
với đá của các hệ tầng Núi Vú, A Vương và bị cuội kết hệ tầng Nông Sơn phủ
không chỉnh hợp.
Mặt cắt của hệ tầng đặc trưng bởi các đá metabasic ở phân hệ tầng dưới,
metapelit xen metabasic ở phân hệ tầng giữa và metapelit ở phân hệ tầng trên.
Chiều dày chung của hệ tầng: 5000-5800m.
Phân hệ tầng dưới (PR2-3 kđ1) chỉ lộ thành dải ở đông bắc huyện Phước
Sơn. Phần dưới của hệ tầng là đá phiến muscovite màu xám sáng, chuyển lên
trên là đá phiến biotit xen plagiogneis horblend; trên cùng là amphibolit, đá
phiến amphibol sẫm màu, có độ hạt thay đổi từ 0,2 – 0,4mm đến 4-5mm.

Chiều dày của phân hệ tầng: 800-1000m.
Phân hệ tầng giữa (PR2-3 kđ2) có mặt cắt quan sát tốt dọc theo quốc lộ
14B, ở cánh tây nam nếp lồi Làng Hồi; ngồi ra cịn gặp ở Gia Nông, bắc và
đông huyện Phước Sơn.
Mặt cắt dọc đường 14 có phần dưới gồm đá phiến thạch anh – felspat –
biotit xen lớp mỏng đá phiến thạch anh – Plagioclas – biotit – horblenđ. Phần
trên là đá phiến thạch anh – biotit, đá phiến thạch anh – felspat – mica, lớp
mỏng đá hoa, amphibolit, đá phiến felspat – thạch anh – biotit có silimanit –
disthen và đá phiến 2mica – graphit.


13

Chiều dày mặt cắt 2800m.
Phân hệ tầng trên (PR2-3 kđ3) phân bố ở Phước Sơn. Thành phần đá gồm:
gneis biotit – granat – corđierit xen đá phiến thạch anh – biotit – graphit, đá
phiến mica – granat – graphit – disthen, amphibolit (phần dưới); đá phiến
thạch anh – biotit, đá phiến thạch anh – mica, đá phiến thạch anh – biotit –
granat – disthen xen gneis biotit, amphibolit và lớp mỏng silic (phần trên).
Chiều dày phân hệ tầng: 2000m.
Các đá của hệ tầng Khâm Đức bị biến chất đến tướng epiđot –
amphibolit.
Dựa vào số tuổi phân tích tuổi đồng vị 2300 triệu năm (phương pháp chì
đẳng thời) và đặc điểm biến chất, có thể xếp hệ tầng tuổi Meso –
Neoproterozoi.
Neoproterozoi – Cambri hạ
- Hệ tầng Núi Vú (PR3-€1 nv)
Koliada và nnk, 1990.
Hệ tầng lộ ra ở Đức Phú, Núi Vú và thượng nguồn sông Thu Bồn.
Trên tờ Bà Nà, hệ tầng có mặt ở phía tây và tây bắc huyện Phước Sơn,

núi Công Sop. Theo thành phần thạch học, hệ tầng Núi Vú được chia thành 2
phân hệ tầng.
Phân hệ tầng dưới (PR3-€1 nv1) gồm chủ yếu là đá phun trào mafic bị
biến đổi không đều. Ở Đăk Sa (Phước Ba), mặt cắt gồm tổ hợp đá phiến
actinolit – epiđot, actinolit – clorit, clorit, zoizit – epiddot, sericit- clorit
calcite, đặc trưng cho tướng đá phiến lục.
Tại Công Sop, phân hệ tầng đặc trưng bằng phiến đá plagioclase –
amphibol, đá phiến plagioclase – epiđot, xen ít đá phiến thạch anh – biotit –
plagioclase với tổ hợp khoáng vật tiêu biểu cho mức biến chất tướng epiđot –
amphibolit.


14

Chiều dày của phân hệ tầng 600 – 700m.
Phân hệ tầng trên (PR3-€1 nv2) lộ thành diện nhỏ ở Khe Mây với thành
phần cơ bản là đá phiến thạch anh – biotit, đá phiến felspat – thạch anh –
biotit xen ít đá phiến silic, silic – sericit – plagioclas.
Chiều dày phân hệ tầng hơn 650m.
Tổng chiều dày của hệ tầng: 1200 – 1300m.
Hệ tầng Núi Vú có quan hệ kiến tạo với các hệ tầng Khâm Đức và A
Vương. Song cần lưu ý tại Khe Hương (phía bắc huyện Hiệp Đức), ngay sát
phần cao của hệ tầng Núi Vú, trong phần thấp nhất hệ tầng A Vương gặp lớp
cuội kết dày 15-20m, có thành phần cuội là thạch anh và đá phiến silic màu
đen, bị ép dẹt, xi măng gắn kết là đá phiến sericit. Có thể đây là cuội kết cơ sở
của hệ tầng A Vương (?).
Tuổi của hệ tầng được xếp giả định vào Neoproterozoi – Cambri sớm.
Cambri trung – Orđovic hạ
- Hệ tầng A Vương (€2 – O1av)
Hệ tầng được Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và các tác giả bản đồ

địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 xác lập năm 1980. Nguyễn Văn Trang
(1986), Koliađa (1991) đã làm rõ hơn bản chất và tuổi của hệ tầng.
Hệ tầng có diện phân bố khoảng 1200 km2 ở phía bắc, tây và tây nam tờ
Bà Nà. Các đá của hệ tầng được phân chia thành 3 phân hệ tầng.
- Phân hệ tầng dưới (€2 – O1av1) lộ ở phía bắc tờ bản đồ, từ Phú Hịa đến
biên giới Việt – Lào theo phương á vĩ tuyến, phía tây lộ thành 2 dải sát biên
giới Việt – Lào, phía nam lộ ở khu vực bắc núi Công Voi.
Mặt cắt của phân hệ tầng ở một suối nhánh phía nam núi Bà Nà gồm 8
tập với tổng chiều dày 859m.
Tập 1: đá phiến sericit – thạch anh, đá phiến thạch anh – sericit –
muscovite, dày 200m.


15

Tập 2: đá phiến màu đen giàu vật chất than, bị graphit hóa, dày 10m.
Tập 3: đá phiến thạch anh 2 mica màu xám sẫm, dày 330m.
Tập 4: Cuội kết thành phần quarzit, silic, xi măng bị sừng hóa mạnh,
màu xám đen, dày 7m.
Tập 5: đá phiến thạch anh 2 mic, màu xám sẫm, dày 330m.
Tập 6: Cuội kết thạch anh, quarzit màu xám, dày 2m.
Tập 7: đá phiến thạch anh-biotit có scapolit xen kẹp các lớp mỏng đá hoa
màu xám trắng, dày 40m.
Tập 8: đá hoa màu xám đen nhạt, sọc dải, dài 20m.
Mức độ biến chất của đá tăng dần tăng dần từ bắc xuống nam, theo
hướng đến tiếp xúc với granitoiđ phức hệ Đại Lộc.
- Phân hệ tầng giữa (€2 – O1av2) phân bố ở phía tây tờ, gần biên giới
Việt – Lào và rải rác ở phía bắc vùng nghiên cứu.
Mặt cắt của phân tầng giữa được mô tả theo suối A Rếch, từ dưới lên
gồm 11 tập với tổng chiều dày 1570m.

Tập 1: đá phiến thạch anh-sericit xen đá phiến sericit – clorit, dày 300m.
Tập 2: đá phiến mà đen giàu vật chất than, đôi nơi chứa silic, phân lớp
mỏng, dày 20m.
Tập 3: cát kết ít khoáng, phân lớp dày 0,4 – 0,8m, xen đá phiến thạch
anh – sericit – clorit, dày 240m.
Tập 4: đá phiến thạch anh – sericit – clorit xen đá phiến màu đen, dày
160m.
Tập 5: đá phiến thạch anh – sericit, đá phiến sericit màu xám đen, dày
75m.
Tập 6: đá phiến thạch anh – sericit màu xám sẫm, cát kết dạng quarzit
xen đá phiến thạch anh – sericit – clorit, dày 200m.
Tập 7: đá phiến thạch anh – sericit – clorit, đá phiến silic, dày 120m.


×