Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu công nghệ thải quặng đuôi và thu nước tuấn hoàn sau tuyển của các mỏ bauxite tây nguyên, việt nam áp dụng cho đối tượng mỏ bauxite tân rai, lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

TRẦN TUẤN LINH

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THẢI QUẶNG ĐUÔI VÀ THU
NƯỚC TUẦN HOÀN SAU TUYỂN CỦA CÁC MỎ BAUXITE
TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM – ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG
MỎ BAUXITE TÂN RAI, LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

TRẦN TUẤN LINH

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THẢI QUẶNG ĐUÔI VÀ THU
NƯỚC TUẦN HOÀN SAU TUYỂN CỦA CÁC MỎ BAUXITE
TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM – ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG
MỎ BAUXITE TÂN RAI, LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Khai thác mỏ
Mã số: 60.53.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS Hồ Sĩ Giao

HÀ NỘI – 2011


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ẢNH, SƠ ĐỒ ............................................................................ 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 .............................................................................................................................. 10
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA CHẤT MỎ KHU VỰC TÂY NGUYÊN VIỆT NAM ............................................................................................................................... 10
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HĨA, XÃ HỘI KHU VỰC
TÂY NGUYÊN – VIỆT NAM ............................................................................................. 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 10
1.1.2.Tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội khu vực Tây Nguyên Việt Nam ..........................17
1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT VÀ MỨC ĐỘ THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÙNG
TÂY NGUYÊN – VIỆT NAM. ............................................................................................ 19
1.2.1. Điều kiện địa hình, địa chất. ....................................................................................19
1.2.2. Mức độ thăm dò địa chất vùng Tây Nguyên – Việt Nam. .......................................25
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................. 42
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THẢI QUẶNG ĐUÔI BAUXITE .................................... 42
2.1. KHÁI NIỆM VỀ QUẶNG ĐUÔI BAUXITE ............................................................... 42
2.2. THẢI QUẶNG ĐUÔI BAUXITE Ở BRAZIN ............................................................. 42
2.3. THẢI QUẶNG ĐUÔI BAUXITE Ở AUSTRALIA. .................................................... 45
2.4. THẢI QUẶNG ĐUÔI BAUXITE Ở NGA. .................................................................. 47
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................................. 48

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ ............................................................................... 48
THẢI QUẶNG ĐI, SỬ DỤNG NƯỚC TUẦN HỒN ..................................................... 48
ÁP DỤNG CHO MỎ BAUXITE TÂN RAI ............................................................................ 48


2

3.1. MÔ TẢ SƠ LƯỢC CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VÀ CƠNG NGHỆ TUYỂN MỎ
BAUXITEE TÂN RAI ......................................................................................................... 48
3.1.1 Cơng nghệ khai thác .................................................................................................48
3.1.2 Cơng nghệ tuyển .......................................................................................................54
3.2. LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ THẢI QUẶNG ĐUÔI MỎ BAUXITEE TÂN RAI........ 57
3.2.1. Phân tích các sơ đồ cơng nghệ thải quặng đi xưởng tuyển quặng boxit tiên tiến
đang và sẽ áp dụng cho các mỏ boxit trên thế giới và khu vực .........................................57
3.2.2. Lựa chọn sơ đồ công nghệ cho mỏ Bauxite Tân Rai – Lâm Đồng ..........................59
3.3. CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ THẢI QUẶNG ĐI............................................. 60
3.3.1. Bể cơ đặc. .................................................................................................................60
3.3.2. Bãi thải quặng đi ..................................................................................................61
3.3.3. Vận tải quặng đi ...................................................................................................70
3.4. TÍNH TỐN CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ THẢI QUẶNG ĐUÔI MỎ
BAUXITEE TÂN RAI ......................................................................................................... 74
3.4.1. Bể cô đặc. .................................................................................................................74
3.4.2. Công tác thải bùn .....................................................................................................79
3.4.3. Bãi thải bùn. .............................................................................................................79
3.4.3.1. Dung tích yêu cầu bãi thải ............................................................................... 79
3.4.3.2. Xác định dung tích bãi thải. ............................................................................. 80
3.4.3.3. Tính tỷ trọng vữa quặng: ................................................................................. 88
3.4.3.4. Tính tốc độ tới hạn ........................................................................................... 88
3.4.3.5. Tính áp lực yêu cầu của bơm ........................................................................... 89
3.4.4. Tính tốn thu nước tuần hồn ..................................................................................91

3.4.5. Quản lý đập quặng đi ...........................................................................................92
3.4.6. Phuong pháp sản xuất an tồn bãi thải quặng đi ..................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 98


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác. Nếu sai tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước pháp
luật.

Hà nội, ngày 01tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn

Trần Tuấn Linh


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng

TT

Trang

Bảng 1.1 Trữ lượng Bauxitee vùng Konplong - Kanak


30

Bảng 1.2 Trữ lượng quặng tinh Bauxitee vùng Đăk Nông

37

Bảng 1.3 Trữ lượng quặng tinh Bauxite vùng Bảo Lộc – Di Linh

40

Bảng 2.1 Các mỏ đang khai thác

46

Bảng 3.1 Khối lượng công tác hàng năm của mỏ Tân Rai

52

Bảng 3.2

Bảng tổng hợp số liệu định lượng của dây chuyền công
nghệ tuyển

55

Bảng 3.3 Cân bằng nước các khâu công nghệ

56


Bảng 3.4 Cân bằng nước toàn xưởng tuyển

56

Bảng 3.5
Bảng 3.6

So sánh sơ đồ công nghệ thải quặng đuôi
Tốc độ lắng của quặng đuôi w(cm/s) theo
B.N.Gontriarov

59, 60
63

Bảng 3.7 Hệ số nhám lịng ống

69

Bảng 3.8 Hệ số nhám n

71

Bảng 3.8 Dung tích các bãi thải

80

Bảng 3.9 Lịch sử dụng bãi thải bùn

80


Bảng 3.10 Tổng hợp các thông số của công nghệ thải quặng đuôi

91


5

TT

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ẢNH, SƠ ĐỒ
Tên hình

Trang

Hình 1

Bản đồ địa lý khu vực Tây Nguyên – Việt Nam

10

Hình 2

Bản đồ vị trí phân bố quặng Bauxite ở Việt Nam

28

Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6


Bản đồ địa chất và phân bố quặng Bauxite vùng
Konplong - Ka Năk
Bản đồ vị trí phân bố Bauxite vùng Đăk Nông
Bản đồ địa chất và phân bố các mỏ, điểm quặng
Bauxite vùng Bảo Lộc
Cấu trúc đặc trưng của thân quặng Bauxite ở Tây
Nguyên

31
38
41
49

Hình 7

Đường chuyển động của hạt quặng đi

64

Hình 8

Giếng thốt nước bãi thải

67

Hình 9

Sơ đồ xác định vị trí giếng thốt nước


69

Hình 10

Mặt bằng và mặt cắt bể cô đặc

74
75, 76,

Ảnh 1

Một số ảnh bể cô đặc tại mỏ của Trung Quốc

Ảnh 2

Đập đắp bằng quặng đuôi

83

Ảnh 3

Bãi thải quặng đuôi

84

Ảnh 4

Giếng thu nước bãi thải

86


Sơ đồ 1

Quy trình cơng nghệ khai thác – chế biến thô

53

Sơ đồ 2

Công nghệ thải quặng đuôi qua bể cô đặc

57

Sơ đồ 3

Công nghệ thải quặng đuôi không qua bể cô đặc

58

77


6

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân,
ngành cơng nghiệp khai khống đang giữ vai trị rất quan trọng. Việt Nam có
nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng, trong đó tài nguyên Bauxite được
đánh giá có trữ lượng rất lớn (đứng thứ 3 thế giới), tập trung chủ yếu ở các tỉnh

khu vực Tây Nguyên với trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 5,4 tỷ tấn. Mặc
dù Tây Nguyên là địa bàn kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng và
trình độ dân trí cũng hạn chế, nhưng lại là khu vực có lợi thế về nguồn tài
nguyên Bauxite, chiếm 98,2% tổng trữ lượng và tài nguyên Bauxite trên toàn
lãnh thổ Việt Nam. Đây là cơ hội và điều kiện để đưa các tỉnh vùng Tây Nguyên
ra khỏi đói nghèo và lạc hậu.
Nhu cầu về khai thác và chế biến quặng Bauxite để phục vụ cho nền kinh
tế quốc dân và cho xuất khẩu là rất lớn. Bên cạnh những biện pháp thi công khái
thác đưa ra sao cho hiệu quả thì cũng cần chú ý tới quá trình loại bỏ bớt tạp chất
trong quặng để tăng hàm lượng khống chất được gọi là q trình làm giàu
quặng. Một trong những biện pháp làm giàu quặng là phương pháp tuyển rửa.
Phương pháp tuyển rửa áp dụng cho các loại Bauxite có chứa nhiều tạp chất có
thể tan trong nước như bùn sét. Bauxite ở Tây Nguyên có hàm lượng sét tương
đối cao vì vậy cần được tuyển rửa trước khi đưa vào quá trình tinh luyện để tách
alumin. Trong quá trình tuyển rửa quặng được sàng tuyển và rửa bằng nước, bùn
sét hòa tan trong nước và quặng có độ hạt nhỏ hơn khe hở của lưới sàng được
thải ra một hồ chứa. Sản phẩm sau quá trình tuyển rửa được gọi là quặng đuôi
(tailing). Quặng đuôi sẽ lắng trong hồ chứa quặng đi, cịn nước sẽ được thu


7

hồi đề tuần hồn. Q trình tuyển rửa là cần thiết vì nó giảm chi phí vật tư (đặc
biệt là xút NaOH), chi phí vận hành trong cơng đoạn hịa tách, đồng thời giảm
lượng bùn đỏ thải ra ở công đoạn hịa tách và lượng nước cần có cho q trình
tuyển rửa cũng là một vấn đề cần phải xem xét trong việc thu xếp nguồn cung
cấp nước cho sản xuất.
Bởi thế tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu cơng nghệ thải quặng đi
và thu nước tuần hồn sau tuyển của các mỏ Bauxite Tây Nguyên, Việt Nam –
Áp dụng cho đối tượng mỏ Bauxite Tân Rai, Lâm Đồng” nhằm lựa chọn

phương án tối ưu trong việc thiết kế bãi thải quặng đi và thu nước tuần hồn
một cách hợp lý; giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường; góp phần mang
lại hiệu quả kinh tế cao trong q trình sản xuất của các mỏ Bauxitee Tây
Ngun nói chung và Bauxite Tân Rai nói riêng.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
+ Đối tượng nghiên cứu là mỏ Bauxite Tân Rai, Lâm Đồng
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Điều tra, đánh giá một số bãi thải quặng đuôi và cơng nghệ thải bùn hiện
nay
+ Nghiên cứu, tính tốn cơng nghệ thải bùn và thu nước tuần hồn
+ Tính tốn công nghệ thải bùn áp dụng cho mỏ Bauxite Tân Rai, Lâm
Đồng


8

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Tiếp thu kế thừa
+ Thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu
+ Khảo sát thực địa một số bãi thải quặng đuôi của một số mỏ.
+ Đánh giá nhanh
+ Phương pháp chuyên gia.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Là cơ sở cho việc thiết kế và lựa chọn các thông số cho bãi thải quặng đi;
sử dụng nước tuần hồn của các mỏ Bauxite khu vực Tây Nguyên nói riêng và
các mỏ khai thác khống sản nói chung.
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI
- Các tài liệu thiết kế bãi thải quặng đuôi thu thập từ các mỏ lộ thiên của
Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Thu thập tài liệu từ “trang tin điện tử hội khoa học & công nghệ mỏ Việt

Nam”
- Các báo cáo đề tài nghiên cứu của Viện Khoa Học và Công Nghệ Mỏ Luyện Kim có liên quan đến vấn đề thiết kế bãi thải quặng đi và thu nước
tuần hồn.
- Các dự án đầu tư khai thác mỏ, dự án đầu tư mở rộng nâng công suất của
mỏ
- Cẩm nang khai thác mỏ lộ thiên


9

- Các bài báo có liên quan
- Các tài liệu nước ngoài.

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm phần Mở Đầu, 3 chương, phần kết luận được trình bày trong
98 trang với 14 bảng biểu, 10 hình, 7 ảnh và 3 sơ đồ công nghệ.
- MỤC LỤC.
- LỜI CAM ĐOAN.
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN.
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ẢNH, SƠ ĐỒỊ
- PHẦN MỞ ĐẦU
- CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA CHẤT
MỎ KHU VỰC TÂY NGUYÊN - VIỆT NAM
- CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THẢI QUẶNG ĐUÔI
BAUXITE
- CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ THẢI QUẶNG
ĐI, SỬ DỤNG NƯỚC TUẦN HOÀN ÁP DỤNG CHO MỎ
BAUXITE TÂN RAI
- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- TÀI LIỆU THAM KHẢO



10

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA CHẤT MỎ KHU
VỰC TÂY NGUYÊN - VIỆT NAM
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HĨA, XÃ HỘI
KHU VỰC TÂY NGUYÊN – VIỆT NAM
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 1: Bản đồ địa lý khu vực Tây Nguyên – Việt Nam


11

- Vị trí địa lý: Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk
Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Với diện tích tự nhiên gần 5.612 nghìn ha. Trong
đó:
+ Tỉnh Kon Tum: Diện tích S = 9.614,5 km2, dân số: 430.037 người, mật độ
trung bình 45 người/km2. Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở
phía Bắc Tây Nguyên trong toạ độ địa lý. Từ 107020'15" đến 108032'30" kinh
độ Đông. Từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam
(chiều dài ranh giới 142 km); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía Đơng
giáp Quảng Ngãi (74 km), phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung
đường biên giới dài 280,7 km). Về hành chính, tỉnh có 9 đơn vị hành chính dưới
cấp tỉnh gồm 1 thành phố và 8 huyện, với 81 xã, 6 thị trấn và 10 phường. Các
đường giao thông quan trọng chạy qua tỉnh như đường quốc lộ 14 chạy dài từ
tỉnh Quảng Nam qua Kon Tum nối với hai tỉnh Gia Lai và Ðắk Lắk; quốc lộ 24;
quốc lộ 18.

+ Tỉnh Gia Lai: Diện tích S = 15.494,9 km2, dân số: 1.272.792 người, mật độ
trung bình 82 người/km2. Gia Lai là tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc cao
nguyên trung Bộ trong tọa độ địa lý: Từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc.Từ
107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam
giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú n,
phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia) với đường biên giới chạy dài khoảng
90 km. Tồn tỉnh hiện có 16 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và
13 huyện.
+ Tỉnh Đăk Lăk: Diện tích S = 13.139 km2, dân số: 1.728.380 người, mật độ
trung bình 132 người/km2. Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong
khoảng tọa độ địa lý. Từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông. Từ 12o9'45"


12

đến 13o25'06" độ vĩ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; Phía Nam giáp tỉnh Lâm
Đồng; Phía Đơng giáp tỉnh Phú n và tỉnh Khánh Hịa; Phía Tây giáp Vương
quốc Campuchia và tỉnh Đăk Nơng. Đăk Lăk có đường biên giới dài 70 km
chung với Campuchia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước
rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh
quốc phịng. Thành phố Bn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá
xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt
giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ
26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà),
Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai khi đường Hồ Chí
Minh được xây dựng cùng với đường hàng khơng được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ
là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như
Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của
tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.
+ Tỉnh Đăk Nơng: Diện tích S = 6.514,5 km2, dân số: 489.442 người, mật

độ trung bình 75 người/km2. Tỉnh Đắk Nơng nằm ở phía Tây Nam vùng Tây
Ngun. Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk. Phía Đơng và Đơng Nam
giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Nam giáp tỉnh Bình Phước. Phía Tây giáp Cămpuchia
với 130 km đường biên giới.
+ Tỉnh Lâm Đồng: Diện tích S = 9.764,8 km2, dân số: 1.186.786 người, mật
độ trung bình 122 người/km2. Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Ngun,
có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển. Phía Đơng giáp các
tỉnh Khánh Hồ và Ninh Thuận. Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Nam –
Đơng Nam giáp tỉnh Bình Thuận. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.


13

Tây Nguyên có lợi thế về rừng và đất rừng (hiện cịn 3.140 nghìn ha) rừng
các loại với trữ lượng gỗ 238,9 triệu m3, chiếm tới 31,9% diện tích và 36,3% trữ
lượng rừng tồn quốc (trong đó rừng giàu chiếm 41,2%; rừng trung bình chiếm
51,2% so với tổng trữ lượng rừng cùng loại của cả nước). Diện tích đất rừng các
tỉnh như sau:
+ Tỉnh Kon Tum: đất lâm nghiệp của tỉnh là 682,6 nghìn ha, tỷ lệ che phủ
rừng đạt 68,1%; dự kiến đến năm 2010, đất lâm nghiệp còn khoảng 671,9 nghìn
ha, độ che phủ rừng 67,9%. Trong đó, theo mốc năm 2008 và 2010: rừng phòng
hộ 200,7 và 199,5 nghìn ha. Rừng Kon Tum có nhiều loại gỗ q hiếm với nhiều
cơng dụng trong sản xuất và đời sống: xây dựng và đồ gia dụng, điêu khắc mỹ
nghệ, nguyên liệu giấy, dược liệu quí...
+ Tỉnh Gia Lai: Rừng tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ở Gia Lai là khu
rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng, với diện tích 275.900 ha. Đây là trọng điểm gỗ
với trữ lượng lớn hơn 40 triệu m3. Hiện nay, rừng ẩm nhiệt đới Kon Hà Nừng đã
được khoanh vùng bảo vệ với 2 khu bảo tồn tự nhiên là: KonKaKinh và
KonChrăng, diện tích cả hai khu vực khoảng 160.000 ha.
+ Tỉnh Đăk Lăk: diện tích đất lâm nghiệp của Đắk Lắk có 618,2 nghìn ha.

Tổng trữ lượng rừng khoảng 59 - 60 triệu m3, trong đó trữ lượng rừng thường
xanh 36,3 triệu m3 (rừng giàu và trung bình 24,4 triệu m3, rừng nghèo 8,9 triệu
m3, rừng non 2,9 triệu m3), trữ lượng rừng khộp 21,2 triệu m3 (rừng giàu và trung
bình 4,7 triệu m3, rừng nghèo 12,2 triệu m3, rừng non 4,2 triệu m3), rừng hỗn
giao 1 triệu m3, rừng trồng 0,3 triệu m3. Tổng trữ lượng rừng tre nứa 335,9 triệu
cây.


14

+ Tỉnh Đăk Nơng: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 374.387 ha, độ che
phủ toàn tỉnh đạt 57,5%, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên 366.988 ha, chiếm
98%. Rừng tự nhiên được phân bố đều khắp các huyện, tập trung chủ yếu ở vùng
núi cao, có tác dụng phịng hộ đầu nguồn, chống xói mịn, bảo vệ mơi sinh.
+ Tỉnh Lâm Đồng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp tồn tỉnh 602.142 ha,
trong đó: rừng tự nhiên 547.813 ha; rừng trồng 54.329 ha, đất lâm nghiệp 33.512
ha. Phân theo 3 loại rừng: (1) Rừng đặc dụng: 83.813 ha, chiếm 13,91% trong đó
Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà: 56.437 ha; Vườn quốc gia Cát Tiên: 27.237 ha;
(2) rừng phịng hộ : 172.800 ha, chiếm 28,73% trong đó rừng rất xung yếu chiếm
39.617 ha; xung yếu: 133.183 ha; (3) Rừng sản xuất: 345.003 ha, chiếm 57,36%
trong đó Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà: 56.437 ha; Vườn quốc gia Cát Tiên :
27.237 ha.
Với diện tích và đất rừng lớn nhất tồn quốc như vậy, Tây Ngun cịn là
nơi khởi nguồn của 22 dịng sơng lớn nhỏ. Các hệ thống sơng chính của Tây
Ngun gồm Sê San, Sêrêpơk, sơng Ba, sơng Đồng Nai theo khảo sát có thể sản
xuất được khoảng 17 tỷ kWh điện. Dự kiến đến năm 2010 các cơng trình thủy
điện được xây dựng ở vùng Tây Nguyên sẽ đạt công suất khoảng 5.000MW,
chiếm 25% tổng công suất các nguồn điện của cả nước.
Tây Nguyên có 1,36 triệu ha đất đỏ bazan, chiếm hơn 66% diện tích đất
bazan của cả nước, phù hợp với các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như

cà phê, cao su, tiêu, điều... Tây Ngun có diện tích đất nơng nghiệp đang sử
dụng là 1.615.865 ha; quỹ đất phát triển cây công nghiệp lâu năm rộng. Tây
Nguyên là địa bàn cực kỳ quan trọng về môi trường sinh thái không chỉ cho khu


15

vực mà còn đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Đơng Nam Bộ - Thành
phố Hồ Chí Minh và vùng hạ lưu sơng Mê Kơng.
Tài ngun khống sản ở Tây Nguyên không phong phú lắm nhưng lại
phân bổ tập trung với trữ lượng lớn như than bùn, than nâu, cao lanh, puzơlan.
Đặc biệt là quặng Bauxite có trữ lượng khoảng trên 5 tỷ tấn, chiếm 94% trữ
lượng Bauxite của cả nước được phân bố chủ yếu ở Đắk Nơng và Lâm Đồng.
Hiện có 2 dự án khai thác Bauxitee đã và đang được triển khai là Tân Rai (Lâm
Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông). Các dự án Bauxite đang được kỳ vọng sẽ là một
trong những động lực lớn để phát triển kinh tế-xã hội cho vùng Tây Nguyên.
Tây Nguyên được đánh giá là vùng giàu có về tiềm năng du lịch do hội
tụ các yếu tố địa lý, lịch sử, sinh thái, mơi trường, văn hóa dân cư bản địa. Tồn
khu vực hiện nay có trên 1900 km quốc lộ chiếm 13% quốc lộ cả nước gồm các
tuyến chính là đường Hồ Chí Minh dài 540 km nối liền 4 tỉnh Tây Nguyên;
tuyến đường 14C chạy dọc biên giới Lào, Cam-pu-chia, đường Trường Sơn
Đông nối liền 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đang được xây dựng. Ba cửa
khẩu quốc tế là Bờ Y, Lệ Thanh và Bu Prăng nằm trong khu vực tam giác phát
triển 3 nước Việt-Lào-Campuchia.
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là
một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500
m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800
m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao
khoảng 500 m,Mơ Nông cao khoảng 800 - 1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao
khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao



16

ngun này đều được bao bọc về phía Đơng bởi những dãy núi và khối núi cao
(chính là Trường Sơn Nam).
Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu
vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia
Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và
Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây
Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và
Nam.
Khí hậu các tỉnh vùng Tây Nguyên vừa mang tính chất khí hậu cao
nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khơ nóng. Khí
hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết
tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, lượng mưa khơng đáng kể.
Nhiệt độ trung bình năm 18-250C, nhiệt độ cao nhất 370C, tháng nóng nhất
là tháng 4; nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Có những năm
nhiệt độ bất thường nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn, thiếu nước, ảnh
hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tổng số giờ nắng trong
năm trung bình 2000 - 2300 giờ, tổng tích ôn cao 8.0000C rất phù hợp với phát
triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.
Lượng mưa bình qn tồn vùng 1.750 - 3.150 mm. Tháng mưa nhiều
nhất vào tháng 8- 9, mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Lượng mưa phân bố không đều
theo thời gian, theo vùng lãnh thổ và địa hình chia cắt phức tạp, mùa mưa thường
gây ngập úng cục bộ tại một số vùng ven sông, mùa khô thiếu nước nghiêm
trọng. Lượng nước mùa lũ chiếm từ 70 - 80% lượng nước cả năm. Lượng nước



17

tháng lớn nhất chiếm từ 20 - 29% lượng nước cả năm. Lượng nước tháng kiệt
nhất chiếm từ 2 - 2,5% lượng nước cả năm.
Độ ẩm khơng khí trung bình 81 - 83%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6 - 15,7
mm/ngày, mùa mưa 1,5 - 1,7 mm/ngày. Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây
Nam, mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình qn 2,4 -5,4 m/s, hầu như khơng
có bão nên ít gây ảnh hưởng đối với các cây trồng dễ gãy, đổ.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600
m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà
phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển
tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây
Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến
hành khai thác Bauxite.

1.1.2.Tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội khu vực Tây Nguyên Việt Nam
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở Tây Ngun
đạt trung bình 12,12%, trong đó nơng – lâm - thuỷ sản là 9%; công nghiệp - xây
dựng là 21,2%; thương mại-dịch vụ là 18%, kim ngạch . Thu nhập bình quân đầu
người tăng từ 2,85 triệu đồng năm 2001 lên 11,5 triệu đồng năm 2010. Tỷ trọng
ngành nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 53%; kim ngạch xuất khẩu đạt
1,3 tỷ đồng vào năm 2010. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010: 6.585 tỷ đồng,
chiếm 11,34% GDP, đáp ứng được 46,07% chi ngân sách. Lâm Đồng và Đăk Lăk
là 2 tỉnh đạt mức thu cao nhất. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP chiếm
khoảng 40,8%. Tuy vậy, những thành tựu về kinh tế đạt được của vùng đất này


18

trong thời gian qua vẫn còn quá khiêm tốn và nhỏ bé. Đây vẫn là khu vực nghèo

nhất nước, thu ngân sách chỉ đáp ứng được 40% dự toán chi của địa phương.
Dân số trung bình năm 2010 ở Tây Nguyên là 5,05 triệu người. Theo báo
cáo của Ủy ban Dân tộc, các vấn đề xã hội ở khu vực Tây Nguyên gần đây đã có
những chuyển biến tốt, đã giải quyết được việc làm cho trên 100.000 lao động,
trong đó có 32.000 lao động là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ
18,9% (năm 2007) xuống cịn 14,95% (năm 2008). Trong năm 2010, đã có thêm
hơn 2.000 hộ gia đình được giải quyết đất ở, trên 3.000 hộ được cấp đất sản xuất.
Trạm y tế đã có mặt ở 96% số xã, 52,6% trạm y tế có bác sỹ, có 84% xã,
phường, thị trấn và 35/59 huyện/thành phố hồn thành phổ cập giáo dục THCS
trong đó Lâm Đồng cơ bản đã hoàn thành, Đăk Lăk cũng đảm bảo đúng tiến độ.
Thực hiện chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số,
năm 2010, các tỉnh Tây Nguyên đã đầu tư 1250 tỷ đồng vào các vùng khó khăn
trong đó có Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ tướng Chính phủ) đầu
tư 558 tỷ đồng. Có 210 hạng mục đường giao thơng, điện lưới, trạm y tế, trường
học, nhà sinh hoạt cộng đồng và 260 cơng trình cấp nước sạch tập trung đã và
đang được xây dựng. Nhiều cơng trình hồn thành đã phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với Tây Ngun đó là tình trạng xói
mịn đất đai do tình trạng phát triển ồ ạt diện tích cây sắn trong những năm gần
đây và vấn đề di dân tự do. Năm 2010, di dân tự do từ các tỉnh miền núi phía bắc
đến Tây Nguyên khoảng trên 1300 hộ với trên 6200 nhân khẩu, trọng điểm tại
tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông.


19

Tây Nguyên là một vùng đất đầy tiềm năng và nhạy cảm về chính trị, xã
hội. Địa bàn Tây Nguyên cũng là nơi hội tụ chung sống của đồng bào các dân
tộc thiểu số gắn bó với văn hố rừng và văn hố cồng chiêng độc đáo được
UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT VÀ MỨC ĐỘ THĂM DÒ ĐỊA
CHẤT VÙNG TÂY NGUYÊN – VIỆT NAM.
1.2.1. Điều kiện địa hình, địa chất.
Các khu mỏ Bauxite vùng Tây Ngun đều có địa hình dạng bình ngun
tương đối bằng phẳng nghiêng thoải từ đông bắc xuống tây nam. Mạng xâm thực
địa phương chia cắt địa hình thành các khối tương đối bằng phẳng (plato) cao
tương đối 30 - 80 m, kéo dài hoặc phân nhánh hẹp (100 - 400 m). Phần lớn đỉnh
của plato thường khá bằng phẳng dốc từ 1 - 60. Rìa plato thường tạo thành
đường viền rõ rệt mà ở nhiều chỗ có khi bị các thung lũng rất trẻ phá huỷ. Độ
dốc của sườn plato rất khác nhau từ thoải 5 - 150, nhiều chỗ dốc trên 400. Hình
thái địa hình bán bình nguyên trong khu vực rất thuận lợi cho quá trình phát triển
laterit hoá và tạo Bauxite. Phần lớn Bauxite phát triển ở đỉnh plato, đôi chỗ
Bauxite chuyển tiếp sang sườn thoải hơn (5 - 150) và có nơi tiến đến sát chân
sườn giáp thung lũng rộng. Với điều kiện địa hình như vậy rất thuận lợi cho công
tác khai thác Bauxite.
1.2.1.1 Tỉnh Kon Tum.
* Đặc điểm địa hình.
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đơng sang Tây, rất dốc ở phía Bắc và
độ dốc thấp 2% - 5% ở phía nam. Địa hình đa dạng, gò đồi núi cao nguyên và
vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Phía bắc có đỉnh Ngọc Linh cao nhất khu


20

vực, với độ cao 2.596 m. Độ cao trung bình ở phía bắc 800 - 1.200 m, ở phía
nam chỉ có 500 - 530 m. Địa hình có độ dốc 00- 150 chiếm khoảng 24,3% tổng
diện tích tự nhiên chủ yếu là đất khu dân cư, đất đã sản xuất nơng nghiệp, đất
trống, cây bụi, trảm cỏ, đất có khả năng nơng nghiệp.
Theo nguồn gốc sinh thái, Kon Tum có các dạng địa hình sau đây:

Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối. Ngọc
Linh là khối núi cao nhất và đồ sộ nhất Tây Nguyên, đó là nơi bắt nguồn của các
sông Tranh, sông Cái chảy về Quảng Nam; sông Sê San chảy về sông Mê Kông,
sông Ba chảy về Gia Lai, Tuy Hịa. Các ngọn núi: Ngọc Bơn Sơn (1.939m),
Ngọc Krinh (2.066 m), KonBoria (1.500m), Kon Krông (1.330m) của khối
Ngọc Linh được cấu tạo bởi các đá gơnai, grarit, đá phiến mica. Trên dạng địa
hình này chủ yếu là thảm thực vật rừng.
Phía đơng khối Ngọc Linh là cao ngun Kon Plông, tạo nên bởi một lớp
phủ bazan độ cao từ 1.100 - 1.300m, bề mặt bị phân cách mạnh. Bazan ở cao
ngun Kon Plơng cũng bị phong hố mạnh. Vùng này thích hợp với kinh doanh
tổng hợp rừng.
Phía tây khối Ngọc Linh, có sơng PơKơ chảy dọc theo hướng bắc - nam
trong một thung lũng hẹp phân cách Ngọc Bin San với Ngọc Linh, tới Đăk Tô
thung lũng được mở ra tạo nên một cánh đồng bằng phẳng chạy dài 50 km từ
Đăk Tô đến tận Kon Tum. Đây là vùng trũng giữa núi, được bồi đắp bởi phù sa
sơng PơKơ và sơng ĐăkBla. Vùng này thích hợp với trồng lúa và các cây công
nghiệp.
Đặc điểm phức tạp của địa hình Kon Tum đã tạo ra những cảnh quan
phong phú, đa dạng mang tính chất đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen
và hồ nhập. Đặc điểm đó ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các tiểu khí hậu,


21

phân bố mạng lưới giao thông (nhiều đường nhánh, đường cụt), phân bố các điểm
dân cư; ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước,
giao thơng, thơng tin, phát thanh truyền hình,...). Vì vậy vấn đề đặt ra là khai thác
tài nguyên phù hợp với các dạng địa hình cảnh quan khác nhau nhằm đảm bảo
tính hiệu quả và tính bền vững của môi trường sinh thái.
* Đặc điểm địa chất

Địa khối Kon Tum ở Việt Nam bao gồm các đá thuộc cả hai nhóm biến
chất áp suất cao - nhiệt độ thấp và áp suất thấp - nhiệt độ cao. Từ Tây Bắc đến
Đông Nam, các đá biến chất này được phân chia và xếp vào hệ tầng Khâm Đức,
phức hệ Ngọc Linh và phức hệ Kan Nack.
1.2.1.2 Tỉnh Gia Lai.
* Đặc điểm địa hình
Gia Lai nhìn chung có địa hình cao ngun, độ cao trung bình 800 - 900m
và có thể chia thành 3 vùng địa hình là vùng đồi núi cao, vùng cao nguyên và
vùng trũng.
+ Địa hình đồi núi cao chiếm khoảng 2/5 diện tích tồn tỉnh, tập trung ở
khu vực phía Đơng Bắc, Đơng và Đơng Nam của tỉnh với các dải núi có các
ngọn núi cao trên 500 m, độ dốc trên 15o. Cao nhất là ngọn Konkakinh với độ
cao trên 1.700 m. Đặc biệt dãy núi Mang Yang kéo dài từ đỉnh Konkakinh đến
huyện Krông Pa, chia Gia Lai thành 2 vùng khí hậu rõ rệt là Đơng Trường Sơn
và Tây Trường Sơn.
+ Địa hình cao ngun chiếm khoảng 1/3 diện tích tồn tỉnh với 2 cao
nguyên đất đỏ bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, phù hợp
với các loại cây cơng nghiệp. Cao ngun Pleiku có độ cao trung bình 600 700m, độ dốc trung bình 3-5o, địa hình lượn sóng nhẹ, chia cắt ít. Cao ngun


22

Kon Hà Nừng có độ cao trung bình 800 - 900m, độ dốc trung bình 10-18o.
+ Địa hình vùng trũng phân bố dọc theo các sông suối, khá bằng phẳng, ít
bị chia cắt, hầu hết được che phủ bởi lớp phù sa giàu chất dinh dưỡng, phù hợp
với các loại cây nơng nghiệp. Có 2 thung lũng lớn là thung lũng An Khê rộng
khoảng 1.312 km2 và Cheo Reo – Phú Túc rộng khoảng 1.474 km2.
* Đặc điểm địa chất
Gia Lai có khá đầy đủ các phân vị địa tầng từ Archei đến Đệ tứ, bao gồm
15 phân vị trước Kainozoi và 11 phân vị Kainozoi.

1.2.1.3. Tỉnh Đăk Lăk.
* Đặc điểm địa hình: Địa hình của tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình
thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp
dần từ Đơng Nam sang Tây Bắc. Địa hình núi cao phân bố ở phía Đơng Nam, có
độ cao từ 1000 - 1500 m, chiếm 25% diện tích tồn tỉnh. Dãy núi cao nhất là dãy
Chư Yang Sin với ngọn cao nhất tới 2.445 m. Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ
Jiu: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, độ cao trung bình 600 - 700 m (đỉnh Chư Dơ
Jiu cao 1.103m), chiếm 10% diện tích tồn tỉnh. Địa hình cao ngun chiếm
phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đại diện có 2 cao
ngun lớn là: + Cao nguyên Buôn Ma Thuột và + Cao nguyên M’Drăk. Địa
hình bán bình nguyên Ea Súp là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp
với các cao nguyên. Bề mặt ở đây bị bóc mịn, có địa hình khá bằng phẳng, độ
cao trung bình 180m, có một vài dãy núi nhơ lên như Yok Đơn, Chư M’Lanh...
Địa hình vùng bằng trũng Krơng Păc - Lăk: nằm ở phía Đơng - Nam của tỉnh,
giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao trung
bình 400-500m. Đây là vùng trũng bị lũ lụt vào các tháng 9, tháng 10 hàng năm.


23

Địa hình phức tạp và đa dạng cùng với sự khác biệt về khí hậu tạo ra ở Đắk Lắk
có nhiều vùng sinh thái khác nhau, điều kiện để đa dạng hóa nơng nghiệp và lâm
nghiệp; song cũng đặt ra nhiều vấn đề trong khai thác tài nguyên tự nhiên phải
chú ý đến các hiện tượng tự nhiên bất lợi như xói mịn đất, rửa trơi, sụt lở đất
đá...
1.2.1.4. Tỉnh Đăk Nơng.
* Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh Đắk Nơng đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các
địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng cao dần từ Đơng
sang Tây.

Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô,
Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nơ. Điạ hình tương đối bằng
phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây lương thực, cây cơng
nghiệp ngắn ngày, chăn ni gia súc, gia cầm.
Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk Nông, Đắk Mil, Đắk Song, độ cao
trung bình trên 800 m, độ dốc trên 150. Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu,
rất thích hợp với phát triển cây cơng nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn ni
đại gia súc.
Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp. Đây là khu vực địa
hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích
hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu.
* Đặc điểm địa chất
Tỉnh Đăk Nông nằm trọn khối cao nguyên cổ Đăk Nông – Đăk Mil và
mang đặc trưng địa chất của vùng cao nguyên Đăk Nơng.
1.2.1.5. Tỉnh Lâm Đồng.
* Đặc điểm địa hình


×