Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đặc điểm chất lượng và định hướng sử dụng cát trắng khu vực phong hoà thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.93 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
------------------------------

NGUYỄN TIẾN PHƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁT
TRẮNG KHU VỰC PHONG HÒA - THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Địa chất khống sản và thăm dị
Mã số: 60.44.59

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA CHẤT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Nguyễn Tiến Dũng

Hà Nội - 2011


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận văn


Nguyễn Tiến Phương


2

MỤC LỤC
Danh mục các bảng ........................................................................................ .4
Danh mục các hình vẽ .......................................................................................6
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 7
Chương 1 ......................................................................................................... 13
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU...... 13
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ
NHIÊN ........................................................................................................ 13
1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 13
1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên............................................................ 13
1.2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT ....................... 15
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU ............................... 16
1.3.1. Đặc điểm địa tầng........................................................................ 16
1.3.2. Đặc điểm kiến tạo ........................................................................ 26
1.3.3. Đặc điểm địa mạo ........................................................................ 27
1.3.4. Đặc điểm khoáng sản .................................................................. 31
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KHỐNG SẢN KHU VỰC PHONG HỒ
..................................................................................................................... 33
1.4.1. Địa tầng ........................................................................................ 33
1.4.2. Magma.......................................................................................... 37
1.4.3. Khoáng sản .................................................................................. 39
Chương 2 ......................................................................................................... 41
ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ TIỀM NĂNG CÁT TRẮNG
KHU VỰC PHONG HÒA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...................................... 41
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁT THẠCH ANH .............................................. 41

2.1.1. Khái niệm..................................................................................... 41
2.1.2. Phân loại cát theo nguồn gốc...................................................... 41
2.1.3. Phân loại cát theo lĩnh vực sử dụng........................................... 42
2.1.4. Yêu cầu chất lượng đối với các lĩnh vực sử dụng cát thạch anh 43
2.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ CHẤT LƯỢNG CÁT TRẮNG KHU
VỰC PHONG HỊA.................................................................................... 51
2.2.1. Vị trí phân bố địa tầng chứa cát trắng...................................... 51
2.2.2. Đặc điểm thành phần vật chất của cát trắng............................ 51
2.2.3. Tính chất cơng nghệ của cát trắng ............................................ 58
Chương 3 ......................................................................................................... 63
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁT TRẮNG
KHU VỰC PHONG HÒA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ................................ 63
3.1. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CÁT TRẮNG KHU VỰC PHONG HÒA
..................................................................................................................... 63


3

3.1.1. Phương pháp đánh giá tài nguyên xác định ............................. 63
3.1.2. Phương pháp đánh giá tài nguyên dự báo................................ 64
3.1.3. Kết qủa dự báo tiềm năng cát trắng.......................................... 64
3.2. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁT TRẮNG KHU VỰC PHONG HÒA
..................................................................................................................... 66
3.2.1. Hiện trạng cơng tác thăm dị, khai thác và chế biến cát trắng
khu vực Phong Hòa............................................................................... 66
3.2.2. Định hướng sử dụng cát trắng khu vực Phong Hòa ................ 68
KẾT LUẬN ................................................................................................... 101
Danh mục công trình công bố của tác giả. Error! Bookmark
not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 104



4

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
STT

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1. Yêu cầu về mơ thức cỡ hạt và lượng sót lại trên rây
NO63 đối với cát xây dựng
Bảng 2.2. Yêu cầu kỹ thuật cát thạch anh đối với beton thủy
kỹ thuật
Bảng 2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cát rải đường sắt
Bảng 2.4. Cát thủy tinh được chia ra các hạng: đặc biệt, nhất,
nhì, ba, theo thành phần hóa học
Bảng 2.5. Cát thủy tinh được chia ra hai hạng: hạng cao và
hạng thường theo độ hạt
Bảng 2.6. Bảng phân loại cát thủy tinh của Liên Xô (cũ)
Bảng 2.7. Bảng phân loại cát thủy tinh theo tiêu chuẩn của Ba
Lan
Bảng 2.8. Bảng phân loại cát thủy tinh dựa vào hàm lượng
tổng sắt
Bảng 2.9. Bảng phân loại cát khuôn đúc theo tiêu chuẩn của
Liên Xô (cũ)
Bảng 2.10. Bảng các chỉ tiêu công nghiệp cát làm gốm mỏng

của Liên Xô cũ
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu khống vật
Bảng 2.12. Kết quả tính thống kê các thông số độ hạt
Bảng 2.13. Thống kê kết quả phân tích mẫu trọng sa
Bảng 2.14. Kết quả xử lý thống kê mẫu hoá cơ bản
Bảng 2.15. Kết quả xử lý thống kê mẫu hoá cơ bản
(đã loại mẫu có hàm lượng TFe2O3 > 1%)
Bảng 2.16. Đặc trưng thống kê bè cỡ hạt theo mẫu đơn
Bảng 2.17. Tổng hợp các chỉ tiêu có lý-kỹ thuật cát trắng khu
vực Phong Hịa
Bảng 2.18. Kết quả phân tích hóa mẫu ngun khai
Bảng 2.19. Kết quả phân tích các bè cỡ hạt mẫu nguyên khai
Bảng 2.20. Kết quả phân tích hàm lượng các bè cỡ hạt sau
tuyển (%)
Bảng 2.21. Kết quả phân tích các thành phần hóa sau khi
tuyển

43

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21

44
45
46
46
47
47
48
49
50
52
52
53
53
55
57
57
59
59
61
61



5

STT

Nội dung

Trang

22

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả đánh giá tài nguyên cát trắng đã
xác nhận cho từng khu vực mỏ đã được thăm dò
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng tài nguyên cát
trắng Khu vực Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng tài
nguyên cát trắng tại khu vực Phong Hòa, tỉnh Thừa Thiên
Huế
Bảng 3.4. Những thay đổi về giá của cát trắng silic theo chất
lượng trên thị trường Đài Loan và Hàn Quốc
Bảng 3.5. Thành phần tạp chất trong cát theo cỡ hạt
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các khống vật trong cát trắng và
tính chất từ
Bảng 3.7. Kết quả phân tích hố học cát trắng sau tuyển
Bảng 3.8. Bảng phân loại cát thủy tinh dựa vào hàm lượng
tổng sắt
Bảng 3.9. Bảng phân loại cát khuôn đúc theo tiêu chuẩn của
Liên Xô

Bảng 3.10. Bảng các chỉ tiêu công nghiệp cát làm gốm mỏng
của Liên Xô cũ
Bảng 3.11. Bảng yêu cầu độ hạt của nguyên liệu sản xuất men
frit
Bảng 3.12. Thành phần hóa của các nguyên liệu dùng nấu
men frit
Bảng 3.13. Bảng thông kê đơn phối liệu cho 1 tấn sản phẩm
men frit
Bảng 3.14. Yêu cầu chất lượng đối với cốt liệu đá và bột gió
Bảng 3.15. Bảng thông kê phối liệu cho 1 m2 một số sản phẩm
đá bretone sản xuất từ cát trắng

65

23

24

25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36


66

67

70
72
73
77
78
91
92
92
93
93
95
95


6

Danh mục các hình vẽ

STT

Ni dung

Trang

1


Hỡnh 1.1. S v trí khu vực nghiên cứu
Hình 1.2. Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển gió hình thành vào
thời kỳ biển tiến Flandian ở vùng Phong Hiền
Hình 1.3. Bề mặt thềm bậc I với cát thạch anh màu trắng
(mQ21-2pb2) ở vùng Phong Ngun
Hình 1.4. Sơ đồ địa chất vùng Phong Hịa, tỉnh Thừa Thiên
Huế tỷ lệ 1:50.000
Hình 1.5. Mặt cắt địa chất theo tuyến tại khu vực xã Phong
Hịa tỷ lệ 1:1000
Hình 2.1. Biểu đồ tần suất xuất hiện SiO2 (chưa loại thơ)
Hình 2.2. Biểu đồ tần suất xuất hiện SiO2 (đã loại thơ)
Hình 3.1. Những ứng dụng từ dioxit silic trong các ngành cơng
nghiệp
Hình 3.2. Sơ đồ tuyển làm sạch cát trắng
Hình 3.3. Sơ đồ của nhà máy tuyển cát trắng tiêu biểu
Hình 3.4. Mơ hình thủy tinh kim loại với các thành phần kim
loại khác nhau

14

2
3
4
5
6
7
8
9
10

11

30
31
34
35
55
56
69
75
76
82

12

Hình 3.5. Quá trình se sợi thủy tinh và dệt thành vải

87

13
14

Hình 3.6: Quy trình sản xuất vật đúc trong khn cát
Hình 3.7: Tỷ lệ các cơng nghệ khn trong sản xuất đúc
Hình 3.8. Giản đồ quá trình sản xuất SoG Si từ cát trắng (cát
thạch anh)

89
90


15

97


7

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thừa Thiên Huế là một trong số các tỉnh ven biển của Việt Nam có tiềm
năng lớn về cát trắng (cát thạch anh). Đây là nguồn tài nguyên quý giá, là
nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu sản xuất của nhiều ngành công nghiệp quan
trọng, đặc biệt là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp và điện tử.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát của các nhà Địa chất trước đây
và các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy khu vực Phong Hòa thuộc huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có các tích tụ cát trắng với qui mơ lớn, chất
lượng tốt, có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các lĩnh vực công
nghiệp như: sản xuất thủy tinh dân dụng và kính xây dựng, men frit, màn hình
tinh thể lỏng, cơng nghiệp hóa học, đặc biệt là khả năng đáp ứng các yêu cầu
liệu nguyên cho sản xuất các chất bán dẫn sử dụng trong các ngành cơng
nghiệp địi hỏi kỹ thuật cao như thủy tinh kết tinh, pin năng lượng mặt trời,...
Theo kết quả công tác đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản tỷ
lệ 1:200 000; 1: 50 000 của Cục Địa chất và Khống sản Việt Nam, cơng tác
tìm kiếm khống sản trong nhiều năm qua đã phát hiện và khoanh định được
diện tích phân bố các thành tạo cát trắng khu vực Phong Hòa, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế,... Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu các nhà Địa
chất trong nước và các chuyên gia cơng nghệ nước ngồi như: Nhật Bản, Mỹ,
Hàn Quốc đều cho rằng đây là vùng có tiềm năng lớn về cát thạch anh với

chất lượng tốt. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu
nào đề cập một cách đầy đủ và có hệ thống về đặc điểm phân bố, chất lượng;
đặc biệt là việc nghiên cứu đánh giá làm rõ tiềm năng, triển vọng cũng như
khả năng sử dụng của các thành tạo cát trắng vùng Phong Hịa nói riêng và


8

tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Vì vậy, trong thời gian qua mặc dù công tác
khai thác và chế biến cát trắng đã được các cấp, các ngành của tỉnh Thừa
Thiên Huế rất quan tâm. Song, các hoạt động khai thác và chế biến cát trắng
nhìn chung chưa có những định hướng dựa trên một qui hoạch tổng thể nên
dẫn đến việc đầu tư kém hiệu quả, tài nguyên chưa được sử dụng hợp lý,
khơng đúng mục đích, cịn gây lãng phí và ơ nhiễm mơi trường.
Việc nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, chất lượng và dự báo
tiềm năng cát trắng vùng Phong Hòa, tỉnh Thừa Thiên Huế làm cơ sở định
hướng cho việc sử dụng chúng trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau là
một nhiệm vụ được đặt ra hết sức cấp thiết. Đề tài: "Đặc điểm chất lượng và
định hướng sử dụng cát trắng khu vực Phong Hòa - Thừa Thiên Huế”
được đặt ra và giải quyết nhằm đáp ứng được yêu cầu nêu trên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, chất lượng và dự báo tiềm
năng cát trắng khu vực Phong Hòa, tỉnh Thừa Thiên Huế làm cơ sở định
hướng cho việc khai thác và sử dụng hợp lý chúng trong phát triển ngành
công nghiệp.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu là các thành tạo chứa cát trắng khu vực
Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu là tồn bộ diện tích phân bố các thành tạo trầm
tích tuổi Holocen sớm - giữa nguồn gốc biển, biển gió liên quan đến cát trắng
thuộc khu vực Phong Hịa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng hợp, phân tích và khái qt hố các kết quả đo vẽ bản đồ địa
chất khu vực, kết quả tìm kiếm khống sản và các cơng trình nghiên cứu địa
chất nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, vị trí địa tầng của các thành tạo cát
trắng vùng nghiên cứu.


9

4.2. Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, thành phần vật chất, chất
lượng cát trắng khu vực Phong Hòa.
4.3. Nghiên cứu đánh giá chất lượng cát trắng theo các lĩnh vực sử dụng
trên cơ sở phân tích thành phần vật chất và các tính chất vật lý của chúng.
4.4. Đánh giá tiềm năng tài nguyên cát trắng khu vực Phong Hòa làm
cơ sở khoa học cho việc đề xuất công tác khai thác và sử dụng hợp lý cát
trắng tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, tác giả sử dụng hệ phương pháp sau:
5.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Đã tiến hành thu thập các tài liệu về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất
thủy văn, khoáng sản của vùng nghiên cứu; Đồng thời tổng hợp, xử lý và hệ
thống hóa tồn bộ các tài liệu đã thu thập liên quan đến vùng nghiên cứu.
5.2. Khảo sát thực địa
- Tiến hành khảo sát thực địa, nghiên cứu đặc điểm địa hình, địa mạo, cấu
trúc địa chất, đặc điểm thành phần khoáng vật, độ hạt, màu sắc, đặc điểm phân

bố các thành tạo cát trắng khu vực Phong Hòa.
- Lấy bổ sung một số mẫu: mẫu trọng sa, mẫu hóa, mẫu độ hạt, mẫu
quang phổ ICP.
5.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng
- Tổng hợp các kết quả phân tích bổ sung: mẫu trọng sa, mẫu hóa, độ
hạt, quang phổ ICP.
- Phân tích và xử lý tài liệu, tổng hợp, đối sánh để đánh giá khả năng sử
dụng cát trắng trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau trên cơ sở so sánh
với các chỉ tiêu kỹ thuật của chúng.
5.4. Phương pháp đánh giá tài nguyên khoáng sản
- Đã tiến hành phân tích, lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên
phù hợp vớí đặc điểm các thành tạo cát trắng và tài liệu địa chất- khoáng sản
hiện có.


10

- Đánh giá tiềm năng tài nguyên cát trắng khu vực Phong Hòa theo các
phương pháp đã lựa chọn.
5.5. Phương pháp chuyên gia
Tổ chức thu thập các ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học về
nguồn gốc, đặc điểm thành phần cát trắng, các lĩnh vực sử dụng cát trắng; tham
khảo ý kiến của các nhà địa chất đã trực tiếp tham gia tìm kiếm, thăm dị và đánh
giá cát trắng khu vực Phong hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN

6.1. Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, đặc điểm phân bố và chất
lượng cát trắng vùng Phong Hòa, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá khả năng sử dụng cát trắng Phong Hịa trong các ngành cơng

nghiệp, đặc biệt một số ứng dụng công nghệ cao.
6.2. Giá trị thực tiễn:
- Cung cấp cho các nhà quản lý và doanh nghiệp về tiềm năng tài
nguyên và chất lượng cát trắng có mặt trong vùng nghiên cứu làm cơ sở định
hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng.
- Đề xuất quy trình cơng nghệ tuyển cát trắng chất lượng cao; đồng thời
đánh giá khả năng sử dụng cát trắng trong các lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là
các lĩnh vực có khả năng mạng lại hiệu quả cao.
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU

Đề tài được hoàn thành trên cơ sở nguồn tài liệu thực tế đa dạng và
phong phú thu thập trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất khu vực tỷ lệ
1:200.000, 1:50.000, tìm kiếm khống sản tỷ lệ 1:25.000, 1:10.000. Các báo
cáo kết quả tìm kiếm, thăm dị, khai thác và sử dụng cát trắng trong vùng từ
trước tới nay ở vùng nghiên cứu,…


11

1. Nguyễn Văn Trang và nnk 1991. Báo cáo kết quả cơng tác tìm kiếm
lập bản đồ địa chất 1/200.000, loạt tờ Huế - Quảng Ngãi của Đoàn Địa chất
206 - Liên đoàn Bản đồ địa chất. Lưu trữ Viện thông tin, Bảo tàng Địa chất.
2. Phạm Huy Thông và nnk, 1997. Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm
kiếm khống sản nhóm tờ Huế tỷ lệ 1:50.000 - Liên đoàn Bản đồ Địa chất
Miền Bắc. Lưu trữ Viện thông tin, Bảo tàng Địa chất.
3. Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, 2003. Đánh giá tiềm
năng và các lĩnh vực sử dụng cát thạch anh khu vực Cầu Thiềm, Phong Hòa,
Thừa Thiên Huế.
4. Nguyên liệu sứ gốm. Những địi hỏi của cơng nghiệp về chất lượng
ngun liệu khoáng. Nxb Khoa học kỹ thuật, 1977, Hà Nội.

5. Tiêu chuẩn Việt Nam - gạch chịu lửa samot TCVN 4543-1992.
6. Tiêu chuẩn Việt Nam - Cát để sản xuất thuỷ tinh TCVN 4543-1992.
7. Nguyễn Tiến Hải, Trần Nghi, Nguyễn Văn Bách, 2004. Đặc điểm
trầm tích và sự tiến hố của các thành tạo cát dải ven biển Quảng Bình. Tạp
chí Địa chất, loạt A, số 281,3-4/2004. Hà Nội.
8. Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành
gốm sứ - thủy tinh công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến
2020. Quyết định số 174/2004/QĐ-BCN, ngày 22 tháng 12 năm 2004. Bộ
Cơng Nghiệp.
Ngồi ra, tác giả còn được tham khảo và sử dụng các tài liệu của
khoảng 5 báo cáo thăm dò cát trắng khu vực Phong Hòa, Phong Chương,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, các tài liệu khai thác,... và các tài
liệu tìm kiếm khác có liên quan đến vùng nghiên cứu của nhiều tác giả địa
chất khác nhau.


12

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Toàn bộ luận văn được cấu trúc gồm: phần mở đầu, 03 chương chính,
phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, được trình bày trong 105 trang
với 15 hình và 36 bảng.
Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Tìm kiếm-Thăm dị, Khoa Địa
chất, Trường Đại học Mỏ Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Nguyễn Tiến Dũng.
Trong q trình hồn thành luận văn, tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ
và góp ý của các thầy cơ giáo Bộ mơn Tìm kiếm - Thăm dị, Khoa Địa chất,
Phịng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Mỏ - Địa chất, sự tạo điều kiện
của Lãnh đạo Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản, Lãnh đạo Vụ Khoáng sản và

các Vụ, Phòng, Ban liên quan.
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học, các nhà địa
chất đi trước đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép học viên được tham khảo và
kế thừa các kết quả nghiên cứu để hoàn thành luận văn.


13

Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu thuộc địa phận xã Phong Hoà, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trung tâm vùng nghiên cứu cách ga Phị Trạch 10 km
về phía đơng bắc, cách thành phố Huế khoảng 25 km về phía bắc, nằm trên
đoạn đường từ ngã ba ga Phò Trạch đi Cầu Thiềm.
Hanoi

Khu vực cát trắng
Phong Hồ

Hue

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Khu vực nghiên cứu có địa hình khá bằng phẳng, độ chênh cao địa hình
giữa nơi thấp nhất (mặt nước hồ Mỹ Xuyên và trằm Thôn Niêm) và nơi cao
nhất (cồn cát thuộc địa phận xã Phong Hoà) là khoảng 10,0m. Do đặc điểm
thành tạo cát và hướng phát triển của các bầu lạch, các dải cát thạch anh trong



14

phạm vi vùng nghiên cứu kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, cùng với
phương kéo dài của trằm Thôn Niêm và hồ Mỹ Xuyên.
Do ảnh hưởng các hoạt động canh tác nông nghiệp của nhân dân trong
vùng, những dải cát đã bị cày xới và vun đắp tạo thành các đụn cát cục bộ,
hoặc tạo thành những hố trũng nhỏ để nhân dân trồng cây. Ngoài phạm vi khu
thăm dị có nhiều nhà dân sinh sống, các khu vườn đã được nhân dân trồng
cây bạch đàn, cây hạt điều và các cây lưu niên khác.
Trong phạm vi vùng nghiên cứu, mạng sơng suối ít phát triển. Ở đây
chỉ có các trằm chứa nước, trằm Thơn Niêm và hồ Mỹ Xuyên. Các trằm này
mùa mưa có nhiều nước, mùa khơ có lưu lượng nhỏ đóng vai trị là các kênh
dẫn nước tự nhiên phục vụ cho canh tác của nhân dân địa phương.
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng và chi phối chủ yếu của khí hậu
nhiệt đới, gió mùa của vùng Trung Trung Bộ. Hàng năm, khí hậu được chia
thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa.
- Mùa khô, thường bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8. Mùa này thường có
lượng mưa rất ít, trung bình khoảng 20÷30 mm. Từ tháng 1 đến tháng 4 và từ
tháng 6 đến tháng 7 hầu như khơng có mưa, chỉ có mưa vào khoảng trung
tuần tháng 5 hoặc sang đầu tháng 6, có những trận mưa trong tháng 5 kéo dài
tới 2 ngày và trung bình lượng mưa trong cuối tháng 5 đầu tháng 6 vào
khoảng 120÷150mm/tháng. Theo số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn
miền Trung cho thấy, nhiệt độ trung bình của mùa khơ dao động 22oC ÷ 31oC,
cao nhất ở ngồi trời có khi lên tới 40oC. Thường vào khoảng tháng 6 hoặc
tháng 7, lúc thời tiết nắng nóng cịn bị ảnh hưởng của gió Tây Nam. Về mùa
này, thời gian kéo dài nên rất thuận lợi cho cơng tác thăm dị địa chất và khai
thác cát sau này.
- Mùa mưa, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Mùa này có
nhiệt độ trung bình 18oC÷25oC, thấp nhất 16oC, có năm xuống tới 12oC÷13oC,



15

và có chiều hướng giảm dần từ mùa thu sang mùa đông, càng về cuối mùa
mưa, lượng mưa càng tăng lên, có những trận mưa lớn kéo dài hàng tuần lễ,
gây lụt lội nghiêm trọng, làm ách tắc giao thông trên tuyến đường 1A.
Về mùa mưa do mưa nhiều hay gây lụt lội nên không thuận lợi cho
công tác thăm dò địa chất và khai thác cát.
Vùng nghiên cứu nằm trên đường tỉnh lộ 6, cách đường quốc lộ 1A
khoảng 10 km, cách cảng Thuận An 40km (thích hợp cho việc vận chuyển
bán hàng trong nước đối với tàu nhỏ hơn 2.000 tấn), cách cảng Chân Mây là
110 km (thích hợp cho việc xuất khẩu đối với tàu trọng tải trên 2.000 tấn). Hệ
thống đường giao thông được trải nhựa và rất thuận lợi cho công tác khai
thác, vận chuyển.
Đây là vùng cát trắng, khó canh tác nơng nghiệp nên đời sống nhân
dân cịn gặp nhiều khó khăn. Nhân dân chủ yếu định cư ở ven các trằm Thôn
Niêm và hồ Mỹ Xuyên và sống bằng nghề nông, nghề biển là chủ yếu. Nghề
nông chủ yếu là trồng hoa màu như: khoai, sắn, ngơ, đậu, mía và các loại cây
lấy gỗ như phi lao, bạch đàn... các cơ sở công nghiệp đang được hình thành và
phát triển. Trong tương lai, khu vực cát thạch anh sẽ có các nhà máy chế biến
cát, nhân dân ở đây sẽ có đời sống kinh tế khá hơn.
Hầu hết nhân dân trong vùng là người Kinh, các xã đều có trường
Trung học cơ sở, các thơn đều có trường mẫu giáo và Tiểu học, có bệnh xá.
Nhìn chung trình độ dân trí khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển, tuyển dụng, đào tạo công nhân kỹ thuật cho nhà máy Silica Phong Điền.
1.2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
Khu vực nghiên cứu là một phần của Vùng Cầu Thiềm huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được nhiều nhà địa chất nghiên cứu từ những
năm thực dân Pháp cịn chiếm đóng. Trong bản đồ địa chất Đông Dương do

các nhà Địa chất Pháp thành lập, vùng cát Cầu Thiềm đã được nghiên cứu và


16

đánh dấu trên bản đồ. Nhưng nghiên cứu tỷ mỷ và có tính hệ thống hơn vẫn là
từ sau ngày miền Nam hồn tồn được giải phóng. Đó là cơng trình nghiên
cứu lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 500.000 tờ miền Nam (Nguyễn Xuân Bao làm
chủ biên), công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1: 200.000
nhóm tờ Huế - Quảng Ngãi (Nguyễn Văn Trang làm chủ biên) và tỷ lệ
1:50.000 nhóm tờ Huế của các nhà khoa học địa chất thuộc Liên đoàn Bản đồ
Địa chất miền Bắc - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Năm 2001, vùng nghiên cứu được các nhà địa chất trường Đại học Mỏ
Địa chất tiến hành điều tra nghiên cứu với đề tài “Điều tra đánh giá chất
lượng, trữ lượng cát thạch anh vùng Phong Điền, Thừa Thiên - Huế làm
nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, gốm sứ, men” của
tác giả Đỗ Cảnh Dương. Kết quả của đề tài đã khẳng định cát thạch anh vùng
Cầu Thiềm có trữ lượng lớn và chất lượng tốt đáp ứng các tiêu chuẩn làm
nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, gốm sứ, khuôn đúc.
Hiện tại, trên khu vực nghiên cứu đã có một số đơn vị đã và đang tiến
hành cơng tác thăm dị để khai thác như Cơng ty cổ phần Frit Huế, Công ty
TNHH Sơn Tùng, Công ty cổ phần Vicosimex, Công ty cổ phần Prime Thiên
Phúc, Công ty TNHH Khống sản Phú Thịnh, Cơng ty TNHH Mai Linh C,…
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đặc điểm địa tầng
Cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu được phản ánh khá rõ nét qua bản đồ
địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 tờ Phong Điền. Tham gia vào cấu trúc địa
chất vùng gồm các thành tạo địa chất có tuổi từ Proterozoi đến Kainozoi, dưới
đây là những nét đặc trưng, khái quát về đặc điểm địa chất và khoáng sản khu
vực nghiên cứu.

Giới Paleozoi
Hệ Ordovic, thống trên - hệ Silur, thống dưới


17

Hệ tầng Long Đại (O3-S1lđ)
Hệ tầng này do A.M.Mareisep (1965) xác lập ở vùng Long Đại. Sau đó
Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (1983) và nnk mở rộng diện phân bố của
hệ tầng lên tới đứt gẫy Sông Cu Ðê. Các trầm tích của hệ tầng lộ phía Tây Bắc
khu vực nghiên cứu.
Hệ tầng được đặc trưng bởi các trầm tích lục nguyên màu xám dạng flysh
xen các tập cuội kết, sạn kết. Các thành tạo của hệ tầng bị uốn nếp thành các hệ
nếp lồi, nếp lõm và bị các thể magma xâm nhập của phức hệ Quế Sơn, Hải Vân,
Bà Nà xuyên cắt.
Đặc điểm địa chất: các thành tạo của hệ tầng bị biến chất ở tướng phiến
lục, phụ tướng sericit - clorit; Ven các khối magma có thành phần bazơ, trung
tính (phức hệ Quế Sơn) chúng bị biến chất nhiệt tướng sừng không phân chia.
Dọc các đứt gẫy, đá của hệ tầng Long Đại bị vò nhàu, vỡ nát mạnh, phát triển
hiện tướng milonit hóa và phổ biến các mạch thạch anh xuyên theo mặt lớp, mặt
phiến.
Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng Long Đại chiếm phần lớn diện tích.
Dựa vào đặc điểm của trầm tích có thể chia hệ tầng làm 4 phân hệ tầng.
- Phân hệ tầng 1 (O3- S1lđ1): cát kết ít khống hạt thô, cát kết quarzit, đá
phiến sét - sericit - clorit, đá phiến thạch anh- seericit- clorit màu xám, xám
sẫm.
- Phân hệ tầng 2 (O3- S1lđ2): cát kết ít khống, cát kết dạng quarzit, cát
bột kết, bột kết ít khống phân lớp mỏng đến dày, xen đá phiến thạch anhseericit- clorit, đá phiến sét sericit chứa vật chất hữu cơ màu đen. Chiều dày
900 - 1.000m.
- Phân hệ tầng 3 (O3- S1lđ3): bột kết ít khống, đá phiến sericit- clorit,

xen cát kết, cát bột kết ít khống, đá phiến sét sericit chứa vật chất than màu
đen. Chiều dày gần 800m.


18

- Phân hệ tầng 4 (O3- S1lđ4): đá phiến sét - sericit - clorit - dolomite
màu xám nhạt xen ít lớp cát kết ít khống, sét bột kết phân dải màu xám nhạt,
trắng xám, xám ghi.
Đặc điểm thạch học:
- Cát bột kết: đá có cấu tạo định hướng, kiến trúc hạt mịn, xi măng kiểu
tiếp xúc lấp đầy, thành phần chủ yếu là thạch anh 65 ÷ 70%, plagiocla 5 ÷ 10%.
- Bột kết ít khống: đá có cấu tạo định hướng, hạt vụn có độ mài trịn kém,
thành phần gồm thạch anh 65 ÷ 66%, plagiocla 12 ÷ 15% ...
- Đá phiến sét - sericit - clorit là loại gặp chủ yếu. Đá có kiến trúc vảy biến
tinh với thành phần đá phiến sét - sericit - clorit khoảng 95 ÷ 99%, hạt thạch anh
và silic khoảng 1÷ 5%.
Tổng chiều dày của hệ tầng Long Đại khoảng 2600 m.
Cơ sở xác định tuổi: Trên cơ sở phát hiện các bút đá phyllgraptusanca hall,
expansograptus ensis hall, isograptus sp xác định tuổi Ordovic sớm (Nguyễn
Hồng Hược) Ngoài ra phát hiện được pristiograptus sp là hóa thạch phổ biến
trong Silur ở Việt Nam. Do đó thành tạo lục nguyên màu xám dạng flysh của hệ
tầng Long Đại được xếp vào tuổi Ordovic muộn - Silur sớm (O3 - S1).
Hệ tầng Long Đại nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng A Vương và bị hệ
tầng Tân Lâm phủ không chỉnh hợp lên trên.
Hệ Devon, thống dưới
Hệ tầng Tân Lâm (D1tl)
Hệ tầng Tân Lâm (D1tl) do Đinh Minh Mộng (1978) xác lập để mô tả
các trầm tích màu đỏ tương ứng với hệ tầng Đại Giang (S2 - D1đg) của
Nguyễn Xuân Dương và nnk (1977) ở vùng Quảng Trị.

Trong khu vực nghiên cứu, trầm tích màu đỏ của hệ tầng Tân Lâm chiếm
diện tích khá lớn, chúng lộ thành dải rộng kéo dài phương tây bắc - đông nam.
Các đá hầu như không bị biến chất hoặc biến chất yếu, cấu tạo khối định


19

hướng, kiến trúc xi măng lấp đầy cơ sở. Thành phần thạch học gồm sạn kết,
cát kết thạch anh dạng quarzit, cát bột kết ít khống, sét kết và đá phiến sét sericit xen thấu kính mỏng sạn kết.
Dựa vào thành phần thạch học, trầm tích của hệ tầng Tân Lâm được chia
thành 3 tập với quan hệ chuyển tiếp như sau:
Tập 1 (D1tl1): cát kết, cát kết dạng quarzit, ít bột kết, đá phiến sét màu
tím, tím nhạt.
Tập 2 (D1tl2): đá phiến sét, đá phiến sét - sericit, bột kết, sét bột kết phân
lớp mỏng, đá phiến sét xen đá phiến sét - sericit màu tím nhạt, tím đỏ. Bề dầy
của tập 300 m.
Tập 3 (D1tl3): Cát bột kết ít khống phân lớp trung bình đến dầy xen đá
phiến sét - sericit, cát kết, cát kết dạng quarzit màu tím, phớt tím. Bề dầy tập
khoảng 400 m.
Đặc điểm thạch học:
- Cát kết thạch anh dạng quarzit có cấu tạo định hướng, thành phần gồm
thạch anh từ 82 ÷ 92%, xi măng kiểu tiếp xúc cơ sở, màu tím gụ.
- Cát kết ít khống có cấu tạo khối hoặc định hướng, thành phần gồm
thạch anh từ 66 ÷ 73%, xi măng kiểu tiếp xúc lấp đầy gồm sét - sericit - clorit.
- Bột kết ít khống có cấu tạo định hướng, hạt vụn ít, mài trịn, thành
phần khống có thạch anh từ 68 ÷ 78%, plagiocla là 2 ÷ 7%, xi măng kiểu cơ
sở có thành phần là sét - bột kết.
- Đá phiến sét - sericit nguồn gốc từ sét biến chất yếu, thành phần chủ
yếu là các khoáng vật sét vi vẩy sericit và ít thạch anh, turmalin, quặng.
Bề dày của hệ tầng này khoảng 700 m.



20

Trong trầm tích của hệ tầng Tân Lâm chưa phát hiện được hóa thạch,
song trên cơ sở so sánh với trầm tích ở vùng Đơng Nam (có di tích tảo
Sylirium sp tuổi Devon, Phạm Kim Ngân 1994) với các trầm tích Tân Lâm
(Quảng Trị) chứa Lingula cf muongthensis, lingula sp... tuổi Devon sớm thì
thấy chúng có những đặc điểm tương tự. Từ cơ sở trên cho phép xếp trầm tích
của hệ tầng Tân Lâm vào tuổi Devon sớm.
Các đá của hệ tầng Tân Lâm phủ không chỉnh hợp trên trầm tích lục
ngun của hệ tầng Long Đại, cịn phía trên nó có quan hệ kiến tạo với hệ
tầng Phong Sơn.
Hệ Devon, thống trên - hệ Carbon, thống dưới
Hệ tầng Phong Sơn (D3 - C1ps)
Hệ tầng Phong Sơn do Nguyễn Hữu Hùng (1995) xác lập để mơ tả các
trầm tích cacbonat theo mặt cắt ở vùng Phong Sơn. Đặc trưng của hệ tầng này
là các trầm tích chứa nhiều hóa thạch, phân bố dạng chỏm nhỏ ở Thủy Xuân,
lộ trên mặt cịn phần lớn bị phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ.
Trong khu vực nghiên cứu chỉ gặp các thành tạo của phân hệ tầng trên
(D3 - C1ps2).
Phân hệ tầng trên (D3 - C1ps2): phần lộ ra của phân hệ tầng này có dạng
chỏm nhỏ, bên bờ trái sơng Hương, giáp với Thủy Xuân. Thành phần gồm: đá
vôi, đá vôi sét, đá phiến sét vôi màu xám tro, đá vôi sinh vật, phân lớp trung
bình đến dầy, xen ít lớp đá sét vơi chứa hóa thạch san hơ, cấu tạo dạng dải,
kiến trúc vi hạt. Thành phần khoáng vật chủ yếu là calcit (99 ÷ 100 %), có ít
sét màng bám. Cịn đá vơi có hàm lượng calcit khoảng 95% và sét là 3 ÷ 5%.
Bề dầy khoảng 200 m, nằm khơng chỉnh hợp với các trầm tích của hệ tầng
Tân Lâm.
Cơ sở xá định tuổi: Trên cơ phát hiện trong hệ tầng có hóa thạch tay

cuội, trùng lỗ, san hơ, conodonta và các hóa thạch khác đặc trưng cho mơi


21

trường biển nông ven bờ tuổi Devon muộn - Cacbon sớm chứa trong trầm tích
tương tự ứng với hóa thạch của hệ tầng Phố Hàn, núi Voi (vùng Cát Bà, Kiến
An tuổi Devon muộn - Cacbon sớm). Do đó có thể xếp hệ tầng Phong Sơn
vào tuổi D3 - C1.
Giới Kainozoi
Hệ Neogen
Hệ tầng Vĩnh Điện (N vđ)
Hệ tầng Vĩnh Điện do Cát Nguyên Hùng và nnk (1995) xác lập để mơ tả
trầm tích Neogen phân nhịp gắn kết yếu đến trung bình ở đồng bằng Hội An,
chứa phong phú các phức hệ hóa thạch. Trong vùng nghiên cứu, chúng hầu
như khơng lộ trên mặt mà bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ. Bề dày trầm tích tăng
nhanh từ rìa Đơng ra biển (từ 30-49m ở vùng ven rìa tới hơn 100m ở vùng
ven biển). Đặc trưng của trần tích Neogen (N vđ) là trầm tích lục nguyên gắn
kết yếu - trung bình, phân lớp xiên chéo tương đối rõ.
Trật tự địa tầng trầm tích hệ tầng Vĩnh Điện ở đồng bằng Huế theo mặt
cắt của LK HU7 (Tân Mỹ) từ dưới lên gồm 5 tập sau:
- Tập 1 gồm 3 lớp:
+ Lớp 1: cuội sỏi kết, sạn kết xen cát kết màu xám, xám xanh, xám đen.
Hạn vụn 77,5-93,35%, chủ yếu là thạch anh, xi măng là bột chiếm 6,65-22,55%.
+ Lớp 2: cát kết hạt trung, hạt thô xem thấu kính sét bột kết, trong cát có
lẫn ít sỏi thạch anh nhỏ, độ gắn kết trung bình. Hạt vụn chiếm 95,4%, xi măng
5,6%.
+ Lớp 3: sét kết màu xám xanh chứa di tích thực vật đã hóa than màu
đen.
- Tập 2 gồm 2 lớp:

+ Lớp 1: cát kết hạt trung, hạt nhỏ, phần dưới có lẫn sạn sỏi thạch anh,
độ gắn kết trung bình. Hạt vụn 62% trong đó thạch anh 98%, mảnh đá 2%.


22

+ Lớp 2: cát bột kết, cát kết xen cát sạn kết màu xám, xám đen lẫn ít di
tích thực vật đã hóa than màu đen, độ gắn kết yếu - trung bình.
- Tập 3 gồm 2 lớp:
+ Lớp 1: sạn sỏi kết, độ gắn kết yếu. Hạn vụn 90% trong đó thạch anh
96%, mảnh đá 4%.
+ Lớp 2: bột sét kết màu xám đen, cấu tạo định hướng, phân lớp rõ, ở
dưới sâu có lẫn thực vật đã hóa than màu đen.
- Tập 4 gồm 2 lớp:
+ Lớp 1: cát sạn kết màu xám, xám trắng, phần dưới lẫn ít cuội thạch
anh, độ gắn kết yếu. Hạt vụn 75,45%, chủ yếu là thạch anh, ít mảnh đá cát bột
kết.
+ Lớp 2: bột kết, bột sét kết màu xám xanh, độ gắn kết trung bình.
- Tập 5 gồn 2 lớp:
+ Lớp 1: cát kết, cát sạn kết, độ gắn kết yếu, màu xám, xám vàng. Hạt
vịn 76,9-90,1%, trong đó thạch anh 97-98%, mảnh đá phiến và bột cát kết 23%.
+ Lớp 2: cát kết, cát bột xen bột sét kết, cát sạn kết phân lớp rõ, độ gắn
gắn kết yếu-trung bình, màu xám, xám xanh, xám trắng. Hạn vụn 87,16%, xi
măng 12,83%.
Hệ Đệ tứ, thống Pleistocen giữa - trên
Hệ tầng Quảng Điền (Q12-3qđ)
Hệ tầng Quảng Điền do Cát Nguyên Hùng (1995) xác lập để mơ tả các
trầm tích nguồn gốc khác nhau nhưng cùng tuổi. Trầm tích này phân bố chủ
yếu ở đồng bằng Thừa Thiên Huế. Trong vùng nghiên cứu chúng lộ ra dưới
dạng dải hẹp bao gồm các trầm tích có nguồn gốc: sơng - lũ, sơng, sơng biển, sông - biển - đầm lầy.



23

- Trầm tích sơng - lũ: thành phần chủ yếu là trầm tích hạt thơ xen lớp
mỏng bột gồm cát thạch anh, cuội bị phong hóa bóc vỏ, dăm sạn lẫn bột sét,
bột sét lẫn cát màu vàng.
- Trầm tích sông (a Q1 2-3 qđ): không lộ trên mặt, chủ yếu gồm hạt thơ
cát, sạn, sỏi, độ mài trịn trung bình, thành phần chủ yếu là thạch anh, silic.
Chuyển tiếp lên trên là trầm tích sơng - biển.
- Trầm tích sông - biển (am Q1 2-3 qđ): không lộ trên mặt, bao gồm sét,
sét bột lẫn cát, màu xám xanh, xám đen chứa phong phú di tích sinh vật.
Thành phần chủ yếu là thạch anh, mảnh đá, felspat.
- Trầm tích sông - biển - đầm lầy (amb Q1 2-3 qđ): ít gặp trong khu vực,
thành phần gồm cát, cát bột lẫn sạn thạch anh màu xám đen xen những dải
mỏng di tích thực vật màu đen. Thành phần gồm cát, sạn, sét.
Phủ không chỉnh hợp với đá vôi của hệ tầng Phong Sơn, lên trên hệ
tầng này là các trầm tích hạt thơ của hệ tầng Phú Xn.
Thống Pleistocen trên
Hệ tầng Phú Xuân (Q13px)
Hệ tầng Phú Xuân được Phạm Huy Thơng (1995) xác lập để mơ tả các
trầm tích tuổi Plesitocen ở đồng bằng Huế. Các thành tạo của hệ tầng phân bố
rải rác trong khu vực nghiên cứu gồm các nguồn gốc sông - lũ, sông, sông biển, biển.
- Trầm tích sơng - lũ của hệ tầng Phú Xn (ap Q13px): phủ trực tiếp lên
đá granit phong hóa mềm bở là cuội, sỏi mài trịn trung bình. Cuội thành phần
chủ yếu là thạch anh, granit, các thành tạo này có chứa ít casiterit hạt nhỏ,
màu nâu đen.
- Trầm tích sông (a Q13px): thành phần gồm cuội, sỏi, sạn, cát lẫn ít bột
sét màu vàng, thành phần khống vật chủ yếu là thạch anh, mảnh đá, felspat,
turmalin.



24

- Trầm tích sơng - biển (am Q13px): thành phần gồm bột, sét, cát màu
xám vàng, xám xanh lẫn ít bột cát kết. Thành phần khoáng vật chủ yếu là
hydromica, kaolinit, clorit, monmorilonit.
- Trầm tích biển (m Q13px): gồm chủ yếu là các bột màu vàng nghệ,
vàng sẫm, bị nén chặt, thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, mảnh đá,
nghèo di tích sinh vật.
Khống sản liên quan: trong trầm tích sơng - lũ có nơi đã phát hiện sa
khống casiterit đạt hàm lượng cơng nghiệp.
Thống Holocen
Hệ tầng Phú Bài (Q21-2pb)
Hệ tầng Phú Bài được xác lập để mô tả các trầm tích tuổi Holocen sớm
- giữa ở đồng bằng Huế. Trong vùng nghiên cứu các trầm tích này lộ ra khá
phổ biến. Hệ tầng gồm các trầm tích thành tạo trước và trong kỳ biển tiến
Flandrian, được chia làm hai phân hệ tầng:
Phân hệ tầng dưới (Q21-2pb1)
Các trầm tích thuộc phân hệ tầng này được hình thành trước kỳ biển
tiến Flandrian, gồm các nguồn gốc: sông, sông - biển và sông - biển - đầm
lầy. Được chuyển hướng theo quy luật sông

sông - biển

sông - biển -

đầm lầy.
- Trầm tích sơng của hệ tầng Phú Bài (aQ21-2pb1) thuộc thềm bậc I, gồm
hai phần.

Phần dưới: thành phần là cuội, sỏi cát lẫn bột. Cuội sỏi chiếm 50 ÷ 60
%, cát 40 ÷ 50 %. Cuội sỏi có độ lựa chọn trung bình, độ mài mịn khá tốt,
thành phần đa khoáng.
Phần trên: bột sét lẫn sạn màu xám, bột 50 ÷ 60 %, sét từ 30 ÷ 40%,
còn lại là cát, sạn. Cát có độ chọn lọc và mài mịn tốt. Thành phần khoáng vật
chủ yếu là thạch anh, felspat, mảnh đá.


×