Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đặc điểm quặng hoá thiếc gốc vùng du long, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.54 MB, 102 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học mỏ - địa chất

NGUYễN MạNH HảI

ĐặC ĐIểM QUặNG hóa THIếC GốC
VùNG DU LONG, TỉNH NINH THUậN

luận văn thạc Sỹ khoa học

.

Hà nội - Năm 2011


bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học mỏ - địa chất

NGUYễN MạNH HảI

ĐặC ĐIểM QUặNG HóA THIếC GốC
VùNG DU LONG, TØNH NINH THUËN
Chuyên ngành: Địa chất khoáng sản và thm dũ
Mó s: 60.44.59

luận văn thạc Sỹ khoa học

NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS NGUYN QUANG LUT

.



Hà nội - Năm 2011


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng Tôi; các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2011

Tác giả

Nguyễn Mạnh Hải


3

MỤC LỤC
- Trang bìa phụ
- Lời cam đoan
- Mục lục
- Danh mục các bảng
- Danh mục các hình vẽ
- Danh mục các ảnh
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG DU LONG
1.1. Vị trí vùng nghiên cứu trong cấu trúc kiến tạo chung

1.2. Lịch sử nghiên cứu về địa chất và khoáng sản vùng nghiên cứu
1.3. Khái quát về địa tầng
1.4. Khái quát về hoạt động magma xâm nhập
1.5. Khái quát về đặc điểm cấu trúc, kiến tạo
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa hoá và khoáng vật học của thiếc
2.2. Phân loại các kiểu mỏ thiếc trên thế giới và Việt Nam
2.3. Các thuật ngữ được sử dụng trong luận văn
2.4. Các phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HÓA THIẾC VÙNG DU LONG
3.1. Đặc điểm phân bố các thân quặng
3.2. Đặc điểm hình thái và cấu trúc thân quặng
3.3. Đặc điểm biến đổi nhiệt dịch cạnh mạch quặng
CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT QUẶNG THIẾC GỐC VÙNG DU LONG
4.1. Đặc điểm thành phần khoáng vật quặng
4.2. Đặc điểm thành phần hoá học quặng
4.3. Đặc điểm các bao thể thạch anh trong quặng
4.4. Thứ tự sinh thành và tổ hợp cộng sinh khoáng vật quặng
CHƯƠNG 5
CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG HĨA, TIỀN ĐỀ
VÀ CÁC DẤU HIỆU TÌM KIẾM
5.1. Yếu tố địa chất khống chế quặng
5.2. Nguồn gốc và điều kiện thành tạo
5.3. Tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trang
1
2
3
4
5
6
8

12
13
15
19
24

30
35
37
39

43
53
54

60
71
74
75


79
90
91
96
98
99


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1

Bảng thống kê các khoáng vật chứa thiếc

33

Bảng 2.2

Phân loại tụ khoáng thiếc theo X.X. Smirnov

35

Bảng 2.3

Phân loại tụ khoáng thiếc theo H.F.G. Hosking

35


Bảng 2.4

Các mỏ thiếc trên thế giới và ở Việt Nam

36

Bảng 3.1

Kết quả phân tích ICP quặng thiếc khu Suối Giang

47

Bảng 3.2

Kết quả phân tích ICP quặng thiếc khu Tạp Lá

48

Bảng 4.1

Tổng hợp các khống vật theo kết quả phân tích mẫu
khống tướng

60

Bảng 4.2

Thống kê kết quả phân tíc mẫu ICP

71


Bảng 4.3

So sánh giá trị trung bình giữa Sn và W

72

Bảng 4.4

Hệ số tương quan giữa các nguyên tố

72

Bảng 4.5

Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử

73

Bảng 4.6

Tổng hợp kết quả phân tích mẫu bao thể

75

Bảng 4.7

Thứ tự sinh thành và tổ hợp cộng sinh khống vật vùng Du
Long


78

Bảng 5.1

Kết quả phân tích mẫu hóa silicat

87


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.1

Sơ đồ địa chất và khống sản khu Suối Giang

46

Hình 3.2

Sơ đồ địa chất và khống sản khu Tạp Lá

49

Hình 3.3

Sơ đồ địa chất và khống sản khu Khe Đen

51


Hình 3.4

Sơ đồ địa chất và khống sản khu Động Thơng

52

Hình 3.5

Điểm khảo sát SM.845 - Quặng hóa tập trung trong đới biến
đổi greisen hóa dọc theo các khe nứt có thế nằm dốc

55

Hình 3.6

Hào H.3DS - Quặng hóa tập trung trong đới biến đổi greisen
hóa dọc theo các khe nứt có thế nằm dốc

56

Hình 3.7

Hào H.101A - Thân quặng dạng ổ, chuỗi, thấu kính, có thế
nằm thoải

57

Hình 5.1


Biểu đồ tổng hợp lực ép (σ1) hướng bắc nam và mơ hình tạo
các hệ thống đứt gãy khu Khe Đen

80

Hình 5.2

Biểu đồ tổng hợp lực ép (σ1) hướng tây bắc và mơ hình tạo
các hệ thống đứt gãy khu Tạp Lá – Suối Giang

82

Hình 5.3

Đồ thị hoa hồng các thân quặng vùng Du Long, vẽ theo
khoảng 100

83

Hình 5.4

Đồ thị đẳng trị các thân quặng khu Du Long, Ninh Thuận

83

Hình 5.5

Biểu đồ tương quan giữa chỉ số kiềm (AI) và chỉ số bão hịa
nhơm (ASI) phân chia các loạt magma (theo Manniar và
Piccolli, 1989)


87

Hình 5.6

Biểu đồ A-F-M phân chia các loạt magma (theo
Jensen&Pyke, 1982 và Rickwood, 1989)

88

Hình 5.7

Biểu đồ tương quan Ba-Rb-Sr (theo Twist & Keeman, 1989)

88

Hình 5.8

Biểu đồ tương quan Na+ - Mg2+, K+ - Na+ (theo Sattran V.,
1979)

89

Hình 5.9

Biểu đồ hợp phần nghiên cứu độ sâu bóc mịn phân đới đứng

93

Hình 5.10 Biểu đồ hợp phần nghiên cứu độ sâu bóc mịn phân đới dọc


94


6

DANH MỤC CÁC ẢNH
Trang
Ảnh 1.1

Đá phun trào andesit hệ tầng Đèo Bảo Lộc - vùng Du Long

16

Ảnh 1.2

Mạch aplit xuyên cắt đá phun trào ryolit hệ tầng Đơn Dương

19

Ảnh 1.3

Thung lũng Du Long

19

Ảnh 1.4

Điểm khảo sát V.1502 - đá mạch sẫm màu xuyên cắt
granodiorit phức hệ Định Quán


20

Ảnh 1.5

Điểm khảo sát V.1505 - Các thể tù trầm tích hệ tầng La Ngà
trong granodiorit phức hệ Định Quán

21

Ảnh 1.6

Điểm khảo sát V.0028 - Granitoid phức hệ Cà Ná lộ dạng kéo
dài

23

Ảnh 1.7

Điểm khảo sát D.191 - Đai mạch thạch anh xuyên cắt trong
granodiorit

24

Ảnh 1.8

Đá gốc bị phá huỷ mạnh mẽ tại các vách dọc thượng nguồn
Sông Vang

27


Ảnh 1.9

Lỗ khoan LK1 (tại độ sâu 27,5m và 51,6m) - Đới cà nát, dập
vỡ chứa khoáng vật quặng trong lỗ khoan

27

Ảnh 2.1

Tinh thể casiterit

32

Ảnh 2.2

Tinh thể Stannite

33

Ảnh 3.1

Hào H.5DS - Đá biến đổi greisen hoá phát triển chủ yếu dọc
theo hệ thống khe nứt song song có góc dốc lớn

44

Ảnh 3.2

Hào H.101A - Đới biến đổi geisen hoá tập trung tại nơi giao

nhau giữa hai hệ thống khe nứt, phát triển mạnh ở hệ thống
khe nứt có thế nằm thoải

44

Ảnh 3.3

Mẫu lát mỏng LK.21/2 – Nicol +
Đá biến đổi greisen hoá yếu, muscovit dạng vảy nhỏ tỏa tia

58

Ảnh 3.4

Mẫu lát mỏng LK.12 – Nicol +
Đá biến đổi greisen hoá mạnh (thạch anh – muscovit – sericit)

58

Ảnh 4.1

Mẫu LK.12TD - Pyrit dạng hạt tự hình bị biến đổi thứ sinh

61

Ảnh 4.2

Mẫu SM24 - Specularit dạng tỏa tia

62


Ảnh 4.3

Mẫu D.101 - Casiterit dạng hạt tự hình

63

Ảnh 4.4

Mẫu lát mỏng D101 - Song tinh casiterit dưới nicol (-) và (+)

64

Ảnh 4.5

Mẫu H.505 - Casiterit I xâm tán trong đá

65


7

Ảnh 4.6

Mẫu SM.845 - Tập hợp casiterit I xâm tán trong đá

65

Ảnh 4.7


Mẫu SM.1465 - Tập hợp casiterit II – specularit

66

Ảnh 4.8

Mẫu 1015 - Tập hợp casiterit II – hematit dạng vảy

66

Ảnh 4.9

Mẫu 563 - Wolfram xâm tán trong thạch anh

68

Ảnh 4.10

Mẫu H.505 - Tập hợp hematit dạng vảy – casiterit

69

Ảnh 4.11

Mẫu D.101 - Gơthit dạng riềm đi cùng casiterit

69

Ảnh 4.12


Hình dạng các bao thể

75

Ảnh 4.13

Mẫu D.101 - Casiterit hạt lớn tự hình xâm tán trong nền đá

76

Ảnh 4.14

Mẫu D.101 - Casiterit I tự hình xâm tán trong nền đá

77

Ảnh 4.15

Mẫu SM.845 – Casiterit đi cùng hematit dạng vảy (specularit)

77


8

MỞ ĐẦU
Vùng Du Long nằm ở phía bắc tỉnh Ninh Thuận, trải dài theo phương đông
tây, thuộc các huyện Thuận Bắc và Bắc Ái, vùng nghiên cứu có diện tích khoảng
62,5 km2, nằm cách thị xã Phan Rang – Tháp Chàm chừng 30km về phía bắc. Diện
tích vùng được giới hạn theo tọa độ địa lý

110 46' 18'' ÷ 110 50' 03'' : vĩ độ bắc.
1090 01' 02'' ÷ 1090 6' 34'' : kinh độ đông.
Thuộc tờ bản đồ địa hình VN2000 tỷ lệ 1:50.000 số hiệu C-49-3-A, tờ Cam
Ranh.
Đây là vùng có cấu trúc địa chất phức tạp. Khống sản có giá trị mới phát
hiện là thiếc gốc, các khống sản khác hầu như vắng mặt.
1. Tính cấp thiết của luận văn
Vùng Du Long thuộc phần rìa phía đơng đới sinh khống Đà Lạt, chiếm diện
tích khơng lớn nhưng có cấu trúc địa chất phức tạp. Trong các báo cáo kết quả đo vẽ
bản đồ, kết quả tìm kiếm khoáng sản liên quan đến vùng Du Long trước năm 2000
cũng chỉ phát hiện được một số biểu hiện các vành trọng sa casiterit và các diện tích
sa khống khơng có triển vọng. Các thân quặng thiếc gốc trong vùng chưa được
phát hiện.
Quặng thiếc gốc vùng Du Long mới được phát hiện đầu năm 2001. Cho đến
nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu có hệ thống quặng hóa thiếc vùng Du Long.
Các vấn đề như: đặc đặc điểm thành phần vật chất, mối liên quan của quặng hoá
thiếc với các thành tạo địa chất, nguồn gốc và điều kiện thành tạo của chúng v.v...
chưa được làm sáng tỏ.
Vấn đề đặt ra ở đây là xác định đặc điểm quặng hoá thiếc, xác định các yếu
tố thuận lợi, các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm làm cơ sở khoa học cho cơng tác tìm
kiếm thăm dị khai thác; đồng thời làm định hướng cho tìm kiếm phát hiện các mỏ
thiếc gốc có đặc điểm tương tự trong vùng Nam Trung Bộ nói riêng và Việt Nam
nói chung.
Chính vì vậy đề tài luận văn về: “Đặc diểm quặng hoá thiếc gốc vùng Du
Long, tỉnh Ninh Thuận” được xuất phát từ đòi hỏi thực tế, nhằm đáp ứng một phần


9

các yêu cầu cấp thiết của sản xuất và góp phần bổ sung lý luận cho khoa học địa

chất mỏ quặng.
2. Mục tiêu của luận văn
Mục tiêu của luận văn là làm sáng tỏ đặc điểm thành phần vật chất, xác định
các yếu tố khống chế quặng hoá thiếc, tiền đề dấu hiệu tìm kiếm...; tạo cơ sở khoa
học cho việc tìm kiếm, dự báo, đánh giá triển vọng của chúng trong vùng Du Long
và đề xuất một số diện tích có tiền đề dấu hiệu tương tự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là quặng thiếc và các thành tạo địa chất liên quan đến
quặng hoá thiếc.
- Phạm vi nghiên cứu là vùng Du Long, Ninh Thuận với diện tích khoảng
62,5 km2, thuộc phần rìa phía đơng đới sinh khống Đà Lạt.
4. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố, đặc điểm hình thái cấu trúc, mức độ tồn tại
các thân quặng;
- Nghiên cứu các giai đoạn tạo quặng, nhiệt độ thành tạo của mỗi giai đoạn;
Các dạng tồn tại của quặng, thứ tự sinh thành và tổ hợp cộng sinh khoáng vật.
- Nghiên cứu các hiện tượng biến đổi nhiệt dịch và mối liên quan của quặng
hoá thiếc với các biến đổi cạnh mạch.
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ các đặc điểm địa chất- kiến trúc các thành hệ địa
chất có liên quan đến quặng thiếc. Từ đó xác định các yếu tố khống chế quặng hố,
rút ra các quy luật phân bố quặng thiếc trong không gian và theo thời gian.
- Xác lập các tiền đề về môi trường đá vây quanh, magma, cấu trúc thuận lợi
cho tạo quặng; Các dấu hiệu trọng sa, địa hóa, địa vật lý liên quan đến quặng hóa;
Dự báo tiềm năng quặng thiếc.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính sau được sử dụng trong q trình hồn thành luận văn:
- Phương pháp địa chất truyền thống: thu thập tài liệu, lộ trình khảo sát thực
địa, tổng hợp xử lý tài liệu.
- Phương pháp trọng sa, địa hoá, địa vật lý tìm kiếm.



10

- Các phương pháp phân tích nghiên cứu thành phần vật chất: khống tướng,
thạch học, bao thể, kích hoạt neutron, silicat, microsond, quang phổ hấp thụ nguyên
tử, ICP ...
- Phương pháp xác suất thống kê toán học và ứng dụng công nghệ thông tin.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ đặc điểm thành phần vật
chất, điều kiện thành tạo, nguồn gốc và quy luật phân bố của quặng hoá thiếc trong
vùng. Đây là cơ sở khoa học để định hướng cho cơng tác tìm kiếm, thăm dò và khai
thác thiếc vùng Du Long.
7. Cơ sở tài liệu của luận văn
- Luận văn được xây dựng trên cơ sở tài liệu của Báo cáo kết quả “Đánh giá
quặng thiếc gốc vùng Ma Ty – Du Long, Ninh Thuận”
- Các loại bản vẽ: địa chất khu vực, bản đồ địa chất các thân khoáng, địa hoá,
trọng sa, địa vật lý, các thiết đồ cơng trình, các mặt cắt địa chất…
- Các kết quả phân tích mẫu các loại: khoáng tướng 60 mẫu, thạch học 120
mẫu, bao thể 7 mẫu, kích hoạt neutron 6 mẫu, silicat 8 mẫu, microsond 9 mẫu, hấp
thụ nguyên tử 27, ICP 39 mẫu ...
- Các loại mẫu được phân tích tại Trung tâm Phân tích thí nghiệm địa chất –
Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản; Viện Địa chất và Khoáng sản; Bộ mơn Khống
sản, trường Đại học Mỏ - Địa chất; Trung tâm Phân tích thí nghiệm – Liên đồn
Bản đồ Địa chất Miền Nam; Xưởng phân tích Liên đồn địa chất Trung Trung Bộ
- Ngồi ra luận văn cịn sử dụng nhiều tài liệu khác như: Kết quả đo vẽ bản
đồ địa chất 1:200.000 nhóm tờ Đà Lạt – Cam Ranh; Các nhóm tờ đo vẽ địa chất tỷ
lệ 1:50.000 tờ Đà Lạt, tờ Phan Rang – Cam Ranh; Báo cáo kết quả tìm kiếm sơ bộ
thiếc và các khống sản khác vùng Ma Ti, Du Long, Thuận Hải; Báo cáo nghiên
cứu thành phần vật chất các thành tạo magma Mesozoi-Kainozoi và khoáng sản liên
quan ở đới Đà Lạt; Bản đồ sinh khoáng và dự báo khoáng sản đới Đà Lạt tỷ lệ

1:200.000; Báo cáo kết quả thăm dò mỏ thiếc khu Suối Giang, xã Công Hải, huyện
Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận (đang thực hiện)…


11

8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm phần Mở đầu, 5 chương, phần Kết luận được trình bày trong
90 trang với 17 hình, 14 biểu bảng, 30 ảnh.
9. Nơi thực hiện đề tài và lời cảm ơn
Luận văn được khởi xướng và hồn thành tại Bộ mơn Khống sản, Trường
Đại học Mỏ- Địa chất; dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn Quang
Luật. Học viên xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn
Quang Luật, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, khuyến khích
và định hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Để hoàn thành luận văn, học viên đã nhận được sự động viên, quan tâm giúp
đỡ của TS. Đỗ Văn Nhuận, TS. Trần Tất Thắng, TS. Trần Văn Miến , TS. Trần
Đình Sâm, TS. Nguyễn Văn Thuấn, ThS. Võ Quang Bình, ThS. Phạm Văn Thơng,
KS. Đỗ Hữu Trợ, KS. Trần Ngọc Biên
Nhân dịp này học viên cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại
học Mỏ- Địa chất, Phòng Đại học và Sau đại học, Khoa Địa chất, Bộ mơn Khống
sản, Lãnh đạo Tổng Cục Địa chất và Khống sản, Lãnh đạo Liên đồn Địa chất
Trung Trung Bộ đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập,
nghiên cứu. Tác giả cũng đã nhận được sự cổ vũ và giúp đỡ nhiều mặt của bạn bè
và đồng nghiệp gần xa trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.


12

CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG DU LONG
1.1. Vị trí vùng nghiên cứu trong cấu trúc kiến tạo chung
Diện tích vùng nghiên cứu nằm ở phần trung tâm phụ đới sinh khoáng sialic Đèo
Cả - Long Hải, thuộc phần đơng nam đới sinh khống Đà Lạt. Đới sinh khống Đà Lạt
thuộc miền kiến tạo nam Việt Nam, phía bắc giới hạn bởi đứt gãy ghép nối sâu xuyên vỏ
Tuy Hịa – Đăk Lin – Sungtren, phía nam là đứt gãy sâu xuyên vỏ Vũng Tàu – Lộc Ninh
– Krachia, phía tây của đới chiếm diện tích đáng kể của lãnh thổ CamPuChia, phía đơng
chiếm diện tích thềm lục địa miền nam Việt Nam (biển Đông). Miền kiến tạo nam Việt
Nam là phần đơng nam của miền hoạt hóa magma kiến tạo Mezozoi – Kainozoi Đông
Dương phát sinh và phát triển trên địa khối trung tâm Indosinia tiền Cambri [28].
Dựa trên cơ sở lịch sử phát triển, cường độ hoạt động và phân bố không gian của
hai loại magma núi lửa – xâm nhập trung tính – axit và axit – á kiềm của giai đoạn hoạt
hóa magma kiến tạo Mezozoi muộn – Kainozoi sớm thì đới sinh khống Đà Lạt được
chia thành 3 phụ đới: phụ đới sinh khống sialic Đăk Nơng – Krachia, phụ đới sinh
khống sialic femic Đà Lạt – Bảo Lộc và phụ đới sinh khoáng sialic Đèo Cả - Long Hải
[28].
Phụ đới sinh khoáng sialic Đèo Cả - Long Hải nằm phía đơng nam phụ đới sinh
khoáng sialic femic Đà Lạt – Bảo Lộc, kéo dài từ Đèo Cả đến Long Hải theo phương
đông bắc – tây nam [28].
Trong luận văn này với mục tiêu nghiên cứu tập trung vào vùng Du Long, nơi có
triển vọng về quặng thiếc gốc, có diện tích nhỏ nằm ở phần trung tâm phần phía đơng
của phụ đới sinh khoáng Đèo Cả - Long Hải, thuộc đới sinh khống Đà Lạt. Do đó, có
thể xem các q trình sinh khoáng và lịch sử kiến tạo đới sinh khoáng Đà Lạt cũng là q
trình sinh khống và kiến tạo của vùng nghiên cứu.
Nghiên cứu lịch sử kiến tạo đới sinh khống Đà Lạt có thể kể đến các cơng trình
nghiên cứu: Năm 1941, J. Fromaget trong chun khảo “Đơng Dương thuộc
Pháp - cấu tạo địa chất, các đá, các mỏ và sự liên quan có thể của chúng với
kiến tạo” cùng bộ bản đồ địa chất 1:200.000 (1952) cũng đề cập đến địa chất đới



13

Đà Lạt; Năm 1987, Nguyễn Nghiêm Minh, Vũ Ngọc Hải thực hiện cơng trình
“Phân vùng sinh khống Việt Nam, tỷ lệ 1:1.000.000”;…
Đặc biệt cơng trình khoa học có ý nghĩa to lớn được tiến hành trong
những năm 1985 - 1990 đó là “Lập bản đồ sinh khống và dự báo khoáng sản
đới Đà Lạt” tỷ lệ 1:200.000 do TS. Nguyễn Tường Tri chủ biên. Trong luận văn
này, học viên dựa vào thành quả về phát triển lịch sử kiến tạo và các các tiến
trình sinh khống của cơng trình trên.
1.2. Lịch sử nghiên cứu về địa chất và khoáng sản vùng nghiên cứu
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trước năm 1975 chủ yếu là những cơng trình nghiên cứu của các nhà địa
chất Pháp, đáng kể nhất là các cơng trình nghiên cứu của Fromaget, Hoffet, Saurin
E.Jacob,...(1921-1927). Việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản vùng này trong giai
đoạn trước năm 1975 được phản ảnh trong tờ bản đồ Địa chất Sài Gòn, tỷ lệ
1:500.000 do Fromaget và các nhà địa chất Pháp thành lập (1935-1937). Năm 1964
Saurin E.Jacob hiệu đính và bổ sung bản đồ địa chất Đơng Dương.
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu chun đề liên quan dến đới Đà
Lạt như: Đông Dương thuộc Pháp – cấu tạo địa chất, các đá, các mỏ và sự liên quan
có thể của chúng với kiến tạo (J.Formaget, 1941); nghiên cứu phun trào Châu Thới
(E. Saurin, 1962), zircon Xuân Lộc (E. Saurin, 1968), granit ở Trung Việt Nam của
Trần Huỳnh Anh (1972)...
1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975
Sau năm 1975 công tác nghiên cứu địa chất đặc biệt được chú trọng, trong
các năm 1975-1988 là thời kỳ nghiên cứu địa chất được tiến hành mạnh mẽ và có hệ
thống.
- Bản đồ địa chất miền Nam tỷ lệ 1:500.000 được thực hiện trong những năm
1975-1978 của Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao;
- Đo vẽ trọng lực phần miền Nam Việt Nam của Nguyễn Ngọc Lê (1984);
- Bản đồ địa chất Việt Nam – Lào – CamPuChia tỷ lệ 1:1.000.000 của Phan

Cự Tiến, năm 1989;


14

- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 loạt tờ Bến Khế-Đồng Nai được thành lập
từ năm 1979-1988, trong đó vùng Du Long thuộc tờ Đà Lạt-Cam Ranh được các
nhà địa chất của Đoàn 20B tiến hành dưới sự chủ biên của Nguyễn Đức Thắng;
Công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 đã bổ sung và chi tiết hoá kết quả
bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000, đã chia ra các đới cấu trúc, đới quặng,...Qua đó đã
nhận định đới sinh khống Đà Lạt có triển vọng về khoáng sản nội sinh, đặc biệt là
thiếc và vàng [24].
- Bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Phan Rang
- Cam Ranh (Petr. Stepanek, 1986);
- Bản đồ sinh khoáng Việt Nam của Nguyễn Nghiêm Minh (1990);
- Báo cáo địa chất nhóm tờ Nha Trang 1:50.000 và tìm kiếm các điểm quặng
thuộc nhóm tờ Phan Rang (Đoàn Việt - Tiệp, 1991);
- Từ năm 1983 đến 1986, Nguyễn Văn Mài - Đoàn Địa chất 605 thực hiện đề
án “Tìm kiếm sơ bộ quặng thiếc và các khoáng sản khác vùng Man Ti, Du Long,
tỉnh Thuận Hải” trên diện tích 350km2 đã kết luận "Đối với thiếc sa khống ở vùng
Ma Ty-Du Long khơng có triển vọng công nghiệp,... Đối với thiếc gốc phương án
đề ra nghiên cứu bước đầu, ở giai đoạn tìm kiếm này chưa phát hiện được thân
quặng thiếc gốc nào rõ ràng, mà chỉ thấy những biểu hiện khống hóa gốc liên quan
với các biến đổi sau magma như thạch anh hóa, felspat hóa...” [16].
- Năm 1983, Dương Đức Kiêm đã xác lập 4 đai sinh khoáng Sn-W ở Việt
Nam với đai thứ 3 là đai sinh khoáng Sn-W bao quanh địa khối Đông Dương (mà
phần lớn đai này nằm trong phạm vi đới Đà Lạt) [6];
- Trong cơng trình “Tiềm năng khống hóa thiếc đới Đà Lạt” (1996) Dương
Đức Kiêm cũng đã đưa ra nhận định “phức hệ Cà Ná (G/K2cn) được đánh giá là
mang đầy đủ tính chất của granit chứa thiếc…” và nêu lên 3 thành hệ quặng thiếc

chính: casiterit - thạch anh, casiterit - sulfur và casiterit - silicat, trong đó nhấn mạnh
vai trị phổ biến rộng khắp với qui mô đáng kể của thành hệ casiterit - silicat và đới
Đà Lạt được đánh giá là có triển vọng to lớn về thiếc...
- Năm 2000, Nguyễn Xuân Bao trong cơng trình nghiên cứu “Kiến tạo và
sinh khống miền Nam Việt Nam” đã đưa ra nhận định “…Cung magma rìa lục địa


15

tích cực kiểu Đơng Á Định Qn - Ankroet mang tính chất khá đặc thù, đó là sự tồn
tại đồng thời của hoạt động hút chìm (subduction) và căng dãn (extension) trên cùng
một miền thuộc một cung magma bao gồm các đá núi lửa kiềm-vơi trung tính kiểu
Đèo Bảo Lộc và kiểu Long Bình, các đá núi lửa á kiềm trung tính - felsic kiểu Nha
Trang, các đá núi lửa á kiềm felsic - trung tính kiểu Sơn Giang, các đá xâm nhập
granitoid kiềm-vôi kiểu Định Quán - Đèo Cả, monzonit - monzodiorit kiểu Bà Rá,
gabro-pyroxenit cao Ti kiểu Tây Ninh, granit cao Al, giàu Li, F kiểu Ankroet (Cà
Ná)…” [1].
- Năm 2002, Bùi Minh Tâm trong cơng trình nghiên cứu “Nghiên cứu thành
phần vật chất các thành tạo magma Mezozoi – Kainozoi và khoáng sản liên quan ở
đới Đà Lạt” đã nhận định “…Trong đới Đà Lạt, sinh khoáng nội sinh biểu hiện rõ
ràng nhất là nhóm kim loại hiếm hầu như chỉ liên quan đến các khối granit plumazit
tuổi Creta của phức hệ Ankroet (Cà Ná). Hoặc vì bị bóc mịn, hoặc vì chưa lộ nên ở
đây chưa thấy kiểu mỏ porphyr mà chỉ thấy kiểu mỏ mạch nhiệt dịch. …” [22].
- Từ năm 2001 đến 2005, Đỗ Hữu Trợ - Đoàn Địa chất 501 - Liên đoàn Địa
chất Trung Trung Bộ, thi công đề án "Đánh giá quặng thiếc gốc vùng Ma Ty- Du
Long, Ninh Thuận" đã phát hiện ra 35 thân quặng với tổng trữ lượng và tài nguyên
dự báo khoảng 6.500 kg Sn tại vùng Du Long và khoanh định được 2 diện tích có
triển vọng có thể đầu tư thăm dị trong giai đoạn tiếp theo [29].
1.3. Khái quát về địa tầng
1.3.1. Giới Mesozoi-hệ Jura giữa-muộn

Hệ tầng La Ngà (J2ln)
Các đá thuộc hệ tầng La Ngà lộ ra ở phía đơng bắc vùng Du Long với diện lộ
nhỏ khoảng 1,7km2. Đá của hệ tầng tạo thành dải hẹp, uốn cong quay bề lõm về
phía tây bắc, kéo dài theo phương tây bắc-đông nam.
Hệ tầng La Ngà được Vũ Khúc và nnk xác lập năm 1983, được các nhà Địa
chất chia làm 4 tập gồm: Tập 1: bột kết, cát kết phân dải mỏng; tập 2: sét kết phân
lớp mỏng, phần trên xen kẽ bột kết; tập 3: bột kết xen kẽ không đều các lớp cát kết;
tập 4: cát kết, cát kết ít khống xen kẽ bột kết.


16

Hệ tầng La Ngà nằm không chỉnh hợp dưới hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl),
dưới hệ tầng Dak Rium và dưới hệ tầng Đơn Dương (K2đd). (Nguyễn Đức Thắng
và nnk,1999. Địa chất và khoáng sản tờ Đà Lạt-Cam Ranh) và bị các xâm nhập
phức hệ Định Quán (Jura muộn), và phức hệ Cà Ná (Creta muộn) xuyên cắt gây
sừng hóa mạnh mẽ.
Tuổi hệ tầng La Ngà đã được xếp vào Jura giữa.
Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3 đbl)
Các thành tạo núi lửa của hệ tầng Đèo Bảo Lộc phân bố chủ yếu ở phía đơng
vùng Du Long với diện tích khoảng 10km2. Là tập hợp các đá phun trào andesit,
dacit, ryodacit porphyr và tuf của chúng.
Theo Nguyễn Xuân Bao, 1978 các đá của hệ tầng Đèo Bảo Lộc gồm 2 tập:
tập 1: Andesit, andesit porphyr; tập 2: Dacit, ryodacit và tuf của chúng. Hầu hết các
đá của hệ tầng Đèo Bảo Lộc thuộc loại kiềm vơi và có kiến trúc porphyr.
Trong vùng nghiên cứu, đá của hệ tầng Đèo Bảo Lộc có mặt chủ yếu là
andesit và tuf của chúng. Đá lộ ra với diện lộ rộng, tạo khối lớn tại núi Cô Lô, núi
Giác Lan (ảnh 1.1).

Ảnh 1.1: Đá phun trào andesit hệ tầng Đèo Bảo Lộc - vùng Du Long [29]



17

Thành phần thạch học chủ yếu trong địa tầng là phun trào andesit, ngược lại
các dacit, ryodacit thường là những diện tích nhỏ trong tập hợp nham thạch của hệ
tầng.
Đá andesit có màu xám đen, hạt nhỏ, mịn, dạng khối rắn chắc. Đá có kiến
trúc porphyr với nền hyalopilit biến đổi, cấu tạo lỗ hổng. Thành phần khoáng vật:
Ban tinh 30÷35% gồm plagioclas trung tính (oligoclas-andesit) 25-30%, amphibol
(hornblend) bị biến đổi 5-7%. Phần nền 65-70% gồm plagioclas 10-30%, hornblend
10-15%, thủy tinh và các sản phẩm biến đổi của chúng (biotit, clorit,...) 45%, epidot
ít, rutin ít, khống vật quặng 2-5%.
Dacit, ryodacit có khối lượng ít hơn, phân bố xen cùng các đá khác tạo các
diện nhỏ hẹp. Dacit có màu xám đen, cấu tạo dòng chảy, kiến trúc nổi ban. Thành
phần khoáng vật: Ban tinh 35-38%, gồm: Thạch anh 8-10%, plagioclas 20-23%,
hornblend 3-5%. Phần nền 60-70%, gồm: hornblend 6-8%, biotit 2%, thạch anh và
felspat 45-50%, quặng 2%.
Tuổi của hệ tầng Đèo Bảo Lộc được xác định là Jura muộn dựa trên cơ sở
các đá của hệ tầng phủ trực tiếp lên trên các trầm tích của hệ tầng La Ngà (J2ln) và
chúng bị các đá magma xâm nhập phức hệ Đèo Cả có tuổi Creta muộn (GDi-GGs/Kđc) xuyên cắt.
1.3.2. Giới Mesozoi-hệ Creta muộn
Hệ tầng Đơn Dương (K2đd)
Tại vùng Du Long các đá của hệ tầng Đơn Dương phân bố thành diện rộng ở
phía nam và tây của vùng. Các đá của hệ tầng cịn lộ kéo dài ra ngồi, tạo nên vịng
cung bao quanh rìa diện tích nghiên cứu.
Tập hợp các đá phun trào hệ tầng Đơn Dương gồm: ryolit, andesitodacit,
ryolitdacit, ryolitporphyr và tuf của chúng.
Đá ryolit chiếm khối lượng chủ yếu trong địa tầng, đá có màu xanh phớt lục,
kiến trúc porphyr với nền vi felsit, cấu tạo khối nổi ban. Thành phần khoáng vật:

Ban tinh chiếm 30-35 (%), gồm: thạch anh 1 - 13%, plagioclas từ ít - 9%, felspat
kali 2 – 11%. Phần nền 67-90 (%), gồm: felspat 50 - 55%, thạch anh 30 – 32%,
biotit, chlorit, vi quặng: ít.


18

Đá ryodacit porphyr có màu xanh nhạt, dạng khối rắn chắc, kiến trúc dạng
porphyr nền hyalopilit. Thành phần khoáng vật: Ban tinh 15 (%), gồm: thạch anh 5;
plagioclas trung tính 8; felspat kali 2. Phần nền 80%, gồm: thạch anh 21; anbit 10;
sét, sericit 45; clorit 3; carbonat 3; quặng 2.
Điều đáng quan tâm là các đá của hệ tầng Đơn Duơng (G/K2đd) cũng bị dập
vỡ dọc theo các đứt gãy, đơi khi chứa quặng hóa sulfur dạng xâm tán. Chưa phát
hiện được các thân quặng trong các đối tượng của hệ tầng Đơn Dương, mặc dù có
một vài kết quả phân tích hóa thiếc trong các mạch thạch anh sulfur cho thấy có
biểu hiện của thiếc từ 0,02-0,06%.
Hàm lượng các nguyên tố kim loại (ppm) theo kết quả phân tích địa hóa
ngun sinh các đá phun trào tại khu vực nghiên cứu như sau: Mo = 0,3-0,8, Sn =
1-20%, Bi = 1%, Cu = 5-10%, Pb = 2-4%, Be = 0,4-0,8%.
Tuy chưa phát hiện được các thân quặng thiếc gốc trong đối tượng này, song
hiện tại các thân quặng thiếc gốc có triển vọng và đạt hàm lượng cơng nghiệp đều
tập trung vào ranh giới tiếp xúc giữa granitoit phức hệ Cà Ná và các đá phun trào
của hệ tầng Đơn Dương. Đây cũng là dấu hiệu tìm kiếm quan trọng đối với thiếc
gốc vùng Du Long.
Tuổi của hệ tầng Đơn Dương xác định là Creta muộn dựa trên cơ sở các
thành tạo của hệ tầng phủ không chỉnh hợp trên các đá của hệ tầng La Ngà (J2ln),
phủ không chỉnh hợp trực tiếp lên trên các xâm nhập phức hệ Định Quán (DiGDi/J3ln) và bị granitoit phức hệ Đèo Cả (GDi-G-Gs/Kđc), Cà Ná (G/K2cn) xuyên
cắt (ảnh 1.2).
1.3.3. Giới Kainozoi-hệ Đệ tứ
Các trầm tích hiện đại có diện phân bố lớn tập trung ở các thung lũng sông

Trâu, sông Vang và ở các phần thấp của địa hình (ảnh 1.3). Các trầm tích hiện đại
chủ yếu là cát, cuội, sỏi lẫn nhiều tảng lăn của đá xâm nhập và phun trào. Trong
diện tích phân chia thành hai đối tượng: Trầm tích lịng sơng, bãi bồi (Q2) gồm cuội,
sạn, sỏi lẫn sét, bột; trầm tích thềm bậc I (Q13) gồm sạn, cát đa khoáng, sét, bột.


19

Ảnh 1.2: Mạch aplit xuyên cắt đá phun trào ryolit hệ tầng Đơn Dương [29]

Ảnh 1.3: Thung lũng Du Long [29]
1.4. Khái quát về hoạt động magma xâm nhập
Trên sơ đồ địa chất vùng, chiếm hầu hết các diện tích là diện phân bố các đá
xâm nhập của các phức hệ Định Quán (Di-GDi/J3đq), Đèo Cả (G/K2đc), Cà Ná
(G/K2cn) và các đá mạch không phân chia.


20

1.4.1. Phức hệ Định Quán (Di-GDi/J3đq)
Các đá granodiorit biotit-hornblend pha 2 phức hệ Định Quán (GDi/J3đq2)
phân bố ở trung tâm và phía tây vùng nghiên cứu với quy mơ nhỏ đến vừa, tổng
diện lộ khoảng 30km2.
Thành phần khoáng vật của đá granodiorit biotit-hornblend gồm plagioclas
axit-trung tính (albit-oligoclas-andesit) 40÷47%, thạch anh 25÷30%, felspat kali
(octoclas) 13÷25%, boitit 5÷8%, hornblend 3÷7%. Đá có kiến trúc hạt không đều,
cấu tạo khối. Trong granodiorit phức hệ Định Quán thường xuất hiện các pha đá
mạch lamprophyr, thạch anh, và granodiorit porphyr, các pha đá mạch thường có
kích thước nhỏ, kéo dài theo phương đơng bắc (ảnh 1.4). Đá có màu xám xanh, hạt
nhỏ, kiến trúc porphyr với hàm lượng ban tinh nhỏ, chủ yếu là khoáng vật màu

(hornblend).

Ảnh 1.4: Điểm khảo sát V.1502 - Đá mạch sẫm màu xuyên cắt
granodiorit phức hệ Định Quán [29]
Ở gần nơi tiếp xúc với granitoid của phức hệ Cà Ná đá phổ biến các ban tinh
felspat kali: 3÷5%, có màu phớt hồng, các ban tinh thường phân bố không đều trong
đá. Cạnh ranh giới tiếp xúc với các thành tạo trầm tích hệ tầng La Ngà, các đá xâm
nhập phức hệ Định Quán giàu khoáng vật màu và thường bắt gặp nhiều thể tù trầm
tích bị sừng hố yếu, kích thước các thể tù thay đổi từ vài cm2 đến 10cm2 các thể tù
có dạng ơvan, tứ diện phân bố không đều (ảnh 1.5).


21

Ảnh 1.5: Điểm khảo sát V.1505 - Các thể tù trầm tích hệ tầng La Ngà trong
granodiorit phức hệ Định Quán [29]
Kết quả phân tích giã đãi trong granodiorit cho tổ hợp các khoáng vật phụ:
magnetit, ilmenit, sphen, pyrit, zircon, molipden, ziectholit, anatas.
Về đặc điểm thạch hoá: Đá granodiorit phức hệ Định Qn thuộc loạt kiềm
vơi, độ kiềm trung bình, kiểu kiềm natri-kali. Thành phần hóa học qua phân tích 4
mẫu silicat như sau (%): SiO2=67,93; TiO2=0,18; Al2O3=15,61; Fe2O3=2,41;
MnO=0,04; MgO=1,14; CaO=2,65; Na2O=3,65; K2O=3,30. Chỉ sốK2O/Na2O=0,90,
chỉ số al'=3,11 [29].
Các đá granodiorit phức hệ Định Quán xuyên cắt hệ tầng La Ngà (J2ln) và
các đá phun trào andesit hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl), chúng bị phủ bởi các đá phun
trào hệ tầng Đơn Dương (K2đd). Tuổi của phức hệ được xác định là Jura muộn.
1.4.2. Phức hệ Đèo cả (GDi-G-Gs/Kđc)
Các đá magma xâm nhập phức hệ Đèo Cả phân bố ở đông bắc và đông nam
vùng Du Long. Đá lộ trong diện tích chủ yếu là pha 2 (G/K2đc2) gồm granit biotit
hạt lớn. Thành phần gồm thạch anh 26%, plagioclas axit (albit-oligoclas) 35%,

felspat kali (octoclas, micorclin) 35%, biotit 4%, amphybol (hornblend) rất ít, các
khống vật phụ: apatit, sphen, orthit.


22

Nhìn chung trong diện tích vùng nghiên cứu các khối granitoit thuộc phức hệ
Đèo Cả phân bố hạn chế. Trên diện tích tìm kiếm chưa có dấu hiệu rõ ràng về mối
quan hệ với khoáng sản nội sinh.
Các đá của phức hệ Đèo Cả xuyên cắt các đá phun trào của hệ tầng Đèo Bảo
Lộc (J3đbl) và bị xâm nhập của phức hệ Cà Ná xuyên cắt [25].
Tuổi của phức hệ được xếp vào Creta muộn.
1.4.3. Phức hệ Cà Ná (G/K2cn)
Các đá granit biotit sáng màu phức hệ Cà Ná lộ với diện lớn và chiếm hầu
hết ở trung tâm vùng Du Long, tạo nên các khối tương đối đẳng thước hoặc kéo dài
(ảnh 1.6). Trong đó, các đá của pha 1 (G/K2cn1) granit hạt vừa-lớn phát triển rộng
rãi. Đá của pha 2 là granit biotit sáng màu hạt nhỏ có kiến trúc porphyr thường tạo
các khối nhỏ có dạng kéo dài theo phương ĐB-TN và thường phân bố ở phần cao
của địa hình. Các đá của phức hệ Cà Ná xuyên cắt, gây biến đổi đá trầm tích biến
chất hệ tầng La Ngà, magma xâm nhập phức hệ Định Quán và các đá phun trào hệ
tầng Đơn Dương.
- Pha 1: granit sáng màu hạt vừa-lớn (G/Kcn1)
Thành phần khoáng vật của của pha 1 gồm (%): thạch anh 25÷33, plagioclas
axit (albit-oligoclas) 30÷40, felspat kali (orthoclas-microclin) 30÷40, biotit ít÷5,
muscovit ít. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình.
Tổ hợp khoáng vật phụ gồm: hematit, magnetit, fluorit, pyrit, casiterit,
zircon, apatit, granat, molipden, anatas.
Đặc điểm thạch hoá: đá granit hạt vừa-lớn phức hệ Cà Ná có hàm lượng SiO2
khá cao từ 77,32÷78%, độ chứa nhơm cao, sáng màu, độ kiềm từ trung bình đến
cao, trong đó kali ln trội hơn natri (K2O/Na2O= 1,1÷1,2).

- Pha 2: granit sáng màu hạt nhỏ kiến trúc dạng porphyr
Các đá được xếp vào pha 2 trong diện tích tìm kiếm chủ yếu dựa vào cơ sở
so sánh thành phần thạch học, đặc điểm khoáng vật. Các đá của pha 2 phân bố bên
trong và xuyên cắt các đá pha 1 của cùng phức hệ. Các đá của pha 2 thường có dạng
thấu kính kéo dài theo phương đơng bắc-tây nam hoặc có hình dạng méo mó khá
phức tạp.


23

Ảnh 1.6: Điểm khảo sát V.0028 - Granitoid phức hệ Cà Ná lộ dạng kéo dài [29]
Quan sát chung cho thấy các đá của pha 2 có thành phần và cấu tạo khá đồng
nhất, ít biến đổi trong phạm vi khối. Kiến trúc chủ yếu đá của pha 2 dạng porphyr,
cấu tạo khối. Biến đổi sau magma khá rõ, đặc biệt là biến đổi greisen hóa. Đá của
pha 2 tương đối sáng màu. Thành phần khoáng vật của của pha 2 gồm: thạch anh
25÷41%, plagioclas 30÷40%, felspat kali (orthoclas-microrclin) 20÷45%, biotit
2÷9%, muscovit ít. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt nhỏ, porphyr.
Tổ hợp khoáng vật phụ gồm: hematit, fluorit, pyrit, casiterit, zircon, apatit,
granat, molipden, anatas.
Đặc điểm thạch hoá: đá granit hạt nhỏ phức hệ Cà Ná có hàm lượng SiO2
khá cao từ 75,3% đến 77,39%, trung bình 76,7%, độ chứa nhôm cao al’= 9,5. Đá
sáng màu, độ kiềm từ trung bình đến cao, trong đó kali ln trội hơn natri (K2O/Na2O= 1,28) [29].
Với đặc điểm thạch hoá, tổ hợp các khống vật phụ và kết quả phân tích các
ngun tố hiếm, vết cho phép nhận định magma xâm nhập phức hệ Cà Ná liên quan
với trường sinh khoáng Sn, Mo, đặc biệt là khoáng sản thiếc .
Đá magma phức hệ Cà Ná xuyên cắt và gây sừng hoá các trầm tích hệ tầng
La Ngà (J2ln), xuyên cắt các phun trào hệ tầng Đơn Dương.
Tuổi của phức hệ được xác định là Kreta muộn.



24

1.4.4. Các đai mạch
Ngoài các phức hệ xâm nhập đã được trình bày ở trên, trong diện tích nghiên
cứu phát triển nhiều đai mạch có thành phần từ axit đến mafic, bao gồm: thạch anh,
aplit, pegmatit, dolerit, chúng xuyên cắt trong các thành tạo có trước. Quan hệ giữa
các đai mạch này nói riêng và các hoạt động magma nói chung đến khống hố
thiếc trong diện tích đến nay chưa được nghiên cứu cụ thể. Chúng được chia chúng
ra làm hai loại: các đai mạch sáng màu (aplit, pegmatit, thạch anh) (ảnh 1.7); các
đai mạch sẫm màu (dolerit).

Ảnh 1.7: Điểm khảo sát D.191 Đai mạch thạch anh xuyên cắt trong granodiorit [29]
1.5. Khái quát về đặc điểm cấu trúc, kiến tạo
Vùng Du Long nằm ở rìa đơng nam đới Đà Lạt. Các nhà nghiên cứu xếp đới
Đà Lạt thuộc “phần trung tâm của đai hoạt hóa magma kiến tạo mạnh mẽ kiểu Đơng
Á cổ (gần giống kiểu Andes) [28].
Theo đó, cấu tạo nên đới Đà Lạt gồm chủ yếu các đá trầm tích phun trào,
xâm nhập thuộc 4 tổ hợp thạch kiến tạo: Bồn trũng sau va chạm, cung magma rìa
lục địa tích cực kiểu Đơng Á, bồn trũng giữa cung magma và đới nâng vòm khối
tảng... [22]


×