Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu sự biến động tài nguyên đất đai do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khu vực huyện hoài đức thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.53 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

PHÍ HỮU LÂM

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
DO Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA VÀ ĐƠ THỊ HĨA
KHU VỰC HUYỆN HỒI ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội – 2011


1

MỞ ĐẦU

8
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

12

KHU VỰC HUYỆN HOÀI ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 ĐỊNH NGHĨA TÀI NGUYÊN ĐẤT

12

1.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT


12

1.2.1 Tình hình sử dụng đất trên thế giới

12

1.2.2 Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam

14

1.2.3 Tình hình sử dụng đất khu vực huyện Hoài Đức

15

1.3 Ý NGHĨA CỦA SỬ DỤNG ĐẤT

16

1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN ĐẤT

17

1.4.1. Q trình cơng nghiệp hố

17

1.4.2 Q trình đơ thị hố

18


1.5 BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

18

1.5.1 Biến động tài nguyên đất trên thế giới

18

1.5.2 Biến động tài nguyên đất ở Việt Nam

19

1.5.3 Sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng tài nguyên đất huyện Hoài Đức

21

1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

22

1.6.1 Phương pháp truyền thống

22

1.6.2 Phương pháp tích hợp viễn thám và GIS

23

Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


25

2.1 TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÁM

25

2.1.1 Khái niệm viễn thám

25

2.1.2 Hệ thống viễn thám

25

2.1.3 Nguyên lý viễn thám

26

2.1.4 Đặc điểm ảnh viễn thám

30

2.1.5 Giới thiệu một số tư liệu ảnh vệ tinh

31

2.1.6 Lựa chọn tư liệu viễn thám

36



2

2.1.7 Phương pháp xử lý thông tin viễn thám

37

2.1.8 Nghiên cứu biến động tài nguyên đất

39

2.2 TỔNG QUAN VỀ GIS

42

2.2.1 Khái niệm về GIS

42

2.2.2 Cấu trúc hệ thống thông tin địa lý

43

2.2.3. Cơ sở dữ liệu của GIS (CSDL)

48

2.2.4 Quan hệ Topo


51

2.2.5 Khả năng phân tích khơng gian của GIS

51

2.2.6 Sử dụng GIS trong nghiên cứu biến động tài nguyên đất

54

2.3 TÍCH HƠP CƠNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG NGHIÊN CỨU
BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI

55

Chương 3
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI KHU VƯC HUYỆN HOÀI

56

ĐỨC – HÀ NỘI DO Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA VÀ ĐƠ THỊ HĨA
3.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

56

3.1.1 Vị trí địa lý

56

3.1.2 Điều kiện địa hình


57

3.1.2 Điều kiện khí hậu

57

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

57

3.2 MÔ TẢ DỮ LIỆU VIỄN THÁM

59

3.3 XỬ LÝ DỮ LIỆU ẢNH

62

3.3.1 Hiển thị ảnh

62

3.3.2 Tiền xử lý dữ liệu ảnh

62

3.3.3 Phân loại ảnh

64


3.4 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG

66

3.4.1 Chuẩn dữ liệu đầu vào

66

3.4.2. Khảo sát thực địa

67

3.5. BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘI
3.5.1 Xử lý dữ liệu trên GIS

71
71


3

3.5.2 Đánh giá biến động chung

75

3.5.3 Đánh giá biến động sử dụng đất đai do q trình cơng nghiệp hóa, đơ
thị hóa huyện Hồi Đức – thành phố Hà Nội

77


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

86


4

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ONT

Đất ở nông thôn

ODT

Đất ở đô thị

LUC

Đất trồng lúa

HMA

Đất trồng hoa màu

TNMT


Tài nguyên Môi trường

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

MNC

Mặt nước sử dụng

NTS

Nuôi trồng thủy sản

QHT

Quy hoạch đô thị


5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng1.1: Bảng thống kê diện tích đất sử dụng năm 2000 - 2010

15

Bảng 1.2 Bảng tỷ lệ suy thoái đất một số nước khu vực Đông Nam Á


19

Bảng 2.2. Các kênh phổ của MSS

33

Bảng 2.3. Các thông số kỹ thuật của bộ cảm TM

33

Bảng 2.4. Các thơng số chính của ảnh vệ tinh SPOT

35

Bảng 3.1. Các thông số của ảnh vệ tinh SPOT

65

Bảng 3.2 Các lớp sau khi gộp

70

Bảng 3.3. Danh sách đối tượng trong nghiên cứu

72

Bảng 3.4, Diện tích thống kê

76


Bảng 3.5 Ma trận biến động các loại đất giữa hai thời kỳ

78

Bảng 3.6 Ma trận biến động mục đích sử dụng đất năm 2003 và 2009

80

Bảng 3. 7 Bảng hệ số tương quan về biến động các đối tượng giữa năm 2003 – 2009

82


6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ
Hình 1.1. Ảnh lớp phủ bề mặt trên thế giới

13

Hình 1.2. Biểu đồ phân bố diện tích đất nơng nghiệp theo các lãnh thổ (nguồn FAO)

14

Hình 1.3. Biểu đồ phân bố diện tích đất Hồi Đức năm 2010 (sở TNMT Hồi Đức )

16

Hình 2.1. Hệ thống viễn thám


25

Hình 2.2. Sóng điện từ

26

Hình 2.3. Phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên chính

27

Hình 2.4. Đồ thị phản xạ phổ của một số loại thực vật

28

Hình 2.5. Đồ thị phản xạ phổ của một số loại nước

29

Hình 2.6. Phản xạ phổ của một số loại đất

29

Hình 2.7. Đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng trong đơ thị

30

Hình 2.8. Vệ tinh landsat

34


Hình 2.9. Vệ tinh Spot

35

Hình 2.10. Các phương pháp đánh giá biến động

43

Hình 2.11. Các thành phần cơ bản của GIS

45

Hình 2.12. Cấu tạo phần cứng

46

Hình2.13. Sơ đồ nhập số liệu

47

Hình2.14. Sơ đồ xuất số liệu

48

Hình 2.15. Quy trình biến đổi dữ liệu

49

Hình 2.16. Quy trình biến đổi dữ liệu


51

Hình 2.17. Cấu trúc dữ liệu vector

52

Hình2.18 Phân tích chồng xếp

56

Hình 3.1a. Sơ đồ hành chính khu vực

60

Hình 3.1b.Ảnh vệ tinh SPOT khu vực huyện Hồi Đức hiển thị ở tổ hợp màu giả

64

Hình 3.2. Sơ đồ nghiên cứu biến động tài nguyên đất

66

Hình 3.3. Sơ đồ phân loại

69

Hình 3.4. Ảnh phân loại đã gộp các lớp của năm 2003, năm 2009

70


Hình 3.5. Sơ đồ các điểm khảo sát ngồi thực địa

73

Hình 3.6. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2003 huyện Hoài Đức

74


7

Hình 3.7. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2009 huyện Hồi Đức

75

Hình 3.8: Sơ đồ đánh giá biến động

77

Hình 3.9: Bản đồ chồng lớp từ 2 thời kỳ 2003 và 2009

77

Hình 3.10. Bản đồ biến động sử dụng đất năm 2003 – 2009 huyện Hồi Đức

79

Hình 3.11: Biểu đồ biến động sử dụng đất năm 2003-2010

81


Hình 3.12: Biểu đồ biến động sử dụng đất năm 2003-2009

82

Hình 3.13. Biểu đồ xu hướng biến động sử dụng đất năm 2003 và năm 2009

86

Hình 3.14. Phối cảnh khu đơ thị Nam An Khánh

87

Hình 3.15. Nghề tạc tượng làng nghề Sơn Đồng

88

Hình 3.16. Khu cơng nghiệp, nhà ở Đức Thượng – Hồi Đức

89


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, đất đai ngày một biến đổi
mục đích sử dụng để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cùng với q trình cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước, các khu đơ thị và khu cơng nghiệp mọc lên ngày càng
nhiều, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Để đảm bảo an ninh lương

thực và sự phát triển đồng đều, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách chặt
chẽ việc sử dụng đất, để từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các cấp
lãnh đạo cũng như các nhà quy hoạch có cơ sở để đưa ra những chính sách phù
hợp với từng vùng, miền, địa phương giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất
đai đạt hiệu quả cao.
Hoài Đức là một huyện ngoại thành Hà Nội với vị trí thuận lợi cho việc
thơng thương nên tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa diễn ra khá nhanh. Chính
q trình này đã làm thay mục đích sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng
giữa các loại đất. Để có chiến lược phát triển lâu dài thì việc cần thiết là phải nắm
được những số liệu về hiện trạng sử dụng đất. Công cụ hữu hiệu cho những nhà
quản lý quy hoạch là những tấm bản đồ, số liệu hiên trạng sử dụng đất cũng như
tình hình biến động đất đai qua các thời kì.
Dữ liệu viễn thám với đặc điểm đa thời gian và phủ trùm khu vực rộng lớn đã
là một công cụ hữu hiệu cho nghiên cứu biến động đất đai và hệ thống thông tin
địa lý (GIS) với khả năng trợ giúp các nhà quản lý, quy hoạch.. đánh giá hiện trạng
của các quá trình, các đối tượng tự nhiên, xã hội thông qua các chức năng trợ giúp
thu thập quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp thơng tin nhanh chóng và chính
xác. Đề tài luận văn: “Nghiên cứu sự biến động tài nguyên đất đai do q trình
cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa khu vực huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội”
được lựa chọn xuất phát từ nhu cầu thực tế đó.


9

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định mối quan hệ giữa q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố và sự biến
động tài nguyên đất đai khu vực huyện Hoài Đức.
- Thông qua kết quả nghiên cứu để minh chứng tính hiệu quả của cơng nghệ
địa tin học (Geomatics engineering) mà trọng tâm là tích hợp tư liệu viễn thám và
GIS trong công tác nghiên cứu biến động tài nguyên đất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự biến động tài nguyên đất đai do q trình cơng nghiệp hóa và
đơ thị hóa khu vực huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn được thực hiện trong giới hạn ranh giới huyện
Hoài Đức – TP. Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 đến năm 2009
- Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là biến động sử
dụng đất. Nghiên cứu quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố để thấy được sự ảnh
hưởng của chúng đến một số loại hình sử dụng đất.
4. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thu thập dữ liệu khu vực huyện Hồi Đức (vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã
hội, dân cư…)
- Thu thập tài liệu về bản đồ nền, ảnh viễn thám ở 2 thời điểm của khu vưc
huyện Hoài Đức
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết phục vụ việc thành lập bản đồ hiện trạng, bản
đồ biến động sử dụng đất và đánh giá biến động sử dụng đất
- Xử lý các dữ liệu ảnh vệ tinh qua các phần mềm chuyên dụng


10

- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ biến động sử dụng đất và
các biểu đồ, số liệu kèm theo
- Đánh giá sự biến động sử dụng đất đai tại khu vực huyện Hoài Đức do q
trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa
5. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
Trong khuôn khổ nội dung của đề tài, tôi tập trung chủ yếu vào việc nghiên

cứu và sử dụng phương pháp viễn thám, phân tích khơng gian của hệ thống thơng
tin địa lý kết hợp với điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, xử lý số liệu,
thống kê số liệu nhằm đối chiếu và kiểm tra kết quả phân loại ảnh vệ tinh và khẳng
định độ chính xác trong phương pháp nghiên cứu..
Các kỹ thuật sử dụng trong đề tài gồm:
Kỹ thuật viễn thám: Sử dụng tư liệu viễn thám qua các thời kỳ để nghiên cứu
hiện trạng và biến động tài nguyên đất huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội.
Kỹ thuật bản đồ và công nghệ GIS để phân tích hiện trạng sử dụng đất và biến
động tài nguyên đất.
Kỹ thuật khai thác thông tin trên mạng Internet để lấy các dữ liệu, tài liệu trong
và ngồi nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa hoc của đề tài: việc thực hiên đề tài khẳng định tính ưu việt và
thế mạnh của phương pháp tích hợp dữ liệu địa tin học với xử lý số trên tư liệu viễn
thám trong công tác quan trắc sự biến động tài nguyên đất và thành lập bản đồ hiện
trạng, bản đồ biến động tài nguyên đất để đánh giá biến động một cách nhanh chóng,
thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết trên một phạm vi rộng lớn.
- Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cho ra những số
liệu về hiện trạng sử dụng đất khu vực huyện Hoài Đức, tình hình biến động sử
dụng đất của huyện Hồi Đức qua các thời kì, là tài liệu hữu ích cho viêc quản lý và
quy hoạch phát triển huyên Hoài Đức nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.


11

7. Dữ liệu và trang thiết bị
Sử dụng dữ liệu địa tin học (Geomatics Data), kết hợp các phương pháp xử lí
ảnh viễn thám và phần mềm ArcGIS để nghiên cứu quan trắc sự biến động đất đai
do quá trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố gây ra. Cụ thể sử dụng tư liệu ảnh viễn
thám của 2 thời điểm năm 2003 và 2009 kết hợp với tư liệu bản đồ địa hình khu

vực huyện Hồi Đức.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, 3 chương nội dung, phần kết luận được trình
bày trong 86 trang với 38 hình vẽ, 12 bảng biểu - sơ đồ và các tài liệu tham khảo.
Xin chân thành cảm ơn GS. TS. Võ Chí Mỹ cùng các thầy, cơ giáo Bộ mơn
Trắc địa Mỏ, khoa Trắc địa đã chỉ dẫn, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích trong q
trình hồn thành luận văn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô và các bạn đồng nghiệp. Xin cảm ơn.


12

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI KHU VỰC
HUYỆN HOÀI ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 ĐỊNH NGHĨA TÀI NGUYÊN ĐẤT
Theo định nghĩa của Winkler: Tài nguyên đất được xem là một vật thể sống,
nó tuân theo quy luật của sự sống: Phát sinh, phát triển, thoái hoá và già cỗi.
Tài nguyên đất được hiểu theo hai quan điểm: Đất (Soil) và Đất đai (land)
Đất (Soil) là lớp phủ thổ nhưỡng do tác động của yếu tố sinh vật tới đá mẹ
thể tơi xốp, bở rời, có độ phì nhiêu được hình thành qua quá trình tác động tổng hợp
của năm nhân tố hình thành đất (đá mẹ, khí hậu, địa hình, thế giới hữu cơ và thời gian).
Đất đai là một vùng lãnh thổ có ranh giới, vị trí cụ thể, có các thuộc tính tổng
hợp của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội, như: Thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình,
địa chất, địa mạo, thuỷ văn, động thực vật và hoạt động sản xuất của con người...
Tài nguyên đất được phân hạng khái quát theo loại hình sử dụng đất chủ yếu sau:
- Đất dùng trực tiếp cho sản xuất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi cá, đất làm bãi chăn thả, đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, đất mỏ, đất làm muối,
đất phục vụ cho các hồ chứa nước, ao, hồ.
- Đất thổ cư, đất dùng cho kiến trúc, xây dựng như xây dựng nhà cửa, trường

học, cơ quan, công xưởng, kho tàng, công viên, nơi vui chơi giải trí, từ đường, giáo
đường, thành luỹ, pháo đài, doanh trại quân đội, bãi thuyền, bến cảng, căn cứ quân
sự, sân bay, nghĩa trang, đình chùa,...
- Đất dùng cho giao thông, thuỷ lợi như đường sá, kênh mương, hồ đập chứa
nước, cảng, bờ biển, đê điều,...
- Các loại đất khác như đất núi rừng, mương lạch, sơng suối,...
1.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
1.2.1 Tình hình sử dụng đất trên thế giới
Theo con số thống kê của FAO (năm 2007) trong tổng diện tích 13619 triệu ha
có 11 % (khoảng 1500 triệu ha) diện tích dùng cho sản xuất nơng nghiệp, 24% diện


13

tích là đồng cỏ và bãi chăn thả gia súc, 32% diện tích là rừng và đất rừng; cịn 33%
diện tích được sử dụng cho mục đích khác.

Hình 1.1. Ảnh lớp phủ bề mặt trên thế giới
( Nguồn: “ />Tiềm năng đất nông nghiệp là rất khác nhau giữa các khu vực, các nước

14.60%

5.40%

4.76%
23.17%

19.36%
21.17%


Châu Âu

Châu Úc

Châu Phi

Nam Mỹ

Châu Á

Bắc Mỹ

Hình 1.2. Biểu đồ phân bố diện tích đất nơng nghiệp theo các lãnh thổ (nguồn FAO)


14

Trong đó, gần một nửa diện tích đất trên thế giới không thể sử dụng cho sản
xuất nông nghiệp. Hàng năm diện tích đất canh tác trên thế giới đang bị thu hẹp lại
do nhiều nguyên nhân như: hiện tượng hoang mạc hố hiện đang đe doạ 1/3 diện
tích trái đất, hiện tượng một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh
tác được, dân số tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Đất
ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người. Khoảng 40% đất
nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hố do biến động
khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở
rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Mỗi năm rửa trơi xói mịn
chiếm 15% ngun nhân thối hố đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trị, gió
đóng góp 28% vai trị, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trị. Trung bình đất đai
trên thế giới bị xói mịn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trơi
xói mịn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn. Hoang mạc hố là q trình tự nhiên và xã

hội. Khoảng 30% diện tích Trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang
bị hoang mạc hố đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa,
mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.

1.2.2 Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam
Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, bình quân đất tự nhiên theo đầu người
là 0,4 ha. Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm
nghiệp 11,58 triệu ha, đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5
triệu ha. Đất tiềm năng nơng nghiệp hiện cịn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất tự
nhiên ở Việt Nam là 0,6 ha/người. Bình qn đất nơng nghiệp theo đầu người thấp
và giảm rất nhanh theo thời gian do nhiều nguyên nhân khác nhau. Q trình xói
mịn rửa trơi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả q
mức. Q trình chua hố, mặn hố, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu,
mất cân bằng dinh dưỡng,...


15

Bảng1.1: Bảng thống kê diện tích đất sử dụng năm 2000 - 2010
Loại đất

Năm 2000
Diện tích [ha]

Năm 2010
%

Diện tích[ha]

%


Tổng diện tích tự nhiên

33.104,2

100,0

33.104,2

100,0

1.Đât nơng nghiệp

8.072,6

24,4

8.821,5

26,6

2. Đất lâm nghiệp

11.045,9

33,4

16.245,8

49,1


3. Đất chun dùng

1.319,5

4,0

1.583,2

4,8

4.Đất dân cư nông thôn

715,1

2,2

792,5

2,4

5. Đất đô thị

107,4

0,3

200,7

0,6


6. Đất chưa sử dụng

11.843,7

35,7

5.460,5

16,5

Hiện nay, nước ta đang ở trong thời kì điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu kinh tế về
công, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ v.v… Dân số ngày càng tăng cao và nhu
cầu phát triển kinh tế ngày càng lớn sẽ gây áp lực mạnh mẽ tới việc sử dụng hợp lý
đất đai. Từ đó, địi hỏi việc sử dụng đất phải hợp lý có kế hoạch, có hiệu quả và lâu
bền để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và bảo vệ mơi trường.

1.2.3 Tình hình sử dụng đất khu vực huyện Hồi Đức
Tính đến năm 2010, diện tích đất tự nhiên của huyện Hồi Đức là
8245.16ha. Trong đó diện tích đất nơng nghiệp chiếm khoảng 11,2%, cịn lại là đất
dành cho đất ở dân cư và đất quy hoạch, khơng có đất chưa sử dụng.


16

11.2%

88.8%

Đất nơng nghiệp

Đất phi nơng nghiệp

Hình 1.3. Biểu đồ phân bố diện tích đất Hồi Đức năm 2010 (sở TNMT Hồi Đức )
Hồi Đức là một vùng ven đơ, khu vực chuyển tiếp giữa không gian đô thị mới
với đô thị cũ và là nơi có những biến đổi lớn về mặt không gian, về mặt kinh tế xã
hội. Sức ép của q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố thể hiện qua nhu cầu đất ở;
xây dựng các khu công nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng. Biến động sử dụng đất của
vùng ven đô là một vấn đề hết sức phức tạp. Khi bước tiến kinh tế nhanh gây áp lực
mạnh mẽ lên đất nội thành làm nảy sinh sự chuyển dịch ranh giới mở rộng đô thị.
Hiện nay, Hồi Đức đang là một trong những huyện có nhiều dự án mở rộng khu đô
thị của Hà Nội, và nhiều chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
1.3 Ý NGHĨA CỦA SỬ DỤNG ĐẤT
Đất có vai trị quan trọng trong nhiều q trình tự nhiên như: Môi trường cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh thái và an ninh lương
thực, là nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải. Đất còn là nơi cư trú của động vật, là
nơi lọc và cung cấp nước, hơn thế đất còn là địa bàn cho các cơng trình xây dựng.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ khơng thực hiện được nếu
như khơng có đất. Những dự án đầu tư mang lại nguồn lợi lớn đóng góp vào ngân
sách nhà nước thúc đẩy sự phát triển kinh tế đât nước cũng cần phải có quỹ đất để
xây dựng.


17

Đất là tài nguyên vô giá, đất mang và nuôi dưỡng tồn bộ các hệ sinh thái
trên đất, trong đó có hệ sinh thái nơng nghiệp hiện đang ni sống toàn nhân loại.
Việc cạnh tác trên đất đem lại cho chúng ta của cải mà trực tiếp là lương thưc.
Chúng ta có thể dư thừa lương thực nhưng ở đâu đó vẫn có ngươi thiếu ăn do
khơng có đất sản xuất hoặc đất khơng thể canh tác được. Diện tích đất nông nghiệp
ngày nay đang dần bị thu hẹp lại do nhiều nguyên nhân khác nhau việc sử dụng

hợp lý đất có ý nghĩa quan trọng quyêt đinh tới đảm bảo an ninh lương thực cho
tồn nhân loại
Nói tóm lại, đất có vai trị rất quan trọng trong đời sống nhân loại vì vậy cần
có sự kết hợp hài hồ giữa việc phát triển kinh tế kết hợp với việc sử dụng đất một
cách hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.

1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới biến động tài nguyên đất. Trong
phạm vi giới hạn của đề tài chỉ đề cập sâu hai nguyên nhân chính đó là: Q trình
cơng nghiệp hố và đơ thị hố.
1.4.1. Q trình cơng nghiệp hố
Kể từ thời kỳ cơng nghiệp hóa lần thứ nhất đến nay, nơng nghiệp ln bị xếp
sau công nghiệp trong thứ tự ưu tiên phát triển. Và quỹ đất của nông nghiệp bị cắt
ra dành cho phát triển cơng nghiệp, q trình đơ thị hóa và cho cả những nhu cầu
ngày càng cao của con người: Đường giao thông, các siêu thị, khu vui chơi giải trí,
các sân golf, bãi đỗ xe…Diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp đến mức
báo động. Thêm vào đó đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nơng nghiệp ít sinh lời
hơn cho cơng nghiệp và dịch vụ, nên cũng ít được chú trọng. Do đó năng suất
trong sản xuất nông nghiệp chậm được cải thiện. Trong khi đó dân số gia tăng
nhanh làm cho nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp gia tăng mạnh. Kết quả
là quan hệ cung cầu về các sản phẩm nông nghiệp trở nên mất cân bằng và ngày
càng nghiêm trọng.


18

1.4.2 Q trình đơ thị hố
Một trong những nét đặc trưng nhất của thời đại này là hiện tượng đô thị hố
đang diễn ra trên phạm vi tồn thế giới với quy mô lớn và nhịp độ nhanh chưa từng
thấy. Việt Nam những năm 90, cả nước mới có khoảng 500 đơ thị (tỷ lệ đơ thị hố

vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên tới 649 và năm 2003 là 656 đô
thị. Tổng kết đến 2007 cả nước có 673 đơ thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc
trung ương, trên 30 thành phố trực thuộc tỉnh, 60 thị xã và trên 500 thị trấn, 26%
dân số sống ở khu vực này. Q trình đơ thị hoá của chúng ta diễn ra đang thiên vị
cho tăng trưởng kinh tế, đơ thị hóa theo kiểu tự phát, thiếu sự kiểm sốt chặt chẽ và
khơng được quy hoạch hợp lý đã có ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường gây ơ
nhiêm khơng khí, đất, nước. Nhất là nguồn tài nguyên đất dành cho phát triển đô thị
đang bị khai thác kém bền vững, làm giảm diện tích cây xanh, mặt nước, gây úng
ngập, cạn kiệt và suy thoái.

1.5 BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.5.1 Biến động tài nguyên đất trên thế giới
Q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa ngày càng chiếm dụng một diện tích
lớn đất đai trên thế giới. Ước tính rằng, nếu tốc độ phát triển các khu đơ thị, các
trung tâm cơng nghiệp vẫn duy trì như hiện nay, cùng với nhu cầu tăng dân số trong
những năm đầu của thế kỉ 21 thì các quốc gia như Bỉ, Hà Lan sẽ khơng cịn đất
trồng trọt, một phần lớn diện tích đất của Anh và Đức cũng sẽ bị chiếm dụng. Yêu
cầu tối thiểu khi thiết kế các phương án quy hoạch phát triển công nghiệp xây dựng
khu dân cư, mạng lưới đường giao thông sẽ không thể bảo tồn được các khu đất
trồng trọt màu mỡ, phì nhiêu đáng được bảo vệ. Lưu ý rằng việc xây dựng mạng
lưới giao thơng chiếm diện tích rất lớn (1km đường cao tốc chiếm tới 10ha đất).
Ở các nước nông nghiệp lạc hậu, do nhiều nguyên nhân khác nhau mức độ
suy thối tài ngun đất tăng nhanh chóng. Tại các nước này, đất vẫn là phương tiện
cứu cánh quan trọng nhất, vì vậy đất được khai thác triệt để cả về diện tích và chất


19

lượng cho nhiều mục đích khác nhau. Nhu cầu phát triển và mở rộng các khu công
nghiệp, xây dựng các hệ thống đường giao thông, thủy lợi, cũng như quá trình đơ

thị hóa là một trong những ngun nhân chiếm dụng và làm suy giảm nhiều nhất tài
nguyên đất. Trong các nước đang phát triển, tỷ lệ tăng dân số rất cao. Song song với
sự gia tăng tỷ lệ dân số là sự đòi hỏi xây dựng các khu nhà ở và các trung tâm dịch
vụ dân sinh (văn hóa, giáo dục, thể thao, giải trí, du lịch ....) đi theo. Kết quả là tài
nguyên đất ngày càng bị chiếm dụng nhanh chóng, suy thối và thu hẹp. Kết quả
thống kê của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) cho thấy tỉ lệ suy thoái đất trồng
trọt ở các nước ASEAN chiếm tỷ lệ khá cao. Và đặc biệt là Việt Nam, tỷ lệ suy thoái đất
cao nhất trong số các nước Đông Nam Á.
Bảng 1.2: Bảng tỷ lệ suy thối đất một số nước khu vực Đơng Nam Á
Tên nước

Tỷ lệ suy thoái đất ( % so với tổng diện tích)

Tổng
diện tích

Khơng

(triệu ha)

suy

Suy thối Suy thối Suy thối Suy thối
nhẹ

thối

trung

nặng


rất nặng

bình

Lao PDR

23.7

-

16

83

-

-

Malaysia

33.3

-

-

17

83


-

Myanmar

67.7

1

-

63

35

1

Philippines

29.9

3

-

76

3

3


Thailand

51.3

-

2

20

28

50

Việt Nam

32.9

-

-

21

29

49

1.5.2 Biến động tài ngun đất ở Việt Nam

Ngày nay do q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và phát triển giao thơng
nên tỷ lệ diện tích đất chuyên dùng ngày càng gia tăng làm cho diện tích đất canh
tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thối, diện tích đất bình
qn đầu người ngày càng ít. Theo các báo cáo đưa ra tại các kỳ họp Quốc hội trong
năm 2008, mỗi năm cả nước mất đi 72.000 ha đất nông nghiệp, phần lớn đều là các
khu ruộng bờ xôi, ruộng mật. Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu gạo, nhưng thường


20

xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dân số tiếp tục tăng nhanh, q trình cơng
nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, một diện tích đất lớn được
chuyển thành đất chuyên dụng:
- Đất giao thông: mở rộng các trục đường giao thông lớn xuyên quốc gia (quốc
lộ1A, đường Hồ Chí Minh,...), các đường liên tỉnh, liên huyện sẽ chiếm dụng
khoảng 636 089ha.
- Đất xây dựng: Mở rộng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng sẽ chiếm
dụng gần 227 280ha.
- Đất thuỷ lợi: Nhu cầu xây dựng mới và nâng cấp các cơng trình dự kiến
chiếm dụng gần 385 149ha
- Đất đơ thị: q trình đơ thị hố, phát triển mở rộng các thành phố sẽ chiếm
dụng khoảng 1 035 376ha.
Đồng thời với việc chuyển đổi từ đất sản xuất nơng nghiệp sang mục đích sử
dụng khác do q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố thì điều đáng báo động là tình
trạng suy giảm tài nguyên đất do xói mịn, sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, chua hóa
và do ơ nhiễm,... Trên thế giới, hiện có 2 000 triệu ha đất đã và đang bị thối hóa,
trong đó 1260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Việt Nam hiện có 16.7
triệu ha bị xói mịn, rửa trơi mạnh, chua nhiều, 9 triệu ha đất có tầng mỏng và độ
phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khơ hạn và sa mạc hóa, 1.9 triệu ha đất bị phèn

hóa, mặn hóa mạnh. Suy thối chất lượng đất dẫn tới việc hoang hố lãng phí tài
ngun đất. Chỉ tính riêng ở 68 nơng trường quốc doanh, 33 vùng kinh tế mới và
chuyên canh trước đây đã có trên 30 000 ha sau khi khai hoang lại bị bỏ hóa trở lại.
Tình trạng ơ nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải
đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau
chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống cịn bị đe dọa bởi
tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ qt, đất trượt, sạt lở đất, thối hóa lý, hóa học đất...


21

Dân số nước ta đông và gần 80% dân cư chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp
nên tài nguyên đất phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp có một ý nghĩa hết sức quan
trọng không những đối với việc phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh lương
thực và ổn định xã hội.
1.5.3 Sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng tài nguyên đất huyện Hoài Đức
Theo kế hoạch sử dụng đất, đến năm 2012, Hà Nội sẽ thực hiện thu hồi,
chuyển hơn 5.200 ha đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đô thị.
Khu vực ngoại thành nói chung, nhất là ở các như huyện Từ Liêm và Hồi Đức đất
nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do tốc độ đơ thị hóa nhanh. Cùng với đó có
khoảng 20 vạn lao động nơng nghiệp sẽ phải chuyển đổi nghề... đang đặt ra cho
công tác quy hoạch phải có bước đi thích ứng với tốc độ phát triển tại vùng ngoại
thành Hà Nội hiện nay.
Mặc dù thời gian qua, các huyện ngoại thành Hà Nội đều đã có quy hoạch,
nhưng cịn hạn chế bởi phần lớn mới dừng ở tỷ lệ 1/5000. Đến thời điểm hiện tại,
công tác nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị nói chung và phục vụ Chương trình
của Thành uỷ về Phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước hiện đại hố nơng thơn
trên địa bàn căn cứ vào quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg. Từ quy hoạch chung này, có thể thấy quỹ đất
ổn định dành cho nông nghiệp nông thơn, ngoại thành Hà Nội được hình thành như

sau: tại các huyện Sóc Sơn, Đơng Anh và Gia Lâm quỹ đất đều tập trung ở khu vực
phía đơng, huyện Hồi Đức ở phía Nam- Tây Nam (theo bản đồ quy hoạch sử dụng
đất Hoài Đức năm 2011). Đối với huyện Hồi Đức là nơi tốc độ đơ thị hóa nhanh,
nên quỹ đất dành cho nơng thơn cịn lại khơng nhiều, chủ yếu tại phía Tây, khu vực
các xã như Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế…. Theo báo cáo của Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) thành phố, đến nay Hà Nội cịn khoảng 40 xã cịn vùng đất nơng
nghiệp ổn định. Tuy nhiên, trước tác động của quy hoạch vùng Thủ đơ đang trong
q trình nghiên cứu quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung gắn với
yếu tố mở rộng ranh giới hành chính đã đặt vùng nơng nghiệp khu vực ngoại thành
Hà Nội trước những biến động. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và


22

xây dựng hạ tầng nông thôn ngoại thành theo hướng văn minh hiện đại đều địi hỏi
cơng tác quy hoạch phải đưa ra được những dự báo về thời gian để có hướng đầu tư
phù hợp. Trước mắt, thành phố cần xác định các vùng sản xuất nông nghiệp tương
đối ổn định để từ đó xây dựng phương án đầu tư dựa trên quy hoạch tổng thể. Về
lâu dài, do bị đơ thị hóa nên vùng ngoại thành Hà Nội sớm xây dựng kế hoạch phù
hợp với quá trình nghiên cứu quy hoạch vùng Thủ đô và điều chỉnh quy hoạch
chung, gắn với nghiên cứu mở rộng không gian Hà Nội.
Trên cơ sở xác định các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định ở khu vực ngoại
thành giai đoạn từ nay đến năm 2012, Hoài Đức sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh các
làng nghề truyền thống, song song với việc phát triển các khu đô thị. Để chuyển
dịch cơ cấu lao động, thành phố cũng đã xác định việc xây dựng các trung tâm đào
tạo nhân lực kết hợp giải quyết việc làm tại 4 huyện ngoại thành. Việc xây dựng các
trung tâm được gắn kết với thực hiện đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông
thôn, xây dựng đề án chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động cho
vùng bị mất đất.
Bên cạnh việc tìm hướng để hiện đại hố cho sản xuất và cơ sở hạ tầng, một
vấn đề không kém phần quan trọng đó là xác lập và thực hiện quy hoạch kiến trúc

không gian nông thôn ngoại thành phù hợp với q trình đơ thị hố, hài hồ giữa tính
truyền thống và hiện đại.

1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1.6.1 Phương pháp truyền thống
Phương pháp truyền thống đó là cơng việc đo đạc thực tế từng đối tượng sử
dụng đất sau đó thống kê tổng hợp để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cũng như bản đồ biến động.
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Tiếp cận trực tiếp được với các đối tượng cần nghiên cứu
- Phân loại đối tượng một cách chi tiết
- Kết quả thu được độ chính xác cao


23

Nhược điểm của phương pháp :
- Mất nhiều thời gian và tốn kém về mặt kinh tế.
- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và địa hình khu đo do phương pháp
này phụ thuộc vào các điều kiện ngoại nghiệp.
- Không thu được dữ liệu một cách liên tục theo thời điểm cần quan trắc biến động
- Phương pháp này gặp nhiều hạn chế trong nghiên cứu biến đông các yếu tố
mơi trường.
1.6.2 Phương pháp tích hợp viễn thám và GIS
Phương pháp này được áp dụng dựa vào việc phân tích dữ liệu ảnh vệ tinh
phủ trùm khu vực đo với việc sử dung các công cụ phân loại cho ta kết quả là bản
đồ hiện trạng và bản đồ biến động khu vưc cần nghiên cứu
Ưu điểm của phương pháp:
- Độ phủ trùm không gian của tư liệu, phương pháp này có thể nghiên cứu
biến động trên các khu vực có phạm vi khác nhau, ở các thời điểm khác nhau.

- Phương pháp có thể áp dụng nghiên cứu trên những khu vực có điều kiện
địa hình, thời tiết, khí hậu phức tạp nơi mà phương pháp đo đạc truyền thống gặp
nhiều khó khăn.
- Phương pháp xử lý nhanh và có hiệu quả kinh tế.
- Đảm bảo độ chính xác cần có và các u cầu kĩ thuật.
- Thuận tiện trong nghiên cứu biến động các yếu tố môi trường.
Nhược điểm của phương pháp:
- Với những khu vực nhỏ, chi phí cho nghiên cứu bằng phương pháp viễn
thám và GIS sẽ đắt hơn các phương pháp truyền thống.
- Phương pháp này cịn địi hỏi trình độ của cán bộ chuyên môn phải cao, đội
ngũ cán bộ làm được còn hạn chế.


24

- Nhiều dạng đối tượng có thể bị lẫn vào nhau không phân biệt được trên ảnh.
Với ưu điểm của phương pháp tích hợp tư liệu viễn thám và GIS cùng tính
tiện dụng của cơng nghệ và tư liệu hiện có luận văn đã lựa chọn phương pháp tích
hợp tư liệu viễn thám và GIS phục vụ công tác nghiên cứu biến động sử dụng đất
đai khu vực huyện Hoài Đức – TP Hà Nội


×