Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Lồng ghép lịch sử đảng bộ tỉnh thanh hóa vào nội dung giáo dục lịch sử dân tộc, chương trình lịch sử 12 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh tại trường THCSTHPT như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới và mở cửa để hội nhập với thế giới bên ngoài của
đất nước hiện nay, việc mở rộng và nâng cao tri thức văn hóa trong xã hội đã trở
thành cấp thiết. Các tri thức Lịch sử nói chung, lịch sử của từng địa phương và
lịch sử đảng bộ địa phương nói riêng có vai trị to lớn trong việc giáo dục thế hệ
trẻ. Vì nó khơng chỉ giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức Lịch sử dân tộc mà cịn
góp phần trực tiếp hình thành, bồi dưỡng tình yêu và niềm tự hào về quê hương
– cội nguồn của lịng u nước.
Thanh Hóa là một địa phương giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Lịch
sử hình thành và phát triển của Thanh Hóa và Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa đã
trở thành một bộ phận sinh động không thể tách rời của Lịch sử dân tộc. Thật
vậy, trong buổi bình minh của lồi người các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được
dấu tích của người tối cổ ở một số nơi trên đất nước ta, trong đó có Thanh Hóa.
Trong hoạt động mở rộng lãnh thổ về phương Nam, nhà Nguyễn phát tích tại
Thanh Hóa cùng với một bộ phận người con Thanh Hóa đã đóng góp cơng sức
to lớn cho sự nghiệp mở rộng lãnh thổ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
quân dân Thanh Hóa đã lập nhiều chiến cơng, bao phen khiến cho quân địch
phải hãi hùng khiếp sợ. Trong cuộc kháng chống Mĩ (1954-1975), quân dân
Thanh Hóa đã cùng kề vai sát cánh với miền Nam làm nên thành đồng Tổ quốc
với sự chi viện sức người sức của cho miền Nam và trực tiếp đánh thắng hai
cuộc chiến tranh phá hoại leo thang ra miền Bắc của đế quốc Mĩ.
Trên thực tế, với truyền thống lịch sử vẻ vang và vai trị lãnh đạo của Đảng
bộ Thanh Hóa trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, rất cần thiết được
sự quan tâm của các cấp các ngành chú trọng, đẩy mạnh nghiên cứu về lịch sử
và văn hóa địa phương để cung cấp nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tỉnh nhà.
Thế nhưng, từ trước đến nay công tác giảng dạy và sử dụng nguồn tư liệu lịch sử
địa phương, lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa vào trong các bài học để truyền bá kiến
thức, giáo dục học sinh … ở đa số các trường trung học phổ thơng trong tỉnh ta
cịn nhiều hạn chế và bất cập. Diễn ra thực trạng trên vì nhiều lý do khác nhau,


nhưng những lý do được đề cập nhiều nhất là do thời lượng giành cho phần dạy
Lịch sử địa phương trong phân phối chương trình quá ít (lớp 10: 1 tiết/năm; lớp
11: 1 tiết/năm; lớp 12: 2 tiết/năm).
Trước những khó khăn đang gặp phải, tơi đã coi việc lồng ghép nội dung
Lịch sử địa phương vào giảng dạy trong bài học Lịch sử dân tộc là một giải
pháp. Đặc biệt là từ năm học 2018- 2019, thực hiện Kế hoạch số 2519/KHSGDĐT, ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Sở GD&ĐT về việc biên soạn, đưa nội
dung lịch sử Đảng bộ tỉnh, truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá
lồng ghép vào nội dung giáo dục lịch sử dân tộc, giáo dục công dân trong hệ
thống giáo dục quốc dân, nhằm thơng qua đó làm tốt công tác tuyên truyền, giáo
dục lịch sử đảng, giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về sự ra đời, hoạt động và
vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng quê hương, đất nước và truyền thống cách mạng của
0


nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, tinh
thần tự hào dân tộc, củng cố lòng tin của thế hệ trẻ vào sự thắng lợi của cách
mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Với mong muốn sớm cùng với các đồng nghiệp khắc phục những khó khăn
trên, nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn và thực hiện tốt kế hoạch 2519/KHSGDĐT, ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Sở GD&ĐT, tôi đã chọn đề tài: “Lồng
ghép Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào nội dung giáo dục lịch sử dân
tộc, Chương trình Lịch sử 12 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học
sinh tại Trường THCS&THPT Như Thanh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt việc tích hợp giảng
dạy nội dung lịch sử Đảng bộ tỉnh, truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh
Hoá vào nội dung giáo dục lịch sử dân tộc để thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, giáo dục lịch sử đảng trong nhà trường; giúp học sinh nhận thức sâu sắc
hơn về sự ra đời, hoạt động và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với thắng
lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng quê hương, đất nước

và truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
- Nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, thái độ
biết trân trọng các giá trị lịch sử, văn hoá mà thế hệ cha anh để lại, đồng thời xác
định rõ động cơ, lý tưởng sống đúng đắn và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong
công cuộc xây dựng quê hương, đất nước hiện nay.
- Củng cố lòng tin của thế hệ trẻ vào sự thắng lợi của cách mạng do Đảng
ta lãnh đạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa. Lịch sử 12- Chương trình chuẩn.
- Các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, các dạng bài tập vận dụng, liên
hệ thực tế với Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa...
- Cơng văn số 6155/UBND-VX ngày 01/6/2018 của UBND tỉnh về việc
thực hiện Kế hoạch 87/KH-TU ngày 15/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, đưa nội dung Lịch sử Đảng bộ,
truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá lồng ghép vào nội dung giáo
dục lịch sử dân tộc, giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa
bàn tỉnh và Kế hoạch số 2519/KH- SGDĐT, ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Sở
GD&ĐT Thanh Hóa về việc biên soạn, đưa nội dung Lịch sử Đảng bộ tỉnh,
truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá lồng ghép vào nội dung giáo
dục lịch sử dân tộc, giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Một số phương pháp dạy học tích cực áp dụng cho mơn Lịch sử.
- Thực trạng về vấn đề giảng dạy và giáo dục Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa
tại trường THCS&THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính:
- Quan sát nắm tình hình thực tế ở trường;
- Khảo sát điều tra lấy thông tin cụ thể tại đơn vị;
1



- Phân tích các giải pháp, tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả để rút ra bài
học kinh nghiệm và đưa ra các đề xuất giúp công tác dạy học lồng ghép Lịch sử
Đảng bộ Thanh Hóa đạt hiệu quả cao hơn.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
2.1.1. Cơ sở lý luận
Lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của một địa phương là lịch sử
đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương dưới sự
lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ.
Giảng dạy Lịch sử Đảng bộ địa phương Thanh Hóa là cung cấp những sự
kiện, nhân vật, di tích lịch sử gắn liền với địa phương nơi mà các em học sinh
đang sinh sống sẽ có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng, bồi dưỡng lý
luận cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước và hình thành nhân cách đạo đức,
lối sống của con người Việt Nam.
Lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa là
một bộ phận hợp thành Lịch sử dân tộc, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; nếu
được lồng ghép hợp lý thì sẽ là một phương tiện hữu ích làm phong phú, sáng
tỏ, để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về Lịch sử dân tộc, về Đảng cộng sản Việt
Nam. Đồng thời, góp phần thiết thực vào việc giáo dục tính nhân văn, ý thức
nghĩa vụ cơng dân, nghĩa vụ quốc tế đúng đắn, lịng yêu nước và tinh thần quốc
tế vô sản, niềm tin vào Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng... Rèn luyện những kĩ
năng, thói quen, phương pháp thực tiễn để hình thành ở học sinh phương pháp
nghiên cứu khoa học, biết vận dụng khoa học vào cuộc sống.
Ngoài ra, việc dạy lồng ghép Lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng
của nhân dân Thanh Hóa trong Lịch sử dân tộc cũng giúp các em học sinh có sự
hình dung đa dạng về quá khứ, tạo biểu tượng sinh động, chính xác về các sự
kiện, hiện tượng lịch sử. Các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình
thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái
quát. Đồng thời, các em được học, được biết, được hiểu Lịch sử Đảng bộ và
truyền thống cách mạng của địa phương ngay trong bài học Lịch sử dân tộc chứ

khơng phải chỉ bó hẹp trong giới hạn 1 hay 2 tiết theo phân phối chương trình.
Điều đó cũng có nghĩa là việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh
và lịng tự hào của các em được hun đúc, xây dựng ở nhiều bài xuyên suốt trong
chương trình học theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
Giảng dạy Lịch sử địa phương là chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo
từ nhiều năm nay. Tại tỉnh Thanh Hóa, việc nghiên cứu Lịch sử địa phương và
Lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa đã và
đang được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, cấp Ủy và chính quyền địa phương các cấp
cùng các Sở, ngành, tổ chức nghiên cứu, biên soạn, như: Lịch sử Đảng bộ và
truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Thanh Hóa tập I,II,III. Đảng bộ
Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo (1986- 2010), 990
năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung
ương, Bác Hồ với Thanh Hóa- Thanh Hóa làm theo lời Bác … Nhưng với những
2


khó khăn đã được đề cập thì dù nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc truyền
tải kiến thức và những bài học đạo đức nhưng kết quả đem lại vẫn cịn rất hạn
chế.
Qua việc trao đổi chun mơn với các đồng chí, đồng nghiệp trong trường
và một số trường trong khu vực lân cận thì hầu như ai cũng có những trăn trở về
những khó khăn giống nhau mà chưa đưa ra được giải pháp khắc phục. Cũng
thật buồn khi nhiều em học sinh khi được hỏi về bài học Lịch sử địa phương nói
chung, Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa nói riêng, các em cịn khơng nhớ nổi trong
chương trình Lịch sử có học về Lịch sử địa phương hay khơng chứ chưa nói đến
là nội dung Lịch sử địa phương có những gì.

Trường THCS & THPT Như Thanh
Bên cạnh đó, về mặt phương pháp thì dạy học tích hợp, lồng ghép đang là

xu hướng hiện đại trên thế giới. Phương pháp này mang lại những hiệu quả giáo
dục nhanh chóng và rõ rệt, vì khi dạy cũng với chính lượng kiến thức đó nhưng
nhắm vào được nhiều mục đích, người học được tích lũy thêm thơng tin kiến
thức mới một cách nhẹ nhàng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
Được sự chỉ đạo và lãnh đạo thống nhất của Cấp ủy, BGH nhà trường và
các tổ chức Đoàn thể luôn coi trọng và đề cao vấn đề chuyên môn.
Đội ngũ giáo viên cốt cán, chun mơn vững, có nhiều kinh nghiệm, sáng
kiến trong giảng dạy và luôn đề cao tinh thần đoàn kết thống nhất.
Đoàn Thanh niên hoạt động tích cực, sáng tạo và hiệu quả ln gắn với các
chủ trương của cấp trên, tích cực trong việc giáo dục học sinh qua các hoạt động
về nguồn, đền ơn đáp nghĩa…
Trường đóng trên địa bàn có nhiều Di tích lịch sử - văn hóa đã được Nhà
nước hoặc tỉnh xếp hạng như: Đền Phủ Na (xã Xuân Du), Đền Khe Rồng (thị
trấn Bến Sung), Lò cao kháng chiến Hải Vân; …thuận lợi cho công tác giáo dục
truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh.
3


Học sinh đa phần các em đều chăm ngoan, học tốt, năng nổ và có ý thức tự
lập trong học tập.
Bản thân giáo viên nhiệt tình, ln có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để không
ngừng nâng cao chuyên mơn, nghiệp vụ.
2.2.2. Khó khăn
Bài học lịch sử cịn dài trong thời lượng phân phối chương trình hạn chế
nên việc lồng ghép đòi hỏi phải được lựa chọn rất kĩ lưỡng mới có thể đảm bảo
nội dung và thời lượng mỗi tiết học.
Nguồn tài liệu viết về Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa tương đối nhiều nhưng
chủ yếu là viết dưới hình thức chun đề ngắn, lẻ chưa có độ sâu kiến thức,

nguồn truy cập từ Internet đôi khi độ tin cậy chưa cao.
Phần Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa khơng nằm trong chương trình kiểm tra,
đánh giá học sinh nên chưa thực sự được nhiều giáo viên chú trọng và kích thích
sự tìm tịi của học sinh.
Do khuynh hướng chọn mơn để thi đại học nên ít có học sinh đam mê học
môn Lịch sử.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Sau 3 năm (từ năm học 2018- 2019 đến năm học 2020- 2021), thực hiện
lồng ghép giảng dạy Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa vào nội dung giáo dục lịch sử
dân tộc, Chương trình Lịch sử 12 cho học sinh, tôi xin được đề xuất áp dụng 4
giải pháp mà bản thân đã thực hiện hiệu quả trong quá trình giảng dạy như sau:
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Lồng ghép giảng dạy Lịch sử Đảng bộ Thanh
Hóa thơng qua các bài dạy chính khóa
- Lý do đề xuất: Lịch sử Đảng bộ địa phương (Thanh Hóa) là 1 bộ phận
khơng thể tách rời của Lịch sử dân tộc trong tiến trình thời gian. Lồng ghép
giảng dạy Lịch sử Đảng bộ địa phương (Thanh Hóa) vì vậy mà khơng phải chỉ
thực hiện ở một tiết, một bài, hay 1 chương mà cần phải thực hiện thường
xuyên, liên tục ở tất cả các bài, nhằm giáo dục cho học sinh niềm tin vào sự lãnh
đạo của Đảng, lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống đấu
tranh cách mạng của quê hương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương nơi
mình sinh sống.
Dưới đây là địa chỉ tích hợp lồng ghép giảng dạy Lịch sử Đảng bộ Thanh
Hóa vào các bài dạy mơn Lịch sử lớp 12- Chương trình chuẩn- THPT mà bản
thân tơi và nhóm chun mơn đã xây dựng:
TÊN BÀI

NỘI DUNG LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ TRUYỀN THỐNG
CÁCH MẠNG ĐƯỢC TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP

MỨC ĐỘ

LỒNG
GHÉP

Bài 12: Phong
trào dân tộc dân
chủ ở Việt Nam
(1919- 1925)

Mục II.2. Hoạt động của tiểu Tư sản, Tiểu tư sản và Liên hệ
Công nhân Việt Nam.
*Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa từ
sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi
thành lập Đảng bộ.
Bài 13: Phong Mục I.1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Liên hệ
trào dân tộc dân Mục II.2. Hội nghị thành lập Đảng.
4


chủ ở Việt Nam *Các tổ chức cách mạng ở Thanh Hóa.
(1925- 1930)
*Sự thành lập Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa
(1930).
Bài 14: Phong Mục II.1 Phong trào Cách mạng 1930-1931
trào cách mạng *Phong trào cách mạng của nhân dân Thanh Hóa
1930- 1935
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ từ năm 1930 đến
trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Bài 15: Phong Mục II.2. Đấu tranh đòi các quyền tự do dân sinh dân
trào dân chủ chủ.

1936- 1939.
*Phong trào cách mạng của nhân dân Thanh Hóa
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ từ năm 1936 đến
trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Bài 16: Phong Mục II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9/1939
trào giải phóng đến tháng 3/1945.
dân tộc và Tổng Mục III.1. khởi nghĩa từng phần.
khởi nghĩa tháng Mục III.3. Tổng khởi nghĩa.
Tám
(1939- Phong trào cách mạng từ năm 1939 đến trước Tổng
1945).
Nước khởi nghĩa giành chính quyền (1945).
Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa ra *Giành chính quyền ở Thanh Hóa.
đời.
Bài 17: Nước Mục. II. Bước đầu xây dựng chính quyền CM...
Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa từ *Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo nhân dân tiến hành
sau
ngày cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
2/9/1945
đến (1945- 1954).
trước
ngày
19/12/1946.
Bài 18: Những Mục III.1 Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
năm đầu của Mục IV.2. Chiến dịch Biên giới 1950.
cuộc
kháng *Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo nhân dân tiến hành
chiến toàn quốc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

chống thực dân (1946- 1950)
Pháp
(19461950)
Bài 19: Bước Mục III. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi
phát triển của mặt.
cuộc
kháng *Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa
chiến tồn quốc trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.
chống thực dân *Nhân dân Thanh Hóa đánh bại mọi âm mưu
Pháp
(1951- phá hoại của kẻ thù.
1953)

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

5



Bài 20: Cuộc
kháng
chiến
toàn
quốc
chống thực dân
Pháp kết thúc
(1953-1954)
Bài 22: Nhân
dân 2 miền trực
tiếp chiến đấu
chống đế quốc
Mĩ xâm lược.
Nhân dân miền
Bắc vừa chiến
đấu vừa sản
xuất
(19651973).
Bài 23: Khôi
phục và phát
triển kinh tế xã
hội Miền Bắc,
giải phóng hồn
tồn Miền Nam
(1973- 1975)
Bài 26: Đất
nước
trên
đường đổi mới
đi lên CNXH

(1986- 2000)

Mục II.1 Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân
1953-1954...
*Những thắng lợi của quân và dân Thanh Hóa
trong những năm 1953- 1954.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
*Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa cho
chiến dịch Điện Biên Phủ.
Mục II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại lần 1 của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa
vụ hậu phương (1965-1968).
*Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và
chi viện cho tiền tuyến lớn Miền Nam.
Mục IV: Miền Bắc khôi phục và phát triển Kinh tếxã hội...
2. MB vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại,
vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.

Liên hệ

Liên hệ
Liên hệ

Liên hệ

Mục IV: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử Liên hệ
của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 19541975.
*Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và
chi viện cho tiền tuyến lớn Miền Nam.
Mục II. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới Liên hệ

1986- 2000.
*Đảng Bộ Thanh Hóa lãnh đạo nhân dân tiến
hành xây dựng và thực hiện công cuộc đổi mới
từ 1986- 2000.

- Biện pháp thực hiện: Lồng ghép Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa thường
xun vào các bài Lịch sử chính khóa theo phân phối chương trình, được thực
hiện bằng 1 số các biện pháp sau:
+ Đặt câu hỏi liên hệ thực tế về sự tác động, mối quan hệ của Lịch sử dân
tộc với Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa và những thành tựu đạt được của nhân dân
Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa trong các thời kỳ Lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lý, Ngữ Văn, GDCD… để làm rõ các
mốc thời gian, không gian, nhân vật lịch sử, nơi xảy ra các sự kiện lịch sử gắn
với vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa.
+ Ứng dụng Cơng nghệ thơng tin để lập bảng biểu, tạo hình động, xây dựng
các minh chứng về thành tựu đạt được của nhân dân Thanh Hóa dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ Thanh Hóa …

6


Sau đây là một ví dụ về lồng ghép, tích hợp giảng dạy Lịch sử Đảng bộ
Thanh Hóa thơng qua bài: Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ
năm 1925 đến năm 1930 (trích Giáo án).
BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930.

I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng
1. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam

Cách mạng Thanh niên.
*Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu được sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên. Từ đó, thấy được vai trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên với cách mạng Việt Nam.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.
- Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vơ sản.
- Năng lực: Hình thành năng lực tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh.
*Phương thức hoạt động: Làm việc theo cặp.
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Học sinh dựa vào sách giáo khoa, thảo
luận theo cặp và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sự ra đời, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
+ Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với Cách mạng Việt
Nam?
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Trao đổi theo cặp, so sánh kết quả
làm việc, bổ sung kết quả của các cặp.
+ Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các hoạt động của
học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn.
- Bước 3: Trao đổi thảo luận:
Đại diện cặp học sinh lên trình bày, các cặp cịn lại so sánh đối chiếu, tiếp
tục bổ sung kết quả làm việc theo cặp.
Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên chốt nội dung học
tập, học sinh điều chỉnh kết quả cá nhân và ghi bài.
*Nội dung chốt:
- Sự ra đời:
+ 11-1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc)
liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã, chọn một
số thanh niên tích cực thành lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).
+ 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên. Đây là một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, một bước chuẩn

bị có ý nghĩa quyết định về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
sau này.
- Hoạt động:
+ Xây dựng hệ thống tổ chức ở khắp nơi trong nước. Cơ quan lãnh đạo cao
nhất là Tổng bộ, xuống Kì bộ, cơ sở là Chi bộ. Năm 1928, Hội có gần 300 hội
7


viên, năm 1929 có 1700 hội viên.
+ Mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng, phần lớn
đưa về nước hoạt động.
+ 21-6-1925, báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội ra số đầu tiên.
+ 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành sách
Đường Kách mệnh (báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh trang bị lí luận
cho cán bộ cách mạng, là tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt
Nam).
+ 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức phong trào "Vơ sản
hố" đưa hội viên thâm nhập vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền ..., tiến hành
tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị.
- Vai trị:
+ Việc truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam đã từng
bước giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX;
+ Làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân
ngày càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho
khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt
Nam.
+ Góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, tạo điều kiện chín
muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Bước 4: Giáo viên đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối
cùng của học sinh.

Giáo viên đặt câu hỏi bổ sung, mở rộng kiến thức, liên hệ thực tế và lồng
ghép Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa vào bài giảng cho học sinh:
- Câu hỏi liên hệ thực tế và lồng ghép Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa:
+ Người thanh niên đầu tiên của Thanh Hóa được kết nạp vào Hội Việt
Nam Cách mạng thanh niên là ai? Anh đã đứng ra thành lập Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên tỉnh Thanh Hóa như thế nào?

8


Lê Hữu Lập (1897 - 1934)
- Hướng dẫn trả lời:
+ Người thanh niên đầu tiên của Thanh Hóa được kết nạp vào Hội Việt
Nam Cách mạng thanh niên là Lê Hữu Lập.
Lê Hữu Lập (1897-1934) người con của thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân
Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Năm 1922, Lê Hữu Lập gặp Đinh Chương Dương, một nhân sĩ yêu nước,
hội viên của Việt Nam Quang phục hội (quê ở Hậu Lộc) được ông giác ngộ cách
mạng và giới thiệu sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia tổ chức Tâm Tâm
xã.
Trong quá trình tham gia tổ chức Tâm Tâm xã, Lê Hữu Lập cùng các đồng
chí Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong… có điều kiện tiếp thu các bài
giảng của Nguyễn Ái Quốc để nâng tầm nhận thức về lý luận chính trị. Tháng
6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, mở
các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
cho những người trong tổ chức.
Lê Hữu Lập là một trong số những thanh niên ưu tú được lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc lựa chọn và là người Thanh Hóa đầu tiên được kết nạp vào Hội Việt
Nam Cách mạng thanh niên.
+ Quá trình thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Thanh

Hóa:
Cuối năm 1925, Lê Hữu Lập được cử về nước với hai nhiệm vụ: vận động
thanh niên yêu nước ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An,
Quảng Trị đưa sang Quảng Châu tham dự các lớp huấn luyện và tuyên
truyền Đường Kách mệnh trong thanh niên, lựa chọn người tốt để tổ chức họ vào
Hội.

Ngôi nhà 26 Hàng Than, thị xã Thanh Hoá, địa điểm thành lập tổ chức Việt
9


Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Thanh Hóa, tháng 4 năm 1927
Tháng 5 năm 1926, tại số nhà 26 phố Hàng Than, Thị xã Thanh Hóa, Lê
Hữu Lập đã tổ chức Hội đọc sách báo cách mạng. Thông qua Hội đọc sách báo
cách mạng, Lê Hữu Lập đã tổ chức các cuộc nói chuyện, bàn bạc về thời
cuộc. Các lớp thanh niên tiến bộ và những nhà thơ yêu nước bắt đầu được nhận
thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chủ trương của cách mạng dân tộc và cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thứ nhất, Lê Hữu Lập bắt tay vào
nhiệm vụ tiếp theo: xây dựng tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh
Thanh Hóa.
Đầu năm 1927, Tiểu tổ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Thành phố
được thành lập. Thông qua các cuộc đấu tranh của các tiểu tổ, hoạt động của tổ
chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển ngày càng rộng, nhu cầu
thơng tin nội bộ tăng lên. Để giữ bí mật và che mắt chính quyền thực dân phong
kiến, Lê Hữu Lập bàn với Mai Xuân Diễn thuê ngôi nhà số 26 Hàng Than, bố trí
bên ngồi là cửa hàng bán nước mắm, bên trong là nơi liên lạc hội họp, đón tiếp
các đồng chí từ các huyện lên, từ tỉnh ngồi đến,… xem như đó là sự giao lưu
giữa các bạn hàng.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

trong toàn tỉnh, tháng 4-1927, tại số nhà 26 Hàng Than, thị xã Thanh Hoá, Hội
nghị Đại biểu của 11 tiểu tổ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Thành phố
và các phủ, huyện quyết định thành lập Tỉnh bộ của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên. Hội nghị thống nhất cử Ban chấp hành Tỉnh bộ lâm thời gồm 3
đồng chí: Lê Hữu Lập (Bí thư), Lê Cơng Thanh (uỷ viên), Nguyễn Chí Hữu (uỷ
viên). Sau khi Tỉnh bộ lâm thời được thành lập, nhiều lớp huấn luyện chính trị
được mở ở thị xã Thanh Hoá, Hàm Rồng, Mật Sơn... để nâng cao trình độ cho
hội viên.
Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Thanh Hoá báo
hiệu một phong trào vận động cách mạng mới ở Thanh Hóa bắt đầu.
- Tác dụng của giải pháp: Trong quá trình dạy- học chính khóa, nếu giáo
viên thường xun lồng ghép, tích hợp giảng dạy Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa
vào các bài học thì sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của các em về vai trò lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh, những nhân vật Lịch sử Thanh Hóa tiêu biểu đối với
thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng quê hương, đất
nước và truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bồi dưỡng
cho các em lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, thái độ biết
trân trọng các giá trị lịch sử, văn hoá mà thế hệ cha anh để lại, đồng thời xác
định rõ động cơ, lý tưởng sống đúng đắn và trách nhiệm đối với cơng cuộc xây
dựng q hương, đất nước hiện nay. Góp phần củng cố lòng tin của thế hệ trẻ
vào sự thắng lợi của cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Lồng ghép giảng dạy Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa thường xun qua các
bài dạy chính khóa trên lớp giúp cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, học
sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập và hiểu bài sâu sắc hơn. Hứng thú học tập là
10


một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cường độ học tập và hiệu quả học tập.
Bên cạnh đó, lồng ghép giảng dạy Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa thơng qua các
bài dạy trên lớp giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ, tăng

cường giáo dục cả về tư tưởng, nhân cách, đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh,
góp phần giáo dục tồn diện cho các em.
2.3.2. Giải pháp thứ 2: Lồng ghép giảng dạy Lịch sử Đảng bộ Thanh
Hóa thơng qua kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ
- Lý do đề xuất: Kiểm tra đánh giá là bước quan trọng nhằm đánh giá hiệu
quả của việc lồng ghép giảng dạy Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa trong Chương
trình mơn học Lịch sử 12, và được thực hiện theo cấu trúc 85% Lịch sử dân tộc;
15% tích hợp Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa.
- Biện pháp thực hiện: Câu hỏi lồng ghép đưa vào bài kiểm tra thường
xuyên và kiểm tra định kỳ được thực hiện theo các mức độ nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, vận dụng cao, từ đó giúp giáo viên đánh giá được mức độ, khả
năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa của học sinh sau
q trình học tập.
+ Ví dụ trong kiểm tra thường xuyên: Khi kiểm tra bài cũ ở các bài như
bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925- 1930. Có thể
đặt câu hỏi như sau:
Trình bày hồn cảnh lịch sử, và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam (1930)? Em hãy cho biết Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được
thành lập ngày, tháng, năm nào? Ai là Bí thư tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Thanh
Hóa?
+ Ví dụ trong kiểm tra định kì: Khi xây dựng ma trận đề kiểm tra, có thể
lồng ghép các câu hỏi Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa vào đề với tỉ lệ phù hợp
(15%). Các câu hỏi trong đề kiểm tra có thể kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm
khách quan.
Ví dụ:
Các câu hỏi tự luận có thể sử dụng lồng ghép trong các đề kiểm tra định
kỳ:
Câu hỏi 1. Trình bày sự thành lập Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hoá
(1930)?
Câu hỏi 2: Trình bày những đóng góp của Thanh Hóa trong 9 năm kháng chiến

chống Pháp?
Các câu hỏi trắc nghiệm có thể sử dụng tích hợp trong các đề kiểm tra
định kỳ:
Câu 1: Ai là người được Xứ ủy Bắc kỳ giao chỉ đạo việc thành lập Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa?
A. Lê Hữu Lập
B. Lê Cơng Thanh
C. Nguyễn Dỗn Chấp
D. Nguyễn Văn Đắc
Câu 2: Lò cao kháng chiến Hải Vân cung cấp gang chế tạo vũ khí phục vụ
cuộc kháng chiến nào?
A. Chống Mỹ.
B. Chống Pháp
C. Chống giặc phương Bắc
D. Cả chống Pháp và chống Mỹ.
11


Sử dụng các câu hỏi lồng ghép Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa trong kiểm tra,
đánh giá là cơ sở để giáo viên đánh giá được mức độ nhận thức của học sinh và
tính hiệu quả của việc dạy- học lồng ghép.
- Tác dụng của giải pháp: Việc đưa nội dung lồng ghép Lịch sử Đảng bộ
Thanh Hóa vào kiểm tra, đánh giá, giáo viên sẽ kịp thời nắm bắt được nhận
thức của học sinh về bài học, đánh giá được ý thức của học sinh về vấn đề tìm
hiểu Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa, đánh giá được hiệu quả của việc dạy học
lồng ghép Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa thơng qua các bài dạy trên lớp. Từ đó sẽ
kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy lồng
ghép Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa khi thực hiện các văn bản hướng dẫn của
UBND tỉnh và Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Kiểm tra, đánh giá có lồng ghép nội dung Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa

cũng là động lực thúc đẩy học sinh tích cực, chủ động tìm hiểu về Lịch sử
Đảng bộ Thanh Hóa và truyền thống cách mạng của quê hương, nâng cao ý
thức học tập của các em về nội dung lồng ghép, tích hợp hướng đến mục tiêu
phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh phổ thông.
2.3.3. Giải pháp thứ 3: Lồng ghép Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa vào
Chương trình Lịch sử 12 thơng qua các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi,
hội thi…
- Lý do đề xuất: Hoạt động ngoại khóa là một trong những nội dung khơng
thể thiếu trong chương trình giảng dạy ở các cấp học. Và được tổ chức với nhiều
hình thức khác nhau như: Tổ chức nói chuyện chuyên đề, tổ chức các cuộc thi,
hội thi tìm hiểu về một vấn đề trong chương trình đã học như, thi: Rung chng
vàng, Theo dòng Lịch sử, Âm vang xứ Thanh, hướng dẫn học sinh tham gia
cuộc thi “Tìm hiểu Lịch sử đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân
Thanh Hóa”…để nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy- học lồng ghép trong nhà
trường.
- Biện pháp thực hiện:
+ Hình thức tổ chức thứ nhất: Tổ chức nói chuyện chuyên đề kết hợp triển
lãm tranh ảnh, tư liệu: Ví dụ: Chuyên đề “Những đóng góp của Thanh Hóa trong
kháng chiến chống Pháp (1946-1954)”. Bài nói chuyện do giáo viên thực hiện
và tổ chức 1 buổi nói chuyện dưới cờ (thời lượng 3 tiết) cho cả khóa học sinh
(gồm tất cả các lớp 12). Kết hợp với buổi nói chuyện đó, các lớp học sinh được
giao các nhiệm vụ sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử để trưng bày triển lãm, thể
hiện sự hiểu biết của mình về lĩnh vực được phân cơng đó. Cụ thể: Lớp 12B1:
Triển lãm tranh ảnh, tư liệu về Thanh Hóa trong kháng chiến chống Pháp. Lớp
12B2: Triển lãm giới thiệu tư liệu về các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
là người Thanh Hóa được phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Lớp12B3: Triển lãm tư liệu về những thành tựu đạt được của Thanh Hóa trong
công cuộc xây dựng hậu phương vững mạnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Lớp 12B4: Triển lãm tranh ảnh về đóng góp của đội quân xe đạp thồ trong
kháng chiến chống Pháp… Học sinh sau khi sưu tầm tranh ảnh, tư liệu theo

12


nhiệm vụ được phân công, tổ chức in ấn, trưng bày và cử đại diện thuyết trình về
sản phẩm trưng bày của lớp mình.
+ Hình thức tổ chức thứ hai: Tổ chức các Hội thi sân khấu hóa, như: Thi kể
chuyện Lịch sử, Rung chng vàng, Theo dịng Lịch sử, Âm vang xứ Thanh...

Hình ảnh Hội thi Rung chng vàng Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ và truyền thống
cách mạng của nhân dân Thanh Hóa tại trường THCS&THPT Như Thanh
Ví dụ: Thi kể những câu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của
Thanh Hóa, như: Lê Hữu Lập, Nguyễn Dỗn Chấp, Lê Thế Long, Tơ Vĩnh Diện,
Cao Văn Tỵ... Đây là hoạt động có tính lan toả mạnh mẽ cho các em học sinh,
qua các câu chuyện học sinh thể hiện được sự xúc động, sâu sắc và ý nghĩa về
những đóng góp của các nhân vật, anh hùng lịch sử người Thanh Hóa trong
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, bằng tình cảm thiêng liêng, sự ngưỡng
mộ và lòng biết ơn của các em, đem đến những thông điệp cuộc sống, những bài
học nhân văn sâu sắc.
Giáo viên cho các lớp chuẩn bị trước câu chuyện mà các em sẽ kể ở hội thi.
Và để thành công trong hoạt động này giáo viên cần định hướng cho lớp chọn
những bạn có giọng kể hay, truyền cảm để tham gia kể chuyện.
Thi kể chuyện đã thể hiện được năng lực kể chuyện, khả năng thuyết trình
và cách cảm thụ hình ảnh những nhân vật Lịch sử Thanh Hóa qua các câu
chuyện kể.

13


Hình ảnh buổi nói chuyện chun đề về “Những đóng góp của Thanh Hóa trong
kháng chiến chống Pháp (1946- 1954)

- Tác dụng của giải pháp:
Học sinh tiếp nhận được khối lượng lớn thơng tin phong phú về vai trị
lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa và những đóng góp của Thanh Hóa đối với
Lịch sử dân tộc.
Học sinh được phát triển năng lực và phẩm chất cá nhân thông qua quá
trình học tập: Năng lực tìm kiếm tư liệu Internet, năng lực xác định độ tin cậy
của thông tin, năng lực thực hành máy tính, năng lực trình bày trước đám đơng,
năng lực trình bày gian hàng triển lãm, năng lực kể chuyện…
Đây là 1 hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, mang tính động; giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực và hiệu quả. Các em được
tác động bởi nhiều giác quan: xem phim tư liệu, xem tranh ảnh, sa bàn, bản đồ,
lược đồ… sẽ không bị nhàm chán và sẽ tiếp nhận được lượng thông tin đa dạng hơn,
hấp dẫn hơn. Giúp các em yêu thích khám phá hơn...
2.3.4. Giải pháp thứ 4: Tổ chức tham quan, trải nghiệm thực tế
- Lý do đề xuất: Lịch sử gắn liền với địa danh có thật, với những nhân vật
lịch sử có thật. Cho nên, việc tổ chức cho học sinh được đi tham quan, học tập
trải nghiệm thực tế không những chỉ tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về
Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa, mà cịn là một phương pháp giáo dục sinh động,
thực tế, hiệu quả cao.
Trải nghiệm thực tế các địa điểm gắn liền với sự kiện Lịch sử Đảng bộ
Thanh Hóa cịn nâng cao được ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống, lịch sử
cho học sinh. Các em rất phấn khởi tham gia các hoạt động trải nghiệm này. Học
sinh trường THCS&THPT Như Thanh phần lớn là người dân tộc thiểu số từ chỗ
rất rụt rè, ít nói trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn trao đổi với thầy cô
bạn bè. Kết quả thu được khơng chỉ là kiến thức mà cịn là nhận thức về các giá
trị lịch sử và giúp các em phát huy được các kĩ năng phục vụ cuộc sống.

14



Hình ảnh tham quan khu tưởng niệm Bác Hồ tại Thành phố Thanh Hoá
năm 2019
- Biện pháp thực hiện: Hoạt động trải nghiệm thực tế tùy vào điều kiện học
tập và giảng dạy của từng khóa mà có thể tiến hành các đợt khác nhau. Còn tùy
vào điều kiện của nhà trường, nguồn kinh phí của nhà trường hỗ trợ, quỹ thời
gian để có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm các địa danh Lịch sử ở phạm vi
gần hoặc xa. Trong hai năm gần đây còn tùy vào diễn biến của dịch bệnh covid19 để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho phù hợp, nếu trong thời kỳ dịch
bệnh diễn ra nghiêm trọng thì nên dừng các hoạt động trải nghiệm thực tế thay
vào đó ta có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm thông qua Internet.
+ Chọn địa điểm tham quan:
Các địa điểm lựa chọn cho học sinh trải nghiệm có thể chọn trọng huyện,
như Di tích Lị cao kháng chiến Hải Vân- nơi sản xuất gang làm vũ khí phục vụ
kháng chiến chống Pháp. Các địa điểm trong tỉnh như Bảo tàng Thanh Hóa, nơi
thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Thanh Hóa, Di tích Hàm Rồng- Sơng Mã,
Chiến khu Ngọc Trạo... Các địa điểm ngoài tỉnh như bảo tàng Quân khu IV
(Vinh- Nghệ An), nơi có xe đạp thồ của kiện tướng Cao Văn Tỵ, di tích Lịch sử
Điện Biên Phủ…...

15


Tập thể lớp 12B1 - chuẩn bị chuyến trải nghiệm thực tế - tham quan Di tích
Lịch sử Lị cao kháng chiến Hải Vân - Huyện Như Thanh - Thanh Hóa năm
2020
Tại khu vực huyện Như Thanh, ngồi vẻ đẹp thiên nhiên trời phú cho địa
phương thì bên trong cịn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa lịch sử to lớn; điển hình
là di tích lịch sử quốc gia Lị cao kháng chiến Hải Vân - một trong những cơ sở
luyện kim đầu tiên của cách mạng nước ta trong thời kì kháng chiến chống
Pháp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà cịn ít người biết đến những đóng
góp của Lò cao cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Do vậy,

trước hết tôi lựa chọn điểm trải nghiệm ngay tại địa phương là Lò cao kháng
chiến Hải Vân - Huyện Như Thanh - Thanh Hóa.

Cửa vào hang Đồng Mười- nơi có di tích lịch sử cách mạng
Lị cao kháng chiến Hải Vân
16


+ Giáo viên lên kế hoạch: Xác định mục đích yêu cầu, địa điểm và thời
gian tham quan. Nội dung của mỗi buổi tham quan. Đối tượng tham quan. Xin ý
kiến của BGH nhà trường.
+ Liên hệ với người thuyết minh, Hướng dẫn viên Du lịch (nếu có): Nội
dung thuyết minh là rất quan trọng trong việc bồi đắp, bổ sung kiến thức và
những hiểu biết cho học sinh. Từ đó bằng trí tưởng tượng, các em có thể tái tạo
cho mình những diễn biến lịch sử, tạo nên những ấn tượng khó quên.
+ Yêu cầu đặt ra: Tất cả học sinh tham gia tham quan, trải nghiệm thực tế
quan sát và tìm hiểu, ghi chép vào vở (dàn ý khái quát) các nội dung sau:
. Trình bày những nét khái qt về di tích lịch sử Lị cao kháng chiến Hải
Vân (vị trí, năm thành lập, sự ra đời...)?
. Đóng góp của Lị cao cho cuộc kháng chiến chống Pháp?
. Bài học rút ra cho bản thân sau đợt tham quan học tập trải nghiệm tìm
hiểu về Di tích Lị cao kháng chiến Hải Vân?

Di tích Lị cao kháng chiến Hải Vân - Như Thanh - Thanh Hóa

Nghe thuyết minh về Lò cao kháng chiến Hải Vân
+ Học sinh: Yêu cầu học sinh chuẩn bị bút viết, vở ghi, máy ảnh để chuẩn
bị cho hoạt động trải nghiệm. Trong quá trình tham quan yêu cầu học sinh quan
sát kĩ, chú ý lắng nghe thuyết minh, giới thiệu của hướng dẫn viên, ghi chép đầy
đủ, tìm hiểu về những nội dung giáo viên đã yêu cầu, giao nhiệm vụ từ trước.

Sau tham quan trải nghiệm di sản, giáo viên yêu học sinh nộp bài thu hoạch,
riêng phần bài thu hoạch thì giáo viên giao nhiệm vụ theo nhóm, cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Hồn thành bài thu hoạch viết về nội dung:
17


. Trình bày những nét khái qt về di tích lịch sử Lị cao kháng chiến Hải
Vân (vị trí, năm thành lập, sự ra đời...)?
+ Nhóm 2: Hồn thành bài thu hoạch viết về nội dung:
. Giá trị của di tích Lị cao?
+ Nhóm 3: Hồn thành bài thu hoạch viết về nội dung:
. Đóng góp của Lị cao cho cuộc kháng chiến chống Pháp?
+ Nhóm 4: Hồn thành bài thu hoạch viết về nội dung:
. Bài học rút ra cho bản thân sau đợt tham quan học tập trải nghiệm tìm
hiểu về Di tích Lị cao kháng chiến Hải Vân?
- Tác dụng của giải pháp: Tham quan trải nghiệm thực tế là hình thức dạy
học sinh động, mang tính thực tiễn và hiệu quả giáo dục cao, bởi học sinh được
quan sát thực tế thay cho việc chỉ được nghe lý thuyết trên lớp. Tham quan, trải
nghiệm thực tế giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, trực tiếp mắt thấy, tai nghe,
thời gian và địa điểm linh hoạt, không gây nhàm chán, giúp các em gắn liền kiến
thức lý thuyết trong sách, vở với kiến thức thực tế cuộc sống ngồi đời, đồng thời
qua đó giúp các em ý thức sâu sắc được sự cần thiết phải xây dựng, tơn tạo, bảo
vệ các di tích Lịch sử, bảo tàng Lịch sử…
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm và tính ứng dụng của đề tài
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau 3 năm giảng dạy lồng ghép, tích hợp giảng dạy Lịch sử Đảng bộ
Thanh Hóa vào nội dung giáo dục lịch sử dân tộc, Chương trình Lịch sử 12
nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh tại Trường THCS&THPT Như
Thanh, đặc biệt là việc kết hợp các biện pháp như: lồng ghép, tích hợp thông qua
các bài dạy trên lớp, qua kiểm tra đánh giá, qua hoạt động ngoại khóa, tham

quan, trải nghiệm thực tế... được thực hiện ở các lớp 12 (các năm học 2018 –
2019 đến 2020- 2021) ở trường THCS&THPT Như Thanh, kết quả đạt được như
sau:
- Về kết quả lĩnh hội kiến thức: Khi thực hiện giảng dạy lồng ghép kiến thức
Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa vào bài học Lịch sử dân tộc thì đa số các em học
sinh hào hứng và năng nổ trong tiết học. Bài học lịch sử trở nên sinh động, cụ
thể và gần gũi với các em hơn. Học sinh tăng cường tư duy và luôn biết đặt các
sự kiện diễn ra trong cùng một thời điểm giữa địa phương với cả nước, có lúc là
cả thế giới để so sánh và rút ra nhận thức. Những tiết học lí thuyết đã được dẫn
chứng cụ thể, sinh động bằng sự hy sinh, đổ máu và nước mắt ngay trên những
khu vực gần gũi nơi các em sinh sống đã tác động mạnh vào suy nghĩ và có giá
trị giáo dục tư tưởng rất cao. Các em hiểu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn nội dung
của bài, thấy được mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa Lịch sử Đảng bộ địa
phương với Lịch sử dân tộc, tỏ rõ thái độ căm ghét với thế lực ngoại xâm cướp
nước và tay sai bán nước. Những cung bậc cảm xúc của học sinh về tình yêu,
lòng tự hào và trân trọng với truyền thống cách mạng của quê hương được thể
hiện rất thực qua bài học lịch sử. Điều đó đã góp phần rất lớn để giáo dục tư
tưởng và đạo đức cho các em. Những bài học đạo đức được giáo dục từ truyền
thống cách mạng của địa phương đi vào trong các em một cách tự nhiên, nhẹ
nhàng, hiệu quả mà không phải nhồi nhét, áp lực trong khuôn khổ một hay hai
18


tiết học theo quy định của chương trình. Đồng thời tạo cho các em một thói quen
khi khai thác một nội dung hay sự kiện lịch sử thì phải đặt nó trong một bối cảnh
cụ thể để nắm bắt và hiểu vấn đề nhanh hơn.
Học sinh hăng hái tham gia cuộc thi: “Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ và truyền
thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa”. Kết quả cụ thể: 1 giải Nhất, 5 giải
nhì cấp tỉnh.
- Về năng lực chung và năng lực chuyên biệt được hình thành cho học

sinh: Thông qua học bài mới trên lớp, làm bài thi, kiểm tra… các em đã phát
huy được một số năng lực chung và chuyên biệt như: Năng lực tự học, giải quyết
vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, tìm
kiếm và xử lí thơng tin, năng lực khảo sát thực tế.
- Về phẩm chất được hình thành cho học sinh: Đó là các phẩm chất: biết yêu
quý bản thân và có trách nhiệm với bản thân, yêu gia đình, yêu quê hương đất
nước, tự hào về q hương Thanh Hóa, lịng biết ơn, niềm tin sâu sắc vào sự lãnh
đạo của Đảng.
2.4.2. Về tính ứng dụng của đề tài
Đề tài có khả năng ứng dụng linh hoạt cho giáo viên Lịch sử ở các trường
THPT thực hiện các giải pháp dạy học lồng ghép Lịch sử Đảng bộ và truyền
thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa vào Chương trình Lịch sử 12 theo Kế
hoạch giáo dục nhà trường.
Đề tài cũng có thể áp dụng vào việc tuyên truyền lịch sử Đảng bộ và truyền
thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa trong giảng dạy lịch sử và Giáo dục
cơng dân ở các nhà trường theo công văn số 6155/UBND-VX ngày 01/6/2018
của UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch 87/KH-TU ngày 15/5/2018 của Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ về nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, đưa nội dung
lịch sử đảng bộ, truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá lồng ghép
vào nội dung giáo dục lịch sử dân tộc, giáo dục công dân trong hệ thống giáo
dục quốc dân trên địa bàn tỉnh.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
“Lồng ghép Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào nội dung giáo dục lịch
sử dân tộc, Chương trình Lịch sử 12 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của
học sinh tại Trường THCS&THPT Như Thanh” là một đề tài thiết thực, nếu
được vận dụng linh hoạt và phù hợp với đặc điểm của mỗi nhà trường sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy- học mơn Lịch
sử nói riêng.
3.2. Kiến nghị

- Đối với nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề dạy học lồng
ghép Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa trong hai mơn Lịch sử và Giáo dục công dân.
Phối hợp với Công đồn, Đồn thanh niên, các mơn học như Ngữ Văn, Địa lí,
Giáo dục cơng dân, … để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải
nghiệm các di tích lịch sử, các địa danh gắn liền với Lịch sử Đảng bộ Thanh
Hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục các mơn xã hội, góp phần nâng cao giáo
dục tồn diện cho học sinh của trường.
19


- Đối với cấp trên: Tổ chức hàng năm các kỳ thi “Em yêu Lịch sử” cho
học sinh và công nhận kết quả đạt được tương đương như kết quả thi học sinh
giỏi các mơn văn hóa.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Như Thanh, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Lê Thị Chinh

20



×