1. Tên sáng kiến:
Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học các chủ đề “Cơ chế di truyền; Biến
dị và Các quy luật di truyền – Sinh học 12 THPT” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho
học sinh
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Giảng dạy môn Sinh học 12 – THPT
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 11 năm 2016
4. Tác giả:
Họ và tên: ...................
Năm sinh: 1977
Nơi thường trú:
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Sư phạm Sinh học
Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng
Nơi làm việc: THPT ...................
Điện thoại:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả (nếu có):
- Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: THPT ...................
Địa chỉ:
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
1
1. Xuất phát từ yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học:
Nghị quyết TW 29 ngày 4/11/2013 của HNTW 8 khóa 11 đã chỉ rõ: Cần phải đổi mới căn
bản và toàn diện nền giáo dục. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Nhiệm vụ trọng tâm trong những năm học gần đây : Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học
đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển
năng lực phẩm chất
Do đó vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực phẩm chất học
sinh là nhiệm vụ cần thiết mà mỗi giáo viên đều phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người
học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung
vào phát huy tính tích cực của người dạy. Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì
giáo viên phải biết thiết kế các hoạt động học cho học sinh, mà ở đó người học phải thu thập,
xử lý thông tin để giải quyết nhiệm vụ học tập. PPDH này tích cực ở chỗ sẽ phát triển cho HS
các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic; khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, đặc biệt
là các vấn đề nảy sinh từ thực tế cuộc sống; khả năng ngôn ngữ, kỹ năng trình bày diễn đạt ý
tưởng khoa học và khả năng thích ứng với xã hội; rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu,
tìm tòi, khám phá ra những vấn đề mới.
2. Xuất phát từ vai trò câu hỏi cốt lõi trong dạy học Sinh học:
Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực, tích cực của học
sinh có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện. Một trong
những biện pháp có hiệu quả là giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy
năng lực tự lực của học sinh. Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi được giáo viên thường
xuyên tiến hành và tiến hành ở hầu hết các chương, bài với nhiều môn học khác nhau. Mang
lại kết quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi chương…Việc xây
dựng câu hỏi trong mỗi nội dung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc
đẩy hoạt động nhận thức của học sinh, xây dựng câu hỏi tốt, tạo điều kiện tốt để bài dạy thành
công. Việc thường xuyên xây dựng và sử dụng câu hỏi sẽ đưa học sinh vào những tình huống
có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực
vận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để trả lời. Điều quan trọng là mỗi câu hỏi
hay một nhóm các câu hỏi nào đó phải được xây dựng sao cho khi trả lời thì học sinh nhận
được một “liều kiến thức” nhất định và rèn luyện được các kỹ năng tư duy. Các loại câu hỏi
có thể được phân chia theo nhiều cách khi dựa trên những cơ sở khác nhau như các khâu của
quá trình dạy học hoặc mức độ của quá trình nhận thức. Trong đó câu hỏi cốt lõi là những câu
hỏi mang tính khái quát cao, đòi hỏi năng lực tư duy, phân tích tổng hợp của học sinh, khi nêu
ra thì đáp án của nó yêu cầu phải có chứa nhiều nội dung, cần nêu bật vấn đề cần tìm hiểu
nhằm gây sự chú ý của học sinh đối với bài mới, đồng thời tạo được ở các em ý thức về những
2
nhiệm vụ chủ yếu khi nghiên cứu bài học. Đó cũng là những nội dung chính của bài mà học
sinh cần nắm vững. Việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học cũng
là một trong tám chiến lược dạy học hiệu quả hiện nay. Câu hỏi cốt lõi càng gợi mở thì lại
càng mang lại hiệu quả cao, kích thích tư duy và liên hệ của học sinh với bài học, giúp học
sinh mau chóng nắm vững được kiến thức thông qua giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra.
II. Mô tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
1.1. Thực trạng dạy học Sinh học hiện nay ở các trường THPT.
Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy hiện nay giáo
viên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở cả khâu soạn bài và lên lớp. Tuy vậy
muốn đổi mới phương pháp thì cần có những biện pháp cụ thể thì giáo viên còn lúng túng đặc
biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi, giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều khi
chưa sát với đối tượng học sinh, không kích thích phát huy được năng lực tự lực sáng tạo của
học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho học sinh thụ động
trong việc lĩnh hội kiến thức.
1.1.1. Về phía GV
Do GV chưa đầu tư vào bài giảng, giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Cũng có
những GV vận dụng những phương pháp tích cực nhưng chủ yếu là trong các giờ thao giảng,
các tiết thi GV dạy giỏi. Các CH đưa ra cho HS trả lời thường ít đòi hỏi khả năng tư duy sáng
tạo, HS ít được dạy cách học chủ động sáng tạo.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, chưa cuốn hút thực sự học sinh
đam mê môn học, việc quản lý HS học và làm việc chưa sát sao khiến cho HS sao lãng,
không tập trung vào nhiệm vụ của mình, phương pháp chuyển tải không tốt thì nội dung sẽ
không được truyền đạt một cách thấu đáo, vì vậy việc lĩnh hội kiến thức chắc chắn sẽ không
được nhiều.
Để tìm hiểu thực trạng, phân tích được nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục việc dạy
học chủ đề “Cơ chế di truyền; Biến dị và các quy luật di truyền– Sinh học 12” của GV và HS,
tôi đã tiến hành điều tra thông qua phiếu điều tra GV dạy học môn Sinh học, các phiếu khảo
sát ( khảo sát 90 GV trong đợt bồi dưỡng thường xuyên hè 2016) như sau:
Bảng 1- Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của GV
Mức độ sử dụng
STT
Phương pháp
Thường xuyên
1
2
Thuyết trình
Hỏi đáp tìm tòi
SL
58
89
3
DH giải quyết vấn đề
67
Không thường
xuyên
Không
sử dụng
%
64.4
98.9
SL
32
1
%
35.6
1.1
SL
0
0
%
0
0
77.9
18
20.9
1
1.2
3
4
5
6
7
8
9
10
DH dự án
DH hợp tác
DH có sử dụng sơ đồ,
bảng biểu.
DH có sử dụng câu hỏi
cốt lõi
DH có sử dụng phiếu
học tập
DH theo góc
DH cho học sinh tự
học với sgk
6
34
6.9
39.5
61
43
70.1
50.1
20
9
23
10.5
67
76.1
21
23.9
0
0
68
79.2
19
21.8
0
0
61
67.8
29
32.2
0
0
4
4.9
46
56.1
0
0
48
54.5
37
47.8
3
3.4
Bảng 2: Kết quả khảo sát tình hình sử dụng SGK, tài liệu, CH trong dạy học
Nội dung
Số
%
lượng
1.Theo thầy cô, việc sử dụng Rất cần thiết
57
63.3
CH cốt lõi trong dạy học có Cần thiết
33
36.7
cần thiết không?
Không cần thiết
0
0
2. Theo thầy cô, việc sử
dụng CHCL giúp HS lĩnh
hội kiến thức ở mức nào?
3. Theo thầy cô, việc sử
dụng CHCL vào khâu DH
nào sẽ đem lại hiệu quả cao?
4. Theo thầy cô, khó khăn
lớn nhất trong việc xây dựng
và sử dụng CHCL trong DH
môn mình phụ trách là gì?
Nhớ
Hiểu
Vận dụng
Dạy kiến thức
Ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức
30
43
17
61
19
33.3
47.8
18.9
67.8
21.1
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
HS
Do năng lực GV còn hạn chế
10
11.1
0
0
Do quy trình xây dựng CH phức tạp
Do đặc thù bộ môn khó áp dụng CHCL
36
0
40
0
Do HS không hứng thú với môn học
Do nguồn tư liệu, cơ sở vật chất chưa
đáp ứng
29
25
32.2
27.8
Phân tích kết quả trong các phiếu khảo sát, xem xét các số liệu trong các bảng tổng
hợp trên, cùng với việc trao đổi trực tiếp, dự giờ các GV, có thể nhận thấy: Nhìn chung, GV
đã có ý thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Đã biết tổ chức bài dạy để học sinh hoạt
động được nhiều hơn. Đã nhận thức được phương pháp vấn đáp tìm tòi, sử dụng CHCL có tác
dụng nhất trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của HS, song họ lại vấp phải khó khăn
4
trong kĩ thuật thiết kế CH . Việc đưa CH của GV hoặc quá dễ gây sự thờ ơ nơi HS, hoặc CH
quá khó làm cho HS thấy ngại không kích thích được số đông HS tham gia thảo luận. Một
nguyên nhân khác nữa là sau khi HS thảo luận GV chỉ thuyết trình, giảng giải qua loa rồi đưa
ra đáp án, vô hình dung phương pháp thảo luận nhóm chỉ là hình thức, hiệu quả không cao vì
HS không có cơ hội tự trình bày ý kiến của mình, của nhóm mình, cơ hội để các HS thảo luận
cùng không có.
1.1.2. Về phía HS
Thông qua dự giờ các GV, trao đổi với các em HS, cộng thêm những hiểu biết của bản
thân tích luỹ được trong dạy học Sinh học nói chung và phần DTH nói riêng ở trường THPT,
tôi có thể nhận định một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng lĩnh hội kiến thức phần
DTH của HS cũng như các kiến thức khác của bộ môn sinh học là xuất phát từ tư tưởng học
đối phó, coi thường môn phụ. Chỉ có một số ít HS quan tâm đến môn học này.
HS quen với lối học thuộc lòng, học một cách thụ động theo vở ghi, không đọc sách
SGK, học theo thầy một cách máy móc, không chịu tư duy, suy nghĩ, không có thói quen sáng
tạo, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức; ngại tìm hiểu các tư liệu khác để tham khảo; ngại
đặt ra câu hỏi để tìm hiểu sâu vào bản chất;…
Nếu thầy cô giao nhiệm vụ cụ thể trên lớp, chẳng hạn phải nghiên cứu trước bài mới ở
nhà như thế nào, hoặc giao cho HS tìm tư liệu, tranh ảnh về một vấn đề nào đó thì phần đông
HS sẽ có ý thức chuẩn bị bài, còn nếu thầy cô không nhắc nhở gì hoặc không hướng dẫn cụ
thể phải chuẩn bị như thế nào thì hầu hết các em cũng sẽ cho qua. Việc đọc thêm các tài liệu
ngoài SGK có liên quan đến môn học lại càng hiếm hoi. Trong giờ học, khi thầy cô đặt CH
nhiều HS tuy đã có câu trả lời nhưng cũng không dám phát biểu vì sợ sai, sợ các bạn chê cười, cá
biệt có những HS không làm gì cả ngoài chờ câu trả lời từ phía các bạn, phần giải đáp từ phái
thầy cô, các trò khác ít khi được tham gia ý kiến nhận xét, bổ sung. Rõ ràng với cách học đối phó
như vậy sẽ không đem lại hiệu quả tốt, điểm số chưa phản ánh đúng thực chất kết quả học tập
của HS, các em dần dần thiếu tự tin, ngại giao tiếp, ngại đem những thắc mắc của mình hỏi thầy
hỏi bạn.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (trọng tâm)
Trong chương trình sinh học THPT, các chủ đề: Cơ chế di truyền; Biến dị và Các quy
luật di truyền – Sinh học 12 là nội dung kiến thức tương đối khó và trừu tượng đối với cả GV
và HS. Việc truyền thụ kiến thức cho HS chỉ có thể trên lý thuyết mà không có phần thực
hành. Nên việc xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần di truyền học sẽ giúp HS
chủ động tìm kiếm và phân tích, tư duy, thảo luận tranh luận để giải quyết vấn đề đặt ra, các
em hiểu được cơ sở vật chất và các cơ chế di truyền giúp HS có thể vận dụng được kiến thức
lý thuyết vào thực tiển, đem lại niềm vui hứng thú học tập . Vì vậy tôi đã tiến hành nghiên
cứu:Xây dựng và sử dụng CH cốt lõi trong dạy học các chủ đề“Cơ chế DT; Biến dị và
Các quy luật DT – Sinh học 12” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh khi
học tập phần này.
2.1. Khái niệm câu hỏi cốt lõi
5
Câu hỏi cốt lõi là câu hỏi cấu trúc cả một đơn vị bài học hoặc một nội dung nào đó
thành một vấn đề cần giải quyết. Câu hỏi có nhiệm vụ kết nối các kiến thức đã có với hứng
thú học tập kiến thức mới của HS,
CH cốt lõi khác với các loại CH khác ở chỗ chúng mang tính phổ quát, đòi hỏi nhiều
nội dung trả lời mở, giúp ta thấy rằng tri thức là sự tìm kiếm liên tục
CH cốt lõi nhằm mục đích khuyến khích học sinh suy nghĩ một cách bao quát để cân
nhắc lựa chọn các quan điểm chủ chốt làm “xương sống” cho sự kết nối, tích hợp các nội
dung đơn lẻ, rời rạc.
Trong quá trình dạy học CH phải nhằm vào mục đích phát triển tư duy, phát triển khả
năng tích cực và chủ động của HS nên người ta sử dụng những CH có nội dung phân tích,
giải thích, chứng minh, so sánh, khái quát hóa...
2.2. Vai trò của CH trong quá trình dạy - học
a. Tác dụng trí dục
- Thông qua CH học sinh có thể hình thành khái niệm, các kiến thức mới, giúp học
sinh hiểu và nắm vững hơn các tính chất.CH mở rộng hiểu biết một cách linh động, phong
phú và không làm nặng nề qua tải các kiến thức, sự kiện, hiện tượng đơn lẻ, rời rạc đối với
học sinh, có tác dụng củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hóa được kiến
thức, tạo điều kiện phát triển trí lực cho học sinh.
b. Tác dụng hình thành và phát triển kĩ năng, năng lực của HS
- Thông qua trả lời CH học sinh được hình thành phát triển năng lực giải quyết vấn
đề .CH có vai trò định hướng hoạt động tự lực nghiên cứu của HS, đặt HS vào tình huống có
vấn đề trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, là yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình
hình thành tri thức mới cho học sinh, phát huy năng lực tự nghiên cứu tài liệu, CH giúp hình
thành kiến thức cho học sinh một cách có hệ thống.
c. Tác dụng giáo dục thái độ.
- CH giúp người học tự tin hơn vào khả năng của bản thân, thấy rõ vai trò của môn học
và là nguồn tạo hứng thú cho việc học tập tích cực của HS, có tác dụng rèn luyện cho học sinh
tính kiên nhẫn, trung thực trong lao động và học tập, tính sáng tạo khi xử lí và vận dụng trong
các vấn đề học tập, tính chính xác khoa học.
3. Các bước xây dựng và sử dụng CH cốt lõi trong dạy học các chủ đề “Cơ chế
DT; Biến dị và Các quy luật DT – Sinh học 12” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất
cho học sinh
- Để xây dựng được CH cốt lõi nhằm phát huy khả năng tự học của HS, thì việc đầu
tiên của GV là phải phân tích được cấu trúc lôgic, nội dung bài học, xác định được nội dung
cơ bản và trọng tâm của bài học. Việc phân tích logic cấu trúc nội dung chương trình cần đi
đôi với việc cập nhật hóa và chuẩn xác hóa kiến thức, đặc biệt quan tâm đến tính kế thừa và
phát triển hệ thống các khái niệm qua mỗi bài, mỗi chủ đề và toàn bộ chương trình. Điều này
có vai trò hết sức quan trọng tạo tiền đề cho việc xây dựng CH cũng như việc sơ đồ hóa các
kiến thức cốt lõi, kiến thức nâng cao cho HS.
6
Mạch nội dung của chương 1 theo hướng: ADN NST; cấu trúc di truyền các cơ chế
di truyền và biến dị; di truyền biến dị.
Chủ đề: Cơ chế di truyền; biến dị ở cấp độ phân tử: Gồm 4 bài:
+Bài 1: Gen , mã di truyền và cơ chế nhân đôi ADN
+ Bài 2: Phiên mã và dịch mã
+ Bài 3: Điều hoà hoạt động Gen.
+ Bài 4: Đột biến Gen
Chủ đề: Cơ chế di truyền; biến dị ở cấp độ tế bào:Gồm 3 bài:
+ Bài 5: Nhiểm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
+ Bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể
+ Bài 7: Thực hành : Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định
và tiêu bản tạm thời.
Chủ đề: Các quy luật di truyền: Gồm 8 bài:
+ Bài 8: Qui luật Menden -Qui luật phân li
+ Bài 9: Qui luật Menden – Qui luật PLĐL
+ Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
+ Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen.
+ Bài 12: Di truyền liên kết với giới tinh và di truyền ngoài nhân.
+ Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen.
+ Bài 14: Thực hành lai giống.
+ Bài 15: Bài tập chương I và chương II.
- Kiến thức về cơ chế di truyền, biến dị và các quy luật di truyền đã được HS làm quen ở
chương trình SH lớp 9, đến lớp 12 HS được củng cố và mở rộng thêm qua chương I, II – sinh
học 12. Ở các chương này các bài được sắp xếp theo trật tự lôgic nhất định. Ví dụ:
+ Ở bài 1 HS được học về gen, mã di truyền, quá trình tự nhân đôi của ADN; kiến thức
về gen, mã di truyền ở bài 1 sẽ làm cơ sở để HS tìm hiểu về quá trình phiên mã và dịch mã.
Học xong bài 1, 2 HS cũng phân biệt được 3 sự kiện: tự sao, sao mã, dịch mã.
+ Điều hoà hoạt động gen ở bài 3 là kiến thức liên mạch của bài 2. Bài 2, cho biết trong cơ
thể sống protein được tổng hợp như thế nào, đến bài 3 tiếp tục giải đáp thắc mắc cho HS khi
nào protein được tổng hợp và tổng hợp bao nhiêu thì đủ, ở cơ thể sinh vật protein được điều
hòa tổng hợp theo cấp độ nào.
+ Kiến thức bài 1 không chỉ là cơ sở để học tiếp bài 2 mà còn giúp HS dễ dàng khai thác nội
dung bài 4 – Đột biến gen, đặc biệt cơ chế phát sinh các dạng đột biến gen.
+ Gen là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử, thành phần tham gia cấu tạo nên NST, NST
là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào, theo thứ tự từ cấu trúc nhỏ (ADN) – bài 1 là tiền đề để
đến cấu trúc lớn hơn (NST) – bài 5, 6. Qua đó, HS cũng phân biệt được gen với NST, đột biến
gen với đột biến NST.
Cách sắp xếp cấu trúc nội dung như trên cho phép thiết kế hệ thống CH theo logic hợp
lý; làm cơ sở để phối hợp sử dụng hệ thống CH cốt lõi theo hướng tích cực.
7
+ Từ bài 8 đến bài 15 tập trung làm sáng tỏ tính quy luật của hiện tượng di truyền chính
là sự vận động theo quy luật của cấu trúc vật chất di truyền qua các quá trình nguyên phân,
giảm phân và thụ tinh. Các gen trong nhân tùy thuộc vào gen nằm trên NST giới tính hay
NST thường mà vận động theo những quy luật riêng mang tính chặt chẽ, còn các gen ngoài
nhân thể hiện tính quy luật không rõ. Các gen không tồn tại riêng lẻ mà tồn tại trong một hệ
thống gọi là kiểu gen (KG), trong đó, các gen tương tác với nhau và với môi trường theo
những quy luật nhất định để biểu hiện ra thành các tính trạng của cơ thể. Thông qua sự di
truyền về các đặc điểm, tính trạng, người học vận dụng những kiến thức về cơ sở vật chất và
cơ chế di truyền để giải thích quy luật hình thành các đặc điểm tính trạng đó.
3.1. Thiết kế hệ thống CH cốt lõi trong dạy học các chủ đề “Cơ chế DT; Biến dị
và Các quy luật DT – Sinh học 12” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh
3.1.1. Nguyên tắc thiết kế câu hỏi cốt lõi
Khi xây dựng hệ thống CH nhằm nâng cao khả năng tự học của HS trong dạy - học
các chủ đề: Cơ chế DT; Biến dị và Các quy luật DT – Sinh học 12 - THPT, cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:
3.1.1.1. Bám sát mục tiêu dạy - học:
Thực chất của mục tiêu dạy học là đề ra cái cần đạt tới của người học sau khi học xong
bài học đó. Do đó, để có CH tốt thì GV cần phải dựa vào mục tiêu dạy học.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, quá trình đạt mục tiêu bài học chính là quá trình HS
tự tìm cách trả lời các CH; nó vừa là phương tiện cụ thể hoá mục tiêu dạy - học, vừa quy định
và định hướng cách thức tìm tòi nội dung học tập, nên đó là phương tiện hữu hiệu để rèn
luyện kĩ năng, phát triển tư duy, giáo dục nhân cách cho HS.
Ví dụ: Khi dạy bài 8 “Quy luật Menđen: quy luật phân li” Mục tiêu phần này là HS
phải trình bày được bản chất của quy luật là sự phân li đồng đều của cặp alen; nêu được cơ sở
tế bào học của sự phân li alen là sự phân li của NST. Nếu GV chỉ đơn thuần sử dụng phương
pháp thuyết trình lại những nội dung kiến thức trong SGK thì HS không hiểu được bản chất
của quy luật cũng như không khắc sâu được kiến thức và như vậy GV vô tình đã đưa HS vào
cách học thụ động không tư duy sáng tạo.
3.1.1.2. Đảm bảo tính chính xác nội dung
Để mã hoá nội dung dạy - học thành CH, BT cần đảm bảo tính chính xác khoa học.
Nếu thiết kế CH, BT mà không đảm bảo được tính chính xác của nội dung thì việc thì việc
định hướng tìm tòi của HS sẽ không đạt được mục tiêu dạy - học.
Muốn xây dựng CH để hướng dẫn HS tự học mang lại hiệu quả, GV phải xác định
nội dung kiến thức HS cần khai thác từ các nguồn cung cấp thông tin, giới hạn vấn đề có thể
trả lời được. CH phải có tác dụng giúp HS tìm, phát hiện được dấu hiệu bản chất của đối
tượng.
Ví dụ: Khi dạy mục 2 “Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen” bài 11, SH 12.
Nếu GV chỉ nêu phân tích lại kiến thức trong SGK và nêu CH “Thế nào là hoán vị gen” thì
HS chỉ dừng lại ở việc trả lời “Đó là hiện tượng các alen có thể đổi chỗ cho nhau làm xuất
8
hiện các tổ hợp alen mới”. Như vậy độ chính xác của kiến thức chưa đạt được. Do đó GV cần
đưa thêm CH “Các gen như thế nào sẽ đổi chỗ cho nhau?
3.1.1.3. Đảo bảm phát huy tính tích cực của học sinh
Khi xây dựng câu hỏi, muốn phát huy tính tích cực của HS đòi hỏi phải có các tình
huống có vấn đề, được HS tiếp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết
được. Cần tạo ra mâu thuẫn hay thắc mắc cho HS về cả những cái đã biết và cái chưa biết
đang cần khám phá. Thông qua những mâu thuẫn này sẽ kích thích tư duy tích cực của HS,
tạo cho HS ham muốn tìm tòi để giải quyết các vấn đề trong câu hỏi đưa ra, thông qua đó
giúp người học lĩnh hội kiến thức mới.
Ví dụ: Khi dạy nội dung di truyền liên kết gen GV sử dụng kiến thức của phần phân li
độc lập để tạo mâu thẫu: Xét cây cao – quả vàng AaBb lai phân tích với cây thấp – quả xanh
aabb thu được 4 loại kiểu hình là 1 cao – vàng (AaBb) : 1 cao – xanh (Aabb) : 1 thấp – vàng
(aaBb) : 1 thấp – xanh (aabb) Vậy tại sao khi lai ở ruồi giấm Thân xám – cánh dài (AaBb) x
thân đen – cánh cụt (aabb) lại chỉ thu được 2 loại kiểu hình là 1 thân xám – cánh dài : 1 thân
đen – cánh cụt ? Từ ví dụ này nếu sử dụng trong dạy học phần di truyền liên kết cho HS sẽ
tạo ra tình huống có vấn đề cho HS. Qua đó lôi cuốn các em vào việc tích cực hoạt động
khám phá để đi đến kiến thức mới đó là 2 gen qui định tính trạng màu sắc thân và hình dạng
cánh cùng di truyền liên kết với nhau.
3.1.1.4. Đảm bảo nguyên tắc hệ thống
Tính hệ thống đó được quy định bởi chính nội dung khoa học và đặc điểm hoạt động
tư duy của HS. Do đó, khi xây dựng CH hướng dẫn HS tự học cũng phải được sắp xếp trong
hệ thống lôgic theo các bước tư duy của HS. Chính yếu tố này giúp người học phát triển tư
duy suy luận lôgic .
Ví dụ: CH “Tại sao nói di truyền liên kết gen và hoán vị gen lại bổ sung cho quy luật
PLĐL?” trả lời được CH này HS đã hệ thống hoá được kiến thức phần quy luật DT của Sinh
học 12
3.1.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn
Việc xây dựng CH-BT để tổ chức đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS cần
có CH-BT gắn kiến thức lí luận với thực tiễn nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức
của HS. Thông qua việc cung cấp kiến thức gắn liền với thực tiễn sẽ giúp cho HS biết vận
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, qua đó hình thành năng lực khái quát hóa.
Ví dụ: Khi giảng dạy chương ứng dụng di truyền học và chọn giống phần tự thụ phấn
và giao phối cận huyết ở động vật. Qua kiến thức của phần này cung cấp cho các em là vốn
gen sẽ tăng tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử, HS sẽ vận dụng để giải
thích được tại sao luật hôn nhân và gia đình lại cấm kết hôn họ hàng.
3.1.2. Quy trình thiết kế CH cốt lõi
Để thiết kế được quy trình xây dựng CH nói chung, xây dựng CH để phát triển cho HS nói
riêng cần thực hiện theo quy trình sau:
+ Bước1: Xác định rõ và đúng mục tiêu bài học.
9
+ Bước 2: Liệt kê những cái cần hỏi ( nội dung kiến thức trọng tâm có thể mã hóa thành câu
hỏi cốt lõi) và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp với các hoạt động học tập
+ Bước 3: Diễn đạt cái cần hỏi bằng các câu hỏi cốt lõi.
+ Bước 4: Xác định những nội dung cần trả lời (đáp án).
+ Bước 5: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt để đưa câu hỏi cốt lõi vào sử dụng trong
dạy học.
3.1.3. Hệ thống CH cốt lõi đã thiết kế để dùng trong dạy học các chủ đề: Cơ chế
DT- Biến dị và Các quy luật DT – Sinh học 12
Bước 1: Xác định rõ và đúng mục tiêu dạy học:
Chủ đề: Cơ chế di truyền ; biến dị ở cấp độ phân tử.
*/ Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền. Giải thích được tại sao mã
di truyền phải là mã bộ ba.
- Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôi
ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể.
- Nêu được điểm khác nhau giữa sao chép ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn.
- Tăng cường khả năng suy luận, nhận thức thông qua kiến thức về cách tổng hợp
mạch mới dựa theo 2 mạch khuôn khác nhau.
- Nêu được những thành phần tham gia vào quá trình phiên mã và dịch mã.
- Trình bày được các diễn biến chính của quá trình phiên mã và dịch mã.
- Giải thích được sự khác nhau về nơi xảy ra phiên mã và dịch mã.
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã và dịch mã.
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật
nhân thực.
- Giải thích được vì sao thông tin di truyền ở trong nhân tế bào nhưng vẫn chỉ đạo
được sự tổng hợp prôtêin ở tế bào chất.
- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của các gen qua Operon ở sinh vật nhân
sơ.
- Giải thích được vì sao trong tế bào lại chỉ tổng hợp prôtêin khi nó cần đến. Từ đó nêu
được ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở sinh vật.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản về cơ chế điều hoà hoạt động gen giữa sinh vật nhân
sơ và nhân chuẩn.
- Nêu được khái niệm các dạng và cơ chế phát sinh chung của đột biến gen.
- Nêu được hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.
- Liên hệ thực tiễn: Biết được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh
giới. Do đó bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm
sóc động vật quý hiếm.
*/ Về kỹ năng, năng lực:
10
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, kỹ năng so sánh và tổng hợp để rút
ra hiện tượng, bản chất sự vật và mô tả được hiện tượng biểu hiện trên hình.
- Phát triển được kỹ năng so sánh, suy luận trên cơ sở hiểu biết về mã di truyền.
- Rèn luyện khả năng suy luận về sự tối ưu trong hoạt động của thế giới sinh vật.
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về gen; mã di truyền và quá trình nhân đôi
ADN; thông tin về quá trình phiên mã, dịch mã và điều hòa hoạt động gen
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách
nhiệm, trong hoạt động nhóm, đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập.
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá
trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Hình thành quan điểm duy vật, phương pháp biện chứng khi xem xét hiện tượng tự
nhiên, từ đó phát triển tư duy lí luận,
*/ Thái độ
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền.
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu
Chủ đề: Cơ chế di truyền; Biến dị ở cấp độ tế bào:
*/ Kiến thức :
- Mô tả được hình thái, đặc biệt là cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực.
- Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Nêu được nguyên nhân phát sinh, hậu quả và vai trò của mỗi dạng đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể đối với tiến hoá và chọn giống.
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Phân biệt được các dạng đột biến số lượng NST.
- Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dạng đột biến số lượng nhiễm
sắc thể.
- HS thấy được tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu việc
sử dụng các tác nhân gây đột biến gen.
- Nhận thức được nguyên nhân và sự nguy hại của đột biến nói chung và đột biến cấu
trúc nhiễm sắc thể nói riêng đối với con người, từ đó bảo vệ môi trường sống, tránh các hành
vi gây ô nhiễm môi trường như làm tăng chất thải, chất độc hại gây đột biến.
- Biết được những ứng dụng của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có lợi vào thực tiễn
sản xuất và tạo nên sự đa dạng loài.
- Nêu hậu quả và vai trò của các dạng đột biến số lượng NST trong tiến hoá, chọn
giống và quá trình hình thành loài. Từ đó có ý thức bảo vệ nguồn gen, nguồn biến dị phát
11
sinh, bảo tồn sự đa dạng sinh học đồng thời có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các hội
chứng do đột biến số lượng NST như các hội chứng Đao, Tớcnơ, Klaiphentơ ...
*/ Về kỹ năng, năng lực:
Rèn cho HS những kỹ năng, năng lực:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về cơ chế di truyền,
giảithíchhiệntượngthực tế.
- Thu nhận và xử lý thông tin: tìm kiếm, thu nhận thông tin liên quan đến các hiện
tượng di truyền từ các nguồn khác nhau; đánh giá và lựa chọn được thông tin cần thiết; diễn
đạt và sử dụng thông tin. Kỹ năng đọchiểucácsơđồ, bảngbiểu.
- Rèn kĩ năng phân tích để rút ra nguyên nhân, hậu quả, ý nghĩa của các hiện tượng
biến dị.
- Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm.
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về các hiện tượng biến dị ( Khái niệm, cơ chế
phát sinh, hậu quả, vận dụng thực tế…)
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm ,
đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập.
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá
trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Hình thành quan điểm duy vật, phương pháp biện chứng khi xem xét hiện tượng tự
nhiên, từ đó phát triển tư duy lí luận.
*/ Về thái độ
- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức cơ sở tế bào học và giải
thích cơ chế các hiện tượng di truyền.
- Có hứng thú học tập, yêu thích tìm tòi khoa học, có thái độ khách quan, trung thực trong
quá trình học tập.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về các QLDT trong học tập và lao động, có ý thức tự giác
rèn luyện, bồi dưỡng NL tự học ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
Chủ đề “Các quy luật di truyền”
*/ Về kiến thức:
- Nêu được nội dung, ý nghĩa của các QLDT.
- Nêu được cách bố trí thí nghiệm của Menđen, Morgan.
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn.
- Nêu được khái niệm mức phản ứng.
- Giải thích được nội dung các QLDT bằng cơ sở tế bào học.
- Từ hiện tượng thực tế, xác định được QLDT chi phối tính trạng.
12
- Xác định được tỉ lệ phân li KG, KH ở thế hệ lai khi biết QLDT chi phối tính trạng.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến các QLDT.
- Dự đoán được xác suất xuất hiện của tính trạng qua các thế hệ.
- Từ kết quả phép lai có thể xác định được kiểu gen, kiểu hình của P.
- So sánh các QLDT, hình thành hệ thống di truyền gen nhân.
*/ Về kỹ năng, năng lực
Rèn luyện, phát triển cho HS các kỹ năng, năng lực:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về cơ sở di truyền học của
các QLDT thông qua giải các bàitoán nhận thức, bài tập tình huống, giảithíchhiệntượngthực
tế.
- Thu nhận và xử lý thông tin: tìm kiếm, thu nhận thông tin liên quan đến các hiện tượng
di truyền từ các nguồn khác nhau; đánh giá và lựa chọn được thông tin cần thiết; diễn đạt và
sử dụng thông tin. Kỹ năng đọchiểucácsơđồ, bảngbiểu, lậpđược cácsơđồlai.
- Nghiên cứu khoa học thông qua:
+ Quansátthínghiệmvàcáchiệntượngthựctếliênquan đếncácQLDT.
+ Dựđoánkếtquả phéplaikhibiếtQLDTchiphốitính trạng.
+ BốtríđượcthínghiệmkiểmtraQLDTchiphốitínhtrạng.
+ Rútrakếtluậntừ cácphéplai chotrước
+ Thựchiệnthínghiệmlaigiống đề xuất giả thuyết, bố trí thí nghiệm kiểm chứng, xác lập
phép lai, dự đoán kết quả,...
- NL vận dụng toán xác suất thống kê trong việc xử lý số liệu di truyền như: xá cđịnhtỉ lệ
phânliKG,KH; dựđoánxácsuấtxuấthiệncủamộttínhtrạngnàođóở các thế hệlai.
- NL giải quyết vấn đề thông qua phân tích, nhận xét, hệ thống, khái quát hoá vấn đề,
xác lập mối quan hệ giữa các hiện tượng di truyền, khái quát thành các quy luật.
- NL ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua
biệnluậnvàgiảithíchkếtquảphéplai, biện luận và giải thích các đặc điểm di truyền của các tính
trạng trong thực tế cuộc sống.
- Tiếp tục phát triển kỹ năng học tập, đặc biệt là tự học, các kỹ năng phân tích, so sánh,
đánh giá, đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề, kỹ năng lập sơ đồ, bảng hệ thống các kiến
thức, kỹ năng làm việc cá nhân và theo nhóm, biết làm các báo cáo nhỏ, …
*/ Về thái độ
- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức cơ sở tế bào học và giải
thích bản chất, tính quy luật của các hiện tượng di truyền.
- Có hứng thú học tập, yêu thích tìm tòi khoa học, có thái độ khách quan, trung thực trong
quá trình học tập.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về các QLDT trong học tập và lao động, có ý thức tự giác
rèn luyện, bồi dưỡng NL tự học ngoài giờ lên lớp.
13
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống; có
thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia
đình.
Bước 2:Liệt kê những cái cần hỏi ( nội dung kiến thức trọng tâm có thể mã hóa thành
câu hỏi cốt lõi) và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp với các hoạt động
học tập
Tên chủ đề
Số bài
Cơ chế di truyền; biến dị 4 bài
ở cấp độ phân tử
Cơ chế DT; Biến dị ở cấp 3 bài
độ tế bào
Nội dung cơ bản
- Khái niệm gen ,mã di truyền và một số đặc điểm
của mã di truyền
- Diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN ở tế
bào nhân sơ, cơ chế phiên mã và dịch mã.
- Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật
nhân sơ (theo mô hình Mônô và Jacôp).
- Nguyên nhân, cơ chế chung của các dạng đột
biến gen.
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST. Sự biến
đổi hình thái NST qua các kì phân bào và cấu trúc
NST được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào.
- Các dạng đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp
đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn) và đột biến số
lượng NST (thể dị bội và đa bội).
- Nguyên nhân, cơ chế chung, hậu quả và vai trò
của các dạng đột biến cấu trúc và số lượng NST.
- Thực hành: Quan sát đột biến nst trên tiêu bản cố
định và tạm thời, Hs biết làm tiêu bản tạm thời
NST, xem tiêu bản cố định và nhận dạng được một
vài đột biến số lượng NST dưới kính hiển vi quang
học.
14
Các quy luật di truyền
8 bài.
- Cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật
phân li độc lập của Menđen.
- Các ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối (tác
động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của
gen
- Đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn.
- Trình bày thí nghiệm của Moocgan về di truyền
liên kết không hoàn toàn và giải thích cở sở tế bào
học của hoán vị gen. Định nghĩa hoán vị gen.
- Ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không
hoàn toàn.
- Các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền
liên kết với giới tính, ý nghĩa của di truyền liên kết
với giới tính.
- Đặc điểm của di truyền ngoài NST (di truyền ở ti
thể và lục lạp).
- Ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và
ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ
giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua
một ví dụ. Khái niệm mức phản ứng.
- Rèn kĩ năng giải một vài dạng bài tập về quy luật
di truyền (chủ yếu để hiểu được lí thuyết về các
quy luật di truyền trong bài học).
Chủ đề “ Cơ chế di truyền; Biến dị ở cấp độ phân tử”: Kiến thức trọng tâm là các cơ
chế di truyền: Nhân đôi, phiên mã, dịch mã, mối quan hệ của các cơ chế đó trong quá trình
tạo nên tính di truyền ở sinh vật; Nguyên nhân, cơ chế phát sinh và hậu quả của ĐBG. Vì
vậy câu hỏi cốt lõi của chủ đề này đưa ra phải liên quan đến nội dung của các cơ chế di
truyền và làm rõ được mối quan hệ của các cơ chế trong quá trình hình thành tính trạng và
tạo nên chức năng di truyền ở sinh vật và Hs thấy rõ được bản chất của hiện tượng ĐBG.
Chủ đề “Cơ chế DT; Biến dị ở cấp độ tế bào”: Kiến thức trọng tâm là nguyên nhân,
cơ chế phát sinh và hậu quả của các dạng đột biến nst. Vì vậy câu hỏi cốt lõi cần nêu ra để
làm rõ được các vấn đề này, đồng thời học sinh phải biết cách vận dụng được vào trong thực
tế để giải thích được các hiện tượng thực tế có liên quan đến cuộc sống con người, từ đó có
thể tự đề xuất ra các biện pháp bảo vệ di truyền loài người, phòng tránh hậu quả do đột biến
gây ra.
Chủ đề “Các quy luật DT” : Kiến thức trọng tâm là cơ sở tế bào học của các hiện
tượng di truyền phân ly độc lập và tổ hợp tự do, liên kết gen, hoán vị gen, tương tác gen, tác
động đa hiệu của gen, di truyền liên kết với giới tính, di truyền qua tế bào chất. Vì vậy, câu
15
hỏi cốt lõi đặt ra cần nêu được vấn đề giúp học sinh giải thích được cơ sở tế bào học của các
hiện tượng di truyền, đồng thời vận dụng để giải thích được các hiện tượng di truyền trong
thực tế.
Bước 3: Diễn đạt cái cần hỏi bằng câu hỏi cốt lõi:
Các chủ đề “ Cơ chế DT, biến dị và các quy luật DT” có mối liên quan với nhau
theo mạch kiến thức. Vì vậy trước khi dạy từng chủ đề có thể dùng CH cốt lõi chung
cho các chủ đề, CH này đòi hỏi phải có sự kết nối các kiến thức cốt lõi của các chủ đề
“Cơ chế di truyền; Biến dị và các quy luật DT” để giải quyết. Mỗi chủ đề lại có một câu
hỏi cốt lõi chung cho cả chủ đề và nhiều CH gợi mở nhỏ hơn.
Cụ thể:
CH cốt lõi chung của các chủ đề “Cơ chế DT, biến dị và các quy luật DT” là: Thế
nào là DT, Biến dị? Mối quan hệ giữa DT và Biến dị biểu hiện như thế nào?
Gợi ý trả lời: Di truyền là hiện tượng truyền lại những tính trạng của cha mẹ cho con cái
thông qua gen của bố mẹ.
Biến dị: là những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố môi
trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền. Bao gồm BD DT và BD không DT
->Biến dị không di truyền (gọi Thường biến): là những biến đổi liên quan đến kiểu hình,
không liên quan gì tới vật chất di truyền.
->Biến dị di truyền: là những biến đổi có liên quan tới vật chất di truyền. Gồm:
+ Đột biến: Biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ĐB gen) hoặc cấp độ tế bào
(ĐB NST).
+ Biến dị tổ hợp: Tổ hợp lại vật chất di truyền vốn đã có ở cha mẹ -> Hình thành tính trạng ở
đời con thông qua các quy luật DT.
*/ Mối liên quan giữa DT và BD: Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn
liền với quá trình sinh sản. Có liên quan đến vật chất DT là ADN (Cấp phân tử), NST (cấp
tế bào) -> có thể truyền đạt các tính trạng cho thế hệ sau thông qua các cơ chế => Sự tự nhân
đôi=>Sự phân chia tế bào => Di truyền tính trạng. Tuy nhiên Trong quá trình nhân đôi, phân
chia tế bào có sự trao đổi chéo NST=> Biến dị tổ hợp. Hoặc trong quá trình nhân đôi có 1 số
tác nhân gây đột biến => Biến dị.
-> Định hướng đi vào từng chủ đề:
Chủ đề1 ‘‘Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử’’
Câu 1. CH cốt lõi của chủ đề: Các cơ chế DT ở cấp độ phân tử được thể hiện như
thế nào? Phân biệt các cơ chế đó?
Gợi ý trả lời: Cơ chế DT gồm: Nhân đôi; Phiên mã; Dịch mã. Biến dị: ĐBG
- Phân biệt: + ADN chứa thông tin di truyền, truyền đạt cho tế bào con thông qua cơ
chế tự nhân đôi ( Tự sao )
+ Thông tin di truyền biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế
phiên mã, dịch mã: Thông tin DT chứa đựng trong ADN ( Dưới dạng các mã DT là mã bộ ba)
16
được truyền sang phân tử ARN nhờ cơ chế phiên mã. Thông tin DT từ phân tử ARN tiếp tục
được truyền sang phân tử protein nhờ cơ chế dịch mã.
Sơ đồ:
Nhân đôi
ADN
Phiên mã
mARN
Dịch mã
Protein
Tính trạng
Các câu hỏi gợi mở nhỏ hơn:
Câu 1.1: Giải thích vì sao mã DT là mã bộ ba? Tại sao nói quá trình nhân đôi
ADN là quá trình tự sao? Ý nghĩa của nhân đôi ADN ?
Gợi ý trả lời:
*/ Về lý luận:
Có 4 loại nuclêôtit tạo nên phân tử ADN (A,T,G,X);
- Có trên 20 loại axit amin tạo nên prôtêin;
- Nếu 1 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 41 = 4 tổ hợp, chưa đủ mã hóa 20 aa;
- Nếu 2 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 42 = 16 tổ hợp, chưa đủ mã hóa 20 aa;
- Nếu 4 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 44 = 256 tổ hợp, quá nhiều để mã hóa 20 aa;
- Vậy 3 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 43 = 64 tổ hợp, là đủ mã hóa 20 aa.
*/ Về thực nghiệm:
- Năm 1966, 64 bộ ba trên mARN tương ứng 64 bộ ba trên ADN đã được giải mã.Có
64 bộ ba, trong đó 3 bộ 3 không mã hóa aa mà làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã (UAA, UAG,
UGA), 1 bộ 3 vừa làm nhiệm vụ mở đầu, vừa làm nhiệm vụ mã hóa aa Metionin(AUG).
- Gọi là quá trình tự sao vì: Qua nhân đôi thông tin trong ADN mẹ được truyền cho
ADN con dưới dạng trật tự các bộ ba nằm trên hai chuỗi polinu được sao chép nguyên vẹn
thành 2 mạch trong ADN con nhờ nguyên tắc bổ sung.
Câu 1.2. Quan sát hình 1.2/sgk, giải thích tại sao ADN con giống nhau và giống
ADN mẹ?
Gợi ý trả lời: Vì 2 mạch của AND con gồm 1 mạch cũ ( mạch 1) của ADN mẹ; còn 1
mạch được sao chép từ chính mạch đó của ADN mẹ theo nguyên tắc bổ sung nên giống hệt
mạch thứ 2 ( mạch bổ sung với mạch 1) của AND mẹ.
Câu 1.3. Tại sao có hiện tượng một mạch của ADN được tổng hợp liên tục, mạch
còn lại được tổng hợp ngắt quãng?
Gợi ý trả lời: Do cấu trúc của AND có 2 mạch polinu đối song song, mà enzim
polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ -3’ nên sự tổng hợp liên tục ở 2 mạch là
không thể.Còn mạch kia tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn, ngược chiều phát triển của
chạc nhân đôi, sau đó nối lại nhờ Enzim nối.
Câu 1.4. Tại sao thông tin DT trên AND nằm trong nhân TB nhưng vẫn chỉ đạo
được sự tổng hợp protein ở TBC? Quá trình tổng hợp protein diễn ra như thế nào và
gồm những giai đoạn nào?
17
Gợi ý trả lời:: AND truyền thông tin sang ARN nhờ cơ chế phiên mã -> ARN tổng
hợp xong đi ra TBC để tổng hợp protein nhờ cơ chế dịch mã
Các bước tổng hợp protein: Hoạt hóa aa, tổng hợp chuỗi polipeptit…
Câu 1.5. Tại sao nói cơ chế tổng hợp ARN là cơ chế phiên mã, cơ chế tổng hợp
protein là dịch mã? Phân biệt 2 cơ chế này?
Gợi ý trả lời:- Gọi là quá trình phiên mã vì: Bản chất của quá trình tổng hợp ARN là
mã DT (dưới dạng số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nu) trên mạch gốc AND được
sao chép (phiên dịch) sang phân tử ARN.
- Gọi là dịch mã: Vì mã DT trên phân tử ARN (dưới dạng số lượng, thành phần, trình tự
sắp xếp các nu) tiếp tục được dịch mã sang phân tử protein (dịch thành số lượng, thành phần,
trình tự sắp xếp các aa trên protein).
+ Phân biệt 2 cơ chế
Phiên mã
Dịch mã
-Khuôn mẫu:AND
-Khuôn mẫu: mARN
-Diễn ra trong nhân
-Diễn ra trong tế bào chẩt
-Nguyên liệu chủ yếu là các nu tự do
-Nguyên liệu là các aa
-Hình thành mARN
-Hình thành protein
Quan hệ : AND -> ARN -> Protein -> tính trạng.
Câu 1.6. Cho 1 đoạn mạch gốc ADN: 3’ …X GTA XGG AAT AAG…5’
-Hs nêu bộ ba trên mARN tổng hợp từ AND trên, bộ ba đối mã trên tARN; các
axitamin. Từ đó mô tả ngắn gọn mối quan hệ AND; ARN, protein?
Gợi ý trả lời:
mARN: AUG XUA GXX UUA UUX
Đối mã: UAX GUA XGG AAU AAG
Aa:
Met His Ala Leu Phe.
Câu 1.7. Hãy nghiên cứu sgk và sơ đồ hình vẽ trang 16+17/sgk để giải thích tại sao tế
bào chỉ tổng hợp Protein cần thiết vào những lúc thích hợp?
Gợi ý trả lời:: Mô tả cấu trúc Operon sau đó giải thích:
- Nhờ cơ chế điều hòa hoạt động của gen. Ví dụ:
+ Khi môi trường không có lactôzơ: Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này gắn
vào vùng O -> các gen cấu trúc không hoạt động -> Không tổng hợp protein.
+ Khi môi trường có lactôzơ: Lactôzơ gắn với prôtêin ức chế -> biến đổi cấu hình của
prôtêin ức chế-> prôtêin ức chế không thể gắn vào vùng O -> các gen cấu trúc hoạt động ->
Tổng hợp protein.
18
Câu 1.8.Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, nếu đột biến xảy ra ở gen
điều hòa R thì có thể dẫn đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen
cấu trúc?
Gợi ý trả lời:
- Nếu đột biến xảy ra không làm thay đổi a.a trong protein ức chế operon Lac hoạt
động bình thường.
- Đột biến làm giảm hay làm mất khả năng liên kết của protein ức chế với vùng vận hành O
sự biểu hiện của gen cấu trúc tăng lên hoặc chúng biểu hiện liên tục.
- Đột biến làm tăng khả năng liên kết của protein ức chế với vùng vận hành O sự biểu
hiện của gen cấu trúc giảm đi hoặc ngừng lại.
Câu 1.9. Giải thích tại sao ĐBG thường được phát sinh trong quá trình nhân đôi của
ADN? ĐBG có thể gây ra những hậu quả gì?
Gợi ý trả lời: - Khi ADN nhân đôi hai mạch đơn tách nhau liên kết hidro bị phá vỡ nên dễ bị
tác động của các tác nhân gây đột biến
- Tế bào tồn tại các base dạng hiếm gây bắt cặp nhầm nếu enzim sửa sai không phát
hiện được thì sẽ gây ra những sai hỏng.
- Gen đột biến - >ARN đột biến -> protein bị biến đổi - > tính trạng thay đổi. (Tuy
nhiên ĐBG có thể có lợi, có hại hoặc trung tính tùy loại )
Câu 1.10. Phân biệt các dạng đột biến gen? Theo em dạng nào gây hậu quả lớn
hơn, tại sao?
Gợi ý trả lời: Có nhiều kiểu ĐB về cấu trúc gen, nhưng có 3 dạng đột biến điểm phổ
biến: Mất, thêm , thay thế 1 cặp nu.
+ ĐB mất hoặc thêm 1 nu dẫn đến tạo 1 mARN mà ở đó khung đọc dịch đi 1 nu từ vị
trí ĐB tạo ra các codon bất thường -> hậu quả nghiêm trọng hơn.
-> Phụ thuộc vào vị trí và phạm vi biến đổi trong gen; Điều kiện MT; tổ hợp gen.
Chủ đề 2: Cơ chế DT, biến dị ở cấp độ tế bào.
Câu 2. Câu hỏi cốt lõi chung cả chủ đề: Cơ chế DT, biến dị ở cấp độ tế bào được thể
hiện như thế nào? Phân biệt các cơ chế đó?
Gợi ý trả lời: - Thể hiện qua cơ chế DT: Nguyên phân; Giảm phân; Thụ tinh. Hiện tượng
biến dị: Đột biến nhiễm sắc thể.
- Phân biệt các cơ chế:
+ Nguyên phân: Là hình thức phân bào giữ nguyên bộ NST, là hình thức sinh sản của tế bào,
xảy ra ở hầu hết tế bào trong cơ thể. Trong nguyên phân: từ 1 tế bào mẹ có 2n NST sau 1 lần
phân bào sẽ hình thành 2 tế bào con có bộ NST là 2n…
+ Giảm phân: Là hình thức phân bào làm bộ NST giảm đi 1 nửa so với tế bào ban đầu, xảy
ra ở các tế bào sinh dục giai đoạn chín: noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1. Quá trình giảm phân
gồm 2 lần phân bào liên tiếp:Từ 1 tế bào sinh dục chín (2n) sau giảm phân hình thành nên 4
tế bào con có bộ NST là n…
19
+ Thụ tinh là sự kết hợp giữa 2 tế bào đơn bội của giao tử đực và giao tử cái để hình thành tế
bào lưỡng bội (hợp tử) có nguồn gốc từ cả bố và mẹ…
Các cơ chế DT đã được học trong chương trình lớp 10 nên chỉ đi sâu vào hiện tượng biến dị:
Đột biến nst:
+ Nêu đặc điểm bộ nst
+ Phân biệt đột biến trong cấu trúc và trong số lượng bộ nst.
Các câu hỏi gợi mở nhỏ hơn:
Câu 2.1. Phân biệt ĐBG và ĐB nst? Giải thích tại sao ĐBG nst lại gây hậu quả lớn hơn
ĐBG?
Gợi ý trả lời:
- ĐB gen:
+ Là sự biến đổi một hay một số cặp nuclêôtit trong gen.
+ Có 3 dạng đột biến điểm: Mất; Thêm; Thay thế cặp nu
+ Cơ chế: Bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN (không theo NTBS), hay tác nhân
xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang tổng hợp. Phải trải qua tiền đột biến mới xuất hiện đột
biến.
- ĐBNST:
+ Là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng nst
+ Có 2 dạng:ĐB cấu trúc NST (gồm mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) và
ĐB số lượng NST (gồm thể lệch bội và thể đa bội).
+ Cơ chế: Do mất, lặp, đảo hay chuyển vị trí của đoạn NST, do sự chuyển đoạn , diễn
ra giữa các NST không tương đồng. Do sự không phân li của cặp NST trong quá trình phân
bào.1 cặp nuclêôtit.
- ĐB nst thường gây hậu quả lớn hơn: Vì nst chứa nhiều gen, khi bị đột biến thường liên
quan đến nhiều gen, gây mất cân bằng gen.
Câu2.2. Giải thích tại sao ADN ở tế bào có nhân có kích thước lớn nhưng vẫn được xếp
gọn trong nhân?Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc nst là có hại, thậm trí gây
chết cho các thể đột biến?
Gợi ý trả lời:
- ADN ở tế bào có nhân có kích thước lớn nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân là do
cấu trúc xoắn phức tạp của AND- nst. Các phân tử ADN được nén chặt trong thể tích rất hạn
chế của nhân .Việc nén chặt được thực hiện ở nhiều mức độ , thấp nhất từ nuclêoxome, tới sợi
nhiễm sắc.
- Phần lớn các loại đột biến cấu trúc nst là có hại, thậm trí gây chết cho các thể đột
biến vì nst chứa nhiều gen, khi bị đột biến thường liên quan đến nhiều gen, gây mất cân bằng
gen.
Câu 2.3. Trình bày những trường hợp làm thay đổi cấu trúc của NST. Hậu quả của
chúng?
Gợi ý trả lời:
20
Các TH thay đổi
cấu trúc nst
1. Mất đoạn
2. Lặp đoạn
3.Đảo đoạn
Khái niệm
-Mất từng đoạn nst, giảm số lượng
gen/nst
- Một đoạn nst bị lặp nhiều lần,
làm tăng số lượng gen/nst
- Một đoạn nst đứt ra, quay 180 0
rồi gắn lại, làm thay đổi trật tự
gen/nst.
Hậu quả
-Thường gây chết, mất đoạn nhỏ
khôing ảnh hưởng.
-Làm tăng hoặc giảm cường độ
biểu hiện của tính trạng.
- Ít ảnh hưởng tới sức sống.
- Chuyển đoạn lớn: gây chết hoặc
mất khả năng sinh sản.
4.Chuyển đoạn
- Chuyển đoạn nhỏ không ảnh
hưởng gì.
Câu 2.4. Phân biệt hiện tượng đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc
thể?
Gợi ý trả lời::
- ĐB cấu trúc: Là những biến đổi trong cấu trúc nst
+ Gồm: Mất, lặp, đảo, chuyển đoạn nst
+ Cơ chế: 1 vài đoạn nst bị mất đi, hoặc lặp lại, hoặc đảo ngược 180 0, hoặc chuyển
đến vị trí mới.
- ĐB số lượng nst: Là những biến đổi về số lượng nst trong bộ nst của loài
+ Gồm: ĐB lệch bội ( liên quan tới số lượng 1vài cặp nst) và ĐB đa bội ( liên quan tới
tất cả các cặp nst).
+ Cơ chế: Do sự không phân ly của cặp nst trong giảm phân tạo giao tử bất thường,
giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo ra thể ĐB
Câu 2.5. Phân biệt hiện tượng đột biến lệch bội và đa bội?
Gợi ý trả lời:
*/ ĐB lệch bội:
- Làm thay đổi số lượng NST chỉ xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng.
- Nguyên nhân: Do tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể
- Cơ chế phát sinh: Trong giảm phân: một hay vài cặp ST nào đó không phân li tạo giao tử
thừa hoặc thiếu một vài NST. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ tạo các
thể lệch bội. Trong NP ( tế bào 2n): hình thành thể khảm
- Hậu quả và vai trò: mất cân bằng toàn bộ hệ gen, thường giảm sức sống ,giảm khả
năng sinh sản hoặc chết. Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá. sử dụng lệch bội để đưa các
NST theo ý muốn vào 1 giống cây trồng nào đó.
*/ Đột biến đa bội:
- Biến đổi số lượng của cả bộ nst, lớn hơn 2n (3n,4n,5n..)
- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh (Giống lệch bội nhưng xảy ra ở tất cả các cặp
nst). Dị đa bội phát sinh ở con lai khác loài: lai xa + đa bội hóa
-Sự trao đổi đoạn trên 1 nst hoặc
giữa hai nst không tương đồng
( tương hỗ hoặc không tương hỗ
21
- Hậu quả và vai trò của đa bội thể: tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển
khoẻ, chống chịu tốt. các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình thường.
Chủ đề 3: Tính quy luật của hiện tượng DT
Câu 3. CH cốt lõi chung: Vật chất DT quy định sự hình thành kiểu hình trên cơ
thể như thế nào? Cho P: AaBb x AaBb; Xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con?
Gợi ý trả lời: - Vật chất DT quy định nên KH trên cơ thể theo những quy luật DT
khác nhau ( Quy luật phân ly, phân ly độc lập, liên kết gen, tương tác gen, DT liên kết với
giới tính...), tùy từng loại gen, vị trí của gen và chịu tác động từ MT.
- P: AaBb x AaBb. Để xác định tỷ lệ phân ly KH ở đời con, cần xác định cụ thể tính
trạng được DT theo quy luật nào -> Xét các trường hợp:
a/ Nếu gen nằm trên nst thường: Có thể có các trường hợp sau
+ Một gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen nằm trên các cặp nst khác nhau ( tuân theo quy
luật phân ly độc lập);
+ Một gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen cùng nằm trên 1cặp nst ( Tuân theo quy luật
liên kết gen);
+ Nhiều gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen nằm trên các cặp nst tương đồng khác nhau
(Theo quy luật tương tác gen);
+ Nhiều gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen nằm trên cùng một cặp nst tương đồng (Theo
quy luật tương tác gen và liên kết gen)
b/ Nếu gen nằm trên nst giới tính:
b.1. Cả hai cặp gen cùng nằm trên nst giới tính
+ Gen trên nst X
+ Gen trên nst Y
b.2. Một cặp gen nằm trên nst giới tính, một cặp gen nằm trên nst thường.
+ Gen trên nst X
+ Gen trên nst Y
c/ Nếu gen nằm trong tế bào chất.
- DT theo dòng mẹ.
Các câu hỏi gợi mở:
Câu 3.1. Dấu hiệu bản chất của quy luật phân ly? Quy luật này nghiệm đúng
trong trường hợp nào?
Gợi ý trả lời:
- Bản chất:Mỗi tính trạng được qui định bởi một cặp alen. Do sự phân li đồng đều của
cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.
- Điều kiện nghiệm đúng : P thuần chủng;Tính trạng trội hoàn toàn; Tính trên số
lượng lớn các cá thể thu được, mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định, quá trình giảm phân,
thụ tinh diễn ra bình thường.
Câu 3.2. Tại sao MĐ tìm ra mỗi cặp nhân tố DT quy định 1 tính trạng và trong mỗi giao
tử lại chỉ có 1 nhân tố DT?
22
Gợi ý trả lời:
- Do có phương pháp nghiên cứu DT hợp lý.
- Phân tích thí nghiệm ở đậu Hà Lan, đưa ra giả thuyết về nhân tố di truyền và giao tử
thuần khiết của Menđen.
- Làm các thí nghiệm để chứng minh giả thuyết là đúng.
Câu 3.3. Phân tích nội dung quy luật phân ly? Cơ sở nào đảm bảo cho các alen phân ly
đồng đều về các giao tử?
Gợi ý trả lời:
+ Nội dung: Mỗi tính trạng đều do một alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có
nguồn gốc từ mẹ và các alen tồn tại trong tế bào của cơ thể một cách riêng rẽ, không pha trộn
vào nhau. Khi giảm phân, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử
chứa alen này, 50% giao tử chưa alen kia.
+ Cơ sở tế bào học: Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thành
từng cặp , các gen nằm trên các NST. Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương đồng phân li
đồng đều về giao tử, kéo theo sự phân li đồng đều của các alen trên nó.
Câu 3.4. Dấu hiệu bản chất của quy luật phân ly độc lập? Quy luật này nghiệm
đúng trong trường hợp nào?
Gợi ý trả lời:
- Bản chất: Các cặp nhân tố DT quy định các tính trạng khác nhau phân ly độc lập
trong quá trình hình thành giao tử.
- Điều kiện: P thuần chủng;Tính trạng trội hoàn toàn; Tính trên số lượng lớn các cá
thể thu được; Các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST đồng khác
nhau; Mỗi gen quy định một tính trạng; Quá trình giảm phân, thụ tinh diễn ra bình thường.
Câu 3.5. Phân tích nội dung quy luật PLĐL và giải thích bằng cơ sở tế bào học?
Gợi ý trả lời:
1. Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, khi giảm phân các cặp NST
tương đồng phân li về các giao tử một cách độc lập và tổ hợp tự do với NST khác cặp→ kéo
theo sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên nó.
2. Sự phân li của NST theo 2 trường hợp với xác suất ngang nhau nên tạo 4 loại giao
tử với tỉ lệ ngang nhau
3. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện
nhiều tổ hợp gen khác nhau.
Câu 3.6. Dấu hiệu bản chất của quy luật “ tương tác gen”? Phân biệt “ Quy luật
tương tác gen “ với “ Quy luật PLĐL”?
Gợi ý trả lời:
- Bản chất của “ Quy luật tương tác gen”: Hai hay nhiều alen tác động lên sự hình thành
của cùng một loại tính trạng.
- Quy luật Men Đen: 1 gen quy định 1 tính trạng; Tính trạng trội là trội hoàn toàn; Các cặp
gen / các cặp nst tương đồng khác nhau.
23
- Quy luật tương tác gen: Nhiều gen quy định 1 tính trạng; các cặp gen nằm trên các cặp nst
tương đồng khác nhau.
Câu 3.7. Phân tích bản chất của hiện tượng DT liên kết gen? Phân biệt “Quy luật
DT liên kết gen” với “Quy luật Tương tác gen”và“Quy luật PLĐL”?
Gợi ý trả lời:
- Bản chất của DT Liên kết: Các gen nằm trên cùng 1 nst sẽ DT cùng nhau về cùng 1
giao tử và tổ hợp cùng nhau về 1 hợp tử. Nếu xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nst
ở kỳ đầu của giảm phân I sẽ khiến cho các gen hoán đổi vị trí cho nhau tạo ra hiện tượng
hoán vị gen.
- Phân biệt:
+ Quy luật Men Đen: Các cặp nhân tố DT quy định các tính trạng khác nhau phân ly
độc lập trong quá trình hình thành giao tử. Đúng trong trường hợp: P thuần chủng;Tính trạng
trội hoàn toàn; Tính trên số lượng lớn các cá thể thu được; Các cặp gen qui định các cặp tính
trạng phải nằm trên các cặp NST đồng khác nhau; Mỗi gen quy định một tính trạng.
+Quy luật tương tác gen: Hai hay nhiều alen tác động lên sự hình thành của cùng
một loại tính trạng. Đúng trong trường hợp: Nhiều gen quy định 1 tính trạng; các cặp gen
nằm trên các cặp nst tương đồng khác nhau.
+ Quy luật Liên kết gen: Các gen nằm trên cùng 1 nst sẽ DT cùng nhau về cùng 1
giao tử và tổ hợp cùng nhau về 1 hợp tử. Đúng trong trường hợp: Các cặp gen quy định các
cặp tính trạng khác nhau nằm trên cùng 1 cặp nst tương đồng; Mỗi gen quy định 1 tính trạng;
Trội hoàn toàn.
Câu 3.8. Phân tích bản chất của quy luật DT liên kết với giới tính và DT ngoài
nhân? Cách phát hiện ra 2 quy luật này?
Gợi ý trả lời:
-Bản chất của DT liên kết giới tính: Các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên NST
giới tính sẽ di truyền liên kết với giới tính -> Có sự khác nhau về DT giữa giống đực và giống
cái
-Bản chất của DT ngoài nhân: Các tính trạng di truyền qua TBC, được di truyền theo dòng
mẹ. Các tính trạng di truyền qua TBC không tuân theo các định luật chặt chẽ như sự di truyền
qua nhân.
-Cách phát hiện: DT liên kết với giới tính: kết qủa 2 phép lai thuận nghịch khác nhau. DT
qua TBC : kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có KH giống mẹ.
Câu 3.9. Nêu đặc điểm của nst giới tính và sự DT các tính trạng do gen nằm trên
nst giới tính quy định?
Gợi ý trả lời:
-Nst giới tính chứa gen quy định tính trạng giới tính, ngoài ra còn chứa gen quy định
tính trạng thường, các tính trạng này DT liên kết với giới tính. Cơ chế xác định giới tính ở 1
số loài khác nhau.
24
- Đặc điểm DT tính trạng do gen trên X: Kết quả lai thuận nghịch khác nhau.; tỷ lệ
phân ly KH ở 2 giới khác nhau. DT chéo. Đặc điểm do gen trên Y: nst Y hầu như không chứa
gen quy định tính trạng thường, 1 số có gen quy định tính trạng thường thì gen của bố luôn
DT cho con trai ( DT thẳng);
Câu 3.10. Phân biệt sự DT do gen trong nhân và gen trong tế bào chất?
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm
DT qua tế bào chất
Kết quả lai - Khác nhau
thuận nghịch
Vai trò của P
DT các
trạng
-Giao tử cái giữ vai trò quyết định
- Không tuân theo qui luật nhất định vì các
gen trong TBC không được chia đều cho 2
tính
TB con
- Khi thay thế nhân tế bào bằng 1 nhân khác
với mọi tính trạng không thay đổi
DT qua nhân
-
Giống nhau
- Giao tử đực và cái có
vai trò ngang nhau
- Tuân theo các qui luật
chặt chẽ do sự phân li
đồngđều của các gen trên
NST trong giảm phân
Câu 3.11. Phân tích mối quan hệ giữa KG – MT - KH? Vận dụng để tìm ra biện
pháp nhằm làm tăng năng suất tối đa của giống?
Gợi ý trả lời:
- Mối quan hệ:Bố mẹ không truyền đạt cho con tính trạng có sẵn mà truyền một KG.
Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của KG; KH là kết quả tương tác giữa KG với
MT cụ thể. Ví dụ: (sgk)
- Biện pháp tăng năng suất: Kết hợp cả giống tốt; kỹ thuật chăm sóc tối ưu; điều kiện
môi trường sống phù hợp, thuận lợi.
Câu 3.12. Phân biệt Mức phản ứng và Thường biến?
Gợi ý trả lời:
- Mức phản ứng: Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi
trườnghác nhau gọi là mức phản ứng cua 1 KG.
+ Thường biến : Là Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện
MT khác nhau( Còn gọi là sự mềm dẻo về KH).
3.2. Quy trình sử dụng CH cốt lõi để dạy học phần kiến thức các chủ đề: Cơ chế DT;
Biến dị và Các quy luật DT – Sinh học 12.
3.2.1. Quy trình sử dụng CH cốt lõi để hướng dẫn HS nghiên cứu trước tài liệu ở
nhà
Bước 1:
GV ra CH cốt lõi (gồm có đoạn tư liệu từ SGK hoặc tư liệu khác do GV cung cấp, hoặc
HS sưu tầm tài liệu có liên quan đến nội dung bài học và các lệnh HS sẽ thực hiện) dưới dạng
PHT.
25