Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

GÂY HỨNG THÚ học tập và PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CHO học SINH QUA các đoạn VIDEO, các bài tập hóa học vô cơ lớp 11 LIÊN QUAN đến THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG SÁNG KIẾN

TRANG

1
2
3
4
5
6
7
8
9

A. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
B. Nội dung đề tài.
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II.1. Một số bài tập hóa học lớp 11 có kiến thức liên quan
đến thực tế
1. Vì sao “bánh bao” thường rất xốp và có mùi khai ?
2. Ca dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló ngồi bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”


Mang ý nghĩa hóa học gì ?
3. “Thuốc chuột” là chất gì mà có thể làm chuột chết ?
4. “Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
5.Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm
một mẩu than củi?
6. Vì sao ta không thể dập tắt đám cháy của các kim loại
mạnh: K, Na, Mg,… bằng khí CO2 ?
7. Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí
thiên nhiên CH4 khơng có oxi để tránh khi xuống giếng bị
chết ngạt ?
8. Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bóng
khí thốt ra?
9. Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại phá thủng quần áo?
10. Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại gây bỏng?
11. Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc
gia Phong Nha - Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú
đa dạng được hình thành như thế nào ?
12. Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa
học gì?
13. Hạt hút ẩm ( thuốc chống ẩm) là chất gì? Tại sao hạt
hút ẩm lại hút ẩm?
II . 2. Một số đoạn video có nội dung thực tế liên quan đến
kiến thức trong sách giáo khoa.

3
3
4
5
5
6

6
6
7

10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

1.Hai trẻ song sinh chào đời từ tinh trùng người cha đã
chết.
1

7
7

8
9

9
10
10
11
12
12
13
14
15
16
16
1


25

2. Sấm sét trong mùa mưa bão thật nguy hiểm.

17

26

17

27
28

3. Ngạt khí ga (NH3) ở huyện Bình Chánh Thành phố Hờ
Chí Minh
4. Một phụ nữ uống hơn 100 gram thuốc diệt chuột

5. Nhọc nhằn nghề nung vôi.

29
30

6. Đá khô (CO2) dùng tạo khói tuyệt đẹp cho đờ uống.
7. Q trình hình thành đá vôi ở động Phong Nha

19
20

31

II. Thực trạng của đề tài trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
C. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận.
II. Kiến nghị.
D. Tài liệu tham khảo.

20

32
33
34
35
36
37


2

18
19

21
21
22
22
23
24

2


A.MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Nhận thức một số vấn đề "Quản lý Giáo dục" sau thành công Việt Nam
vượt qua nguy cơ đại dịch COVID-19, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Quốc Bảo.
Chủ tịch Hội đồng khoa học của IVM cho biết: Giáo dục Việt đang phát triển
trong bối cảnh có sự giao thoa theo 3 trạng thái: Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ
và thúc đẩy đất nước hội nhập sâu với thời đại; thích ứng với động thái của
Cách mạng Công nghiệp 4.0; đề phòng các tình huống xấu để chủ động vượt
qua các rủi ro cóthểxảyranhưthờigiancódịchCOVID-19.
Thắng lợi chống được dịch COVID-19 vừa qua có cơng nhất định của
giáo dục. Nền giáo dục đã góp phần đào tạo được những người chỉ huy có bản
lĩnh, có tầm nhìn Minh triết tạo ra hành động vượt qua các khủng hoảng rủi ro;
đào tạo được một đội ngũ chuyên môn (y bác sỹ, nhân viên y tế, kĩ sư công
nghệ thông tin, dược sĩ, sĩ quan quân đội, công an… ) hết lòng vì người bệnh,

vì dân, vì yêu cầu của cách ly xã hội… và giáo dục được nhân dân tin tưởng
vào các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, không hoang mang,
không bi quan, biết chấp hành nghiêm túc các yêu cầu phòng, chống dịch.
Để tạo ra được ng̀n nhân lực đó thì giáo dục đã đặt trọng tâm vào việc khơi
dậy sự say mê, hứng thú trong học tập, kích thích sự tò mò và phát huy tính
sáng tạo, tư duy lơgic của học sinh, mang đến cho học sinh niềm khao khát
được vươn tới những chân trời mới của tri thức với một niềm tin mãnh liệt
rằng mình có thể thực hiện được khát vọng đó, giúp các em nhận ra được
những năng lực trí tuệ của mình để các em thực sự thấy rằng mỗi ngày đến
trường là một ngày có ích, một ngày vui.
Sự hiện diện của một nền giáo dục như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
nhưng yếu tố quyết định nhất là vai trò của người thầy. Lấy khả năng sáng tạo
kiến thức mới và tạo hứng thú học tập cho người học làm mục tiêu của giáo
dục. Khơng có học trò sáng tạo nếu khơng có những người thầy sáng tạo.
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy hóa học nói riêng, người thầy dạy
hóa sáng tạo là người thầy biết chia sẻ những vui buồn trong quá trình cùng
kiến tạo các tri thức, biết hướng dẫn người học phát hiện vấn đề, đặt ra các giả
thuyết và so sánh để đánh giá các giả thuyết đó, từ đó chọn ra một giả thuyết
thích hợp, sử dụng những kiến thức và hiểu biết tổng hợp từ nhiều môn học, từ
nhiều phương pháp để đưa ra một giải pháp mới cho vấn đề cần nghiên cứu.
Biết khai tháccác yếu tố tích cực trong từng phương pháp, biện pháp, kỹ thuật
dạy học hóa học được sử dụng để thực hiện yêu cầu tạo điều kiện cho học sinh
được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, chủ động hơn trong giờ học. Đồng
thời, học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh
trực tiếp quan sát, thảo luận giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình, từ
đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp chiếm
lĩnh kiến thức và kĩ năng đó, khơng rập khn theo những khn mẫu sẵn có,
được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về
cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày,học sinh khỏi
bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, cũng như trong cuộc

3

3


sống, lý giải được các hiện tượng kỳ bí,suy nghĩ ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện
tượng đó,thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hố học trong cuộc sống.
Từ đó, học sinh sẽ có hứng thú hơn trong việc tiếp thu và khám phá kiến thức
trong mỗi chương, mỗi bài học hoá học cụ thể, hơn thế nữa còn giúp các em
học hóa có niềm tin vào chân lí khoa học, các em ngày càng yêu và thích mơn
hóa hơn...
Mặt khác, trong q trình dạy học hố họctrên lớp, nhất là dạy kiến thức
hóa học vơ cơ lớp 11, việc sử dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học hoá học
đặc thù trong mỗi bài dạy cũng khác nhau, khả năng tiếp thu cũng như hứng
thú học tập của học sinh cũng không giống nhau. Một số học sinh lớp 11 nghĩ
rằng, kiến thức các thầy,cô dạy đều có trong sách vở hết, khơng cần phải học
nữa, từ đó dẫn đến tình trạng học sinh lười học, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn
mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là học tập, bị bạn bè lôi kéo, không xác
định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng
vững chắc, khơng có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu, Có nhiều học sinh bỏ
tiết, trốn học đi chơi, sử dụng điện thoại thông minh để chơi điện tử,để giết
thời gian thay vì lên lớp....Bên cạnh đó, cha mẹ q nng chiều con cái, chưa
có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá
nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy
nghĩ của con mình. Một số thầy cơ ít đam mê với chuyên môn, chưa tạo được
sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn áp dụng
cách dạy truyền thống, chưa khai thác, sử dụng tốt nguồn học liệu ( video,
tranh ảnh, tài liệu…)trên internet, ngại sử dụng công nghệ thông tin trong dạy
học …dẫn tới học sinh khơng có hứng thú trong học tập, nếu có học chẳng qua
chỉ để đối phó với các thầy,các cô hoặc chỉ dùng để kiểm tra, thi cử.

Xuất phát từ những lí do nêu trên, đờng thời muốn khai thác các năng
lực trí tuệ cũng như tạo hứng thú, say mêhọc tập, u thích mơn hóa
học cho học sinh, nhất là học sinh lớp 11, tôi đã chọn đề tài:" Gây hứng thú
học tập và phát triển trí tuệ cho học sinhqua các đoạn video và các bài tập
hố họcvơ cơ lớp 11liên quan đến thựctiễn"

II. Mục đích nghiên cứu.
Trong chương trình hóa học vơ cơ lớp 11, các bài tập hóa vơ cơ 11, các đoạn
video, liên quan đến thực tiễn cuộc sống rất phong phúvà đa dạng. Những bài
tập về vấn đề của thực tiễn ở lớp 11đặt ra luôn buộc học sinh phải suy nghĩ và
tìm cách trả lời sẽ đem lại nhiều hứng thú cho học sinh vì các em thấy rằng,
các kiến thức sẽ rất hữu ích cho đời sống chứ khơng phải chỉ dùng để thi cử.
Khi đó, việc học tập thực sự có hiệu quả, khi kiến thức thu được trong quá
trình học tập học sinh có thể tự mình giải quyết được những vấn đề mình chưa
bao giờ được học.
Thông qua việc xem các đoạn video, giải bài tập thực tiễn sẽ làm cho ý
nghĩa việc dạy và học hoá học tăng lên, học sinh sẽ thấy hứng thú, say mê và
dễ ghi nhớ bài hơn trong quá trình học tập. Đờng thời các đoạn video, các bài
tập có nội dung liên quan đến thực tiễn còn có thể dùng để tạo tình huống có
vấn đề trong dạy học hố học và phát triển trí tuệ học sinh.
4

4


Mặt khác, kết hợp và giải thích giữa kiến thức trong sách vở và các hiện
tượng hoá học trong tự nhiên, học sinh sẽ có một cách nhìn đúng đắn, tránh
việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong
những câu ca dao, tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong
thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rấtcơ bản, phổ thơng.

Từ đó,giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ mơi trường, bảo vệ chính mình và
bảo vệ cộng đờng xã hội .
Chính vì vậy, tơi viết đề tài này nhằm giới thiệu và cho học sinh thấy được
các hiện tượng trong tự nhiên có liên quan đến nội dung kiến thức trong sách
vở, vận dụng kiến thức trong sách vở để giải thích các hiện tượng đó, sự phối
hợp giữa lí thuyết và thực tế sẽ giúp cho quá trình giảng dạy và học tập hóa
học được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, học sinh sẽ u và thích mơn hóa hơn,
đờng thời trí tuệ của học sinh cũng phát triển tốt hơn.

III. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này được viết dựa trên các cơ sở sau:
- Sử dụngmột số bài tậphóa học vơ cơ lớp 11điển hình, minh họa cho kiến
thức trong sách vở có nội dung kiến thức liên quan đến thực tế cuộc sống
xung quanh các emở mỗi bài học hóa học cụ thể trong phạm vi chương trình
hố học vơ cơ lớp 11.Trong mỗi bài dạy,giáo viên sẽ đặt các câu hỏi để học
sinh trả lời thông qua các kiến thức vừa học, đang học hoặc để dẫn dắt vào
bài giảng...
- Các đoạn video có nội dung liên quan đến cuộc sống hằng ngày để các em
xem trong phạm vi chương trình hố học vơ cơ lớp 11.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh ở trường THPT Tống Duy Tân,
cũng như tình hình thực tiễn ở các xã gần địa bàn trường đóng.
- Căn cứ vào các phương pháp dạy học tích cực và kĩ thuật tổ chức hoạt
động học cho học sinh.
- Căn cứ vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá… theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh.

IV. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thu thập các thông tin kiến thức
thông qua nghiên cứu lí thuyết các sách giáo khoa hóa học THPT 10, 11, 12;

các sách tham khảo có nội dung kiến thức liên quan đến đề tài;các đoạn
video, các tranh ảnh, tài liệu trên internet, các sáng kiến kinh nghiệm của
bản thân đạt giải trong các năm học trước…
Điều tra khảo sát thực tế, khả năng tiếp thu và hứng thú học tập mơn hóa của
các em học sinh lớp 11 thuộc các lớp bản thân giáo viên giảng dạy trong năm
học 2020 - 2021.
Ngoài ra, còn vận dụng các phương pháp, kĩ thuật giải bài tập hóa học
của giáo viên vào thực tế giảng dạy, cũng như thu thập ý kiến phản hồi từ học
sinh và đồng nghiệp để từ đó rút kinh nghiệm, sữa chữa, bổ sung và hoàn thiện
đề tài.
5

5


V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2020 - 2021chỉ viết trong phạm vi kiến thức
thuộc chương trình hóa học vơ cơ lớp 11.So với sáng kiến kinh nghiệm năm
học 2009 viết trong cả chương trình hóa học THPT: Hóa 10, 11 và 12 , so với
sáng kiến kinh nghiệm năm 2018 chỉ viết trong phạm vi chương trình hóa học
lớp 10.
- Bổ sung thêm các bài tập hóa học vơ cơ 11 có nội dung kiến thức liên quan
đến thực tiễn và cuộc sống hàng ngày.
- Trong mỗi bài tập hóa học có thêm tranh ảnh minh họa, chứng minh cho kiến
thức trong sách vở hiện các em đang học có nội dung liên quan đến cuộc sống
hàng ngày và các hiện tượng xảy ratrong tự nhiên.
- Các đoạn videocho học sinh xem có nội dung kiến thức thực tế trong cuộc
sống hàng ngày liên quan đến bài học, qua đó giúp học sinh thấy được ý nghĩa
của việc học hóa học.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hóa học là mơn khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm, là mơn học liên quan
đến cuộc sống hàng ngày, đến các hiện tượng của tự nhiên. Học hóa học,
ngồi những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà họcsinh cần đạt được, còn giúp cho
học sinh -những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu biết những ứng dụng
của hóa học trongthực tế, đưa những ứng dụng của hóa học phục vụ cho đời
sốngcon người, cải tạo thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu ngày càng nhiều của
con người đồng thời cũng giúp cho con người nhận ra những tác hại mà chính
con người đang gây ra cho thiên nhiên để rời cũng chính con người phải gánh
chịu hậu quả đó( ví dụ như: Hiện tượng mưa axit, hiện tượng thủng tầng ozon,
hiệu ứng nhà kính, mưa đá…) . Từ đó, phát huy tính sáng tạo và quan trọng
hơn nữa là hình thành những kỹ năng vận dụng và sử dụngkiến thức một cách
độc lập, nhận diện thế giới quan một cách đúng đắn và hoànchỉnh, đánh giá
các sự việc, hiện tượng mới khi gặp trong học tập, trong cuộc sống,trong lao
động và trong quan hệ với mọi người, chứ khơng phải học hóa chỉ dùng để
kiểm tra, thi cử.
Vì thế, trong dạy học hóa học cho học sinhtrên lớp nhất là các em học
sinh lớp 11, bản thân tôi đã đưa các bài tập hóa vơ cơ 11 có nội dung liên quan
đến thực tế, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và những bài tập về bảo vệ
mơi trường có liên quan đến bài học, kết hợp với các đoạn video cho học sinh
xemkhông chỉ làm cho bài học trở nên sinh động hơn, hay hơn, gây hứng thú
và sức hút cho học sinh hơn mà còn giúp các em có ý thức hơn trong việc bảo
vệ môi trường, các em thích và u mơn hóa nhiều hơn nữa.
Sau đây là một số bài tập hóa học vơ cơ lớp 11và các đoạn videođiển
hình minh họa cho kiến thức trong sách vở có nội dung liên quan đến thực tiễn
cuộc sống ở mỗi bài học hóa học cụ thể :
6

6



II.1. Một số bài tập hóa học vơ cơ lớp 11 có kiến thức liên quan đến thực
tế
1. Vì sao “bánh bao” thường rất xốp và có mùi khai ?

Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH 4HCO3 vào bột mì.
Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thốt ra nên
làm cho bánh xốp và nở.
t C
NH4HCO3(r) → NH3↑ + CO2↑ + H2O↑
Do khí NH3(có mùi khai) sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai.
Vận dụng: Hiện nay thơng thường bánh bao vẫn còn trộn bột nở
NH4HCO3 nên dẫn đến có mùi khai mà khơng phải học sinh nào cũng giải
thích được. Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên khi trình bày tính chất kém bền
nhiệt của muối amoni trong bài “Muối amoni” ( Tiết 12-13 - Lớp 11 Cơ bản).
o

2.Ca dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló ngồi bơ
Hễ nghe tiếng sấm phất cơ mà lên”
Mang ý nghĩa hóa học gì ?

Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đờng mà có trận mưa
rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy ?
7

7


Do trong khơng khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp

(tia lửa điện) thì:
tia lua dien

→ 2NO
N 2 + O2 ¬


Sau đó:
2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 hòa tan trong nước:
4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 → H+ + NO3(Đạm)
Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu
đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.
Vận dụng: Đây là một câu ca dao mang ý nghĩa thực tiễn rất thường gặp
trong đời sống. Đây quả là một kinh nghiệm được ông cha ta rút ra qua những
tháng năm canh tác nông nghiệp. Học sinh cũng dễ dàng quan sát để kiểm
nghiệm và giải thích được một cách khoa học về vấn đề trên. Giáo viên có thể
đặt câu hỏi trên khi trình bày phần chu trình của nitơ trong tự nhiên ở bài
giảng “Axit HNO3” (Tiết 15-16) hoặc đề cập trong bài “Phân đạm” (Tiết 19lớp 11- Cơ bản).
3. “Thuốc chuột” là chất gì mà có thể làm chuột chết ?

Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống.
Vậy thuốc chuột là chất gì? Cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn
thuốc mà khơng có nước uống thì chuột chết mau hay lâu hơn ?
Thành phần thuốc chuột là kẽmphotphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị
thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi
tìm nước:
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑
Chính PH3 (photphin) là chất rất độc đã giết chết chuột.

Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH 3 thoát ra nhiều → chuột
càng nhanh chết. Nếu khơng có nước chuột sẽ chết lâu hơn.
Vận dụng: Vấn đề diệt chuột đang được mọi người quan tâm vì chuột là
con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người và hay phá hoại
mùa màng. “Thuốc chuột” đang được dùng với mục đích trên. Nhưng đây là
loại thuốc rất độc nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy giáo viên
8

8


nên hướng dẫn cho học sinh biết cơ chế diệt chuột của thuốc chuột nhằm biết
cách sử dụng an toàn. Giáo viên có thể đề cập vấn đề này trong phần nêu ứng
dụngcủa photpho hoặc khi lấy ví dụ để chứng minh tính oxi hóa của photpho
thì giáo viên nên viết phương trình photpho tác dụng với kẽm, sau đó nêu ứng
dụng của sản phẩm ( Zn3P2) trong bài “Photpho” ( Tiết 17- lớp 11-Cơ bản).
4. “Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?

Trong xương của động vật ln có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ
thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH 3 và lẩn một
ít điphotphin P2H4.
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150 oC
thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P 2H4 thì tự bốc cháy trong khơng khí và
tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc
cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng
của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên.
Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.

Vận dụng: Vấn đề này có thể được đề cập ở trong bài “Photpho” (Tiết
17- lớp 11-CB) để giải thích hiện tượng “ma trơi”. Đây là một hiện tượng tự
nhiên chứ không phải là một hiện tượng “ thần bí ” nào đó, tránh tình trạng mê
tín dị đoan, làm cho cuộc sống thêm lành mạnh.
5.Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than
củi?

9

9


Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm làm cho
cơm đỡ mùi khê.
Vận dụng: Đây là mẹo vặt thường được dùng khi không may cơm bị
khê. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần tính chất vật lí hoặc
trong phần nêu ứng dụng của cacbon trong bài “Cacbon”( tiết 23- lớp 11-Cơ
bản)cho học sinh suy nghĩ rời sau đó giáo viên nhận xét và bổ sung.
6. Vì sao ta không thể dập tắt đám cháy của các kim loại mạnh: K, Na, Mg,
… bằng khí CO2 ?

Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển
CO2. Thí dụ :
2Mg + CO2 → 2MgO + C
Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:
C + O2 → CO2
Vận dụng: Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta thường dùng
khí CO2. Tuy nhiên một số đám cháy có các kim loại mạnh thì CO 2 khơng
những không dập tắt mà làm cho lửa cháy thêm gây thiệt hại nghiêm trọng.
Đây là phần nội dung mà giáo viên cần cung cấp cho học sinh biết khi đề cập

đến khả năng khơng duy trì sự cháy của khí CO2 ở phần “Cacbon đioxit” (Tiết
24- lớp 11-Cơ bản) biết được để vận dụng trong cuộc sống.
7. Làm thế nào để biết dưới giếng có khí đợc CO hoặc khí thiên nhiên CH 4
không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?

10

10


Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc
CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy
hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí
độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có
xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem
trong giếng có nhiều khí độc hay khơng bằng cách cột một con vật như gà, vịt
rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
Vận dụng: Đây là hiện tượng hay xảy ra vào mùa khô. Mọi người
không hề biết được sự nguy hiểm khi xuống giếng sâu. Thực tế là đã có nhiều
cái chết thương tâm xảy ra mà báo đài đã nêu trong thời gian qua. Giáo viên
cần đưa vào bài giảng để nhắc nhở học sinh và mọi người. Vấn đề này có thể
xen vào bài “Hợp chất của cacbon”(Tiết 24 -lớp 11-Cơ bản).
8.Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bóng khí thốt ra?

Nước ngọt khơng khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbon
đioxit CO2.
Cacbon đioxit CO2 là chất khí thường vốn chỉ ưa bay vào khơng klhí mà khơng
thích bị giữ lại trong nước. Ở các nhà máy nước ngọt người ta dùng áp lực lớn
11


11


để ép cacbon đioxit hoà tan vào nước . Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại,
người ta thu được nước ngọt.
Vì tăng áp suất để cưỡng bức cacbon đioxit hồ tan vào nước nên đó là điều
bắt buộc. Nếu bình đậy khơng kín cacbon đioxit sẽ từ từ dò và thốt ra khỏi
bình. Có lúc người ta chúc miệng bình nứơc ngọt xuống , khi đó dù lượng
cacbon đioxit có thốt khỏi nước thì cũng khó bay vào khơng khí.
Khi bạn uống nước ngọt, bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp, cacbon
đioxit trong khoảnh khắc như "chim sổ lờng", bay vào khơng khí. Vì vậy các
bọt khí thốt ra giống như lúc ta đun nước sơi.
Vận dụng: Đây là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày ,
nhất là về mùa hè. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày , dạ dày và ruột khơng hề
hấp thụ khí cacbon đioxit . Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên cacbon đioxit
nhanh chóng theo đường miệng thốt ra ngồi , nhờ vậy nó mang đi bớt một
lượng nhiệt trong cơ thể làm cho người ta cảm giác mát mẻ, dễ chịu . Ngoài ra
cacbon đioxit có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày , tăng cường việc tiết
dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hoá. Do đó, giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho
học sinh suy nghĩ sau khi dạy xong phần "Hợp chất của cacbon " (Tiết 24 Lớp 11 – Cơ bản)
9. Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại phá thủng q̀n áo?

Khi làm thí nghiệm hóa học, nếu quần áo bạn dính phải axit nitric HNO 3
đặc thường sẽ bị thủng một lỗ; khi dùng axit không đặc, nhìn bên ngồi thì
khơng thấy gì, nhưng sau khi phơi khơ bạn sẽ thấy ngay lỗ thủng.
Quần áo chúng ta mặc thường ngày thường dệt bằng sợi bơng, thành
phần hóa học của sợi bông là xenlulozơ. Xenlulozơ không tan trong nước và
12

12



đa số các dung môi khác nhưng dễ tan trong axit HNO3đặc nên làm thủng
quần áo.
Khi bị axit HNO3 loãng dính vào quần áo, tuy quần áo khơng bị thủng
ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit HNO3 càng ngày càng đặc, cuối
cùng sẽ làm thủng quần áo. Ngoài ra, axit HNO 3 lỗng có thể có tác dụng hóa
học với xenlulozơ.
Vận dụng: Giáo viên có thể nêu vấn đề trên khi nói về tính chất hóa học
của axit nitric trong bài “Axit nitric”( Tiết 15,16 - Lớp 11Cơ bản) hoặc đặt câu
hỏi sau khi dạy xong bài “Xenlulozơ” ( Tiết 9- Lớp 12-cơ bản) để nhắc nhở
học sinh thật cẩn thận khi tiếp xúc với axit HNO3 đặc.
10. Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại gây bỏng?

Axit nitoric là một axit có tính oxi hóa mạnh và rất háo nước, nhất là ở nồng
độ đậm đặc. Axit nitoric sẽ gây bỏng và tổn thương nhanh chóng khi tiếp xúc
trực tiếp qua da và các bộ phận trên cơ thể. Do axit có thể phản ứng với các
protein trên cơ thể bao gờm: da, móng tay, chân, tóc… nên khi tiếp xúc, axit
nhanh chóng làm vón đơng các protein trên da và hút nước của tế bào, gây ra
những tổn thương nặng nề. Những tổn thương do axit gây ra phụ thuộc vào
thời gian, nồng độ axit và loại axit tiếp xúc lên bề mặt da. Vết bỏng càng sâu,
càng để lâu sẽ càng dễ bị hoại tử, biến chứng gây ra càng lớn và khả năng phục
hồi được như ban đầu gần như không thể.
Vận dụng: Giáo viên có thể nêu vấn đề trên khi nói về tính chất hóa học của
axit nitric trong bài “Axit nitric”( Tiết 15-16 lớp 11cơ bản) hoặc đặt câu hỏi sau
khi dạy xong bài “peptit và protein” ( Tiết 16, 17- Lớp 12 cơ bản) để nhắc nhở
học sinh thật cẩn thận khi tiếp xúc với axit HNO3 đặc.

13


13


11. Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế
nào ?

Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa
trong khơng khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi.
Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng:
CaCO3 + CO2 + H2O € Ca( HCO3 ) 2

Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO 3)2 ở
đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca( HCO3 ) 2 € CaCO3 + CO2 + H2O

Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành
những hình thù đa dạng.
Vận dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong các hang động núi
đá, cụ thể là Phong Nha-Kẽ Bàng ( Quảng Bình). Học sinh sẽ biết được quá
trình hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là do thiên
nhiên kiến tạo dựa trên các quá trình biến đổi hóa học. Dựa vào tính chất của
muối cacbonat giáo viên có thể đề cập vấn đề trên ở bài “Hợp chất của
cacbon”(tiết 24- lớp 11- cơ bản).
12. Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?

14

14



Thành phần chủ yếu của đá là CaCO 3. Trong khơng khí có khí CO2 nên
nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :
CaCO3 + CO2 + H2O € Ca( HCO3 ) 2

(*)
Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO 3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân
bằng thì cân bằng (*) sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời
gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.
Vận dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước
chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới
nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học
của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong
cuộc sống đời thường. Giáo viên có thể nêu vấn đề này ở phần “Muối
cacbonat ”(Tiết 24- lớp 11 CB) hoặc “Canxi cacbonat” ( Tiết 44, 45 -Lớp -12
– cơ bản)
13. Hạt hút ẩm ( thuốc chống ẩm)là chất gì? Tại sao hạt hút ẩm lại hút ẩm?

15

15


Hạt hút ẩmcó thành phần phổ biến của chúng làsilicagen. Silicagen giống như
một dạng tinh thể cát có chứa các khoang rỗng giống hình tổ ong ( xốp, có
tổng diện tích bề mặt lớn) với nhiều tên gọi: Hạt chống ẩm, thuốc chống ẩm,
thuốc hút ẩm, silicagen hay chất chống ẩm…
Silicagen có khả năng hấp phụ mạnh nên thường được dùng để hút hơi ẩm,
ngăn ngừa quá trình ngưng tụ nước trong các thùng đựng hàng hóa nhằm tạo
mơi trường khơ thống và giảm khả năng nấm mốc tăng cườngcho sản phẩm,
cơng trình hay mơ hình . Do đó, hạt chống ẩm có thể ứng dụng bảo quản trong

nhiều ngành giúp tăng tuổi thọ, kéo dài thời gian lưu giữ hàng hóa, giúp hàng
hóa ln khơ ráo.
Hạt chống ẩm thường có hình dạng tròn, đường kính khoảng 3-5mm. Hiện
nay, các hạt hút ẩm không chỉ đơn thuần một màu mà nó còn được nhuộm
thành các màu sắc khác nhau, nâng cao tính thẩm mỹ.
Vận dụng:Hạt hút ẩm về mặt hóa học là chất thân thiện với mơi trường, vơ
hại, có ích trong sản xuất và đời sống con người. Về bản chất, hạt chống ẩm
chỉ có tác dụng hút ẩm, vì thế khi rơi vào mắt, mũi, miệng , dính vào vết
thương hở, vơ tình nuốt phải …nó sẽ hút hết hơi nước trong giác mạc, mũi,
miệng,… làm mất cân bằng hơi nước vốn có, gây khó chịu, sưng, nếu để thời
gian lâu có thể gây một số tác hại không mong muốn. Trong quá trình dạy học
giáo viên lưu ý học sinh cẩn thận khi sử dụng hạt chống ẩm. Giáo viên có thể
đề cập vấn đề này khi dạy phần axit silixic ( Tiết 25- Lớp 11 cơ bản).
II . 2. Một số đoạn video có nội dung thực tế liên quan đến kiến thức trong
sách giáo khoa.
ST
T

Tên Hoạt động của giáo viên
đoạn
video
*Cho học sinh xemđoạn video 1.
*Sau khi học sinh xem xong đoạn
video, giáo viên yêu cầu học sinh
trả lờicâu hỏi sau đây:
?1.Chất nào thường được sử dụng
chủ yếu để bảo quản tinh trùng
của người cha đã chết trong đoạn
video trên?


1

Hai trẻ
song sinh
chào đơi
từ
tinh
trùng

Hoạt động của học
sinh
-Học sinh xem đoạn
video 1.
Học sinhsuy nghĩ và
trả lời câu hỏi do giáo
viên đặt ra:
-Đó là:Nito lỏng

*Sau khi học sinh trả lời đúng
câu 1, giáo viên có thể dùng câu
trả lời đó của học sinh để tạo tình
huống có vấn đề kết nối vào nội
16

16


2

ngươi cha dung bài mới – Bài nitơ (tiết 11 –

đã chết.
lớp 11 cơ bản) : Vì sao nito lỏng
được dùng để bảo quản tinh trùng
của của người cha đã chết trong
đoạn video này? Bài học hôm nay
sẽ trả lời cho các em biết về vấn
đề đó. Hoặc:Giáo viêntiếp tục
nêu vấn đề khai thác tư duy và
hiểu biết của học sinh về nito ở
các câu hỏi tiếp theotùy thuộc
vào đối tượng học sinh và lựa
chọn phương pháp dạy học của
giáo viên như:
?2. Em hãy nêu một số ứng dụng
khác của nitơ lỏng mà em biết?
Viết Cte, CTCT của N2.
?3. Theo em, trong tự nhiên nitơ
có ở đâu? Nitơ tờn tại ở dạng đơn
chất hay hợp chất?...
Qua đoạn video trên, giáo viên
nhấn mạnh đến học sinh các kiến
thức trong sách vở được vận dụng
vào thực tiễn cuộc ssống hàng
ngày.
*Cho học sinh xemđoạn video 2. -Học sinh xem đoạn
video 2.
*Sau khi học sinh xem xong đoạn
video 2, giáo viên yêu cầu học
sinh trả lờicâu hỏi 1 hoặc 2 sau
đây (tùy thuộc vào nội dung bài

học):
- Chất có màu nâu
Sấm sét ?1. Khi có sấm sét xảy ra,bầu trời đỏlà NO2
trong
thường có màu nâu đỏ. Theo em, -Các phương trình
mùa mưa chất có màu nâu đỏ đó là chất gì? hóa học:
tialưadiƯn
bão thật Viết các phương trình hóa học để


N2 + O2 ¬ 
nguy
tạo ra chất đó mà em biết. Xác
2NO.
hiểm.
định vai trò các chất tham gia
phản ứng.
2NO+O2→ 2NO2
*Sau khi học sinh trả lời đúng
câu 1, giáo viên có thể dùng câu
trả lời đó của học sinh để tạo tình
huống có vấn đề kết nối với tính
khử của N2 trong bài “Nito”
17

17


(Tiết 11-lớp 11 cơ bản).
Qua đoạn video này, giáo viên

giáo nhắc nhở học sinh về mức
độ nguy hiểm của sấm sét. Từ đó,
giáo dục học sinh tính cẩn thận,
khơng chủ quan, nhanh chóng
đến chỗ trú ẩn an tồn khi có sấm
sét xảy ra.
*Cho học sinh xemđoạn video 3.

3

-Học sinh xem đoạn
video 3.

*Sau khi học sinh xem xong đoạn
video 3, giáo viên yêu cầu học
Ngạt khí sinh trả lời câu hỏi sau đây:
ga(NH3)
?Khí gađược nhắc đến trong đoạn -Khí đó là amoniac :
ở huyện video trên là khí gì? Viết CTPT, NH3
Bình
CTe, CTCT của khí đó?
..
Chánh
H :N: H
Thành
*Sau khi học sinh trả lời đúng ..
phố
câu 1, giáo viên có thể dùng câu
HCM
trả lời đó của học sinh để tạo tình H

huống có vấn đề kết nối với nội
H–N–H
dung bài mới-Amoniac và muối
amoni
H
(Tiết12- Lớp 11 cơ bản ).
Qua đoạn video trên, giáo viên
giáo dục học sinh tinh thần đoàn
kết, biết giúp đỡ nhau khi gặp
khó khăn, hoạn nạn, bình tĩnh và
xử lí kịp thời, đúng cách để đảm
bảo an tồn tính mạng khi gặp sự
cố, nguy hiểm xảy ra…
*Cho học sinh xemđoạn video 4.

Học sinh xem đoạn
video 4.

*Sau khi học sinh xem xong đoạn
video 4, giáo viên yêu cầu học
sinh trả lời câu hỏi sau đây:

4

?Thuốc diệt chuột có thành phần
chính là chất gì?Viết phương
trình hóa học tạo thành chất đó.
Một phụ Xác định vai trò các chất tham
nữ uống gia phản ứng. Vì sao, sau khi
hơn 100 chuột ăn thuốc thì chuột lại khát

18

3Zn + 2P
t

→ Zn3P2.
Kẽm photphua dễ bị
thủy phân tạo ra
photphin:
Zn3P2 + 6H2O →
0

18


gram
thuốc
diệt
chuột .

nước và đi tìm nước uống. Chất
gì làm cho chuột chết? Vì sao,
càng uống nhiều nước thì chuột
chết càng nhanh?
Giáo viên có thể đề cập vấn đề
này khi dạy phần tính oxi hóa của
photpho ( Tiết 17-Lớp 11 cơ bản).
Qua đoạn video trên, giáo viên
cũng giáo dục học sinh có ý thức
bảo vệ sức khỏe và tính mạng

mình, hướng dẫn học sinh biết
cách sử dụng an toàn thuốc chuột.
Trong cuộc sống dù có vất vả,
khó khăn đến đâu thì còn rất
nhiều hướng để giải quyết…
*Cho học sinh xemđoạn video 5.
*Sau khi học sinh xem xong đoạn
video 5, giáo viên yêu cầu học
sinh trả lờicác câu hỏi sau đây:
? 1. Viết phương trình hóa học
xảy ra khi nung đá vơi
?2. Viết phương trình hóa học tạo
ra khí CO trong các lò nung vơi.
?3. Vì sao khí CO là một chất khí
độc?

5

Nhọc
nhằn
nghề
nung vơi

*Sau khi học sinh trả lời đúng các
câu hỏi trên, giáo viên có thể
dùngtất cả các câu trả lời đó của
học sinh để tạo tình huống có vấn
đề kết nối với nội dung bài mới
và sử dụng vào nội dung bài mớiHợp chất của cacbon (Tiết 24 –
lớp 11 cơ bản).

Qua đoạn video trên, giáo viên
giáo dục học sinh ý thức bảo vệ
mơi trường, cẩn thận khí tiếp xúc
với chất khí độc CO (khơng có
màu, khơng có mùi, khơng vị nên
khó phát hiện)trong cuộc sống
19

3Zn(OH)2+2PH3
-Lượng nước trong
cơ thể chuột bị mất đi
theo phương trình
trên nên làm cho
chuột bị khát nước.
-Chính photphin là
chất khí rất độc đã
giết chết chuột.
-Khi chuột càng uống
nhiều nước thì khí
độc PH3 thốt ra càng
nhiều. Do đó, chuột
chết càng nhanh.

Học sinh xem đoạn
video 5.

-Các PTHH:
0

t

CaCO3 
→ CaO + CO2
0

t
C + CO2 
→ 2CO

-CO là chấtkhí độc
vì: Khi một người
hít phải khí CO vào
phổi, khí CO sẽ vào
máu kết hợp với sắc
tố hồng cầu
(hemoglobin ), tạo
ra chất
carboxyhemoglobin
(HbCO), đẩy dưỡng
khí là khí ơxy ra
khỏi hờng cầu. Do
khí CO có ái lực
mạnh gấp 200 lần
so với ơxy trong sắc
tố hờng cầu, nên khí
ơxy bị loại hết ra
19


hàng ngày (nấu bếp than, sưởi ấm
bằng than về mùa đơng…), nỗi

nhọc nhằn, vất vả khó khăn của
cha mẹ trong cuộc sống. Từ đó,
giáo dục học sinh lòng yêu
thương, giúp đỡ cha mẹ, khích lệ
học sinh chăm chỉ, chịu khó học
tập vì tương lai tươi sáng của
mình…
*Cho học sinh xemđoạn video 6.

6

ngồi, dẫn tới cơ
thể bị thiếu ơxy gây
chết ngạt rất nhanh.

Học sinh xem đoạn
video 6.

*Sau khi học sinh xem xong đoạn
video 6, giáo viên yêu cầu học
Đá khô sinh trả lời các câu hỏi sau đây:
-CO2 ở dạng rắn,
(CO2)
Nước đá khô là chất gì? Nước đá trắng được gọi là
dùng tạo khơ được dùng để làm gì?
nước đá khơ.
khói
-Nước đá khơ khơng
tuyệt đẹp *Nước đá khơ có rất nhiều ứng nóng chảy mà thăng
cho

đồ dụng trong cuộc sống hàng ngày, hoa, được dùng để
uống
giáo viên có thể dựa vào nội dung tạo môi trường lạnh
này để tạo tình huống có vấn đề và khơ (khơng có hơi
khi dạy phần “cacbonđioxit” Tiết ẩm), tạo khói đẹp ở
24 – lớp 11 cơ bản).
sân khấu, buổi tiệc…
*Cho học sinh xemđoạn video 7

Học sinh xem đoạn
video 7.

*Sau khi học sinh xem xong đoạn
video 7, giáo viên yêu cầu học
sinh trả lời các câu hỏi sau đây:
? Thạch nhũ trong các hang động
trên được hình thành như thế Học sinh trả lời như
nào? Viết các phương trình hóa câu 11, phần I.1
học xảy ra.

7

Quá
trình
hình
thành đá
vơi
ở Giáo viên có thể sử dụng câu trả
động
lời của học sinh để kết nối dạy

Phong
phần tính chất của muối cacbonat
Nha
(Tiết 24 – lớp 11 cơ bản).
Qua đoạn video trên, học sinh
phần nào cũng hiểu rõ hơn về quá
trình hình thành thạch nhũ trong
các hang động- Công trình kiệt
tác của thiên nhiên lại được tạo
nên từ các phản ứng hóa học. Từ
đó, học sinh thấy được tầm quan
20

20


trọng của hóa học-Mơn học liên
quan đến thiên nhiên, đến cuộc
sống.

II. Thực trạng vấn đềtrước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Từng có câu: "Ngọc khơng mài khơng sáng, người khơng học khơng hiểu lí
lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người
nếu khơng được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi thế
mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn
đấu rèn luyện thật tốt vì "Biển học là vơ bờ"
Thực tế giảng dạy cho thấy: Mơn hố học trong trường phổ thơng là một trong
những mơn học khó, là một mơn có ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường
sống, học tập và làm việc. Nhiều em học sinh nhất là các em học sinh lớp 11có
tâm lí sợ học mơn hóa học,chán nản, có ý thức ỷ lại, nếu có học chẳng qua chỉ

để đối phó với các thầy,các cô hoặc chỉ dùng để kiểm tra, thi cử, coi mơn hóa
là mơn phụ. Kỹ năng vận dụng kiến thức hóa lớp 11vào thực tế, bảo vệ mơi
trường, giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh còn rất hạn chế. Do vậy,
nếu giáo viên khơng có những bài giảng và phương pháp giảng dạy hợp lý,
phù hợp thì sẽ trở thành người truyền thụ tri thức một chiều, dễ làm cho học
sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, có thể có hiện tượng một số bộ
phận học sinh khơng muốn học hố học hoặc lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của
hố học. Bên cạng đó, trong đề thi THPT quốc gia , đề thi học sinh giỏi tỉnh
luôn có 1 hoặc 2 câu liên quan đến các vấn đề của cuộc sống và thực tiễn.
Mặt khác, trong thời đại bùng nổ cách mạng 4.0, dịch bệnh covid-19 đang
có dấu hiệu bùng phát mạnh, thì cơng nghệ thơng tin và truyền thơng chính là
cơng cụ hỗ trợ đắc lực để giáo viên có những bài giảng lí thú, cuốn hút, biết
vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp lí theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển kĩ năng của học sinh. Đờng
thời, học sinh có rất nhiều nguồn học liệu để học tập trên các thiết bị điện tử
thơng minh như: Điện thoại, ipad, máy tính... Đòi hỏi người thầy (Chìa khóa
để phát triển xã hội và là linh hồn của ngành giáo dục)thường xuyên phải tự
học, tự bồi dưỡng, sáng tạo, tự đổi mới và linh hoạt sử dụng các phương pháp
giảng dạy...
Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, để theo kịp, hội nhập với xu
hướng phát triển chung của thế giới, đáp ứng, thực hiện tốt vàcó hiệu quả
chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Vì thế, việc đưa các vấn đề thực tiễn vào bài học một phần giúp học sinh học
tập say mê, hứng thú và u thích mơn hố hơn đờng thời qua đó giúp học sinh
có cách nhìn nhận đúng về hóa học - Mơn học có liên quan đến cuộc sốnglà
cần thiết. Từ đó phát huy tốt các năng lực tư duy của học sinh . Vì vậy, tôi đã
viết đề tài:" Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các
đoạn video, các bài tập hố học vơ cơ lớp 11liên quan đến thực tiễn"

III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

21

21


" Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các đoạn video,
bài tập hoá học vô cơ lớp 11liên quan đến thực tiễn" bằng cách giáo viên lồng
ghép, đan xen các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày
qua các đoạn video, các bài tập vào mỗi bài học, mỗi tiết học cụ thể để cho học
sinh tìm cách giải thích khi thay cho lời giới thiệu vào bài dạy mới (đặt vấn đề,
hoạt động khởi động), khi kết thúc bài dạy hoặc khi đang dạy.Những vấn đề
của thực tiễn, của cuộc sống đặt ra luôn buộc học sinh phải suy nghĩ và tìm
cách trả lời sẽ đem lại nhiều hứng thú cho học sinh vì họ thấy rằng, các kiến
thức sẽ rất hữu ích cho đời sống chứ khơng phải chỉ dùng để kiểm tra, thi cử.
Khi đó, việc học tập thực sự có hiệu quả, khi kiến thức thu được trong quá
trình học tập học sinh có thể tự mình giải quyết được những vấn đề mình chưa
bao giờ được học.
Bên cạnh đó, để học sinh hứng thú hơn trong học tập, giáo viên có thể sử dụng
thêm các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, máy chiếu, làm thí nghiệm,
mơ hình, các phương trình hóa học, các bài tốn hóa có nội dung thực tiễn, các
câu thơ, câu chuyện, trò chơi, bài hát… Tùy thuộc vào điều kiện của từng
trường, từng lớp học, từng đối tượng học sinh mà giáo viên có những cách dạy
học, phương pháp và biện pháp sử dụng cũng khác nhau. Khi giải thích các bài
tập hóa có nội dung liên quan đến thực tiễn phải giải thích một cách ngắn gọn,
dễ hiểu, hài hước, đảm bảo kiến thức liên quan và phù hợp với từng đối tượng
học sinh làm cho học sinh thích, u và hứng thú với mơn hóa hơn.

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
" Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các đoạn video,
các bài tập hoá học vô cơ lớp 11 liên quan đến thựctiễn" có tác dụng rất lớn

và mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình học tập của học sinh và giảng dạy,
giáo dục của giáo viên.
Trong năm học 2020 – 2021 này tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy 2 lớp
khối 11 là 11Avà 11E. Tôi đã trực tiếp áp dụng đề tài vào 2 lớp này. Kết quả
cụ thể ởhọc kì I của 2 lớp như sau:
LỚP

MỨC ĐỘ

11 A

Thường xuyên
áp dụng

11D

Ít áp dụng

Giỏi
1741,46%
12,38%

Khá
1639,02%
1024,39%

Kết Quả
Trung
bình


Yếu

Kém

8-19,51%
2151,28%

0
921,95%

0
0

Như vậy:
- Với học sinh: + Đối với những lớp học mà giáoviên thường xuyên cho
các em xem các đoạn video,đặt các câu hỏi có nội kiến thức liên quan đến thực
tiễn trong các bài học cụ thểthì hầu hết các em rất hứng thú học tập, chúý lắng
nghe, hăng say phát biểuý kiến và sôi nổi trao đổi, thảo luận... để xây dựng bài
22

22


mới trên lớp. Niềm hứng thú, say mê trong học tậpđược thể hiện rõ trên gương
mặt các em . Các em ln cóý thức tự suy nghĩ, tự tìm hiểu hoặc trao đổi với
bạn bèđể tìm ra câu trả lời, về nhà các em chăm học bài hơn, thậm chí có
những học sinh về nhà đã biết tự quan sát, tái tạo lại các hiện tượng thực tế và
vận dụng kiến thức hóa học để giải thích. Khi tìmđược lời giảiđáp thì niềm vui
và hứng thú học tập của học sinh được tăng cường , khả năng tư duy lôgic, tư
duy sáng tạo trong học tậpđược tiến bộ rõ rệt, học sinh u và thích mơn hố

hơn. Đặc biệt, là học sinh khá giỏi.
+ Đối với những lớp học mà giáo viên ítđặt ra các câu hỏi có nội dung
kiến thức liên quan đến thực tế thì sự sôi nổi trong học tập, sự tranh luậnđể
nắm bắt kiến thức của học sinh yếu hơn, một số em thấy khó, chán nản, có ý
thức ỷ lại, đờng thời những tiết họcđó tôi cũng cảm thấy khô khan hơn, nhìn
gương mặt các em học chẳng qua chỉcố gắng học để thi, để kiểm tra hoặcđểđối
phó với các thầy,các cơ. Bản thân các em khơng thấyđược tầm quan trọng của
mơn hóa học - " Môn học liên quan đến cuộc sống".
- Với giáo viên:Đề tài có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy
các tiết học, bản thân giáo viên phải thường xuyênhọc tập và đổi mới phương
pháp giảng dạy. Qua đó, giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cuộc sống và môi
trường xung quanh, khai thác được các năng lực trí tuệ học sinh, rèn luyện cho
học sinh khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và làm
chủ cuộc sống. Từ đó, các em học tập say mê, hứng thú và yêu thích mơn hố
hơn…
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Trong q trình thực hiện đề tài ở trường THPT Tống Duy Tân, tơi nhận thấy:
Để có những tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất từ đó gây hứng thú học tập và phát
triển trí tụệ cho học sinhqua các đoạn video, bài tập hóa học liên quan đến thực
tiễn ln là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo
viên dạy hóa có lương tâm, có trách nhiệm và u nghề. Người thầy dạy hóa
ln thắp lên "ngọn lửa tri thức" soi sáng, dẫn đường cho các em để các em có
thể khám phá, lĩnh hội và chiếm lĩnh được tri thức từ sách vở cho đến cuộc
sống hàng ngày, dùng kiến thức có được để vận dụng giải thích các hiện tượng
đó…Từ đó, học sinh hiểu được hóa học là một mơn khoa học vừa lí thuyết,
vừa thực nghiệm, là mơn học liên quan đến cuộc sống, đến thực tiễn.
II. Kiến nghị:

23


23


1- Với giáo viên: Thường xuyên tự học, tự nghiên cứukiến thức và đổi mới
phương pháp giảng dạy để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Biết khai
thác các năng lực tư duy tiềm ẩn của học sinh thông qua các đoạn video, bài
tập hóa học liên quan đến thực tiễn. Đánh giá học sinh chính xác, cơng bằng và
phân loại được học sinh trong quá trình học tập để từ đó điều chỉnh phương
pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhận thức của các em, giúp cho niềm
hứng thú, say mê trong học tập của học sinh càng được phát huy.
2- Với nhà trương:Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho mơn
hóa học. Có phòng học và tủ sách tham khảo riêng để giáo viên và học sinh có
thể trao đổi kiến thức và phương phápgiải bài tập hóa. Có phòng bộ mơn riêng
để các giáo viên hóa có thể trao đổi riêng về chun mơn và nghiệp vụ.
Do năng lực có hạn, đề tài có thể còn có những vấn đề thực tiễn ở lớp 11 mà cá
nhân chưa đề cập đến, chưa liệt kê hết được ở mỗi bài học cụ thể, các ví dụ
đưa ra trong đề tài còn ít . Tuy nhiên,tôi cũng mạnh dạn viết và giới thiệu với
các thầy cô và học sinh được biết.Dù đã rất cố gắng, bài viết vẫn không tránh
khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của cán bộ quản lý
chuyên môn và đồng nghiệp bổ sung cho đề tài để đề tài này thực sự góp phần
giúp cho việc giảng dạy và học tập mơn hóa trong nhà trường phổ thơng ngày
càng tốt hơn, các em học sinh thích và u mơn hố nhiều hơn, là cơ sở để tôi
tiếp tục nghiên cứu, phát triển và mở rộng đề tài cho các phần tiếp theo của
khối 11 và khối 12.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Hà Thị Thương
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] . SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH BÀI TẬP VÀ SÁCH GIÁO VIÊN HÓA
HỌC 10,11,1210,11,12( Nhà xuất bản Giáo Dục)
[2] . PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10,11,12
( Vụ trung học phổ thông)
[3] . CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG CÁC NĂM TỪ 2007-2020
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
[4].CHÌA KHÓA VÀNG HÓA HỌC.
(Người dịch: Từ Văn Mặc và Trần Thị Ái; NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
năm 2002)
[5]. HÓA HỌC THẬT DIỆU KỲ ( Tập 1)
Vũ Bội Tuyền ( Chủ biên); NXB Thanh Niên 2001
24

24


[6].BÀI TẬP LÍ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM HÓA HỌC.
( Cao Cự Giác - Nhà xuất bản giáo dục)
[7].CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG MÔN HÓA 2018: MÔ ĐUN 1
[8]. BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG MÔN HÓA HỌC THPT:
MÔ ĐUN 2, MÔ ĐUN 3
[9]. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH XẾP LOẠI C TRỞ LÊN:

ST
T

1

2

3

TÊN ĐỀ TÀI SKKN
Gây hứng thú học tập
và phát triển trí tuệ
cho học sinh qua các
bài tập hố học liên
quan đến thực tiễn
Gây hứng thú học tập
và phát triển trí tuệ
cho học sinh thơng qua
kỷ thuật giải nhanh bài
tập phản ứng cộng của
hiđrocacbon không no,
mạch hở với H2”
Gây hứng thú học tập
và phát triển trí tuệ
cho học sinhqua các
bài tập hoá học lớp 10
liên quan đến thực
tiễn"

CẤP ĐÁNH KẾT QUẢ NĂM ĐÁNH

GIÁ
XẾP XẾP
GIÁ VÀ XẾP
LOẠI
LOẠI
LOẠI
Cấp tỉnh

B

2009 - 2010

Cấp tỉnh

C

2015

Cấp tỉnh

C

2018

25

25



×