Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đặc điểm quặng hoá và định hướng công tác thăm dò mangan khu vực làng bài tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
-------o0o-------

HỒNG VĂN VÂN

ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HĨA VÀ ĐỊNH HƯỚNG
CƠNG TÁC THĂM DÒ MANGAN KHU VỰC
LÀNG BÀI - TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
-------o0o-------

HỒNG VĂN VÂN

ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HĨA VÀ ĐỊNH HƯỚNG
CƠNG TÁC THĂM DÒ MANGAN KHU VỰC
LÀNG BÀI - TUYÊN QUANG
Chuyên ngành :
Mã số

:

Địa chất khống sản và thăm dị
60.44.59



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Phương
2. TS. Khương Thế Hùng

HÀ NỘI - 2012


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ
cơng trình nào khác.

Hà Nội, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Vân


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 6
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 7
2. Mục đích........................................................................................................ 7
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Các kết quả và điểm mới đạt được của luận văn .......................................... 8
7. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 8
8. Cơ sở tài liệu tham khảo................................................................................ 9
9. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 9
Chương 1 ........................................................................................................ 10
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT- KHOÁNG SẢN KHU VỰC
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 11
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
ĐỊA CHẤT...................................................................................................... 11
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 11
1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên - kinh tế nhân văn ......................................... 11
1.1.3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất và khai thác.................................. 13
1.2. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC LÀNG BÀI -TUYÊN
QUANG .......................................................................................................... 16
1.2.1 Địa tầng .................................................................................................. 16
1.2.5. Khoáng sản............................................................................................ 20
Chương 2 ........................................................................................................ 23
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 23
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 23
2.1.1.Tổng quan về mangan ............................................................................ 23
2.1.2. Đặc điểm địa hóa và khống vật chứa mangan..................................... 24
2.1.3. Yêu cầu chất lượng quặng mangan vào một số lĩnh vực công nghiệp . 26
2.2. MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN................... 27
2.2.1. Tổ hợp cộng sinh khoáng vật ................................................................ 27
2.2.2. Thời kỳ tạo khoáng ............................................................................... 27
2.2.3. Giai đoạn tạo khoáng ............................................................................ 27
2.3.1. Phân loại các kiểu mỏ trên thế giới....................................................... 28
2.3.2. Phân loại các kiểu mỏ mangan ở Việt Nam.......................................... 30



3

2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRONG LUẬN
VĂN ................................................................................................................ 32
2.4.1. Phương pháp tiệm cận hệ thống kết hợp phương pháp địa chất truyền
thống................................................................................................................ 32
2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu.................................................................. 32
2.4.3. Phương pháp mơ hình hóa .................................................................... 33
2.4.4. Phương pháp đối sánh, kết hợp phương pháp chuyên gia .................... 33
Chương 3 ......................................................................................................... 34
ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA MĂNGAN KHU VỰC LÀNG BÀI ................. 34
3.1. CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT LIÊN QUAN VÀ KHỐNG CHẾ QUẶNG
MANGAN TRONG KHU VỰC..................................................................... 34
3.1.1. Các yếu tố khống chế quặng hóa .......................................................... 34
3.1.2. Các qúa trình phong hóa tạo quặng....................................................... 35
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ QUẶNG MANGAN TRONG KHU VỰC....... 35
3.2.1. Quặng đặc xít ....................................................................................... 35
3.2.4. Quặng eluvi - deluvi.............................................................................. 37
3.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KÍCH THƯỚC THÂN QUẶNG................... 39
3.3.1. Quặng Gốc............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Quặng eluvi – deluvi ............................................................................. 51
3.4. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT QUẶNG .............................. 52
3.4.1. Thành phần khoáng vật ......................................................................... 52
3.5. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ KIẾN TRÚC QUẶNG............................... 62
3.5.1. Cấu tạo quặng........................................................................................ 62
3.5.2. Kiến trúc quặng ..................................................................................... 63
3.6. THỨ TỰ SINH THÀNH VÀ TỔ HỢP CỘNG SINH KHOÁNG VẬT. 68
3.7. SƠ BỘ NHẬN ĐỊNH NGUỒN GỐC THÀNH TẠO QUẶNG

MANGAN....................................................................................................... 69
3.7.1.Quặng gốc .............................................................................................. 69
3.7.2. Quặng eluvi - deluvi.............................................................................. 70
Chương IV ..................................................................................................... 72
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THĂM DÒ
QUẶNG MANGAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.......................................... 72
4.1. PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG............................................................... 72
4.1.1. Tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm................................................................ 72
4.1.2. Tiêu chuẩn phân vùng ........................................................................... 72


4

4.1.3. Kết quả phân vùng ................................................................................ 73
4.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN ............................................. 74
4.2.1. Lựa chọn phương pháp đánh giá........................................................... 74
4.3. ĐỊNH HƯỚNG CƠNG TÁC THĂM DỊ............................................ 78
4.3.1. Mục tiêu quy hoạch thăm dị................................................................. 79
4.3.2. Diện tích quy hoạch thăm dị ................................................................ 80
4.3.3.Định hướng cơng tác thăm dị ................................................................ 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 84
1. Kết luận ....................................................................................................... 85
2. Kiến nghị:.................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ giao thơng khu vực Làng Bài – Tuyên Quang,


10

tỷ lệ 1: 2.500.000
Hình 1.2: Bản đồ địa chất và khoáng sản khu vực Làng Bài –

15

Tuyên Quang, tỷ lệ 1: 50.000
Hình 3.3: Mặt cắt địa chất khu vực Nà pết

43

Hình 3.4: Mặt cắt địa chất khu vực Nà pết

44

Hình 3.5: Mặt cắt địa chất khu vực khn Thẳm

46

Hình 3.6: Mặt cắt địa chất khu vực khn Thẳm

47

Hình 4.7: Bản đồ và phân vùng triển vọng khu vực Làng Bài –

72

Tuyên Quang, tỷ lệ 1: 50.000



6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các khống vật cơng nghiêp chính của mangan
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp đặc điểm cơ bản các thân quặng mangan gốc trong khu
vực Làng Bài
Bảng 3.2: Bảng đặc trưng thống kê hàm lượng mangan trong thân quặng
gốc khu vực Làng Bài
Bảng 3.3: Bảng tính đặc trưng thống kê hàm lượng Fe2O3 trong thân quặng
gốc khu vực Làng Bài
Bảng 3.4. Bảng tính đặc trưng thống kê hàm lượng SiO2 trong thân quặng
gốc khu vực Làng Bài
Bảng 3.5. Bảng tính đặc trưng thống kê hàm lượng P trong thân quặng gốc
khu vực Làng Bài
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa các nguyên tố trong
quặng gốc Mn khu vực Làng Bài – Tuyên Quan
Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa các nguyên tố trong
quặng eluvi- deluvi Mn khu vực Làng Bài – Tuyên Quang
Bảng 3.8. Bảng thứ tự sinh thành và tổ hợp cơng sinh khống vật trong quặng
Mn khu vực Nà Pết
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tài nguyên quặng Mn trong các
thân quặng đã xác định khu vực Làng Bài.
Bảng 4.2. Bảng dự tính tài nguyên quặng Mn thuộc diện tích triển vọng khu
vực Làng Bài
Bảng 4.3 mạng lưới bố trí cơng tác thăm dị

25
50

59
59
60
60

63

63
74
78

79
81


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước; ngồi các chính sách
ưu tiên về phát triển giao thông, năng lượng, khu chế xuất, thì ngành cơng
nghiệp khai khống cũng đang được nhiều cơng ty, doanh nghiệp đầu tư và có
những đóng góp to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó mangan là
khoáng sản kim loại đang được nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm đầu
tư, thăm dò, khai thác.
Tuyên Quang là một trong ba tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc nước ta
được đánh giá là có tiềm năng về khống sản mangan phân bố ở nhiều nơi và
đới quặng Mangan Làng Bài là có tiềm năng hơn cả. Trong đó khu Nà Pết là
một phần của đới quặng đã được thăm dò sơ bộ năm 1983, trữ lượng khoảng
116 ngàn tấn. Nhìn chung, cơng tác nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên

mangan ở khu vực Làng Bài còn nhiều hạn chế và phiến diện. Vì vậy, việc
nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm quặng hoá làm cơ sở khoanh vùng triển
vọng, dự báo tài nguyên để định hướng công tác thăm dò Mangan khu vực
Làng Bài là cấp thiết.
Đề tài: “Đặc điểm quặng hóa và định hướng cơng tác thăm dò
Mangan khu vực Làng Bài - Tuyên Quang” được học viên lựa chọn nhằm
góp phần giải quyết yêu cầu của thực tiễn nêu trên.
2. Mục đích
Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm quặng hóa, đánh giá tiềm năng và
phân vùng triển vọng làm cơ sở định hướng công tác thăm dò, khai thác
quặng Mangan khu vực Làng Bài , tỉnh Tuyên Quang.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích và khái qt hóa đặc điểm địa chất khu vực
nghiên cứu. Xác lập các yếu tố địa chất liên quan và khống chế quặng hóa
mangan nhằm làm sáng tỏ đặc điểm phân bố quặng mangan trong khu vực
Làng Bài – tỉnh Tuyên Quang.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ thành phần vật chất, chất lượng, tính chất kỹ
thuật,... quặng Mangan khu vực Làng Bài – tỉnh Tuyên Quang.
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác thăm dò
mangan khu vực nghiên cứu.


8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Quặng mangan (gốc và eluvi –
deluvi) phân bố trong khu vực Làng Bài tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu: Khoáng sản Mangan và các thành tạo địa chất
liên quan đến Mangan khu vực Làng Bài - Tuyên Quang.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ trên, học viên sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp tiệm cận hệ thống, kết hợp phương pháp địa chất truyền
thống để nhận thức về đặc điểm địa chất, đặc điểm phân bố các thành tạo địa
chất chứa mangan khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích mẫu (khoáng tướng, lát mỏng).
- Áp dụng phương pháp toán thống kê và phương pháp dự báo sinh
khoáng định lượng để đánh giá tiềm năng tài nguyên quặng mangan đã xác
định và chưa xác định ở khu vực Làng Bài.
- Áp dụng phương pháp chuyên gia, kết hợp phương pháp đối sánh để
đề xuất định hướng cơng tác thăm dị quặng mangan trong khu vực nghiên
cứu.
6. Các kết quả và điểm mới đạt được của luận văn
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ đặc điềm chất lượng, đặc
điểm phân bố, dự báo tài nguyên, trữ lượng và định hướng cơng tác thăm dị
tương ứng từng kiểu quặng mangan có mặt trong khu vực nghiên cứu.
- Khu vực Làng Bài có tiềm năng tài ngun quặng mangan khơng lớn,
hàm lượng thuộc loại trung bình – nghèo, nhưng thành phần vật chất tương
đối đơn giản, dễ tuyển và có điều kiện kinh tế thuận lợi. Ngoài quặng gốc
trong một số khu vực cịn có triển vọng về quặng eluvi – deluvi (quặng lăn)
tập trung ở Nà Pết, Khuôn Thẳm...
7. Ý nghĩa khoa học của luận văn
7.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu cho phép nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về
đặc điểm phân bố, thành phần vật chất quặng và tài nguyên các kiểu quặng
mangan phân bố trong khu nghiên cứu.
- Góp phần hồn thiện phương pháp luận đánh giá tài ngun khống
sản và cơng tác thăm dị khống sản nói chung quặng mangan nói riêng.



9

7.2. Giá trị thực tiễn
- Cung cấp cho các nhà quản lý và doanh nghiệp về tiềm năng tài
nguyên khoáng sản Mangan khu vực Làng Bài làm cơ sở định hướng cơng
thăm dị và khai thác hiệu quả.
- Cung cấp hệ phương pháp thăm dò, dự báo tài nguyên mangan có thể
áp dụng cho các vùng khác có đặc điểm địa chất khoáng sản tương tự.
8. Cơ sở tài liệu tham khảo
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở tài liệu:
- Đặng Ka và nnk (1974), Phương án tìm kiếm tỷ mỉ 1:10.000 và tìm
kiếm sơ bộ 1:25.000 đới quặng Làng Bài.
- Ma Công Lệ( 1983), Báo cáo về kết quả cơng tác thăm dị sơ bộ mỏ
mangan Nà Pết - Hà Tuyên (trữ lượng tính đến ngày 1/3/83).
- Nguyễn Duy Quang và nnk(1985), Báo Cáo tìm kiếm tỷ mỉ mỏ
mangan Làng Bài – Hà Tuyên 1:10.000 .
- Nguyễn Phương và nnk (2006). Báo cáo kết quả quặng mangan khu
vực Đồng Tâm, huyện Bắc Quang.
Nguyễn Phương và nnk (2011), Đề án thăm dò quặng mangan khu vực
mở rộng mỏ Nà Pết và Khn Thẳm huyện Chiêm Hóa tỉnh Tun Quang .
- Nguyễn Kinh Quốc và nnk (1973) Bản đồ địa chất 1:200.000 tờ Bắc
Cạn F48-VI.
- Cơng ty Cp Khống sản và Cơ khí, 2010. Hiện trạng khai thác quặng
mangan khu mỏ Nà Pết từ (1997 – 2010).
- Các tài liệu do học viên thu thập trong thời gian học tập và viết luận
văn tại trường ĐH Mỏ - Địa Chất.
9. Cấu trúc của luận văn
Gồm 4 phần Mở đầu, phần nội dung được trình bày từ trang 7 đến trang
85 kết luận và kiến nghị, với hình và bảng
Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Tìm kiếm - Thăm dò trường ĐH

Mỏ - Địa Chất, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS-TS. Nguyễn Phương và
TS. Khương Thế Hùng.


10

Bản đồ giao thông


11

Chương 1
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT- KHOÁNG SẢN KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA
CHẤT

1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực Làng Bài nằm trong 2 tờ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ
1:200.000 là tờ Bắc Kạn và tờ Tuyên Quang, được giới hạn bởi toạ độ:
22°00’ - 22°40’ độ vĩ bắc
105°00’ - 106°00’ độ kinh đông
nằm trên tở bản đồ F48-VI tờ Bắc Cạn chiếm diện tích khoảng trên 28 km2 .
1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên - kinh tế nhân văn
a. Đặc điểm địa hình:
Trong vùng gồm ba dạng địa hình chính là: Đồi núi cao, đồi núi thấp và
thung lũng.
- Dạng địa hình đồi núi cao:
Phía đơng bắc là những dãy núi đá vơi, dốc đứng đỉnh nhọn, có nhiều
hang hốc karstơ (đỉnh cao nhất là 817m) kéo dài theo phương tây bắc – đông

nam. Phía tây các dãy các dãy núi cao kéo dài tây bắc – đông nam. Sườn dốc
đỉnh cao, cao nhất là 540m. Phía tây nam là các dãy các dãy núi cao kéo dài
tây bắc –đông nam. Sườn dốc giảm dần về phía đơng bắc, đỉnh cao nhất là Pù
Trạng 620m. Phía tây nam là các dãy các dãy núi có phương kéo dài bắc –
nam. Sườn dốc, đỉnh cao nhất là Pù Cạn 980m.
- Dạng đồi núi thấp tiếp giáp với dãy núi cao về phía tây nam là những
dải đồi thấp, sườn thoải, đỉnh trịn có hướng kéo dài tây bắc – đông nam.
- Thung lung tiếp giáp với những dãy núi đá vơi ở phía đơng bắc là
những thung lũng tạo thành những cánh đồng bậc thang có hướng chạy tây
bắc – đơng nam.
b. Sơng, suối
Suối Làng Giàng là suối lớn nhất vùng có hướng chạy theo bắc nam,
suối bắt nguồn từ Bình An đổ vào Ngồi Quãng, Tân Mỹ. Dòng chảy quanh
co uốn lượn chiều rộng lòng suối từ 20m đến 40m. Lưu lượng thay đổi theo
mùa, lớn nhất vào mùa mưa (Tháng 7: 244,58 m3/s), lưu lượng nhỏ nhất vào
mùa khô (Tháng 3: 2,37m3/s).


12

- Lưu lượng trung bình mùa mưa: 36,18m3/s.
- Lưu lượng trung bình mùa khơ: 5,1m3/s.
Đổ vào suối Làng Giàng có hai suối chính là suối Phúc Sơn và suối Minh
Quang.
- Suối Phúc Sơn bắt nguồn từ chân đèo Lai ở phía đơng bắc vùng mỏ
và đổ vào suối Làng Giàng chiều dài dịng chảy là 8km. Đoạn thượng lưu có
hướng chảy tây bắc – đơng nam, đoạn hạ lưu có hướng chảy đông tây, nguồn
cung cấp nước cho suối này bao gồm suối Bài, suối Ngoãng và các suối nhỏ
khác.
- Suối Minh Quang: Bắt nguồn từ đèo Bụt và đổ vào suối Làng Giàng,

đoạn suối chảy qua phạm vi khu vực Làng Bài dài 95km suối có hướng chảy
thay đổi từ Làng Niêm đến Nà Hon là hướng chảy Bắc Nam, từ Nà Hon đến
Làng Giàng có hướng tây đơng.
+ Hệ thống suối nhánh nhỏ: Đổ vào ba suối chính trên, trong vùng có
nhiều suối nhánh nhỏ và khe cạn, bắt nguồn từ những dãy núi cao chảy xuống
có lưu lượng tăng vào mùa mưa.
c. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu trong vùng mang đặc trưng của miền nhiệt đới gió mùa và
được chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô: từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ dao
động từ 20 - 30°C, mùa đông và mùa xuân dao động từ 10 - 18°C có khi
xuống 5°C trời lạnh nhiều sương mù ít mưa trời nắng .
- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm thường có những trận
mưa lớn gây lũ lụt với lượng mưa trung bình hàng tháng khoảng 400 - 600
mm/tháng.
c. Kinh tế nhân văn
Dân cư trong vùng phân bố không đều, chủ yếu là người Tày, Dao,
Hoa, Kinh (người Kinh ở Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình lên xây
dựng kinh tế mới từ năm 1966) họ sống thành những làng bản thưa thớt ở ven
suối dọc đường quốc lộ. Nhân dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa
nước và làm nương rẫy. Trong vùng có trường tiểu học, trung học cơ sở và
trạm y tế ở trung tâm các xã, đã có đường điện chạy dọc theo các xã. Nhân
dân trong vùng nói chung có cuộc sống khá ổn định. Nhìn chung nhân dân
trong vùng dân cư thưa thớt, kinh tế phát triển không đồng đều.


13

d. Giao thông
- Đường bộ: Giao thông khá thuận tiện, có đường nhựa đi từ khu vực

Làng Bài ra đến trung tâm huyện Chiêm Hóa đi thành phố Tuyên Quang, nối
vào quốc lộ số 2 chạy qua các tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội.
- Đường thủy: Từ Hà Nội đi ngược theo sơng Hồng qua Việt Trì ngược
theo sông Lô qua thành phố Tuyên Quang ngược sông Gấm đến thị trấn
Chiêm Hóa, từ Chiêm Hóa đi ơtơ lên khu vực Làng Bài dài 35km (hình 1.1.
Bản đồ địa chất và khoáng sản khu vực Làng Bài – Tuyên Quang).
1.1.3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất và khai thác
a. Công tác nghiên cứu địa chất vùng
Do sớm phát hiện ra quặng ăngtimon vùng Chiêm Hóa và chì, kẽm chợ
Đồn, việc nghiên cứu địa chất đã được các nhà địa chất người Pháp, chuyên
gia Liên Xô (cũ) và các nhà địa chất Việt Nam tập trung nghiên cứu, đáng kể
là các cơng trình nghiên cứu sau:
* Trong thời kỳ Pháp thuộc họ đã nghiên cứu địa chất nhằm mục đích
đánh giá triển vọng khống sản phục vụ cho việc khai thác quặng ăngtimon và
chì, kẽm trong khu vực.
* Từ ngày hịa bình lập lại, chun gia Liên Xô (cũ) và các nhà địa chất
Việt Nam đã tập trung nghiên cứu một cách hệ thống hơn, trong đó đáng kể là
các cơng trình :
- Năm (1965), A.E. Dovjicov và nnk đã tiến hành công tác đo vẽ bản
đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000 và xếp các trầm tích lục
nguyên xen carbonat vào tuổi Proterozoi.
- Năm (1968), Phạm Đình Long và nnk đã tiến hành công tác đo vẽ
bản đồ địa chất tờ Tuyên Quang tỷ lệ 1: 200.000, trong đó có khu vực nghiên cứu.
- Năm (1970 – 1973), đoàn địa chất 205 tiến hành đo vẽ thành lập bản
đồ địa chất từ Bắc Cạn tỷ lệ 1: 200. 000 do Nguyễn Kim Quốc làm chủ biên,
năm 1973 đoàn địa chất đã phát hiện ra đới quặng manga Làng Bài, trong
cơng trình này các nhà địa chất đã xếp các đá chứa quặng mangan vào hệ
tầng Phia Phương (D1pp).
- Năm (1983), Đoàn Địa chất 107 (Liên đoàn địa chất số I) tiến hành
thăm dị sơ bộ phần phía đơng khu vực Nà Pết trên diện tích 0,84 km2, do Ma

Cơng Lệ chủ biên. Mạng lưới thăm dị đã thi cơng 100x50m, cơng tác thăm
dị chỉ tập trung đánh giá chất lượng và tính trữ lượng quặng gốc. Tổng trữ


14

lượng, tài nguyên đã tính được là 116,34 ngàn tấn; trong đó trữ lượng cấp C1
là 87,25 ngàn tấn, cấp C2 là 26,79 ngàn tấn.
- Năm (1985), Nguyễn Văn Hoành và nnk tiến hành chỉnh biên bản đồ
địa chất loạt tờ Đông Bắc Bắc Bộ tỷ lệ 1: 200.000 và xếp các trầm tích lục
nguyên xen carbonat trong vùng vào hệ tầng Phia Phương (D1pp) và hệ tầng
Mia Lé (D1ml).
- Năm (1985), Đoàn Địa chất 107, Liên đoàn Địa chất I (nay là Liên
đồn Đơng Bắc), tiến hành cơng tác tìm kiếm tỷ mỉ mỏ mangan Làng Bài Hà Tuyên tỷ lệ 1: 10.000.
- Năm 2011 – đến nay Cty Cp Khống Sản và Cơ Khí kết hợp với Cơng
ty Cổ phần tư vấn triển khai công nghệ Mỏ - Địa chất (CODECO) tiến hành thi
cơng đề án thăm dị quặng mangan khu vực mở rộng mỏ Nà Pết và Khn
Thẳm huyện Chiêm Hóa tỉnh Tun Quang.
b. Hiện trạng khai thác quặng Mangan khu vực Làng Bài
- Trong phạm vi thăm dò sơ bộ (1973), từ năm 1979 đến năm 1997,
Cơng ty Pin ác quy Văn Điển (Tổng cục hóa) khai thác, sản lượng hàng năm
không được tổng hợp. Theo tài liệu tổng hợp của Cơng ty CP Khống sản và
Cơ khí tổng hợp từ (1984 – 2009), cả hai Công ty đã khai thác được 39 - 40
ngàn tấn. Trữ lượng quặng cịn lại trong diện tích thăm dị sơ bộ (1983) khoảng
74 ngàn tấn.
- Từ 1997 đến nay, Cơng ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí được phép
tiếp tục khai thác trên diện tích Cơng ty Pin ác quy khai thác trước đây. Từ
năm 2005 đến 2010, sản lượng khai thác bình quân 8.000 - 10.000 tấn/năm,
độ thu hồi sau tuyển đạt ≥ 80% (trên sàng 1mm), tổn thất khai thác ≤ 10%,
hàm lượng tinh quặng ≥ 30% Mn. Do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng,

Công ty dự kiến từ năm 2011sẽ nâng công suất khai thác lên 20 ngàn tấn/năm.
Trữ lượng trong phạm vi thăm dị sơ bộ chỉ bảo đảm cho Cơng ty hoạt động
trong khoảng thời gian 3 - 4 năm; ngoài ra cịn có các cơng ty khác như Cơng
ty Cổ phần Khống sản và Cơng nghiệp Chiến Cơng, Cơng ty Thành Công …
cũng đang khai thác quặng tại khu vực Làng Bài.
- Theo tài liệu khai thác của Công ty Cổ phần Khống sản và Cơ khí trong
nhiều năm qua, với quặng ngun khai có hàm lượng Mn trung bình 6 - 8%
(quặng gốc) và 4 - 6% (quặng eluvi - deluvi), theo công nghệ tuyển hiện tại của
Công ty có thể thu hồi tinh quặng với hàm lượng Mn đạt 35 - 40%, độ thu hồi đạt
trên 80% và khai thác có hiệu quả kinh tế.


15

(Bản đồ địa chất vùng hni 1.2)


16

1.2. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC LÀNG BÀI TUYÊN QUANG

1.2.1 Địa tầng
Tham gia vào cấu trúc địa chất khu vực Làng Bài bao gồm các hệ
tầng trầm tích sau : (Bản đồ địa chất vùng hình 1.2)
GIỚI PALEOZOI – HỆ DEVON, THỐNG DƯỚI

Hệ tầng Phia Phương (D1 PP)
Hệ tầng do Nguyễn Kinh Quốc (trong Tống Duy Thanh và nnk., 1986) xác
lập.
Hệ tầng Phia Phương lộ ra rộng rãi ở trung tâm và phần đông bắc khu vực

Làng Bài. Hệ tầng gồm có 2 phân hệ tầng
- Phân hệ tầng dưới (D1 pp1): lộ ra chủ yếu ở phần đông bắc khu vực
Làng Bài bao gồm 3 tập.
+ Tập 1: Đá phiến sericit xen quarzit vôi, đá vôi xám sáng, đá hoa dạng
sọc dải; dày 100m.
+ Tập 2: Đá hoa dạng đường, đá vôi dạng khối hoặc phân lớp dày, màu
xám sáng; dày 150m.
+ Tập 3: Đá vôi sét, vôi silic phân lớp mỏng, đá phiến silic, đá phiến sét
sericit xám đen; dày 200m.
Bề dày của phân hệ tầng dưới: 450m.
- Phân hệ tầng trên (D1 pp2): Lộ ra ở khu vực Làng Bài thành những dải
hẹp, thường viền quanh phân hệ tầng dưới. Thành phần gồm đá phiến sericit
xen quarzit, thạch anh sericit và đá phiến silic. Mặt cắt dọc theo đường đèo
Uy - đèo Vấp được chia làm 3 tập.
+ Tập 1: Đá phiến sét sericit xen đá vôi xám trắng, sét vôi, phân lớp
mỏng; dày 150-200m, chứa Amphipora sp, Pachyfavosites sp.
+ Tập 2: Quarzit vôi xen với đá phiến thạch anh - sericit, đá phiến vôi
xám; dày 200-250m.
+ Tập 3: Đá phiến sét sericit xen đá vơi, quarzit vơi xám sáng, đơi chỗ có
thấu kính đá hoa; dày 200m.
Phân hệ tầng trên dày 550-700m. Tổng bề dày của hệ tầng khoảng
1000-1150m.


17

Hệ tầng Phia Phương có vẻ nằm khơng chỉnh hợp trên hệ tầng Phú
Ngữ, thể hiện ở vùng Tân Trào, song không quan sát được trực tiếp. Các lớp ở
phần trên của hệ tầng chuyển tiếp liên tục lên hệ tầng Mia Lé. Hệ tầng được
xếp vào Devon hạ.

Hệ tầng Mia Lé (D1 ml)
Deprat, (1915), Serie de Mielé xếp vào Orđovic trên - Gothlandien dưới,
Dương Xuân Hảo, (1973) xếp vào điệp Mia Lé (D2e).
Hệ tầng phân bố khá rộng ở phía tây nam diện tích khu vực Làng Bài
có quan hệ không gian chặt chẽ với hệ tầng Phia Phương, hệ tầng được chia ra
làm 2 phân hệ tầng.
- Phân hệ tầng dưới (D1 ml1): Cát kết dạng quarzit, cát bột kết sericit,
đá phiến sét và ít cát kết thạch anh; dày 400m. Chứa Tay cuộn Euryspirifer
tonkinensis, Dicoelostrophia annamitica, Pygnacina, tuổi Devon sớm.
- Phân hệ tầng trên (D1 ml2): Đá phiến sét- sericit, sét vơi phân lớp
trung bình, đá vơi xám tái kết tinh, thấu kính đá vơi đen. Chứa San hô
Favosites aff. saurini, Squameofavosites cf. cechicus. Đá vôi vùng Khe Lau
(ngã ba Lô-Gâm) chứa Aulacophyllum cf. vesiculatum, Tryplasma sp.,
Coenites sp., Thamnopora sp.,.... Dày 200-300m.
Hệ tầng Mia Lé nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Phia Phương. Về phía trên,
hệ tầng bị đá vôi hệ tầng Bắc Sơn phủ không chỉnh hợp. Hệ tầng được xếp
vào Devon hạ dựa vào hoá thạch tay cuộn thuộc phức hệ Euryspirifer
tonkinensis phổ biến rộng rãi ở nước ta.
HỆ DEVON, THỐNG DƯỚI – THỐNG GIỮA

Hệ tầng Khao Lộc (D1-2 kl)
Hệ tầng do (Tống Duy Thanh và nnk., 1986) xác lập phân bố ở khu vực
tây nam của diện tích khu vực Làng Bài, tạo thành dải nằm dọc theo các đứt
gãy kiến tạo phương tây bắc - đông nam.
- Phân hệ tầng dưới (D1-2 kl1): thành phần chủ yếu gồm đá vơi đen, sét
vơi có chứa Amphipora sp., Chaetetes sp.. Dày 420m.
- Phân hệ tầng trên (D1-2 kl2): gồm các đá phiến sét sericit, cát kết dạng
quartzit xen lớp mỏng đá vôi. Dày 350m.
Hệ tầng Khao Lộc nằm bất chỉnh hợp giữa hệ tầng Mia Lé. Dựa vào
hoá thạch và quan hệ địa tầng, được xếp vào Devon dưới thống giữa.



18

GIỚI MESOZOI
HỆ TRIAS, THỐNG TRÊN, BẬC NORI – BẬC RETI

Hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl)
Năm (1966), Tạ Hoàng Tinh, Phạm Đình Long xếp vào điệp Văn Lãng.
Hệ tầng phân bố tạo thành trũng ở khu vực Làng Bài. Dựa vào thành
phần trầm tích, có thể chia hệ tầng Văn Lãng thành 2 phân hệ tầng.
- Phân hệ tầng dưới (T3n-r vl1): cuội kết cơ sở, cát kết vôi xám sẫm, bột
kết vơi xám đen, sét than, ít vỉa than mỏng, chuyển lên đá vôi sét đen phân
lớp mỏng, dày 450- 550m. Bột kết vơi thường chứa ít hố thạch Hai mảnh
Unionites damdunensis, trong khi đó sét than chứa phong phú vết in lá như
Goeppertella memoria watanabei, Clathropteris meniscioides, C. microloba,
Anomozamites gracilis, v.v. có nhiều dạng chung với thực vật Hịn Gai tuổi
Nori-Ret.
- Phân hệ tầng trên (T3n-r vl2): phân bố hạn chế ở nhân các nếp lõm
nhỏ, gồm cuội sạn kết, xen cát kết, bột kết xám vàng, trên cùng là cát kết, bột
kết nâu đỏ hoặc xám xen các thấu kính cuội kết thạch anh - silic chỗ dày nhất
đến hàng chục mét; dày 750 - 800m. Thành phần hạt của cuội kết, sạn kết là
thạch anh, silic, quarzit với xi măng là cát kết.
Hệ tầng Văn Lãng nằm khơng chỉnh hợp trên các đá cổ hơn, đồng thời
nó lại bị hệ tầng Hà Cối phủ không chỉnh hợp bên trên. Dựa vào hoá thạch
thực vật và động vật đã thu thập được và đối sánh với các hệ tầng chứa than
Trias khác, hệ tầng được định tuổi Nori-Ret.
Bề dày chung của hệ tầng đạt khoảng 1200 - 1500 m.
GIỚI KAINOZOI


Hệ Đệ Tứ (Q)
Các trầm tích hệ Đệ Tứ phân bố dọc các thung lũng nhỏ. Phân bố trên
độ cao 40-50m, thường gọi là thềm bậc IV và bậc III. Tuy nhiên chúng có
diện phân bố hẹp nên khơng thể hiện được chi tiết mà gộp chung vào tuổi Đệ
tứ không phân chia (apQ).
1.2.2.Các thành tạo magma xâm nhập
Trong phạm vi khu vực Làng Bài có mặt các đa magma xâm nhập
thuộc phức hệ Ngân Sơn diện lộ nhỏ nằm ngay cạnh bờ suối cách khu mỏ
mangan Làng Bài khoảng 4km về phía bắc tây bắc.


19

- Phức hệ Ngân Sơn (γD3 ns) do Phan Viết Kỷ (trong Đào Đình Thục,
Huỳnh Trung và nnk.) xác lập năm (1995).
Phức hệ gồm các khối: Nghiêm Sơn, Núi Là, Đồng Xung, Loa Sơn,...; có
2 pha.
- Pha 1 (γD3 ns1): Granit biotit, plagiogranit dạng gneis yếu, granit 2
mica hạt nhỏ - vừa dạng porphyr.
- Pha 2 (γD3 ns2): Đá mạch aplit, pegmatit, có màu sáng.
Đặc điểm hố học: Các đá của phức hệ có hàm lượng (%): SiO2= 63 75,7; Al2O3= 13 - 16,4; FeO+MgO = 0,99 - 7,4; CaO= 0,68 - 5,03; tổng kiềm = 5,8 8,3 với K2O > Na2O.
Đặc điểm địa hoá: Các nguyên tố đặc trưng là Be, Nb, Pb, Zn luôn cao
hơn Clark từ 1 đến 1,8 lần.
Khống vật phụ có apatit, zircon, orthit, turmalin, granat, silimanit,
galenit và cassiterit.
Phức hệ Ngân Sơn được xếp tuổi trước Devon muộn.
Ngoài ra, các hoạt động nhiệt dịch được phát triển trong các khe nứt kiến
tạo chủ yếu là các mạch calcit nhiệt dịch, đơi chỗ có biểu hiện vi mạch thạch
anh nhiệt dịch.
1.2.3. Cấu trúc kiến tạo

Diện tích nghiên cứu nằm trong đới Lô Gâm, thuộc miền kiến tạo đơng
bắc Bắc Bộ có dạng phức nếp lõm ở lưu vực sông Gâm. Các đứt gãy trong
khu vực nghiên cứu phát triển khá phức tạp, bao gồm hai hệ thống chính là
TB - ĐN và ĐB - TN.
Hệ thống đứt gãy chạy theo phương tây bắc - đông nam có vai trị phân
chia cấu trúc địa chất khu vực, sự hoạt động hoạt động làm xuất hiện nhiều
đứt gãy nhánh. Đặc biệt trong diện tích khu Làng Bài, hệ thống đứt gãy này
có vai trị khống chế quặng hố mangan rất quan trọng.
1.2.4. Đặc điểm địa mạo
Theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái, khu vực Làng Bài chia ra các yếu
tố địa mạo sau:


20

a. Địa hình núi đồi xâm thực - bóc mịn
Được cấu thành bởi các đá trầm tích lục nguyên và lục nguyên hệ tầng
Phia Phương, hệ tầng Mia Lé, hệ tầng Văn Lãng. Chiếm phần lớn diện tích
nghiên cứu. Thành phần thạch học bao gồm sét kết, cát kết, đá phiến sét, đá
phiến sét vôi, đá vôi phân lớp mỏng. Lớp vỏ phong hoá khá dày từ 1- 2 m đến
hàng chục mét, thành phần chính là sét lẫn bụi và dăm sạn tảng. Trên bề mặt
địa hình, lớp phủ thực vật nghèo nàn, được nhân dân địa phương khai thác
làm nương rẫy và đất ở.
b. Địa hình Karst
Bao gồm các khối núi đá vôi phân cắt mạnh kiểu địa hình kastơ cấu tạo
bởi các đá vơi của các hệ tầng Phia Phương, Mia Lé và Khao Lộc.
Các khối núi đá vơi phân cắt mãnh liệt hồn tồn tương phản với địa
hình núi thấp. Các bề mặt sườn núi dốc đến dốc đứng, lởm chởm dạng răng
cưa, bề mặt sườn có độ dốc 50 - 600.
c. Địa hình tích tụ

Quy mô phân bố hẹp, tập trung dọc theo các thung lũng suối lớn tạo
nên các bãi bồi và thềm bậc I. Thành phần đa dạng gồm cuội, sỏi, cát, sét.
1.2.5. Khoáng sản
a. Khoáng sản kim loại
Trong phạm vi khu vực Làng Bài có các loại khống sản kim loại chính
gồm:
* Quặng Mangan
Mangan được phát hiện ở 3 xã Minh Quang, Phúc Sơn và Tân Mỹ
thuộc huyện Chiêm Hoá, gồm mỏ Nà Pết, Khn Thẳm và 4 điểm khống
sản: Thượng Giáp, Phiên Lang, Khúc Phụ, Pù Chang. Mangan chủ yếu có
dạng vỉa mỏng nằm xen trong đá lục nguyên - silic hệ tầng Pia Phương, hàm
lượng mangan thấp và dao động lớn, từ 5-30%, qui mô nhỏ. Riêng mỏ Nà pết,
mangan được làm giàu do phong hoá thấm đọng, tạo thành các mạch đặc xít
dày 0,6m hoặc giữ vai trị xi măng gắn kết trong các đới cà nát, dày 1-4m,
hàm lượng mangan khá ổn định từ 25-26%, trữ lượng cấp C1+C2: 115.920 tấn,
tài nguyên dự báo 2.320.000 tấn. Hiện các điểm Thượng Giáp, Phiêng Lang,


21

Nà Pết đã và đang được khai thác . Đới quặng đã được đồn địa chất 107 tiến
hành tìm kiếm và đánh giá triển vọng.
* Quặng Angtimon
Quặng angtimon phân bố chủ yếu ở phía bắc và đơng bắc huyện lỵ
Chiêm Hóa tạo thành những điểm quặng hoặc những mỏ nhỏ (Khn Phục,
Khn Vai, Làng Vai, Làng Mỏ…qua cơng tác tìm kiếm tỉ mỉ đã sơ bộ tính
được 162.630 tấn, gồm 5.246 tấn kim loại angtimon.
Mỏ angtimon Làng Bài đã được bộ cơ khí luyện kim trước đây tiến
hành khai thác.
* Vàng

- Trên địa bàn vùng đã phát hiện đã và ghi nhận điểm khống sản có
chứa vàng, bạc, tập trung chủ yếu ở khu vực Ngọc Hội (Chiêm Hoá).
Khu vực Ngọc Hội tập trung gần như toàn bộ tài nguyên vàng, bạc.
Trong số 4 mỏ, điểm quặng ở khu vực này, 2 mỏ Làng Vài và Khn Phục có
trữ lượng lớn nhất. Tại 2 mỏ này đã phát hiện 52 thân quặng có hàm lượng
Au>1g/T, trong đó có 21 thân quặng có hàm lượng Au>4g/T. Ngồi vàng, bạc
cịn có antimon, arsen.
Ngồi ra cịn có 2 điểm vàng sa khống là Đầm Hồng (nằm trong khu
vực Ngọc Hội) và Bình An (xã Bình An, Chiêm Hố), 2 điểm này đều có qui
mơ nhỏ, có thể tiến hành khai thác tận thu. Trong diện tích có biểu hiện vàng
gốc và vàng sa khống.
Như vậy, mặc dù vàng, bạc có trữ lượng khơng lớn nhưng phân bố khá
tập trung và thường đi kèm với các khoáng sản khác. Do vậy rất thuận lợi cho
việc thăm dò, khai thác kết hợp với các loại khống sản khác như chì, kẽm,
barit. Khu vực Ngọc Hội có triển vọng nhất với 2 mỏ Làng Vài và Khn
Phục đã được tìm kiếm đánh giá.
* Sắt
Sắt trong vùng đã phát hiện và điều tra Làng Mỏ (Chiêm Hoá). Các
điểm này đều thuộc loại sắt magnetit, chất lượng khá tốt, nhưng qui mơ nhỏ,
mức độ nghiên cứu cịn hạn chế.


22

b. Khoáng sản nhiên liệu
* Than
Than trong khu vực nghiên cứu phân bố tại xã Linh Phú, huyện Chiêm
Hóa, than đá phân bố trong các đá của hệ tầng Văn Lãng. Qua cơng tác tìm
kiếm của đồn 13 (sau này là đoàn 110) cho thấy than thuộc loại antsraxit và có
chất lượng khá tốt, quy mơ nhỏ chỉ có ý nghĩa cơng nghiệp địa phương.

c. Khống sản phi kim loại
* Đá vơi xây dựng
Trong vùng khống sản phi kim loại chủ yếu là đá vôi xây dựng. Đá
vôi gặp khá phổ biến ở nhiều nơi và nằm xen trong các đá lục nguyên của một
số hệ tầng: Pia Phương, Mía Lé,... chiều dày trên dưới 100m. Chúng lộ thành
dải kéo dài khoảng vài km hoặc tạo thành khối núi, chất lượng khá tốt, hàm
lượng CaO trên 50%, đạt chỉ tiêu đá vôi xi măng và làm vật liệu xây dựng. Do
điều kiện giao thông và nhu cầu chưa nhiều, đá vôi trong khu vực Làng Bài
chưa được quan tâm nghiên cứu.


23

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Tổng quan về mangan
Mangan là nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hồn có ký hiệu
Mn và số thứ tự 25. Nó được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên (đôi khi kết
hợp với sắt), trong một số loại khoáng vật. Ở dạng nguyên tố tự do, mangan là
kim loại quan trọng trong các hợp kim công nghiệp, đặc biệt là thép không gỉ.
Quặng mangan bắt đầu được sử dụng từ cuối thế kỷ XVIII để làm
thuốc màu và dùng trong kỹ nghệ hóa chất. Năm 1774, người ta đã thu được
mangan kim loại khi nung pyroluzit bằng than. Nửa cuối thế kỷ XIX, mangan
được sử dụng rộng rãi khi người ta chế thép hợp kim. Thép có mangan sẽ làm
tăng tính dẻo, dai và cứng.
Ngày nay, ngành luyện kim đen đã sử dụng 90 - 95% tổng sản lượng
mangan, số còn lại sử dụng trong cơng nghiệp hóa chất, chế tạo pin khô, cực
điện, sản xuất thủy tinh, tráng men, đồ gốm, chế mặt nạ phịng độc. Sunfat

mangan làm phân bón cho đất loại kiềm và trung tính, đặc biệt là đất giàu vơi.
Mangan có khả năng khử S, làm chảy rã xỉ, mở đường cho phản ứng luyện
kim tránh cho thép khơng bị oxy hóa q mức trong q trình luyện thép.
Mangan khử oxi ở khâu chót trong q trình luyện kim cuối cùng cho
xỉ MnS. Mangan tham gia trong thành phần của nhiều hợp kim đặc biệt. Các
hợp kim này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau
nhất là công nghiệp chế tạo máy .v.v.
Sản phẩm quặng mangan được dùng nhiều làm nguyên liệu đầu vào
luyện feromagan, một hợp chất quan trọng dùng trong các ngành cơng nghiệp
luyện thép. Ngồi ra, mangan cũng được sử dụng trong nhiều ngành công
nghiệp khác như công nghiệp nhuộm, sản xuất sơn .v.v.
Mangan là kim loại màu nâu xám, giống sắt. Đây là một loại kim loại
cứng và rất giịn, khó nóng chảy, nhưng lại bị oxy hóa dễ dàng. Mangan kim
loại chỉ có từ tính sau khi đã qua xử lý đặc biệt. Trạng thái oxy hóa phổ biến
của nó là +2, +3, +4, +6 và +7, mặc dù trạng thái oxy hóa từ +1 đến +7 đã
được ghi nhận. Mn2+ thường tương tác với Mg2+ trong các hệ thống sinh học,
và các hợp chất có mangan mang trạng thái oxy hóa +7 là những tác nhân oxy
hóa mạnh.


×