Tải bản đầy đủ (.doc) (154 trang)

Quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ em các trường mầm non quận nam từ liêm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ MAI HỒI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHỊNG NGỪA XÂM HẠI
CHO TRẺ EM CÁC TRƢỜNG MẦM NON
QUẬN NAM TỪ LIÊM - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ MAI HỒI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHỊNG NGỪA XÂM HẠI
CHO TRẺ EM CÁC TRƢỜNG MẦM NON
QUẬN NAM TỪ LIÊM - HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dƣơng Hải Hƣng

HÀ NỘI - 2018



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các
đồng chí cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà Nội
II đã giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Dương Hải Hưng, người thầy tâm huyết đã tận tình giúp đỡ tơi từ những bước
đi đầu tiên xây dựng ý tưởng nghiên cứu, cũng như luôn hướng dẫn, động
viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Phịng giáo dục
và Đào tạo quận Nam Từ Liêm và các đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,
giáo viên trong quận, đã cung cấp số liệu quý báu, động viên và tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tơi trong q trình viết luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng bản luận văn cịn nhiều thiếu sót, kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các nhà khoa học, cô giáo và đồng
nghiệp để luận văn được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, tháng …. năm 2018
Tác giả

Trần Thị Mai Hoài


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác và
trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các

nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Vậy tơi viết Lời cam đoan này kính đề nghị Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 xem xét để tôi được bảo vệ Luận văn theo đúng thời gian.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Trần Thị Mai Hoài


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................3
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
8. Cấu trúc luận văn...........................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG
NGỪA XÂM HẠI TRẺ EM TRONG TRƢỜNG MẦM NON...................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ em
trong trường mầm non.......................................................................................7
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước........................................................................... 7
1.1.2. Nghiên cứu trong nước............................................................................9
1.2. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................... 11

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà trường...............................................................11
1.2.2. Trẻ em....................................................................................................13
1.2.3. Xâm hại trẻ em...................................................................................... 15
1.2.4. Hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em.................................................16
1.2.5. Quản lý phòng ngừa xâm hại trẻ em.....................................................17
1.3. Giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ em trong trường mầm non.................17
1.3.1. Mục tiêu giáo dục phòng ngừa xâm hại................................................17
1.3.2. Nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại............................................... 18
1.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức...........................................................22
1.4. Vị trí, vai trị, chức năng của hiệu trưởng trường mầm non.....................24


1.5. Quản lý giáo dục phòng ngừa, xâm hại trẻ em của hiệu trưởng ở trường
mầm non..........................................................................................................26
1.5.1. Mục tiêu quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ em trong trường
mầm non.......................................................................................................... 26
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ em trong
trường mầm non..............................................................................................26
1.5.3. Quản lý phương pháp, hình thức phịng ngừa xâm hại trẻ em trong
trường mầm non..............................................................................................29
1.5.4. Cơ sở vật chất, thiết bị, các học liệu để tổ chức hoạt động giáo dục
phòng ngừa xâm hại cho trẻ............................................................................30
1.5.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý phòng ngừa xâm hại trẻ
em trong trường mầm non...............................................................................31
1.6. Những yếu tố tác động tới việc quản lý giáo dục phòng ngừa, xâm hại trẻ
em trong trường mầm non...............................................................................33
1.6.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội xung quanh trường mầm non.................33
1.6.2. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền, đồn thể đối với hoạt
động giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ em trong trường mầm non................35
1.6.3. Năng lực của Hiệu trưởng trường mầm non ảnh hưởng đến hoạt động

quản lý giá dục phòng ngừa xâm hại trẻ.........................................................35
1.6.4. Đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non......................................................36
1.6.5. Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị.....................................38
1.6.6. Sự đồng lòng phối hợp, ủng hộ của phụ huynh học sinh...................... 38
Kết luận chƣơng 1.........................................................................................39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA
XÂM HẠI CHO TRẺ EM TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM NON, QUẬN
NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................................... 40
2.1. Vài nét khái quát về quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội..............................40


2.1.1. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội........................................................40
2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển GD&ĐT quận Nam Từ Liêm............41
2.1.3. Đặc điểm giáo dục mầm non của Quận nam Từ liêm, Hà Nội.............42
2.2. Mô tả khảo sát thực trạng.........................................................................46
2.2.1. Mục đích khảo sát................................................................................. 46
2.2.2. Nội dung khảo sát..................................................................................46
2.2.3. Phương pháp, mẫu khảo sát..................................................................47
2.2.4. Thang đánh giá......................................................................................48
2.3. Thực trạng giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ ở các trường mầm non
Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội...........................................................................48
2.3.1. Thực trạng về mục tiêu giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ.............48
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ 51
2.3.3. Thực trạng về phương pháp GDPNXH cho trẻ.....................................54
2.3.4. Thực trạng sử dụng phương tiện GDPNXH cho trẻ..............................55
2.3.5. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ .. 57

2.3.6. Đánh giá chung thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại
cho trẻ ở các trường mầm non........................................................................ 59
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ ở các trường

mầm non trên địa bàn quận Nam Từ Liêm......................................................61
2.4.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non...................61
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục phòng ngừa xâm hại và chỉ đạo thiết
kế xây dựng chương trình cho trẻ ở trường mầm non.....................................63
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ ở
trường mầm non..............................................................................................65
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ ở trường
mầm non.......................................................................................................... 67
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá GDPNXH cho trẻ ở trường mầm non .. 70


2.4.6. Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, các học liệu giáo
dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ ở trường mầm non...................................... 73
2.4.7. Đánh giá chung thực trạng quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho
trẻ ở các trường mầm non...............................................................................75
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng ngừa xâm
hại cho trẻ ở trường mầm non......................................................................... 78
Kết luận chƣơng 2.........................................................................................81
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA XÂM

HẠI TRẺ EM TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ
LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................... 82
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp............................................................82
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống..........................................................................82
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn..........................................................................82
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa............................................................................82
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả..........................................................................83
3.2. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng
ngừa xâm hại trẻ em trong các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội...................................................................................................... 83

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, GV và ngành GD địa phương về
giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ em..............................................................83
3.2.2. Tuyên truyền phổ biến cho cộng đồng, gia đình về cách phịng ngừa
xâm hại trẻ em.................................................................................................86
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ ở
trường mầm non..............................................................................................91
3.2.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục phòng ngừa xâm hại ở trường
mầm non.......................................................................................................... 95


3.2.5. Chỉ đạo xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên thực
hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa cho trẻ..................................................98
3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung học liệu để tổ chức tốt giáo
dục phòng ngừa xâm hại...............................................................................100
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................102
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp...................... 104
3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm......................................................................... 104
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm.......................................................................104
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm.........................................................................104
3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm........................................................................104
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý GDPNXH cho trẻ ở các trường mầm non........................................106
3.4.6. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho ở trường mầm non.....................109
Kết luận chƣơng 3.......................................................................................112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................118


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


Cán bộ quản lý

CBQL

Chăm sóc giáo dục

CSGD

Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân

HDND-UBND

Nhà xuất bản

NXB

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Mầm non

MN

Giáo dục và Đào tạo

GD&ĐT

Giáo dục mầm non


GDMN

Giáo dục phòng ngừa xâm hại

GDPNXH

Giáo dục thường xuyên

GDTX

Giáo viên

GV

Quản lý giáo dục

QlGD

Trung học cơ sở

THCS

Trung học phổ thông

THPT


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng, trình độ của CBQL và giáo viên mầm non của

11 trường trên địa bàn Quận............................................................................44
Bảng 2.2. Mức độ xây dựng mục tiêu GDPGXH cho trẻ ở trường mầm non 49
Bảng 2.3. Mức độ thực hiện nội dung GDPNXH cho trẻ............................... 52
Bảng 2.4. Mức đánh giá các phương pháp GDPNXH cho trẻ ở trường
mầm non..........................................................................................................54
Bảng 2.5. Mức đánh giá các phương tiện tổ chức GDPNXH cho trẻ.............55
Bảng 2.6. Mức đánh giá các hình thức tổ chức GDPNXH cho trẻ.................57
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp thực trạng GDPNXH cho trẻ ở trường mầm non . 59
Bảng 2.8. Đội ngũ hiệu trưởng 05 trường nghiên cứu.................................... 61
Bảng 2.9. Đội ngũ giáo viên 05 trường nghiên cứu........................................ 62
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện lập kế hoạch và thiết kế chương trình GDPNXH
cho trẻ..............................................................................................................64
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện tổ chức triển khai chương trình giáo dục phịng
ngừa xâm hại cho trẻ.......................................................................................66
Bảng 2.12.. Mức độ chỉ đạo GDPNXH cho trẻ ở trường mầm non................69
Bảng 2.13. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình GDPNXH...........71
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, các học
liệu trong GDPNXH........................................................................................73
Bảng 2.15. Bảng tổng hợp đánh giá quản lý GDPNXH cho trẻ ở trường mầm non75

Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý GDPNXH...........79
Bảng 3. 1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý
GDNXH cho trẻ ở các trường mầm non....................................................... 106
Bảng 3. 2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý
GDPNX cho trẻ ở các trường mầm non........................................................108


Bảng 3. 3. Bảng tổng hợp kết quả khảo nghệm giữa mức độ cần thiết và tính khả

thi của các biện pháp quản lý GDPNXH cho trẻ ở trường mầm non............110

Bảng 3. 4. Biểu đồ mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
GDPNXH cho trẻ ở trường mầm non........................................................... 110


1

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàng ngày, trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị xâm hại dưới nhiều
hình thức khác nhau. Xâm hại trẻ em xảy ra mọi lúc, mọi nơi, với nhiều mức
độ, nguyên nhân khác nhau. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam đang diễn ra khơng
chỉ ở các thành phố lớn mà cịn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi xảy
ra với tất các em học sinh ở mọi lứa tuổi trong đó có trẻ em tuổi mầm non.
Tình trạng xâm hại trẻ em hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết và là mối
lo, nỗi niềm trăn trở của ngành giáo dục, của cha mẹ học sinh và toàn xã hội.
Vì vậy, để bảo vệ trẻ em khơng bị xâm hại là một trong những vấn đề cần
thiết cấp bách đối với xã hội hiện nay. Đây là trách nhiệm khơng chỉ của mỗi
cá nhân mà của tồn xã hội. Những người làm công tác liên quan đến trẻ em
như cán bộ y tế, cán bộ xã hội, công an, người chăm sóc trẻ,… Đặc biệt là cha
mẹ, thầy cơ giáo có vai trị quan trọng trong việc phịng ngừa, phát hiện, ứng
phó với những nguy cơ bị xâm hại dưới mọi hình thức khác nhau.
Ngày nay, xã hội càng phát triển thì vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em
càng được nêu cao nhất là quyền được bảo vệ khỏi bị xâm hại tinh thần và
thân thể. Nhưng song song với quyền được bảo vệ ấy thì những hành vi vi
phạm quyền của trẻ em lại xảy ra ngày càng nhiều. Xã hội càng phát triển thì
càng kéo theo những con người hư hỏng, thiếu văn hoá và nhiều lắm những
tên yêu râu xanh thường xuyên rình rập, đợi cơ hội để dở trò đồi bại, ngay cả
những đứa trẻ đáng tuổi con, tuổi cháu của chúng. Thật đáng sợ nếu như
những hình ảnh đó ngày càng được truyền đi trên các phương tiện thông tin
đại chúng và là nguồn thông tin khiến cha mẹ các em, người yêu thương và

coi các em như những viên ngọc quý trở lên hoang mang, khơng biết cịn tin
gì vào những con người sống quanh mình và họ cần hơn bao giờ hết những


2

kiến thức, những hiểu biết về các kỹ năng để dạy con em mình tránh được
những nguy hiểm đang rình dập. Thật khó khi nói đến những vấn đề về giới
tình, những vấn đề mà trẻ em lứa tuổi mầm non còn chưa thật sự hiểu hết
được khi chúng còn quá nhỏ. Chúng ta phải làm sao để trẻ hiểu và biết tự
phòng tránh, tự bảo vệ bản thân khỏi những tình huống xấu, những tình huống
mà nếu xảy ra sẽ đem lại những hệ lụy cho chính bản thân trẻ, cho gia đình và
cho xã hội. Một bài tốn khó đề ra cho tất cả những người đã và đang nghiên
cứu về vấn đề này là phải làm sao tìm ra được giải pháp giúp những người
làm cha, làm mẹ có hiểu biết đúng để truyền đạt lại cho con mình, giúp bé có
những kỹ năng cần thiết trong việc bảo vệ chính mình.
Giáo dục phịng ngừa xâm hại trẻ em là một lĩnh vực khó chưa được đưa
vào chương trình dạy phổ biến cho trẻ lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó nhiều ý
kiến cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ em mầm non là quá sớm và ngại nhắc
đến chuyện tế nhị này trước trẻ. Để chất lượng giáo dục phòng ngừa xâm hại
trẻ đạt hiệu quả cao địi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên được đào tạo
chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm, tự tin. Với tình hình hiện nay, cơng tác
giáo dục phịng ngừa xâm hại đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn càng
nhiều hơn với các giáo viên trẻ chưa xây dựng gia đình. Trước thực tế đó là
cán bộ quản lý trong trường mầm non tôi đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ của mình với tiêu đề: “Quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ
em các trường mầm non quận Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về việc quản lý giáo dục
phòng ngừa xâm hại trẻ em các trường mầm non, đề tài đề xuất một số biện

pháp quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ em các trường mầm non quận
Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.


3

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ em
các trường mầm non quận Nam Từ Liêm
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại
cho trẻ em tại các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp, khả thi thì hiệu
quả quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ em trong các trường
mầm non quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ em.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ em và thực
trạng công tác quản lý giáo dục giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ em các
trường mầm non, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp quản lý giáo dục phòng ngừa
xâm hại cho trẻ em các trường mầm non, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà
Nội.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Chủ thể quản lý
Hiệu trưởng các trường mầm non
6.2 Giới hạn về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho
trẻ em tại các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu trên các trường mầm non công lập.
Trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm có 11 trường mầm non cơng lập. Đề tài
này nghiên cứu trên 05 trường mầm non công lập trong địa bàn quận.


4

+ Trường mầm non Tây mỗ A – phường Tây Mỗ
+ Trường Mầm non Phùng Khoang– phường Trung Văn
+ Trường Mầm non Đại Mỗ B – phường Đại Mỗ
+ Trường Mầm non Mỹ Đình I – phường Mỹ Đình
+ Trường Mầm non Xuân Phương – phường Xuân Phương
6.4. Giới hạn về đối tượng khảo sát
Nghiên cứu: 105 người
+ Ban giám hiệu:15 người (05 hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng)
+ Tổ trưởng chuyên môn các khối: 20 người
+ Giáo viên: 70 người của 05 trường mầm non trên địa bàn Quận Nam
Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa một số các tài liệu:
Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ
em của các nước cũng như ở Việt nam.
Nghiên cứu các tài liệu về cơng tác quản lý phịng ngừa xâm hại trẻ em
trong gia đình, cộng đồng, xã hội và nhà trường trong thời kỳ hiện nay.
Phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản, tham khảo các cơng
trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Mục tiêu: Tìm hiểu thơng tin của cơng tác quản lý giáo dục phịng ngừa

xâm hại cho trẻ trong thực tế từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức bằng phương
pháp quan sát.


5

Đối tượng: Tham dự và quan sát trực tiếp việc triển khai các kế hoạch
hoạt động, hoạt động của giáo viên trong q trình giáo dục phịng ngừa xâm
hại cho trẻ, kế hoạch sinh hoạt chủ đề, sự kiện...
Nội dung: Việc quản lý tổ chức giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ ở
trường mầm non. Nhận định về khả năng nhận biết các hành vi xâm hại và kỹ
năng phịng vệ khi có dấu hiệu bị xâm hại.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục tiêu: tìm hiểu mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo
dục phòng ngừa xâm hại và kĩ năng vận dụng nhận thức đó vào cơng tác quản
lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại.
Đối tượng: Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) và giáo
viên.
Nội dung: Các phiếu hỏi được xây dựng với từng nhóm tìm hiểu với hệ
thống câu hỏi cho các đối tượng trả lời.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia: tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực
có liên quan đến quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo
viên về thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại cho
trẻ và hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp đề xuất trong đề tài.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm chứng sự cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.2.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phân tích, tổng hợp các bài
báo, bài viết, báo cáo, các đề tài trên tập san có liên quan đến đề tài.
7.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu điều tra


6

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho
trẻ em trong trường mầm non
+ Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ
em trong các trường mầm non quận Nam từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
+ Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ em
trong các trường mầm non quận Nam từ Liêm, Thành phố Hà Nội.


7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA
XÂM HẠI TRẺ EM TRONG TRƢỜNG MẦM NON

1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý giáo dục phòng ngừa xâm hại trẻ
em trong trƣờng mầm non
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Vấn nạn xâm hại trẻ em đang ở mức báo động ở các nước trên thế giới,
ngay cả đối với các quốc gia hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu
về xâm hại trẻ em và giáo dục về xâm hại trẻ em cũng được trở thành một vấn
đề cấp bách.
Nghiên cứu của Tổng thư ký Liên hợp quốc về tình trạng bạo lực trẻ em
cho thấy mức độ, quy mơ của tình trạng xâm hại trẻ em trên phạm vi toàn cầu.

Đây là nghiên cứu đầu tiên lớn nhất cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các
hình thức và qui mơ của của nạn bạo hành diễn ra hàng ngày đối với trẻ em.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bạo hành không chỉ diễn ra ở trương học, nơi cơng
cộng mà nó cịn diễn ra ngay chính trong gia đình của trẻ.
“Đánh giá về tình trạng bạo lực trẻ em ở Đông Nam Á và Châu Á Thái
Bình Dương” do UNICEF tiến hành năm 2002 đã tiến hành nghiên cứ ở nhiều
nước khác nhau như Australia, Trung Quốc, Combodia, Indoxia, Việt Nam,…
Nghiên cứu đã cho thấy hiện nay dữ liệu định lượng và định tính về tình hình
bạo hành với trẻ em ở các quốc gia còn hạn chế. Sự cởi mở và nhận thức về
vấn đề bạo lực với trẻ em ở các quốc gia là khác nhau. Và để có sự thay đổi
nhận thức của người dân về vấn đề này cần có một thời gian nhất định và cân
có sự nâng cao nhận thức của chính các em về xâm hại và những qui định
khác trong công ước quốc tế về Quyền Trẻ em.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng trẻ bị xâm hại xảy ra ngày
càng gia tăng trong xã hội. Trẻ bị xâm hại ở rất nhiều môi trường khác nhau


8

như ở nhà, ở trường học, ở các tổ chức, ở nơi làm việc, tại cộng đồng, trên
đường phố, và ngay cả trên mạng. Và những nghiên cứu đã có những thống kê
cụ thể về các vụ xâm hại trẻ em. Trong báo cáo của tổ chức "Sáng kiến toàn
cầu nâng cao nhận thức về bạo lực ở trẻ em" cho biết, gần 3 trong 4 trẻ em
phải đối mặt với bạo lực mỗi năm. Ông Cornelius Williams, Trưởng Ban Bảo
vệ Trẻ em của UNICEF cho biết “Tổn hại đối với trẻ em trên toàn thế giới
thực sự rất đáng lo ngại. Trẻ nhỏ bị tát vào mặt; trẻ em gái và trẻ em trai bị
ép tham gia các hành vi tình dục; trẻ vị thành niên bị giết hại tại chính cộng
đồng của các em – bạo lực đối với trẻ em khơng chừa một ai và khơng có
ranh giới”…. Khơng chỉ tổ chức Unicef có những nghiên cứu về vấn đề
xâm hại trẻ em mà còn rất nhiều các tổ chức, cá nhân trên thế giới đã có các

cuộc điều tra nghiên cứu về vấn đề này để từ đó có thể đưa ra những phương
hướng hoạt động nhằm chấm dứt tình trạng này như nhóm Cơng tác toàn cầu
chấm dứt bạo lực trẻ em; hay tổ chức cứu trợ trẻ em Thủy Điển đã phát hành
cẩm nang “Hãy tôn trọng! Đây là cơ thể tôi”; dự án tuổi thơ do AusIAD và tổ
chức tầm nhìn thế giới thực hiện….
Theo một đạo luật mới được ban hành ở Anh Quốc, giáo dục giới tính sẽ
trở thành mơn học bắt buộc trong giáo trình giảng dạy của tất cả các trường
học trên toàn nước. Từ năm 2010 trẻ em 5 tuổi bắt đầu được giáo dục giới
tính với tên gọi của chương trình “Khóa học Nhà nước u cầu” cho đến khi
tốt nghiệp trung học cơ sở. Chương trình học được chia làm 04 phần tương
ứng với 04 độ tuổi. Các bé sẽ được giảng dạy những điều căn bản về kha giải
phẫu cũng như quan hệ nam nữ.
Malaysia trẻ em được học giới tính từ khi lên 4. Chương trình học của
các bé do Bộ phát triển Phụ nữ, Gia đình và Cộng đồng, Bộ Giáo dục, những
chuyên gia và các tổ chức phi chính phủ biên soạn.


9

Tóm lại, trên thế giới đề tài nghiên cứu về xâm hại trẻ em đã được rất
nhiều các tổ chức, các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhằm chấm dứt tình
trạng bạo lực với trẻ em.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhận thức được điều đó, Việt
Nam đã là một trong các đất nước phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền Trẻ
em từ rất sớm vào năm 1990. Bên cạnh đó, nước ta cịn có Luật Bảo vệ chăm
sóc và giáo dục trẻ em. Ngoài ra nước ta cũng đã xây dựng và thực hiện
chương trình hành động quốc gia vì trẻ em ở các cấp. Việt Nam thừa nhận trẻ
em được hưởng mọi quyền cơ bản của con người thông qua hiến pháp và pháp
luật. Tuy nhiên vấn nạn xâm hại trẻ em tại Việt Nam ngày càng có tình trạng

gia tăng. Và chính điều đó trở thành một đề tài cấp thiết cho các ngành nghiên
cứu khoa học nhằm đưa ra được định hướng trong giáo dục nhằm giảm thiểu
tình trạng xâm hại trẻ em. Tuy nhiên hầu hết các đề tài nghiên cứu vấn đề
riêng lẻ như lạm dụng tình dục, xâm hại tình dục, bóc lột, bạo lực học
đường…
Năm 2003, có nghiên cứu về “tình trạng lạm dụng trẻ em tại Việt Nam”
do Unicef thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đời sống tồn tại nhiều
loại bạo lực trẻ em. Phát hiện đáng chú ý nhất của nghiên cứu là tình trạng
đánh trẻ nhằm “giáo dục” hay kỷ luật trẻ là khá phổ biến trong các nhà trường
và các gia đình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bậc phụ huynh đã có ý thức
rằng phương pháp đánh trẻ để dạy dỗ trẻ là một phương pháp lạc hậu có thể
gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhưng trên thực tế phương pháp này vẫn
được áp dụng rộng rãi.
Một trong những vấn nạn cấp thiết đang xảy ra tại nước ta chính là tình
trạng lạm dụng tình dục hay chứng kiến bạo lực trẻ em đang ngày càng nhiều.
Trong nghiên cứu “Thực trạng xâm hại trẻ em qua một số khảo sát nhanh tại


10

Hà Nội” của chương trình phịng chống xâm hại tình dục trẻ em Hà Nội do tổ
chức Csap thực hiện đã chỉ ra một số các hình thức xâm hại trẻ em tại một số
trường nội thành. Khảo sát đã được tiến hành với 674 em học sinh cấp độ tuổi
tiểu học và cấp 2 đã có kết quả các em bị người nhà đánh đập là 11%, bị sao
nhãng là 4.2%. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tất cả các hình thức xâm hại đều
xảy ra tại địa bàn nghiên cứu.
Trong những năm gần đây bạo hành ở nhà trường đang có những diễn
biến phức tạp. Theo thống kê được báo cáo tại Hội Nghị Châu Á Thái Bình
Dương lần thứ 2 về phịng chống tai nạn thương tích diễn ra ở Hà Nội, trong 3
năm 2005 – 2007 thì trung bình mỗi năm nước ta có 475 trường hợp tử vong

do tự tử và 114 trường hợp trẻ tử vong do bạo hành. Nhà trường, nơi hội tụ
đầy đủ những mặt tích cực về cả tri thức, đạo đức, văn hóa, chính trị,.. nhưng
hiện tượng bạo hành ngày càng diễn ra phức tạp. Hậu quả của việc bạo hành
trong nhà trường gây tác động lâu dài cả về mặt thể xác và tinh thần đặc biệt
đối với lứa tuổi trẻ mầm non.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, trong 5 năm từ 2012- 2016 cả
nước phát hiện hơn 8.200 vụ trẻ em bị xâm hại với gần 10.000 nạn nhân, tăng
258 nạn nhân so với 5 năm trước. Trong đó, số vụ bị xâm hại tình dục chếm
tới 5.300 vụ, chiếm khoảng 65%.
Từ những con số thống kê về tình trạng xâm hại trẻ em cũng như những
kêt quả của các đề tài đã nghiên cứu tôi nhận thấy rằng các đề tài nghiên cứu
thường tập trung ở ngành xã hội học, dân số,… và đối tượng nghiên cứu
thường tập trung ở độ tuổi cấp 1,2,3, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn
đề xâm hại của trẻ lứa tuổi mầm non cũng như cách quản lý giáo dục về xâm
hại trẻ em. Mặc dù trong những năm qua, những vụ việc về xâm hại trẻ em
lứa tuổi mầm non diễn ra rất nhiều. Vì thế tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề
tài này.


11

1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà trường
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Khái niệm về Quản lý theo từ điển “Giáo dục học”: “Quản lý là hoạt
động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức” [17,tr197]
Theo tác giả Trần Kiểm: “ Quản lý là những tác hoạch định của chủ thể
quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các

nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngài tổ chức (chủ yếu là nội
lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”
[30,tr74]
Như vậy: Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng một hệ thống
các luật lệ, chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện
các mục tiêu xác định.
Trong quá trình quản lý, chủ thể tiến hành các hoạt động cơ bản như:
xác định mục tiêu, chủ trương, chính sách, kế hoạch; tổ chức thực hiện, điều
chỉnh các hoạt động để thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong đó, mục tiêu quan
trọng nhất là nhằm tạo ra mơi trường, điều kiện cho sự phát triển của đối
tượng quản lý. Chúng ta có thể định nghĩa khái niệm quản lý như sau:
“Quản lý là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều
khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong
cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ,
định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức
hoặc lợi ích của cơng việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia”.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quá trình quản lý giáo dục là hoạt động của các chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đưa hệ
thống giáo dục đạt tới mục tiêu dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất.


12

Quản lý giáo dục vừa là một hiện tượng xã hội (hiện tượng hoạt động, lao
động, công tác), vừa là một loại quá trình xã hội (quá trình quản lý) đồng thời
cũng là một hệ thống xã hội (hệ thống quản lý).
Quản lý giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo
dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của

nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giáo
dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục, dựa trên
thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Thuật ngữ “quản lý nhà trường” có thể xem là đồng nghĩa với quản lý
giáo dục ở tầm vi mô. Song cần nhận rõ tác động của chủ thể quản lý đến nhà
trường có hai loại tác động từ bên ngoài và tác động bên trong nhà trường.
+ Tác động từ bên ngoài nhà trường là tác động của các cơ quan quản
lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hoạt động dạy
học, giáo dục của nhà trường.
+ Tác động từ bên trong là hoạt động của các chủ thể quản lý của chính
nhà trường nhằm huy động, điều phối, giám sát các lực lượng giáo dục của
nhà trường thực hiện có chiến lược, có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học và giáo
dục đặt ra. Đó là sự tác động của thủ trưởng, người chỉ huy cấp trên đối với
các tổ chức cấp dưới thuộc quyền. Sự tác động đó phải có mục đích, có kế
hoạch và phải tuân theo các nguyên tắc quản lý.
Theo nghĩa một tổ chức, trường học được quản lý giống như mọi tổ
chức khác, nhưng có đặc điểm chun mơn của mình là giáo dục. Bản chất
của quản lý trường học lúc này là gây ảnh hưởng, định hướng và phát triển tổ
chức trường theo mục tiêu và giá trị đã định, dựa trên việc xác định tầm nhìn,
sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược, huy động và sử dụng các nguồn lực, tạo dựng
tên tuổi (thương hiệu) và quản lý văn hóa nhà trường.


13

Theo tác giả Phạm Viết Vượng “Quản lý trường học là lao động của
các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học
sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực
giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [56,

tr17-19]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý nhà trường là tập hợp
những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và
những cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực
lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc
đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo
thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà
trường tiến lên trạng thái mới” [40, tr34]
Vì vậy có thể định nghĩa khái niệm quản lý trường học như sau: quản lý
trường học là quản lý giáo dục tại cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lý là các
cấp chính quyền và chun mơn trên trường, các nhà quản lý trong trường do
hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà trường như một tổ chức
chuyên môn-nghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ sở vật chất - kĩ
thuật, tài chính, đầu tư khoa học - công nghệ và thông tin bên trong trường và
được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn
hiện có.
Vấn đề cơ bản của QLGD là quản lý nhà trường, nhà trường là một tổ
chức cơ sở giáo dục, trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn
diện, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó là tế bào của bất cứ hệ thống
giáo dục ở cấp nào.
1.2.2. Trẻ em
Trẻ em là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau.
Tùy theo nội dung tiếp cận, cấp độ đánh giá hay góc độ nhìn nhận mà đưa ra


×