Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Một số biện pháp quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.27 KB, 126 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng quí trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến quí lãnh đạo, BGH Nhà trường, Khoa Sau Đại học; các giáo sư,
tiến sĩ, các nhà khoa học giáo dục, các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cho đến khi hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị
Mỹ Trinh, mặc dù rất bận nhiều việc nhưng cô luôn tận tình, chu đáo, động
viên khích lệ, trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM, Phòng
Giáo dục - Đào tạo Quận Phú Nhuận, Ban giám hiệu các trường MN nằm
trong địa bàn Quận Phú Nhuận đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi học tập
và nghiên cứu đề tài này.
Tôi luôn tri ân Ban giám hiệu, tập thể GV trường MN Sơn Ca 1, bạn bè
và gia đình đã giúp tôi về tinh thần lẫn vật chất để tôi học tập và hoàn thành
luận văn.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quí Thầy
Cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để công tác nghiên cứu đề tài được hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP.HCM, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận
văn


2

TRƯƠNG BÍCH LOAN



3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học..................................................................................................................2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................3
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................5
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................................5
1.2. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................................13
1.3. Một số vấn đề về hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non......................................25
1.4. Hiệu trưởng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non............28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ của hiệu
trưởng trường mầm non.............................................................................................................34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.....................................................................................................................38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON, QUẬN PHÚ NHUẬN, TP.HCM........................................................................................40
2.1. Khái quát về tình hình phát triền kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục bậc học mầm non trên
địa bàn quận Phú Nhuận.............................................................................................................40
2.2. Thực trạng hoạt động CSSK cho trẻ tại các trường mầm non quận Phú Nhuận, TP.HCM.....46
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động CSSK cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn quận Phú
Nhuận..........................................................................................................................................56
2.4. Đánh giá chung về thực trạng...............................................................................................66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.....................................................................................................................71
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON, QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..........................................72


4

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp........................................................................................72
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động CSSK cho trẻ ở các trường mầm non, quận Phú Nhuận,
TP.HCM........................................................................................................................................74
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất...........................................92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.....................................................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................................96
1. Kết luận...................................................................................................................................96
2. Kiến nghị.................................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................101
PHỤ LỤC

104


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng CB, GV, NV đạt danh hiệu thi đua cá nhân cấp cao trong 3 năm.......................44
Bảng 2.2: Số lượng trẻ mầm non huy động trong 3 năm.................................................................44
Bảng 2.3: Số lượng trường mầm non phát triển trong 3 năm.........................................................45
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp khảo sát chuyên đề “Đổi mới tổ chức bữa ăn” cho trẻ............................46
Bảng 2.5: Số liệu thống kê kết quả công tác nuôi dưỡng ở 10 trường khảo sát trong năm 2012
-2013


47

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát GV về thực trạng vệ sinh tại nhóm lớp.................................................51
Bảng 2.7. Khảo sát việc thực hiện vệ sinh đồ dùng, đồ chơi ở các lớp............................................52
Bảng 2.8: Đánh giá thực trạng công tác y tế ở 10 trường khảo sát..................................................55
Bảng 2.9: Tình hình sức khỏe trẻ ở 10 trường khảo sát..................................................................55
Bảng 2.10. khảo sát thực trạng quản lý hoạt động CSSK của hiệu trưởng ở các trường MN trên địa
bàn quận Phú Nhuận.......................................................................................................................56
Bảng 2.11: Bảng khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch CSSK cho trẻ ở các trường MN...............58
Bảng 2.12: Bảng khảo sát kết quả giáo viên xây dựng kế hoạch CSSK trong năm học 2012 - 2013 ở
10 trường khảo sát..........................................................................................................................59
Bảng 2.13: Bảng khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch CSSK trẻ.....................................59
Bảng 2.14: Bảng khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch...................................................61
Bảng 2.15: Bảng tổng hợp ý kiến của 10 trường khảo sát về công tác quản lý hoạt động CSSK kiểm
tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch........................................................................................62
Bảng 2.16. Số liệu về trình độ đào tạo của cán bộ quản lý..............................................................64
Bảng 2.17. Số lượng, trình độ đào tạo chuyên môn đội ngũ giáo viên các trường mầm non quận
Phú Nhuận giai đoạn 2011à2013..................................................................................................64
Bảng 2.18: Số liệu tổng hợp về sự hỗ trợ của hội CMHS.................................................................66
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất:..............92


6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình quản lý................................................19


7


KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BGH

Ban Giám hiệu

BP

Béo phì

CB, GV, NV

Cán bộ, giáo viên, nhân viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CBYT

Cán bộ Y tế

CMHS

Cha mẹ học sinh

CN

Cân nặng


CS - GD

Chăm sóc - Giáo dục

CSND

Chăm sóc nuôi dưỡng

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSVC

Cơ sở vật chất

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục & đào tạo

GDDD

Giáo dục dinh dưỡng

GDMN


Giáo dục mầm non

GDMN

Giáo dục mầm non

GVMN

Giáo viên mầm non

HT

Hiệu trưởng

KPDD

Khầu phần dinh dưỡng

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MG

Mẫu giáo

MN

Mầm non


NT

Nhà trẻ

PHT

Phó hiệu trưởng

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục


8

SDD

Suy dinh dưỡng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TW


Trung ương

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSDD

Vệ sinh dinh dưỡng

VSMT

Vệ sinh môi trường

YTDP

Y tế dự phòng


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non. Chiến lược
phát triển giáo dục Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát đến 2020 nền
Giáo dục Việt Nam được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, vì thế, chất lượng
Giáo dục phải được nâng cao một cách toàn diện.
Bậc học mầm non có nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc và giáo dục trẻ từ

0-6 tuổi. Trong đó công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ rất quan trọng. Việc
chăm sóc sức khỏe để trẻ mầm non có sự phát triển đúng đắn và vững chắc là
nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của xã
hội. Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non bao gồm nhiều nội dung
như: cung cấp dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày, phòng chống SDD - thừa cân,
béo phì, giáo dục vệ sinh răng miệng ; giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
phòng chống ngộ độc thực phẩm; công tác đảm bảo an toàn, phòng tránh tai
nạn thương tích… Trong đó, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phát
triển thể chất cho trẻ mầm non.
Thực trạng ở các trường mầm non ở quận Phú Nhuận, TP.HCM cho
thấy: công tác CSSK và phòng chống bệnh dịch được triển khai thực hiện
nhưng chưa đi vào chiều sâu, nhiều trường chưa có cán bộ y tế chuyên trách,
công tác phòng và chữa bệnh chưa đạt hiệu quả. Qua thống kê số liệu toàn
quận về số trẻ bị thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng… khá nhiều. Một trong
những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là chưa có những biện pháp
hữu hiệu để quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non.


2

Bên cạnh đó, còn thiếu vắng những công trình khoa học có tính hệ
thống tập trung nghiên cứu về quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
từ 0-6 tuổi trên địa bàn các quận, huyện của TP.HCM.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Một số biện
pháp quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non,
quận Phú Nhuận, TP.HCM.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm
sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn quận Phú Nhuận,
TP.HCM.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường
mầm non tại quận Phú Nhuận, TP.HCM.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý có cơ sở khoa
học, có tính khả thi thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho
trẻ tại các trường mầm non.


3

- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại
trường mầm non, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
- Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non, quận Phú Nhuận,
TP.HCM.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho trẻ 3-5 tuổi ở các trường mầm non Sơn Ca 1, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 15,
Sơn Ca 17 trên địa bàn quận Phú Nhuận.
Thời gian khảo sát: Từ tháng 9 - 2012 đến tháng 12 - 2013.
Thời gian áp dụng các giải pháp quản lý được đề xuất: từ 2013 đến
2015.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận như phân tích tổng hợp tài liệu; phân loại - hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan để
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: điều tra, phỏng
vấn; quan sát các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non; tổng kết
kinh nghiệm quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm
non để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài, đồng thời đánh giá tính cần thiết,
tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
6.3. Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý số liệu thu được.


4

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở
các trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở
các trường mầm non, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho
trẻ ở trường mầm non, quận Phú Nhuận, TP.HCM.


5

CHƯƠNG 1:
1.1.


CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài:
Trong chiến lược phát triển giáo dục, lời mở đầu trong kế hoạch quốc

gia về "Đổi mới hệ thống GDMN" từ năm 1997 của Hàn Quốc cũng đã ghi
nhận rằng môi trường giáo dục đầu đời đóng vai trò thiết yếu trong việc xây
dựng nền tảng phát triển tổng thể của con người. Điều này chứng minh rằng
chăm sóc trẻ ở bậc học mầm non là rất quan trọng, vì đó là tiền đề để GDMN
đào tạo ra những thế hệ trẻ phát triển tốt về tầm vóc, sức khỏe, tinh thần có
thể thích nghi và hội nhập quốc tế.
Chương trình GDMN của Philippines và 1 số nước ở châu Á là chương
trình khung. Các sở có trách nhiệm tự xây dựng chương trình chi tiết và triển
khai trên địa bàn mình quản lí. Môi trường chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ
có đầy đủ các phương tiện học tập, vui chơi và có phân chia các góc hoạt
động. Chương trình GDMN được thực hiện dựa trên việc tổ chức các hoạt
động giáo dục theo hướng tích hợp chủ đề.
Ở Mỹ, Anh... Hiệp hội giáo dục trẻ thơ không khuyến khích các trường
MN phải theo một chương trình mẫu nào, mà họ chỉ cung cấp sự hướng dẫn
và dựa trên nguồn tài liệu phong phú giáo viên được chủ động chọn nội dung,
cách thức và sự đánh giá phù hợp với trẻ của mình.
Ở Úc, chất lượng trường MN được quản lý rất chặt chẽ. Cũng giống
như Mỹ, trước hết là việc chăm sóc để trẻ luôn khỏe mạnh, an toàn và phát
triển tốt về thể chất. Vấn đề quản lý chất lượng chăm sóc sức khỏe, chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non cũng rất được quan tâm nhưng chủ yếu hướng vào việc
hình thành bản lĩnh, tính tự lập, cách ứng xử xã hội và phát triển những tiềm



6

năng cá nhân của trẻ. Trước hết trẻ em phải trở thành con người có giáo dục.
Một phụ huynh đã trình bày quan điểm: “Con tôi lớn, phải thành người tự lập,
có bản lĩnh, suy nghĩ độc lập và ứng xử cho ra hồn người. Còn nó muốn làm
gì, trở thành ai, thành cái gì - Đó phải là quyết định của chính nó”. Vì vậy, nội
dung và phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc
giáo dục trẻ MN rất đa dạng, phong phú và việc quản lý hướng vào kích thích
tính sáng tạo của mỗi giáo viên. (www.mamnon.com)
Vấn đề chăm sóc trẻ em rất được coi trọng ở các trường MN Canada
với mục đích chính là việc cung cấp dịch vụ trong điều kiện cha mẹ bận rộn,
nhưng nhà trường thường để cha mẹ có thể được tham gia vào việc CS-GD
trẻ ở trường. Trong những năm gần đây, có một thay đổi quan điểm quản lý
theo hướng là các dịch vụ sẽ cố gắng nâng cao sự phát triển của trẻ em chứ
không phải chỉ là chăm sóc.
Hầu như tất cả các cơ sở chăm sóc trẻ em được quy định theo pháp luật
là do tư nhân điều hành, thường là trên một cơ sở phi lợi nhuận của các nhóm
phụ huynh, ban giám đốc tự nguyện, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận khác
hoặc trên cơ sở lợi nhuận của cá nhân hoặc doanh nghiệp; đây là cả trường
MN có quy mô nhỏ (Day care).
Chính phủ cũng có những qui định về điều kiện của các nhóm trẻ gia
đình: (1) Giấy phép cá nhân được cấp cho những gia đình đăng ký chăm sóc
trẻ tại gia (Day home), hoặc (2) Các hợp đồng của chính phủ hoặc giấy phép
con của một cơ quan y tế có trách nhiệm. Nhằm đảm bảo các gia đình này
luôn đáp ứng các điều kiện chăm sóc trẻ tương tự như tại các trường mầm
non. Việc kiểm tra được thực hiện bởi các thanh tra viên (có nghiệp vụ và
tuân thủ pháp luật) theo một định kỳ nhất định. Để đảm bảo cho mọi trẻ được
tiếp cận với GDMN tại trường hay tại nhà, các gia đình có trẻ được một



7

khoản trợ cấp khi gửi con đến các trường MN hoặc các tư gia chăm sóc trẻ
được cấp phép; hoặc ba mẹ phải nghỉ làm việc trong một thời gian dài để ở
nhà chăm sóc cho con. Khoản trợ cấp này tùy thuộc vào từng bang; vào điều
kiện và thu nhập của từng gia đình. Ví dụ: trẻ đang sống cùng với ba và mẹ,
một mình mẹ nuôi con (single mother) hay ba một mình nuôi con (single
father). Tuy nhiên, việc gửi con đến các cơ sở CS - GD trẻ được cấp phép vẫn
là khó khăn với các bà mẹ đơn thân hoặc các gia đình có thu nhập thấp.
Nguồn: Thân thiện et al, 2002.
Nhìn chung, những kinh nghiệm về quản lý trường MN ở các nước
phát triển là rất quí giá và đáng để chúng ta học tập. Tuy nhiên, việc vận dụng
chúng vào điều kiện kinh tế - xã hội của chúng ta đòi hỏi phải có một quá
trình chọn lọc, thử nghiệm để phù hợp với những đặc điểm cụ thể của Việt
Nam.
1.1.2. Ở trong nước:
Hiện nay, theo các tài liệu tác giả được biết, ở cấp Quốc gia có nhiều
công trình nghiên cứu về công tác chăn sóc sức khỏe trẻ ở bậc học mầm non
được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Theo nghiên cứu của cô Tào Thị
Hồng Vân về hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ: Thể chất của trẻ em Việt Nam
trong hai thập kỷ qua đã được cải thiện rõ ràng, tuy nhiên cân nặng và chiều
cao trẻ em nước ta còn kém xa so với chỉ số tổ chức y tế thế giới đưa ra vào
1980, chiều cao và cân nặng ở lứa tuổi 5-6 tuổi của trẻ em Hà Nội tương
đương với trẻ em ở Băng Cốc nhưng kém xa trẻ Tokyo, trẻ em Stockholm ở
các lứa tuổi. Trình độ phát triển các tố chất thể lực của trẻ em nước ta cũng
thua kém nhiều nước.
Về sức khỏe tâm thần: Trẻ em Việt Nam gia tăng về chiều cao, cân
nặng, tuổi dậy thì cũng đến sớm hơn trẻ em cùng lứa tuổi ở thập kỷ trước.



8

Trong xã hội hiện tại trẻ em đã tăng cả về tâm lý và sinh lý, tuổi trưởng thành
về sinh lý và sự phong phú về phương diện tâm lý có xu hướng sớm lên trong
khi sự trưởng thành về mặt xã hội (thời điểm trẻ em có đủ tư cách làm một
thành viên lao động xã hội) có chiều hướng kéo dài, tri thức trẻ em ở đô thị
được nâng cao nhiều so với trẻ em ở nông thôn, tri thức và sự phát triển trí tuệ
trẻ phát triển tốt hơn hẳn trẻ hai mươi năm trước.
Về sức khỏe xã hội còn thiếu những nghiên cứu có tính hệ thống để làm
rõ khái niệm sức khỏe xã hội và đánh giá thực trạng sức khỏe xã hội của trẻ
em Việt Nam. tuy nhiên qua ý kiến của một số nhà nghiên cứu có thể đưa ra
nhận định sơ bộ là trẻ em Việt Nam còn chưa được quan tâm rèn luyện đầy đủ
về sức khỏe xã hội, do đó khả năng hòa nhập cộng đồng, tính tự chủ, lòng tự
tin và khả năng tập hợp, chỉ huy cộng đồng còn hạn chế.
Về tình hình bệnh tật và tử vong: Trong thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và
đầu thập kỷ 21 bệnh tật của trẻ em nước ta vẫn mang đặc điểm bệnh tật của
trẻ em của các nước đang phát triển, đặc điểm chủ yếu của mô hình bệnh tật
các bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ đáng kể. Trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh SDD
nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy cấp, tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở lứa tuổi
mầm non khá cao dẫn đến trẻ bị bệnh về tim mạch, đái tháo đường và dễ bị tử
vong, tỉ lệ trẻ mắc và bị tử vong do 6 bệnh lây như: lao, uốn ván, ho gà,
thương hàn, bại liệt, sởi giảm rõ rệt, tai nạn, rối loạn tâm thần, ung thư là
những biến đổi đáng chú ý trong bệnh tật của bé.
Thực trạng trẻ SDD dưới 5 tuổi ngoài cộng đồng: Tỉ lệ SDD chung
(CN theo lứa tuổi) giảm từ 51,5 năm 1985 xuống còn 44,9%, vào năm 1994
còn 39% năm 1998 còn 25,2% năm 2005, trung bình hằng năm giảm 2,04%
(từ 1994 à 2005).
Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mầm non: GDMN thực



9

hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng à 6 tuổi. Trong đó 3
tháng đến 3 tuổi ở tuổi nhà trẻ, trẻ từ 3t à 6 tuổi ở tuổi Mẫu giáo. mẫu giáo
chia làm 3 độ tuổi : 3 - < 4 tuổi ( mẫu giáo bé), 4 - <5 tuổi (mẫu giáo nhỏ, 5 < 6 (Mẫu giáo lớn).
Cán bộ y tế trường học: Theo quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo mỗi
trường mầm non phải có nhân viên làm công tác y tế và có trình độ chuyên
môn từ trung cấp trở lên, diện tích phòng y tế trong trường mầm non theo
quy định là phải đạt 12m2 trở lên, trong phòng y tế phải có các dụng cụ sơ cấp
cứu ban đầu, có một số thuốc thông thường, nhưng thực tế ngành mầm non
sau khi xóa bỏ chế độ bao cấp thì không có biên chế cho CBYT trường mà
giao cho y tế địa phương, GVMN.
Cơ sở vật chất đảm bảo việc CSSK cho trẻ ở trường mầm non: Qua
kết quả một số nghiên cứu cho thấy toàn cục CSVC, trang thiết bị của ngành
học mầm non hiện nay thiếu về lượng, ở những trường đạt chuẩn, trường
điểm của quận, huyện thì nhìn chung các trang thiết bị phục vụ cho công tác
chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục đạt yêu cầu về số lượng và chất
lượng, các trang thiết bị có tính hiện đại tiện lợi, ngược lại ở những trường
phường, trường ở những vùng sâu vùng xa đầu tư về thiết bị của trường còn
thiếu rất nhiều, khoảng cách CSVC giữa các trường có sự chệnh lệch rất xa, ở
những trường nghèo CSVC chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội.
Hiện nay, theo các tài liệu nghiên cứu ở cấp Quốc gia có nhiều công
trình, giải pháp cải tiến công tác QL chỉ đạo, đáp ứng việc nâng cao chất
lượng GDMN được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau:
Cẩm nang một số vấn đề chăm sóc - giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng,
môi trường cho trẻ Mầm non (2005), Vụ Giáo dục mầm non.
Cẩm nang công tác Giáo dục mầm non giai đoạn 2010 - 2015, do


10


Nguyễn Hà Thanh sưu tầm và tuyển soạn (2010), nhà xuất bản lao động.
“Tiếp tục đổi mới công tác Quản lý nâng cao chất lượng Chăm sóc
giáo dục trẻ” của TS. Lê Minh Hà (2011), Vụ Giáo dục mầm non.
“Chương trình Giáo dục mầm non - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn” của TS. Trần Thị Ngọc Trâm.
“Hoạt động sáng kiến kinh nghiệm của trường Mầm non” của TS.
Nguyễn Thị Thanh Hà (2011).
“Một số cơ sở lý thuyết về hoạt động chơi cần quan tâm để nâng cao
chất lượng thực hiện chương trình Giáo dục mầm non” của TS. Nguyễn Thị
Hồng Phượng.
Đặc biệt, một số tác giả chuyên ngành Quản lý giáo dục và Cán bộ
quản lý giáo dục đã nghiên cứu các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng
Giáo dục mầm non có:
“Các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng trẻ của Hiệu trưởng các
trường mầm non công lập quận Phú Nhuận, TP. HCM” của ThS. Nguyễn Thị
Thu Huyền (2009), Hà Nội. Đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
nuôi dưỡng trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non công lập trên địa bàn
quận Phú Nhuận, TP.HCM.
“Thực trạng công tác Quản lý việc phòng chống béo phì cho trẻ ở các
trường mầm non tại Q.Tân Bình, TP.HCM” của ThS.Nguyễn Thị Diễm Hằng
“Các hoạt động phòng chống béo phì cho trẻ tại các trường mầm non
quận Gò Vấp, TP.HCM” của cô Nguyễn Thị Liên Mai.
“Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
ở các trường mầm non tư thục Quận 11 TP.HCM ” của Lê Thị Thu Ba
Hội thảo “Phát triển chăm sóc - giáo dục mầm non Việt Nam - Vấn đề


11


và giải pháp” do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Hà
Nội thống nhất đánh giá rằng trong những năm qua, Đảng và Chính phủ Việt
Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục mầm
non; nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non ngày càng
được nâng cao, các địa phương quan tâm, chăm lo, ưu tiên đầu tư nguồn lực
phát triển giáo dục mầm non và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Ngành giáo dục mầm non đã đẩy mạnh việc triển khai đổi mới hình thức tổ
chức chăm sóc - giáo dục trẻ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
quản lý và chăm sóc - giáo dục trẻ. Do đó, chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ
không ngừng được nâng cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm
non toàn quốc bình quân hàng năm giảm xuống 2,1%.
Tuy nhiên, theo Wendy K Jarvie (nguyên Giám đốc Vụ Chăm sóc Giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ em của Chính phủ Liên bang Úc), mặc dù
hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại có những ưu điểm cần tiếp tục phát huy
hơn nữa, thì chặng đường để đảm bảo tất cả trẻ em khi lên 6 tuổi đều được
chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cấp tiểu học và chất lượng Giáo dục mầm non
đạt chuẩn quốc tế vẫn còn rất dài và rằng Việt Nam cần có một khung chính
sách tổng thể cho sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó
khăn, trẻ ở vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc ít người; chú trọng nâng cao
chất lượng GDMN, bồi dưỡng năng lực quản lý giáo dục mầm non cho cán
bộ quản lý các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND các cấp; tăng cường
công tác kiểm tra, đánh giá; trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
tốt hơn; tăng cường số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
đặc biệt đối với giáo viên người dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng đào tạo
sư phạm, nhất là tại các trường sư phạm cấp tỉnh; tăng cường đào tạo thêm
nhiều giáo viên, đặc biệt là cho khu vực vùng sâu vùng xa.
Bên cạnh đó, từ năm 1995 đến nay, vấn đề quản lý bậc học mầm non


12


đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm, nghiên cứu, một số công trình nghiên
cứu ở các cấp độ khác nhau (cấp Nhà nước, cấp Bộ, thành phố) được thực
hiện, tiêu biểu là:
- Đề tài: Một số biểu hiện năng lực tổ chức của người hiệu trưởng
trường MN Hà Nội (Nguyễn Thị Lộc-Đại học Sư phạm Hà Nội I. 1995-1997)
- Đề tài: Tìm hiểu thực trạng thực hiện các phương pháp quản lý trường
MN của (Đặng Thị Lan Hương - Cao đẳng Sư phạm NT - MGTWI - 1999).
- Đề tài: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Chăm sóc Giáo dục trẻ của các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long (Nguyễn Thị Ly - Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên
ngành QLGD, Trường Đại học Vinh 2010).
Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ tuy được thực hiện nghiêm túc tại các
đơn vị cơ sở, nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu khoa học.
Tại trường Đại học Vinh khoa Quản lý giáo dục chỉ có rất ít học viên
nghiên cứu những mãng đề tài này.
Trong Quận phú Nhuận có Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền đã thực
hiện nghiên cứu đề tài “Các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng trẻ”,
Thạc sĩ Lư Hồng Anh Thư quận Bình Thạnh nghiên cứu đề tài “Nâng cao
chất lượng hoạt động nuôi dưỡng và hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường mầm non”, ngoài ra có những học viên khác nghiên cứu về mãng nội
dung “Phòng chống bệnh tật cho trẻ”, có học viên nghiên cứu về “Vệ sinh an
toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc”, có những học viên nghiên cứu về
công tác “Tăng cường vận động cho trẻ phòng chống trẻ bị béo phì”... Nhìn
chung các công trình, các đề tài quản lý nghiên cứu còn riêng lẻ chưa đi sâu
vào hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ.


13

1.2.


Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động chăm sóc sức khỏe
1.2.1.1.

Sức khỏe

Sức khỏe là một trạng thái thoải mái đầy đủ của con người về thể chất,
tinh thần, và xã hội.
Sức khỏe gồm 3 yếu tố: Thể chất, tinh thần, xã hội. Một người có sức
khỏe là người không có bệnh tật, song một người không có bệnh tật chưa chắc
là một người khỏe vì còn yếu tố tinh thần - Xã hội.
- Khỏe thể chất: Thể chất được phát triển tốt (bình thường), không có
bệnh tật không có dị tật, các tố chất thể lực đạt yêu cầu (nhanh, mạnh, bền,
khéo léo).
- Khỏe tinh thần: Cuộc sống thoải mái, ít Stress, có niềm tin, lý tưởng,
hoài bão.
- Khỏe xã hội: Đời sống (thu nhập), các dịch vụ xã hội, dịch vụ Y tế,
luật pháp về chăm sóc – bảo vệ sức khỏe ..vv..
Định nghĩa sức khỏe theo Tổ chức y tế thế giới “Sức khỏe là trạng thái
thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm
tình trạng không có bệnh hay thương tật”.
1.2.1.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non được hiểu là chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho con người. Tổ chức y tế thế giới định nghĩa chăm sóc sức khỏe
ban đầu là những hoạt động chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những
phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình
trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ


14


của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức
khỏe cao nhất có thể được. Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những
vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng
bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.
Như vậy, từ những nhận định chung ở trên chúng ta có thể hiểu rằng:
chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non chủ yếu là làm công tác phát hiện và
phòng ngừa bệnh cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ, nuôi dưỡng và tổ chức rèn
luyện sức khỏe sao cho cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển hài hòa, cân đối
về cân nặng và chiều cao đáp ứng yêu cầu của độ tuổi.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non diễn ra hàng ngày trong
trường mầm non nhằm đạt mục tiêu chung là trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ
thể phát triển hài hòa cân đối, biểu hiện là cuối mỗi độ tuổi phải đạt được
những yêu cầu tối thiểu về tình trạng sức khỏe, cân nặng và chiều cao theo lứa
tuổi, tiến lên thực hiện các yêu cầu chuẩn, phòng chống suy dinh dưỡng và
béo phì.
Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ trong mỗi trường mầm
non do hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở kết quả thực hiện hoạt
động nuôi dưỡng trẻ của năm trước và những trọng tâm của năm học mới
được triển khai trong nhiệm vụ năm học do phòng giáo dục hướng dẫn (có
tham khảo kế hoạch cá nhân của phó hiệu trưởng phụ trách mảng chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ).
Cùng với các hoạt động giáo dục, họat động nuôi dưỡng và chăm sóc
sức khỏe trẻ đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển thể chất và
tinh thần của trẻ (Điều 19, Luật Giáo dục 2005), nhất là trong giai đoạn đầu
đời. Việc chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ hàng đầu và là họat động
trung tâm, là nhiệm vụ chính trị chủ yếu của tất cả các cơ sở nhà trẻ và mẫu


15


giáo thuộc bậc học Mầm non [15, tr.35]. Trẻ ở lứa tuổi mầm non cơ thể còn
yếu ớt, đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng chống đỡ bệnh tật còn
hạn chế, nhu cầu về nuôi dưỡng là rất lớn. Do đó, việc chăm sóc và nuôi
dưỡng trẻ thế nào để trẻ khỏe mạnh là rất quan trọng. Khi chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ tốt, trẻ khỏe mạnh mới có đời sống tinh thần vui tươi thoải mái, có
trí nhớ tốt để tiếp thu học tập và rèn luyện thân thể, góp phần nâng cao hiệu
quả GDMN.
1.2.2. Quản lý và quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm
non
1.2.2.1. Khái niệm về quản lý
Xung quanh thuật ngữ quản lý có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
- F.Taylor, nhà quản lý người Mỹ, ông tổ ngành quản lý cho rằng:
Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như
thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất.
- K.Marx: “Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó
gắn chặt với sự phân công và phối hợp” [23, tr.30]. K.Marx nói: “Tất cả mọi
lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung chừng nào tiến hành trên quy mô
tương đối lớn thì đều ít nhiều cần tới quản lý. Một người chơi vĩ cầm riêng rẻ
thì tự điều khiển lầy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”
[23, tr.96]. Qua đó, K.Marx đã khẳng định bản chất quản lý là thuộc tính gắn
liền với xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của nó.
- Harolld Knontz cho rằng: “Quản lý là một họat động thiết yếu, nó bảo
đảm phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của cả nhóm.
Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể
đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất
mãn nhỏ nhất.Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với


16


kiến thức thì quản lý là một khoa học” [19, tr.138].
- Maru Parker Poller định nghĩa: Quản lý là một nghệ thuật khiến cho
công việc được thực hiện thông qua người khác.
- Theo tác giả Đặng Vũ Họat, Hà Thế Ngữ ở tác phẩm “Những vấn đề
cốt yếu trong Quản lý (1987)” thì: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá
trình có mục tiêu. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ
thống mà người quản lý mong muốn” [25, tr.64].
- Theo tác giả Mạc Văn Trang: Quản lý là một quá trình tác động có
định hướng, có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có dựa trên
các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận
hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã
định.
- Tác giả Phan Văn Kha quan niệm: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch,
tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong một hệ
thống, đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục
tiêu đã định” [18, tr.41].
Như vậy, QL là sự tác động có hướng đích, có kế hoạch của chủ thể
đến khách thể QL nhằm huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện mục tiêu
đề ra.
Khái niệm trên đây cho thấy:
QL được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
QL gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người
khác thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm.
QL luôn có hướng đích, tồn tại với tư cách là một hệ thống bao gồm
các yếu tố cơ bản sau:


17

+ Chủ thể QL: Có thể là cá nhân hay tập thể, đề ra mục tiêu tổ chức,

hướng các đối tượng QL, tác động có mục đích nhằm đạt mục tiêu.
+ Đối tượng QL: Từ con người đến giới vô sinh hay hữu sinh, trong đó
cơ bản là con người nhận tác động trực tiếp của chủ thể QL.
+ Khách thể QL: Nằm ngoài hệ thống hoặc hệ thống khác hay là các
ràng buộc của môi trường, nó chịu tác động hay tác động trở lại hệ thống giáo
dục và hệ thống QLGD. Do đó, chủ thể QL phải làm như thế nào để cho
những tác động từ phía khách thể là tác động tích cực cùng nhằm thực hiện
mục tiêu chung.
+ Mục tiêu QL: Là trạng thái mong đợi ở tương lai mà mọi hoạt động
của hệ thồng hướng đến. Mục tiêu QL định hướng và chi phối sự vận động
của hệ thống.
+ Phương pháp QL: Là cách thức tác động của chủ thể QL đến đối
tượng QL bằng cách sử dụng các phương tiện và biện pháp khác nhau nhằm
đạt được mục đích đề ra.
+ Chức năng quản lý và chức năng quản lý giáo dục:
Chức năng QL là một dạng hoạt động QL chuyên biệt, thông qua đó
chủ thể tác động vào khách thể QL nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.
Chức năng QLGD là một dạng chức năng QL chuyên biệt, thông qua
đó chủ thể tác động vào khách thể QL nhằm thực hiện một mục tiêu QLGD
nhất định.
Trong hoạt động QL “chức năng QLGD” là điểm xuất phát để xác định
chức năng của cơ quan QLGD và cán bộ QLGD.
QLGD có 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ
đạo và kiểm tra. Trong quá trình QL, 04 chức năng có mối quan hệ mật thiết


×