Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài thú ăn thịt nhỏ tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ
CỦA CÁC LOÀI THÚ ĂN THỊT NHỎ TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 8850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐẮC MẠNH

Hà Nội, 2020


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được


chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Thị Quyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá tổng kết khóa học, tơi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với
đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài thú ăn thịt
nhỏ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn trực tiếp từ Tiến sĩ Nguyễn
Đắc Mạnh. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ q báu đó.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Hoạt đã cho phép sử dụng một phần dữ liệu của dự án nghiên cứu “Nghiên
cứu đặc điểm khu hệ thú tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”
để phục vụ cho viết luận văn. Cảm ơn ủy ban nhân dân xã Thông Thụ đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập số liệu ngoài thực địa.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song vì điều kiện nghiên cứu cũng như
năng lực bản thân, nên kết quả không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Tơi rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy cơ và đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020
Học viên

Nguyễn Thị Quyên



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Định nghĩa những vấn đề liên quan đến nghiên cứu ............................. 3
1.1.1. Quần thể và những đặc trưng của quần thể động vật hoang dã .... 3
1.1.2. Ổ sinh thái khơng gian, sinh cảnh và tập tính lựa chọn sinh cảnh
sống của động vật hoang dã ..................................................................... 3
1.1.3. Quản lý động vật hoang dã và quản lý để bảo tồn động vật hoang
dã ............................................................................................................... 4
1.2. Tổng quan về thú ăn thịt nhỏ trên thế giới và ở Việt Nam .................... 4
1.3. Lược sử nghiên cứu thú ăn thịt nhỏ tại KBTTN Pù Hoạt ...................... 8
1.4. Đặc điểm cơ bản của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ......................... 9
1.4.1. Đặc điểm địa hình, địa thế ............................................................ 10
1.4.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn............................................................ 11
1.4.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng ....................................................... 12
1.4.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật..................................................... 15
1.4.5. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội .............................................. 15
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 17
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 17
2.1.2. Các mục tiêu cụ thể ....................................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17



iv
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 17
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 17
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 24
2.4.1. Các phương pháp điều t ra thu thập số liệu ................................. 24
2.4.2. Các phương pháp thống kê xử lý số liệu....................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
3.1. Hiện trạng quần thể của các loài thú ăn thịt nhỏ tại vùng rừng xã Thông
Thụ - KBTTN Pù Hoạt................................................................................ 31
3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đối với tập tính lựa chọn sinh cảnh
sống của các loài thú ăn thịt nhỏ tại xã Thông Thụ .................................... 41
3.2.1. Đặc điểm sinh cảnh ưa thích của thú ăn thịt nhỏ tại xã Thơng Thụ. 41
3.2.2. Vai trị của các yếu tố sinh thái đối với quyết định lựa chọn sinh
cảnh sống của các lồi thú ăn thịt nhỏ tại xã Thơng Thụ....................... 44
3.3. Định hướng giải pháp quản lý để bảo tồn các loài thú ăn thịt nhỏ tại
khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ................................................................. 46
3.3.1. Công tác quy hoạch phân khu ưu tiên bảo tồn thú ăn thịt nhỏ..... 46
3.3.2. Công tác quản lý các quần thể thú ăn thịt nhỏ và sinh cảnh sống
của chúng tại xã Thông Thụ - khu BTTN Pù Hoạt ................................. 47
3.3.3. Công tác nghiên cứu tiếp theo để bảo tồn các loài thú ăn thịt nhỏ .. 48
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh lục thú ăn thịt nhỏ ở Việt Nam................................................ 5

Bảng 2.1. Đặc điểm các tuyến điều tra thú ăn thịt nhỏ trên địa bàn xã Thông
Thụ - thuộc KBTTN Pù Hoạt .......................................................................... 19
Bảng 3.1. Hiện trạng phân bố của các loài thú ăn thịt nhỏ tại xã Thông Thụ 31
Bảng 3.2. Mật độ tương đối của các lồi thú ăn thịt nhỏ tại xã Thơng Thụ ... 34
Bảng 3.3. Mật độ và kích thước quần thể của các loài thú ăn thịt nhỏ tại vùng
rừng xã Thơng Thụ.......................................................................................... 37
Bảng 3.4. Xác định kiểu tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của các loài thú ăn
thịt nhỏ tại xã Thông Thụ ................................................................................ 41
Bảng 3.5. Giá trị đặc trưng và tỉ lệ đóng góp của các thành phần chính trong
lựa chọn sinh cảnh sống của các lồi thú ăn thịt nhỏ tại xã Thông Thụ ......... 45
Bảng 3.6. Ma trận hệ số ảnh hưởng của 9 yếu tố hồn cảnh đối với 3 thành
phần chính trong lựa chọn sinh cảnh sống của thú ăn thịt nhỏ tại Thông Thụ 45


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí KBTTN Pù Hoạt trong tỉnh Nghệ An ................................... 10
Hình 2.1. Sơ đồ các tuyến điều tra thú ăn thịt nhỏ trên địa bàn xã Thơng Thụ thuộc KBTTN Pù Hoạt.................................................................................... 23
Hình 3.1. Sơ đồ các điểm ghi nhận thú ăn thịt nhỏ tại xã Thông Thụ ............ 40


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các lồi thú ăn thịt nhỏ (có thể trọng dưới 15 kg) thuộc bộ thú Ăn thịt
(Carnivora), chúng có vai trị rất quan trọng đối với sự ổn định của các hệ
sinh thái rừng. Trong chuỗi và lưới thức ăn, thú ăn thịt là nhóm sinh vật tiêu
thụ cao nhất điều tiết sự sinh trưởng và phát triển của các nhóm động vật khác,
do đó cũng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của thực vật rừng. Khi tìm
kiếm thức ăn, săn đuổi con mồi vơ hình thú ăn thịt đã tiêu diệt các cá thể ốm
yếu, bệnh tật; giúp cho quần thể con mồi phát triển, sinh sản ra các thế hệ tiếp

theo khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, do các sản phẩm từ thú hoang dã như: thịt,
da lơng, xương, vuốt... có giá trị kinh tế cao mà các lồi thú kích thước lớn
đang bị săn bắt và buôn bán ráo riết. Số lượng cá thể của một số loài thú lớn
ngoài tự nhiên đã bị suy giảm trầm trọng, các loài thú ăn thịt lớn (có thể trọng
trên 15 kg) gần như đã bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái; hiện rõ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (KBTTN Pù Hoạt) được thành lập
nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động thực vật đặc trưng cho vùng
Bắc Trung Bộ Việt Nam. Miền Bắc Việt Nam trong đó trọng điểm KBTTN Pù
Hoạt được coi là một trong bẩy khu vực được ưu tiên cao trên thế giới để bảo
tồn các loài thú ăn thịt nhỏ thuộc họ Cầy - Viverridae và họ Chồn Mustelidae trong kế hoạch hành động của IUCN/SSC (Schreiber et al., 1989).
Tuy nhiên, thông tin làm cơ sở khoa học cho cơng tác bảo tồn các lồi thú ăn
thịt nhỏ tại KBTTN Pù Hoạt còn thiếu và tản mạn. Hầu hết các đợt điều tra
nghiên cứu liên quan đến thú ăn thịt nhỏ tại KBTTN Pù Hoạt mới dừng lại ở
việc thống kê thành phần loài (Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 1997; Osborn
et al, 2000; Lê Vũ Khơi và cộng sự, 2009); chưa có báo cáo nào tiếp cận
nghiên cứu về sinh thái học quần thể để cung cấp thông tin cho xây dựng kế
hoạch bảo tồn loài.


2
Bởi vậy, tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh
thái học quần thể của các loài thú ăn thịt nhỏ tại khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”, với mong muốn cập nhật và chi tiết hóa thơng tin
về tình trạng quần thể, xác định đặc điểm sinh cảnh ưa thích và cơ chế lựa
chọn sinh cảnh sống của các loài thú ăn thịt nhỏ tại đây, từ đó cung cấp cơ
sở khoa học cho cơng tác quản lý để bảo tồn các lồi thú ăn thịt nhỏ tại
KBTTN Pù Hoạt.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa những vấn đề liên quan đến nghiên cứu
1.1.1. Quần thể và những đặc trưng của quần thể động vật hoang dã
Quần thể là một nhóm cá thể của một lồi (có thể trao đổi thông tin di
truyền và sinh ra thế hệ hữu thụ) sống trong một khoảng khơng gian xác định;
có những đặc điểm sinh thái đặc trưng của nhóm, chứ khơng phải của từng cá
thể riêng biệt (Odum, 1971).
Quần thể động vật là hình thức tồn tại của lồi động vật trong những
điều kiện môi trường cụ thể. Mỗi quần thể động vật có một cấu trúc, cách
thức tổ chức riêng; để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của chúng trong một
điều kiện mơi trường nào đó. Bởi vậy, mỗi quần thể động vật đều có những
đặc điểm sinh thái học đặc trưng như: mật độ, kích thước, thành phần tuổi,
thành phần giới tính, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, kiểu phân bố trong không gian và kiểu
tăng trưởng (Anderson, 1985).
1.1.2. Ổ sinh thái không gian, sinh cảnh và tập tính lựa chọn sinh cảnh sống
của động vật hoang dã
Ổ sinh thái không gian (hay sinh cảnh lý tưởng) là khơng gian sinh thái
mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh
thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của một lồi động vật hoang dã
nào đó. Sinh cảnh hay nơi ở là không gian cư trú của động vật hoang dã, và có
thể chứa nhiều ổ sinh thái khác nhau của các loài khác nhau (Odum, 1971;
Anderson, 1985).
Tập tính lựa chọn sinh cảnh sống là chỉ sự lựa chọn hoặc sở thích của
động vật với kiểu địa điểm/nơi sinh sống (Anderson, 1985). Hiển nhiên, mọi
loài động vật đều chỉ có thể sinh sống ở trong phạm vi không gian nhất định
của môi trường. Nhưng trạng thái phân bố hiện thực của mỗi loài động vật là


4

thơng qua q trình như thế nào mà hồn thành, các nhà sinh thái học mới giải
thích được cho rất ít loài; hiện tại mới dừng lại ở lý giải mối quan hệ giữa lựa
chọn của một loài động vật nào đó đối với một số sinh cảnh chúng cư trú.
1.1.3. Quản lý động vật hoang dã và quản lý để bảo tồn động vật hoang dã
Quản lý động vật hoang dã là sự vận hành các quần thể động vật và
môi trường sống của chúng, cùng với những tương tác giữa hai yếu tố này, để
đạt được một mục tiêu đã xác định trước (Ma et al, 2014). Một số mục tiêu
thường được xác định trong công tác quản lý động vật hoang dã gồm: săn bắt
thể thao, phục vụ loại hình du lịch xem ngắm động vật, bảo tồn động vật quý
hiếm, phòng trừ động vật gây hại...
Đối với các lồi động vật hoang dã q hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng
thì mục tiêu trước mắt sẽ là bảo tồn; lúc này mọi hoạt động can thiệp của nhà
quản lý đều hướng tới duy trì và phát triển số lượng của lồi động vật. Nhiệm
vụ này địi hỏi sự hiểu biết cả mặt khoa học lẫn nghệ thuật; khi thực hiện quản
lý không những quan tâm đến các quần thể động vật và sinh cảnh sống của
chúng, còn phải quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục để cộng đồng xã
hội quan tâm ủng hộ sự nghiệp bảo tồn đối tượng loài động vật hoang dã (Ma
et al, 2014).
1.2. Tổng quan về thú ăn thịt nhỏ trên thế giới và ở Việt Nam
Thú ăn thịt nhỏ (small Carnivore) trong nghiên cứu này chỉ các loài thú
thuộc 3 họ (họ Chồn - Mustelidae, họ Cầy - Viverridae và họ Cầy lỏn Herpestidae) của bộ thú Ăn thịt (Carnivora), có thể trọng dưới 15 kg
(Schreiber et al., 1989). Cầy mực khơng được tính vì có trọng lượng của cá
thể trưởng thành trên 15 kg. Các loài thú trong các họ Thú ăn thịt khác tuy có
kích thước nhỏ (thể trọng có thể nhỏ hơn 15 kg) cũng khơng được bàn đến
trong nghiên cứu này.
Trên toàn cầu 3 họ thú ăn thịt nhỏ rất đa dạng về thành phần loài. Họ
Cầy (Viverridae) có tới 33 lồi thuộc 23 giống, 4 phân họ đã được mô tả


5


(Schreiber et al., 1989). Họ Cầy lỏn (Herpestidae) có 37 lồi trong 13 giống;
trong khi đó họ Chồn (Mustelidae) có tới 65 loài thuộc 23 giống, 2 phân họ
(Nowark, 2005).
Đến nay, ở Việt Nam đã mơ tả được 24 lồi thú ăn thịt nhỏ; trong đó họ
Cầy (Viverridae) có 4 phân họ với 9 giống, 11 loài; họ Chồn (Mustelidae) có
2 phân họ, 7 giống, 11 lồi; họ Cầy lỏn (Herpestidae) chỉ có 01 giống, 2 lồi
(Nguyễn Xn Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009). Trong 24 loài thú ăn thịt nhỏ
có phân bố tự nhiên ở Việt Nam; 9 lồi có tên trong Sách đỏ IUCN, 11 lồi có
tên trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó lồi Cầy rái cá (Cynogale bennetti) đã
bị tuyệt chủng (EX), 13 lồi có tên trong phụ lục của NĐ 06/2019 và 4 lồi có
tên trong phụ lục của NĐ160/2013 (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Danh lục thú ăn thịt nhỏ ở Việt Nam
Tên loài

TT
loài Tên phổ thơng
I. Họ Cầy

Viverridae

I.1. Phân họ

Paradoxurinae

1

Cầy tai trắng

2


Cầy vịi mốc

3

Cầy vịi đốm
I.2. Phân họ

4

Tên khoa học

Cầy vằn bắc

Tình trạng bảo tồn
SĐT SĐV NĐ0 NĐ1
G

Arctogalidia trivirgata
(Gray, 1832)

N

6

LR

IIB

Paguma larvata (Smith, 1827)


IIB

Paradoxurus hermaphroditus

IIB

(Pallas, 1777)
Hemigalinae
Chrotogale owstoni Thomas,
1912

EN

VU

IIB

60


6

Tên lồi

TT
lồi Tên phổ thơng

Tên khoa học
Hemigalus derbyanus


5

Cầy vằn nam

6

Cầy rái cá

Cynogale bennetti Gray, 1837

I.3. Phân họ

Prionodontinae

7

Cầy gấm

(Gray, 1837)

Cầy giông sọc

Viverra megaspila Blyth, 1862

Cầy giông tây

Viverra tainguensis Socolov,

nguyên


Rozhenov, Pham T A, 1997

10

Cầy giông

Viverra zibetha Linnaeus, 1758

11

Cầy hương

Viverricula indica
(Geoffroy Saint- Hilaire, 1803)

II. Họ Cầy lỏn Herpestidae
12

Cầy lỏn tranh

13

Cầy móc cua

G

N

NT


DD

EN

EX

Hogdson, 1842
Viverrinae

9

SĐT SĐV NĐ0 NĐ1

Prionodon pardicolor

I.4. Phân họ
8

Tình trạng bảo tồn

Herpestes javanicus
(Geoffroy Saint- Hilaire, 1818)
Herpestes urva
(Hogdson, 1836)

III. Họ Chồn

Mustelidae


III.1. Phân họ

Lutrinae

EN

6

VU

IB

VU

IIB

VU
IIB
IIB

60


7

Tên lồi

TT
lồi Tên phổ thơng


Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn
SĐT SĐV NĐ0 NĐ1
G

N

6

60

14

Rái cá vuốt bé

Aonyx cinerea (Illiger, 1815)

VU

VU

IB



15

Rái cá thường


Lutra lutra (Linnaeus, 1758)

NT

VU

IB



Lutra sumatrana (Gray, 1865)

EN

EN

IB



VU

EN

IB



16


17

Rái cá lơng
mũi
Rái cá lông

Lutrogale perspicillata

mượt

(Geoffroy Saint- Hilaire, 1826)

III.2. Phân họ

Mustelinae
Arctonyx collaris F.G. Cuvier,

18

Lửng lợn

19

Chồn vàng

Martes flavigula (Boddaert, 1785)

Chồn bạc

Melogale moschata


má bắc

(Gray, 1831)

Chồn bạc

Melogale personata Geoffroy

má nam

Saint - Hilaire, 1831

Triết bụng

Mustela kathiah Hogdson,

vàng

1835

20

21

22

23
24


Triết bụng
trắng
Triết chỉ lưng

1825

VU

Mustela nivalis Linnaeus, 1766
Mustela strigidorsa Gray, 1853
Tổng

IIB
9

11

13

4


8
Chú giải: SĐTG - Sách Đỏ thế giới của IUCN, 2020; SĐVN - Sách Đỏ
Việt Nam, 2007 (EX - Tuyệt chủng; EN - Nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp, NT Gần bị đe dọa; LR - Đe dọa thấp; DD - Thiếu dẫn liệu); NĐ06 - Nghị định
06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp (IB - Động vật rừng nghiêm cấm khai thác sử dụng và thuộc PL1 của
CITES, IIB - Động vật rừng hạn chế khai thác sử dụng và thuộc PL2 của
CITES); NĐ160 - Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế

độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
(Có - Có tên trong phụ lục của Nghị định).
1.3. Lược sử nghiên cứu thú ăn thịt nhỏ tại KBTTN Pù Hoạt
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt được thành lập nhằm bảo tồn các hệ
sinh thái và các loài động thực vật đặc trưng cho vùng Bắc Trung Bộ Việt
Nam. Không chỉ có giá trị đa dạng sinh học; Pù Hoạt cịn có vai trị quan
trọng trong phịng hộ đầu nguồn sơng Hiếu (Nghệ An), sơng Chu (Thanh
Hóa), cũng như là nguồn sinh thủy của các thủy điện: Hủa Na, Sao Va, Bản
Mòng, Cửa Đạt. KBTTN Pù Hoạt cũng là một trong ba khu rừng đặc dụng
nằm trong khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, được Tổ chức giáo dục,
khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) cơng nhận ngày 20/09/2007.
Năm 1997, trong báo cáo khảo sát xây dựng dự án đầu tư thành lập
KBTTN Pù Hoạt đã ghi nhận có 45 lồi thú thuộc 16 họ và 6 bộ; trong đó có
7 lồi thú ăn thịt nhỏ, gồm: Chồn bạc má bắc - Melogale moschata, Lửng lợn
- Arctonyx collaris, Cầy giông - Viverra zibetha, Cầy hương - Viverricula
indica, Cầy vòi đốm - Paradoxorus hermaphroditus, Cầy vòi mốc - Paguma
larvata và Cầy móc cua - Herpestes urva (Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An,
1997). Năm 2000, Chương trình nghiên cứu rừng của Frontier Việt Nam đã
điều tra tại vùng rừng Pù Hoạt và ghi nhận được 61 loài thú; trong đó bổ sung
thêm 4 lồi thú ăn thịt nhỏ (Chồn vàng, Rái cá thường, Cầy vằn bắc và Cầy


9
lỏn), nâng số loài thú ăn thịt nhỏ trong KBTTN Pù Hoạt lên 11 loài (Osborn et
al, 2000). Năm 2009 - 2010, với sự hỗ trợ kinh phí của tổ chức bảo tồn quốc
tế (CI), Nguyễn Đức Lành đã lựa chọn điều tra khu hệ thú KBTTN Pù Hoạt
cho đề tài luận văn thạc sĩ của mình; kết quả đã thống kê và ghi nhận được 96
lồi thú; trong đó bổ sung thêm 4 loài thú ăn thịt nhỏ (gồm: Triết chỉ lưng,
Triết bụng vàng, Cầy giông sọc và Cầy gấm), nâng tổng số loài thú ăn thịt nhỏ
ở KBTTN Pù Hoạt lên 15 lồi (Lê Vũ Khơi và cộng sự, 2009). Từ năm 2010

đến nay, chưa có báo cáo mang tính chất nghiên cứu nào về khu hệ thú ở
KBTTN Pù Hoạt.
Như vậy, các đợt điều tra nghiên cứu về thú ăn thịt nhỏ tại KBTTN Pù
Hoạt mới dừng lại ở việc thống kê thành phần lồi. Chưa có báo cáo nghiên
cứu nào tiếp cận nghiên cứu sinh thái học quần thể các loài thú ăn thịt nhỏ.
1.4. Đặc điểm cơ bản của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nằm ở chóp Tây Bắc của tỉnh Nghệ
An; cách thành phố Vinh khoảng 150 km về phía Tây Bắc, cách quốc lộ 1B
(đường Hồ Chí Minh) theo đường 48 đi vào từ thị xã Thái Hòa khoảng 75 km.
Khu bảo tồn trải dài từ 19027'46” đến 19059’55” vĩ độ Bắc và từ 104037’46’’
đến 105011’11” kinh độ Đông.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có ranh giới như nhau:
- Phía Bắc giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và các xã (Vạn
Xuân, Xuân Lẹ và Xuân Chinh) của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa;
- Phía Đơng giáp xã Châu Bình, xã Châu Tiến của huyện Quỳ Châu;
- Phía Nam giáp xã Yên Tĩnh huyện Tương Dương và xã Quang Phong
huyện Quế Phong;
- Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và xã Nhôn Mai,
xã Hữu Khuông của huyện Tương Dương.


10

Hình 1.1. Vị trí KBTTN Pù Hoạt trong tỉnh Nghệ An

1.4.1. Đặc điểm địa hình, địa thế
Khu BTTN Pù Hoạt xứng đáng là “nóc nhà” của vùng Bắc Trung Bộ,
nơi có đỉnh Pù Hoạt cao 2.457 mét. Khu vực có 3 dạng địa hình chính (Ban
quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, 2013):
- Địa hình núi cao: Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải

núi có độ cao hơn 1.700 m tập trung ở 5 xã (Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh
Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ). Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và
hệ thống sông suối khá dày đặc, các đỉnh núi có độ cao trung bình từ 1.600 1.828 m, đỉnh cao nhất là Pù Hoạt (2.457 m). Dạng địa hình núi cao này
chiếm gần 52% tổng diện tích tự nhiên của khu bảo tồn; hầu hết có độ dốc
trên 300 nên dễ gây ra hiện tượng sạt lở, trượt đất; đây cũng là vùng thượng
lưu của hai con sơng lớn là sơng Chu và sơng Hiếu;
- Địa hình núi trung bình và núi thấp: Là vùng chuyển tiếp khu vực núi
cao và vùng thấp; bao gồm các khu vực đồi núi có độ cao trung bình từ 300
đến 1.700 m tập trung ở 3 xã (Châu Thôn, Cắm Muộn, Nậm Nhoóng) nằm ở


11
phía Tây Nam khu bảo tồn; dạng địa hình này chiếm 40% tổng diện tích tự
nhiên của khu bảo tồn;
- Địa hình bằng, thấp: Gồm những thung lũng nằm dưới chân núi cao
hoặc dải đất bằng nằm dọc hai bên bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ
300 đến 400 ha, phân bố tập trung ở xã Tiền Phong.
1.4.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
a) Khí hậu
KBTTN Pù Hoạt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm
mưa nhiều); ngồi ra cịn chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu dãy Trường Sơn
Bắc (Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, 2013), với các đặc trưng
chủ yếu như sau:
Nhiệt độ bình quân năm là: 23,10C; nhiệt độ tối cao: 41,30C (tháng 6),
nhiệt độ tối thấp: 100C (tháng 12). Độ ẩm bình quân năm 86%. Lượng mưa
bình quân năm là: 1.734,5 mm. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm,
do địa hình cao dốc nên mỗi khi mưa lớn thường gây lũ nhanh, lũ lớn trên các
con sông. Lượng mưa thấp ở các tháng mùa khơ (từ tháng 1 đến tháng 3).
Trong khu vực có hai loại hồn lưu chính, đó là: (1). Gió mùa Đông
Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thổi mạnh vào tháng 11, 12 và

tháng 1, mỗi đợt 3 - 4 ngày, có khi kéo dài cả tuần; gió mùa đơng bắc về gây
giá rét, thường kèm theo mưa phùn; (2). Gió Lào thổi từ tháng 5 đến tháng 6,
khi có gió Lào, nhiệt độ khơng khí tăng cao (có khi lên đến 41,30C), độ ẩm
xuống thấp, gây khơ nóng.
b) Thủy văn
KBTTN Pù Hoạt thuộc vùng đầu nguồn của hai hệ sông (Ban quản lý
khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, 2013), cụ thể như sau:
Hệ sông Chu ở phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào) với tên là
Nậm Xam chảy qua huyện Hủa Phăn (Lào) vào Việt Nam với tên là sông Chu;
đến khu bảo tồn rồi sang địa phận Thanh Hóa, với chiều dài hơn 64 km. Đây


12

là hệ sông lớn, nổi tiếng phong phú về các lồi sinh vật thủy sinh. Dọc hai bên
sơng, bên các suối lớn là vùng sinh sống và canh tác của cộng đồng các dân
tộc thuộc hai xã Thông Thụ và Đồng Văn.
Hệ sông Hiếu bắt nguồn từ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo
tồn, có lưu vực có diện tích lớn thứ hai trong khu vực (chiếm khoảng 30% diện
tích KBTNT Pù Hoạt), với các chi lưu Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quàng:
+ Sông Nậm Việc bắt nguồn từ xã Hạnh Dịch, Tiền Phong; lưu lượng
nước rất lớn, chảy quanh năm. Hệ thủy này được tạo bởi khá nhiều khe suối
lớn bắt nguồn từ biên giới Việt Lào, từ các đỉnh núi cao đổ về như: suối Hạt,
suối Phùng, suối Hiên, suối Co, suối Nậm Lan...;
+ Sông Nậm Quàng bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Tri Lễ, dài
71km, diện tích lưu vực khoảng 594,8 km2;
+ Sông Nậm Giải bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Nậm Giải dài 43
km chảy qua các xã Châu Kim, Mường Nọc.
1.4.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng
Tại KBTTN Pù Hoạt có 6 kiểu rừng chính và 2 kiểu phụ (Ban quản lý

khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, 2013). Cụ thể như sau:
(1). Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá
rộng với cây lá kim
Kiểu rừng này ít bị tác động, tính ngun sinh cịn cao, phân bố ở độ
cao trên 1.
- Tầng vượt tán ở đây không phải là các cây lá kim như kiểu trên, mà là
các lồi Chị chỉ (Parashorea chinensis), Thung (Commersonia bartramia),
Sến mật (Madhuca pasquieri). Tầng vượt tán cũng không vượt trội tầng tán
rừng như ở kiểu rừng nhiệt đới núi cao kể trên.
- Tầng ưu thế sinh thái tạo nên tán rừng tương đối đồng đều cao 18 - 20
m với đa số cây lá rộng kể trên: Táu muối (Vatica diospyroides), Sến mật
(Madhuca pasquieri), Lát (Chukrasia tabularis), Nhọc (Polyalthia lauii), Gội


13
(Aglaia gigantea), Thị rừng (Diospyros), Đinh (Markhamia sp.), Trâm
(Syzygium sp.), Giổi (Manglietia fordiana), Re (Cinnamomum sp.), Dẻ
(Castanopsis sp.)... khoảng 25% số cây ở tầng này có bạnh vè.
- Tầng dưới tán bao gồm nhiều loài của họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae)
như Nen, Chẩn (Microdesmis), Nàng hai (Sumbaviopsis albicans); họ Cà Phê
(Rubiaceae) như Mãi táp (Randia) và các loài phổ biến như Máu chó (Knema
conferta), Bời lời (Litsea baviensis), Chân chim (Schefflera), Bưởi bung
(Acronychia), Sảng đất (Sterculia lanceolata).
- Tầng cỏ quyết: Ngồi các Dương xỉ cịn có Ráy (Alocasia
macrorrhiza), Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Hương bài (Dianella
ensifolia), Mây (Calamus tonkinensis), Song (Calamus platyacanthus), Lá
dong (Phrynium), Lụi (Licuala fatua), Lá nón (Licuala hexasepala).
(2). Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp
Phân bố ở độ cao dưới 700 m, tuy bị tác động bởi các hoạt động nương
rẫy và khai thác trộm, nhưng đơi chỗ vẫn cịn giữ được tính nguyên sinh, đặc

biệt là kiểu phụ trên núi đá. Rừng chia làm 3 tầng rõ rệt, bao gồm:
- Tầng ưu thế sinh thái tạo thành tán rừng với các lồi điển hình: Chẹo
(Engelhardtia), Bứa (Garcinia), Vạng trứng (Endospermum), Lim xẹt
(Peltophorum), Mọ (Deutzianthus), Muồng (Adenanthera), Đa (Ficus), Mãi
táp (Randia), Ngát (Gironniera), Côm (Elaeocarpus), Bời lời (Litsea), Chắp
(Beilschmiedia);
- Tầng dưới tán có nhiều lồi và thay đổi theo địa hình chủ yếu có các
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Đay (Tiliaceae), họ
Vang (Caesalpiniaceae), họ Cà phê (Rubiaceae)...;
- Tầng cỏ quyết: nhiều loài Dương xỉ, Cọ, Lụi và xuất hiện nhiều Ráy
(Alocasia macrorrhiza), Lá nón (Licuala hexasepala), Lá khơi (Ardisia
silvestris), Trọng đũa (Ardisia), Lấu (Psychotria)...
Kiểu phụ rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa phát triển trên núi đá,
phân bố ở xã Thơng Thụ phía Bắc sơng Chu và một diện tích nhỏ rải rác ở Pù


14
Pha Nhà và Pù Ca Tũn. Rừng chia ra làm 3 tầng chính, tầng ưu thế tạo thành
tán rừng khơng đồng đều hình thành các ưu hợp với các lồi điển hình: Lịng
mang (Pterospermum), Ruối ơ rơ (Taxotrophis), Na hồng (Miliusa), Dền
(Xylopia), Bưởi bung (Acronychia), Thâu lĩnh (Alphonsea), Bứa (Garcinia),
Chẩn (Microdesmis), Thị rừng (Diospyros), Đại phong tử (Hydnocarpus), Gội
núi (Aglaia perviridis), Trâm (Eugenia resinosa). Trên các lập địa hơi bằng
hoặc tích tụ mùn có một số cây tầm vóc lớn vượt khỏi tầng ưu thế: Sâng
(Pometia), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Thung (Commersonia
bartramia), Gội núi (Aglaia silvestris), Đa (Ficus), Trường (Amesiodendron
chinense), Huỳnh đường (Dysoxylum sp), Nghiến (Excentrodendron
tonkinense), Lát (Chukrasia tabularis) với đường kính đơi khi vượt 70 - 100
cm, chiều cao 22 - 25 m.
(3). Kiểu rừng hỗn giao gỗ - tre nứa

Kiểu rừng này phân bố rải rác ở độ cao dưới 1.200 m dọc theo các suối
và gần bản làng, được hình thành sau khai thác kiệt. Rừng tre nứa xuất hiện
sau nương rẫy bỏ lại lâu ngày với các loài Nứa (Neohouzeaua); Lùng
(Lingnania); Giang (Dendrocalamus patellaris) mọc vào các khoảng trống tạo
nên kiểu rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Thành phần cây gỗ phức tạp chủ yếu là
các lồi cây gỗ nhóm 5 đến nhóm 8 như: Dẻ (Castanopsis, Lithocarpus); Cơm
xanh (Elaocarpus griffithii); Mán đỉa (Archidendron kerrii); Sịi núi (Balakata
baccata), Vạng trứng (Endospermum chinensis)… và một số loài cây tiên
phong ưa sáng mọc nhanh như: Ba soi lông (Macaranga balansae); Ba bét
(Mallotus apelta); Lá nến (Bacaranga dencutilata); Hu (Trema)… Tái sinh
cây gỗ ít, chỉ có dưới 2.000 cây/ha, trong đó cây gỗ tốt chỉ chiếm 20%. Q
trình sinh trưởng của tre, nứa đã qua nhiều kỳ nên hiện tượng khuy đã xẩy ra.
(4). Kiểu rừng trồng
Diện tích rừng trồng ở KBTTN Pù Hoạt có 13,76 ha, phân bố rải rác,
các loài cây trồng chủ yếu là Keo (Acacia auriculacefomis, Acacia mangium);
Xoan (Melia azedarach); Quế (Cinnamomum tamala)…


15
(5). Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi, có cây gỗ rải rác trên núi đất
Kiểu thảm này có nguồn gốc từ nương rẫy cũ đã bỏ hoang hóa lâu ngày.
Ngồi một số cây gỗ có kích thước nhỏ như Thành ngạnh (Clatonxylum
fomosum); Ba soi lông (Macaranga balansae); Ba bét (Mallotus apelta); Lá
nến (Bacaranga dencutilata); Hu (Trema)… thì thảm cây bụi có Mua
(Chrysopogon aciculatus); Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa); Thảo quyết minh
(Cassia torra); Ké hoa vàng (Sida acuta)… thảm cỏ có Cỏ tranh (Imperata
cylindrinca); Lau (Saccharum arundinaceum); Chít (Thysanolaena maxima)...
1.4.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật
Theo số liệu tổng hợp từ các báo cáo nghiên cứu khu hệ sinh vật, ở
KBTTN Pù Hoạt đã ghi nhận được: 763 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc

427 chi, 124 họ; 96 loài Thú thuộc 29 họ; 299 loài Chim thuộc 59 họ; 64 lồi
Bị sát thuộc 15 họ; 56 lồi Lưỡng cư thuộc 7 họ (Lê Vũ Khôi và cộng sự,
2009; Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, 2013; 2019a; 2019b).
1.4.5. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội
Có 9.629 hộ dân với 44.965 nhân khẩu sống trong vùng đệm và vùng
lõi của KBTTN Pù Hoạt (Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, 2013).
Các hộ dân này sinh sống trên địa giới hành chính của 9 xã (Tiền Phong,
Châu Thơn, Tri Lễ, Nậm Nhng, Cắm Muộn, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Thông
Thụ và Đồng Văn) thuộc huyện Quế Phong.
Về thành phần dân tộc: Dân tộc Thái có 8.148 người, chiếm 83,7%;
Dân tộc H’Mơng 3.310 người, chiếm 7,3%; Dân tộc Khơ Mú 2011 người,
chiếm 4,5%; Dân tộc Kinh 1.832 người, chiếm 4,1%; Dân tộc Thổ 166 người,
chiếm 0,4%. Tồn bộ các hộ người dân tộc H’Mơng sinh sống ở 10 bản thuộc
xã Tri Lễ, trong đó 8 bản nằm trong KBTTN Pù Hoạt (3 bản ở trong vùng lõi,
5 bản ở vùng phòng hộ). Cộng đồng người H’Mơng này có tập qn phát
nương, làm rẫy, săn bắn thú rừng nên tác động rất lớn đến tài nguyên rừng
khu bảo tồn.


16
Về lao động: Trên địa bàn có 22.058 lao động; trong đó lao động ở lĩnh
vực nơng lâm nghiệp 20.956 người (chiếm 95%), lao động phi nông nghiệp:
1.542 người, (chiếm 5%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong toàn vùng là 0,8%,
cho thấy mức tăng dân số trong khu vực ở mức cao; điển hình ở dân tộc
H’Mơng, Khơ Mú, bình qn có 6 - 7 người/hộ.
Về phân bố dân cư: Có 73 thơn/bản sống trong vùng đệm giáp ranh khu
bảo tồn; đặc biệt có 19 bản với 1.381 hộ, 7.706 nhân khẩu sinh sống trong
khu vực do KBTTN Pù Hoạt quản lý. Trong đó; 9 bản sống trong vùng đặc
dụng (vùng lõi) của khu bảo tồn, bao gồm: 3 bản thuộc xã Tri Lễ (Nậm Tột,
Huồi Xái 1, Huồi Xái 2), 4 bản thuộc xã Nậm Giải (Bản Cáng, bản Pục, bản

Méo, Piềng Lâng), 2 bản thuộc xã Hạch Dịch (Bản Nà Sái, Hủa Mương); 12
bản sống trong vùng phòng hộ của khu bảo tồn, bao gồm: 5 bản thuộc xã Tri
Lễ (Nậm Tột, Huồi Mới 1, Huồi Mới 2, Pà Khốm, Piêng Luông), 1 bản thuộc
xã Nậm Nhoóng (Nhọt Nhoóng), 3 bản thuộc xã Hạnh Dịch (Mứt, Cng,
Chăm Pụt), 2 bản thuộc xã Thơng Thụ (Mường Phú, Mường Piệt), 1 bản
thuộc xã Tiền Phong (Na Câng).
Về kinh tế hộ gia đình: 457 hộ giàu (chiếm 4,7%); 4.815 hộ trung bình
và khá (chiếm 50%); 4.357 hộ nghèo (chiếm 45,2%). Số hộ còn ở nhà tạm
chiếm 25,4%; đây là mối đe dọa tiềm ẩn đối với tài nguyên rừng do nhu cầu
đối với gỗ rừng tự nhiên là rất lớn.


17
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý bền vững tài
nguyên thú ăn thịt nhỏ tại KBTTN Pù Hoạt; đồng thời bổ sung thông tin về
đặc điểm sinh thái học của một số loài thú ăn thịt nhỏ.
2.1.2. Các mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình trạng quần thể từng loài thú ăn thịt nhỏ trong KBTTN
Pù Hoạt.
- Xác định đặc điểm sinh cảnh ưa thích của các lồi thú ăn thịt nhỏ tại
KBTTN Pù Hoạt.
- Định hướng giải pháp quản lý để bảo tồn các loài thú ăn thịt nhỏ tại
KBTTN Pù Hoạt.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra hiện trạng quần thể của các loài thú ăn thịt nhỏ
trong KBTTN Pù Hoạt.

Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến tập
tính lựa chọn sinh cảnh sống của các lồi thú ăn thịt nhỏ tại KBTTN Pù Hoạt.
Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài thú ăn thịt
nhỏ và sinh cảnh sống của chúng tại KBTTN Pù Hoạt.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thú ăn thịt nhỏ và sinh cảnh
sống của chúng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu
2.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Mô tả đặc trưng quần thể của các loài thú ăn thịt nhỏ thông qua các chỉ


18

số gồm: Lồi Có mặt/Vắng mặt theo từng khu vực nghiên cứu, tần suất bắt
gặp lồi, hiệu suất tìm kiếm, mật độ và kích thước quần thể.
Lựa chọn 12 yếu tố sinh thái/yếu tố hoàn cảnh (độ cao, độ dốc, hướng
dốc, vị trí dốc, cự ly đến nguồn nước, kiểu thảm thực vật, độ tàn che, độ che
phủ, mật độ cây gỗ, mật độ cây bụi, cự ly đến đường mòn và cự ly đến khu
dân cư) để điều tra mơ tả đặc điểm sinh cảnh của các lồi thú ăn thịt nhỏ.
2.3.2.2. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài thú ăn thịt tại
khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt vào thời kỳ Hè Thu (từ cuối tháng 5/2020
đến hết tháng 9/2020).
2.3.2.3. Phạm vi về không gian và các nỗ lực điều tra
Công tác điều tra thực địa chỉ tiến hành trên địa giới hành chính của xã
Thơng Thụ. Đã tiến hành điều tra 02 đợt cho 02 khu vực; phía Nam Thông
Thụ (khe Nậm Tố, khe Huổi Tang, khe Nậm Nan, khe Huổi Boọc Pịa, khe
Nậm Binh Nọi, khe Nậm Binh, khe Nậm Niên và khe Nậm Co) và phía Bắc

Thông Thụ (khe Nậm Poọng và khe Nậm Cân). Đã tiến hành điều tra trên 17
tuyến và tuyến phụ trong rừng, với tổng chiều dài tuyến là: 49,75 km; tổng
thời gian tiêu tốn cho hoạt động điều tra trên tuyến là: 75,56 giờ.
Đặc điểm của 17 tuyến điều tra được mơ tả chi tiết ở bảng 2.1 và
hình 2.1.


×