Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng vẽ theo mẫu môn mĩ thuật lớp 6 ở trường THCS lương sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẼ THEO MẪU
MÔN MĨ THUẬT LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG SƠN

Người thực hiện: Trịnh Như Cường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Sơn
SKKN thuộc mơn: Mĩ Thuật

THANH HĨA, NĂM 2021


2


MỤC LỤC
Mục
1

Các phần

Trang

Mở đầu


2

1.1

Lý do chọn đề tài

2

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2


2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến

2

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

3

2.3

Các giải pháp để giải quyết vấn đề

5

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

11

Kết luận, kiến nghị

15

3.1


Kết luận

15

3.2

Kiến nghị

15

Tài liệu tham khảo

16

2

3

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài


Giáo dục Mĩ thuật có vai trị hết sức quan trọng trong việc kích thích sự
sáng tạo của học sinh. Giúp phát triển nhân cách và các năng lực xã hội khác.
Hỗ trợ học sinh hồn thành tốt các mơn học khác trong nhà trường.
Trong chương trình Mĩ thuật ở bậc trung học cơ sở, vẽ theo mẫu có vị trí
quan trọng. Vẽ theo mẫu giúp cho học sinh nắm được đặc điểm hình dáng, cấu
trúc của đồ vật, thơng qua việc so sánh, phân tích, tổng hợp khái quát hố. Học
sinh được rèn luyện kỹ năng miêu tả đồ vật bằng đường nét, hình khối, đậm
nhạt, màu sắc. Kiến thức và kỹ năng của vẽ theo mẫu hỗ trợ rất nhiều cho các

phân môn khác như: kiến thức, kỹ năng sắp xếp bố cục, vẽ hình, tỉ lệ, tương
quan đậm nhạt, màu sắc, không gian, ánh sáng được vận dụng trong các phân
mơn vẽ tranh, vẽ trang trí.
Vẽ theo mẫu nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số kiến thức kỹ
năng cơ bản về “Nghệ thuật tạo hình”. Trên cơ sở những kỹ năng cơ bản đó,
người học Mĩ thuật nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng có khả năng
cảm thụ vẻ đẹp của đồ vật, hình thành ở học sinh biểu tượng trọn vẹn về đồ vật
(hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc). Những biểu tượng đó là cơ sở hết sức
cần thiết cho sự phát triển khả năng sáng tạo ở các phân mơn khác…
Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, phương tiện phục vụ cho
vẽ theo mẫu còn thiếu và mẫu vẽ chưa có quy chuẩn. Do vậy chưa khai thác
được vẻ đẹp về bố cục, hình khối, đậm nhạt, tương quan chung, nên chưa khích
lệ được tinh thần hăng say học tập của học sinh.
Từ những thực tiễn trên, tôi đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài :
“Biện pháp nâng cao chất lượng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 ở
trường THCS Lương Sơn”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh nhận biết về phát triển kỹ năng vẽ theo mẫu, và thực hành
vào bài làm một cách có hiệu quả.
1.3. Đới tượng nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh khối 6 cách vẽ cách vẽ theo mẫu trong phân môn vẽ
theo mẫu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài này tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học
như sau:
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp trực quan, trao đổi, trò chuyện.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp điều tra, thăm dò.
- Phương pháp thực nghiệm.

- Phương pháp thống kê số liệu, đối chiếu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo tinh thần chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của ngành cùng với
việc thay sách giáo khoa, chương trình trung học cơ sở nói chung môn Mĩ thuật


nói riêng và việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phù
hợp với đặc trưng bộ môn là một vấn đề bức thiết. Như chúng ta đã biết nội
dung và phương pháp giảng dạy bao giờ cũng gắn bó với nhau, mỗi nội dung địi
hỏi một phương pháp thích hợp, các kỹ năng khơng thể được hình thành và phát
triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển kỹ năng này, học
sinh phải được hoạt động trong môi trường thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo
viên. Vì mục đích của mơn Mĩ thuật ở trường phổ thơng nói chung và lớp 6 nói
riêng chủ yếu là giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen
và thưởng thức vẻ đẹp của mẫu vật sẵn có quanh các em, cung cấp cho các em
một lượng kiến thức cơ bản nhất định giúp các em hiểu được cái đẹp của đường
nét, mảng hình, đậm nhạt, màu sắc, bố cục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
a. Thuận lợi
- Học sinh ngoan ngoãn, chăm học.
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ.
- Học sinh yêu thích môn Mĩ thuật.
- Với nhiều năm liền được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Đào tạo
huyện Thường Xuân và Ban giám hiệu trường trung học cơ sở Lương Sơn về cơ
sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy ở trường.
-Phòng giáo dục cũng thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham dự
chuyên đề và bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ mơn Mĩ thuật
có ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong các tiết dạy.
- Với tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, việc giáo viên tự

làm đồ dùng dạy học để giảng dạy là hết sức quan trọng.
- Giáo viên giảng dạy, là người tốt nghiệp Đại học Mĩ thuật và đã trực tiếp
giảng dạy bộ mơn mĩ thuật 6, nên rất thích nghiên cứu đề tài, nhằm giúp học
sinh học tốt mơn Mĩ thuật.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi như trên thì dạy và học mơn Mĩ thuậtvẫn cịn
gặp phải một số khó khăn:
- Học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, và con em hộ nghèo.
- Địa bàn dân cư phân bố không đều.
- Học sinh chưa hứng thú cũng như khơng hiểu được mục đích của quy trình
“Vẽ theo mẫu”.

- Từ năm học 2014 - 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai dạy học
Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở bậc tiểu học trên toàn quốc với mục
đíchlà dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên dạy học theo phương pháp
này còn nhiều bất cập, chưa được đồng nhất giữa các bậc học, dẫn đến học sinh
từ bậc tiểu học lên bậc trung học điển hình học sinh đầu cấp lớp 6 tiếp thu sang
chương trình THCS mơn Mĩ thuật cịn nhiều khó khăn, đang còn thụ động giữa
giáo viên và học sinh.
- Do quan niệm của một số bậc phụ huynh cho rằng đây là môn học phụ
nên thiếu sự quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh, ... Điều đó ảnh


hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh gây cho học sinh cảm giác
chán nản, không tự tin làm bài.
- Bên cạnh đó cịn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với mơn học vì thực tế
đời sống dân trí cịn nghèo, hầu hết là con em thuần nông nên điều kiện để phụ
huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng
khơng nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
- Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như: Phòng học chức năng,

vật mẫu, phương tiện, đồ dùng trực quan, ... vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả
giảng dạy - học tập của giáo viên và học sinh.
- Môn mĩ thuật hiện nay chưa được coi trọng, nhiều người cho rằng ai
dạy mà chẳng được, các em mới từ cấp I lên nên nhiều khi phương pháp, kỹ
năng vẽ chưa tiếp thu kịp, phòng thực hành, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn,
mặt khác với đặt điểm bộ môn (1 lớp 1 tiết /1 tuần), nên học sinh cũng không
chú ý nhiều, phụ huynh thì xem thường, chỉ hướng nghiệp cho con em mình
những tư tưởng thực dụng hơn nhiều so với trước, là cho con em mình học thêm
các mơn Tốn, Lí, Hóa, Anh văn ..vv…
Trước những vấn đề trên, tơi đã suy nghĩ tìm tịi, và rút ra một số kinh
nghiệm và biện pháp trong quá trình giảng dạy, nhằm hướng dẫn những kỹ năng
vẽ theo mẫu cho học sinh khối 6.
Ngay từ đầu năm học 2019 - 2020 Tôi đã thực hiện cuộc thăm dò đối với
học sinh khối 6 trường trung học cơ sở Lương Sơn. Qua đây tôi nhận thấy:
Về phía học sinh:
- Các em hiểu về vẽ theo mẫu cịn hạn chế, chưa có thói quen quan sát,
nhận xét hình, tỉ lệ đậm nhạt, nên khơng hào hứng với vẽ theo mẫu, nhìn chung
kết quả bài vẽ cịn yếu so với các phân mơn khác, đạt dưới trung bình và trung
bình nhiều hơn khá. Kết quả khảo sát chất lượng của bài vẽ theo mẫu đầu tiên
được thống kê như sau:
Khới
Khối 6

Tổng sớ
học sinh
132

Hồn thành tớt
(Đạt)


Hồn thành
(Đạt)

Chưa hoàn thành
(Chưa đạt)

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

20

14%

40

33%

72

53%


Học sinh xếp loại chưa đạt do các nguyên nhân sau:
- Phần lớn các em vẽ là dùng thước kẻ
- Vẽ hình quá nhỏ so với khổ giấy, không dám vẽ lớn.
- Mặt khác, học sinh chưa biết vận dụng các kiến thức của bài trước: luật
xa gần, cách vẽ theo mẫu…
Về phía giáo viên:
Giáo viên chưa có các phương tiện phục vụ cho vẽ theo mẫu cịn thiếu và
mẫu vẽ chưa có quy chuẩn. Do vậy chưa khai thác được vẻ đẹp về bố cục, hình
mảng, đậm nhạt, tương quan chung, nên chưa khích lệ được tinh thần hăng say
học tập của học sinh.


Từ những thực tiễn trên, tôi đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài: “Biện pháp
nâng cao chất lượng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 ở trường THCS
Lương Sơn”
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
Từ khi lý luận dạy học ra đời bắt đầu hình thành những định nghĩa khác
nhau về phương pháp dạy học, mỗi định nghĩa nhấn mạnh một vài khía cạnh nào
đó, phản ánh sự phát triển nhận thức của các nhà khoa học, các nhà sư phạm về
bản chất khái niệm phương pháp dạy học ở một thời kỳ xác định.
- Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể, dạy học mĩ thuật ở THCS
không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao hiểu biết cho học sinh
giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng trong q trình hồn thiện nhân cách
Đức - Trí - Thể - Mĩ.
- Dạy học Mĩ thuật ở bậc THCS có 4 phân mơn chính:
+ Vẽ theo mẫu.
+ Vẽ trang trí.
+ Vẽ tranh.
+ Thường thức mĩ thuật.
- Trong các phân môn trên thì Vẽ theo mẫu là phân mơn tương đối khơ

cứng, khó tưởng tượng vì do cấu trúc của các đồ vật có sự thay đổi theo vị trí
quan sát, theo đường tầm mắt và nhìn theo xa gần. Những điều đó đã được thể
hiện qua khái niệm của phân môn “ vẽ theo mẫu là vẽ theo các vật mẫu đã được
bày trước mặt thông qua suy nghĩ, cảm xúc của người vẽ nhằm diễn tả được cấu
tạo, hình dáng, màu sắc, ánh sáng, đậm nhạt của vật mẫu. Do vậy bài vẽ của lớp
sẽ không giống hệt nhau mà có thể chỉ giống trên những nét lớn - đặc điểm và
hình dáng chung cịn kích thước, đậm nhạt, bố cục…sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào
vị trí, khả năng diễn tả, cảm thụ của người vẽ, và cuối cùng sẽ có bài vẽ đẹp, bài
chưa đẹp, bài chưa đạt yêu cầu. Vẽ theo mẫu là phân môn Mĩ thuật ở trường phổ
thơng, vẽ theo mẫu có vị trí quan trọng trong chương trình Mĩ thuật, là phân
mơn cơ bản, vì vẽ theo mẫu có ảnh hưởng, tác dụng lớn đến vẽ trang trí, vẽ tranh
và thường thức mĩ thuật. Ví dụ : khả năng quan sát, nhận xét, bố cục, vẽ hình.
Từ thực tiễn dạy học trên lớp bản thân tơi nhận thấy khi dạy học vẽ theo
mẫu thì giáo viên cần lưu ý những vấn đề về phương pháp dạy như sau:
1. Khi dạy phương pháp vẽ theo mẫu: Giáo viên cần khắc sâu cho học
sinh thế nào là vẽ theo mẫu. Cần giải thích thêm để các em phân biệt được: vẽ
theo mẫu khác với vẽ kỹ thuật.
2. Vẽ kỹ thuật yêu cầu vẽ đúng, chính xác đến từng milimét, nét thẳng
phải thẳng băng, đều đều; hình trịn, hình ơvan phải thật chính xác, trịn trịa, đều
đặn. Nét, hình ở vẽ kỹ thuật phải dùng thước, compa…để vẽ.
3. Ngược lại: vẽ theo mẫu chỉ yêu cầu tả lại, mơ phỏng lại mẫu, khơng địi
hỏi chính xác, đúng như mẫu. Nét vẽ, hình vẽ ở vẽ theo mẫu tuyệt nhiên không
được dùng thước, compa, mà chỉ dùng tay tả lại nét thẳng nét cong của mẫu.
4 . Phương pháp vẽ theo mẫu là cách vẽ, cách tiến hành bài vẽ từ


QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU
CÁC BƯỚC DỰNG HÌNH
VẼ
ĐẬM NHẠT

HỒN CHỈNH BÀI VẼ.
Phương pháp vẽ theo mẫu sẽ giới thiệu những gì làm trước, những gì làm
sau, cách vẽ khoa học, có logic- tư duy khoa học, làm việc khoa học.
4.1 Trong phân mơn vẽ theo mẫu, cần hình thành và phát triển cho học
sinh những kỹ năng sau:
- Quan sát (so sánh, phân tích, tổng hợp đặc điểm của mẫu).
- Xác định bố cục.
- Vẽ hình.
- Chỉnh hình.
- Vẽ đậm nhạt.
4.2. Kỹ năng quan sát: giúp cho học sinh biết cách quan sát đồ vật: quan
sát từ tổng thể đến chi tiết, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát để nắm được
tỉ lệ , đặc điểm cấu trúc và cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu. Trên cơ sở quan sát
đặc điểm của mẫu, hình thành ở học sinh biểu tượng về đồ vật, góp phần hình
thành thị hiếu thẫm mĩ và thói quen quan sát nhận ra vẻ đẹp của đồ vật xung
quanh, biết trân trọng cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp theo khả năng và sở thích
của mình.
4.3.Kỹ năng xác định bố cục: Giúp học sinh biết chọn mẫu vẽ, biết sắp
xếp mẫu có bố cục đẹp, biết sắp xếp hình vẽ trên giấy cân đối, thuận mắt. Kỹ
năng bố cục hình vẽ được sử dụng trong tất cả các phân môn của mĩ thuật như:
vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức Mĩ thuật.
4.4.Kỹ năng vẽ hình: Trên cơ sở kết quả quan sát nắm được đặc điểm hình
dáng của mẫu, học sinh sắp đặt bố cục hình vẽ trên giấy và phác hình từ khái
quát, tổng thể đến chi tiết. Nếu không biết cách phác hình thì bài vẽ khơng đạt
được hiệu quả như mong muốn. Có thể phải tẩy xóa nhiều, bài vẽ bẩn và hình vẽ
có thể xộc xệch khơng vững chắc. Kỹ năng này cũng được sử dụng nhiều trong
trang trí, vẽ tranh…
4.5.Kỹ năng chỉnh hình, trên cơ sở hình vẽ đã được xác định, học sinh biết
cách so sánh hình vẽ với mẫu để điều chỉnh hình cho đúng tỉ lệ, hình dáng, đặc
điểm của mẫu, kỹ năng này cũng được sử dụng trong vẽ trang trí và vẽ tranh.

4.6.Kỹ năng vẽ đậm nhạt: Sau khi hình vẽ được hoàn chỉnh, học sinh cần
quan sát mẫu để xác định các mảng đậm, nhạt trên cơ sở ánh sáng chiếu vào vật
mẫu. Học sinh biết cách vẽ đậm nhạt, thể hiện đúng các độ đậm nhạt trên mẫu.
2.3.1. Các giải pháp đã tiến hành
a. Trước tiên giáo viên phải rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích cho học
.
Để làm được điều này giáo viên cần:
Bước 1 : Chuẩn bị mẫu vẽ và bày mẫu
Đối với phân môn Vẽ theo mẫu thì nhất thiết phải chuẩn bị mẫu vẽ. Giáo
viên tự chuẩn bị mẫu vẽ hoặc giao cho các nhóm học sinh chuẩn bị. Mỗi lớp học
phải có ít nhất 2 mẫu cho 2 nhóm. Lựa chọn mẫu vẽ phải có sự đa dạng, phong
phú về kiểu dáng, màu sắc, kích thước...nhằm tạo hứng thú cho học sinh, tránh
sự đơn điệu, nhàm chán. Đặc biệt đối với mẫu vẽ tĩnh vật cần chọn các loại hoa


quả có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú. Tuy vậy cũng khơng nên chọn mẫu
có q nhiều màu sắc đối chọi nhau, sẽ làm cho bài vẽ khơng có tính chủ đạo.
Với những mẫu vẽ đẹp học sinh sẽ có hứng thú quan sát, từ đó lơi cuốn vào các
bước tiếp theo của bài vẽ. Như vậy ngay từ bước chuẩn bị đồ dùng học tập, giáo
viên bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát mẫu.
Lớp học giờ vẽ theo mẫu cần được sắp xếp hợp lí đảm bảo cho tất cả các
học sinh đều có thể quan sát mẫu một cách dễ dàng. Có thể sắp xếp thành 4
nhóm ngồi xung quanh mẫu hoặc xếp học sinh thành 2 hàng dọc hai bên...tuỳ
theo ánh sáng của lớp học.
Giáo viên nên để cho học sinh tự bày mẫu, sau đó chỉnh sửa và gợi ý cho
học sinh cách bày mẫu đẹp. Mẫu vẽ cần được bày phong phú và đảm bảo có
nhiều góc vẽ đẹp. Giáo viên yêu cầu học sinh phải tự quan sát và vẽ mẫu đúng
với gócnhìn của mình.
Ví dụ mẫu vẽ:


Học sinh bày mẫu có 2 đồ vật
Lựa chọn mẫu vẽ phải có sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, màu sắc,
kích thước...nhằm tạo hứng thú cho học sinh, tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Đặc
biệt đối với mẫu vẽ tĩnh vật cần chọn các loại hoa quả có hình dáng đẹp, màu
sắc phong phú. Tuy vậy cũng không nên chọn mẫu có quá nhiều màu sắc đối
chọi nhau, sẽ làm cho bài vẽ khơng có tính chủ đạo.
Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp
dạy học phù hợp để luôn tạo được không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn lơi cuốn
học sinh.
Bước 2: Giúp học sinh có thói quen quan sát mẫu
Cách đặt câu hỏi:


Đối với phân môn vẽ theo mẫu, giáo viên cần bám sát mẫu để đặt câu hỏi
cụ thể trên từng mẫu vẽ, không đặt câu hỏi một cách chung chung. Khi đặt câu
hỏi giáo .viên cần chỉ vào mẫu để hướng sự chú ý của học sinh vào mẫu vẽ.
Ví dụ : mẫu vẽ Lọ hoa và quả
- Mẫu gồm có mấy đồ vật?
- Đó là những vật mẫu nào?
- Vị trí của lọ hoa so với quả như thế nào?
- So sánh tỉ lệ chiều cao của quả so với lọ hoa?
- So sánh tỉ lệ chiều ngang của quả so với lọ hoa?
- Lọ hoa bao gồm những phần nào?
- So sánh tỉ lệ giữa các phần của lọ hoa?
- So sánh tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều cao của quả?
- Có những nguồn sáng nào chiếu tới mẫu?
- Hướng ánh sáng nào mạnh nhất?
- Phân biệt các độ sáng - trung gian - đậm...thay đổi trên mẫu? v.v.....
- Phân biệt các độ sáng - trung gian - đậm...thay đổi trên mẫu? v.v.....
Giáo viên yêu cầu học sinh đo, dọi, ước lượng trước khi trả lời. Như thế

bắt buộc các em phải quan sát mẫu thì mới có thể phân tích cấu trúc mẫu và đưa
ra những nhậnxét chính xác. Các bước vẽ theo mẫu là một chuỗi logic, nếu
khơng thực hiện tốt bước thứ nhất thì sẽ không thể thực hiện tốt bước tiếp theo.
Chẳng hạn, khơng quan sát kĩ thì sẽ khơng thể hiểu cấu trúc mẫu, khơng nhìn ra
các độ đậm nhạt, khơng nắm được tỉ lệ...thì khơng thể phác hình chính xác.
Trong q trình phân tích mẫu, giáo viên có thể đặt các câu hỏi mang tính suy
luận như:
- Vẽ theo mẫu khác với vẽ trang trí như thế nào?
- Lọ hoa là đồ vật được biến dạng từ hình khối nào?
- Ánh sáng thay đổi trên khối lập phương khác với trên khối cầu như thế
nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu

* Lưu ý khi quan sát mẫu:


- Quan sát từ bao quát đến chi tiết, không sa vào chi tiết, bộ phận để nhận
ra:
- Hình dáng bề ngoài của mẫu(Chiều cao, chiều ngang, vànhững nét cơ
bản).
- Đặc điểm chính của mẫu (Qua cấu trúc và các kích thước).
- Các mảng đậm nhạt lớn.
- Quan sát mẫu để suy nghĩ về bố cục.
- Vẽ hình trong tờ giấy ngang hay dọc là hợp lí.
- Hình vẽ bằng nào thì vừa, đặt nó ở giữa hay lệch sang phải, sang trái
hoặc lên trên, xuống dưới trang giấy để có bố cục cân đối.Ngồi việc quan sát
mẫu thật ra, giáo viên cần vẽ minh hoạ nhiều góc nhìn cho một mẫu: chẳng hạn
nhìn miệng giếng ở các độ cao khác nhau thì ta sẽ thấy nó có hình khác nhau
như: hình trịn, hình elip, thậm chí là một đường thẳng nằm ngang.Hoặc minh
hoạ nhiều mẫu ở một góc nhìn để học sinh thấy được sự phong phú của mẫu vẽ,

từ đó gợi ý cho các em về cách lựa chọn mẫu cũng như các góc vẽ đẹp.Bên cạnh
việc giáo viên vẽ minh hoạ thì giáo viên có thể hỏi học sinh các câu hỏi kiểm tra
trí nhớ cũng như thói quen quan sát hàng ngày của học sinh. Chẳng hạn:
- Khi nhìn ngơi nhà em đang ở với các góc nhìn khác nhau như: phía
trước, phía sau, mặt bên của ngơi nhà, thì em thấy có sự khác nhau như thế nào?
- Khi đứng ở một điểm cố định nhìn một hàng cột điện có kích thước bằng
nhau thì nhìn càng xa ta càng thấy có sự thay đổi như thế nào?
- Khi nhìn người khác với các góc nhìn ngang tầm mắt, nhìn dưới lên
hoặc đứng trên tầng nhìn xuống...thì ta thấy có sự biến dạng như thế nào?
- Hãy mơ tả theo trí nhớ cấu tạo của cái ấm tích, cái phích nước, hình
dáng con trâu, con gà, con lợn...?
- Khi ta đứng ngoài nắng vào buổi sáng, trưa, chiều, chiều tối...thì bóng
đổ của ta xuống đất có sự thay đổi như thế nào? v.v.....
Bước 3: Tổ chức các hoạt động học tập hiệu quả
Xác định rõ mục tiêu bài học, soạn giáo án kỹ lưỡng cho từng hoạt động,
đảm bảo tất cả các học sinh đều hứng thú tham gia các hoạt động học tập. Giáo
viên trực tiếp thao tác vẽ lên bảng (Có thể chiếu bài mẫu trên tivi, máy chiếu…)
cho cả lớp cùng quan sát, nắm được các bước thực hiện một cách cụ thể nhất.
Để học sinh hiểu được thế nào là vẽ theo mẫu, đòi hỏi người giáo viên
phải thực hành thị phạm cho học sinh quan sát. Trong tiết dạy tôi thường kết hợp
vừa vẽ vừa hướng dẫn cho các em hiểu (Có thể chiếu lên tivi, máy chiếu các
video hướng dẫn vẽ theo mẫu để các em dể hình dung), chỉ cho các em biết cách
đặt bút vẽ ở đâu, bắt đầu quan sát và vẽ như thế nào, đặt ra những câu hỏi gợi
mở hướng các em tự suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Khi hướng dẫn học sinh vẽ mẫu, giáo viên cần chuẩn bị hình hướng dẫn
các bước vẽ theo mẫu như: phác khung hình, phác nét chính,vẽ chi tiết, phân
mảng, vẽ đậm nhạt...để học sinh hình dung được tiến trình bài vẽ. Hình hướng
dẫn cần vẽ chính xác, đẹp, đúng yêu cầu...nếu sơ sài sẽ phản tác dụng. Bên cạnh
sử dụng hình hướng dẫn chuẩn bị trước, giáo viên cần vẽ minh hoạ thêm những



phần cần nhấn mạnh để học sinh lưu ý. Chẳng hạn: cách phác nét thẳng, cách
gạt nét chì khi vẽ các độ đậm nhạt, cách vẽ nền... Trước khi học sinh vẽ mẫu,
giáo viên cho các em tham khảo một số bài vẽ hồn chỉnh của các học sinh khố
trước. Bài vẽ sử dụng làm bài mẫu tham khảo phải là các bài vẽ được chọn lọc,
đạt yêu cầu về hình, bố cục, đậm nhạt... Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên xố
các hình minh họa và cất bài mẫu, tránh để học sinh bắt chước bài tham khảo mà
không nhìn vào mẫu thật để vẽ.
Bước 4: Tạo khơng khí sôi động trong hoạt động trưng bày, nhận xét
bài vẽ
Sau khi học sinh thực hành vẽ mẫu, cuối tiết học giáo viên chọn một số
bài vẽ đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu để các em nhận xét. Giáo viên có thể
đánh số cho các bài vẽ chọn và đặt các câu hỏi như:
- Em thích nhất bài số mấy?
- Theo em bài vẽ này đạt ở điểm nào và chưa đạt ở điểm nào?
- Theo em bài nào cần chỉnh sửa? Chỉnh sửa ở những phần nào?
- Qua tiết vẽ này em rút ra được những kinh nghiệm gì?
Giáo viên hướng dẫn cho các em hoạt động theo nhóm để học hỏi lẫn nhau.


Giáo viên tổ chức cho học sinh bình chọn những tác phẩm được thể hiện có
cảm xúc, đường nét, hình khới, đậm nhạt ấn tượng để khen ngợi và có thể trao giải.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào thực tế giảng dạy, kết quả thu được thật
đáng khích lệ. Các em học sinh học tập rất hào hứng hăng say làm bài và bài vẽ đạt
chất lượng tốt, bài vẽ có cảm xúc, đường nét, hình khối và đậm nhạt ấn tượng.
Khơng cịn học sinh xếp loại chưa hồn thành, mà tỷ lệ ở mức hoàn thành và
hoàn thành tốt.
Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp :
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã và đang vận dụng vào dạy - học môn Mĩ

thuật cho học sinh ở trường tôi. Sau một thời gian vận dụng, tôi thấy các em có tiến bộ
rõ rệt.Kết quả được thể hiện ở bảng điều tra sau:

+ Kết quả khảo sát trước khi thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng:
Khối

Khối 6

Tổng sớ
học sinh
132

Hồn thành tớt
(Đạt)

Hồn thành
(Đạt)

Chưa hồn thành
(Chưa đạt)

SL

TL %

SL

TL %

SL


TL %

20

14%

40

33%

72

53%

+ Kết quả khảo sát sau khi thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng:
Khới

Khối 6

Tổng sớ
học sinh
132

Hồn thành tớt
(Đạt)

Hồn thành
(Đạt)


Chưa hoàn thành
(Chưa đạt)

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

90

68%

42

32%

0

0

* Dưới đây là một số bài vẽ đẹp của học sinh:





3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua quá trình khảo sát nghiên cứu đổi mới phương pháp và trực tiếp
giảng dạy thực nghiệm tại khối 6 trường THCS Lương Sơn, tơi thấy rằng: Các
em đã u thích nội dung vẽ theo mẫu và chất lượng bài vẽ cũng được nâng lên.
Để đạt được những điều này đòi hỏi mỗi giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài dạy,
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, biết tổng hợp các phương pháp dạy học mới.
Trong giờ dạy cần sử dụng linh hoạt các phương pháp, phát huy khả năng sáng
tạo của học sinh, thực sự biết đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng các loại
hình hoạt động trong tiết dạy. Lời giảng của giáo viên cần cô đọng ngắn gọn, để
thu hút sự chú ý của học sinh.
Những biện pháp trên đã góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất
lượng dạy- học bộ môn vẽ theo mẫu ở trường tôi công tác. Với sự quan tâm của
các ban nghành, Ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự nỗ lực của thầy và trò
trường THCS Lương Sơn, chắc chắn rằng chất lượng dạy và học bộ mơn Mỹ
thuật nói chung và phân mơn Vẽ theo mẫu nói riêng của trường sẽ ngày càng đạt
được những kết quả tốt đẹp hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường.
3.2. Kiến nghị
Đề nghị với Phòng giáo dục trang bị thêm trang thiết bị học tập như trang,
ảnh, mơ hình, sách, tài liệu tham khảo cho bộ môn Mĩ thuật.
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hơn nữa đến môn học, tạo điều kiện
hơn nữa về cơ sở vật chất, thời gian, trang thiết bị phục phụ cho mơn học.
Trong q trình nghiên cứuđề tài và thực hiện biện pháp không tránh được
thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học và
đồng nghiệp./.
XÁC NHẬN
Thường Xuân, ngày 26 tháng 03 năm 2021

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trịnh Như Cường


TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT

Tên tài liệu tham khảo

Nhà xuất bản

1

Sách giáo khoa, sách giáo
Nhà xuất bản Giáo Dục.
viên Mĩ thuật 6

2

Tài liệu bồi dưỡng cho giáo Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – Vụ Giáo
viên THCS môn Mĩ thuật
Dục Trung Học.

3


Tự học vẽ

4

HọcMĩ thuật theo định
hướng phát triển năng lực Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
lớp 6

Tác giả Phạm Viết Song- Nhà xuất
bản Giáo Dục.



×