Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Rèn luyện cho học sinh lớp 9 tiếp cận lịch sử qua tư liệu văn kiện đảng khi học lịch sử việt nam giai đoạn 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20

NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Thế nào là văn kiện Đảng?
2.1.2. Các thể loại văn kiện Đảng sử dụng trong dạy học lịch
sử
2.1.3. Tác dụng của việc sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Hệ thống những văn kiện Đảng dự kiến sử dụng trong
các bài học cụ thể khi dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930-1945
2.3.2. Một số phương pháp tiêu biểu rèn luyện cho học sinh
tiếp cận lịch sử qua tư liệu văn kiện Đảng nhằm nâng cao chất
lượng dạy-học bộ môn Lịch sử.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo
dục
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị

TRAN
G
2

2
2
3
3
3
3
3
4
4
6
6
6

7
14
14
14
17
17
17

1


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, cơng cuộc giáo dục của nhà nước ta đang được triển khai đồng
bộ rộng khắp các trường phổ thông. Công cuộc này đòi hỏi đồng thời tiến hành
cải cách hệ thống giáo dục nội dung, phương pháp dạy học ở tất cả các môn học.
Trên thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Lịch sử ở

trường phổ thông nhiều năm trở lại đây đã được Đảng và nhà nước chú ý nhiều.
Chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều tiết học tốt, dạy tốt, có nhiều thầy cơ
bộ mơn Lịch sử rất u nghề, có tâm huyết, có trình độ chun mơn cao. Thầy
cơ ln cố gắng tìm tịi tư liệu, chuyện kể lịch sử, đưa các phương pháp – kỹ
thuật dạy học mới và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, khiến cho
các kiến thức trừu tượng, khó hiểu trở nên cụ thể, gần gũi hơn, giúp học sinh chủ
động, hứng thú học tập hơn. Tuy nhiên thực trạng mức độ sử dụng một tiết học
có đầu tư áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhất khơng thường xun,
thường thì được áp dụng trong những giờ thao giảng, hoặc một số tiết học quan
trọng.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn khơng ít thầy cơ cịn giữ cách dạy “truyền
thống”, truyền đạt kiến thức có sẵn, một chiều; học sinh nghe, ghi chép ý mà
thầy tóm tắt trên bảng hoặc thầy đọc chậm. Ở một số tiết giảng câu hỏi phát vấn
của giáo viên còn thiếu ý nghĩa phát triển năng lực nhận thức của học sinh đó là
câu hỏi mà đáp án nằm ngay trong Sách giáo khoa, học sinh chỉ cần tìm và đọc
lên, thảo luận nhóm chỉ mang tính hình thức (thảo luận các phần mà Sách giáo
khoa đã ghi chép đầy đủ, học sinh chỉ cần xem sách, tóm tắt ra giấy)...
Thực tế học sinh chưa được thường xuyên tiếp cận với các tư liệu lịch sử,
dẫn đến một giờ học lịch sử buồn tẻ và nhàm chán thiếu hấp dẫn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc học mơn Lịch sử trong trường Phổ thông chưa được quan tâm và
nhận thức đúng. Do đó tình trạng học sinh khơng nắm được lịch sử dân tộc,
truyền thống dân tộc ngày càng trở nên phổ biến.
Nếu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì cần lấy
việc tập cho học sinh sớm và thường xuyên tiếp cận với loại tư liệu lịch sử khác
nhau. Điều này phù hợp với đặc điểm bộ môn để phù hợp với phương pháp cơ
bản của bộ mơn (phương pháp tìm hiểu, xem xét các sự kiện lịch sử một cách cụ
thể để khôi phục, miêu tả quá khứ gần đúng như nó đã từng tồn tại). Qua đó, sẽ
góp phần duy trì và nâng cao chất lượng bộ môn.
Việc học tập lịch sử ở trường phổ thơng địi hỏi học sinh phải sử dụng,

làm việc với nhiều loại tư liệu. Đó là những cơ sở quan trọng để nhận thức biết
và hiểu lịch sử. Trong đó, văn kiện Đảng có vai trị, ý nghĩa quan trọng về mặt
2


khoa học và tư tưởng, góp phần đảm bảo nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn cho
học sinh. Văn kiện Đảng là một loại tài liệu thành văn, đã khẳng đinh tính cần
thiết của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn Lịch sử.
Chúng ta đã nhận thức rõ, song trong thực tế dạy học ở trường phổ thơng lại
chưa thực hiện tốt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các thầy cô chưa chú trọng việc
hướng dẫn học sinh tiếp cận lịch sử quan tư liệu văn kiện Đảng. Phần lớn các
thầy cô cho rằng tiếp cận các văn kiện Đảng là hơi quá sức so với tầm nhận thức
của học sinh trung học cơ sở, thậm chí nếu sử dụng khơng khéo léo dễ dẫn đến
việc ôm đồm nặng nề biến giờ học Lịch sử thành buổi nghiên cứu tài liệu, văn
kiện tại lớp.
Để làm rõ vấn đề này, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Rèn luyện cho học
sinh lớp 9 tiếp cận lịch sử qua tư liệu văn kiện Đảng khi học phần lịch sử Việt
nam giai đoạn 1930-1945”, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào
việc nâng cao chất lượng của môn Lịch sử.
Đề tài này cố gắng làm rõ những phương pháp dạy học thích hợp, hiệu
quả theo hướng rèn luyện học sinh tiếp cận lịch sử qua tư liệu văn kiện của Đảng
thông qua dạy học lịch sử 9 phần lịch sử Việt nam giai đoạn 1930-1945 với
những cơ sở lý luận khái quát nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh khối 9 trường THCS Lê Q Đơn.
- Các bài học trong chương trình Lịch sử lớp 9 có liên quan đến tư liệu
văn kiện Đảng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;

- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế;
- Phương pháp thu thập thông tin, thông kê và xử lí số liệu…
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
2.1.1. Thế nào là tư liệu văn kiện Đảng.
Văn kiện Đảng là một nguồn tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc
nghiên cứu và dạy học lịch sử. Văn kiện Đảng được hiểu là những văn bản của
Đảng có ý nghĩa quan trọng về xã hội, chính trị, nó liên quan trực tiếp đến sự ra
đời, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử Đảng. Văn kiện lịch sử
được coi như những tài liệu gốc, ví như các bản điều ước, tun ngơn, hiệp
ước... Đó là những tư liệu chuẩn xác, giúp ta khôi phục lại từng phần bức tranh
quá khứ.

3


Văn kiện Đảng là một loại văn kiện lịch sử, là những văn bản về đường
lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng được ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử cụ
thể, có ý nghĩa khơng chỉ dối với việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong thời
kì đó, mà còn là sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh đã qua, vạch ra phương
hướng cho những thời kì cách mạng sau này. Do đó về cơ bản, tài liệu thành văn
này có tính chính xác cao về mặt khoa học, rất cần thiết đối với việc nghiên cứu
và dạy học lịch sử. Văn kiện Đảng phản ánh đầy đủ, toàn diện, đúng đắn đường
lối, hoạt động cách mạng của Đảng ở các thời kì lịch sử.
Văn kiện Đảng được coi là một loại tài liệu gốc tin cậy bởi vì nó thể hiện
thực tiễn cách mạng, phản ánh những quan điểm mang tính chỉ đạo của Đảng,
tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh và khái quát thành lí luận cách mạng.
Những văn kiện của Đảng do cấp Trung ương ban hành ở một phạm vi rộng lớn
có ý nghĩa và tác dụng, ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử dân tộc, khu
vực..

2.1.2. Các thể loại văn kiện Đảng sử dụng trong dạy học Lịch sử ở
trường phổ thông.
Đối với giáo viên dạy học lịch sử, tài liệu văn kiện Đảng là những cứ liệu
quan trọng, sinh động, chính xác góp phần vào việc xây dựng những biện pháp
sư phạm có hiệu quả trong q trình dạy học bộ môn. Đối với học sinh, tài liệu
văn kiện Đảng là một nguồn cung cấp tri thức lịch sử, là một trong những cơ sở
quan trọng, cần thiết để hiểu kiến thức mới, củng cố ơn tập kiến thức cũ, hồn
thành các bài tập thực hành, ngoại khố, góp phần rèn luyện kĩ năng, tư duy độc
lập, sáng tạo trong học tập lịch sử.
Để sử dụng hiệu quả văn kiện của Đảng trong công tác nghiên cứu và dạy
học lịch sử, việc phân loại văn kiện Đảng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể
chia văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử theo cách sau đây:
- Văn kiện của Đảng theo các cấp Trung ương và cấp Đảng bộ địa
phương.
- Văn kiện theo các thời kì lịch sử.
- Văn kiện thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự...
Dù phân loại như thế nào đi chăng nữa, cũng phải xem xét văn kiện đó ra
đời trong hồn cảnh nào, nó gắn với nhiệm vụ cụ thể của cách mạng trong hồn
cảnh cụ thể đó ra sao. Vì lẽ đó, văn kiện Đảng có ý nghĩa thiết thực đối với dạy
học lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc.
2.1.3. Tác dụng của việc sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học Lịch sử
ở trường phổ thông.
a. Giáo dưỡng cho nhận thức của học sinh.

4


Trong học tập lịch sử, văn kiện Đảng có ý nghĩa quan trọng về mặt nhận
thức đối với học sinh. Văn kiện Đảng là một cơ sở khoa học quan trọng để tạo
biểu tượng chân thực, có hình ảnh về quá khứ, bổ sung, hoàn chỉnh, củng cố,

khắc sâu kiến thức đã học, có tác dụng phát triển tư duy cho học sinh. Dựa vào
những đoạn trích trong văn kiện Đảng, học sinh có thể hiểu sâu sắc nguyên nhân
xuất hiện, tiến trình phát triển và ý nghĩa lịch sử của nhiều sự kiện diễn ra trong
các thời kì đấu tranh cách mạng do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
Việc sử dụng các đoạn trích trong văn kiện Đảng qua các thời kì lịch sử
giúp học sinh nhận thức rõ bước phát triển của cách mạng, cuộc đấu tranh đầy hi
sinh, gian khổ của nhân dân ta để giành được độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa
xã hội. Điều này thể hiện niềm tin sắt đá của nhân dân đối với sự lãnh đạo của
Đảng, tính khoa học của đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với sự phát
triển hợp quy luật của lịch sử, với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân
dân.
Văn kiện Đảng còn giúp học sinh hiểu rõ thời điểm quan trọng của lịch
sử, sự chuyển hướng chiến lược cách mạng trong những bối cảnh lịch sử cụ thể,
b. Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh.
Việc dạy học lịch sử có ưu thế trong cơng tác giáo dục thái độ, tình cảm,
tư tưởng cho học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục lịch sử càng
được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Nền kinh tế thị trường với những mặt tích
cực ngày càng được khẳng định trong q trình đổi mới tồn diện của đất nước,
song cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, cần có biện pháp khắc phục. Những
yếu tố hiện đại, những giá trị tiến bộ đích thực của nước ngồi cần được khai
thác để làm phong phú thêm đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân
ta, song phải lựa chọn để tiếp thu những tinh hoa của nhân loại mà vẫn gìn giữ
và phát huy những nét bản sắc độc đáo của dân tộc mình.
Từ những nhận thức ấy, các em biết trân trọng, giữ gìn những di tích, di
vật lịch sử, có ý thức khảo cứu, sưu tầm, bảo vệ những di sản đó. Khơng ít di
tích lịch sử gắn liền với địa phương nơi các em được sinh ra và lớn lên, sẽ là cơ
sở bồi dưỡng lịng tự hào chân chính, tình cảm mến u gắn bó với q hương
đất nước mình, biết hành động sao cho xứng đáng với mảnh đất quê hương giàu
truyền thống lịch sử, văn hóa.

c. Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
Muốn khôi phục lại quá khứ phải dựa trên cơ sở của những sự kiện,
nhưng đó phải là những sự kiện chính xác. Để nhận thức đúng đắn về quá khứ
lịch sử, học sinh cần được rèn luyện phương pháp tư duy trên những mặt sau:

5


- Rèn luyện kĩ năng tưởng tượng, hình dung để tái hiện khơng khí, khơng
gian lịch sử trong một hồn cảnh và vị trí cụ thể. Tránh những biểu tượng sai
lệch như hiện đại hóa lịch sử, gị ép, áp đặt...
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, đối chiếu các nguồn tài liệu, trên
cơ sở đó kết luận khách quan, chính xác, tránh sự phiến diện. Điều này có ý
nghĩa quan trọng trong q trình tự học của học sinh.
- Rèn luyện các phương pháp diễn dịch hay quy nạp để có cái nhìn logic.
Như vậy, việc rèn luyện cho học sinh tiếp cận các tư liệu là văn kiện của
Đảng góp phần khơng nhỏ vào việc phát triển các kĩ năng của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Ngay từ đầu năm học 2020 - 2021, khi được phân công chuyên môn dạy
bộ môn lịch sử khối 9 tôi đã có một số điều tra về thái độ và nhận thức của học
sinh về bộ môn lịch sử để từ đó tìm ra thực trạng ngun nhân.
Qua phiếu thăm dị cho thấy nhiều em học lịch sử vì đây là mơn học chính
khố và điểm trung bình mơn có ảnh hưởng đến việc xét duyệt lên lớp và khen
thưởng. Có ý kiến cho rằng đây là mơn học “thuộc lịng”, khơ khan ít hấp dẫn.
Chính vì vậy, qua kết quả của các em năm học trước trong môn Lịch sử số
học sinh Giỏi mới chỉ chiếm 40% và vẫn còn nhiều học sinh xếp loại trung bình.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
2.3.1. Hệ thống những tài liệu văn kiện Đảng dự kiến sử dụng trong
các bài học cụ thể khi dạy phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

- Bài 18: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời”- SGK Lịch sử 9 trang 69.
Để dạy bài này, các thầy cơ có thể khai thác nội dung một số văn kiện sau:
+ “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ tóm tắt”, “Lời
kêu gọi” của Nguyễn Ái Quốc thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam (tháng 2/1930) tại Hương Cảng- Trung Quốc.
+ “Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đơng Dương (10/1930)”
của Tổng bí thư Trần Phú thơng qua Hội nghị lần thứ nhất Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Tác dụng của việc sử dụng những văn kiện này nhằm khắc họa cho học
sinh hiểu sâu sắc: ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã xác định đường lối đấu
tranh giành độc lập dân tộc rất đúng đắn.
- Bài 19: “Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935”- SGK
Lịch sử 9 trang 72.
Nguồn tài liệu các thầy cơ có thể sử dụng được khi giảng dạy bài này, dự
kiến gồm:
6


+ “Gửi cấp ủy Trung Kì”: Đây là chỉ thị của Trung ương Đảng (9/1930)
về việc chỉ đạo phong trào cách mạng ở Miền Trung, đặc biệt là Nghệ- Tĩnh.
+ “Chỉ thị vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ” của Ban Thường vụ Trung
ương Đảng ngày 20/3/1931, ra chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ để giúp
các cấp uỷ địa phương có chủ trương và hành động đúng trước tình hình lúc bấy
giờ.
Khi sử dụng các văn kiện này, các thầy cô hướng dẫn cho học sinh nhận
thấy được sự lãnh đạo kịp thời, đúng hướng, phù hợp với tình hình thực tiễn của
Đảng ta. Đây là điều kiện tiên quyết để giành thắng lợi.
- Bài 20: “Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939”- SGK
Lịch sử 9 trang 76.
Nguồn tài liệu các thầy cơ có thể sử dụng được khi giảng dạy bài này, dự

kiến gồm:
- “Tuyên ngôn cúa Đảng ta đối với thời cuộc”- đăng trên báo “ Dân
chúng” ngày 29-10-1938, kêu gọi các đảng phái dân chủ của người Việt Nam,
các đoàn thể, cá nhân và cả người nước ngoài đoàn kết trong Mặt trận dân chủ “
vì tự do, hồ bình và cơm áo mà tranh đấu phịng thủ xứ sở''.
- “Thơng báo khẩn cấp” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày
10/3/1939 gửi tới các Đảng bộ chỉ rõ: Cần phải tổ chức các cuộc mít tinh quần
chúng phản đối khủng bố của thực dân Pháp và biểu dương lực lượng ủng hộ
cách mạng. Bản thơng cáo cịn đưa ra các khẩu hiệu hành động.
Các tài liệu, văn kiện trên được trích dẫn phù hợp với nội dung bài học,
giúp học sinh hiểu cụ thể tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong
phong trào 1936-1939, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.
- Bài 21: “Việt nam trong những năm 1939-1945”- SGK Lịch sử 9
Trang 81 và Bài 22: “Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945” – SGK Lịch sử 9 trang 86.
Để dạy bài này, các thầy cơ có thể khai thác nội dung một số văn kiện sau:
+ “Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI” (tháng 11/1939)
+ “Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VII” (tháng 11/1940)
+ “Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII” (tháng 5/1941)
+ “Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh- ngày 21/12/1944.
+ Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12/3/1945.
Các văn kiện này phản ánh thời kì vận động cách mạng giải phóng dân tộc
1939-1945, đưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
- Bài 23: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt
Nam dân chủ Cộng hòa”- SGK Lịch sử 9 trang 92.
7



Để dạy bài này, các thầy cơ có thể khai thác nội dung một số văn kiện sau:
+ “Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng” từ ngày 13-15/8/1945 quyết
định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
+ “Quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ngày 13/8/1945 ban
bố, quyết định Tổng khởi nghĩa trên tồn quốc.
+ “ Tun ngơn độc lập” của chủ tịch Hồ chí Minh đọc ngày 2/9 tại quảng
trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
2.3.2. Một số phương pháp tiêu biểu rèn luyện cho học sinh tiếp cận
lịch sử qua tư liệu văn kiện Đảng nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn
Lịch sử.
a. Dùng tài liệu văn kiện để tạo biểu tượng lịch sử.
Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh gặp khơng ít khó khăn, phức tạp,
do các em khơng thể “trực quan sinh động” được sự kiện đã xảy ra, mà ln
nhìn thấy những gì đang diễn ra trong thực tế, nên dễ rơi vào sai lầm của việc
“hiện đại hóa lịch sử”, nghĩa là đem hình ảnh, hiểu biết, suy nghĩ của người đời
nay gán cho sự kiện, nhân vật lịch sử. Việc khắc phục sai lầm về “hiện đại hóa
lịch sử” ở học sinh địi hỏi phải cung cấp tài liệu- sự kiện chính xác, vừa sức tiếp
thu.
Trong trường hợp này, văn kiện Đảng được coi là những nguồn cứ liệu
phong phú và tin cậy để học sinh tạo biểu tượng lịch sử. Cách thức sử dụng
phương pháp này chủ yếu thơng qua lời nói sinh động, thái độ tình cảm trong
miêu tả, tường thuật của thầy cơ giáo từ đó giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học
sinh về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử đó.
Ví dụ 1: khi học bài 22: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành
lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”- SGK Lịch sử 9 trang 92. Khi giảng về
thời cơ ngàn năm có một cho thắng lợi của cách mạng, giáo viên có thể dẫn dắt:
Trong cuốn “ Những chặng đường lịch sử” năm 1977, đồng chí Võ Nguyên
Giáp viết lại như sau: Trung tuần tháng 6/1945, Bác Hồ từ Pắc Bó về Tân Trào.
Lán Nà Lừa nhỏ bé đơn sơ được dựng lên bên con suối Khuổng Pến để làm sở
chỉ huy tối cao. Tại đây, Trung ương Đảng và Bác khẩn trương chuẩn bị cho Hội

nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Đại biểu Quốc dân. Lúc này, tình hình quốc
tế có những chuyển biến nhanh, phát xít Đức - Ý - Nhật đang trên đà thất bại
thảm hại; Liên Xô và các đồng minh đang thắng lớn. Một tình huống hiểm
nghèo lại đến giữa lúc này: Bác sốt nặng, bệnh tình diễn biến khá nguy kịch.
Thư hỏa tốc triệu tập hội nghị quan trọng đã được gửi đi. Bác chỉ thị: “Chậm
nhất là ngày 17”. Ngày họp đã gần kề mà Bác lại ốm. Đồng chí Võ Ngun Giáp
kể lại: “Đêm đó, trong lán Nà Lừa, lá tre xào xạc... Đôi mắt và má Bác thêm
hõm sâu. Tôi rất lo. Bỗng Bác mở mắt nhìn tơi hỏi: “Chú chưa đi ngủ à?”. Tơi
8


đáp: “Thưa Bác còn sớm”. Bác thấy trong người thế nào?”. Người khơng trả lời
câu hỏi mà nói: “ Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh lớn tới đâu, dù
phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập…”.
Từ câu nói này, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo các
phương pháp động não, hoạt động nhóm... để giải quyết vấn đề: “Những sự kiện
nào chứng tỏ thời cơ đã đến?”, “Đảng ta đã chớp thời cơ như thế nào?”
Bên cạnh đó, có những sự kiện lịch sử, giáo viên nên cho học sinh tiếp
cận với tư liệu bằng nhiều hình thức như nghe qua video, kênh hình, kênh chữ...
Ví dụ 2: đối với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tun ngơn độc
lập” ngày 2/9/1945, giáo viên giới thiệu hình ảnh của bản “Tun ngơn độc lập”
bút kí của Người lên máy chiếu cho học sinh quan sát. Sau đó chiếu video quang
cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tun ngơn độc lập tại quảng trường Ba Đình
lịch sử. Giáo viên cho học sinh quan sát lại một đoạn trích quan trọng nhất của
bản tun ngơn: “...Tồn dân Việt Nam, trên dưới một lịng kiên quyết chống lại
âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nơ lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một
dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân
tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tơi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể
dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”
Tuy sự kiện này diễn ra cách đây 76 năm nhưng qua việc tiếp cận các
nguồn tư liệu gốc và tin cậy, học sinh được mắt thấy, tai nghe, như sống lại
khơng khí hào hùng của lịch sử dân tộc. Qua bản Tuyên ngôn độc lập, học sinh
được hướng dẫn để hiểu sâu sắc những thắng lợi của cách mạng. Giờ học vì thế
mà hấp dẫn và hiệu quả, học sinh sẽ hào hứng, thích thú học tập, vừa hiểu rõ vừa
nhớ lâu bài học.
Ví dụ 3: Khi học về sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng
quân Bài 22- Sử 9: Giáo viên chiếu lên máy chiếu hình ảnh bản viết tay “Chỉ thị
thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” của chủ tịch Hồ Chí
Minh- ngày 21/12/1944 cho học sinh quan sát và giới thiệu: “Cách đây 70 năm,
một ngày trước Lễ thành lập Đội Tuyên truyền Giải phóng quân, đồng chí Võ
Nguyên Giáp nhận được thư của Bác Hồ. Đó là Chỉ thị của Bác về việc thành
lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tuy văn phong giản dị, ngắn
gọn, nhưng bức thư hàm chứa đầy đủ nội dung của một Cương lĩnh quân sự lịch
sử, có tính định hướng cho sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam sau
9


này. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng qn
nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó
là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...".
Giáo viên thuyết trình kết hợp với các kênh hình có chọn lọc và giá trị
như bức ảnh bút kí của Bác Hồ ra bản chỉ thị, hình ảnh về Đội Việt Nam Tun
truyền Giải phóng quân ... sẽ làm cho học sinh như sống lại thời khắc lịch sử đó.
Học sinh nắm rõ, vai trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc thành lập, vai trị
của đồng chí Võ Ngun Giáp trong việc lãnh đạo tổ chức, ý nghĩa tên gọi, mục

tiêu hoạt động của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đây là tổ chức
tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
b. Dùng tài liệu văn kiện Đảng phân tích một sự kiện, hiện tượng lịch
sử.
Do hoàn cảnh ra đời của các tài liệu, văn kiện Đảng ra đời gắn liền với bối
cảnh lịch sử cụ thể nên nó là cơ sở tin cậy để học sinh hiểu rõ điều kiện, nguyên
nhân xuất hiện sự kiện, những yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ, sự chi phối của
các yếu tố khác đối với sự kiện...
Ví dụ 4: Khi dạy bài 18: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời”- SGK Lịch sử
9 trang 69. Khi tìm hiểu hồn cảnh, điều kiện lịch sử mà Nguyễn Ái Quốc triệu
tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản và thành lập ra Đảng cộng sản duy
nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, học sinh nhận thức rõ hơn về quan
điểm của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc và sự lựa chọn con
đường cứu nước cho cách mạng nước nhà. Giáo viên phân tích nội dung cơ bản
của các văn kiện do Người soạn thảo và thông qua trong Hội nghị, đã trở thành
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên đã bao quát được những vấn đề
chiến lược và sách lược đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng tuy vắn tắt nhưng đã xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản về đường lối
cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh đã giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và
giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân. Độc lập dân tộc và tự do là tư
tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
Điều đáng chú ý ở chỗ, trong nội dung bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên
có nhiều điểm khác biệt so với đường lối của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ.
Nếu như Quốc tế Cộng sản đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp, coi giai cấp tư
sản và phong kiến nói chung đều là kẻ thù của cách mạng, Đảng phải là đảng
chung của 3 nước Đông Dương, tên Đảng phải là Đảng Cộng sản Đơng Dương.
Thì Nguyễn Ái Quốc lại cho rằng, ở Việt Nam, nhiệm vụ giải phóng dân tộc
phải được đặt lên hàng đầu, cách mạng chỉ chủ trương đánh đổ bọn tư sản và
phong kiến tay sai phản động, còn lại phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí

10


thức, trung nông… để kéo họ về phe vô sản giai cấp”. Đối với vấn đề tên Đảng,
Người tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, vẫn giúp đỡ cách mạng Lào và
Campuchia song chỉ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những sự khác biệt trên đây giữa Nguyễn Ái Quốc và Quốc tế Cộng sản
xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Song điều đặc biệt ở chỗ những tư tưởng của
Người luôn là nhất quán trước, trong và sau Hội nghị hợp nhất, chứ không phải
là do Nguyễn Ái Quốc vì chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản mà có
sự khác biệt trên. Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Quốc tế Cộng sản, Người
không chỉ nắm rõ đường lối của Quốc tế Cộng sản mà cịn hiểu rất rõ những
khó khăn gặp phải khi những quyết định của mình khác biệt với đường lối của
Quốc tế Cộng sản. Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc vẫn chủ trương như vậy, bởi lẽ
Người hiểu rằng những nội dung trên đều là những vấn đề có ý nghĩa quyết định
đến việc thành bại của cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc chấp nhận sự phê
phán thậm chí là kỷ luật của cấp trên, bởi đối với Người “Tự do cho đồng bào
tôi, độc lập cho Tổ quốc tơi, đó là tất cả những gì tơi biết, đó là tất cả những gì
tơi hiểu”. Sau Hội nghị hợp nhất, “do sự hạn chế về nhận thức lý luận và thực
tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, nên trong một số văn kiện của Đảng đã có
những ý kiến nhận xét khơng đúng về tư tưởng và hoạt động của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc. Thực tế lịch sử sau này đã cho thấy, những quan điểm của
Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn, những ý kiến phê phán Nguyễn Ái Quốc lúc ấy là
sai lầm”.
Với việc dùng các văn kiện, tài liệu như trên, có tác dụng hỗ trợ rất lớn
cho học sinh hiểu bài ngay tại lớp và khắc sâu kiến thức, hiểu bản chất của các
sự kiện, hiện tượng lịch sử. Những hiểu biết này khơng chỉ có tác dụng trong bài
“Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời” mà còn là nền tảng cho học sinh hiểu sâu sắc
con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam ở giai đoạn sau.
Ví dụ 5: khi học bài 22: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành

lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” Tiết 2- SGK Lịch sử 9 trang 89, giáo viên
tập trung vào bản “Chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của
Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12/3/1945. Đây là văn kiện quan trọng
của Đảng thể hiện tầm nhìn chiến lược, xuyên suốt giai đoạn tiền khởi nghĩa nên
có giá trị lịch sử đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam.
Thông thường giáo viên sẽ dạy phần hồn cảnh lịch sử thế giới trước sau
đó mới giới thiệu về Bản chỉ thị. Nhưng ở mục này, nội dung chính là tập trung
vào bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Do vậy, giáo
viên sẽ giới thiệu về Bản chỉ thị trước và đưa ra câu hỏi như sau: “Vào ngày
12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị: “Nhật- Pháp bắn

11


nhau và hành động của chúng ta”. Em hãy cho biết hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời
của bản chỉ thị này?”.
Học sinh thông qua sách giáo khoa sẽ nêu lên bối cảnh lịch sử lúc bấy
giờ: “Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
Nước Pháp được giải phóng, Chính phủ kháng chiến Đờ-gơn về Pari. Ở Mặt trận
Thái Bình Dương, phát xít Nhật cũng khốn đốn trước các địn tấn cơng dồn dập
của Anh - Mĩ. Thực dân Pháp ở Đông Dương cũng ráo riết hoạt động, đợi khi
quân Đồng Minh vào đánh Nhật sẽ nổi dậy hưởng ứng giành lại địa vị thống trị
cũ. Tình thế thất bại gần kề của phát xít Nhật buộc chúng phải làm cuộc đảo
chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương. Đêm 9/3/1945, Nhật nổ súng lật
đổ Pháp trên tồn Đơng Dương. Qn Pháp chống cự rất yếu ớt, chỉ sau một vài
giờ đã đầu hàng… Ngay khi tiếng súng đáo chính của Nhật, Ban thường vụ
Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng. Hội nghị đã ra chỉ thị: “Nhật- Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Cách dẫn dắt như thế này cho học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của
bản chỉ thị bởi tính kịp thời, sáng suốt, bám sát tình hình thực tiễn của thế giới

và trong nước để đưa ra những chiến lược cách mạng phù hợp mang tính quyết
định của Đảng ta. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn
đến thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945.
Giáo viên tiếp tục hỏi: “Em hãy nêu nội dung chính của bản chỉ thị ?” Bản
chỉ thị đã xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đơng Dương lúc
này là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật, Pháp bằng khẩu
hiệu đánh đuổi phát xít Nhật.
Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm giải quyết vấn đề đưa
ra: Đánh giá ý nghĩa của bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta”? Sau khi tim hiểu bối cảnh ra đời và nội dung chính của bản chỉ thị,
học sinh sẽ nêu được: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta” đã thể hiện sự nhận định sáng suốt, kiên quyết và kịp thời của Đảng ta, là
kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, của Mặt trận Việt Minh trong
cao trào kháng Nhật, cứu nước, thúc đẩy tình thế cách mạng mau chóng chín
muồi.
Cách sử dụng tư liệu Đảng như thế trong một tiết học rất phù hợp với
nhận thức của học sinh. Các em chủ động lĩnh hội kiến thức, không khiên
cưỡng, không ôm đồm, không nặng nề, nâng cao hiệu quả giảng - dạy.
c. Dùng văn kiện Đảng để so sánh, đối chiếu các sự kiện, hiện tượng
lịch sử.
Lịch sử là cụ thể, vì vậy so sánh, chỉ ra yếu tố tích cực hay hạn chế, đúng
đắn hay sai lầm, thành công hay thất bại... đều phải dựa vào sử liệu, trước hết là
12


căn cứ vào tính chính xác của văn kiện. So sánh trong dạy học lịch sử giúp các
em phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo. So sánh gắn liền với
chứng minh. Chỉ có vậy các em mới nắm vững được các khái niệm lịch sử, hiểu
được quy luật phát triển của nó.
Ví dụ 6: khi học bài 18: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời”- SGK Lịch sử

9 trang 69, giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh những điểm giống và
khác nhau giữa cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và “Luận
cương chính trị” của đồng chí Trần Phú. Qua đó các em rút ra được điểm hạn
chế của “Luận cương chính trị” là chưa vạch ra được những mâu thuẫn của xã
hội thuộc địa là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bè lũ tay
sai. Do đó khơng nêu dược vấn đề dân tộc mà còn nặng về đấu tranh giai cấp.
Luận cương còn chưa đánh giá đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản,
phủ nhận mặt tích cực, yêu nước của tư sản dân tộc.
Qua tìm hiểu văn kiện Đảng, học sinh hiểu sâu sắc rằng, những cách
đánh giá như vậy đã để lại những ảnh hưởng không nhỏ đối với thực tiễn đấu
tranh cách mạng lúc bấy giờ.
Ví dụ 7: Khi học bài 21: “Việt nam trong những năm 1939-1945”- SGK
Lịch sử 9 Trang 81, dựa vào các nội dung chính của các các Nghị quyết Hội
nghị trung ương 6 (11/1939) và Hội nghị trung ương 8 (5/1941), giáo viên
hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh những vấn đề cơ bản sau: nhiệm vụ, kẻ thù
cách mạng, khẩu hiệu đấu tranh, Mặt trận, hình thức đấu tranh.
Qua việc so sánh này, học sinh sẽ rút ra được nhận xét: Hội nghị Trung
ương lần 6 (11/1939): Là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và phương pháp
cách mạng của Đảng ta. Trong khi đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941):
Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng đã đề
ra trong Hội nghị Trung ương lần thứ 6; Nó có tác dụng quyết định trong việc
vận động toàn Đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng
lợi trong cả nước tháng Tám năm 1945. Học sinh nắm được bản chất vấn đề kiến
thức, hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức được học. Bảng so sánh này tôi sử dụng
trong tiết 37: “Ôn tập” để học sinh nâng cao kiến thức đã học qua các thời kì lịch
sử.
d. Cách sử dụng các văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử đạt hiệu quả.
Với tính đa dạng của các văn kiện Đảng như đã tìm hiểu, để sử dụng trong
dạy học lịch sử đạt hiệu quả cao nhất, giáo viên cần nắm rõ những diều sau đây.
- Trong công tác chuẩn bị: Giáo viên phải xác định được cơ sở lí luận và

thực tiễn của việc sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học bộ môn Lịch sử; Sưu
tầm các nguồn văn kiện Đảng có giá trị, có chọn lọc kĩ lưỡng, phù hợp với các
chủ đề. Sử dụng các văn kiện Đảng phải có tác dụng nêu bật, khắc sâu kiến thức
13


của bài học tránh ôm đồm, lạm dụng dẫn đến lan man, làm rối quá trình dạy học,
kết quả lại phản tác dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các văn kiện Đảng trong
dạy học Lịch sử phải được kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt với các phương
pháp học tập khác, hướng hoạt động nhận thức vào học sinh nhằm nâng cao chất
lượng giờ dạy. Thêm một điều lưu ý nữa, đó là cách dẫn dắt vấn đề của các thầy
cô giáo phải linh hoạt, sinh động, biểu cảm sẽ tác động lớn đến cả các cảm xúc,
thái độ và tư duy của học sinh khiến cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, không quá
sức, đáng nhớ.
- Trong tiết học: Giáo viên có thể dùng tài liệu, văn kiện Đảng ở nhiều
khoảng thời gian khác nhau, theo nhiều cách khác nhau, nhằm tổ chức một giờ
học sinh động và hấp dẫn.
+ Mở đầu bài giảng, thu hút sự chú ý của học sinh, có thể thay cho phần
khởi động. Chẳng hạn, cho học sinh nghe chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Lời kêu
gọi tồn quốc kháng chiến”, sau đó hỏi học sinh nêu hiểu biết của mình về văn
bản này là gì? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên dẫn dẵn vào nội dung bài học.
Cách sử dụng này rất hiệu quả và hấp dẫn.
+ Tổ chức tình huống có vấn đề.
+ Đàm thoại trên lớp.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Kết hợp theo dõi sách giáo khoa.
+ Củng cố bài học.
+ Ra bài tập về nhà.
`
+ Sử dụng trong các tiết ôn tập, làm bài tập lịch sử. Chẳng hạn, khi học

bài kiến thức mới, trong thời lượng 45 phút, có những phần kiến thức giáo viên
khơng thể tập trung phân tích kĩ được, ví dụ như so sánh luận cương chính trị
(10/1930) và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc (2/1930), so
sánh nội dung của Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939) và hội nghị
trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941). Giáo viên có thể giao bài tập về nhà theo
nhóm, đến tiết ôn tập, làm bài tập lịch sử, học sinh sẽ trình bày sản phẩm của
nhóm. Như vậy học sinh vừa được hoạt động, nghiên cứu tìm hiểu và hiểu bài,
khắc sâu kiến thức.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục
Bản thân tơi qua q trình học tập, bồi dưỡng chuyên môn, học hỏi nghiên
cứu các tài liệu, tham khảo các giờ dạy giỏi các cấp thị, cấp Tỉnh, các giờ dạy
mẫu trên băng hình cấp quốc gia và qua kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy
của bản thân: Muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của bộ mơn Lịch sử nói
14


chung và Lịch sử 9 nói riêng giáo viên phải nắm vững nội dung cơ bản của các
khố trình lịch sử. Giáo viên phải xác định được những loại bài, loại kiến thức
khác nhau để từ đó tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp đem lại hiệu quả
giáo dục: những đơn vị kiến thức nào có thể tiếp cận bằng những tư liệu lịch sử
nào phù hợp, từ đó rèn luyện cho học sinh tìm hiểu lịch sử gần đúng như nó đã
tồn tại.
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường
Năm học 2020 - 2021 tôi dạy khối 9 trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn
bộ môn Lịch sử, tôi thấy đã có nhiều học sinh u thích và cố gắng học tốt mơn
Lịch sử. Các em đã tích cực, chủ động trong các tiết học để lĩnh hội kiến thức.
Kết quả có 70% học sinh thuộc bài ngay tại lớp và có tới 90% học sinh khá giỏi.

Khơng có học sinh yếu kém.
Chất lượng học kì 1 năm học 2020-2021 như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp Sĩ số
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
9A
47
23
48.93
23
48.93
1
2.16
0
0
9B

44
26
59.0
16
36.36
2
4.64
0
0
9C
44
27
61.36
16
36.36
1
2.28
0
0
9D
44
30
68.18
13
29.54
1
2,28
0
0
Áp dụng phương pháp dạy học rèn luyện học sinh tiếp cận lịch sử qua tư

liệu văn kiện Đảng để hỗ trợ các phương pháp dạy học tích cực khác, tăng tính
hấp dẫn của bài học, tôi nhận thấy số lượng học sinh hiểu bài và u thích mơn
sử tăng hơn so với đầu năm.
Một số hình ảnh 1 tiết học các em học sinh lớp 9A- trường THCS Lê Quý
Đôn được tiếp cận với tài liệu văn kiện Đảng và làm việc nhóm đưa ra những
nhận xét đánh giá của mình. Tiết học sơi nổi, học sinh hoạt động tích cực, hứng
thú và hiệu quả:

15


Một số hình ảnh các em học sinh lớp 9A- trường THCS Lê Quý Đôn đang thuyết
minh sản phẩm hoạt động nhóm khi tìm hiểu và so sánh các văn kiện Đảng:

16


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
17


Muốn nâng cao hiệu quả dạy – học môn lịch sử phải đổi mới trên nhiều
mặt và phải có một q trình lâu dài.
Về phía chủ quan: mỗi giáo viên luôn là một tấm gương về sự nhiệt huyết,
ham học hỏi, tìm tịi, nghiên cứu, tìm ra những phương pháp dạy học mới, nâng
cao chất lượng giáo dục bộ môn. Từ đó khắc phục hiện tượng học sinh “sợ”,
“ngại” học mà chuyển sang u thích học bộ mơn Lịch sử.
Về phía khách quan: một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dạy học bộ mơn lịch sử đó là: phải có những tài liệu lịch sử phong phú và có giá trị.
Chỉ có dạy học trên cơ sở giáo viên và học sinh được tìm hiểu nhiều tài liệu lịch

sử thì người học mới chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Môn
lịch sử chắc chắn sẽ trở thành một mơn học có nhiều hứng thú bổ ích và thiết
thực.
3.2. Kiến nghị.
- Giáo viên cần say mê chuyên môn và làm việc một cách công phu,
nghiêm túc từ chuẩn bị tài liệu đến thiết kế bài giảng.
- Học sinh cần học tập tích cực, chủ động, sáng tạo để có thể phát huy tất
cả những năng lực, phẩm chất cá nhân, trở thành những công dân có khả năng
đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
- Cần có sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường: có máy chiếu, loa đài,
lược đồ, bản đồ để phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy và học.
Trong q trình viết đề tài này khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, tơi
rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bỉm Sơn, ngày 10 tháng 4 năm

2021.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
……………………………………………………………….........
………………………………………………………………......... viết, khơng sao chép nội dung của người
………………………………………………………………......... khác.
……………………………………………………………….........
(Ký và ghi rõ họ tên)
……………………………………………………………….........
……………………………………………………………….........

……………………………………………………………….........
……………………………………………………………….........

……………………………………………………………….........
……………………………………………………………….........
……………………………………………………………….........

Nguyễn Thị Thuý

DANH MỤC
18


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Nguyễn Thị Thúy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn- Bỉm Sơn.

TT

1

2

3

4
5
6
7


8

Tên đề tài SKKN
Đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng chủ động tích
cực cho học sinh qua dạy học
Lịch sử 7
Giáo dục lòng yêu nước cho
học sinh qua dạy học Lịch sử
lớp 7
Đổi mới phương pháp dạy
học Lịch sử 7 heo hướng rèn
cho học sinh tếp cận lịch sử
qua tư liệu
Đổi mới phương pháp dạy
học Lịch sử 7 theo hướng rèn
cho học sinh hoạt động nhóm
Giáo dục tinh thần đồn kết
cho học sinh qua dạy học
Lịch sử 7.
Tích hợp kiến thức liên mơn
trong dạy học lịch sử 7
Tích hợp kiến thức liên môn
để dạy bài 6- Lịch sử lớp 6
“Văn hóa cổ đại” nhằm phát
triển năng lực của học sinh.
Rèn luyện cho học sinh lớp 9
tiếp cận lịch sử qua tư liệu,
văn kiện Đảng khi dạy lịch sử
Việt nam giai đoạn 19301945.


Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại
đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại (A,
Tỉnh...)
B, hoặc C)
Thị xã

B

Thị xã

A

Năm học
đánh giá xếp
loại
2006-2007

2007-2008
Tỉnh

C

Thị xã

A
2010-2011


Tỉnh

B

Thị xã

A
2011-2012

Tỉnh

C

Thị xã

B

2012-2013

Thị xã

B

2014-2015

Thị xã

B


2019-2020

Thị xã

A

2020-2021

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Một số chuyên dề phương pháp dạy học lịch sử” Phan Ngọc Liên, Trịnh
Đình Tùng đồng chủ biên- NXB Đại học Quốc gia Hà nội năm 2002.
2. “Những chặng đường lịch sử” - đại tướng Võ Nguyên Giáp- NXB Chính
trị quốc gia năm 1977.
3. Bản “Tuyên ngơn độc lập” của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo ngày
2/9/1945.
4. “Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở
Việt Nam” - Tác giả Lê Đức Thuận- Học viện Chính trị Bộ Quốc phịng đăng
trên Tạp chí Tun giáo điện tử ngày 03/02/2021.
5. “Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI” (tháng 11/1939).
6. “Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII” (tháng 5/1941).

20


PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH

ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP BỘ MÔN LỊCH SỬ
Họ và tên: ……………………………………….. ; Học sinh lớp 9….
Trường THCS Lê Quý Đôn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào ô em cho là đúng,
hoặc vui lòng cho biết ý kiến riêng của em đối với những câu hỏi sau:
Câu 1: Mức độ tình cảm và sự hứng thú học tập của em đối với bộ mơn Lịch
sử như thế nào:
Rất thích học
Thích học
Khơng thích
Bình thường
Câu 2:Thời gian tự học ở nhà của em giành cho môn Lịch sử là:
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
Câu 3: Khi học môn Lịch sử ở trên lớp và ở nhà, em có hay dọc sách giáo
khoa khơng?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
Câu 3: Sách giáo khoa và các tài liệu giúp cho em: ...................................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
21



Câu 4: Khi đọc sách giáo khoa và các tài liệu, em thấy thú vị và ấn tượng về:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 5: Em thường đọc sách giáo khoa theo phương pháp nào sau đây:
Chỉ đọc lướt nhanh một lần từ đầu cho đến hết bài.
Đọc và lập dàn ý những nội dung cơ bản của người học.
Đọc kĩ, suy nghĩ, trả lời những câu hỏi và bài tập trong sách.
Ý kiến khác:...................................................................................
Câu 6: Em học mơn Lịch sử vì:
Đó là mơn chính khóa trong chương trình học.
Điểm tổng kết liên quan đến xếp loại thi đua.
Em khá quan tâm đến môn học này vì có nhiều kiến thức bổ ích.
Ý kiến khác:...................................................................................

22


PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH
ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP BỘ MÔN LỊCH SỬ
Họ và tên: ……………………………………….. ; Học sinh lớp 9….
Trường THCS Lê Quý Đôn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào ô em cho là đúng,
hoặc vui lòng cho biết ý kiến riêng của em đối với những câu hỏi sau:

Câu 1: Em có thích giáo viên sử dụng tài văn kiện Đảng trong tiết học mơn

Lịch sử khơng?
Rất thích.
 Bình thường.
Khơng thích.
Khơng có ý kiến.
Câu 2: Em có hay đọc các tài liệu văn kiện Đảng liên quan đến các sự kiện,
hiện tượng, nhân vật lịch sử không?
Thường xuyên.
 Thỉnh thoảng.
Hiếm khi.
Không bao giờ.
Câu 3: Các tài liệu văn kiện Đảng giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử dân
tộc?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

23


PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ THÁI ĐỘ CỦA ĐỒNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG VĂN KIỆN ĐẢNG TRONG DẠY HỌC
Họ và tên GV: ……………………….............
Trường THCS Lê Quý Đôn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Thầy (cơ) hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào ô mà

Thầy(cô) lựa chọn, hoặc vui lịng cho biết ý kiến riêng của Thầy(cơ) đối với
những câu hỏi sau:
Câu 1: Thầy (cô) thấy việc sử dụng tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học Lịch
sử có cần thiết khơng?
Rất cần thiết.
 Cần thiết.
Khơng cần thiết.
Bình thường.
Câu 2: Thầy (cơ) có thường xun sử dụng tài liệu văn kiện Đảng trong dạy
học Lịch sử không?
Thường xuyên
 Thỉnh thoảng
Khơng sử dụng
Khơng có ý kiến
Câu 3: Thầy (cơ) có đóng góp ý kiến gì về việc sử dụng tài liệu văn kiện Đảng
trong dạy học Lịch sử?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

24



×