Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.96 KB, 15 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>SÓNG</b>
XUÂN QUỲNH
<b>I – TIỂU DẪN</b>
<b>1 – Tác giả Xuân Quỳnh</b>
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Năm 13
tuổi, Xuân Quỳnh trở thành diễn viên múa. Năm 21 tuổi, Xuân Quỳnh chuyển sang làm báo,
rồi làm biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên NXB Tác phẩm mới, Ủy viên BCH Hội
Nhà văn Việt Nam khóa III.
- Tác phẩm tiêu biểu : thơ Tơ tằm – Chồi biếc (in chung, 1963), Hoa dọc chiến hào
(1968), Gió Lào cát trắng (1974), Hoa cỏ may (1989)…
- Xn Quỳnh thích làm thơ ngay từ khi cịn là diễn viên múa và là một trong những
nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân quỳnh thể hiện
một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh
phúc đời thường.
- Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
<i><b>- Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ chị là tiếng lòng của một tâm</b></i>
<i><b>hồn tươi trẻ, ln khát khao tình u, “nâng niu chi chút” từng hạnh phúc bình dị đời</b></i>
<i><b>thường. Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là</b></i>
<i><b>nhà thơ tình yêu. Chị viết nhiều, viết hay về tình u trong đó “Sóng” là một bài thơ đặc</b></i>
<i><b>sắc.</b></i>
<i><b> - Đặc điểm nổi bật trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là chị vừa khát khao một tình</b></i>
<i><b>yêu lý tưởng và hướng tới một hạnh phúc bình dị thiết thực: “Đến Xuân Quỳnh, thơ hiện</b></i>
<i><b>đại Việt Nam mới có một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa hồn</b></i>
<i><b>nhiên chân thực, vừa mãnh liệt sơi nổi của một trái tim phụ nữ.</b></i>
<i><b>- “Sóng” là bài thơ đã kết tinh những gì sở trường của hồn thơ Xuân Quỳnh. Nhưng</b></i>
<i><b>thành công đáng kể nhất là Xn Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những</b></i>
<i><b>cảm xúc vừa phong phú phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo</b></i>
<i><b>rực khao khát yêu đương.</b></i>
<b>2 – Bài thơ “Sóng”</b>
Sóng được sáng tác năm 1967, trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền
(Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968). Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh
đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong
cách thơ Xuân Quỳnh.
<b> Trong dàn đồng ca của thơ trẻ chống Mĩ, Xuân Quỳnh nổi lên như một tiếng thơ trẻ</b>
trung, tươi mát, đầy nữ tính. Đặc biệt, tiếng thơ tình u của Xuân Quỳnh đã làm biết bao
trái tim độc giả rung động.
Viết về tình yêu, Xn Quỳnh cũng đã hơn một lần tìm đến kí thác vào biển (Thuyền
<i>và biển). Tưởng “chỉ có thuyền mới hiểu” biển và “chỉ có biển mới biết” thuyền. Nhưng</i>
dường như “Thuyền và biển” chưa nói hết được những khát vọng tình yêu, những trăn trở,
âu lo và nhung nhớ trong trái tim dịu êm đầy bão tố của người phụ nữ nên một lần nữa,
Xuân Quỳnh lại tìm đến biển, gửi tâm sự vào Sóng.
Tiêu biểu cho thành công nghệ thuật của bài thơ Sóng phải kể đến là …
<b>1 – Phân tích hình tượng Sóng</b>
Bài thơ Sóng được Xn Quỳnh viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài
thơ là tiếng nói của tình u, là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ, gắn liền với cuộc sống.
Sóng là lời đối thoại giữa Em và Anh, thực chất đó là lời độc thoại nội tâm của một người
phụ nữ đang u; đây cịn là tiếng nói hồn nhiên, chân thành của một trái tim phụ nữ đang
Tứ thơ tồn bài xoay quanh một hình tượng sáng tạo có giá trị thẩm mĩ – hình
<b>tượng sóng. Khơng phải ngẫu nhiên tác giả lại chọn Sóng để giãi bày tình cảm của mình mà</b>
chắc chắn phải có ngun do của nó. Chính bản thân Sóng đã mang nét gợi cảm và quyến rũ
muôn đời đối với những tâm hồn lãng mạn luôn say đắm cảnh đẹp thiên nhiên. Chính vì thế
mà các thi nhân thường mượn sóng để diễn tả cảm xúc của mình:
“Sóng khơng phải là roi mà vách đá phải mịn. Em khơng phải là chiều mà nhuộm
<i>anh đến tím. Sóng có nghĩa gì đâu nếu chiều nay em chẳng đến. Vì sóng đã làm anh</i>
<i>nghiêng ngả vì em....” (Hữu Thỉnh)</i>
Hay Xuân Diệu lại ước mơ :
“Anh xin làm sóng biếc.
<i> Hôn bãi cát vàng em.</i>
<i> Hôn thật khẽ thật êm. </i>
<i> Hôn êm đềm mãi mãi..”</i>
một; sóng chính là em mà em cũng chính là sóng.
<b> Từ hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả một quy luật mn thuở của tình</b>
<b>u: Tình u gắn liền với tuổi trẻ, tuổi trẻ ln khát khao u đương, tình yêu là sự trẻ</b>
trung của tâm hồn :
<i>Nỗi khát vọng tình yêu</i>
<i>Bồi hồi trong ngực trẻ</i>
Bằng hình tượng Sóng , Xuân Quỳnh diễn tả sự băn khoăn, trăn trở của đơi lứa u
nhau : Muốn giải thích, cắt nghĩa về tình u, về người u và về chính bản thân mình,
<i>Em cũng khơng biết nữa</i>
<i>Khi nào ta u nhau</i>
Tình u luôn gắn liền với nỗi nhớ. Bằng việc khai thác trạng thái đa dạng, đối lập
của hình tượng Sóng , tác giả đã diễn tả nỗi nhó cồn cào, khắc khoải của những người yêu
nhau :
<i> Con sóng dưới lịng sâu</i>
<i> Con sóng trên mặt nước</i>
<i> Ơi con sóng nhớ bờ .</i>
<i> Ngày đêm không ngủ được.</i>
<i> Lòng em nghĩ đến anh </i>
<i> Cả trong mơ cịn thức.” </i>
Nhân vật trữ tình bày tỏ khát vọng về một tình yêu thủy chung và vĩnh cửu : Em
muốn hóa thân thành sóng để cịn tồn tại mãi mãi trongtình u :
<i>Làm sao được tan ra</i>
<i>Thành trăm con sóng nhỏ</i>
<i>Giữa biển lớn tình u</i>
<i>Để ngàn năm còn vỗ</i>
Trái tim khao khát, hạnh phúc của người phụ nữ đã được thể hiện rõ ở bài thơ Sóng.
Trái tim ấy thật chân thành, đằm thắm, chứa dựng những tình cảm rộng lớn, mạnh mẽ.
<b>2 – Đoạn thơ “Con sóng dưới lịng sâu ... Dù muôn vời cách trở”</b>
Tình u ln đi liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong tình u ln làm con tim thổn
Anh nhớ em, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
<i> Anh nhớ em , anh nhớ lắm em ơi.</i>
<i> ( Xuân Diệu)</i>
Nhưng ở đây, Sóng nhớ bờ - em nhớ anh, một phát hiện rất tinh tế của xuân
<b>Quỳnh.</b>
Con sóng dưới lòng sâu
<i> Con sóng trên mặt nước</i>
<i> Ôi con sóng nhớ bờ .</i>
<i> Ngày đêm không ngủ được.</i>
<i> Lòng em nghĩ đến anh </i>
<i> Cả trong mơ còn thức.” </i>
Có lẽ, Xuân Quỳnh dành phần ưu ái nhiều hơn cho nỗi nhớ nên cấu trúc của đoạn
thơ cũng có phần khác biệt. Đây là khổ thơ có dung lượng câu thơ nhiều nhất (6 câu). Điều
ấy đủ cho ta thấy một nỗi nhớ đến da diết khôn nguôi đang trào dâng trong tâm hồn của
nhân vật trữ tình như nhưng con sóng miên man.
Bằng biện pháp nghệ thuật đối lập : dưới >< trên, ngày >< đêm, lòng sâu >< mặt
<i>nước, dường như nỗi nhớ đã chống ngợp cả khơng gian, chiếm lĩnh cả thời gian. Thế</i>
nhưng nếu sóng nhớ bờ đến “ngày đêm khơng ngủ” thì Em nhớ anh “cả trong mơ cịn thức”
Nỗi nhớ không chỉ thể hiện ở dạng ý thức mà còn thể hiện ở dạng tiềm thức. Cách bộc lộ
nỗi nhớ ở dạng vô thức là một cách nói thành thật nhất và thơng minh nhất của một người
phụ nữ chín chắn, từng trải. Đến lúc này chị đã tách ra khỏi sóng để tự nói lên nỗi nhớ của
mình một cách táo bạo đầy cá tính. Quả thật khi cảm xúc đã đến độ chín nhất, sâu sắc nhất
con người ta sẽ không thể trong chờ vào một đối tượng ngoại cảnh để nói dùm.
kia sẽ chẳng có nghĩa lí gì cả.
<i> Dẫu xuôi về phương bắc </i>
<i> Dẫu ngược về phương Nam</i>
<i> Nơi nào em cũng nghĩ </i>
<i> Hướng về anh một phương.</i>
Nghệ thuật đối lập : xuôi >< ngược, Phương Bắc>< phương Nam và cách nói
ngược “xi về Bắc - ngược về Nam” ... là những hình ảnh chỉ về sự xa cách trong không
gian. Thế nhưng dẫu (chỉ hành động ngược lại) , ở nơi nào đi chăng nữa thì em vẫn chỉ
hướng về một phương duy nhất đó là “phương anh”.
Quả thật khi nỗi nhớ càng mãnh liệt, thì tình yêu càng thủy chung và niềm tin
<b>càng mạnh mẽ :</b>
Ở ngoài kia đại dương
<i> Trăm nghìn con sóng đó</i>
<i> Con nào chẳng tới bờ.</i>
<i> Dù muôn vời cách trở.</i>
Từ hình ảnh những con sóng ngày đêm miệt mài vỗ để vào được với bờ yêu thương,
Xuân Quỳnh đã khẳng định một niềm tin chắc chắn vào tình yêu của mình sẽ đến được bến
bờ hạnh phúc. Khổ thơ khơng phải chỉ nói sóng mà là nói đến chính tình u của mình –
tình yêu của một con người sẵn sàng vượt muôn vàn cách trở. Đó khơng phải là một tình
u tầm thường, vị kỉ mà đó là niềm yêu tin vào cuộc đời của một người phụ nữ đầy nghị
lực và giàu yêu thương – Xuân Quỳnh.
<b>III – KẾT LUẬN</b>
Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hồ hợp giữa sóng và em,
bài thơ Sóng diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt
lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó, ta thấy được tình yêu là một
tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Sóng (hoặc đoạn thơ trên) là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân
Quỳnh.
<b>Đề bài 1: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình “em” trong bài thơ Sóng</b>
<b>để làm sáng tỏ nhận định sau : “ Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc và</b>
<i><b>có sắc thái rất riêng, đậm nữ tính của một tâm hồn phụ nữ thơng minh, sắc sảo,</b></i>
<i><b>giàu u thương”.</b></i>
<b>Gợi ý</b>
Tình u là một trong những đề tài muôn thuở của thơ ca. Từ xưa đến nay thơ yêu
phụ nữ thì nhiều nhưng thơ phụ nữ u thì quả là ít ỏi. Xn Quỳnh là một trong số trường
hợp ít ỏi đó. Tình yêu trong thơ chị thường đặt ra nhiều trăn trở, suy tư. Những suy nghĩ của
nhà thơ tưởng chừng như tản mạn khơng theo một lơgíc cụ thể nào. Thế nhưng, nó lại thực
sự khêu gợi trí tưởng tượng, tạo ra những bất ngờ thú vị. : “ Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói
<i><b>đầy cảm xúc và có sắc thái rất riêng, đậm nữ tính của một tâm hồn phụ nữ thơng minh,</b></i>
<i><b>sắc sảo, giàu u thương”. Bài thơ Sóng là một minh chứng cho điều đó.</b></i>
Tứ thơ tồn bài xoay quanh một hình tượng sáng tạo có giá trị thẩm mĩ – hình
<b>tượng sóng . Khơng phải ngẫu nhiên tác giả lại chọn Sóng để giãi bày tình cảm của mình</b>
mà chắc chắn phải có ngun do của nó. Chính bản thân Sóng đã mang nét gợi cảm và
quyến rũ muôn đời đối vơi những tâm hồn lãng mạn luôn say đắm cảnh đẹp thiên nhiên.
Chính vì thế mà các thi nhân thường mượn sóng để diễn tả cảm xúc của mình:
“Sóng khơng phải là roi mà vách đá phải mịn. Em khơng phải là chiều mà
<i>nhuộm anh đến tím. Sóng có nghĩa gì đâu nếu chiều nay em chẳng đến. Vì sóng đã làm anh</i>
<i>nghiêng ngả vì em....” (Hữu Thỉnh)</i>
Hay Xuân Diệu lại ước mơ :
“Anh xin làm sóng biếc.
<i> Hôn bãi cát vàng em.</i>
<i> Hôn thật khẽ thật êm. </i>
<i> Hôn êm đềm mãi mãi..”</i>
Xuân Quỳnh cũng khơng ngoại lệ. Chị cũng mượn sóng để gửi niềm tâm sự. “Và
<i>gió thổi và mây bay về núi / Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói / nhưng bây giờ chỉ có</i>
<i>sóng và em.” </i>
Nhưng nét hấp dẫn riêng của “Sóng” chính là ở việc xây dựng hình tượng.
Trong bài thơ, sóng khơng chỉ là hình ảnh ẩn dụ nữa mà có lúc cả sóng và em đã hịa thành
một; sóng chính là em mà em cũng chính là sóng.
<b>không đều nhau. Lúc mạnh mẽ, dâng trào, khi nhẹ nhàng da diết. Âm điệu ấy phù hợp với</b>
việc diễn tả những con sóng vỗ miên man, đồng thời cũng diễn tả những con sóng lịng
đang cuộn dâng mãnh liệt.
Nhịp sóng vỗ cồn cào ngồi đại dương kia phải chăng chính là nhịp đập thổn
<b>thức của trái tim yêu ? </b>
Dữ dội và dịu êm
<i> Ồn ào và lặng lẽ.</i>
Bằng nghệ thuật đối lập rất chỉnh : Dữ dội>< dịu êm ,Ồn ào >< lặng lẽ, tác giả đã
diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau mn đời của sóng biển. Hai đối cực ấy hồn thiện vẻ
đẹp của sóng lúc mạnh mẽ cuộn dâng, khi dịu nhẹ, êm đềm. Nó cũng tương đồng với tâm
hồn, tính khí bí ẩn của người phụ nữ khi yêu. Đó là những biến đổi trong sâu thẳm tâm hồn
người con gái; khi dịu dàng say đắm, lúc mạnh mẽ giận hờn .
Trăm sơng cũng về với biển, đó là hành trình những con sóng phải vượt mn vàn
cách trở dể ra biển lớn Sơng khơng hiểu nổi mình /Sóng tìm ra tận bể. Xuân Quỳnh liên
tưởng độc đáo đến khát vọng tình u của nhân loại. Đó là khát khao chân chính của tình
<b>u đích thực muốn vượt khỏi khơng gian chật hẹp, nhỏ bé để vươn tới cái lớn lao, cao</b>
<b>cả hơn. </b>
Con sóng khơng bao giờ ngừng vỗ trong lịng biển khơi cũng giống như khát
<b>vọng của “..tình u mn thuở /có bao giờ đứng yên.”</b>
Ôi con sóng ngày xưa
<i> Và ngày sau vẫn thế</i>
<i> Nỗi khát vọng tình yêu</i>
<i> Bồi hồi trong ngực trẻ.</i>
Và khi yêu, người ta thường hay suy tư trăn trở để truy tìm ngọn nguồn của
<b>tình yêu là gì? Xuân Quỳnh cũng vậy, đứng trước biển lớn chị cũng băn khoăn trước bao</b>
câu hỏi của lịng mình:
Sóng bắt đầu từ gió.
<i> Gió bắt đầu từ đâu ?</i>
Em cũng không biết nữa
<i> Khi nào ta yêu nhau.</i>
Câu thơ đáng yêu như một cái lắc đầu đầy nũng nịu và rất nữ tính. Đó là một sự bất
lực của nhân vật trữ tình ngay trước lịng mình. Bởi lẽ tình u vốn không tuân thủ theo một
quy luật nhất định nào cả. Nó cũng khơng cùng như tự nhiên, như sóng như gió vậy thơi.
Tình u ln đi liền với nỗi nhớ. Và ở đây, Sóng nhớ bờ - em nhớ anh, một phát
hiện rất tinh tế :
<i>Con sóng dưới lịng sâu</i>
<i>Con sóng trên mặt nước</i>
<i>Ơi con sóng nhớ bờ</i>
<i>Ngày đêm khơng ngủ được</i>
<i>Lịng em nghĩ đến anh</i>
<i>Cả trong mơ còn thức”. </i>
Những hình ảnh thơ đối lập với nhau : dưới >< trên, ngày >< đêm, lòng sâu ><
<i>mặt nước, dường như nỗi nhớ đã choáng ngợp cả khơng gian, chiếm lĩnh cả thời gian. Thế</i>
nhưng nếu sóng nhớ bờ “đến ngày đêm khơng ngủ” thì Em nhớ anh “Cả trong mơ cịn
<i>thức”. Nỗi nhớ khơng chỉ thể hiện ở dạng ý thức mà còn thể hiện ở dạng vô thức.</i>
Giá trị dích thực nhất của tình u chính là sự thủy chung và cao hơn cả là
<b>niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, vào cuộc đời này. “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh</b>
<i>một phương.” Cũng như những con sóng đang miệt mài vỗ vào bờ yêu thương. Nhân vật trữ</i>
tình tin tưởng chác chắn mình sẽ đến được bến bờ hạnh phúc.
Ở ngoài kia đại dương
<i> Trăm nghì con sóng đó</i>
<i> Con nào chẳng tới bờ.</i>
<i> Dù muôn vời cách trở.</i>
Hình tượng sóng - tình u mang ý nghĩa thật cao đẹp. Tình yêu gắn liền với cuộc
<i> Để ngàn năm còn vỗ.</i>
Sóng vỗ triền miên bất tận như tình u gắn bó mãi, gắn bó bằng tình u và trong
tình u. Khát vọng mãnh liệt trong tình yêu suy cho cùng cũng chính là khát vọng sống, là
khát vọng được chan hịa với cuộc đời, với cả một biển lớn tình yêu.
Sóng là một bài thơ có cái hay ở tồn bài. Cả về cấu tứ cho đến nội dung và lối diễn
tả cũng như xây dựng một hình tượng độc đáo, “hình tượng sóng”. Bài thơ là tiếng lịng
riêng của Xn Quỳnh về tình u. Nó vừa là những cung bậc cảm xúc, vừa là những trăn
trở, những khát khao bỏng cháy trong tình u của chị. Tiếng nói riêng của một người phụ
nữ nhưng đã đem đến cho văn học Việt Nam một tư tưởng mới mẻ, hiện đại về tình yêu
chân chính. Sóng xứng đáng là những bơng “Hoa dọc chiến hào” của những năm tháng
<b>chiến tranh 1968. Quả thực : “Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc và có sắc thái</b>
<i><b>rất riêng, đậm nữ tính của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương”.</b></i>
<i><b>Đề bài 2: Phân tích bài “Sóng” của Xn Quỳnh</b></i>
<b>Gợi ý</b>
<b>I.Đặt vấn đề</b>
Biển và sóng là những đề tài quen thuộc của thơ ca. Mỗi nhà thơ nhìn biển theo cảm
hứng riêng của mình. V.Hugo trong “Đêm đại dương” khi đứng trước biển cả mênh mông
sâu thẳm, đã nghe được”Những tiếng người tuyệt vọng kêu la”. Puskin thì liên tưởng những
đợt sóng thét gào với nỗi cay đắng trong tình u. Xuân Quỳnh tìm được những suy nghĩ tinh
tế và thú vị về tình u qua hình ảnh những con sóng biển.
<b>II.Giải quyết vấn đề</b>
1.Sóng biển và tình u
Tác giả đã nhìn thấy sóng qua hai tính cách gần như đối lập nhau “dữ dội”, “ồn ào”
với “êm dịu”, “lặng lẽ”. Đấy là hình ảnh thực tế về sóng biển. Nhưng nhà thơ cịn hình dung
ra sóng như thể một con người, con người của suy tư, tìm kiếm:
Dữ dội và êm dịu………. Sóng tìm ra tận bể
Từ hình ảnh sóng đi ra khơi xa rồi sóng lại vỗ vào bờ, nhà thơ liên tưởng tới tình u:
Ơi con sóng ngày xa…………. Bồi hồi trong ngực trẻ
Đây là một liên tưởng thú vị, bởi vì cũng như sóng biển tự bao giờ cho tới nay, tình u vẫn
ln ln là nỗi khao khát của con người. Nếu tình yêu là nỗi khát vọng của con người thì
đối với tuổi trẻ, tình yêu càng trở nên thân thiết đến nỗi có thể tuổi trẻ gắn liền với tình yêu.
Đấy phải chăng là điều mà Xuân Diệu từng phát biểu:
<i>Làm sao sống được mà khơng u /Khơng nhớ khơng thương một kẻ nào.</i>
<b>2.Tình yêu của anh và em</b>
Cả đoạn thơ trên nói về sóng biển và tình u một cách chung, như một quy luật của
cuộc sống. Đến đoạn thơ tiếp theo, tình u trở nên cụ thể, đó là tình u của anh và của em.
ý thơ phát triển rất hợp lý, tứ thơ sâu sắc làm nên dáng nét suy tư trong thơ của Xn
Quỳnh:
<i>Trước mn trùng sóng bể ……….. Từ nơi nào sóng lên</i>
Tại sao “trước mn trùng sóng bể”, “em nghĩ về anh, em” ?
ng-ười mình u. Đó là một hiện tượng tâm lý thơng thường trong tình u - u có nghĩa là
hiểu rất rõ về người mình yêu và đồng thời người yêu vẫn là một ẩn số kỳ thú đối với mình.
Cũng như vậy, người đang yêu rất hiểu về tình yêu nhưng đồng thời vẫn luôn luôn tự hỏi không
biết thế nào là tình yêu. ở đây, nhà thơ Xuân Quỳnh đã liên hệ tâm lý ấy bằng hình tượng nghệ
Sóng bắt đầu từ gió ……… Khi nào ta yêu nhau.
Yêu, rõ ràng là thế mà đơi khi cũng khơng biết nó là gì. Nó cụ thể mà mơ hồ, nó gần gụi
mà xa xơi, nó đơn giản mà phức tạp. Nó là con sóng. Nhà thơ lại trở về nghệ thuật nhân hóa:
<i>Con sóng dưới lịng sâu</i>
<i>Con sóng trên mặt nước</i>
<i>Ơi con sóng nhớ bờ </i>
<i>Ngày đêm không ngủ được</i>
Tưởng tượng đã giúp nhà thơ lý giải một hiện tượng của thiên nhiên: con sóng nhớ biển nhớ bờ
cho nên ngày đêm liên tục vỗ vào bờ. Đâu đây có hình ảnh ý thơ của Xuân Diệu:
<i>Bờ đẹp đẽ cát vàng/Thoai thoải hàng thơng đứng/Như lặng lẽ mơ màng/Suốt ngàn năm bên</i>
<i>sóng (Biển)</i>
Cũng như vậy, yêu có nghĩa là nhớ. Nhớ cả trong mơ cũng như khi cịn thức. u anh có
nghĩa là nghĩ đến nay, ln ln nghĩ đến anh:
<i>Lịng em nghĩ đến anh</i>
<i>Cả trong mơ cịn thức</i>
Phải chăng đó là điều mà Nguyễn Bính đã thể hiện một cách duyên dáng qua hình thức thơ
dân dã của mình:
<i>Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng</i>
<i>Một người chín nhớ mười mong một người</i>
Cái nhớ của tình u chính là nỗi khát khao vơ hạn, là nỗi nhớ khơng ngi:
<i>Uống xong lại khát là tình</i>
<i>Gặp rồi lại nhớ là mình của ta</i>
<i>(Xuân Diệu)</i>
Những liên tưởng trên đây giúp ta thấy cách diễn tả của Xuân Quỳnh chân thật và hồn
nhiên biết chừng nào. ở thơ của Xuân Quỳnh có sự liên kết giữa cái hồn nhiên chân thật ấy
với chất suy tư một cách tinh tế và chặt chẽ làm cho bài thơ ánh lên vẻ đẹp của một tâm hồn
suy nghĩ.
Ngời ta nói u nhau tức là cùng nhau nhìn về một hướng. Cịn nhà thơ Xn Quỳnh của
chúng ta thì lại bảo:
<i>Dẫu xuôi về phương Bắc</i>
<i>Dẫu ngợc về phương Nam</i>
<i>Nơi nào em cũng nghĩ</i>
<i>Hướng về anh - một phương</i>
Hình ảnh “hướng về anh một phương” làm ta nhớ tới mấy câu ca dao:
<i>Quay tơ thì giữ mối tơ</i>
<i>Dẫu trăm nghìn mối vẫn chờ mối anh</i>
Đó phải chăng, từ nỗi nhớ trong tình yêu, nhà thơ muốn làm nổi bật tình cảm thủy chung
duy nhất của người con gái. Dù đi đâu, dù xi ngược bốn phương, tám hướng, thì em
cũng chỉ hướng về một phương của anh, có anh, cho anh. Nhà thơ lại trở về với hình ảnh
những con sóng để làm điểm tựa cho ý tưởng của mình. Bởi vì, dù có xa vời cách trở bao
nhiêu, con sóng vẫn tới được bờ:
<i>Dù muôn vời cách trở</i>
<b>3.Tình yêu và cuộc đời</b>
ở trên, tác giả liên tưởng sóng với tình u. Đoạn thơ cuối cùng so sánh cuộc đời và
biển cả:
<i>Cuộc đời tuy dài thế...</i>
<i>Mây vẫn bay về xa</i>
Tình yêu là một biểu hiện của cuộc đời. Tình u chính là cuộc sống. Cho nên đoạn thơ cuối
cùng mở rộng tứ thơ - tình u khơng phải chỉ là của anh và em mà tình yêu phải hịa trong
biển lớn nhà thơ gọi là Biển lớn tình yêu:
<i>Làm sao tan được ra</i>
<i>Thành trăm con sóng nhỏ</i>
<i>Giữa biển lớn tình u</i>
<i>Để ngàn năm cịn vỗ</i>
<b>III.Kết luận</b>
Bài thơ trữ tình tình u nhưng khơng q hời hợt, dễ dãi. Từ âm điệu cho tới tứ thơ. “Sóng”
tốt lên phong cách của Xuân Quỳnh. Bài thơ giúp ta hiểu sâu sắc ý nghĩa tình yêu trong
cuộc đời.
Dường như biển cả bao la luôn luôn thu hút cảm hứng của Xuân Qùnh. Biển là tình u,
sóng là nỗi nhớ, và cả sóng biển sẽ giúp nhà thơ xua đi bao điều cay cực:
<i>Biển sẽ xóa đi bao nhiêu cay cực</i>
<i>Nước lại dềnh trên sóng những lời ru.</i>
<b>Đề bài 3: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng</b>
<b> Gợi ý</b>
B. Giới thiệu vắn tắt về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.
C. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ Sóng:
1. Tính khí người phụ nữ đang u cũng như sóng, có khi mang nhiều thái cực: vui,
buồn, hạnh phúc, khổ đau…
2. Người phụ nữ khao khát tình yêu nhưng khơng cịn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu
Sơng khơng hiểu nổi mình thì sóng dứt khốt từ bỏ nơi chật hẹp để tìm ra tận bể đến với cái
cao rộng, bao dung, hợp với mình là nửa kia của cuộc đời. Suy nghĩ của em thật là minh
bạch và cũng thật là quyết liệt, mới mẻ.
3. Tình u mn thuở luôn là nỗi khát khao của tuổi trẻ như con sóng ln dạt dào
ngồi biển khơi. Với em cũng thế, tình yêu đã làm xao xuyến, bồi hồi trái tim trẻ.
4. Nhưng khi tình yêu đến, em lại muốn tìm hiểu và phân tích. Và em đã bộc bạch một
cách chân thật “ em cũng không biết nữa” : tình u tự nhiên, hồn nhiên như sóng biển mà
cũng đầy bất ngờ, bí ẩn.
5. Dẫu khơng lí giải được tình yêu nhưng trái tim người phụ nữ đang yêu đã cồn cào, da
diết một nỗi nhớ miên man, thường trực, cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả không gian, thời
gian. Nỗi nhớ cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vơ hồi, vơ hạn mà
cũng sâu lắng biết bao. Ta bắt gặp ở đây một cô gái dạn dĩ mà rất chân thành bày tỏ nỗi nhớ
mạnh liệt của mình khi yêu.
7. Chính niềm tin tưởng em đặt trọn về anh, về tình yêu nên đã cho em sức mạnh vượt
qua bão giông cuộc đời để đến với nhau như như con sóng ngồi khơi xa rồi cũng đến bờ.
sống hết mình cho tình u, sống gắn bó, chan hồ với cuộc đời, với con người để có thể
vượt qua và chiến thắng cái hữu hạn của đời người như con sóng chỉ tồn tại giữa biển khơi
mênh mơng.
D. Hình tượng sóng xun suốt bài thơ vừa gần gũi, vừa sáng tạo cùng với những biện
pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ, đối lập, ẩn dụ… Thể thơ 5 chữ và âm điệu dào dạt đã nói lên
vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: rất chân thành, tha thiết, rất dạn dĩ, mới mẻ
nhưng rất mực thuỷ chung, tin tưởng. Người phụ nữ ấy cũng chính là trái tim chân thực, hồn
nhiên, sơi nổi và khao khát tình u của Xuân Quỳnh rất hiện đại mà cũng rất truyền thống.
<b> Đề 4: “Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều </b>
<b>lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường”.</b>
<b>(SGK Văn học 12, tập 1,Nxb Giáo dục, Hà Nội,2000, tr.250)</b>
<b> Phân tích bài thơ Sóng để làm rõ nhận định trên.</b>
<b>GỢI Ý LÀM BÀI </b>
<b>1.Giới thiệu bài thơ:</b>
- Bài thơ sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào
(1968).
- Bài thơ đã hội tụ những vẻ đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh trong tình yêu- một trái tim
phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời
thường.
<b>2. Giải thích nhận định:</b>
- Nhận định trên có ý nghĩa khái quát về thơ và con người Xuân Quỳnh. Đấy là những
vần thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: tình yêu là cái đẹp, cái cao cả, tình yêu là sự
hoàn thiện con người.
- Nhận định cịn có ý nghĩa khái qt: thơ Xn Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm tư,
tình cảm của giới mình.
<b>3. Phân tích bài thơ để chứng minh nhận định:</b>
<sub></sub> Một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát
<i><b>vọng hạnh phúc đời thường:</b></i>
- Một tâm hồn phụ nữ ln có những rung động mãnh liệt, ln rạo rực đầy khát khao,
ln tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm nguồn cội của tình yêu:
<i>“ Sơng khơng hiểu nổi mình</i>
<i>Sóng tìm ra tận bể”</i>
Và: “ Em cũng không biết nữa
<i> Khi nào ta yêu nhau”</i>
- Một tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu đắm say, trong sáng và chung
thủy:
<i>“ Lòng em nhớ đến anh</i>
<i>Cả trong mơ còn thức”</i>
Hay: “ Nơi nào em cũng nghĩ
<i> Hướng về anh- một phương”</i>
- Một tâm hồn phụ nữ hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời
<i>Dù mn vời cách trở”</i>
- Một tình u khơng vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốm hòa nhập vào cái chung để hiến
dâng trọn vẹn:
<i>“ Giữa biển lớn tình u</i>
<i>Để ngàn năm cịn vỗ”</i>
<i><b> Nghệ thuật biểu hiện:</b></i>
- Sử dụng thể thơ năm chữ, âm điệu bắng trắc của những câu thơ thay đổi, đan xen
nhau, nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của sóng và phù hợp với cảm xúc của
nhân vật trữ tình.
- Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn tả những trạng thái đối lập mà thống nhất
của sóng và của tình cảm con người.
- Hình tượng sóng trong bài thơ đã thể hiện sing động và chính xác những cảm xúc và
khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
<b> 4. Đánh giá:</b>
- Nhận định trên hoàn toàn xác đáng.
- Từ ý kiến trên và bài thơ giúp ta nhìn lại tâm hồn mình để sống đẹp trong tình yêu
và trong cuộc đời.
<b>Đề 5: Cảm nhận của anh(chị) về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.</b>
<b>GỢI Ý LÀM BÀI </b>
<b>1.Giới thiệu bài thơ:</b>
- Bài thơ sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào
(1968).
- Trên thế giới đã có bao nhà thơ tình nổi tiếng như Rim.bơ, Véc-len, Pu-skin…Ở Việt
Nam cũng khơng hiếm những tiếng thơ tình u như Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu…Và nay
là Xuân Quỳnh với bài thơ Sóng- bài thơ của nỗi niềm yêu đương tha thiết.
2. Cảm nhận bài thơ:
<i><b> Cảm nhận chung:</b></i>
- Sóng là một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh. Bài thơ dào dạt bao
lớp sóng, cung bậc tình yêu.
- Sóng là tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ là khát vọng của con người trong tình yêu. Tình
yêu của Xuân Quỳnh trong thơ khơng là tình u đầu đời mà tình u vào độ chín, tình u
hạnh phúc gắn bó hài hịa với cuộc đời.
Cảm nhận cụ thể:
a. Khổ 1:
- Nhà thơ đã miêu tả sóng với những sắc thái, cung bậc khác nhau, để rồi từ đó nói tới
quy luật của tình yêu. Tình yêu là sự dung hịa những sắc thái tình cảm tưởng như đối lập.
Tình u có quy luật tự nhiên của nó mà lí trí khơng thể giải thích được. Người ta tìm đến
với tình yêu, soi mình vào tình yêu để tự nhận ra chính bản thân mình.
- Bốn câu thơ mở đầu chẳng có câu chữ nào dính dáng đến tình u nhưng bao trùm
tất cả lại là cảm xúc yêu đương. Dường như tình yêu ẩn náu đằng sau câu chữ ấy. Có cái gì
đường tất yếu trong thiên nhiên: sóng phải tìm ra bể, nhưng đấy cũng là quy luật tất yếu của
tình cảm: con người đi tìm “cái nửa” lớn lao của mình để hồn thiện mình.
b. Khổ 2:
- Khổ thơ này là sự triển khai tứ thơ trước. Bao nhiêu thế hệ đã qua, những cuộc hành
trình đau khổ, vui sướng, những niềm xót xa cùng hạnh phúc ngập tràn- tất cả vì khát vọng
tình yêu.
- Thuở con người cịn mơng muội cho đến thời hiện đại, tình yêu vẫn là điểm sáng
vĩnh cửu cho con người hướng tới mà sống, chiến đấu và lao động. Có gì trên cõi đời này
thay thế được trái tim cũng như tình u có bao giờ khơng cịn nữa?
c. Khổ 3,4,5:
- Những câu thơ diễn tả chân thực và chính xác trạng thái tâm hồn của người phụ nữ
đang đắm say trong tình yêu. Tình yêu là nỗi nhớ nhung ngập tràn, nhưng tình yêu đến từ
đâu, bắt đầu từ đâu, khó nhận ra cũng như sóng khơng biết từ đâu đến. Xn Quỳnh đã nói
hộ tâm trạng của bao người đang u và bao người sẽ u “ Ơi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm
<i>không ngủ được”.</i>
- Hình ảnh sóng là một biểu tượng tượng trưng rất độc đáo và vô cùng sâu lắng. Chỉ có
sóng mới đêm ngày trào dâng. Trái tim yêu đêm ngày cũng vậy. Nỗi nhớ nhung của con
sóng cũng là nỗi nhớ người yêu của bao người “ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn
<i> d. Khổ 7:</i>
- Cuộc sống của nhà thơ cũng giống như bao người khác, hạnh phúc của Xuân Quỳnh
cũng là hạnh phúc của mọi người.
- Xuân Quỳnh luôn khẳng định một tình yêu đẹp: vị tha, chung thủy, biết vượt qua
những khó khăn thử thách, biết đấu tranh để bảo vệ những ước mơ, những khát vọng chân
chính, biết tin tưởng vào tương lai của cuộc sống, vào hạnh phúc của mình và của mọi
người.
<i> e. Khổ 8,9,10:</i>
- Tình yêu son sắt bao giờ cũng có một điểm dừng, đó là người mình yêu.
- Xuân Quỳnh ý thức được tất cả những nhọc nhằn trên hành trình tìm đến hạnh phúc
và tin tưởng mãnh liệt vào con đường tình u đó. Vẻ đẹp trong thơ Xuân Quỳnh là vẻ đẹp
của niềm tin vô bờ bến. Nhưng quan trọng nhất là ước mơ đi đến tận cùng của hạnh phúc và
dù đã đến tận cùng con đường tình yêu hạnh phúc, XQ vẫn không thôi mơ ước:
“ Làm sao được tan ra
<i> ….. </i>
<i> Để ngàn năm còn vỗ”</i>
<b> 3. Đánh giá:</b>
- Sóng là bài thơ tình yêu đã diễn tả trọn vẹn tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
Tâm hồn ấy luôn khát khao,nhớ nhung, chân thành, mơ ước...
- Với Sóng, XQ đã khẳng định phong cách của mình. Thơ tình XQ đưa ta vào khoảng
trời bình yên và biết tự vượt lên chính mình bằng niềm tin và khao khát hồn thiện.
<b>Đề 6: Anh( chị) cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua </b>
<b>bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.</b>
<b>GỢI Ý LÀM BÀI </b>
<b>1.Giới thiệu bài thơ:</b>
- Sóng là một bài thơ tình đặc sắc của XQ và của thơ ca hiện đại Việt nam. Bài thơ là
nỗi niềm yêu thương tha thiết, đầy trăn trở và khát khao hồn thiện mình của người phụ nữ
đang yêu được soi chiếu qua một hình tượng nghệ thuật độc đáo- hình tượng sóng và cũng
rất tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ VN hiện đại.
2. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu:
<b> a.Về nội dung:</b>
- Người phụ nữ mạnh dạn chủ động bày tỏ khao khát yêu thương mãnh liệt,những
rung động rạo rực của lịng mình:dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ → tâm lí phức tạp
của trái tim đang yêu lúc nồng nàn sâu lắng,lúc sôi nổi dịu dàng.
- Người phụ nữ không chấp nhận sự tầm thường,nhỏ hẹp mà ln vươn tới cái lớn lao
có thể đồng cảm ,đồng điệu với mình:sơng khơng hiểu nổi mình/sóng tìm ra tận bể →
khát khao yêu thương nhưng không nhẫn nhục,cam chịu.
- Người phụ nữ yêu say đắm, nhớ lạ lùng , thủy chung trong sáng: lòng em nhớ đến
<i>anh /cả trong mơ còn thức hay nơi nào em cũng nghĩ / hướng về anh một phương→ tình</i>
yêu chân thành phải gắn liền với sự thủy chung.
- Khát vọng có được một tình yêu vĩnh hằng ,bất tử ;được sống trọn vẹn trong tình
<i><b> b.Về nghệ thuật:</b></i>
- Nghệ thuật ẩn dụ:mượn hình tượng sóng để thể hiện tình yêu một cách sinh động.
- Thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt,nhịp nhàng gợi âm vang của sóng.
- Ngơn từ giản dị,trong sáng,hình ảnh thơ giàu sức gợi.
- Kết cấu song hành cùng phép đối.
<b> 3. Đánh giá:</b>
- Sóng là vẻ đẹp của người phụ nữ đam mê sống, đam mê yêu trong thơ XQ.
- Sóng góp thêm một tiếng nói, một cách diễn tả độc đáo đề tài muôn thuở của lồi
người- tình u.