Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh cộng tác xã hội hóa giáo ở trường mầm non văn nho huyện bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.67 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD&ĐT BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CƠNG TÁC
XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON VĂN
NHO HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Văn Nho
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang
BÁ THƯỚC NĂM 2021


1

Mở đầu

1.1

Lí do chọn đề tài



1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

2

Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2


2.2

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng.

4

2.3

Các giải pháp thực hiện

6

2.3.
1
2.3.
2

2.3.
4
2.3.
5
2.3.
6

Tuyên truyền bồi dưỡng kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho
các bậc cha mẹ và cộng đồng.
Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng
cơ sở vật chất
Khơng ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc -ni dưỡng, giáo

dục trẻ tạo uy tín với lãnh đạo địa phương , nhân dân và phụ
huynh học sinh
Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường và xã hội để
huy động các nguồn lực cho nhà trường
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo
dục.
Huy động sự đóng góp tài chính , đơn vị đóng trên địa bàn, các
nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện

2.4

Hiệu quả của sáng kiến.

3

Kết luận, kiến nghị

3.1

- Kết luận

20

3.2

- Kiến nghị.

20

2.3.

3

Trang

6
9
11
12
13
14
16


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
XHH
CNH-HĐH
XHHGD
HĐND
UBND
CNTT
BCH
ĐDĐC
DHDH

TÊN VIẾT TẮT
Xã hội hóa
Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa
Xã hội hóa giáo dục
Hội đồng nhân dân

Uỷ ban nhân dân
Công nghệ thông tin
Ban chấp hành
Đồ dùng đồ chơi
Đồ dùng dạy học


1
1. Mở đầu
1.1- Lý do chọn đề tài:
Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã khẳng định rằng "Giáo dục là
quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển" và "Giáo dục
là chìa khố mở đầu cho con đường tương lai và sự phồn vinh của đất nước".
[3]
Với khoa học và công nghệ Giáo dục và Đào tạo là động lực thúc đẩy, là
điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã
hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải coi đầu tư cho giáo dục là hướng chính
của đầu tư phát triển, trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập Quốc tế.
Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Với
mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Giáo dục
và Đào tạo là con đường quan trọng nhất để phát triển xã hội.[8 ]
Cơng tác xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực để đầu tư cho giáo dục
Mầm non, trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo
hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá, xã hội hố về cơ sở vật chất, về cơng tác quản
lý, công tác tổ chức dạy và học nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục,
chăm sóc ni dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng một cách toàn diện để đạt được
5 lĩnh vực “Đức - trí - thể - mỹ - lao động” là mục tiêu phấn đấu chung của địa
phương, nhà trường để nâng cao hơn nữa uy tín, vị thế, vai trị, trách nhiệm của
đội ngũ nhà giáo, học sinh, cha mẹ học sinh, của các cấp quản lý nhà nước và

các lực lượng xã hội ở địa phương.
Trước những yêu cầu đòi hỏi của xã hội, trường Mầm Non Văn Nho tuy là
một trường có quy mơ nhỏ, đóng trên địa bàn xã khó khăn của huyện miền núi
Bá Thước song bằng sự huy động tốt các nguồn lực đã xây dựng thành công
trường Mầm Non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 từ năm 2018 và là trường học
được các cấp lãnh đạo đánh giá cao về chất lượng chăm sóc giáo dục, chăm sóc
ni dưỡng, đặc biệt là cơng tác xã hội hóa giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường
đặc biệt bản thân là người đứng đầu đã tuyên truyền vận động được sự đầu tư
của các cấp lãnh đạo, các bậc phụ huynh, nhà hảo tâm, các đoàn thiện nguyện
ủng hộ đồ dụng nguyên học liệu, đồ dùng bán trú, bàn ghế cho trẻ, và xây dựng
cơ sở vật chất cho nhà trường theo hướng chuẩn hóa và cải tạo khn viên mơi
trường dạy và học khang trang, thân thiện, an toàn đối với trẻ.
Trong thế kỷ XXI này hành trang quan trọng nhất của mỗi quốc gia là
“Chiến lược giáo dục đào tạo con người” là tiềm năng và trí tuệ của con người.
Để thực hiện thành cơng chiến lược đó, địi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn
dân và của ngành Giáo dục, nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày
04/11/2013 "Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu
cầu CNH,HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế" [ 3].Nhiệm vụ quản lí của tơi được thử thách, trải nghiệm và gắn
bó chặt chẽ với sự nghiệp luôn tâm huyết trong công tác xây dựng xã hội hóa
giáo dục với nội dung xây cơ sở vật chất của nhà trường, Bản thân tôi nhận thức
rõ trách nhiệm của mình là phải nắm bắt thời cơ, vượt qua những khó khăn,


2
thách thức, khai thác, phát huy triệt để nội lực nhà trường, địa phương, huy động
tốt các nguồn lực để xây cơ sở vật chất.
Sau khi được bổ nhiệm làm quản lí tại trường đặc biệt là 2 năm gần đây
với vai trị là Hiệu trưởng, tơi đã dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều cơng sức để
tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này nhằm xây dựng, củng cố, phát triển nâng

cao chất lượng về công tác xã hội hóa giáo dục ở rường Mầm Non Văn Nho. Đó
chính là lí do tơi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh cơng tác xa
hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Văn Nho Bá Thước” để nghiên cứu
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xác định được tầm quan trọng cũng như vai trị, vị trí của cơng tác xã hội
hóa giáo dục, nhằm làm tốt hơn cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, tăng cường mối
quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, từng bước đáp ứng mục
tiêu, chiến lược phát triển giáo dục Mầm non trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm tốt cơng
tác xã hội hóa tại trường Mầm non Văn Nho huyện Bá Thước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường
Mầm non Văn Nho huyện Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm đọc và nghiên cứu sử dụng
những tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Căn cứ vào thực tế điều kiện của
nhà trường, địa phương trong công tác xã hội hóa giáo dục.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế các hoạt động trong trường Mầm
non Văn Nho huyện Bá Thước
+ Thực trạng chung
+ Đối với giáo viên
+ Đối với phụ huynh
+ Đối với các đồn thể chính trị xã hội trong địa phương
- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê đối chứng số liệu cụ thể.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm :
Nghị quyết 69/2008 NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối
với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao. [ 9]

Xã hội hóa giáo dục là việc vận động xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo
dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng của con người trong quá
trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước để phục vụ
cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để nâng cao mức hưởng thụ giáo
dục của nhân dân.
Trong những năm học gần đây ngành giáo dục đã có nhiều thay đổi các
chương trình chăm sóc giáo dục như chương trình cải cách, chương trình đổi
mới hình thức và sau đó là thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay.


3
Đặc biệt năm học 2020 - 2021 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương khóa XI, về
“Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế”. [3]
Trong cơng tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường đóng vai trị chính, chủ
yếu thể hiện đầy đủ tính chủ động sáng tạo là vai trị trung tâm nòng cốt là đơn
vị giáo dục làm giáo dục bằng sức mạnh về mọi mặt của cộng đồng và làm giáo
dục vì sự phát triển cộng đồng, người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện chức
trách quản lý nhà nước về giáo dục tại cơ sở trường học đó là hiệu trưởng.
Trong nhận thức chung xã hội hóa giáo dục, được hiểu là sự huy động
toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền
giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Ở nước ta xã hội hóa giáo dục
cũng là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục
nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì
dân.
Điều 12 Luật Giáo dục 2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005 nêu rõ: "Phát
triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn
dân. Mọi tổ chức, gia đình và cơng dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo

dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh và an toàn".[2]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã đưa ra mục tiêu: "Phấn
đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm cơng
bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và
học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước.”[ 6 ]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đưa ra
mục tiêu:"... Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về
chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà
trường trong giáo dục thế hệ trẻ". [ 6]
Có thể khẳng định rằng: Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước ta. Tư tưởng đó là một sự đúc kết truyền thống hiếu học, tôn
sư trọng đạo đề cao sự học và chăm lo việc học hành của nhân dân ta. Tư tưởng
đó mang tính chất thời đại. Nó thể hiện trong cách làm giáo dục của các nước
trên thế giới. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Xã hội
hóa giáo dục là huy động và tổ chức lực lượng của tồn xã hội cùng tham gia
vào phát triển giáo dục”.[9]
Cơng tác giáo dục ngày nay được nhân dân ta nhận thức rõ vị trí quan
trọng của nó vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích gia đình và lợi ích
từng cá nhân. Vì vậy các lực lượng xã hội tham gia cùng làm giáo dục, trở thành
nhân tố mới, góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề cụ thể trong giáo dục, góp
phần thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”[4]. Trong cơng tác xã hội hóa giáo dục nhà trường phải làm tốt vai trò nòng


4
cốt, hạt nhân là nơi thực sự tổ chức thực hiện chính những chủ trương giải pháp
do mình đề xuất.
Như vậy muốn sự nghiệp giáo dục đổi mới và phát triển kết hợp chặt chẽ

với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong việc dạy người,
dạy chữ, dạy nghề. Từ nhận thức sâu sắc trên, để từng bước tháo gỡ khó khăn,
cho nên sáng kiến của tơi đã nghiên cứu từ đầu năm học đưa vào thực hiện tại
trường, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực nhất về chất lượng và cải tạo cơ cở vật
chất đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay của nhà trường.
2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến.
Địa phương: Xã Văn Nho có truyền thống hiếu học, phong trào giáo dục
Đảng ủy, Chính quyền, nhân dân địa phương và các đoàn thể, tổ chức ban ngành
trong xã luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Nền kinh tế của nhân
dân đang từng bước ổn định. Tỉ lệ hộ nghèo trong 5 năm qua giảm từ 35%
xuống còn 8,7%, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Đặc biệt là giao thông và y tế.
Năm 2016 Xã Văn Nho đạt xã chuẩn về y tế, Xã Văn Nho có nhiều con em
thành đạt ln hướng về q hương. Đã có nhiều đóng góp tích cực cả về vật
chất, tinh thần để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
2.2.1.Thuận lợi :
Nhà trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Đảng ủyHĐND- UBND xã Văn Nho được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, các ban
ngành đoàn thể trong toàn xã đã tạo điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt là tăng
cường, bổ sung cơ sở vật chất đảm bảo công tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo
dục trẻ.
Hội Cha mẹ học sinh của lớp, nhà trường được thành lập hàng năm, hoạt
động tích cực, có nhiều đóng góp lớn cho nhà trường trong việc thực hiện
XHHGD.
Nhà trường đã được công nhận danh hiệu cơ quan văn hóa, đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 năm 2018 nà trường có bề dày truyền thống và thành tích
nhiều năm liên tục đạt trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc được tặng nhiều
Bằng khen, Giấy khen, Cờ thi đua UBND tỉnh Thanh hóa . Đó là nền tảng vững
chắc, thuận lợi cho việc phát triển giáo dục.
Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên tương đối đầy đủ về số
lượng, cơ cấu; có truyền thống đồn kết, tương thân thương ái nhiệt tình, u
nghề, mến trẻ, ln vượt khó vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

và được các bậc phụ huynh gắn bó, tin tưởng, ln làm tốt cơng tác phối kết
hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được bổ xung thường xuyên theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đảm bảo tương đối tốt yêu cầu cho công tác giáo
dục của nhà trường, quan tâm đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các
nhóm lớp và tại bếp ăn bán trú: bàn ghế, tủ, ti vi có kết nối mạng internet và
nhiều tài liệu phong phú để giáo viên tham khảo, ngoài ra các bậc phụ huynh
cùng với giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp làm các đồ dùng dạy học đồ chơi
bằng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để trang bị cho trẻ tham gia chơi hoạt
động góc đa dạng và phong phú.


5
2.2.2. Khó khăn.
Xã Văn Nho là xã nghèo đã thốt khỏi vùng 135 song vẫn thuộc xã khó
khăn của huyện. Do địa bàn sinh sống là vùng nông thôn, miền núi, địa thế hiểm
trở, giao thông đi lại vô cùng khó khăn, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng chọt ,
chăn nuôi nhỏ lẻ nên nền kinh tế địa phương chưa phát triển. Sự đầu tư lớn về
ngân sách chi cho giáo dục của Chính quyền địa phương và sự đóng góp của
nhân dân rất hạn chế.
Đa số học sinh là con của các gia đình bố mẹ đang trong độ tuổi lao động,
phải đi làm ăn xa, học sinh chủ yếu là người dân tộc chiếm 98%, do đó thời gian
dành cho con, tất cả từ sáng đến chiều tối đều nhờ vào bàn tay chăm sóc của các
cơ giáo Mầm non, giao phó cho nhà trường chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục
các cháu.
Giáo viên trình độ chưa đồng đều, đa số giáo viên học hàm thụ qua
các lớp bồi dưỡng tại chức, vì thế trình độ chun mơn cịn hạn chế, chưa phát
huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Khi tổ chức các hoạt động góc cịn
mang tính hình thức, cịn nhiều lúng túng trong phương pháp, trong khi tổ chức
giáo viên thường để cho trẻ thụ động, chưa phát huy được tính tích cực hoạt

động ở trẻ.
Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động góc tuy đã được đầu
tư, song vẫn cịn thiếu nhiều ảnh hưởng khơng nhỏ đến công tác giáo dục
trẻ theo mục tiêu mong đợi của chương trình. Chính vì vậy địi hỏi cần phải huy
động mọi nguồn lực để giáo dục trong nhà trường ngày một nâng cao.
Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học đã được bổ sung về đồ dùng,
đồ chơi song phòng học ở khu lẻ đã xuống cấp,phòng học cịn thiếu ở khu trung
tâm nên 2 nhóm trẻ và 1 lớp mẫu giáo bé phải học tạm ở 3 phịng kho khơng
đảm bảo diện tích theo u cầu, sân chơi rộng thoáng mát nhưng đã bị xuống
cấp, bị sụp lún nên việc tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, dạo chơi thăm quan,
tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng giáo dục.
Những năm gần đây tình trạng cơ sở vật chất bị xuống cấp, chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ tuy có những chuyển biến song vẫn còn tỷ lệ học sinh đạt
ở mức trung bình và chưa đạt cịn chiếm tỷ lệ cao.
* Kết quả khảo sát cơ sở vật chất khi chưa áp dụng các biện pháp sáng
kiến kinh nghiệm.
Cơ sở vật chất đã xuống
Dự kiến huy động
Dự kiến thời gian
STT
cấp – mua sắm bổ sung
kinh phí
thực hiện
Lắp đặt cơng tơ, hệ thống
Huy động phụ huynh,
Tháng 06 năm
1
đường dây điện, quạt cho 2
các nhà hảo tâm

2020
lớp ở khu chuông cải
Cổng biển trường khu trung Huy động phụ huynh,
Tháng 07 năm
2
tâm
các nhà hảo tâm
2020
Sửa 2 dãy nhà vệ sinh, lợp
Các tổ chức, cá nhân ở
Tháng 08 năm
3
mái tôn 2 dãy vệ sinh khu
các thôn bản
2020
trung tâm


6
Đồn thiện nguyện
Cải tạo vườn cổ tích, vườn
cựu học sinh trường
Tháng 02 năm
4
hoa và sân khấu, một số
chuyên Lam Sơn khóa
2021
bảng biểu
1989-1992
Làm mái vịm sân khấu khu Huy động phụ huynh,

Tháng 09 năm
5
trung tâm
các nhà hảo tâm
2020
Sự hỗ trợ của các tổ
Mua sắm thiết bị dạy học,
Tháng 09 năm
6
chức của các nhà hảo
Tivi (11 cái)
2020
tâm tặng
Đoàn thiện nguyện
Cải tạo sửa chữa, xây mới
cựu học sinh trường
Tháng 03 năm
7
bếp ăn, và xây thêm phịng
chun Lam Sơn khóa
2021
học mới ở khu chng cải
1989-1992
Cụ thể qua khảo sát đánh giá chất lượng giáo dục 3 năm học như sau:
Xếp loại
Năm học ST đến
ST
Đạt

trường

đánh
C
giá
Tốt % Khá
%
TB %
%
Đ
2018- 2019
274
274
1
75 27
80
29
80
29 39
5
2019-2020
254
254
31,
1
80
85 33,5 62
24 27
5
1
2020-2021
242

242
12
51
92
38
19
8
8 3
3
Qua kết quả khảo sát thực trạng về cư sở vật chất đã xuống cấp cần được
cải tạo, bổ sung kịp thời đề đảm bảo cho công tác dạy và học đảo bảo cho trẻ
được học tập vui chơi tại trường.
Khảo sát chất lượng giáo dục cho thấy số cháu đạt ở mức trung bình và
chưa đạt vẫn chiếm tỉ lệ cao. Một trong những nguyên nhân đó là do về cơ sở
vật chất như phòng học còn thiếu, phòng học đã xuống cấp trang thiết bị phục vụ
chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ hàng năm đã được bổ sung những vẫn
chưa đảm bảo. Do đó chất lượng giáo dục ngày chưa đạt hiệu quả cao công tác
xã hội hóa giáo dục hàng năm ở nhà trường phải được quan tâm sâu sắc và
không thể thiếu được.
Qua một thới gian nghiên cứu trong q trình cơng tác tơi mạnh dạn đề
xuất một số giải pháp như sau:
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để đẩy mạnh quá trình XHHGD, trước hết nhà trường cần phải phát huy
được tác dụng của mình trong đời sống cộng đồng, phải làm cho cộng đồng thấy
được vai trò của giáo dục Mầm non đối với sự phát triển mọi mặt của địa
phương. Muốn vậy cần thực hiện một số biện pháp sau:
2.3.1. Tuyên truyền bồi dưỡng kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các
bậc cha mẹ và cộng đồng.



7
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động của con người đều xuất phát từ nhận
thức. Tuyên truyền là giải pháp tối ưu nhất tác động vào nhận thức của con
người. Khi phụ huynh đưa con đến học mầm non phụ huynh phải hiểu rõ vai trò
trách nhiệm của giáo dục mầm non bao gồm hai nội dung đó là chăm sóc giáo
dục và chăm sóc ni dưỡng.
Biết được tầm quan trọng của dinh dưỡng hợp lý những năm đầu đời và
sự liên quan giữa dinh dưỡng với khả năng nhận thức của trẻ em trong trước mắt
cũng như lâu dài.
Trẻ thiếu hụt dinh dưỡng trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến mức độ phát triển và kết quả học tập tại trường cũng như sau này của trẻ.Vì
vậy đối với nhà trường mầm non phải ngăn chặn và giải quyết vấn đề suy dinh
dưỡng thông qua việc tổ chức bữa ăn tại trường và tuyên truyền cho các bậc cha
mẹ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại gia đình.
Vậy mỗi cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non phải nhận thức tầm
quan trọng của dinh dưỡng và ra quyết định: "Phải làm gì để tình trạng dinh
dưỡng cho trẻ ở Việt Nam" nói chung và trường mầm non Văn Nho nói riêng là
vô cùng quan trọng. Nhận thức rõ tầm quan trọng nêu trên tôi đã xây dựng bảng
tuyên truyền dinh dưỡng như sau:
- Giới thiệu tầm quan trọng của dinh dưỡng.
- Yêu cầu về tổ chức bữa ăn tại trường mầm non.
- Yêu cầu về lượng và chất.
- Điều kiện đảm bảo chất lượng bữa ăn tại trường
* Nhà trường xây dựng nội dung tuyên truyền cụ thể như sau:
Chất dinh dưỡng

Vai trị

Nguồn gốc


Protein (Chất đạm)

- Duy trì điều tiết các hoạt
động của cơ thể
- Xây dựng tái tạo mô tế
bào cơ thể
- cung cấp năng lượng khi
cơ thể thiếu chất đường và
chất béo.

- Thịt
-Cá
-Trứng
-Sữa chua
-Ngũ cốc
-Đậu lăng
-Đậu phộng
-Đậu nành

Glucid
(Chất bột đường, chất sơ)

- Nguồn gốc cung cấp năng
lượng.
- Chất sơ hỗ trợ nhu cầu
thức ăn qua ruột
- Điều tiết Protein được sử
dụng để tái tạo năng lượng
và do vậy cho phép protein
xây dựng và tái tạo các mô

của cơ thể.

Ngũ cốcgạo, bột mì,
bánh
mì,
đường,
chuối,
dứa...


8
Lipid
(chất béo)

Chất khoáng
(Sắt, canxi, Iod)

Vitamins
(A,B,C,D)

Nước

- Cung cấp năng lượng .
- Điều tiết lượng protein
được sử dụng để tái tạo
nặng lượng và do vậy
protein xây dựng và tái tạo
các mô cơ thể.

-Dầu ăn

-Dừa
-Cá
-Mỡ động
vật

- Sắt tham gia vào nhiều
chất men chuyển hóa cơ cơ
thể.
Thiếu sắt,sẽ bị thiếu máu
- Can xi có nhiều ở xương
và răng. Trẻ đang phát
triển cấn được cung cấp
đầy đủ canxi
- Iod là thành phần cấu tạo
quan trọng nhất của chất
nội tiết tố tuyến giáp trạng.

- Sữa bò,
gan, tim
- Rau xanh
sẫm
-Rau dền,
rau
ngót,
thịt, thịt,cá,
Hải
sản,
muối iod

- Vitamins tuy chỉ cần

lượng rất nhỏ, nhưng nếu
thiếu sẽ ảnh hưởng đến sợ
phát triển bình thường của
cơ thể, đặc biệt đối với trẻ
em ốm đau, chậm phát
triển
- Cơ thể không thể tự tổng
hợp được Vitamin nên
thường xuyên phải được
cung cấp từ các loại thực
phẩm giàu Vitamin

- Sữa, sữa
chua
Rau củ quả,
ngũ
cốc,
đậu
phộng,hoa
quả cá, thịt.

Nước là yếu tố chinh trong
cơ thể chúng ta chiếm 2/3
trọng lượng cung cấp cho
cơ thể.

- Ánh sáng
mặt trời là
nguồn
vitamin D

quan trọng.


9
Để bồi dưỡng kiến thức cho các bậc cha mẹ,bản thân tôi đã chủ động lên
kế hoạch bồi dưỡng kiến thức hợp với trạm y tế, Ban văn hóa xã, hội phụ nữ,
đoàn thanh niên thống nhất thời gian để bồi dưỡng. Nội dung bồi ngắn gọn, các
hình ảnh có liên quan đến giáo dục nuôi dưỡng
Kết quả: 100% các bậc phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của
ngành học cũng như hiểu biết về các chất cần thiết cho cơ thể trẻ. Từ giải pháp
nêu trên phụ huynh đã thực sự quan tâm đến ngành học thu hút trẻ đến trường
ngày một đông hơn công tác bán trú tại trường được các cấp, các ngành ủng hộ
tạo đà cho sự phát triển đi lên của nhà trường.

(Hình ảnh tuyên truyền về nuôi dưỡng)
2.3.2. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phường xây dựng cơ
sở vật chất.
Công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật
chất chất cho nhà trường để thực hiện có hiệu quả nội dung này bản thân tôi đã
chủ động xây dựng kế hoạch tu sửa, bổ sung CSVC trong năm học nêu rõ những
việc cần làm cần tu sửa. Nắm được thời cơ tranh thủ sự ưu tiên nguồn đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất khi có nguồn đầu tư của địa phương từ nguồn ngân sách nhà
nước cấp, tranh thủ các nguồn đầu tư các nguồn tài trợ của các tổ chức từ thiện
trong nước và địa phương.
Để chuẩn bị tốt mọi nội dung chuẩn bị cho năm học mới bản thân tôi xây
kế hoạch tham mưu với lãnh đạo đại phương thành lập đồn kiểm trarkhaor sát
gồm có: Phó chủ tịch UBND xã phụ trách bên văn hóa, trưởng ban văn hóa xã,
hội trưởng hội cha mẹ phụ huynh học sinh, BGH, tổ trưởng, ban thanh tra nhân
dân kiểm tra, rà soát phân loại cơ sơ vật chất, thiết bị dạy học từng khu đồng
thời xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết để tham mưu.

T NỘI DUNG
CHI TIẾT
T CẦN LÀM
I I- PHẦN THU TU SỬA NHỎ
Tổng dự chi mục 1
1
Dây điện

SỐ
LƯỢNG

200

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

15,000

10.940.000
3,000,000


10
Bảng điện
Lắp đặt cơng tơ, hệ Bóng điện
thống đường dây công tơ
điện, quạt cho 2 lớp Chui điện
ở khu chuông cải
Quạt

Công
Tổng dự chi mục 2
Cánh cổng

9
5
1
6
8
8

70,000

630,000

76,000

380,000

2.500,000

2.500,000

5,000

30,000

350.000

2,800.000


200,000

1,600,000
23.410.000

1

9,000,000

Sắt phi 12

4

126,000

504,000

Thép 6

46

11,000

506,000

1

1,500,000


1,500,000

1

1,300,000

1,300,000

1

1,700,000

1,700,000

Sơn

3

1,300,000

3,900,000

Biển trường

1

3500,000

3.500,000


Công

20

250,000

5,000,000

2

Tu sữa cổng và sân Xi măng
trường khu trung Cát
tâm
Đá 1,2

Tổng dự chi mục 3

20.400.000

Cánh cửa nhà vệ

3

Sửa 2 dãy nhà vệ sinh
sinh, lợp mái tôn 2
dãy vệ sinh khu Tổng diện tích
trung tâm
Cơng

7

40m
5

300.000
370,00
0

4

2.100.000
14.800,000

200,000 1,000,000

Tổng dự chi mục 4

Cải tạo vườn cổ tích,
vườn hoa và sân
khấu, một số bảng
biểu

9,000,000

10,770,000

Cát

1

600,000


600,000

Xi măng

3

150,000

450,000

Đá cuội

1

950,000

950,000

Bảng biểu

11

450.000

4.500,000

Sơn

6


45,000

270,000

Cổng

20

200,000

4,000,000

38.900.000

38.900.000

4,850,000

44,850,000

Tổng vị chi mục 5
5

II

Bắn mái vòm sân Nguyên liệu + Tiền
1
khấu
công

HỔ TRỢ CỦA PHỤ HUYNH BẰNG VẬT CHẤT

Phụ huynh tặng
Tổng cộng các mục chi

Ti vi

11

147.370.000

Khi xây dựng kế hoạch tham mưu CSVC phải chi tiết, cụ thể sát với thực tế
cùng với ban ra soát cơ sở vật chất để xây dựng kế hoạch. Kế hoạch phải được


11
cơng khai dân chủ thống nhất trong ban, sau đó trình lãnh đạo đại phương, đưa
ra hội nghị phụ huynh tồn trường.
Kết quả: Từ những cơng việc làm cụ thể kế hoạch rõ ràng nên đã nhận
được sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo đại phương, sự đồng thuận của phụ
huynh học sinh, nhân dân sống trên đại bàn ,các đồng chí đã đã tin tưởng ủng hộ
xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.

(Hình ảnh cơ sở vật chất đã hồn thiện)
2.3.3. Khơng ngừng nâng cao lượng chăm sóc ni dưỡng, giáo dục trẻ
tạo uy tín với lãnh đạo địa phương, nhân dân và phụ huynh học sinh.
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để trường mầm
non phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng ni
dưỡng, giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khỏe mạnh và phát triển
tốt thì uy tín của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng ghi nhận.

Vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ phải là
vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các trường Mầm non. Để nâng cao chất lượng
chăm sóc và giáo dục trẻ, Bản thân tơi ln luôn quan tâm xây dựng môi trường,
cảnh quan sư phạm. Các phòng học, mặc dù đang còn khu lẻ nhưng bản thân tôi
đã tham mưu với lãnh đạo địa phương tu sửa phịng học, cảnh quan mơi trường,
khu vệ sinh phải thống mát, sạch sẽ, an tồn. Khn viên của trường tạo dựng
mơi trường xanh, sạch đẹp , an tồn .
Trong việc tổ chức nuôi dưỡng nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các
chế độ sinh hoạt của trẻ theo qui định của Bộ GD&ĐT, phải nuôi dưỡng trẻ theo
khoa học như: Cung cấp cho trẻ đủ năng lượng phù hợp với từng độ tuổi; cân
đối các chất protit, lipit, gluxit, các vitamin và khoáng chất, cân đối năng lượng
cần cung cấp cho trẻ trong các bữa ăn trong ngày; phấn đấu giảm tỉ lệ trẻ suy
dinh dưỡng và tỉ lệ trẻ béo phì. Trong việc giáo dục, nhà trường phải thực hiện
đúng nội dung, chương trình giáo dục Mầm non hiện hành, để cung cấp cho trẻ


12
những tri thức ban đầu về thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển được các
phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó, chuẩn bị
cho trẻ những tiền đề cần thiết để bước vào học lớp 1 và các lớp tiếp theo một
cách thuận lợi.
Trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc ni dạy trẻ, đội ngũ giáo
viên là nhân tố đóng vai trị quyết định.Bản thân tơi đã kế hoạch và biện pháp
bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên theo lộ trình, phân loại giáo viên,có kế hoạch bồi
dưỡng phù hợp. Khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và trau
dồi các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bản thân. Bên cạnh đó tơi cịn phối
kết hợp với các bậc phụ huynh kiểm tra q trình chăm sóc.
Có thể nói rằng người hiệu trưởng người đóng vai trị rất quan trọng trong
việc quyết định đưa nhà trường phát triển đi lên .
2.3. 4. Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - Nhà trường và xã hội để huy

động các nguồn lực cho nhà trường.
Để thực hiện giải pháp này bản thân tôi đã thiết lập các mối quan hệ với
các hình thức như sau:
Xây dựng ban đại diện cha mẹ phụ huynh vững mạnh, tham mưu đề xuất
những cá nhân tiêu biểu, có trình độ và hiểu biết về giáo dục,nhiệt tình với cơng
tác giáo dục. Bầu ra ban thường trực gồm những người hiểu biết, tích cực, nhiệt
tình tham gia xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường.
Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa ban đại diện cha mẹ phụ huynh
cùng với nhà trường phân công rõ trách nhiệm, theo dõi kiểm tra các hoạt động
của nhà trường.
Nhà trường là nơi nhận những góp ý của cha mẹ học sinh để giải quyết
những khúc mắc mà cha mẹ phu huynh chưa hiểu, chưa biết.Vì thế bản thân tôi
đã xây dựng kế hoạch để tiếp cha mẹ phụ huynh tại trường. Như mỗi tháng 1
ngày khu trung tâm 1 buổi, khu lẻ 1 buổi vào ngày 25 hàng tháng. Ngồi cơng
tác tiếp phụ huynh tơi cịn xây dựng thùng thư góp ý để thu thập những đóng
góp ý kiến của phụ huynh học sinh từ đó làm tốt cơng tác quản lý chỉ đạo được
tốt hơn. Ngoài những nội dung trên người hiệu trưởng muốn là tốt cơng tác phối
hợp, người hiệu trưởng cịn phải nhẹ nhàng, tình cảm, gần gũi, thân thiện, cởi
mở để tạo được niềm tin đối với nhân dân và phụ huynh học sinh từ đó họ sẽ
ủng hộ một cách nhiệt tình cho cơng tác giáo dục.


13

(Hình ảnh gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh qua nhiều hình thức )
2.3.5. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá
giáo dục.
Thực tế đã chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân thành công
hoặc chưa thành công trong việc tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục chính là
vấn đề nhận thức, quần chúng phải hiểu đúng bản chất của xã hội hoá giáo dục,

là sự cần thiết phải tham gia vào cơng tác giáo dục, từ đó nâng dần tính tự giác,
tích cực, chủ động, tình cảm và năng lực hồn thành cơng việc này. Vì vậy, phải
tăng cường cơng tác tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin một cách đầy đủ
về đường lối, mục đích, chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn… nhằm làm
chuyển biến nhận thức của các cấp Ủỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ
chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của
giáo dục, về bản chất, nghĩa vụ và quyền lợi của xã hội hoá giáo dục để quần
chúng có đủ hiểu biết, chủ động tham gia vào giáo dục.
Nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục cho mọi người có rất nhiều
con đường, nhiều hình thức tổng hợp. Để làm được điều này, tôi đã quan tâm tới
các vấn đề sau.
Trước hết làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương; tuyên truyền đến từng cán bộ, giáo viên trong trường và các ban
ngành đoàn thể sau đó đến tồn dân. Tổ chức học tập, qn triệt các văn bản,
nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến giáo dục và xã hội hoá giáo dục để mọi
người đều nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách vận dụng vào thực tiễn.
Xây dựng các góc tuyên truyền ở trường, lớp và ở cộng đồng: chọn một
góc thuận lợi tại trường làm góc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh. Tại
đó, chúng tơi có các tài liệu, tranh ảnh…với những nội dung thiết thực như tổ
chức nuôi con theo khoa học, những yêu cầu mà các bậc cha mẹ, cộng đồng cấn


14
phối hợp với nhà trường, tuyên truyền các điển hình tham gia đóng góp xây
dựng giáo dục… Nội dung các tài liệu trưng bày cần được biên soạn ngắn gọn,
thiết thực, ln thay đổi, cập nhật thơng tin, hình thức hấp dẫn… để mọi người
dễ xem, dễ ghi nhớ.
Trường chúng tơi đã xây dựng tiết mẫu có ứng dụng cơng nghệ thông tin
và mời phụ huynh dự trong buổi họp phụ huynh đầu năm, thơng qua đó chúng
tơi tun truyền đến phụ huynh nhu cầu học tập, kết quả trên trẻ, cũng như sự

hứng thú của trẻ thông qua tiết dạy có ứng dụng CNTT. Từ đó các bậc phụ
huynh đã tự nguyện mua sắm ti vi tặng cho nhà trường, vì vậy đến nay trường
chúng tơi đã có 10/11 nhóm lớp có ti vi để giáo viên sử dụng trong việc tổ chức
các hoạt động cho trẻ.
Nhà trường đã khuyến khích các bậc phụ huynh ở các nhóm lớp cùng với
giáo viên chủ nhiệm làm các bộ đồ dùng đồ chơi bằng nguyên liệu sẵn có ở địa
phương để tạo ra những bộ sản phẩm đồ dùng truyền thống mang bản sắc dân
tộc thái, để tham gia hội thi đồ dùng đồ chơi cấp trường… những bộ sản phẩm
mà giáo viên phụ huynh làm ra đã giúp cho nhà trường, các nhóm lớp có thêm
những bộ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ phong phú mang đậm bản sắc dân
tộc.

(Hình ảnh hội thi đồ dùng đồ chơi cấp trường)
Những việc tôi đã làm chỉ là một trong nhiều "kênh" thơng tin góp phần
nâng cao nhận thức của đơng đảo quần chúng nhân dân về giáo dục. Nhưng
không thể phủ nhận những kết quả mà chúng tôi nhận được từ những biện pháp
đã tiến hành. Trong 2 năm trở lại đây, môi trường giáo dục ở trường Mầm non
Văn Nho đã có sự thay đổi, lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể và
nhân dân đều nhận thức được rằng chỉ có thể làm tốt xã hội hố giáo dục mới có
thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của gia đình, của xã hội, nhằm mục đích
xây dựng con người mới phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong
cộng đồng đều tham gia vào một số việc nhất định phù hợp với khả năng và điều
kiện của mình góp phần thiết thực vào cơng tác xã hội hố giáo dục ở địa
phương mình đang sinh sống, mọi người thấy rằng, chỉ có thể làm tốt xã hội hóa
sự nghiệp giáo dục mới có thể tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; Giáo dục
và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của tồn dân, kết hợp
chặt chẽ 3 mơi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, sẽ tạo được môi
trường giáo dục lành mạnh, thống nhất ở mọi nơi, mọi lúc, trong từng gia đình,



15
từng tập thể, cộng đồng và có như vậy mới có thể có kết quả giáo dục như mong
muốn.
Từ những giải pháp trên đã làm chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất,
chất lượng học sinh, nhận thức về tầm quan trọng của cơng tác xã hội hố giáo
dục, họ đã hiểu rằng: xã hội hoá giáo dục là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và
chính quyền địa phương trước nhân dân. Từ đó phát huy vai trị lãnh chỉ đạo
trong thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục (Bởi chỉ có các cấp ủy Đảng, chính
quyền mới có đủ vài trị và tư cách để tập hợp các ngành, các lực lượng xã hội
liên kết, hợp tác với nhau trong cơng tác xã hội hố giáo dục).
2.3.6. Huy động sự đóng góp về tài chính, đơn vị đóng trên địa bàn, các
nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện.
Cũng với mục đích tăng cường thêm cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ
dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tôi quan tâm tới việc huy
động sự đóng góp tài chính, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng kinh tế, các
nhà hảo tâm, các tổ chức … tới các hoạt động giáo dục. Để làm được việc này,
tôi tranh thủ những mối quan hệ, để có cơ hội trao đổi với họ về kế hoạch phát
triển của nhà trường thông qua đó sẽ kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của họ cho các
vấn đề liên quan đến giáo dục của nhà trường. Có thể nêu một số minh hoạ cụ
thể:
Năm 2019 - 2020 hội cha mẹ phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm hỗ trợ mua
sắm đồ dùng phục vụ cho nhà bếp như xây dựng được sửa chữa nhà bếp theo chuẩn bếp
một chiều hệ thống bếp ga, nồi niêu, xoong, chảo, bát ….trị giá 48,000,000đ
Chúng tôi đã kêu gọi các nhà hảo tâm, các đồng chí lãnh đạo xã, các bí
thư, thơn trưởng ủng hộ cho hội thi "Đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu thiên
nhiên sẵn có ở địa phương" cấp trường 15,000.000đ.
Năm học 2020 - 2021 nhà trường đã kêu gọi sự đóng góp của hội cha mẹ
phụ huynh và địa phương đã làm được mái che ở 2 khu nhà vệ sinh, Làm mái
vòm sân khấu tổng số tiền là : 49.670.000đ, và nhiều đồ dùng khác.

Trong năm học nhà trường đã được nhóm cựu sinh viên trường chuyên
lam sơn khóa 1989-1992 đã ửng hộ nhà trường xây dựng cải tạo khuân viên khu
Chng cải xây dựng 1 bếp ăn, 1 phịng học,hai phịng vệ sinh, 1 giếng khoan và
lát lại tồn bộ khu vực sân chơi ve vôi lại 2 lớp học cũ với tiền là 200.000.000
( Hai trăm triệu đồng) cùng với sự trung tay ủng hộ ngày công lao động của các
bậc phụ huynh toàn trường là 242 lượt phụ huynh tham gia lao động.
Ngồi ra nhà trường cịn tham mưu với lãnh đạo huyện, Tài chính kế
hoạch làm cổng biển trường, đổ bê tông chỗ để xe cho phụ huynh, vẽ
tường…..với số tiền là 85.000.000đ (Tám mươi lăm triệu đồng)
Nhà trường vận động tuyên truyền với các nhà hảo tâm, các phu quân, các
mạnh thường quân tặng cho nhà trường những chậu hoa cây cảnh, để cải tạo môi
trường lớp xanh sạch đẹp, thân thiện ở khu Chuông Cải.8.000.000đ


16

(Hình ảnh q trình xây dựng cơng trình khu Chng cải)

(Hình ảnh cơng trình khu Chng cải đã hồn thành)
Có thể nói rằng làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục mới có thể đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu của gia đình, của xã hội, nhằm mục đích xây dựng con
người mới phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ
sở mục tiêu giáo dục, mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng có thể
tham gia vào một số việc nhất định phù hợp với khả năng và điều kiện của mình,
để góp phần thiết thực vào cơng tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu kinh nghiệm của bản thân song với
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm nhà trường, sự ủng hộ tích
cực của hội phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm đã giúp nhà trường đạt được

một kết quả sau:
* Đối với nhà trường:
- Phải hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó, tham mưu tích cực với các cấp Ủy
Đảng, chính quyền địa phương nhằm cụ thể hố thành cơ chế, chính sách, giúp
cho việc triển khai thực hiện công tác xã hội hố giáo dục có kết quả.
- Tăng cường các hình thức và biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức
trong nhân dân về vai trị của giáo dục vì chỉ khi nhân dân hiểu về giáo dục,
đồng tình với giáo dục, cùng chia sẻ khó khăn, cộng đồng trách nhiệm thì bản


17
thân xã hội hóa giáo dục mới được phát huy và hiệu quả giáo dục mới đạt tới
như mong muốn.
- Tích cực vận động chính quyền đồn thể xã hội, các doanh nghiệp và các
cá nhân ủng hộ tài chính cho giáo dục và đào tạo.
- Cần phát huy tốt nội lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng
đội ngũ, có kế hoạch lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện,
xây dựng lịng tin trong học sinh, trong phụ huynh học sinh cũng như cộng đồng
dân cư ... làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc xã hội hố cơng tác giáo dục với tư
cách là cơ quan chuyên môn tham mưu với lãnh đạo, với cộng đồng...
- Tích cực vận động chính quyền đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp và các
cá nhân ủng hộ tài chính cho giáo dục và đào tạo.
- Tích cực vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động giáo dục
- Nhà trường cần có những biện pháp linh hoạt, việc làm phù hợp để tạo
môi trường thuận lợi cho cộng đồng tham gia vào xã hội hoá giáo dục và mọi
việc làm đều hướng đến mục đích của giáo dục, tạo một mơi trường thuận lợi để
mỗi người thực hiện quyền được học và học tập suốt đời cũng như vì sự phát
triển của cả cộng đồng trong tương lai.
* Đối với bản thân và giáo viên: phải yêu trẻ, mến trẻ, tâm huyết nghề

nghiệp, năng động sáng tạo, chủ động tìm tịi học hỏi, suy nghĩ, dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm, chấp hành các qui chế, qui định của hiến pháp, pháp
luật, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Khiêm tốn học hỏi những người đi trước và
đồng nghiệp, xác định cho mình mooic cán bộ giáo viên là những người tuyên
truyền viên, để tun truyền tốt cơng tác chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ, đặc
biệt là cơng tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng sở vật chất, ngày một khang
trang thân thiện, an toàn cho viêc dạy và học đạt kết quả tốt.
* Đối với phụ huynh:
Khi triển khai thực hiện các biện pháp đến với phụ huynh thông qua nhiều
hình thức như tuyên truyền ở mọi lúc mọi nơi, thơng qua các buổi họp, các hội
thi… thì phụ huynh đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ tại
trường mầm non, đặc biệt hiểu rõ hơn sự cần thiết về môi trường học tập của trẻ
cần phải xanh, sạch, thân thiện, an tồn có đầy đủ cơ sở vật chất cho trẻ được
vui chơi học tập. Từ đó cơng tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường được sự
quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh cả về tinh thân cũng như vật chất vì vậy
hai năm gần đây nhà trường đã xây dựng được cơ sở vật chất khang trang, xanh
sạch an toàn đảm bảo cho việc dạy và học đạt kết quả cao hơn, phụ huynh tin
tưởng yê tâm đưa con đến trường.
* Đối với trẻ:
Nhà trường có được cơ sở vật cất khang trang thân thiện an toàn, các
cháu học sinh được hoạt động vui chơi trải nghiệm thông qua nhiều hoạt động
trong trường mầm non, từ đó trẻ năng động hơn, hoạt động sáng tạo, có được
khơng gian để trẻ được trải nghiệm, học thơng qua nhiều hình thức từ đó chất
lượng dạy và học của cơ và trẻ được nâng lên rõ rệt, trẻ đạt bé chăm bé ngoan
tăng so với năm học trước.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC


18
Đóng góp hổ trợ các ban ngành phụ huynh, các nhà hảo tâm

Năm học
Trang thiết bị
Cơ sở vật chất, trường lớp
ĐDĐC- ĐDDH
- Xây dựng sửa chữa hệ thống nhà bếp - Mua sắm đồ dùng
theo hướng bếp đạt chuẩn,
đồ chơi cho trẻ.
với tổng trị giá là 48.000.000đ
- Mua sắm được
2018- 2019
máy say thit, tủ
lạnh, nồi, niêu,
xoong, chảo bát,
thìa .....
- Làm mái tre ở 2 khu nhà vệ sinh
- Mua bàn ghế cho
- Khơi thông cống rãnh, xử lý khu vực nhà trẻ, mua đồ dùng
vệ sinh
phục vụ bán trú,
- Mua 1 tủ lạnh
- Mua mới 45 bộ
- Lắp đặt hệ thống điện ở khu lẻ Na Cải.
bàn ghế cho trẻ.
2019 - 2020
- Sửa chữa lại cổng trường khu Na Cải.
- Tặng 11 ti vi cho
- Cải tạo vườn cổ tích, vườn hoa, sân các lớp mẫu giáo ở
khấu, một số bảng biểu.
khu trung tâm
Tổng trị giá 65.000.000đ

- Bắn mái vòm sân khấu, cũng là mái
- Bổ sung bàn
che cho 2 lớp mẫu giáo.
ghế cho trẻ
38.900.000đ
- Bổ sung đồ
- Sửa chữa xây dựng cổng biển
dùng phục vụ
trường. 28.000.000đ
bán trú như tủ
- Quét vôi ve lại nhà bếp. 8.000.000đ
lạnh, máy xay
- Xây dựng cổng trường khu Chuông
thịt, xoong,
2020-2021
cải, xây tường rào, vẽ tranh tường.
nồi bát,…..
85.000.000
- Nhà trường đã được đoàn thiện
nguyện của cựu học sinh trường
chuyên lam sơn xây dựng mới và
cải tạo khu Chuông cải với tỏng số
tiền là 350.000.000đ
Với các biện pháp, giải pháp trên trong nhiều năm qua đặc biệt trong năm
học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021, tôi đã huy động được nhiều nguồn lực
tham gia vào quá trình giáo dục để xây dựng xã hội hóa giáo dục,
Hiện nay cơ sở vật chất nhà trường đẹp và khang trang theo hướng chuẩn
hóa, kiên cố hóa. Nhà trường có các phương tiện dạy học hiện đại để giáo viên
thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục, chăm sóc ni dưỡng.

Học sinh tích cực tham gia các hoạt động một cách linh chủ động, yêu
trường, yêu lớp . Chất lượng giáo dục, ni dưỡng ngày càng cao. Nhân dân,
chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp và đặc biệt là ngành Giáo dục phấn


19
khởi, tin tưởng vào sự phát triển lớn mạnh của nhà trường. Uy tín, thương hiệu
của nhà trường được giữ vững. Từ một ngôi trường nhỏ thuộc vùng nông thôn
miền núi nghèo giờ đây nhà trường đã trở thành trường chuẩn Quốc gia cảnh
quan mơi trường khang trang thân thiện.
Có thể khẳng định rằng: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển tốt nhờ
làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
Thực tế đã cho thấy, trong những năm qua và năm học 2019 - 2020, trường
mầm non Văn Nho đã đạt được nhiều thành tích như hội thi Làm đồ dùng dạy
học, đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương, danh hiệu nhà
trường được công nhận trường tiên tiến cấp huyện, và được UBND Tỉnh tặng
giấy khen và trong năm 2019-2020 nhà trường được UBND tỉnh tặng cờ thi đua,
có 3 đồng chí là chiến sĩ thi đua và 3 đ/c được UBND huyện tặng giấy khen, duy
trì sự ổn định và phát triển giáo dục đúng hướng, tỉ lệ trẻ ra lớp hàng năm vượt
chỉ tiêu, chất lượng giáo dục được nâng cao, phát huy tác dụng của nhà trường
vào đời sống cộng đồng, góp phần xứng đáng vào q trình phát triển kinh tế xã hội của xã Văn Nho nói riêng và của Huyện Bá Thước nói chung. Nhà trường
đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp,
trường từng bước cải tạo về cơ sở vật chất và sân chơi cho học sinh được mở
rộng sạch sẽ, thoáng mát; Hàng năm, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã
đề ra những chủ trương và những giải pháp đúng và kịp thời cho từng lực lượng
và tổ chức nhằm phát huy thế mạnh của mỗi thành viên tham gia xã hội hoá giáo
dục. Bên cạnh đó, để động viên khích lệ giáo viên và trẻ.
Nhà trường cùng phụ huynh tổ chức khen thưởng giáo viên giỏi vào dịp
cuối năm học, tạo được niềm tin trong nhân dân và các bậc phụ huynh.
Với sự hỗ trợ từ cơng tác xã hội hố giáo dục thành tích của giáo viên nhà

trường cũng đã được ghi nhận: Hàng năm có từ 80% đến 90% giáo viên được
công nhận là Lao động tiên tiến. Nhà trường tham gia các hội thi do ngành tổ
chức đều đạt giải…Có thể nói rằng làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, cùng
với sự nỗ lực phấn đấu, đổi mới phương chăm sóc, giáo dục nên chất lượng của
nhà trường cũng được nâng lên rõ rệt:
Cụ thể qua khảo sát đánh giá chất lượng giáo dục với tất cả các lĩnh vực
trong hai năm gần đây của trẻ toàn trường cho thấy 95,8% trẻ đạt yêu cầu, số trẻ
chưa đạt 3% giảm so với các năm học trước cụ thể.
Xếp loại
ST
ST đến
Đạt

Năm học
đánh
trường
Tốt % Khá
%
TB %
C %
giá
Đ
2019 - 2020 254
254
80 31
85
33
62
25 27 11
12

2020 - 2021 242
242
51
92
38
19
8
8 3
3
3.Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận:


20
Từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm làm tốt cơng
tác xã hội hố giáo dục ở Trường Mầm Non Văn Nho, tôi nhận thấy.
- Phải hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó, tham mưu tích cực với các cấp Ủy
Đảng, chính quyền địa phương nhằm cụ thể hố thành cơ chế, chính sách, giúp
cho việc triển khai thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục có kết quả.
- Tăng cường các hình thức và biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức
trong nhân dân về vai trò của giáo dục vì chỉ khi nhân dân hiểu về giáo dục,
đồng tình với giáo dục, cùng chia sẻ khó khăn, cộng đồng trách nhiệm thì bản
thân xã hội hóa giáo dục mới được phát huy và hiệu quả giáo dục mới đạt tới
như mong muốn.
- Tích cực vận động chính quyền đồn thể xã hội, các doanh nghiệp và các
cá nhân ủng hộ tài chính cho giáo dục và đào tạo.
- Cần phát huy tốt nội lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng
đội ngũ, có kế hoạch lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện,
xây dựng lịng tin trong học sinh, trong phụ huynh học sinh cũng như cộng đồng

dân cư ... làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc xã hội hố cơng tác giáo dục với tư
cách là cơ quan chuyên môn tham mưu với lãnh đạo, với cộng đồng...
- Tích cực vận động chính quyền đồn thể xã hội, các doanh nghiệp và các
cá nhân ủng hộ tài chính cho giáo dục và đào tạo.
- Tích cực vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động giáo dục
- Nhà trường cần có những biện pháp linh hoạt, việc làm phù hợp để tạo
môi trường thuận lợi cho cộng đồng tham gia vào xã hội hoá giáo dục và mọi
việc làm đều hướng đến mục đích của giáo dục, tạo một môi trường thuận lợi để
mỗi người thực hiện quyền được học và học tập suốt đời cũng như vì sự phát
triển của cả cộng đồng trong tương lai.
Đối với bản thân, phải yêu trẻ, mến trẻ, tâm huyết nghề nghiệp, năng
động sáng tạo, chủ động tìm tịi học hỏi, suy nghĩ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm, chấp hành các qui chế, qui định của hiến pháp, pháp luật, nâng cao
trình độ nghiệp vụ. Khiêm tốn học hỏi những người đi trước và đồng nghiệp,
xác định cho mình mooic cán bộ giáo viên là những người tun truyền viên, để
tun truyền tốt cơng tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đặc biệt là công tác
xã hội hóa giáo dục để xây dựng sở vật chất, ngày một khang trang thân thiện,
an toàn cho viêc dạy và học đạt kết quả tốt.
3.2. Kiến nghị:
*Đối với lãnh đạo địa phương.
Trong công tác XHHGD của nhà trường chỉ mới huy động để cải tạo, mua
sắm thiết bị nhỏ, còn những hạng mục khác nhà trường đề nghị các cấp có thẩm
quyền tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất và mua sắm
trang thiết bị cho nhà trường,
* Đối với lãnh đạo phòng giáo dục.
Tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để mở rộng ứng dụng của sáng kiến
đến các nhà trường, các cấp học trong ngành Giáo dục nói chung.


21

Tăng cường tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên, tổ
chức hội thảo về nghiên cứu khoa học, làm đề tài, viết sáng kiến kinh nghiệm,
xây dựng những đề tài, SKKN có giá trị, hiệu quả để ứng dụng trong công tác
quản lý cũng như trong dạy học ở các đơn vị nhà trường và nhân rộng trong
toàn huyện
* Đối với lãnh đạo UBND huyện.
Hỗ trợ kinh phí để xây dựng những phịng học cịn thiếu, trang thiết bị
dạy và học và đồ chơi.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác xã hội hóa
giáo dục để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Do thời gian nghiên
cứu có hạn do đó khơng tránh khỏi những hạn chế khiếm khuyết. Kính mong
Hội đồng khoa học các cấp, đóng góp ý kiến đề tài được sử dụng có hiệu quả.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
P. HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Hiền

Bá Thước, ngày 2 tháng 04 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Phương


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường Mầm non

2. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (Luật giáo dục 2005) ngày 14 tháng 6
năm 2005
3. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
4. Chương trình giáo dục Mầm non.
5. Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khố VIII
6. Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ X, lần thứ XII của Đảng.
7. Công văn chỉ đạo của các cấp về công tác xã hội hóa giáo.
8. Nghị quyết số 22- NQ/TW ngày 27 / 11/1989 của Bộ chính trị về một số
chủ chương chính sách phát triển niền núi….
9.Nghị định 69/2008 NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao…
10. Mơ đun Quản lý 2 - Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mầm non.
11. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý GDMN -BGD-ĐT dự án tăng cường sẵn
sàng cho trẻ đi học.


×