Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Một số giải pháp sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ khối mẫu giáo tại trường mầm non hợp lý, huyện triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 35 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, trường học là nơi diễn ra hoạt động dạy và học, mọi
hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy,
học.Trong đó chất lượng chuyên môn là yếu tố đầu tiên, yếu tố quan trọng quyết
định sự tồn tại và phát triển của nhà trường.Trong những năm gần đây, ngành
giáo dục của chúng ta đã không ngừng đổi mới về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu
giáo dục trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập. Một trong những đổi mới có vai trị
vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chuyên mơn cần phải kể đến
đó là đổi mới cơng tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, trong
đó việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chun mơn cũng ln được
coi trọng. Tổ chun mơn được ví như là một “cầu nối” cực kỳ quan trọng trong
bộ máy hoạt động của nhà trường, vì vậy đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt
tổ chuyên môn cũng là nhiệm vụ hàng đầu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho
giáo viên. Đây chính vấn đề then chốt quyết định chất lượng đội ngũ và năng
suất lao động, hay nói cách khác chính là hiệu quả hoạt động dạy của giáo viên
trong nhà trường.
Villegass Reimers (2003) và Gladthom (1995) cho rằng, phát triển nghề
nghiệp giáo viên là sự phát triển nghề nghiệp mà một giáo viên đạt được do có
các kĩ năng nâng cao (qua quá trình học tập, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm
nghề nghiệp) đáp ứng các yêu cầu của nghề dạy học. [1]
Nhà trường hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo
viên, theo đó, người giáo viên phải đảm nhận thêm những vai trò mới. Những
phương pháp giảng dạy tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc trẻ học cái gì và
học như thế nào.Để trở thành một giáo viên giỏi phụ thuộc vào mức độ tích cực
của mỗi giáo viên trong việc phát triển những kiến thức nghề nghiệp cũng như
các giá trị và quan điểm đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, việc giám sát và hỗ
trợ của các đồng nghiệp có kinh nghiệm để mỗi giáo viên phát triển được các kĩ
năng nghề nghiệp đóng vai trị khơng kém phần quan trọng. Việc hỗ trợ lẫn nhau
giữa các đồng nghiệp để cùng phát triển năng lực nghề nghiệp được thể hiện rõ


nhất và thiết thực nhất ở từng tổ chuyên môn trong nhà trường. Thực tế cho thấy
với sự nỗ lực trong công tác quản lý, ngành giáo dục đã có những giải pháp bồi
dưỡng chuyên mơn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả bằng nhiều hình thức khác
nhau, tuy nhiên chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường chưa đáp ứng được
yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay. Nhiều giáo viên năng lực
chun mơn nghiệp vụ cịn hạn chế, cũng cịn có giáo viên chưa đáp ứng được
địi hỏi của đổi mới phương pháp dạy tích cực theo quan điểm lấy trẻ làm trung
tâm, chưa biết thế nào là cách thức cung cấp có sự định hướng mở và vẫn cịn
nặng vào cách giáo dục thụ động, cơ giáo là trung tâm trong mọi hoạt động. Một
số giáo viên mới vào nghề chưa biết cách tổ chức một giờ hoạt động học. Vì thế
hằng năm chất lượng tổ chun mơn khối mẫu giáo chưa đạt kết quả cao,việc tổ
chức các buổi sinh hoạt chun mơn ở trường cịn mang nặng tính hình thức, nội
dung chưa trọng tâm, cịn chung chung và thiếu thực tế. Nguyên nhân của sự hạn
chếnày chính là khâu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các buổi sinh
7
1


hoạt chuyên môn của tổ khối chưa đạt hiệu quả, chất lượng đội ngũ giáo viên
không đồng đều, năng lực chuyên môn của một số giáo viên chưa tương xứng
với trình độ đào tạo, bản thân giáo viên cịn lúng túng trong cách tổ chức các
hoạt động dạy, việc vận dụng đổi mới phương pháp giáo dục cứng nhắc, máy
móc, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó đặc thù của trường mầm non 100% giáo viên
đều là nữ, lại đang trong độ tuổi sinh đẻ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cơng tác
chun mơn.
Là cán bộ quản lý, với vai trị phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác chun
mơn trong nhà trường, bản thân tôi trước khi làm quản lý cũng từng là giáo viên,
nên hơn ai hết tôi hiểu được tâm tư nguyện vọng của giáo viên cũng như chất
lượng sinh hoạt tổ chuyên môn của các tổ trong nhà trường, tôi luôn trăn trở, suy
nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chun mơn nói chung và

tổ chun mơn khối mẫu giáo nói riêng? Bản thân đã suy nghĩ và nhận thấy cần
phải có sự đổi mới trong cách quản lý,chỉ đạo chuyên môn để nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:
“Một sốgiải pháp sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới nhằm góp
phần nâng cao chất lượngchun mơn cho đội ngũ giáo viêntại trường Mầm
non Hợp Lý, huyện Triệu Sơn ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm mục đích đổi mới một số giảipháp sinh hoạt tổ chuyên môn cho đội
ngủ giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới nhằm góp
phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viêntại trường Mầm non
Hợp Lý, huyện Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp đàm thoại và phương pháp quan sát.

7
2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lýcủa
trường mầm non. Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt
động của giáo viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động
chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quả. Tổ chuyên mơn có vai trị quan trọng
trong q trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, là “trung tâm” bồi

dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. Đồng thời,
tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp bồi dưỡng giáo viên về nhận thức, chuyên
môn nghiệp vụ, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn
của từng giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục. Tổ chun mơn là bộ phận
chủ yếu giữ vai trị quan trọng trong cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên. Chỉ có ở tổ chun mơn, giáo viên mới có
điều kiện trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ
tay nghề của mình. Bởi vì sinh hoạt tổ chun mơn có tính tổ chức, chủ động và
mang tính tập thể cao. [2]
Khơng những thế nhiệm vụ của tổ chun mơn cịn được thể hiện rõ trong
Khoản 2, Điều 13 (Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số
52/2020/TT-BGDĐTngày 31/12/2020) đó là: Xây dựng kế hoạch hoạt đơng
chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình giáo dục mầm
non, kế hoạch ni dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục
khác. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lượng, hiệu quả cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lí sử dụng
tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế
hoạch của nhà trường. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non. Đềxuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.[3]
Nhận thấy được nhiệm vụ và tầm quan trọng của tổ chuyên môn. Tôi thiết
nghĩ việc nâng cao chất lượng đội ngũ tổ chun mơn nói chung và tổ chun
mơn mẫu giáo nói riêng là việc làm vơ cùng qua trọng, thiết thực và cấp bách.
2.2. Thực trạng công tác sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới
và chất lượng đội ngũ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường mầm non Hợp Lý là ngôi trường nằm ở trung tâm địa bàn xã có
tổng diện tích 5524,4m2gồm 1 khu nhà 2 tầng và 1 khu1tầng gồm 300 học sinh
với 12 phòng học, phòng hiệu bộ và các phòng chức năng, khn viên trường
rộng rãi thống mát, bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi khoa học, tiện lợi cho các
cháu vui chơi hoạt động. Trường luôn thực hiện tốt phong trào “Kỷ cương – Tình
thương - Trách nhiệm” gắn phong trào thi đua thành hành động cụ thể, tận tâm,

tận lực tất cả vì nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, trường Mầm non
Hợp Lý đã không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ, giáo viên, thực
hiện tốt mục tiêu của ngành học đồng thời hòa nhập với xu hướng phát triển của
sự nghiệp giáo dục nói chung và các bậc học mầm non nói riêng.
Thuận lợi:
Lãnh đạo ngành cũng như lãnh đạo nhà trường quan tâm đến chất lượng
hoạt động của tổ chuyên môn.
7
3


Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chun mơn của Phịng
giáo dục. Đồng thời được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, nhân
dân địa phương, hội cha mẹ học sinh đến nay nhà trường đã có tương đối đầy đủ
đồ dùngđồ chơi, phịng học và các phòng chức năng cho trẻ học tập và hoạt
động.Và đặcbiệt hơn nữa là sự nhiệt tình, chịu khó,khơng ngừng học hỏi, say mê
trong công việc của ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên đã xây dựng
thành công trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I vào tháng 11 năm
2020.
Nhà trường có cơ cấu 2 tổ theo Điều lệ trường mầm non quy định đó là tổ
chun mơn và tổ văn phịng. Tổ chun môn được chia thành 2 khối mẫu giáo
và nhà trẻ.Tổ chun mơn khối lớp mẫu giáo gồm có 12người, tổ nhà trẻ 7 người
.Tất cả các giáo viên trong tổ đều có trình độ trên chuẩn, có tinh thầnđồn kết
cao, thống nhất tích cực, chịu khó học hỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín
với học sinh và phụ huynh, luôn tâm huyết yêu nghề, mến trẻ.Các tổ chun mơn
hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
Tổ thực hiện sinh hoạt chuyên môn đảm bảo số lượng và chất lượng, có tinh
thần học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.Tạo được sự đồng
thuận khi thực thi nhiệm vụ và quyết tâm chấn chỉnh kỷ cương trong dạy học có
ý thức đổi mới trong sinh hoạt và phương pháp dạy học để nâng cao chất lương

giáo dục.Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ 2 lần/tháng nhằm nâng cao chất
lượng dạy học, đảm bảo cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ và học tập kinh
nghiệm lẫn nhau đi đến thống nhất nội dung.
Bản thân tôi là một người quản lý phụ trách chuyên môntôi luôn phối hợp
chặt chẽ với đồng chí tổ trưởng, tổ phó chun môn khối mẫu giáo để chỉ đạo
điều hành tổ thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và bản thân luôn nhiệt tình, năng nổ
và hết mình trong cơng việc, có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng
nghiệp phụ huynh học sinh, biết lắng nghe ý kiến của mọi người, tạo sự đoàn kết
thống nhất trong nhà trường, luôn gương mẫu, công bằng, sẵn sàng giúp đỡ
đồngnghiệp, luôn tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chun
mơn.
Khó khăn:
Cơng tác sinh hoạt chun mơn trong những năm qua đã có nhiều chuyển
biến tuy nhiên vẫn cịn gặp rất nhiều hạn chế:
Nhận thức về cơng tác sinh hoạt chuyên môn của một bộ phận giáo viên
chưa sâu sắc, chưa tích cực.Các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn phần nhiều
tập trung vào việc triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên,
của Ban giám hiệu phổ biến các kế hoạch, kiểm điểm thi đua,… Nội dung sinh
hoạt chuyên đề chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt tổ chun mơn, hình
thức đơn điệu, gị bó, khơng được cải tiến, hầu như là theo một tiến trình người
được phân cơng trình bày báo cáo phần chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý
(rất hạn chế), sau đó lấy ý kiến của tập thể (hầu như là nhất trí) Việc xác định các
nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thật sát với những vấn đề giáo viên cịn
vướng mắc, gặp khó khăn, trong thực tế giảng dạy hiện nay như: vấn đề sử dụng
hợp lí các loại tài liệu trong dạy học, vấn đề về cải tiến, đổi mới các phương
7
4


pháp và hình thức dạy học sao cho có hiệu quả, vấn đề dạy học tích hợp, lồng

ghép, sáng tạo đồ dùng dạy học, đánh giá trẻ cuối ngày và sau chủ đề, ứng dụng
côngnghệ thông tin vào dạy học, đặc biệt là việc áp dụng có hiệu quả phương
pháp dạy học tích cực vào các hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Hiện tượng đồng ý không đưa ra ý kiến, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất
các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chun mơn.Nhiều giáo viên chưa
phát huy hết vai trịcủa mình, khơng đưa ra những ý kiến trao đổi của mình mà
còn dựa vào các ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm rồi tán thành, đồng
ý.Trong các buổi sinh hoạt khơng khí thường trầm lắng, những vấn đề mới ít
được mang ra bàn bạc, thảo luận. Mặt khác thời gian để tổ chức các buổi sinh
hoạt chun mơn cịn ít hầu như là tranh thủ và lồng ghép. Vì thế chất lượng sinh
hoạt tổ chuyên môn khối mẫu giáo chưa đạt kết quả cao. Đó cũng chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên
chưa được nâng lên
Bảng khảo sát thực trạng về chất lượng của đội ngũ giáo viên
( Xem phụ lục1)
Từ bảng khảo sát trên cho thấy tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp
huyện còn thấp, sáng kiến kinh nghiệm và đồ dùng đồ chơi được xếp loại các cấp
cịn thấp. Đây có thể nói rằng chất lượng đội ngũ giáo viên của các tổ còn hạn
chế, chưa tương xứng với tiềm năng của nhà trường.

7
5


Trước thực trạng này bản thân tơi là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn, tôi luôn suy nghĩ phải tìm cách đưa ra những phương pháp như thế nào để
mỗi giáo viên của mình hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao gặt hái được
nhiều kết quả, sớm khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
2.3. Một số giải pháp sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới
Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao

năng lực tổ trưởng chuyên môn
Trước hết, phải chọn người đảm nhận vai trị tổ trưởng tổ chun mơn. Phải
là người gương mẫu, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, nêu cao tinh
thần trách nhiệm, có khả năng nắm bắt nhanh tình hình trong tổ, ln bao qt
mọi việc, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng tổ viên, linh hoạt sáng tạo,
mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ, tổ chức duy trì đồn kết nội
bộ.
Biết căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên môn
của tổ. Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, nêu rõ phương phướng nhiệm vụ chỉ tiêu
cần đạt các mặt, đề ra biện pháp cụ thể thực hiện… Kế hoạch hàng tuần phải nêu
rõ công việc làm trong ngày, người thực hiện và thời gian thực hiện; thời gian
hoàn thành, địa điểm, biện pháp, kết quả ….
Thống nhất nề nếp sinh hoạt tổ và quy định chung của tổ, thiết lập hồ sơ
theo quy định.
Tổ chức được các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng theo định kỳ.
Những nội dung sinh hoạt cần phải xây dựng trước và thông báo cho các thành
viên để chuẩn bịchu đáo. Tôi giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về sự cần thiết
của công tác sinh hoạt chuyên môn.Phải hiểu rằng, muốn có chỗ đứng vững
nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.
Trong những năm qua nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu được
thực hiện theo kiểu cũ là đánh giá công tác chuyên môn của tổ thời gian
qua,triển khai công tác thời gian tới, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của
nhàtrường như: Dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học,…Chính vì thế
ngaytừ đầu năm học tôi đã thay đổi nội dung sinh hoạt và đi vào chiều sâu.
Tôi nghĩ rằng chỉ nói khơng thơi thì khó có thể thay đổi thói quen sinh hoạt
và nhận thức về buổi sinh hoạt chuyên môn bấy lâu nay. Cho nên ngay từ tháng
đầu tiên của năm học tôi đã thảo luận, phối hợp chặt chẽ với các đồng chí tổ
trưởng và tổ phó để đưa ra một số nội dung cơ bản khi chỉ đạo họp tổ. Cụ thể đề
nghị các đồng chí tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với nội dung đi sâu về
chuyên môn để giải quyết những vướng mắc mà nhiều giáo viên cịn vướng mắc

trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi thường xuyên trực tiếp tham
6


dự và nắm bắt tình hình để chỉ đạo giải quyết vướng mắc của giáo viên trong
cuộc họp và đi đến thống nhất chung có hiệu quả.
Cụ thể: Vào tuầnthứ 2 của tháng 9: Tất cả giáo viên đều khảo sát chất
lượngtrẻ và làm sổ chất lượng chăm sóc giáo dục, qua việc duyệt hồ sơ sổ sách
tôi thấy sổ chất lượng chăm sóc giáo dục giáo viên làm sai rất nhiều, kế hoạch
ngày thì làm chung chung và sao chép của nhau, sổ dự giờ thì ghi chép qua loa
mang tính đối phó, khơng có nhận xét và rút kinh nghiệm. Vì thế vào tuần thứ3
của tháng 9 tơi đã chỉ đạo đồng chí tổ trưởng tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn
với nội dung: Làm sổ chất lượng chăm sóc giáo dục. Sau khi nghe tất cả các nội
dung đánh giá nhận xét của tổ về những ưu và nhược điểm mà tổ đã làm được
tôi động viên khích lệ kịp thời những gì các giáo viên làm tốt như khen ngợi
côMai Dung, cô Nam, đã làm rất tốt hồ sơ đánh giá chất lượng trẻ.., sau đó tập
trung đi sâu vào phân tích và chỉ ranhững chỗ làm sai của từng giáo viên. để từ
đó tìm ra giải pháp tốt nhất để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân.
Khi tôi nhận xét đến cô nào thì cơ đấy rất chăm chú lắng nghe và xem lại
sổ của mình làm.Khơng cịn tình trạng ngồi nói chuyện phiếm với nhau như
những buổi sinh hoạt trước, mà giáo viên trở nên rất quan tâm đến nội dung
trong buổi sinh hoạt.Từ đó giáo viên khơng cịn tình trạng làm sai sổ.Cũng chính
từ buổi sinh hoạt đầu tiên của năm học tơi đã thay đổi được cách nhìn nhận khác
hẳn của giáo viên về công tác sinh hoạt tổ chuyên môn và thấy được sinh hoạt tổ
chuyên môn làrất quan trọng và cần thiết (xem phụ lục 2).
Giải pháp 2: Xây dựng và triển khai kế hoạch
Việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn phải căn cứ vào kế hoạch của nhà
trường và kế hoạch đó phải có tính khả thi giúp cho tổ hoạt động tốt. Cho nên
ngay từ đầu năm học tơi cùng với các đồng chí tổ trưởng, tổ phó tiến hành họp
nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp,

đồng thời phân tích kĩ tình hình thực tế của tổ, thống nhất lập kế hoạch năm, kế
hoạch chỉ được triển khai thực hiện khi được nhà trường góp ý và thống nhất.
Mỗi tháng tổ đánh giá công tác tháng qua đề ra kế hoạch tháng tới, kết hợp định
hướng kế hoạch tuần một cách cụ thể, nội dung cụ thể, luôn chú ý đến các chỉ
tiêu thi đua, không áp đặt, tránh lập kế hoạch đối phó hình thức, kế hoạch chung
chung.
Cụ thể: Sau khi hoàn thành bản dự thảo kế hoạch năm học của tổ chuyên
môn khối mẫu giáo, tơi gửi dự thảo cho tổ trưởng, tổ phó và các giáo viên trong
tổ nghiên cứu trước để có những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo kế hoạch. Sau
đó tơi chỉ đạo tổ trưởng tiến hành họp đưa ra kế hoạch để cùng trao đổi, thảo
luận về dự thảo kế hoạch đó. Trong buổi sinh hoạt các thành viên trao đổi, phát
biểu ý kiến xây dựng đóng góp và bổ sung kế hoạch, cả tổ thống nhất thực hiện.
Đặc biệt không chấp nhận ý kiến chung chung mn thuở “Tơi đồng ý với ý
kiến của tổ”,…Cịn bản thân tôi là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môntôi luôn
theo dõi, kiểm tra đôn đốc, ghi nhận thông tin phản hồi từ phía giáo viên để kịp
thời điều chỉnh các hoạt động phù hợp do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ
quan.

7


Tiếp theo tôi tổng kết thảo luận, ghi nhận, tiếp thu, xem xét, điều chỉnh
trong bản thảo và nộp cho hiệu trưởng. Sau đó tơi căn cứ vào kế hoạch năm học
của nhà trường một lần nữa tôi điều chỉnh lại kế hoạch của tổ thành kế hoạch
chính thức, gửi cho hiệu trưởng ký duyệt, khi kế hoạch đã được ký duyệt tôi cho
giáo viên căn cứ vào kế hoạch này để điều chỉnh lại kế hoạch của cá nhân và
thực hiện trong năm học.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, giáo viên
trong tổ đã có những ý kiến xây dựng rất tốt như: “Nên đưa nội dung tổ chức
thi đua giữa các khối lớp với nhau vào nội dung kế hoạch”. Chính vì vậy bản

dự thảo kế hoạch năm học của tổ mẫu giáo và tổ nhà trẻ được hiệu trưởng
đánhgiá cao.
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
Xác định được tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn và thực trạng
đội ngũ cán bộ giáo viên trong tổ có trình độ chun mơn khơng đồng đều, việc
tiếp cận với chương trình mầm non cịn gặp nhiều khó khăn nên tôi thường
xuyên tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ để cùng với tổ trưởng giải
đáp những vướng mắc trong thực hiện chương trình đồng thời tìm ra các biện
pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng chuyên môn cho các giáo viên trong tổ.
Nội dung sinh hoạt chun mơn tơi thường xun thay đổi có những nội dung
mới, vận dụng phù hợp với thực tế của trường. Nghiên cứu những nội dung
chuyên môn thấy thật cần thiết.
Ví dụ: Chuyên đề: Làm đồ dùng đồ chơi, phát triển vận động,…Hay trong
buổi sinhhoạt tôi đưa ra nội dung: Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, tại vì
sao tơi lại đưa ra nội dung này?Bởi vì trong những năm qua phong trào viết
sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong trường rất hạn chế, chỉ làm đối
phó, làm cho có để khơng mất thi đua, chủ yếu là sao chép trên mạng chỉnh
sửa con số, hay ra quán photo nhờ chỉnh sửa. Cho nên tất cả các giáo viên
không hiểuviết sáng kiến kinh nghiệm là như thế nào. Chính vì vậy trong buổi
sinh hoạt tổ chun mơn tơi đã đưa ra được lợi ích của việc viết SKKN và
hướng dẫn cách viết bằng cách cho đọc công văn hướng dẫn viết SKKN của
phòng Giáo dục và Đào tạo, cho đọc tham khảo những sáng kiến hay. Gợi
ý,hướng dẫn cho những giáo viên gặp khó khăn trong q trình nghiên cứu.
Kết quả đến cuối năm học tôi thấy sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong
tổ đã có sự đầu tư, tự mình tìm hiểu và viết ra sáng kiến kinh nghiệm đạt kết
quả cao.
Ngồi các nội dung trên, tơi đã tổ chức sinh hoạt với các nội dung khác
như: Kĩ năng dự giờ, đánh giá giờ dạy, dành nhiều thời gian hơn cho việc phân
tích, đánh giá và rút kinh nghiệm các giờ dạy đã được giáo viên trong tổ dự
giờ, tôi phân công giáo viên theo chu kỳ (2 giáo viên/tháng) soạn giảng một

tiết dạy cụ thể, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, góp ý trong kỳ họp tiếp theo,
chọn lớp - tiết - thứ - tuần hợp lý, không bị trùng giờ dạy của giáo viên khác để
tổ chức giảng dạy, thể nghiệm và dự giờ. Đến kỳ họp sau, tổ chức thảo luận,
suy ngẫm và chia sẻ ý kiến về tiết dạy.
Phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, hiệu quả tới từng đối tượng giáo
viên, tôi vận dụng một số phương pháp bồi dưỡng: Phương pháp bồi dưỡng trực
8


tiếp, phương pháp bồi dưỡng gián tiếp thông qua thăm lớp dự giờ, trao đổi
nghiệp vụ…; tổ chức tập trung nghiên cứu tài liệu và các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn chuyên môn của các cấp. Cho những giáo viên yếu dự giờ giáo viên có
chun mơn vững, phân cơng cho giáo viên có chun mơn giỏi kèm những giáo
viên có chun mơn yếu, lấy hiệu quả của việc giúp đỡ để xét thi đua cuối năm.
Trong buổi sinh hoạt tôi cho giáo viên sử dụng các phương tiện bồi dưỡng
chun mơn: Là các đĩa hình, các tài liệu bồi dưỡng (bồi dưỡng thường xuyên,
chương trình giáo dục mầm non,…), các tạp chí giáo dục mầm non,…có nội
dung liên quan đến chuyên môn cần bồi dưỡng cho giáo viên. [4]
Thảo luận những vấn đề đã được định hướng
Sau khi kết thúc nội dung sinh hoạt chuyên môn, tôi định hướng trước nội
dung sinh hoạt thảo luận cho lần sau.
Ví dụ: Buổi sinh hoạt tổ chuyên môn sau chúng ta sẽ thảo luận về “thiết
kếgiáo án điện tử”, hay là “phương pháp tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm
non cho các bậc cha mẹ có con 3- 6 tuổi”,…Yêu cầu các thành viên trong tổ
có ý thức và trách nhiệm tìm hiểu, đọc tài liệu, nghiên cứutrước nội dung.
Trong nội dung sinh hoạt tôi yêu cầu mỗi giáo viên phải nêu được ý kiến của
mình về nội dung cần thảo luận, tránh trường hợp tơi thống nhất với ý kiếnđồng
chí A mà khơng đưa ra vấn đề gì cả.
Việc định hướng trước nội dung sinh hoạt làm cho giáo viên ln có tinh
thần tự học, tự bồi dưỡng qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu.

Lên kế hoạch xây dựng các hoạt động trải nghiệm thực hành và thực
hành kỹ năng sống cho trẻ
Thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn tôi cho tổ trưởng khối và giáo viên
phối hợp lên kế hoạch xây dựng các hoạt động trải nghiệm vì hoạt động trải
nghiệm là một hoạt động không những đang được các trường mầm non quan
tâm mà còn được sử dụng như là một hình thức, phương pháp, quan điểm giáo
dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục coi giáo dục trải nhiệm như là
cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân, giúp trẻ sử dụng tổng hợp các giác
quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) từ đó làm tăng khả năng lưu giữ những điều trẻ
Khámphá, tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của trẻ.
Đồng thờithông qua trải nghiệm, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, lĩnh
hội kiến thức, tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, giúp phát triển năng lực cá
nhân, tăng cường sự tự tin và giúp cho việc học trở nên thú vị hơn đối với trẻ.
Ví dụ: Để thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng ngày 15/11, trường
mầm non Hợp Lý đã tổ chức hoạt động “Tham quan - Trải nghiệm trang trại
chăn nuôi và thu hoạch rau, củ, quả dành cho trẻ 5 - 6 tuổi”. Thơng qua hoạt
động này, các bạn nhỏ, tìm hiểu về quy trình chăn ni, và quy trình trồng rau và
các công việc của nghề trồng rau, trẻ được trải nghiệm những cơng việc đó. Hơn
thế nữa, hoạt động này cịn hình thành cho các con lịng biết ơn và chia sẻ nỗi
vất vả đối với những người chăn nuôi và trồng rau củ, quả để cho các con ăn
hằng ngày. Thông qua hoạt động này các bạn nhỏ được khám khá những sản
phẩm của nghề nông nghiệp mà cơ chú nơng dân đã làm ra, đó là thành quả của
sức lao động, của sự tận tâm và bao ngày chờ đợi sự đơm hoa kết trái. Bạn nào

9


cũng hào hứng và cố gắng hái được thậtnhiều những sản phẩm mang về (xem
phụ lục 3).
Ngoài lên kế hoạch xây dựng các hoạt động trải nghiệm thực hành nhà

trường còn lên kế hoạch tổ chức thực hành kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi
nơi. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể,
các ngày hội, ngày lễ vui tươi, lành mạnh vì vậy trong năm học nhà trường đã tổ
chức cho trẻ và các bậc phụ huynh cùng tham gia hội thi trang trí mâm cổ trung
thu vào ngày rằm trung thu và các hội thi “ Bé tập làm nội trợ”.vào ngày lễ tết
nguyên đán vì ở đây trẻ được tham gia nhiều hoạt động như gói bánh trưng,
bánh lá, nấu nhiều món ăn ngon cho ngày tết. Đó là một cách tuyệt vời để dạy
các bé về thực phẩm mà bé ăn hàng ngày. Học nấu ăn, chế biến món ăn, học
cách pha nước, học cách rửa rau, rửa quả...không đơn thuần là học để biết cách
nấu, chế biến một món ăn sao cho ngon, cho đúng mà cịn là một hình thức giáo
dục... Từ hoạt động này, các bé sẽ hiểu được ý nghĩa của sự lao động, tận hưởng
được cảm giác tự hào khi tự tay làm được một món ăn nào đó, được giao lưu với
bạn bè, được vui chơi,...Học nấu ăn là hình thức giúp trẻ em phát triển toàn diện
hơn trong cuộc sống – một trong những hành trang mà những bậc cha mẹ luôn
mong muốn trang bị cho con yêu trong hành trình phát triển tồn diện bản thân
(xem phụ lục 4).
Trong năm học tơi cịn lên kế hoạch cho cơ Hoàng Thị Mai Dung chủ
nhiệm lớp 4-5 tuổi tổ chức tiết dạy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tham gia
tìm hiểu về nghề cứu hỏa. Thực tế cho thấy những năm gần đây đã có khơng ít
vụ hỏa hoạn gây ra hậu quả thương tâm, đau lòng, nguyên nhân chủ yếu xuất
phát từ việc thiếu kỹ năng phòng, chửa cháy và cách thoát hiểm.Việc trang bị kỹ
năng thoát hiểm khi có cháy là điều vơ cùng quan trọng đặc biệt đối với trẻ. Vì
vậy thơng qua giờ dạy cô đã cung cấp kiến thức và cho trẻ được thực hành
những tình huống giả định để thốt hiểm khi có hỏa hoạn cháy như: khi có cháy
và khói bốc lên các con phải lấy khăn ướt che kín miệng mũi, cuối thật thấp men
theo tường để tìm lối thốt an tồn và hơ cứu thật to cho mọi người đến cứu.
Tuyệt đối khơng được núp trong phịng hay nhà vệ sinh, phịng tắm. Ngồi ra tơi
cịn cho giáo viên lồng ghép kỹ năng sống vào các giờ học như tránh các vật sắc,
nhọn, phòng trống bỏng, đuối nước, phòng trống người lạ dụ dỗ bắt cóc... (xem
phụ lục5).

Sinh hoạt chuyên môn thông qua tổ chức các hội thi
Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
Năm học 2020 - 2021 mục tiêu của nhà trường là đạt trường chuẩn quốc
gia mức độ 1 trong năm 2020, chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học trong kế
hoạch tôi đã xây dựng một số nhiệm vụ trọng tâm như chỉ đạo làm đồ dùng đồ
chơi phong phú đa dạng, trang trí trong và ngồi lớp học mang tính thẩm mĩ cao
và có hướng mở cho trẻ tích cực hoạt động.
Tơi xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi“ Đồ dùng đồ chơi” cấp trường với
các tiêu chí cho mỗi nhóm đồ dùng đồ chơi và thang điểm riêng. Để khuyến
khích các cô giáo thể hiện ý tưởng sáng tạo và sự khéo léo từ đôi bàn tay, tôi
tham mưu với Ban giám hiệu có cơ chế khen và thưởng kịp thời, đồng thời biểu
dương trong các buổi sinh hoạt chuyên mơn bằng cách mời đồng chí có sản
10


phẩm được đánh giá cao lên hướng dẫn cách làm và truyền đạt kinh nghiệm cho
đồng nghiệp.
Với những nội dung sinh hoạt này đã đạt được kết quả ngoài mong đợi.
Giáo viên rất hăng say, hứng thú say mê sáng tạo làm ra những sản phẩm mới lạ,
đẹp mắt, độ bền cao, có những sản phẩm tháo lắp được và những sản phẩm này
khi sử dụng vào hoạt động giảng dạy tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn trẻ tham gia
hoạt động một cách tích cực giúp giờ hoạt động đạt hiệu quả cao. Trong buổi
sinh hoạt này còn giúp giáo viên phát huy được hết khả năng của mình.Sau đây
là một số hình ảnh giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ tiết dạy và thi
làm đồ dùng đồ chơi cấp trường (xem phụ lục 6, 7, 8)
Hội thi giáo viên giỏi cấp trường
Ý nghĩa của việc tổ chức hội thi nhằm khích lệ sự thi đua giữa giáo viên
trong trường.Thông qua hội thi, giáo viên được thể hiện mình trước tập thể,
được học hỏi những điều mới, những sáng tạo của chị em đồng nghiệp. Đây là
một trong những hoạt động chuyên môn nhằm đánh giá thực trạng đội ngủ, từ đó

xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
cho giáo viên. Đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi giáo viên
giỏi cấp trường, để đạt được kết quả cao, tôi tổ chức cho chị em bốc đề tài trước
1 tuần để giáo viên có thời gian chuẩn bị xây dựng các tiết dạy đổi mới, linh
hoạt, sáng tạo, mỗi giáo viên thực hiện 2 hoạt động và cho tất cả các giáo viên
trong tổ tham gia dự để đúc kết kinh nghiệm chuyên môn cho bản thân.
Thực tế cho thấy việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn
trong việc nâng cao chất lượng giờ học, bởi vì khi tham gia thi, giáo viên phải
suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tịi những phương pháp,
Hình thức tổ chức thật linh hoạt, sang tạo mới lạ để ctrer luôn hứng thú, chủ
động trong giờ học và nhà trường luôn đánh giá rất cao các giờ học lấy trẻ làm
trung tâm. Qua kỳ thi, giáo viên được nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm từcác
tiết dạy một cách thẳng thắn, chân tình với tinh thần giúp nhau cùng tiến bộ,
phải đánh giá thực chất, nêu ra được những điểm mạnh, những hạn chế của
người dạy, từ đó phát huy được nhiều điểm mạnh của mình và mang lại những
bài học bổ ích cho bản thân. Qua hội thi đã có 8/12 giáo viên tham dự hội thi
được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường (xem phụ lục 9).
Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn:
Thảo luận các nội dung chun mơn có liên quan giữa 2 lần sinh hoạt
chun mơn định kì (nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực do
giáo viên, cán bộ quản lý đề xuất, thống nhất và thực hiện). Thảo luận các bài
học trong chương trình, tài liệu hướng dẫn học, hướng dẫn hoạt động giáo dục
phù hợp với chủ đề, thống nhất nội dung cần điều chỉnh phù hợp với đối tượng
trẻ, phù hợp với địa phương nơi trẻ sinh sống; nâng cao năng lực sư phạm, năng
lực nghề nghiệp cho giáo viên. Thảo luận về việc hướng dẫn, rèn kỹ năng cho
trẻ biết tự lao động tự phục vụ như: biết tự lấy đồ dùng, đồ chơi ra để hoạt động
theo yêu cầu của cô và khi hoạt động xong thì biết cất gọn gàng ngay ngắn, biết
tự làm các đồ vật, làm đồ chơi hoặc làm thiệp chúc mừng (theo các chủ đề) cùng
cô (dưới sự hướng dẫn của cô) để bổ sung hoặc trang trí tại lớp mình hoặc tặng
người thân của mình...

11


Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trị lấy trẻ làm
trung tâm trong q trình giáo dục; trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình thực
hiện và kết quả học tập của trẻ.
Ví dụ: Khi dự giờ đồng nghiệp trong tháng (chủ đề) để đưa ra tại buổi sinh
hoạt chun mơn phân tích góp ý, rút kinh nghiệm cần tránh tư tưởng vụn vặt,
cầu toàn trong đóng góp. Yêu cầu các tổ viên tập trung đi sâu vào các phương
pháp, kiến thức chuyên môn, trên tinh thần tôn trọng, giúp nhau đổi mới, mang
lại hiệu quả tiết dạy; tránh định kiến, cá nhân, phê bình góp ý những vấn đề
thiếu sót vụn vặt, mà khơng thấy những cố gắng và cái tốt của người dạy. Trong
tiết dạy và các phương pháp mà giáo viên đã vận dụng truyền đạt, tìm ra những
kinh nghiệm hay, điển hình học tập và nhân rộng.
Sinh hoạt chun mơn theo chủ đề
Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề
cần tập trung vào những đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện
các kỹ năng, thói quen cho trẻ, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học, sử
dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đánh giá trẻ sau mỗi ngày và
sau mỗi chủ đề.
Thảo luận việc xây dựng các chủ đề (căn cứ vào chương trình, bối cảnh
địa phương để lựa chọn nội dung, xây dựng các kế hoạch phù hợp kết hợp với
việc sử dụng phương pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong
điều kiện thực tế của nhà trường).
Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân
tích thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hướng phân tích
hoạt động học tập của trẻ; cùng suy ngẫm và vận dụng để hướng dẫn hoạt động
học tập của trẻ.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của trẻ sau mỗi chủ
đề và năm học dựa trên các mục tiêu cần đạt.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Là hoạt động giáo viên
cùng nhau học tập từ thực tế việc học của trẻ tại lớp. ở đó giáo viên cùng nhau
thiết kế, kế hoạch bài học, cùng dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ( tập trung
chủ yếu vào vào việc học của trẻ) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về
sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa
ra, có ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Việc tìm hiểu việc học của trẻ là để nhận
diện được tình trạng học tập của mỗi trẻ khác nhau, những khó khăn, sai lầm và
các yếu tố đang cản trở (hay thúc đẩy) việc học tập của trẻ và tìm ra cách thức
để tác động phù hợp, hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học
tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào
bài học hàng ngày một cách hiệu quả.Đảm bảo cơ hội phát triển chun mơn
cho mọi giáo viên, góp phần xây dựng nhà trường trở thành môi trường cộng
đồng học tập.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứa bài học là hoạt động chun mơn
mà ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến trẻ, không
tậptrung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích
12


giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ chưa đạt kết quả như mong muốn và có
biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào
hoạt động, giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương
pháp dạy sao cho phù hợp với khả năng của trẻ ở mỗi độ tuổi. Sau đây là quá
trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Bước 1: Họp chuyên môn, xác định mục tiêu, chuẩn bị bài học:
Tôi cho cả tổ xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu.
Cần xác định mục tiêu cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu. Mục tiêu của bài
học được nghiên cứu, được đề xuất bởi một thành viên trong tổ chun mơn,sau
đó được góp ý, hồn thiện qua sinh hoạt chun mơn. Giáo viên có một cuộc

thảo luận chi tiết, cụ thể về bài học bằng cách đưa các câu hỏi và tìm câu trả lời.
Phải chú trọng từ việc thay đổi nhận thức, hành vi của các bên tham gia,
từ cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn trong cách thức hướng dẫn giáo viên dạy,
đến nhận thức của giáo viên dự giờ trong cách thức nhận xét đánh giá chất lượng
giờ dạy, sau đó mới có thể thay đổi tư duy của người dạy, giúp người dạy tự tin
trong thể hiện. Bên cạnh đó, cần taọ cơ hội cho tất cả giáo được tham gia dạy
giờ dạy minh họa, bao gồm cả giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, không chỉ
tập trung ở 1 vài giáo viên khá tốt thường xuyên tham gia dạy.
Về nội dung: Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cần
đa dạng, phong phú, kết hợp hài hòa giữ lý thuyết và thực hành, lấy lý luận về
hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động trãi nghiệm làm cơ sở
lý luận cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đồng thời tăng cường các hoạt
động thực hành làm minh chứng cho lý luận. Các nội dung đưa vào sinh hoạt
chuyên môn cầ bắt nguồn từ nhu cầu của giáo viên, của học sinh chứ không chỉ
là chỉ đạo một chiều theo mong muốn chủ quan của Ban giám hiệu nhà trường.
Về phương pháp và hình thức: Cần phải giúp cho giáo viên hiểu được đổi
mới phương pháp khơng có nghĩa là loại bỏ hồn tồn phương pháp cũ mà về cơ
bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suốt tiến trình của tiết học, vẫn phải dựa
trên cơ sở của phương pháp bộ môn. Đổi mới phương pháp là cách học “ lấy trẻ
làm trung tâm” dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội
dung bài học, kiến thức cho phù hợp với trẻ. Hình thức tổ chức tiết học đa dạng,
phong phú tuỳ vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên để tiết học trở nên nhẹ nhàng,
không gị bó, áp đặt trẻ theođúng tính chất “Học bằng chơi, chơi mà học” của trẻ
mầm non. Phải khuyến khích trẻ tích cực lĩnh hội tri thức, tìm tịi, khám phá, trẻ
được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.
Sau khi kết thúc buổi sinh hoạt, cho một giáo viên trong tổ nhận nhiệm vụ
soạn giáo án và dạy minh họa, các ý kiến góp ý, chỉnh sửa của tổ chun mơnchỉ
mang tính tham khảo.
Bước 2: Tiến hành dạy minh họa và dự giờ
Khi hồn thành giáo án hoạt động góc chủ đề“ Thế giới thực vật- Tết và

Mùa xuân”, giáo viên dạy minh họa tại lớp 4-5 tuổi, người dạy thử nghiệm
những ý tưởng sáng tạo khi dạy, lấy trẻ làm trung tâm.
Bước 3: Họp chuyên môn: Suy ngẫm, thảo luận, tìm giải pháp khắc phục
Khi đi dự giờ mẫu, sau tiết dạy tơi cho tồn thể giáo viên tham dự đánh giá
tiếtdạy một cách khách quan tránh tình trạng ngồi ì. Mỗi giáo viên phải đưa ra
13


một ý kiến của mình về tiết dạy và đưa ra những biện pháp, hình thức dạy theo
quan điểm của mình cho đồng nghiệp cùng nghe. Đối với các đồng chí giáo viên
mới vào trường, những buổi sinhhoạt chun mơn này tôi yêu cầu phải đưa ra
những ý kiến riêng của mình về tiết dạy và những vấn đề chưa hiểu của đề tài để
cho tổ phân tích, làm rõ. Bên cạnh đó, trong những buổi sinh hoạt chun mơn
giáo viên được hỏi - đáp những thắc mắc của mình.
Mặt khác, tôi chỉ đạo cho giáo viên cập nhật thông tin vào sổ tay ghi chép
của mình, yêu cầu mỗi giáo viên bắt buộc phải có sổ tích lũy chun môn
nghiệp vụ. Điều này giúp cho giáo viên làm giàu thêm vốn kinh nghiệm nghề
nghiệp cho bản thân.Đối với tổ chuyên môn, biên bản sinh hoạt chuyên môn
hàng tháng là minh chứng cho hoạt động chuyên môn của tổ, thông qua sổ này
còn giúp cho Ban giám hiệu nắm được tình hình của mỗi giáo viên để kịp thời
uốn nắn, bồi dưỡng.
Bước 4: Áp dụng: Sau khi thảo luận về giờ dạy đầu tiên, tất cả cùng
suyngẫm xem có tiếp tục thực hiện nghiên cứu bài học này nữa không? Nếu bài
học nghiên cứu vẫn chưa hồn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến
hànhdạy ở các lớp sau cho hoànthiện hơn và áp dụng vào tiết dạy hàng ngày
(xem phụ lục 10).
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên hoạt động học tập của trẻ
Trong buổi sinh hoạt chuyên môn chủ yếu phân tích hoạt động học của
trẻ, tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc phát triển 5 lĩnh vực của
trẻ như: Trẻ học như thế nào? Trẻ đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung

và phương pháp dạy có phù hợp, có gây hứng thú cho trẻ không? Kết quả học
tập của trẻ có được đạt khơng và đạt ở mức nào? Cần điều chỉnh gì và điều
chỉnh như thế nào?... Mỗi thành viên đều đưa ra ý kiến của riêng mình, có rất
nhiều ý kiến hay và xác thực cho từng hoạt động của bài học.
Mỗi giáo viên tự rút ra bài học để áp dụng, những điều mình học được
qua bài dạy minh họa. Ví dụ: Tại sao trẻ A có biểu hiện khó khăn trong giờ
học ? Nguyên nhân của những khó khăn ? Bài học có gì mới, sáng tạo so với tài
liệu hướng dẫn ? Nội dung hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận
thức của trẻ khơng ? Các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có làm trẻ
hứng thú mang lại hiệu quả không ? Tại sao ? Trẻ được quan tâm, hỗ trợ như thế
nào ?...
Trong q trình thảo luận, khơng áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan cá
nhân, không quá chú trọng đến các quy trình truyền thống của một giờ dạy. Đặc
biệt không đánh giá giáo viên, không xếp loại giờ học và không nhất thiết kết
luận phải thay đổi theo cách nào. Tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ tự suy nghĩ và lựa
chọn giải pháp phù hợp với trẻ và điều kiện học tập của lớp mình.
Sinh hoạt chuyên môn về vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, sử
dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng
thiết bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học. Thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thơng tin là
một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của tiết dạy. Giáo viên cần
mạnh dạn, khơng ngại khó, tự thiết kế và sử dụng đồ dùng thiết bị của mình sẽ
14


giúp rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học
tích cực khác.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường xuyên nhắc nhở, nhận xét, về
việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong số các giáo viên cần phải

bồi dưỡng thêm.Hiệu trưởng, Quản lý chun mơn kịp thời động viên, khích lệ
khi giáo viên có sự tiến bộ dù là nhỏ.Đưa tiêu chí sử dụng cơng nghệ thơng tin
áp dụng cho tất cả các giờ thao giảng cấp trường, vận động giáo viên nên sử
dụng máy chiếu hỗ trợ cho tiết dạy.Cuối năm có tổng kết nhận xét cụ thể đến
từng giáo viên trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong các buổi sinh hoạt, tổ trưởng chuyên môn cùng với các thành viên
trong tổ xây dựng ý kiến cần sử dụng thiết bị dạy học như thế nào để đạt hiệu
quả. Khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục
đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả
bài dạy.
Để có một tiết dạy thành công, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung
bài dạy. Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng cơng việc, cần dạy những gì, sử
dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết
nào, ước lượng thời gian tổ chức dạy học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục và giảng dạy của
giáo viên cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ. Trong thời đại
khoa học kỹthuật phát triển yêu cầu người giáo viên phải có một trình độ cơng
nghệ thơng tin nhất định để áp dụng vào cơng tác giảng dạy đó là nhu cầu tất
yếu giúp giáo viên hoàn thànhtốt nhiệm vụ của mình (xem phụ lục 11)
Sinh hoạt chun mơn chỉ đạo giáo viên ứng dụng một số trò chơi, thí
nghiệm thơng qua hoạt động khám phá của trẻ
Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu
giáo, việc tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá xung quanh từ lâu đã được đưa
vào chương trình Giáo dục Mầm non. Trong thực tế, giáo viên mầm non đã rất
quan tâm, đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá và
đạt được một số hiệu quả nhất định. Đó là trẻ đã có những kiến thức, kỹ năng
hiểu biết về một số sự vật, hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, đặc điểm, lợi
ích của các sự vật, hiện tượng, thơng qua đó cũng đã hình thành cho trẻ một số
kĩ năng nhằm phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, lao động cho trẻ. Thực tiễn
đổi mới giáo dục mầm non hiện nay cũng cho thấy, trị chơi, thí nghiệm đơn

giản đã dần được sử dụng như một phương pháp, phương tiện hữu hiệu trong
quá trình tổ chức cho trẻ khám phá. Tìm hiểu mơi trường xung quanh được tổ
chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “học mà chơi,
chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng trị chơi, thí
nghiệm đơn giản ln tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động,
phát triển ở trẻ tính tị mị, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi, phát triển óc
quan sát, phán đốn và các năng lực hoạt động trí tuệ,...từ đó mà nâng cao hiệu
quả của q trình tìm hiểu mơi trường xung quanh.
Ví dụ: Thí nghiệm một số chất tan và không tan trong nước (Chủ đề nước
và hiện tượng tự nhiên)
15


Mục đích: Giúp trẻ nhận biết được một số chất tan trong nước như muối,
đường... và 1 số chất không tan trong nước như cát, sỏi...( xem phụ lục 12)
Giải pháp 6: Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên
Xuất phát từ thực tế, tổ chuyên môn thực hiện công tác bồi dưỡng và tự
bồi dưỡng trong suốt cả năm học. Đây là một trong những nội dung cơ bản
trong việc sinh hoạt tổ chuyên môn.
Trước hết là một người quản lý phụ trách chuyên môn bản thân tôi luôn
phải nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ
năng cơ bản của các hoạt động, các môn học ở các độ tuổi để chỉ đạo tổ trưởng
chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần. Kiểm
tra hồ sơ, sổ sách, việc thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ,…
Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non. Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn
cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành
một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ,
phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc.
Tiếp đến là công tác tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ. Yêu cầu mỗi

giáo viên trong tổ nâng cao công tác tự bồi dưỡng hồn thiện chun mơn
nghiệp vụ của mình bằng việc tự học qua các lớp do ngành tổ chức hoặc qua các
kênh thông tin khác nhau. Vào đầu năm học tôi cho giáo viên trong tổ đăng ký
xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân về nội dung, phương pháp, hình
thức và có thể điều chỉnh cho thích hợp với năng lực của mình theo từng thời
điểm cụ thể. Từ đó giáo viên rèn luyện được năng lực thiết kế kế hoạch chăm
sóc giáo dục, kế hoạch cá nhân. Đây là kĩ năng phục vụ cho việc lựa chọn, vận
dụng hình thức, nội dung cho phù hợp với từng độ tuổi. Mỗi tháng giáo viên có
ít nhất 2 nội dung bồi dưỡng Ví dụ: Về phần lý thuyết, Phương pháp dạy học và
hình thức tổ chức tiết học có hiệu quả; về phần thực hành, dạy 1 đến 2 tiết học
với các đề tài khác nhau trong tất cả các chủ đề. Ngồi ra tơi hướng cho giáo
viên phải ghi chép tất cả các nội dung tự bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên
môn, hội thảo chuyên đề, qua dự giờ, hội giảng, thanh kiểm tra và các cuộc thi.
Có thể tự trao đổi, hội ý nhanh những vấn đề trong khi dạy mà trẻ khó hiểu,
khơng chú ý, khó dạy, khơng nhất thiết phải chờ đến họp tổ.
Giải pháp 7: Bồi dưỡng qua công tác kiểm tra thăm lớp, dự giờ
Tiến hành thanh tra, kiểm tra để đánh giá năng lực giáo viên là việc làm
không thể thiếu được trong công tác quản lý, bồi dưỡng.Muốn vậy tôi phải đề
ra kế hoạch kiểm tra một cách cụ thể, tạo điều kiện cho giáo viên phấn
đấu.Việc thăm lớp dự giờ giáo viên phải được tiến hành thường xuyên để phát
hiện kịp thời những nhân tố tích cực mà phát huy chuyên môn của họ.Đồng
thời nắm được những thiếu sót, hạn chế của từng giáo viên mà có biện pháp
bồi dưỡng cụ thể cho giáo viên qua công tác thanh tra, kiểm tra.Bên cạnh đó
bản thân tơi phát hiện được những thiếu sót trong cơng tác quản lý, chỉ đạo
chun mơn của mình, từ đó có những khắc phục kịp thời.Hàng tháng mỗi lớp
đều được dự ít nhất một hoạt động.Riêng giáo viên yếu kém được dự giờ thêm
để kịp thời uốn nắn những sai sót hạn chế về chuyên môn. Việc kiểm tra được

16



được tiến hành dưới nhiều hình thức: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra toàn diện,
kiểm tra cuối học kỳ, kiểm tra cuối năm, kiểm tra đột xuất.
Khi tiến hành kiểm tra giáo viên bản thân tôi luôn vui vẻ, chân tình, tơn
trọng giáo viên, khơng làm cho giáo viên mất bình tỉnh sợ sệt, tùy theo mức độ
của giáo viên mà góp ý, chủ yếu nhìn vào sự cố gắng và khả năng vươn lên của
từng giáo viên mà nhận xét. Có như vậy người giáo viên mới thực sự vui vẻ
khi được kiểm tra, Đồng thời hạn chế những tư tưởng xấu có thể xảy ra. Đánh
giá năng lực chuyên môn của giáo viên sau kiểm tra phải công bằng, vơ tư,
chính xác, phân tích những ưu điểm, tồn tại, động viên kịp thời đến từng giáo
viên giúp họ phát huy những mặt mạnh khắc phục những hạn chế áp dụng vào
thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.
Giải pháp 8: Sinh hoạt chuyên môn thông qua bồi dưỡng tổ chức
chuyên đề
Trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn tôi đặc biệt chú ý đến hoạt
động như tổ chức chuyên đề, có thể nói đây là một việc làm rất cần bởi vì các
hoạt động với các đề tài cụ thể sẻ là những minh chứng sinh động giúp cho giáo
viên mắt thấy, tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết và nghe qua hội
thảo. Nhận thức vấn đề này tôi thường xuyên chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ
chức chuyên đề, giáo dục mầm non theo kế hoạch định hình chuyên đề trọng
tâm trong năm theo hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo, phòng Giáo dục và
đào tạo và định hướng đầu năm của trường, tổ đề ra như: Trường tiếp tục duy trì
chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề phát triển
ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh địa phương và chuyên đề phát triển vận động
cho trẻ phù hợp với bối cảnh địa phương. Chuyên đềxây dựng mơi trường giáo
dục an tồn, lành mạnh, thân thiện cho học sinh....
Sau khi được tiếp thu các chuyên đề của năm học ở phòng giáo dục, nhà
trường đã tổ chức triển khai lại và 100% giáo viên đã tham gia học tập nghiêm
túc và đúc kết kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, hàng tháng tôi kiểm
tra lại mức độ nắm bắt của từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng lại cho

những giáo viên cịn yếu kém, vướng mắc. Ngoài việc tổ chức chuyên đề, tôi đề
ra kế hoạch phân công giáo viên lên tiết kiến tập chuyên đề cho toàn trường kiến
tập.
- Xây dựng và tổ chức dạy các tiết đối chứng đối với chuyên đề phát triển
vận động, giờ Thể dục “ Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng” lớp 24-36
tháng tuổi (xem phụ lục 13, 14)
Giải pháp 9: Sinh hoạt tổ chuyên môn thông qua phối kết hợp chặt chẽ
giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng:
Để hình thành nhân cách của trẻ mầm non, bên cạnh sự quan tâm sát sao
của cha mẹ, cịn có vai trị khơng nhỏ của nhà trường. Để tào tạo ra những con
người phát triển tồn diện cả đức - trí - thể - mỹ ngay từ khi cịn ngồi trên ghế
nhà trường thì khơng chỉ có vai trị của nhà trường, mà cịn rất cần sự phối hợp,
kết hợp chặt chẽ của gia đình và cộng đồng. Đó là ba mơi trường giáo dục quan
trọng tạo thành thế “chân kiềng” vững chắc để cùng giáo dục, hình thành nhân
cách và vun đắp sự trưởng thành của một con người. Đồng thời, sự phối hợp
vững chắc giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng sẽ góp phần sớm phát hiện,
17


ngăn chặn kịp thời những tiêu cực trong học đường. Những năm qua, cơng tác
phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng trong ni dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ mầm non tại trường được quan tâm bước đầu đạt được nhiều kết quả tích
cực và việc phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục luôn được đảm bảo
thống nhất về nhận thức hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu quá trình
phát triển nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó tuyên truyền phụ huynh trong việc
giáo dục, giúp nắm được phương pháp và nội dung giáo dục trong gia đình, để
họ nâng cao hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc nuôi
dạy con cái và ngược lại thông qua phụ huynh giáo viên nắm bắt được tình hình
đặc điểm, tâm sinh lý diễn ra hàng ngày của trẻ để tìm giải pháp chăm sóc, giáo
dục trẻ tốt nhất vì vậy trong năm học tôi lên kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn

cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán về nội dung, phương pháp hỗ trợ phụ
huynh trong chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng tốt nhất (xem phụ lục 15)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đối với bản thân: Qua thực tiễn áp dụng và thực hiện, tôi rút ra các bài
học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chuyên môn như sau:
Cần chỉ đạo các tổ chuyên môn làm việc phải có kế hoạch, khoa học, kịp
Cần chỉ đạo các tổ chun mơn làm việc phải có kế hoạch, khoa học, kịp
thời, sát với thực tế, từ đó mới tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xây
dựng kế hoạch hoạt động một cách khả thi.
Chỉ đạo và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất
lượng đội ngũ hay nói cách khác là nâng cao chất lượng dạy học là công tác
quan trọng thường xuyên của người làm công tác chỉ đạo trực tiếp các tổ chuyên
môn.
Đối với đồng nghiệp: Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ
chức rút kinh nghiệm kịp thời, từ đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù
hợp. Khi áp dụng các biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới đã
tạo được hiệu ứng tốt lan toả trong đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng đội
ngũ một cách đáng kể, các tổ viên tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn hào hứng,
cởi mở, chủ động, tích cực phát biểu ý kiến đóng góp nội dung buổi sinh hoạt.
Giáo viên đã đầu tư vào tiết dạy, biết vận dụng phương pháp dạy học tích cực,
biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy, làm cho giờ học nhẹ
nhàng, tự nhiên hơn, trẻ tích cực hoạt động và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn,
giờ học đạt hiệu quả cao. Năm học 2020- 2021 nhà trường có 1 giáo viên tham
dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và đạt được kết quả cao.
Vai trò của tổ trưởng đã được phát huy, đã chủ động trong việc xây dựng
và thực hiện kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ rõ ràng, dễ
thực hiện. Tổ chức các hoạt động của tổ khoa học, linh hoạt, sáng tạo.
18



Đối với nhà trường: Cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố
định để các tổ chuyên mơn hoạt động. Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ
chuyên môn, tránh sa đà vào giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự
vụ mà chủ yếu là các nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.
Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy- học, cần tập trung xây dựng và có
nhiều biện pháp phù hợp để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất.Từ đó mới
có các giải pháp đúng, khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Chất lượng các buổi sinh hoạt chun mơn của tổ khối đã đa dạng, hình
thức tổ chức linh hoạt hơn, nội dung bồi dưỡng chuyên môn cũng phong phú lên
rất nhiều. Giáo viên đã nhận thức rất rõ mức độ rất cần thiết của sinh hoạt tổ
chuyên môn và chú trọng tới công tác sinh hoạt chuyên môn của tổ khối.
Qua một năm thực hiện đổi mới một số giải pháp sinh hoạt tổ chuyên môn
tôi nhận thấy chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường mầm non
Hợp Lý đã đạt được kết quả đáng khích lệ (xem phụ lục 16)
Nhìn vào bảng thống kê chúng ta dễ dàng nhận thấy qua một năm trường
Mầm non Hợp Lý đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ giáo viên giỏi, tỷ lệ
sáng kiến kinh nghiệm và hội thi đồ dùng, đồ chơi đạt kết quả cao rõ rệt.

19


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để cho việc đổi mới một số phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục. Trước tiên giáo viên phải nhận thức được sinh
hoạt tổ chuyên môn là rất cần thiết và là nhiệm vụ rất quan trọng, có tính chất
quyết định tới sự thành cơng của nhà trường. Giáo viên cần có những ý kiến
đóng góp thiết thực vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ giúp cho tổ
hoạt động có hiệu quả cao trong cả một năm học. Bên cạnh đó giáo viên phải

cóý thức tự bồi dưỡng cho bản thân bằng cách thường xuyên nghiên cứu tài liệu
để trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, học hỏi kinh nghiệm từ
đồng nghiệp để đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác giáo dục trẻ. Hướng
dẫn, chỉ đạo giáo viên trong một số nội dung mới của buổi sinh hoạt tổ chuyên
môn như: Làm đồ dùng đồ chơi, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học, thảo luận về những vấn đề đã được định hướng, tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ theo chủ đề đã giúp cho giáo viên được trao đổi, thảo luận, phát
20


huy năng lực, góp phần nâng cao tinh thần đồn kết, giúp đỡ nhau trong chuyên
môn.
Đề tài sáng kiến này đã từng có nhiều người nghiên cứu, có thể một số
phương pháp của tôi không mới lạ đối với những trường khác. Nhưng ở mỗi
trường, mỗi vùng miền lại mang một đặc điểm khác nhau. Đối với trường tôi khi
áp dụng đề tài này vào thực tế đã góp một phần khơng nhỏ vào cơng việc khắc
phục tình trạng chất lượng và hiệu quả thấp trong tổ chức sinh hoạt tổ chuyên
môn khối mẫu giáo; tạo sự thay đổi trong phương pháp làm việc, nâng cao
chất lượng công tác sinh hoạt chun mơn cũng như chất lượng giáo dục
trong tồn trường.
Để đạt được những kết quả trên bản thân luôn biết lắng nghe ý kiến của
đồng nghiệp. Mạnh dạn sáng tạo, suy nghĩ tìm tịi ra một số giải pháp mới trong
sinh hoạt tổ chuyên môn cho đội ngủ giáo viên, giúp cho buổi sinh hoạt đạt hiệu
quả và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Biết phối hợp với Ban
giám hiệu thúc đẩy chuyên môn khối mẫu giáo đạt kết quả cao so với những
năm học trước.Thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu, luôn gần gũi, tạo niềm
tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên:
Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định về nề nếp chăm

sóc,giáo dục của nhà trường, chủ động đề xuất những sáng kiến hay trong sinh
hoạt tổ chuyên môn.
2.2. Đối với nhà trường:
Ban giám hiệu cần triển khai và rút kinh nghiệm thường kỳ vào mỗi đợt
triển khai chuyên đề.
Tổ chức thi đua giữa các tổ với nhau và có khen thưởng cho tổ chun mơn
nào đạt được thành tích cao.
Thường xun xây dựng các tiết dạy mẫu cho giáo viên được dự giờ, được
trao đổi để nâng cao trình độ.
Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt, làm đồ dùng đồ chơi tự
tạo, trang trí mơi trường trong và ngoài lớp theo hướng giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm mang lại giá trị sử dụng cao, chia sẻ kiến kinh nghiệm để giáo viên
trong trường học hỏi lẫn nhau.
Đối với phụ huynh:
Phụ huynh cùng phối kết hợp với nhà trường chăm sóc ni dưỡng, giáo
dục, tạo cho con em học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của trường,
khơng phó mặc con em mình cho nhà trường.
Tham gia đầy đủ các cuộc họp và các hoạt động giáo dục học sinh khi có
yêu cầu của nhà trường; hỗ trợ tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục
theo khả năng của mình.
Đối với phịng Giáo dục và Đào tạo:
Mở các lớp chuyên đề về công tác sinh hoạt tổ chuyên môn, nghiệp vụ
quản lý chuyên môn cho giáo viên làm tổ trưởng tổ chuyên môn. Đề xuất mở
các buổi giao lưu về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới.
21


Trên đây là “một số giải pháp sinh hoạt tổ chun mơn theo hướng đổi mới
nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hợp Lý,
huyện Triệu Sơn” mà bản thân tôi áp dụng và thu được những kết quả nhất định

tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lý để tơi hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 04 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Thị Phương

PHỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số giải pháp sinh hoạt tổ chun mơn theo hướng đổi mới nhằm
góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại trường
Mầm non Hợp Lý, huyện Triệu Sơn ”.
Phục lục 1: Bảng thống kê thực trạng chất lượng của giáo viên 2 khối mẫu
giáo và nhà trẻ trường mầm non Hợp Lý năm học 2019 - 2020, với số giáo viên
trong tổ: 17Giáo viên
Giáo viên giỏi
Năm
học
20192020

Xếp
loại
Cấp
trường


Sáng kiến kinh nghiệm

SL

TL

Xếp
loại

SL

TL

6

35%

A

6

35%

Đồ dùng đồ chơi
Xếp
loại
Cấp
trường


SL

TL

8

47%

22


Cấp
huyện
Cấp
tỉnh

B

5

30%

C

6

35%

B


4

23,5%

Cấp
huyện
Cấp
tỉnh

Phục lục 2: Hình ảnh buổi sinh hoạt chun mơn trường Mầm non Hợp Lý

Phục lục 3: Hình ảnh học sinh tham gia trải nghiệm thực hành

23


Phục lục 4:Hình ảnh thực hành kỹ năngBé tập làm nội trợ

Phụ lục 5: Hình ảnh trẻ thực hành thốt hiểm khi có hỏa hoạn.

24


Phục lục 6: Hình ảnh giáo viên làm đồ dùng đồ chơi

Phục lục 7: Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên

25



×