Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
----------
LUẬN VĂN TỐT NGIỆP
TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT-DỊCH
VỤ &XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI
(HAPRO) – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn
: Ts Trần Hòe
Họ tên sinh viên
: Vũ Thu Chinh
----------
1
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
..........................................................................................................1
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN VÀ
MUA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU....................................8
1.1 Hoạt động tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu...............................................8
1.1.1
Nguồn hàng cho xuất khẩu............................................................8
1.1.1.1
Khái niệm nguồn hàng cho xuất khẩu...........................................8
1.1.1.2
Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu............................................8
1.1.1.3
Vai trò của nguồn hàng xuất khẩu..............................................11
1.1.2
Hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.................................12
1.1.3
Hoạt động mua hàng xuất khẩu..................................................14
1.1.4
Sự cần thiết của hoạt động tạo nguồn và mua hàng xuất
khẩu ........................................................................................................15
1.2 Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu...............................................16
1.2.1
Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu.............................16
1.2.1.1
Đặc điểm chung của mặt hàng nông sản....................................16
1.2.1.2
Đặc điểm của một số mặt hàng nơng sản xuất khẩu chính.
18
1.2.2
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động tạo nguồn
và mua hàng nông sản xuất khẩu...........................................................22
1.2.2.1
Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:...............................................22
1.2.2.2
Nhân tố của bản thân doanh nghiệp:..........................................24
1.2.3
Nội dung hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản
xuất khẩu..................................................................................................25
1.2.3.1
Nội dung hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu...........25
1.2.3.2
Nội dung hoạt động mua hàng nông sản xuất khẩu....................31
2
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ MUA
HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY SẢN
XUẤT-DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI
........................................................................................................33
2.1 Khái quát về Công ty sản xuất-dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà
Nội.....................................................................................................................34
2.1.1
Quá trình hình thành và phát triển của công ty........................34
2.1.2
Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty...........35
2.1.3
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty........................35
2.1.3.1
Cơ cấu tổ chức của Công ty:.......................................................35
2.1.3.2
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:.....................................36
2.1.3.3
Mối quan hệ giữa các phịng ban trong cơng ty:........................40
2.2 Các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Cơng ty có ảnh hưởng đến công
tác tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu..........................................................40
2.2.1
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty............................40
2.2.1.1
Mặt hàng kinh doanh của Công ty..............................................40
2.2.1.2
Nguồn lực của Công ty................................................................41
2.2.1.3
Các thị trường của Công ty.........................................................44
2.2.1.4
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm.......................................45
2.2.2
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty...............47
2.2.2.1
Tình hình kinh doanh của Cơng ty từ năm 2000-2003................47
2.2.2.2
Kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua..............49
2.3 Thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu ở
Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội......................51
2.3.1
Tình hình xuất khẩu nơng sản của Công ty trong thời
gian qua....................................................................................................51
2.3.1.1
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty...............................51
2.3.1.2
Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng các mặt hàng nông sản xuất
khẩu của Công ty.................................................................................54
2.3.1.3
Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty....................55
3
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2.3.2
Thực trạng hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản
xuất khẩu của Công ty............................................................................57
2.3.2.1
Phân tích kết quả nguồn hàng.....................................................57
2.3.2.2
Nội dung hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu:.........61
2.3.2.3
Nội dung hoạt động mua hàng nông sản xuất khẩu....................64
2.3.2.4
Hiệu quả hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất
khẩu ....................................................................................................67
2.3.3
Đánh giá hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản
xuất khẩu của Công ty............................................................................69
2.3.3.1
Những kết quả đạt được..............................................................69
2.3.3.2
Những mặt còn tồn tại:................................................................71
2.3.3.3
Nguyên nhân của những hạn chế:...............................................73
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG NÔNG
SẢN XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY SẢN XUẤT- DỊCH VỤ
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI..................................76
3.1 Các nhân tố tác động đến hoạt động tạo nguồn và mua hàng nơng
sản xuất khẩu của Cơng ty.............................................................................76
3.1.1
Nhân tố bên ngồi Công ty..........................................................76
3.1.2
Nhân tố của bản thân Công ty.....................................................82
3.2 Phương hướng hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất
khẩu của Cơng ty............................................................................................84
3.2.1
Chương trình phát triển giai đoạn 2003-2010 của Cơng ty
84
3.2.2
Chương trình xuất nhập khẩu của Cơng ty...............................85
3.2.3
Chương trình tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu của
Công ty......................................................................................................86
3.2.4
Phương hướng hoạt động mua hàng nông sản xuất khẩu
của Công ty...............................................................................................86
4
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
3.3 Các giải pháp thúc đẩy hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản
xuất khẩu của Công ty....................................................................................87
3.3.1
Giải pháp tạo nguồn.....................................................................87
3.3.2
Giải pháp mua hàng:....................................................................92
KẾT LUẬN
........................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
5
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
Ngày nay, với xu thế tồn cầu hố, quốc tế hố nền kinh tế, hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà
ngày càng được mở rộng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường thế
giới. Hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối
với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia
khai thác được lợi thế của mình trong phân cơng lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại
tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc
làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện
thắng lợi mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Có đẩy mạnh xuất
khẩu, mở cửa nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành cơng các
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Từ đặc điểm nền kinh tế là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham
gia vào hoạt động nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát triển kinh tế
đất nước. Chính vì vậy nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham
gia của các Cơng ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Mặt hàng nông sản là
một trong những mặt hàng được Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu
Nam Hà Nội (HAPRO) chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình.
Với định hướng trên cùng nhận thức : Trong quy trình hoạt động xuất khẩu,
tạo nguồn và mua hàng là khâu cơ bản mở đầu và hết sức quan trọng đem lại thắng
lợi cho hoạt động xuất khẩu; sau một thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã chọn đề
tài: “Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch
vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp”. Tôi
hy vọng sử dụng được những kiến thức đã học ở trường kết hợp với tình hình hoạt
động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu thực tế của Công ty để có thể học
hỏi, nghiên cứu và đóng góp một số ý kiến bổ ích cho hoạt động xuất khẩu nông
6
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
sản nói chung và hoạt động tạo nguồn và mua hàng nơng sản nói riêng của Công ty
trong thời gian tới.
Từ mục tiêu trên, kết cấu của luận văn gồm 3 phần:
Chương I. Một số vấn đề về hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản
xuất khẩu.
Chương II. Thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu
ở Công ty Sản xuất- Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội.
Chương III. Giải pháp tạo nguồn và mua hàng nông sản cho xuất khẩu ở
Công ty Sản xuất- Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội.
Tôi xin chân thàh cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Trần
Hoè cùng các cô chú, anh chị đang công tác tại phịng kinh doanh xuất nhập khẩu 4
Cơng ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội đã giúp đỡ tơi trong
việc hồn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin cam đoan luận văn được hồn thành là do sự tìm tịi nghiên cứu của
bản thân và sự hướng dẫn của TS.Trần H, khơng hề có sự sao chép của các luận
văn khác.
7
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG
TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
1.1 Hoạt động tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu
1.1.1 Nguồn hàng cho xuất khẩu
1.1.1.1
Khái niệm nguồn hàng cho xuất khẩu
Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hố của một cơng ty, một địa
phương, một vùng hoặc tồn bộ nền kinh tế có khả năng và bảo đảm điều kiện xuất
khẩu.
Như vậy, nguồn hàng cho xuất khẩu vừa phải được gắn với một địa danh cụ
thể (ví dụ nguồn chè cho xuất khẩu của Việt Nam) vừa phải bảo đảm những yêu
cầu về chất lượng quốc tế. Do đó, khơng phải tồn bộ khối lượng hàng hố của một
đơn vị, một địa phương, một vùng đều là nguồn hàng cho xuất khẩu mà chỉ có
phần hàng hố đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mới là nguồn hàng cho xuất khẩu.
1.1.1.2
Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu
Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp là việc phân chia, sắp
xếp các hàng hố có được từ hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu theo
các tiêu thức cụ thể riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện pháp thích hợp
nhằm khai thác tối đa lợi nhuận của mỗi loại nguồn hàng.
Các nguồn hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp có thể phân loại dựa trên
các tiêu thức sau:
a. Theo khối lượng hàng hoá mua được:
Theo tiêu thức này nguồn hàng của doanh nghiệp chia thành:
- Nguồn hàng chính : Là nguồn hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng khối
lượng hàng hoá mà doanh nghiệp mua về để cung ứng cho khách hàng trong kì.
Đối với nguồn hàng chính, nó quyết định khối lượng hàng hóa của doanh nghiệp
mua được, nên phải có sự quan tâm thường xuyên để bảo đảm sự ổn định của
nguồn hàng này.
8
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Nguồn hàng phụ, mới: Đây là nguồn hàng chiếm tỉ trọng nhỏ trong trong khối
lượng hàng mua được. Khối lượng mua từ nguồn hàng này không ảnh hưởng tới
doanh số bán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý khả năng phát
triển của nguồn hàng này và nhu cầu thị truờng quốc tế đối với mặt hàng, cũng như
những thế mạnh khác của nó để phát triển trong tương lai.
- Nguồn hàng trôi nổi : Đây là nguồn hàng mua được trên thị trường của đơn vị
tiêu dùng hoặc đơn vị kinh doanh bán ra. Đối với nguồn hàng này cần xem xét kỹ
chất lượng hàng hoá, cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hố, giá cả hàng hố,.
Nếu có nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể mua để tăng thêm
nguồn hàng cho doanh nghiệp.
b. Theo nơi sản xuất ra hàng hoá :
Theo tiêu thức này, nguồn hàng của doanh nghiệp chia thành:
- Nguồn hàng hoá sản xuất trong nước: Nguồn hàng hóa sản xuất trong nước
bao gồm các loại hàng hóa do các xí nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các xí nghiệp
khai thác, chế biến hoặc gia công, lắp ráp thuộc mọi thành phần kinh tế: Nhà nước,
tập thể, tư nhân, cá thể, liên doanh với nước ngoài hoặc của nước ngoài đặt trên
lãnh thổ Việt Nam. Đối với nguồn hàng này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu khả
năng sản xuất, chất lượng hàng hoá, điều kiện mua hàng, đặt hàng, giao nhận, vận
chuyển, thời gian giao hàng để ký kết các hợp đồng kinh tế mua hàng và thực hiện
việc mua hàng để đảm bảo đúng số lượng, kết cấu, thời gian và địa điểm giao nhận.
Doanh nghiệp cũng có thể nhận làm đại lý, tổng đại lý để bán hàng cho các doanh
nghiệp sản xuất – kinh doanh.
- Nguồn hàng tồn kho: Nguồn hàng này có thể là nguồn theo kế hoạch dự trữ
của nhà nước (chính phủ) để điều hồ thị trường; nguồn tồn kho của doanh nghiệp ,
các đơn vị tiêu dùng do thay đổi mặt hàng sản xuất hoặc các lý do khác khơng cần
dùng có thể huy động được trong kỳ kế hoạch… Doanh nghiệp biết khai thác, huy
động nguồn hàng này cũng làm phong phú thêm nguồn hàng cho xuất khẩu của
9
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
doanh nghiệp và cịn góp phần sử dụng tốt các nguồn khả năng trong nền kinh tế
quốc dân.
c. Theo điều kiện địa lý:
Theo tiêu chuẩn này, nguồn hàng được phân theo khoảng cách từ nơi khai
thác, đặt hàng, mua hàng đưa về doanh nghiệp.
- Ở các miền của đất nước: miền Bắc (miền núi tây bắc, miền núi đông bắc);
miền Trung (miền núi, trung du, duyên hải); miền nam (Đông Nam Bộ, Tây Nam
Bộ, Cực Nam v.v…), các vùng có đặc điểm xa, gần, giao thông vận tải khác nhau.
- Ở các tỉnh, thành phố, trong tỉnh, ngồi tỉnh.
- Theo các vùng nơng thơn: đồng bằng, trung du, miền núi… với cách phân
loại này doanh nghiệp lưu ý điều kiện khác để khai thác nguồn hàng được đúng
yêu cầu.
d. Theo mối quan hệ kinh doanh:
Theo tiêu thức này nguồn hàng của doanh nghiệp được chia thành:
- Nguồn hàng tự sản xuất, khai thác: Đây là nguồn hàng do chính doanh
nghiệp tổ chức bộ phận (xưởng, xí nghiệp…) tự sản xuất, tự khai thác ra hàng hoá
để đưa vào kinh doanh.
- Nguồn liên doanh, liên kết: Doanh nghiệp liên doanh, liên kết với đơn vị
khác có thế mạnh cùng để khai thác, sản xuất, chế biến ra hàng hoá và đưa vào
xuất khẩu.
- Nguồn đặt hàng và mua: Đây là nguồn hàng doanh nghiệp đặt hàng với
các đơn vị sản xuất trong nước hoặc xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng và mua về
cho doanh nghiệp để cung ứng cho thị trường quốc tế v.v…
- Nguồn hàng của đơn vị cấp trên: Trong cùng một hãng (tổng cơng ty) có
các cơng ty trực thuộc (cấp dưới), nguồn hàng được điều chuyển từ đơn vị đầu mối
về các cơ sở xuất khẩu.
10
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Nguồn hàng nhận đại lý: Doanh nghiệp có thể nhận bán hàng đại lý cho các
hãng, doanh nghiệp sản xuất ở trong nước, hoặc các hãng nước ngoài. Nguồn hàng
này là của các hãng khác, doanh nghiệp nhận đại lý chỉ được hưởng đại lý theo
thoả thuận với số hàng bán được.
- Nguồn hàng ký gửi: Doanh nghiệp có thể nhận bán hàng ký gửi của các
doanh nghiệp sản xuất, các hãng nước ngoài, các tổ chức và cá nhân.Doanh nghiệp
được hưởng tỷ lệ ký gửi so với doanh số bán hàng.
Ngoài các tiêu thức trên, nguòn hàng của doanh nghiệp còn được phân loại
theo một số tiêu thức khác nhau: theo chất lượng hàng hố (tính chất kỹ thuật cao,
trung bình, thơng thường); theo thời gian (nguồn hàng đã có, chắc chắn có, sẽ có);
theo sự tín nhiệm (lâu dài, truyền thống, mới, khơng có quan hệ trước).
1.1.1.3
Vai trị của nguồn hàng xuất khẩu
Đối với doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh xuất khẩu thì nguồn hàng xuất
khẩu đóng một vai trị vơ cùng quan trọng, được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Nguồn hàng là một điều kiện của hoạt động kinh doanh. Với doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện hoạt động mua
để bán, nghĩa là mua hàng khơng phải để tiêu dùng cho chính mình mà mua để
bán lại cho người tiêu dùng trên thị trường quốc tế. Như thế, các doanh nghiệp này
cần phải hoạt động trên thị trường đầu vào nhằm chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần
thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh như vốn, sức lao động, các bằng phát minh
sáng chế và đặc biệt là hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Do
vậy, có nguồn hàng ổn định, đạt yêu cầu là một nhân tố khơng thể thiếu được trong
q trình kinh doanh.
Nguồn hàng xuất khẩu được coi là đạt yêu cầu khi đáp ứng được ba yếu tố
cơ bản sau:
+ Số lượng: đáp ứng đầy đủ yêu cầu kinh doanh
+ Chất lượng: theo yêu cầu của khách hàng và các tiêu chuẩn cần thiết.
+ Thời gian và địa điểm: Phải hợp lý nhằm giảm bớt tối đa chi phí bỏ ra cho
hoạt động tạo nguồn và mua hàng.
11
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hơn nữa, trong trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm một số loại hàng hố
mà các doanh nghiệp khác khơng thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách, một
nguồn hàng ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp lôi kéo thêm nhiều khách hàng mới,
củng cố uy tín với khách hàng cũ. Như vậy, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng khả
năng bán hàng.
- Nguồn hàng tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh
doanh.Các chiến lược cũng như các kế hoạch kinh doanh thường được xây dựng
theo tình huống thực tại thời điểm xây dựng.Tuy có tính đến biến động của thị
trường song không được vượt qua một tỷ lệ biến động nào đó. Sự thay đổi quá
mức của “đầu vào” sẽ ảnh hưởng đến “giá đầu vào”, chi phí, thời điểm giao hàng,
khối lượng cung cấp...đã được tính đến trong hợp đồng “đầu ra”. Khơng kiểm sốt,
chi phối, hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn hàng cho
doanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hồn tồn chương trình kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Nguồn hàng tốt cịn giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp thuận
lợi. Bởi vì, khi đó hàng hố sẽ được bán ra có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu
của khách hàng về số lượng, thời gian và địa điểm giao hàng. Điều này khiến cho
doanh nghiệp bán được hàng nhanh, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, cung
ứng hàng diễn ra liên tục, tránh đứt đoạn. Mặt khác, nó cịn hạn chế bớt được tình
trạng thừa, thiếu, hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất, không bán
được. Tất cả những điều trên sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, có tiền
bù đắp chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để phát triển và mở rộng kinh doanh, tăng
thu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.1.2 Hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
Khái niệm tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư sản
xuất, kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng,
thực hiện hợp đồng nhằm tạo ra hàng hố có những tiêu chuẩn cần thiết cho xuất
khẩu.
12
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hình thức của hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
* Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng
Đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, việc có sẵn các cơ sở sản
xuất kinh doanh nhưng do điều kiện thiếu vốn, thiếu nguyên nhiên vật liệu, kỹ
thuật, thiếu cơ sở tiêu thụ sản phẩm… làm cho các doanh nghiệp không nâng cao
được chất lượng và sản lượng mặt hàng. Doanh nghiệp có thể lợi dụng ưu thế của
mình về vốn, về nguyên vật liệu hoặc thị trường tiêu thụ, cùng với các doanh
nghiệp khác liên doanh, liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sản
lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Liên doanh, liên
kết bảo đảm lợi ích của cả hai bên và lợi cùng hưởng, lỗ cùng chịu.
* Gia công hoặc bán nguyên liệu mua thành phẩm
Có mặt hàng chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp phải tiến
hành gia công mặt hàng. Gia cơng là hình thức đưa ngun vật liệu đến xí nghiệp
gia cơng và trả phí gia cơng khi xí nghiệp gia cơng đã giao hàng đủ tiêu chuẩn cho
doanh nghiệp. Hàng đã gia công phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Hình thức bán nguyên liệu mua thành phẩm là hình thức doanh nghiệp bán
nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất và mua thành phẩm theo hợp đồng. Với
hình thức này nguyên liệu là của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp sản xuất
phải quản lý và sử dụng sao cho hợp lý, tiết kiệm và bảo đảm chất lượng sản phẩm
khi bán cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải theo dõi, kiểm tra khi đưa
nguyên liệu vào sản xuất.
* Tự sản xuất, khai thác hàng hoá
Với doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, có nguồn nguyên liệu có thể tự sản
xuất ra mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc tự khai thác nguồn hàng để
đưa vào kinh doanh. Thực chất của hoạt động này là nhằm thực hiện đa dạng hoá
kinh doanh để mở rộng thị trường, tăng doanh thu, phân tán rủi ro và bành trướng
thế lực của doanh nghiệp trên thị trường. Đầu tư vào sản xuất thì nguồn hàng vững
chắc, vừa đảm bảo lợi ích của người sản xuất vừa đảm bảo lợi ích của người kinh
13
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
doanh (bộ phận kinh doanh). Tuy nhiên, đầu tư vào sản xuất đòi hỏi nguồn vốn
lớn, sinh loại chậm và đặc biệt phải biết công nghệ mới, tiên tiến.
* Đầu tư cho cơ sở sản xuất và chế biến
Với những thế mạnh về vốn, về máy móc trang thiết bị, các bí quyết kỹ
thuật, các bằng sáng chế phát minh, doanh nghiệp có thể đầu tư cho các cơ sở sản
xuất và chế biến để sản xuất ra hàng hóa.
1.1.3 Hoạt động mua hàng xuất khẩu
Khái niệm
Mua hàng xuất khẩu là hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán hàng
hố nhằm có được hàng hố xuất khẩu.
Do đó, mua hàng xuất khẩu là khâu kế tiếp tạo nguồn hàng xuất khẩu
Hình thức hoạt động mua hàng cho xuất khẩu
* Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước
Để có hàng hố, dựa vào mối quan hệ kinh doanh và các nguồn hàng sẵn có,
hoặc chào hàng của người cung cấp, doanh nghiệp phải đặt hàng với các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đơn hàng là yêu
cầu cụ thể về loại hàng hoá mà doanh nghiệp cần mua để đảm bảo nguồn hàng
cung ứng cho các khách hàng.
Đối với loại hàng hố có nhiều quy cách, cỡ loại, nhiều dạng, kiểu, màu sắc,
cách đóng gói khác nhau thì đơn hàng là bản phụ lục hợp đồng để hai bên mua bán
ký kết và thực hiện việc giao nhận.
Mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và thực hiện việc giao nhận hàng
có chuẩn bị trước, có kế hoạch trong hoạt động kinh doanh. Hình thức mua hàng
này giúp cho doanh nghiệp ổn định được nguồn hàng, có nguồn khá chắc chắn để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần quan tâm, theo dõi, kiểm tra,
giúp đỡ và hợp tác chặt chẽ với đơn vị nguồn hàng để thực hiện đúng hợp đồng đã
ký.
* Mua hàng không theo hợp đồng
14
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trong quá trình kinh doanh, tìm hiểu thị trường, nguồn hàng, có những loại
hàng hố doanh nghiệp kinh doanh, có nhu cầu của khách hàng, có thể mua hàng
khơng theo hợp đồng ký trước bằng quan hệ hàng – tiền, hoặc trao đổi hàng –
hàng. Đây là hình thức mua đứt, bán đoạn và mua hàng trơi nổi (vẵng lai) trên thị
trường. Với hình thức mua hàng này, người mua phải có trình độ kỹ thuật và
nghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải kiểm tra kỹ số lượng, chất lượng hàng hố và
nếu có thể phải xem xét nguồn gốc hàng hoá để bảo đảm hàng mua về có thể bán
được.
* Mua qua đại lý
Ở những nơi tập trung nguồn hàng, doanh nghiệp có thể có mạng lưới mua
trực tiếp. ở những nơi nguồn hàng khơng tập trung, khơng thường xun, doanh
nghiệp có thể ký các hợp đồng với các đại lý mua hàng. Việc mua hàng qua các đại
lý thu mua, giúp cho doanh nghiệp có thể gom được những mặt hàng có khối lượng
không lớn, không thường xuyên. Mua hàng qua đại lý, doanh nghiệp cần có lựa
chọn đại lý, ký kết hợp đồng chặt chẽ về chất lượng hàng mua, giá cả mua và bảo
đảm lợi ích kinh tế của cả hai bên.
* Nhận bán hàng uỷ thác và ký gửi
Để có thể tận dụng mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp có thể nhận với các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc các doanh nghiệp thương mại khác bán
hàng uỷ thác. Đây là loại hàng hố khơng thuộc sở hữu và vốn của doanh nghiệp,
mà là hàng của doanh nghiệp uỷ thác, doanh nghiệp bán hàng uỷ thác sẽ nhận chi
phí uỷ thác.
Cũng tương tự như vậy, doanh nghiệp có thể nhận bán hàng ký gửi. Đây là
những hàng hoá do người ký gửi mang đến, họ đặt giá bán và nếu bán được, doanh
nghiệp sẽ được tỷ lệ phí ký gửi theo doanh số bán. Đối với loại hàng hoá bán uỷ
thác hoặc bán ký gửi, doanh nghiệp cần có điều lệ về nhận uỷ thác, nhận ký gửi để
làm phong phú thêm nguồn hàng của doanh nghiệp.
1.1.4 Sự cần thiết của hoạt động tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu
15
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, hoạt động thương mại quốc
tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đang trở nên hết sức cấp bách và
cần thiết. Trong hoạt động xuất khẩu, hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất
khẩu là một khâu rất quan trọng. Nó là vấn đề cơ bản quyết định hoạt động xuất
khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp thương mại.
Mục đích của hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là thu lợi nhuận.
Nhưng để thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bán được nhiều hàng
hố. Và muốn bán được nhiều hàng hố thì nhất thiết doanh nghiệp phải có được
một nguồn hàng tốt và ổn định. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải tổ chức tốt
hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu.
Mặt khác, doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng sẽ chủ động được hoạt
động kinh doanh của mình. Nếu q trình tạo nguồn và mua hàng tốt, có hiệu quả
sẽ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng hàng hoá,
mở rộng quy mô xuất khẩu, từng bước tăng trưởng và phát triển, nâng cao được uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó đáp ứng nhu cầu khơng chỉ của một hay
một số thị trường nhỏ hẹp nào đó mà cịn đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường
khác với những đơn hàng có giá trị lớn, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp
mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, duy trì sự ổn định và tăng trưởng cao.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp tổ chức hoạt động tạo nguồn và mua hàng không tốt
sẽ không đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp
mất dần đi bạn hàng và thị trường. Vì vậy, khơng ngừng hồn thiện hoạt động tạo
nguồn và mua hàng xuất khẩu là một vấn đề quan trọng hàng đầu của các doanh
nghiệp.
1.2 Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu
1.2.1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu
1.2.1.1
Đặc điểm chung của mặt hàng nông sản
- Các mặt hàng nơng sản thường là những hàng hóa thiết yếu đối với đời
sống và sản xuất của mỗi quốc gia. Nó là một trong những mặt hàng có tính chiến
lược bởi vì đại bộ phận việc mua bán hàng nơng sản quốc tế được thực hiện thông
qua hiệp định giữa các Chính phủ, mang tính dài hạn. Cho nên đa số các nước trên
16
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
thế giới đều trực tiếp hoạch định các chính sách can thiệp vào sản xuất, xuất khẩu
lương thực và nước nào cũng quý trọng chính sách dự trữ quốc gia và bảo hộ nông
nghiệp, coi an ninh lương thực là vấn đề cấp bách.
- Quá trình sản xuất, thu hoạch, bn bán hàng nơng sản mang tính thời vụ
bởi vì các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định.
Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự
thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Vào
những lúc chính vụ, hàng nơng sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng
khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, lúc trái vụ, hàng nông sản khan hiếm, chất
lượng không đồng đều và giá bán thường cao.
- Mặt hàng nông sản chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự
nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết. Chúng rất nhạy cảm
với các yếu tố ngoại cảnh. Mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trực
tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận
lợi thì cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, cho sản lượng thu hoạch
cao, chất lượng tốt. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như: nắng
nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt… sẽ gây sụt giảm sản lượng và
chất lượng cây trồng.
- Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của người
tiêu dùng. Chính vì vậy, nó ln là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm.
Tại các quốc gia phát triển nhập khẩu hàng nơng sản, ngày càng có nhiều u cầu
được đặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, kiểm dịch, xuất xứ… Vì vậy, để xâm nhập vào các thị trường khó tính này
buộc doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu mà họ đặt ra.
-
Mặt hàng nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong
thời gian dài. Ngoài ra, yếu tố thời vụ của hàng nơng sản dẫn đến tính khơng phù
hợp giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó phải quan tâm đến khâu chế biến và bảo
quản cho tốt. Đó là một khâu quyết định đến chất lượng hàng nông sản xuất
khẩu.Hàng nơng sản thêm vào đó dễ bị hư hỏng, ẩm mốc,biến chất ; chỉ cần để
17
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
một thời gian ngắn trong môi trường không bảo đảm về độ ẩm, nhiệt độ... thì mặt
hàng nơng sản sẽ bị hư hỏng ngay.
-
Chủng loại hàng nông sản hết sức phong phú đa dạng, chất lượng của
một mặt hàng cũng rất phong phú. Hàng nông sản được sản xuất ra từ các địa
phương khác nhau, với các yếu tố về địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ,
mỗi trang trại có phương thức sản xuất khác nhau với các giống nông sản khác
nhau. Vì vậy, chất lượng hàng nơng sản khơng có tính đồng đều, hàng loạt như sản
phẩm cơng nghiệp, do đó vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm phải được quan tâm
trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản
- Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xuất khẩu hàng nông sản
và cũng nhập khẩu hàng nơng sản do điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng ở các
quốc gia là khác nhau. Do đó, mỗi quốc gia lại có mặt hàng nơng sản đặc trưng.
Tuy nhiên, để phát huy lợi thế tương đối thì thơng thường các nước chậm phát
triển và đang phát triển là những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu, hoạt
động xuất khẩu hàng nơng sản có tầm ý nghĩa chiến lược đối với các quốc gia này.
Song do cơng nghệ chế biến thu hái cịn lạc hậu nên sản phẩm chủ yếu ở dạng thô
hay chỉ qua sơ chế nên giá trị xuất khẩu chưa cao.
1.2.1.2
Đặc điểm của một số mặt hàng nơng sản xuất khẩu chính.
Để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, các mặt hàng nông sản cần có các tiêu
chuẩn sau:
Gạo
Gạo được hiểu là phần cịn lại của hạt thóc sau khi đã tách bỏ các vỏ trấu,
một phần hay tồn bộ cám và phơi. Tùy theo kích thước, hình dạng hạt gạo, tỷ lệ
gạo tấm, gạo được phân thành: hạt rất dài, hạt dài, hạt trung bình, hạt ngắn. Về mặt
cảm quan, gạo phải có mùi vị, màu sắc đặc trưng cho từng loại gạo. Về mức xát thì
tùy thuộc vào thỏa thuận của hợp đồng mua bán có thể chia ra: xát rất kỹ, xát kỹ,
xát bình thường. Về tiêu chuẩn vệ sinh, các tiêu chuẩn thường đề cập đến là: dư
lượng hóa chất, vi nấm, cơn trùng. Về cách bao gói, bảo quản và vận chuyển:
18
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Bao gói: gạo thường đóng trong bao đay mới, không rách thủng, phải bền
chắc, khô sạch, khơng mốc, khơng nhiễm sâu mọt, hóa chất, mùi vị lạ; thường
đóng khối lượng tịnh 50-100kg/bao. Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng có thể
dùng bao PE, PP, vải…
Bảo quản: gạo bảo quản trong bao phải được đóng bao. Kho đảm bảo chống
mưa, chống hắt, chống thấm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, chống lây nhiễm nấm
mốc, côn trùng, chuột bọ. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 18-22 độ C, có thể dùng
các loại thuốc trừ cơn trùng theo quy định của cơ quan chuyên ngành.
Gạo bảo quản trong kho phải xếp riêng từng lơ, trên bục thống đáy và cách
tường không cao quá 15 lớp, xếp bao theo kiểu so le. Không xếp chung với gạo hư
hỏng và các hàng hóa có mùi, hóa chất… thường xuyên mở cửa thơng gió tự nhiên
khi ngồi trời nắng ráo và độ ẩm khơng khí khơng q 80%.
Vận chuyển: gạo được vận chuyển bằng mọi phương tiện nhưng phải khô
sạch, khơng nhiễm bẩn và khơng có mùi vị lạ, khơng nhiễm thuốc sâu, hóa chất,
xăng dầu, cơn trùng; có trang bị chống mưa, chống nắng, không bốc dỡ khi trời
mưa, khơng dùng dụng cụ bốc dỡ có thể gây rách bao.
Lạc.
Lạc được chia thành hai loại: lạc quả và lạc hạt.
Lạc quả cần đảm bảo các yêu cầu sau: lạc quả phải khô, độ ẩm không lớn
hơn 2% khối lượng. Lạc quả phải tương đối đồng đều, không được để lẫn 5% lạc
quả các loại và không được lẫn phép lẫn các hạt khác. Màu sắc, mùi vị và trạng
thái bên ngồi bình thường đặc trưng cho lạc quả đã được chế biến khơ. Lạc quả
khơng có sâu mọt, mốc.
Lạc hạt: phải chế biến khơ, độ ẩm tính theo khối lượng khơng lớn hơn 70%.
Lạc hạt phải sạch, khơng có sâu mọt, đặc biệt loại trừ hạt có màu sắc nhợt nhạt, bị
mốc trắng, mốc xám hoặc bám đầy bào tử nấm mốc vàng xanh. Lạc hạt không
được phép lẫn các hạt lạc khác loại quá 5% và không được lẫn các hạt ve trấu. Màu
sắc, mùi vị, trạng thái bên ngoài đặc trưng cho hạt lạc đã chế biến khơ.
Cách bao gói, vận chuyển bảo quản:
19
Vũ Thu Chinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Bao gói: lạc hạt, lạc quả phải được đựng trong bao gói bền, sạch, khơ. Bao
gói khơng có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng, khơng có hiện tượng nhiễm bẩn và
nấm mốc. Lạc được đóng chặt, khơng lỏng, miệng bao xếp bằng nhau, mép gấp hai
lần, được khâu kín bằng dây khâu bền chắc, khơ sạch.
Bảo quản: kho bảo quản phải khơ ráo, thống mát, độ ẩm khơng khí tương
đối được 70%. Lạc có thể bảo quản ở hai hình thức: đóng bao hoặc lạc đổ rời. Thời
hạn bảo quản đối với lạc vỏ không quá 12 tháng, đối với lạc hạt không quá 6 tháng.
Vận chuyển: phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ, khơ, có điều kiện che
mưa che nắng.
Chè:
Chè thường được chia thành 2 loại chính là chè xanh và đen: Chè xanh là
chè sau khi làm héo được duyệt men, sau đó đem sao sấy.Chè đen là chè sau khi
làm héo thường được lên men bằng phòng lạnh với điều kiện nhiệt độ thích hợp rồi
mới đem sao sấy.
Tuỳ theo các chỉ tiêu cảm quan về ngoại hình, màu nước pha, mùi, vị, chè
xanh và chè đen lại được phân thành nhiều loại khác nhau: OP, P, FBOP, PS, BPS,
F, DUST.
Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được đánh giá qua hệ số quan trọng và
được trình bày trong bảng sau:
Tên chỉ tiêu
Hệ số quan trọng
Theo %
25
Bằng số
1,0
2. Màu nước pha
15
0,6
3. Mùi
30
1,2
4. Vị
30
1,2
1. Ngoại hình
Các chỉ tiêu được đánh giá riêng rẽ bằng cách cho theo thang điểm 5, điểm
thấp nhất là 1. Có thể quan sát bã chè để xem xét các chỉ tiêu khác.
Ngồi ra, chè cịn phải đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh theo quy định của Bộ Y
Tế như: hàm lượng chất hồ tan khơng nhỏ hơn 32%, hàm lượng tro khơng hồn
20