Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phuong phap du an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.37 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN: GIƠ HỌC DỰ ÁN,</b>


<b>TUẦN HỌC DỰ ÁN, SỰ THAY ĐỔI VỊ THẾ CỦA TRƯỜNG HỌC </b>
<b>Một gợi ý định hướng sư phạm của bang Schwyz - Thuỵ Sĩ (2000)</b>


<i> Emil Ulrich và Ruedi Immoos (Thanh tra nhà trường)</i>


<b>I. DỰ ÁN LÀ GÌ?</b>


Trong một dự án những người tham gia chủ yếu tự lập kế hoạch cho những gì họ muốn làm
và đạt tới. Họ bàn thảo các đề xuất khác nhau, làm rõ những gì họ định làm. Chính họ tiến
hành hầu hết mọi thứ. Trong q trình đó những người tham gia học cách đề ra những mục
tiêu thực tế, cách sử dụng thời gian giải quyết các vấn đề theo phân công công việc và đưa
một kế hoạch đi đến kết thúc. Nhiều nhà chun mơn thực hiện dự án, ví dụ như kiến trúc sư,
ký sư điện tử hay cả những người tổ chức du lịch.


<b>2. DỰ ÁN GIÁO DỤC</b>


Một dự án giáo dục hoàn chỉnh được cấu thành từ bảy thành phần, theo „Karl Frey, Phương
pháp dự án , tái bản lần 8, Beltz-Verlag Basel, 1998“.


Chúng tơi trích dẫn một nhận xét của chính Karl Frey:


„Phương pháp dự án là một trong những hình thức giờ học hấp dẫn nhất. Nó đáơ ứng những
mục đích cao nhất của ngành giáo dục của chúng ta: giáo dục tính tự lập, hợp tác và khả năng
phê phán.


Ngoài ra trong các dự án học sinh học được nhiều tri thức chuyên mơn. Và những gì học sinh
học được trong một dự án họ không dễ dàng quên đi như những bài giảng của giáo viên. Các
minh chứng bạn có thể tìm thấy trong cuốn sách của tôi.



Phương pháp dự án cũng rất đáng quý đối với các bạn với tư cách là giáo viên. Chỉ trong giờ
học tại phân xưởng là các bạn phải chuẩn bị ít như ở dự án. Và nếu như bạn làm đúng, các dự
án sẽ mang lại cho học sinh nhiều hơn là giờ học chuẩn với bạn với tư cách là giáo viên ở vai
trò trung tâm. Là giáo viên đối với tơi dự án là hình thức giờ học thú vị nhất.


Tuy nhiên, bảy thành phần phải hoàn toàn nổi bật rõ ràng. Một người quan sát đứng ngoài
phải nhận thấy chúng. Một chuyến tham quan không phải là một dự án.. Laissez-faire khơng
liên quan gì đến giờ học dự án. Và ai vào giờ phút cuối cùng trước kỳ Nôen hay trước các
bảng điểm, kết thúc một dự án, người đó đã vẽ nên một phương pháp dự án có thành tích.
Lời khun của tơi: bạn hãy cố gắng bỏ công sức. Bạn sẽ trở thành một giảng viên dự án tốt.
Sự đầu tư này sẽ đền đáp cho bạn đến lúc nghỉ hưu. Ngoài ra bạn cũng có thể cần dùng đến
bảy thành phần của phương pháp dự án trong công nghiệp và quản lý.”


Phương pháp dự án được coi là bộ môn vua về sư phạm, nó khơng chỉ dành cho các trường
trung học và còn phù hợp cho các trường bậc cao hơn. Một cải biên thích ứng cho trường tiểu
học đã được phát triển theo đặt hàng củaHội nghị Goldaue về lĩnh vực con người và môi
trường : „Jürgen Reichen: Giờ học tri thức chung và đối mặt với tri thức chung, Sabe-Verlag,
Reihe Mensch und Umwelt, ISBN 3-252-07811-2“. Chúng tơi có thể giới thiệu tác phẩm thú
vị này cho tất cả các giáo viên bậc định hướng. Cuốn sách này chủ yếu nói về giờ học tri thức
chung. (Con người và môi trường). Một chương lớn cung cấp cho ta những gợi ý vô cùng quý
giá về giờ học trong phân xưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>3. NHỮNG DẠNG MẪU CƠ BẢN- BẢY THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG</b>
<b>PHÁP DỰ ÁN</b>


Giáo viên đề nghị học sinh tiến hành một dự án và giải thích cho họ phương pháp dự án với 7
thành phần của nó. Để minh hoạ giáo viên có thể nói về những ví dụ cụ thể.


Lời khun: để trợ giúp cho trí nhớ học sinh nên treo một biểu đồ tronng lớp học.
<b>Projekt X</b>



1. Sáng kiến dự án Chúng tơi tìm một chủ đề
2. Phác đồ dự án Chúng tôi quyết định lựa chọn
3. Kế hoạch dự án Chúng tôi làm kế hoạch dự án
4. Tiến hành dự án Chú ý điểm yếu


5. Kết thúc dự án Tổng kết
<i>ngoài ra:</i>


6. Dừng lại kiểm tra Quãng nghỉ giữa chừng về tổ chức
7. “Quãng nghỉ tư duy” Suy nghĩ về dự án


<b>2.1. Sáng kiến dự án (Chúng tơi tìm một chủ đề)</b>


Nếu học sinh đã có thể tưởng tượng được sơ bộ thế nào là một dự án thì có thề đưa ra những
đề xuất. Họ có thể cần một vài ngày cho chuyện đó và cũng cần thời gian để tranh luận. Ý
tưởng dự án có thể là tất cả mọi thứ, cả đối với các nhóm cũng như đối với các dự án lớp;
không nên bác bỏ một dự án nào. Các ý tưởng dự án được tập hợp lại và cơng bố ở lớp học.
Tiếp đó mõi người đề ra sáng kiến trình bày đeef xuất của mình cụ thể hơn (giới hạn về thời
gian và phương pháp). 2-3 ngày được dành cho tổng quan để học sinh có thể đưa ra lựa chọn.
<i>Ở một tác giả khác (Schweingruber „Dự án trong trường học”) đã được chỉ ra rằngvề cơ bản</i>
<i>có ba nguồnỗnuất phát từ học sinh hoặc/ và được đưa vào từ bên ngoài. Ở đây việc bàn bạc,</i>
<i>nhất trí và đồng tình của học sinh là nền tảng quan trọng nhất.</i>


<b>2.2. Phác đồ dự án (Chúng tôi đưa ra sự lựa chọn)</b>


Không đơn giản để hài hoà tất cả. Việ thảo luận các đề xuất và quyết định dự án cuối cùng
được thực hiện trước đó phải được diễn ra trong một khung đã xác định (con số dự án, giới
hạn thời gian, các quy tắc bàn bạc, hình thức tranh luận, thể thức quyết định). Quan trọng là
mọi thứ được lập luận khách quan và cụ thể và khơng có những tác động đến quyết định như


qua mị dân, đê doạ ngầm cũng như các hứa hẹn hay qua ảnh hưởng hay thành tích đặc biệt
của học sinh. Trong những hoàn cảnh nhất địnhcần phải tiên hành việc phát biêu theo từng
giai đoạn để không đi đến những quyết định quá vội vã. Cuối cùng quyết định được xác
định.Trong q trình đó đã có những hình dung đàu tiên về quá trình dự án được phát triển,
phần lớn chúng được nẩy sinh ngay từ khi tranh luận. Bằng cách này người ta có được một đề
xuất dự án đã được làm phong phú, phác đồ dự án.


<b>2.3. Kế hoạch dự án </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

án họ phát triển những tưởng tượng ban đầu ra một kế hoạch khả thi, tách rời cái có thể làm
được khỏi các mong ước thuần tuý và những hình dung quá mức. Họ kiểm tra xem liệu kế
hoạch có thể thực hiện được trên thực tế hay khơng và cùng với giáo viên làm rõ liệu nó có
chứa những mục tiêu chẳng hạn như vi phạm những điều cấm kỵ hay các quy định của nhà
chức trách. Ngoài ra học sinh sẽ phát biểu cụ thể những gì cá nhân mỗi người thực sự muốn
làm gì và bằng cách này họ bàn thảo ra được những điểm quan trọng.


Trung tâm của việc lập kế hoạch là sự phân công công việc. Giáo viên cần đứng ngồi việc
này nhiều nhất như có thể. Bước đầu tiên các học sinh cho biết họ thích làm gì, những nhiệm
vụ vai trò nào họ muốn đảm nhận. Việc phát biểu cần chọn một hình thức tạo điều kiện cho
tất cả được phát biiểu ý kiến, đặc biệt là những em rụt rè ngại giao tiếp xúc xã hội, ví dụ bằng
cách viết ra giấy chẳng hạn. Bước thứ hai các nhiệm vụ được cố định và phân chia và ghi
trong sổ nhiệm vụ. Cần lưu ý là các hình thức cơng việc (cơng việc theo cá nhân, theo cặp
hay theo nhóm). Việc hiểu biết lẫn nhau và giải thích rõ ràng nhiẹm vụ là vơ cùng quan trọng.
Khi kế hoạch dự án đã xong, nó sẽ được xem lại một lần nữa và được kiểm tra ở những đỉem
mấu chốt: Chúng ta đã đủ khả năng tiến hành dự án đã lập kế hoạch hay không? -Tiếp đó kế
hoạch dự án được cố định về mặt văn bản (chẳng hạn như bằng biểu lớn) và treo trong lớp.
Nó cần mơ tả chính xác như có thể con đường đi đến sản phảm cuối cùng/ mục tiêu dự án và
có những phần sau :


- Những ý niệm rõ ràng về sản phẩm cuối cùng/ mục tiêu dự án


- Những điều kiện thực hiện, vật tư, phòng ốc


- Kế hoạch tiến độ, nhu cầu thời gian


- Trách nhiệm, phân cơng cơng việc, quy định vai trị


- Bàn bạc thoả thuận (với cha mẹ, đồng nghiệp, thường trực nhà, nhà chức trách)


Giáo viên lui về phía sau hậu trường. Họ để rộng môi trường hoạt động cho học sinh như có
thể, sẽ giúp khai thơng bế tắc và tạo thêm không gian hành động; nhưng sẽ không sửa chữa và
cơ cấu lại. Chuyện này không loại trừ việc giáo viên có thể đảm trách những nhiệm vụ nhất
định khi tiến hành dự án. Đó có thể là những nhiệm vụ tương tự hay nhiệm vụ đặc biệt (như
quan sát, giám sát, đánh giá).


<b>2. 4. Tiến hành dự án </b>


<i>a) Những tiếp xúc trong giai đoạn khởi đầu </i>


Nếu đã bắt đầu với việc thực hiện một dự án được lập kế hoạch, thường xảy ra hiện tượng các
công việc sẽ phá vỡ khuôn khổ thông thường, làm thay đổi thời gian biểu, kéo ra khỏi phạm
vi lớp học. Đây chính là điểm mà dự án khơng cịn là chuyện của lớp mà cịn liên quan đến
những người ngồi cuộc. Nếu thành cơng, cần phải bắt đầu tiếp xúc với những người liên
quan, thực hiện việc đề đạt câu hỏi sớm và thu thông tin liên tục, ngoài ra là các khả năng về
tư vấn và làm phong phú thơng tin ngồi trơng đợi. Ưu tiên giao tiếp tực tiếp hơn bằng văn
bản. Cần chú ý đến những người liên quan sau đây:


- giáo viên đối tác (đặc biệt là hệ thống giáo viên chuyên môn): lập kế hoạch chung


- lãnh đạo trường, nhà chức trách: định hướng, làm rõ các quy định liên quan, bảo đảm, lấy
những giấy chấp thuận đặc biệt .



- thường trực nhà, hội đồng giáo viên : sử dụng phịng ốc đặc biệt, các giai đoạn có trục trặc
- cha mẹ: thông tin về dự án, chỉ dẫn về sai lệch, có được sự đồng ý .


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bây giờ là lúc thây được xem kế hoạch có được suy nghĩd chu đáo và có khả năng vận dụng
trong thực tế hay không. Quan trọng là giáo viên có thể thích ứng được với một số khó khăn
điển hình :


- sai sót trong lập kế hoạch


- đánh giá quá cao hay quá thấp của nhóm
- cơ cấu nhóm khơng phù hợp


- thiếu sự hợp tác trong nội bộ nhóm
- các vấn đề về thời hạn, thời gian


- yêu vầu khác nhau về thời gian của các nhóm


- các thoả thuận với người ngoài cuộc (cha mẹ, nhà chức trách)


- Sự lưu ý và thơng tin cho những người ngồi cuộc (thường trực nhà, đồng nghiệp)
- sự rụt rè của học sinh, kém độ lượng của giáo viên


- thiếu khả năng phê phán


- thiếu năng lực truyền cảm hứng của giáo viên
- biểu lộ những quyết định giả dân chủ


- trục trặc kỹ thuật, thời tiết xấu
<b>5. Kết thúc dự án </b>



Một dự án không thể kết thúc “một cách đơn giản như vậy”, cả về mặt chuyên môn lẫn
phương pháp dự án.Nếu sản phẩm đã được tạo ra, mục tiêu đạt được thì dứt khốt phải diễn ra
một kết thúc tôt đẹp. Nguy cơ tồn tại là xuật hiện một sự trống rỗng bất ngờ. Nếu đỉnh cao của
dự án đồng thời là lúc kết thúc, thì việc chuyển tiếp ssang cuộc sóng thường nhất sẽ có sự đứt
gãy đột ngột . Diều này thể hiẹn mau chóng sau các buổi xt hiện trước cơng chúng, lễ hội
hay giới thiệu các máy móc tự lắp ráp. Những cú sốc này sau đó đơi khi sinh ra sự e ngại
trước một dự án mới hay tạo ra điều ngược lại: sự mệt mỏi trong cuộc sống thường nhạt nhà
trường đánh thức mong muốn có những dự án tiếp . Đặc biệt đối với việc kết thúc dự án tốt
thì việc nhìn lại đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng. Lớp học thẳng thắn và tự phê rút ra tổng
kết: chúng ta đã định làm gì và đãd đạt được những gì? Những gì là tốt và những gì chưa? Có
thể tiếp tục như thế nào? Bước chuyển tiếp sang giờ học thông thường cần được kết nối một
cách khéo léo.


<b>6. Dừng lại kiểm tra </b>


Việc dừng lại kiểm tra là những nút mạch về mặt tổ chức cũng như điểm dừng chân giữa
chừng của dự án.


Nó phục vụ cho


- việc trao đổi thông tin qua lại


- việc tổ chức các bước cơng việc tiếp theo
- việc trực quan hố thực trạng dự án hiện thời


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Các thời điểm và địa điểm của điểm dừng kiểm tra trước tiên phụ thuộc vào bước did và hiện
trạng của công việc. Bênh cạn đó cũng nên cõ những dừng lại có tính chất thường xun,
chẳng hạn như cuối ngày học (như là kết thúc) hay khi bắt đầu làm việc



<b>7. “Quãng nghỉ tư duy” </b>


Việc đánh giá có phê phán quá trình làm việc là đặc trưng cho phương pháp dự án. Giá trị
giáo dục cao của nó đã rõ ràng , quãng nghỉ tư duy cung nên được dự kiến thường xuyên:
- suy nghĩ về khuôn khổ thoả thuận (thoả thuận, thoả ước, quy tắc và quy trình quyết định )
- cân nhắc xem vì sao xuất hiện sự thiếu hứng thú khi làm việc


- suy nghĩ về phương diện nhỏ của những gì đã diễn ra


- tạo khoảng cách với dự án qua ngắt nghỉ, dừng lại, ngỉ giải lao hay thông qua việc lặp lại
một giai đoạn dự án với các phương tiện khác hay theo trật tự khác


- bàn bạc về các vấn đề quan hệ


- động viên những học sinh im lặng, rụt rè hay có thể sợ sệt, nhút nhát


Đối với giáo viên trong phạm vi “quãng nghỉ tư duy” nhiệm vụ quan trọng nhất nằm ở chỗ lo
sao cho việc này diễn ra. Nhiều người có sự e dè dễ hiểu về tâm lý trướpc những cuộc tranh
luận như vậy và có khuynh hướng lảng tránh. Do lý do này mà người ta không nên cố định
trước những cuộc nói chuyện như vậy mà tuỳ tình hình mà thích ứng. Với một chút nhạy cảm
và khả năng quan sát giáo viên phần lớn có thể nhận thấy thời điểm thích hợp một cách dễ
dàng - ngồi ra thường là chính các em tự nhập vào một “quãng nghỉ tư duy”. Nhưng phát
biểu đánh giá có thể diễn ra phi ngơn từ và ở hình thức này có thể có một chức năng quan
trọng đặc biệt. Đặc trưng cho đó là kịch câm hay các thơng báo bằng hình vẽ. Cuối cùng các
gợi ý về lý luận dạy học như bảng câu hỏi, các câu hỏi mở, các luận đề có tính kích động hay
những kết luận vơ nghĩa có thể đưa đến một “quãng nghĩ tư duy”.


<b>*****</b>
<b>Danh mục nguồn:</b>



- Karl Frey, “Phương pháp dự án“, Beltz-Verlag Basel


- Jürgen Reichen, „Giờ học kiến thức chung và đối mặt với kiến thức chung“, Sabe Verlag
- Robert Schweingruber, „Dự án trong trường học“, Verlag Paul Haupt Bern


- Bastian/Gudjons: „Cuốn sách dự án“, Bergmann und Helbig Verlag
- Jürgen Tatz: „Thực tiễn các dự án 2“ (THCS ), Klett-Verlag


<b>Các ví dụ từ các tài liệu (Phụ lục)</b>


Các cuốn sách sau có những gợi ý q báu (và các ví dụ khác).


<b>Bastian/Gudjons: „Cuốn sách dự án“, Bergmann + Helbig Verlag,</b>
ISBN 3-925836-04-7


<b>Chủ đề</b> <b>Ghi chú</b>


Năng lượng từ phân bò/ rơm học sinh xây dựng một thiết bị biogas


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Đường phố cho mọi người Làm giao thông yên tĩnh trong một khu ở
Chúng tôi tổ chức một lễ hội


nhân dân


Chuyến đi của một lớp 7


<b>Robert Schweingruber: „Dự án trong trường học“, Verlag Paul Haupt Bern,</b>
ISBN3-258-02863-X


<b>Chủ đề</b> <b>Ghi chú</b>



Quảng cáo, bạn muốn gì ở
chúng tơi ?


Quảng cáo bằng hình ảnh, nghệ thuật, tâm lý học, tuyên
truyền, cạnh tranh, cấm đoán. Mục tiêu: triển lãm
Một bài bào sinh ra ra sao ? Nfghề phóng viên, biien tập, in ấn, bán báo, luật pháp
Trang hoàng nhà trường Mục tiêu: Tường chát dẻo nhân tạo


Sự phát triển ngành hàng
không


Lịch sử, kỹ thuật, nghề nghiệp, liên kết, kỹ thuật ảnh, Nhà
giao thơng Luzern. Mục tiêu :tối thuyết trình bằng phim
ảnh


Tiết kiệm năng lượng Khái niệm năng lượng, năng lượng mặt trời và hạt nhân,
khoáng sản ,...


<b>Bielefeldt/Edmundts: „Khoá học và dự án“, Agentur Dieck,</b>
<b>ISBN 3-88852-160-2</b>


<b>Chủ đề</b> <b>Ghi chú</b>


Chúng tơi tìm hiểu sơng ngịi
(dịng suối, bờ sơng, ...)


giờ học sinh học diễn ra ngoài trường, như làm bể cá, dọn
suối, bài trên báo chí



Làm rõ mọi việc được không
(Anything to declare)?


làm một chuỗi video về một văn bản, luyện miệng ngoại
ngữ nâng cao


Đường và sâu răng Trình bày thuyết minh (triển lãm), hợp tác với bác sĩ nha
khoa chẳng hạn


Sử dụng đúng thuốc men Triển lãm trong quầy trưng bày một hiệu thuốc, giờ học
hố khác bình thường


Người đẹp vì lụa –bao bì làm
nên hàng hố


Báo cáo và triển lãm (một cuộc thi là nguyên cớ tạo dự án),
Học từ mối quan hệ có ý nghĩa


Cuốn sách về quê hương chúng
tôi


Tự sản xuất sách cõ nhỏ
Mơi trường của chúng ta


(khơng khí, nước, đất, tiếng ồn)


Triển lãm và sự kiện công cộng, tường thuật báo chí
(Kt. SZ: trợ giúp của cơ quam môi trường )


Ở hôm qua, hôm nay và ngày



mai Sản xuất thơng tin trình diễn (phim kính Dias)<sub>ví dụ như Chuyến thăm quan một bảo tàng ngoài trời </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ISBN 3-12-408750-X


Chủ đề Ghi chú


Mẹ làm việc – bố làm việc Va chạm đầu tiên với thế giới lao động, sự phân cơng vai trị
(ở nhà và xí nghiệp)


Lao động là một nửa cuộc
sống ...


Suy nghĩ về tương lai việc làm , những thay đổi liên quan
Chỗ làm việc và tổ chức chỗ làm việc


Khao khát và nghiện ngập -
trong đó có: ma tuý


Suy nghĩ về mình, giải thích thay vì đe doạ , gắn với cha mẹ
Cuộc sống trong xã hội phong


kiến - thời trung cổ


Làm rõ thời đại đối với cuộc sống của từng cá thể (mghề
nghiệp , văn hố và đạo đức)


Cơng nghiệp hố Hiểu biết tri thức lịch sử thú vị hơn , gắn với tiếng Anh
Rừng Rừng như là tổ hợp sinh thái và là nơi làm việc của người



trông rừng, phong trào học sinh với rừng, trò chơi về rừng
Đất Tranh biện với yếu tố môi trường “Đất” qua kinh nghiệm


trực tiếp


Thừa rác Giải quyết lượng rác thải, rác ở nhà, rác ở trường, …
KidS – văn hoá trong trường


học


Dự án đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật, tiếp xúc với nghệ sĩ
(dự trù kinh phí có thể)


Âm tanh màu sắc từ thế giới
mới


-Hiểu biết cơ bản là nghe và nhìn bổ sung cho nhau và thc
về nhau


Công việc dàn cảnh như là
phương pháp dự án


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×