Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bao cao ket qua truong hoc than thien 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.32 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD&ĐT NA HANG


<b>TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN NA HANG</b>
Số:02/BC-THTT


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do - Hạnh phúc</b>


<i>Na Hang, ngày 25 tháng 5 năm 2012</i>
<b>BÁO CÁO</b>


<b>THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT, HSTC”</b>
<b>NĂM HỌC 2011- 2012</b>


<b>I. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua:</b>


<b>1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường:</b>
a) Có khn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo thống mát, ln
sạch đẹp: Nhà trường có khn viên sạch sẽ, có nhiều cây bóng mát.


b) Tổng số cây trồng mới từ năm học 2011 - 2012: 100 cây.
c. Số nhà vệ sinh: 01


<i> </i> - 0 Cơng trình hợp vệ sinh (CTHVS)/ tổng số 01Cơng trình vệ sinh (CTVS)
- Số cơng trình vệ sinh xây mới năm học 2011 – 2012: 0


d) Có đủ bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: Đủ
e) Kết quả thực hiện <b>“3 đủ” </b>(đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở):


+ Sự phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt việc đảm bảo "3 đủ" cho
100% học sinh:



Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Hội LHPN thị trấn Na Hang –
Đoàn thanh niên thị trấn Na Hang tổ chức các hoạt động đảm bảo điều kiện “ 3 đủ” cho
học sinh. Các thầy cô giáo và các em học sinh trong trường phát động “ <b>Hũ gạo tình</b>
<b>thương”</b> được <b>270kg</b> tặng cho<b> 27 </b>học sinh nghèo, học sinh có hồn cảnh khó khăn trong
dịp tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012.


Nhà trường kêu gọi các thầy giáo, cơ giáo và các em học sinh qun góp, giúp đỡ
học sinh 450 quyển vở viết, 20 bộ sách giáo khoa, 200 bút và đồ dùng học tập, 75 chiếc
quần áo, 03 xe đạp đảm bảo 100% học sinh có đủ vở viết, đồ dùng học tập, sách giáo
khoa.


Kết hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Na Hang tạo điều kiện cho gia đình học
sinh nghèo vay vốn, tư vấn cách phát triển kinh tế đảm bảo gia đình học sinh đủ ăn.


Đồn thanh niên thị trấn Na Hang tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vận
động, giúp đỡ gia đình học sinh có hồn cảnh khó khăn thu hút học sinh đến trường.


+ Có chuyển biến tốt trong việc khắc phục hiện tượng thiếu thiếu ăn, thiếu mặc và
thiếu sách vở, chuyển biến cụ thể là (nêu các chuyển biến, thể hiện rõ nét có được): Học
sinh có đủ


- Giải pháp của đơn vị trong việc đảm bảo thực hiện “3 đủ”:
g. Kết quả thực hiện đi học an toàn học kỳ I năm học 2011 - 2012


Nhà trường thường xuyên tuyên truyền Luật ATGT, phòng chống ma tuý, phòng
tránh đuối nước, an tồn về điện….nên khơng có học sinh nào vi phạm và bị tai nạn.


* Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này.
Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật:



Làm tốt cơng tác phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình - Xã hội, đảm bảo “ 3 đủ”
cho học sinh đến trường. Duy trì sỹ số 100%.


<b>2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các</b>
<b>em tự tin trong học tập.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

b) Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về Đổi mới công tác quản
lý, Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh<i>:</i> 02
người/ 02 người.


c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới Đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: 22/22.


d) Số cán bộ, quản lý, giáo viên đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: 23/24


100% giáo viên đã ứng dụng Bản đồ tư duy vào dạy học; học sinh biết và ứng dụng
Bản đồ tư duy vào việc ôn luyện, nắm kiến thức đã học.


<b>3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:</b>


a) Đã xây dựng được <b>Quy tắc ứng xử văn hóa </b>giữa các thành viên trong nhà
trường, tổ chức học tập và ký cam kết thực hiện đúng quy tắc ứng xử văn hóa của GV và
HS trong nhà trường. Hàng ngày BGH và tổ chức cơng đồn kiểm tra, giám sát việc thực
hiện của cán bộ giáo viên, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn và
đội cờ đỏ, đội xung kích kiểm tra, giám sát việc thực hiện của học sinh. Hàng tháng có
đánh giá kết quả thực hiện.


b) Nhà trường đã xây dựng được 4 CLB sở thích: CLB Tiếng anh, CLB Toán học,


CLB Dân ca, CLB nghi thức đội. Thành lập đội tuyên truyền măng non với 9 thành viên,
đội phát thanh măng non với 4 thành viên thường xuyên tuyên truyền các loại Luật vào
tiết chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần được 10 buổi với 2620 lượt người tham gia gồm các
loại luật: Giao thơng, Luật bình đẳng giới, Luật phịng chống bạo lực gia đình, Luật
phịng chống ma túy, Bộ luật lao động... Hàng ngày trước 15 phút đầu giờ đội tuyên
truyền măng non tuyên truyền rèn kỹ năng sống cho học sinh như: “Học lễ nghĩa”,
“thường thức an tồn”, “Tự bảo vệ mình trước những cán dỗ nguy hiểm”...


c) Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức câu lạc bộ học sinh:
- Thuận lợi:


+ Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho các CLB thành lập và đi vào
hoạt động.


+ Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động. Có nguồn lực học sinh phong phú,
u thích hoạt động của các CLB.


- Khó khăn: Thiếu địa điểm để CLB sinh hoạt. Thiếu trang thiết bị và kinh phí hoạt
động.


<b>4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh:</b>


a) Hàng tuần đều có sinh hoạt tập thể dưới cờ, tổ chức các trị chơi, văn nghệ tạo
khơng khí vui vẻ lành mạnh. Tổ chức được 16 buổi hoạt động tập thể lớn với 4176 lượt
người tham gia vào các ngày khai giảng, tết trung thu, ngày về nguồn, ngày nhà giáo Việt
Nam, ngoại khóa tìm hiểu 180 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang, ngày Hội đọc, ba đêm
giao lưu văn nghệ cùng trường THCS Sơn Phú, đêm giao lưu văn nghệ chào mừng ngày
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giao lưu văn nghệ và thể dục thể thao với trường
THCS Yên Hoa, THCS Năng Khả, THCS Thanh Tương; đạt giải Ba Hội thi Tiếng hát
học sinh huyện Na Hang lần thứ I năm 2012...



b) Nhà trường đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể như khai
giảng, kỉ niệm ngày thành lập Đồn TNCS Hồ Chí Minh, hoạt động 20 phút giữa giờ
ngày thứ 5 trong tuần, sinh hoạt đội....Đó là các trị chơi: Nhảy dây, Ơ ăn quan, chơi
truyền, giải danh, đá cầu, cầu lơng, bóng đá, nhảy bao bố, đi cà kheo, kéo co...


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Thuận lợi: Nhà trường nằm ở trung tâm huyện lỵ Na Hang nên có điều kiện học
hỏi về nội dung và cách tổ chức các trò chơi, cách biểu diễn văn nghệ, các làn điệu dân
ca. Học sinh và giáo viên có điều kiện tiếp cận và khai thác những nội dung cần thiết trên
mạng Internet...


- Khó khăn: Cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, thiếu kinh phí để hoạt động có chất
lượng cao.


* Ưu điểm: Lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia sinh hoạt, từ các hoạt động tập
thể vui chơi lành mạnh học sinh thêm yêu trường lớp, tăng độ chuyên cần.


* Nhược điểm: Mất nhiều thời giam để chuẩn bị, cần có nguồn kinh phí lớn trong
các hoạt động lớn.


* Một số giải pháp:


- Xây dựng kế hoạch sớm, cụ thể, rõ ràng, phân công và giao trách nhiệm tới từng
tổ chức, các cá nhân.


- Huy động nguồn kinh phí từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nhà trường bằng
cách quyên góp, ủng hộ.


<b>5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,</b>
<b>văn hố, cách mạng ở địa phương</b>



a. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các di tích có giá trị trong huyện và trong tỉnh
thơng qua buổi ngoại khóa về nguồn và tìm hiểu 180 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang.


Nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ huyện Na Hang. Đã vệ sinh chăm sóc được 24
buổi với 1796 lượt người tham gia.


Được phân công chăm sóc, vệ sinh đền Pác Tạ. Đã vệ sinh được 2 buổi với 81 lượt
người tham gia tạo cho môi trường của đền xanh, sạch, đẹp thu hút khách thập phương,
trồng được 10 cây xanh xung quanh đền. Tham gia vận chuyển đá để làm sân đền, dẫy và
phát cỏ đường đi lên Đền...


Chăm sóc 8 gia đình chính sách, hỗ trợ 9 xuất quà tổng trị giá 550.000đ.
b) Những điểm nổi bật về kết quả và những khó khăn hiện nay.


- 100% học sinh tham gia tìm hiểu và sưu tầm các hình ảnh về các di tích lịch sử,
văn hố, cách mạng ở địa phương.


- Chăm sóc vệ sinh và trồng được 30 cây cảnh tại nghĩa trang.
- Chăm sóc hỗ trợ 9 xuất quà tổng trị giá 550.000đ.


<b>II- Kết quả phong trào:</b>


1. Kết quả kiểm tra, đánh giá và công nhận trường tham gia Phong trào thi đua năm
học 2011-2012:


- Tự đánh giá theo công văn 581/HD-SGDĐT ngày 02/6/2009 của Sở Giáo dục và
Đào tạo đạt loại <b>Xuất sắc</b>


2. Những tập thể (tổ, nhóm) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các


nội dung của phong trào thi đua: Tập thể học sinh lớp 9B.


3. Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên) tiêu biểu, có nhiều sáng kiến thực
hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: Cô giáo Trần Thị Lệ Mỹ


4. Số lượng bài về kinh nghiệm, sáng kiến, tài liệu tham khảo về Phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được nêu trên trang web của Sở
Giáo dục và Đào tạo: Không


<b>V. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học</b>
<b>thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương:</b>


1. Kết quả nổi bật


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Từ khi có phong trào thi đua đến nay tỷ lệ chuyên cần của học sinh cao. Số lượng
học sinh giỏi đạt giải các cấp cao hơn. Số lượng học sinh giỏi toàn diện được nâng lên.
Chất lượng giáo viên và học sinh được nâng lên.


Học sinh hiểu biết và làm tốt công tác uống nước nhớ nguồn; Số lượng, chất lượng
các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca các dân tộc được học sinh tìm hiểu, tập luyện
biểu diễn với chất lượng cao, ý thức tự hào dân tộc được nâng lên. Mối thân thiện giữa
thầy – trò, trò – trò được tăng cường.


2. Biểu hiện, kết quả cụ thể về thân thiện và tích cực:


a) Mức độ biểu hiện thân thiện trong các mối quan hệ giữa học sinh - học sinh, học
sinh - giáo viên, nhà trường – gia đình, nhà trường – địa phương, các ban
ngành, ... có thay đổi gì? Minh chứng cụ thể:


Thầy và trò cùng tập luyện, biểu diễn văn nghệ, chơi trị chơi dân gian, thiết kế mơ


hình xe tăng diễu hành trong đêm Trung thu năm 2011, chăm sóc nghĩa trang Liệt sỹ,
chăm sóc di tích Lịch sử Quốc gia Đền Pác Tạ…


Giáo viên thường xuyên liên hệ trao đổi, thăm gia đình học sinh, chia sẻ với các em
học sinh có hồn cảnh khó khăn


b) Sự gia tăng tích cực của học sinh được biểu hiện ở những điểm gì? đánh giá
mức độ cụ thể: Tỷ lệ chuyên cần của học sinh tương đối cao. Phong trào thi đua và kết
quả học tập của học sinh được nâng lên


c. Những tác động lớn của phong trào trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội,
kinh tế ,... tại địa phương: Từ năm học 2009-2010 đến năm học 2011-2012 trường THCS
thị trấn Na Hang kết hợp với trường Tiểu học thị trấn Na Hang tổ chức nhiều hoạt động
chung của phong trào như tổ chức Văn nghệ, rước đèn Trung thu trên đường phố trở thu
hút học sinh, thanh niên, nhân dân.. tham gia tạo nên khơng khí lễ hội trong đêm Trăng
Rằm giúp học sinh có thêm cảm nhận về tết Trung thu truyền thống của dân tộc Việt
Nam.


3. Năm học 2011-2012 có 01 sáng kiến về Tổ chức các trị chơi dân gian được
thực hiện có hiệu quả ở trường


4. Kết quả công tác xã hội hóa:


- Hỗ trợ học sinh (từ các nguồn khác nhau được thực hiện ở trong và ngoài nhà
trường). Tổng số bằng tiền<b>: 26.000.000đ.</b>


6. Những khó khăn khi triển khai thực hiện phong trào:


Một số học sinh chưa hiểu ý nghĩa của phong trào nên chưa có ý thức thực hiện tốt
các nội dung.



Một số ít giáo viên hạn chế về năng lực chuyên môn, khả năng thu hút, tập hợp học
sinh.




<i><b>Nơi nhận:</b></i>


- PGD&ĐT;
- Lưu NT ( Bình – 2).


<b>HIỆU TRƯỞNG</b>


</div>

<!--links-->

×