Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5a, trường tiểu học lương sơn 1, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.69 KB, 22 trang )

0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 5A TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG SƠN 1,
HUYỆN THƯỜNG XUÂN.

Người thực hiện: Đào Thị Hường.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lương Sơn 1.
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt.

THANH HOÁ, NĂM 2021


MỤC LỤC

TT
1

Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU

2



1.1

Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm

2

1.2

Mục đích nghiên cứu

3

1.3

Đối tượng nghiên cứu

3

1.4

Phương pháp nghiên cứu

3

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1


Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3

Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.

5

Biện pháp 1. Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài.

5

Biện pháp 2. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.

6

Biện pháp 3. Rèn kĩ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn bằng việc
áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy.

8


Biện pháp 4. Giúp học sinh có thói quen tìm từ gợi hình, biểu
cảm; tạo hình ảnh cho câu văn miêu tả khi làm văn miêu tả

11

Biện pháp 5. Giúp học sinh biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân
hoá khi làm văn miêu tả

13

Biện pháp 6. Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực và cá thể hóa
hoạt động dạy học.

16

Biện pháp 7. Cá thể hóa hoạt động dạy học.

18

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

19

KẾT LUẬN, KIẾN NGHI

19

3.1

Kết luận


19

3.2

Kiến nghị

20

2

2.4
3


1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hồn thành
năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được
thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Từ đó, các em có thể học tập và giao tiếp tớt, giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu
kiến thức lớp trên. Phân mơn Tập làm văn ngồi nhiệm vụ rèn cho học sinh các
kĩ năng trên thì nó cịn góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và
nâng cao các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt; trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa;
tinh thần trách nhiệm trong cơng việc; bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tốt đẹp
cho học sinh Tiểu học.
Mục tiêu của phân môn Tập làm văn ở Tiểu học được thể hiện ở hai nội
dung chính đó là:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh các văn bản nói và viết (kĩ năng
phân tích đề, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý; kĩ năng viết đoạn văn; kĩ năng liên kết
đoạn văn thành bài văn). Bên cạnh đó củng cớ và hồn thiện các kĩ năng mà học
sinh đã học ở các phân môn khác nhau như kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu
câu, viết đúng chính tả.
- Thông qua việc dạy Tập làm văn để rèn luyện các thao tác tư duy, phát
triển ngôn ngữ, bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lẽ phải và sự cơng bằng
trong xã hội; tình u và thói quen gìn giữ sự giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có tri thức, thấm nhuần
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích việc
làm và biết rèn luyện khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.
Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên của nhà trường,
của mỗi giáo viên. Được phân công giảng dạy khối 5 nhiều năm, tôi nhận thấy
phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt có là phân mơn mà nhiều giáo viên
cho rằng rất khó dạy; chất lượng học sinh Hồn thành tớt về phần Tập làm văn
cịn rất hạn chế. Đại đa sớ học sinh viết văn cịn khơ khan, nhất là văn miêu tả.
Việc sử dụng các từ ngữ còn vụng về, chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ để
gợi tả nên câu văn chưa có “hồn”. Đặc biệt học sinh chưa tự quan sát, tìm tịi
khám phá ra được “cái mới”, cái nổi bật của đối tượng hoặc chưa được hướng
dẫn quan sát cụ thể, tỉ mỉ nên học sinh chỉ tưởng tượng để viết bài theo một
khuôn mẫu nào đó mà mình được tham khảo.
X́t phát từ thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt mà đặc biệt là phân môn
Tập làm văn lớp 5, với kinh nghiệm của bản thân, cùng với việc nghiên cứu các
tài liệu và học hỏi từ đồng nghiệp, tôi xin được chia sẻ Sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh tại lớp 5A,
trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân”. Với hi vọng nhằm góp
phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói
chung, dạy cho học sinh lớp 5 học tớt văn miêu tả nói riêng.



2

1.2. Mục đích nghiên cứu.
1. Nghiên cứu đầy đủ nội dung và phương pháp học phân môn Tập làm
văn lớp 5 đặc biệt là một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh
lớp 5.
2. Chỉ ra những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh
lớp 5 làm các bài tập làm văn thông qua việc thực nghiệm của bản thân nhằm
giúp cho việc dạy và học môn Tập làm văn có hiệu quả hơn.
Mặt khác cũng tìm ra ngun nhân, giải pháp, ý kiến nhằm khắc phục khó
khăn, nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập làm văn.
3. Tìm ra biện pháp giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng làm văn miêu tả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các phương pháp, biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh tại
lớp 5A tại trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Tham khảo sách báo, tạp chí, tài liệu có liên quan.
- Tham khảo các phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 5.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, quan sát, phỏng vấn, trao đổi, thực nghiệm, tổng kết kinh
nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Văn miêu tả là thể loại văn dùng ngôn ngữ để tả sự vật, hiện tượng, con
người,…một cách sinh động, cụ thể như nó vớn có. Nhờ có văn miêu tả, con
người có thể lạc vào thế giới của những cảm xúc, những âm thanh, tiếng động,
hương vị của những cánh đồng, khu rừng, làng quê…, thấy rõ tư tưởng, tình
cảm của mỗi con người, mỗi sự vật. Đó là sự kết tinh của các nhận xét tinh tế,
những rung động sâu sắc mà người viết thu lượm được khi quan sát cuộc

sống. Đặc điểm nổi bật của văn miêu tả là ngơn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh.
Đây là đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa văn miêu tả với các thể loại văn khác
nhau như văn bản tự sự, văn nghị luận. Ngôn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc bởi
trong bài viết bao giờ người viết cũng bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay ý kiến nhận
xét, đánh giá hay bình luận của người viết với đới tượng miêu tả. Tình cảm đó
có thể là sự yêu mến, yêu quý, thán phục hay sự gắn bó với đới tượng được miêu
tả.
Ngơn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh bởi trong bài viết thường được sử
dụng từ ngữ gợi hình như: tính từ, động từ, từ láy hay các biện pháp tu từ như:
so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,… chính điều này đã tạo cho ngơn ngữ trong văn miêu


3

tả có sự ủn chủn, nhịp nhàng, diễn tả tớt cảm xúc của người viết. Hơn thế
nó có tác dụng khắc họa được bức tranh miêu tả sinh động như cuộc sống thực.
Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sớng cũng có thể trở thành đới
tượng của văn miêu tả nhưng không phải bất kỳ một sự việc nào cũng trở thành
văn miêu tả. Miêu tả không chỉ đơn giản ở việc giúp người đọc thấy rõ được
những nét đặc trưng, những đặc điểm, tính chất,…không phải là việc sao chép,
chụp lại một cách máy móc mà phải thể hiện được sự tinh tế của tác giả trong
việc sử dụng ngôn từ, trong cách thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đới với
đới tượng miêu tả. Một bài văn miêu tả đạt được đỉnh của nó khi mà bằng những
ngơn ngữ sinh động nào đó khiến cho người nghe, người đọc như cảm thấy mình
đang đứng trước sự vật, hiện tượng đó và cảm thấy như được nghe, sờ những gì
mà tác giả nói đến Khi miêu tả lạnh lùng, khách quan nhằm mục đích thơng báo
đơn thuần thì đó khơng phải là miêu tả văn học mà là theo phong cách khoa
học.
Mỗi bài văn miêu tả của học sinh phải là kết quả của sự sáng tạo, nó được
coi như một sáng tác có giá trị nghệ tḥt. Vì vậy, nó phải tn theo những quy

định để làm ra một tác phẩm nghệ thuật.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp ở Trường Tiểu học
Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân. Tôi nhận thấy: Về phương pháp, cách thức
dạy Tập làm văn ở lớp 5 cịn nhiều lúng túng, đơi khi cịn đơn điệu, chưa phát
huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. Bởi vậy, kết quả bài làm của học
sinh nhiều câu văn còn mang tính chất sao chép, cứng nhắc, chưa thực tế, không
mang tính phát hiện của bản thân. Nhiều bài văn của học sinh không được quan
sát vật thực, cảnh thực từ đó dẫn tới tình trạng các em nhớ, viết theo cách nghĩ
chủ quan của mình. Đa sớ các bài văn của học sinh làm chỉ mang tính chất liệt
kê sự vật chứ chưa mang tính chất miêu tả thậm chí các em còn dựa nhiều vào
những bài văn mẫu có trong các sách tham khảo.
Trong chương trình Tiểu học hiện hành, tiết trả bài là rất ít và đa số giáo
viên thực hiện tiết trả bài còn chiếu lệ; thầy chỉ nhận xét chung từng bài của học
sinh về ưu điểm và nhược điểm cơ bản nhất rồi trả bài, đọc bài hay cho học sinh
tham khảo. Như vậy không khí lớp học rất buồn mà học sinh lại khơng tự tìm ra
những cái hay của bạn mà học tập. Thông qua tiết trả bài như vậy, tôi thấy học
sinh cũng chẳng học tập được gì ở bạn nhiều vì học sinh khơng được luyện tập,
rèn luyện kĩ năng và thói quen “tự điều chỉnh”, tự học tập để tiến bộ. Nói tóm lại
là trong q trình dạy học Tập làm văn tơi thấy cịn nhiều lúng túng. Chính vì
vậy, bản thân đã nghiên cứu kĩ chương trình Tập làm văn lớp 5, tìm tòi và đổi
mới phương pháp dạy, đưa các biện pháp tu từ đặc biệt là biện pháp nhân hóa để
hướng dẫn học sinh làm văn với mục đích nâng cao chất lượng bài văn miêu tả
của học sinh.
Nguyên nhân:
- Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.


4


- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.
- Khi quan sát thì các em khơng được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan
sát những gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối
tượng cần miêu tả.
- Chưa có kĩ năng tìm ý, lập dàn ý.
- Khơng biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu
tả khi quan sát.
- Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch
lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngơn ngữ của mình về một sự vật, cảnh
vật, về một con người cụ thể nào đó.
- Phân mơn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo,
nhưng lâu nay người giáo viên chưa có cách phát huy tới đa năng lực học tập và
cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý
Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt.
Từ thực trạng nêu trên, ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát
chất lượng mơn Tập làm văn của học sinh trong lớp mình phụ trách thông qua
bài kiểm tra để phân loại đối tượng học sinh. Kết quả khảo sát 34 học sinh như sau:
Tổng
34

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL


SL

TL

SL

TL

4

11,7%

27

79,5%

3

8,8%

Trước thực tế dạy học đó, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy Tập làm văn tôi đã tiến hành
thực hiện các giải pháp sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong phân môn Tập làm văn lớp 5 có 62 tiết. Trong đó Tập làm văn miêu
tả 43 tiết (chiếm gần 70% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện
kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các mơn học khác làm giàu vốn sống, rèn
luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho
học sinh.
Để giúp học sinh đạt được mục tiêu trên, ngoài việc nắm vững nội dung,

chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn nói chung, kiểu bài văn tả cảnh
nói riêng, người giáo viên cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
* Biện pháp 1. Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài.
Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu
cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5:
“ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay
trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).


5

Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp
học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định
nội dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm
từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công
viên….).
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề
bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung.Với đề bài này,
giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết.
Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang đi thả diều cùng bạn”...
Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho các em xác định được ý
cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
* Biện pháp 2. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người
nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy (Tiếng Việt 4 tập 1, trang

140), tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người
đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn
miêu tả, tôi đã hướng dẫn học quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý, cách
tiến hành là tôi dùng các ngữ liệu đã có trong chương trình hướng dẫn các em
tìm hiểu, khai thác, phân tích rồi vận dụng đối với sự vật cụ thể mà mình sẽ tả:
a. Tả theo trình tự khơng gian:
Quan sát tồn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ
ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 4, lớp 5 trình tự này
được vận dụng khi miêu tả lồi vật, đồ vật, cảnh vật,...
Ví dụ 1: Tả từ ngồi vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi
Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường …, …... Trong đền dịng chữ
vàng Nam Q́c Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.” (Phong
cảnh đền Hùng – Tiếng Việt 5 tập 2)
Ví dụ 2: Tả từ dưới lên trên “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn,
dễ gãy hơn cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi
xứ Lạng).
b. Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì
miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả
cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .


6

Ví dụ 1: “...Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện
vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ,
quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hồng hơn, áp phiên của phiên
chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt” (Đường đi Sa
Pa- Tiếng Việt 4).
Ví dụ 2: “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả

nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những
hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một
năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới.” (Mùa thảo quả
- Tiếng Việt 5 tập 2).
c. Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây
cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả
sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ
nên tả những điểm đặc trưng tiêu biểu nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết
như nhau của đới tượng.
Ví dụ 1: “ Bà tơi ngồi cạnh tơi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín
cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm
trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.”
Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chng. Nó khắc sâu vào trí nhớ
tơi dễ dàng, và như những đố hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi
bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả,...” (Bà Tơi
- Tiếng Việt 5- Tập 1).Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi
đến ánh mắt.
Ví dụ 2: “Sầu riêng là loại trái quý ở miền Nam. Hương vị của nó hết sức
đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa... Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm... Hoa đậu
từng chùm màu trắng ngà. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng
cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngay thẳng đuột...”.
Tác giả đã tả nét đặc sắc nhất của quả, hoa và dáng cây sầu riêng.
Ngồi các trình tự miêu tả trên, tơi thường hướng dẫn và rèn luyện cho học
sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,...) để
quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
Ví dụ 3: Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 33) ta thấy
tác giả đã quan sát bằng các giác quan như sau:
- Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi.
- Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.

- Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận
mưa đầu mùa.


7

-Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót
của chào mào.
Sau khi hướng dẫn kĩ cho học sinh cách quan sát như: trình tự quan sát, sử
dụng các giác quan để quan sát. Đọc các bài làm của các em tôi nhận thấy khả
năng quan sát vấn đề được nâng cao hơn, nhạy bén hơn, bao quát hơn, diễn đạt ý
rõ ràng, trọn vẹn, trôi chảy.
* Biện pháp 3. Rèn kĩ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn bằng việc áp dụng
kĩ thuật sơ đồ tư duy.
Lập dàn ý là thao tác quan trọng của mỗi học sinh trong quá trình viết bài,
thao tác này giúp cho học sinh tránh việc bỏ sót ý, viết lan man, khơng đúng chủ
đề vì vậy để nâng cao hiệu quả trong việc lập dàn ý tôi đã áp dụng kĩ thuật sơ đồ
tư duy. Tôi tổ chức cho HS suy nghĩ một cách chủ động và sáng tạo thông qua
hệ thống câu hỏi, khung chủ đề, tình h́ng, phiếu bài tập,… dưới nhiều hình
thức khác nhau (bơng hoa, vịi bạch tuộc, mơ hình, cây sự kiện,…).
- Sau khi cho HS đọc kĩ đề, tôi sẽ đưa những câu hỏi khơi gợi nhằm giúp HS
nắm rõ các yêu cầu của đề bài.
- Kết hợp cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật hay gợi ra các vấn đề có liên quan
nhằm hướng HS vào đề tài.
- GV xây dựng khung mạng trên bảng phụ ( giấy khổ to) đồng thời đặt ra các
câu hỏi gợi mở. HS làm việc theo nhóm để hồn thành sơ đồ mạng trong phiếu
giao việc bằng cách ghi lại các ý dưới dạng từ, cụm từ, xung quanh khung chủ
đề. Qua đó, các ý cho bài văn được hình thành.

- Các nhóm trình bày kết quả nhóm mình, nhóm khác bổ sung.

- Với các ý đã tìm được, các nhóm thảo ḷn đánh sớ thứ tự, thơng qua việc làm
đó các em lập được dàn ý cho bài văn.
- GV gọi vài nhóm trình bày thứ tự các ý mình đã sắp xếp, các nhóm khác trao
đổi bổ sung.
- GV nhận xét và sắp xếp các thẻ từ lên bảng theo một trình tự hợp lý tạo nên
dàn bài chung cho đề văn.


8

- Từ dàn bài hình thành, mỗi HS sẽ triển khai các ý cho riêng mình và trình bày
trước nhóm rồi trước lớp. Ý kiến của các em sẽ được em khác bổ sung và hồn
thiện. Qua đó, câu văn của các em sẽ trau ch́t hơn, có hình ảnh nghệ thuật
hơn, ít sai lỗi dùng từ, đặt câu.
Ví dụ: Ôn tập về tả con vật lớp 5 (tuần 30)
* Hoạt động tìm ý:
- Mục tiêu: HS liệt kê được các bộ phận chính và hoạt động của con vật và tìm
các từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận, hoạt động của con vật đó.
- Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị khung sơ đồ tư duy, thẻ từ dùng để làm sơ đồ
mạng. Phiếu bài tập.
- Các hoạt động: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm với nội dung sau:
+ Hãy liệt kê các bộ phận chính của con vật, hoạt động của con vật và tìm
những từ ngữ thường dùng để miêu tả đặc điểm của hình dáng và hoạt động và
trình bày theo sơ đồ mạng.
+ Sau đó yêu cầu 1- 2 nhóm HS nhanh nhất lên trình bày, các nhóm khác theo
dõi, bổ sung và cho ra một mạng lưới các ý:
GV dùng thẻ từ biểu diễn sơ đồ tư duy

Sau đó, GV yêu cầu mỗi em làm một sơ đồ tư duy về con vật em định tả.
* Hoạt động lập dàn ý:

+ Yêu cầu HS tự đánh số thứ tự vào các ý làm thành một dàn ý cho riêng
mình.
+ GV mời vài em lên trình bày. GV và HS cả lớp nhận xét, đồng thời đưa
ra cách đánh số thứ tự các ý một cách hợp lí nhất


9

+ Trong khi HS làm, GV bao quát lớp và chú ý hướng dẫn các em HS
trung bình và yếu
+ GV tổ chức hoạt động sau: HS diễn đạt các ý đã trình bày trên sơ đồ
mạng. Mỗi HS trình bày theo thứ tự các ý đã lập sao cho cách miêu tả thật hay,
thật sinh động. Hình dáng và hoạt động của con vật hiện lên một cách chân thật,
lôi cuốn, tự nhiên.
Ví dụ: Từng HS diễn đạt câu văn tả đôi mắt của con mèo:
+ Con mèo Mi-mi có đơi mắt sáng và nhanh nhẹn.
+ Đơi mắt của Mi-mi tròn và sáng như hai hòn bi ve.
+ Chú mèo Mi-mi có cặp mắt trịn xoe và tinh nhanh lạ kì.
GV sửa lỗi cho HS, HS bổ sung và rút kinh nghiệm, học hỏi câu văn hay
của bạn để tiến hành làm bài viết cho tốt hơn.
Lưu ý: Đối với HS chưa hoàn thành, GV kịp thời tác động và giúp đỡ
các em. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em, không bác bỏ làm các em
mất tin tưởng vào bản thân mà chỉ sửa sai nhẹ nhàng. Có thái độ thân thiện, cởi
mở với các em. Khuyến khích các em động não và suy nghĩ để tìm ý. Tạo điều
kiện cho HS Hồn thành tớt giúp đỡ các bạn. GV kịp thời khen ngợi động viên
nếu các em tìm được ý để các em hứng khởi trong học tập. GV phải chuẩn bị đồ
dùng trực quan kĩ lưỡng và đầy đủ để khắc sâu kiến thức cho HS.
Phương pháp này hướng đến việc cá thể hóa hoạt động của HS. Thông
qua những gợi ý trực quan trên bảng được trình bày theo hệ thớng sơ đồ tư duy,
HS được gợi ý nhiều ý tưởng cho vấn đề cần giải quyết.

Với cách tổ chức phong phú, đa dạng HS không thấy nhàm chán, nặng
nề trong việc học. Trái lại, tư duy của các em được kích thích, được dẫn dắt đi
đến nảy sinh nhiều ý một cách tự nhiên, nhẹ nhàng cũng như dễ dàng tạo lập dàn
ý từ các ý thu thập được.
* Biện pháp 4. Giúp học sinh có thói quen tìm từ gợi hình, biểu cảm; tạo
hình ảnh cho câu văn miêu tả khi làm văn miêu tả
Để làm tốt văn miêu tả, HS phải có một vớn từ phong phú và quan trọng
hơn là phải biết lựa chọn tinh tường, sao cho giữa một hệ thớng các từ đồng
nghĩa, gần nghĩa, có thể tìm được một vài từ phù hợp, chính xác nhất.
Trong q trình giảng dạy, Tơi thường lưu ý học sinh phải ln có thói
quen tìm từ gợi hình, biểu cảm và phải lựa chọn từ ngữ phù hợp.Muốn làm nổi
bật hình ảnh của đới tượng, cần chú ý nhiều đến hệ thớng từ tượng hình (tả màu
sắc, hình dáng, trạng thái...); ḿn làm nổi bật khơng khí của cảnh thì chú ý tới
hệ thống từ tượng thanh (mô phỏng âm thanh của tự nhiên)...
Ví dụ:Tìm những từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh khi tả sóng biển hay tả
cơn mưa rào... , giáo viên yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trao đổi thảo ḷn và
tìm các từ khác nhau.


10

Sau đó GV nêu vấn đề: Các từ ấy được dùng như thế nào? Sau quá trình
trao đổi, nêu ý kiến cùng với vốn sống thực tế, học sinh sẽ tự nhận thấy: Tả cảnh
sóng biển có nhiều từ ngữ gợi hình, gợi thanh: cuồn cuộn, nhấp nhơ, lăn tăn, rì
rầm, rì rào, lơ nhơ, ì oạp... Nhưng khơng phải miêu tả sóng lúc nào cũng dùng
được tất cả các từ ấy.
Tả sóng biển lúc biển động thì dùng từ “cuồn cuộn”; tả tiếng sóng biển vỗ
vào bờ đá thì phải dùng từ “ì oạp”; tả tiếng sóng biển vọng lại trong đêm mà
nghe từ xa thì phải dùng từ “rì rầm”, ...
Hay âm thanh của tiếng mưa rào cũng có sự phân biệt rõ: mưa dạo đầu rơi

x́ng sân thì “lẹt đẹt”; mưa trên mái tơn thì “rào rào”; mưa đập vào phên nứa
“đồm độp”; mưa đập vào tàu lá ch́i thì “lùng bùng”; mưa từ mái tranh giọt đổ
x́ng sân thì “ồ ồ”, ....
Sau nội dung trên, giáo viên đưa ra các dạng bài tập điền từ vào chỗ
chấm; tìm từ lạc trong nhóm từ; sửa từ chưa chính xác trong các câu; sửa lỗi liên
kết câu; tìm từ giàu hình ảnh, sinh động để biểu đạt các sự vật, hiện tượng (đối
tượng miêu tả) để HS rèn luyện kĩ năng dùng từ…
Chẳng hạn: Tìm những từ láy, tính từ gợi tả thích hợp để điền vào chỗ
trống trong các câu văn sau:
- Tiếng sóng vỗ... (rì rầm) vào mạn thuyền như lời ru... (êm ái) cho làng
chài n giấc ngủ.
- Những con sóng .... (nhấp nhơ) đùa giỡn cùng bãi cát vàng.
- Những con sóng …(hiền từ) gối lưng lên nhau xô nhẹ mạn thuyền
Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ, vấn đề tạo hình ảnh trong khi làm văn
miêu tả cũng rất quan trọng.Nếu HS viết những câu văn miêu tả giàu hình ảnh
thì sức gợi cảm của bài văn sẽ tốt hơn.
Để giúp HS thực hiện tốt yêu cầu này, giáo viên sử dụng hệ thớng bài tập
điền các từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm vào chỗ trớng; tìm những cách
diễn đạt có cách tạo hình ảnh hay hơn và sau đó là dùng những từ ngữ, biện
pháp nghệ thuật để viết câu, viết đoạn.Các dạng bài tập đó giúp phát huy được
năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực cảm thụ cho HS: HS không chỉ nắm
được cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong viết câu còn biết cách liên kết các
câu trở thành một đoạn văn hoàn chỉnh, hay và hấp dẫn, có thể gây được sự chú
ý cho người đọc, người nghe.
Ví dụ 1: Với bài tập: Hãy so sánh các cách diễn đạt sau và cho biết cách
diễn đạt nào hay hơn. Em hãy giải thích rõ lí do vì sao mình chọn?
a. Dịng sơng chảy qua cánh đồng.
b. Dịng sơng lượn qua cánh đồng.
c. Dịng sông vắt qua cánh đồng.



11

Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu cảm nhận của mình và nhận thấy, cả ba
câu đều miêu tả về dịng sơng nhưng hình ảnh dịng sơng trong mỗi câu văn đem
lại những ấn tượng khác nhau đối với người đọc.
Câu a: Đây là một câu văn tả thực, chỉ miêu tả đơn thuần về hình ảnh một
dịng sơng như trong thực tế đời sớng. Cách viết rất bình thường nên ai cũng có
thể làm được.
Câu b: So với câu 1, cách viết này đã có hình ảnh hơn. Bởi với từ “lượn”
câu văn đã góp phần gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh về một dịng sơng
mềm mại, dun dáng.Vẻ đẹp này góp phần tơ điểm thêm cho bức tranh thiên
nhiên.
Câu c: Đây là câu văn hay hơn cả. Với cách dùng từ “vắt” câu văn giúp
người đọc khơng chỉ hình dung được vẻ đẹp mềm mại của dịng sơng mà cịn
cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của nó. Dịng sơng ấy như một nhịp cầu
thật duyên dáng nối khoảng không gian giữa đôi bờ.
Câu văn có sức gợi hình, gợi cảm nhiều hơn, cách miêu tả khơng chỉ bằng
thị giác mà cịn bằng sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm; bằng tình yêu quê hương
thiết tha, sâu nặng. Đây cũng chính là một sáng tạo về nghệ thuật tạo hình ảnh
trong khi viết văn miêu tả.
Rõ ràng chỉ khác nhau một từ thôi nhưng cách gợi hình, gợi cảm của ba
câu đã khác nhau.Trên cơ sở dạng bài tậpnày, giáo viên hướng dẫn học sinh cách
dùng từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả để tạo nên những độc đáo, sáng tạo riêng.
Ví dụ 2: Tôi cho các câu văn:
a/ Trên cành sồi, mới mọc rất nhiều lá non
Các em có thể thay từ vào để câu văn có thể trở thành: “Trên cành sồi,
mới mọc tua tủa những chiếc lá xanh non.”
b/ Hương thơm lan toả khắp khu rừng.
Các em có thể thay từ để có câu văn: “Hương thơm ngào ngạt, lan toả

khắp khu rừng.”
c/ Trên vòm trời cao, những đám mây trắng đang bay.
Các em có thể thay từ để câu văn hay hơn “Trên vòm trời cao vời vợi,
những đám mây trắng đang nhởn nhơ bay.”
Sau khi các câu được thay thế từ ngữ, tôi cho các em đọc lại và so sánh
mức độ hay của câu. Từ đó các em tự nhận thấy việc thay từ rất quan trọng trong
mỗi câu văn, làm cho câu văn có hình ảnh và sinh động hơn.
* Biện pháp 5. Giúp học sinh biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá khi
làm văn miêu tả.
Trong các bài tập đọc, tôi thường cho các em tìm những hình ảnh so
sánh, nhân hố được tác giả sử dụng và yêu cầu các em phân tích cái hay của từ,
của hình ảnh khi được sử dụng biện pháp tu từ.


12

Ngồi ra tơi cịn cho các em làm một sớ các bài tập ở dạng:
+ Dạng 1: Tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm cho hồn chỉnh
các câu văn sau:
a/ Cây bàng trước cổng trường gốc to như. . . , tán lá sum sê. . .
Các em có thể điền: “Cây bàng trước cổng trường gớc to như cột đình,
tán lá sum sê như một cái ô khổng lồ.”
b/ Dòng sông quanh co như. . . chảy qua cánh đồng. . . .
Các em có thể điền: “Dịng sơng quanh co như một tấm lụa đào chảy
qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.”
+ Dạng 2: Dùng biện pháp nhân hố để viết lại các câu sau:
Ví dụ:
a/ Ánh trăng chiếu qua kẽ lá.
Các em có thể điền: “Ánh trăng xun qua kẽ lá nhìn x́ng mảnh sân.”
b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên vịm cây.

Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên vòm cây.
c) Mùa xuân, sân trường mướt xanh màu lá.
Mùa xuân, sân trường khoác chiếc áo mướt xanh màu lá.
+ Dạng 3: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người, điền vào
chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa.
Ví dụ:
a) Vầng trăng (Vầng trăng hiền dịu.)
b) Mặt trời (Mặt trời nấp sau bụi tre.)
c) Bơng hoa (Bơng hoa thì thầm tỏa hương.)
d) Chiếc bảng đen (Chiếc bảng đen nhòe nhoẹt nước mắt.)
e) Cổng trường (Cổng trường dang tay đón chúng em.)
+ Dạng 4: Phát hiện và nêu ý nghĩa của biện pháp.
Trong đoạn văn dưới đây, sự vật nào đã được nhân hóa? Những từ ngữ nào giúp
em nhận ra điều đó? Biện pháp nhân hóa đó đã góp phần nhấn mạnh được điêù
gì?
“ Mưa mùa xn xơn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại,
rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu x́ng lá cây ổi cịng mọc lả
x́ng mặt ao. Mùa đơng xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng
thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.Đất trở lại dịu mềm,
lại cần mẫn tiếp nựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức
sống ứ đầy, tràn trên các nhánh lá, mầm non. Và, cây trả nghĩa cho mưa bằng cả
mùa hoa thơm, trái ngọt…”
- Trong đoạn văn đó, sự vật được nhân hóa là: Mặt đất


13

- Những từ ngữ giúp chúng ta nhận ra điều đó: kiệt sức, bừng thức dậy,
âu yếm đón, cần mẫn, trả nghĩa.
- Biện pháp nhân hóa đã góp phần nhấn mạnh được giá trị to lớn và đẹp

đẽ của những cơn mưa mùa xuân đầy sức sống.
+ Dạng 5: Tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa
Ví dụ:
a/ “...Những buổi chiều, con đường làng em như chìm trong giấc ngủ.
Hàng
cây đứng yên cho con đường yên giấc” (Tả con đường làng)
b/ “.... Chú chó nhà em rất đáng yêu. Ả ta đỏng đảnh lắm. Cái đuôi cong
cong vẻ làm duyên. Khi ăn cơm phải gọi nhẹ nhàng nó mới ăn. Nàng ăn từ tớn
và rất khảnh ăn. Ăn xong cô lăn ra ngủ trông hiền lành lắm. (Tả con vật).
c/ “ ...Bơng thì lồ lộ phơ trương sự đằm thắm , xịe rộng bộ váy của mình,
khoe cả nhị vàng thơm ngát. Bơng thì mỉm cười, dun dáng, e lệ dưới tán lá.
Những bông trẻ hơn, khỏe hơn thì tua tủa, đỉnh đạc đứng ngay ngắn bên hoa
mẹ...”
(Tả cây hoa hồng)
3/ Giải nghĩa từ- chọn từ đặt câu:
Để giúp cho học sinh hiểu hết các nghĩa của từ, sử dụng từ hợp lí trong
từng văn cảnh cụ thể, tơi rất coi trọng việc giải nghĩa của từ.
Ví dụ: trắng xoá là trắng như thế nào? Trắng tinh, trắng toát là trắng như
thế nào?
Trong mỗi tiết học ,từ nào cịn mới đới với các em, tơi gợi ý để các em
tự hiểu, tự giải thích. Đối với các từ khó, nhất là những từ nhiều nghĩa, tơi giải
nghĩa, mở rộng nghĩa của từ và đặt từ đó vào văn cảnh cụ thể để các em dễ nhận
ra.
Ví dụ: Để học sinh dễ hiểu nghĩa của từ “quyến rũ”, tôi đặt từ “quyến
rũ” trong câu:
1. Tôi ngây ngất trước vẻ đẹp quyến rũ của vịnh Hạ Long.
(từ “ quyến rũ trong câu sẽ được các em hiểu là “hấp dẫn”)
2. Tơi đã đi nhiều nơi, đóng qn nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây
nhiều nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt day dứt bằng
mảnh đất cộc cằn này.

(từ “ quyến rũ” sẽ được các em hiểu là “ lôi cuốn không muốn rời xa”.)
Hiểu từ, nắm rõ nghĩa của từ sẽ giúp học sinh sử dụng từ hợp lí khi đặt
câu.Để giúp học sinh nắm hết nghĩa của từ trong các từ đã học, chúng tôi cho


14

các em tìm từ thích hợp điền vào các câu văn có sẵn hoặc mở rộng câu bằng vớn
từ đã học.
Ví dụ : tơi cho câu: “ Những vì sao. . . trên bầu trời. . .”
Học sinh sẽ chọn các từ sau: lung linh, huyền ảo hay rực rỡ, thăm thẳm
để điền vào.
Những vì sao lung linh tỏa sáng trên bầu trời huyền ảo.
Những vì sao lấp lánh tỏa sáng trên bầu trời thăm thẳm.
Hoặc tôi cho câu: Nắng chiều chiếu trên cánh đồng.
Các em tự mở rộng câu bằng vớn từ của mình:
Nắng vàng rực rỡ, trải rộng trên cánh đồng lúa xanh mơn mởn.
Ngồi ra, tơi cịn giúp các em biết sử dụng “sổ tay vốn từ” hoặc “sổ tay
văn học” hình thành thói quen khi gặp “từ hay” là ghi ngay vào sổ và HS phải
thường xuyên tìm sách báo, truyện và các tài liệu tham khảo đọc để có vớn từ
phong phú. Qua các bài tập đọc, bài thơ, bài đọc thêm, . . . tôi giúp học sinh cách
phát hiện và ghi lại một ý hay, những câu văn hay vào “ sổ tay văn học”. Bởi vì
sưu tầm, tích luỹ, ghi chép từng câu văn hay, những câu thơ giàu cảm xúc,
những câu ca, lời hát , . . . lâu dần trong mơn học sinh sẽ thấm hình ảnh văn học.
Bằng biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh đã dần sử dụng từ hợp lí hơn, đã
hiểu khá rõ nghĩa của từ các em sử dụng và các em có tương đối nhiều từ để đặt
câu.
* Biện pháp 6. Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực và cá thể hóa hoạt động
dạy học.
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Tập làm văn, ngoài

sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy khi lập dàn ý ( như nói ở biện pháp 3) tơi thường
sử dụng các kĩ thuật dạy học sau:
-

Kĩ thuật “Trình bày một phút”.

Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt
câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn
với các bạn cùng lớp.
Kĩ thuật này có thể tiến hành theo các bước như sau:
+ Ći tiết học (có thể giữa tiết học hoặc sau một hoạt động), GV yêu cầu
HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau:
H: Điều quan trọng nhất các em học đuợc sau khi được học lí thuyết về
cách làm văn miêu tả hoặc sau khi thực hành viết bài văn miêu tả là gì?
H: Tìm hiểu xong đoạn này, em cịn băn khoăn điều gì khơng?...
+ HS suy nghĩ và viết ra giấy. Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian
1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được


15

giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm sau khi tìm
hiểu và thực hành làm văn miêu tả.
+ Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên cho học sinh góp ý phần trình
bày hoặc chia sẻ những câu hỏi học sinh đặt ra. Giáo viên có thể đưa ra thêm
một sớ câu hỏi như: Em cho rằng đâu là nội dung cốt lõi? Em có thể cho một ví
dụ khơng? Em có thể nói thêm về điểm này khơng?
* Một sớ lưu ý khi sử dụng kỹ thuật “Trình bày một phút”:
+Khi vận dụng kỹ thuật này, câu hỏi của GV không nên đề cập đến nhiều
vấn đề, tránh việc trình bày của HS bị phân tán, dài dòng, thiếu tập trung.

+ Khi học sinh trình bày GV cần khích lệ để HS tự tin, hứng thú. Định
hướng HS lắng nghe và chia sẻ sản phẩm của bạn về cả nội dung và cách thức
trình bày.
+ Mỗi HS chỉ trình bày trong thời gian một phút. Mỗi một nội dung chỉ
cho 1 HS trình bày để tránh mất thời gian cho những hoạt động khác.
-

Kĩ thuật “ Khăn trải bàn”

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động
cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực,
phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.Tơi thường tổ chức cho các
em trong một nhóm làm một đoạn (bài) văn theo chủ đề để trình bày.
+ Chia HS thành các nhóm nhỏ ( tầm 4 em) và phát cho mỗi nhóm 1 tờ

giấy Ao.
+ Trên giấy Ao chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần
xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ
nhóm 4 người thì chia thành 4 phần).
+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ
và trả lời câu hỏi/ nhiệm vụ theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và
viết vào phần giấy của mình trên tờ giấy Ao.
+ Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo ḷn nhóm, thớng
nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy Ao.
HS đã thực hiện theo kĩ thuật Khăn trải bàn và cho ra kết quả sau khi
thống nhất viết vào phần chính giữa tờ giấy như sau:
Nhóm 1: Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Thế là
mùa hè đã đến! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp
xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Những bạn
chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến. Những chiếc lá

bàng rơi xuống sân, học trò chũng tơi lại viết lên những dịng tâm sự ….
Nhóm 2: Bầu trời cao vút, xanh nhẹ hoà lẫn với màu trắng như bơng của
những đám mây. Ánh nắng có phần vàng rực, nóng rát hơn.Trong vườn, cây mít
ra quả trịn trịa, chi chít tồn gai như con nhím treo trên cành. Mùi hương của


16

nó lan toả trong khơng gian thật quyến rũ. Hoa táo trắng muốt, một mùi mát
rượi làm sảng khoái đầu óc. Mùa hè là mùa chia tay của các thế hệ học trị.
Nhóm 3: Thật vui biết bao khi mùa hè đến phải không các bạn? Trên bầu
trời trong xanh, những tia nắng tinh nghịch nô đùa một cách vui vẻ. Chị gió
cùng hịa mình với mặt trời le lói len lỏi vào những khe lá. Những chú ve sầu thi
nhau ca lên những khúc nhạc lí thú. Mùa hè đến,những hàng phượng vĩ nở hoa
đỏ rực cho học sinh chúng tơi một kì nghỉ lí thú.
Với biện pháp này, tôi thấy các em rất hứng thú, tích cực thực hiện và cho
ra những sản phẩm tốt mang trí tuệ và sức mạnh của tập thể.
* Biện pháp 7. Cá thể hóa hoạt động dạy học.
Cá thể hóa hoạt động dạy học là việc làm rất quan trọng, bởi bên cạnh
việc quan tâm đến đối tượng học sinh chậm tiến ( Chưa hồn thành, Hồn thành)
thì đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh
Hồn thành tớt đó là u cầu vơ cùng rất cần thiết đới với người giáo viên. Vì
vậy trong tất cả các tiết dạy tôi đều dạy tới từng cá nhân học sinh.
Ví dụ: Trong khi hướng dẫn học sinh làm bài văn về “ tả ngôi trường của
em”, học sinh đặt câu nêu cảm nghĩ của mình ở phần kết bài, đối với học sinh
chậm tiến tôi hướng dẫn cụ thể bằng những gợi ý sau: Em hãy nói tình cảm của
mình với ngơi trường như: Em có u ngơi trường khơng? ( Em rất u ngơi
trường). Em thể hiện tình u ngơi trường bằng những việc làm như thế nào?
( Em trồng cây, chăm sóc bồn hoa để trường ngày càng đẹp hơn.
Khi viết

văn, trước hết mọi học sinh phải viết được câu văn đúng ngữ pháp, đây là yêu
cầu cơ bản vì câu là đơn vị của lời nói. Đới với học sinh HTT, giáo viên yêu cầu
đặt câu đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, lột tả được sắc thái riêng của đối tượng
miêu tả. Cịn đới với học sinh Chưa hồn thành, Hồn thành giáo viên yêu cầu
đặt được câu đúng thể hiện được ý cần nói.
Ví dụ: Khi tả mái tóc người bạn cùng lớp
Với học sinh Chưa hồn thành: Tóc bạn Mi hơi vàng.
Với học sinh Hồn thành: Tóc Mai dài, đen, mượt, phủ kín vai.
Với học sinh Hồn thành tớt: Bạn An có mái tóc xoăn tự nhiên của người miền
núi không lẫn với bất cứ bạn nào trong lớp được. Bạn hay để đầu trần đi học, đi
chăn bò nên mái tóc của bạn khơng đen như tóc em mà hoe vàng và khen khét
mùi nắng.
Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em
có những câu văn chung chung, vô cảm như: “Trường em có một dãy nhà hai
tầng, một dãy nhà cho các thầy cô giáo, một dãy nhà cho các em đọc sách….”
Người đọc chẳng biết học sinh đang tả ngôi trường nào.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một thời gian thử nghiệm những biện pháp đã nêu trên, qua kết quả
khảo sát, tôi nhận thấy học sinh lớp 5A do mình phụ trách đã có nhiều tiến bộ so


17

với đầu năm học. Không những các em không sợ làm văn, khơng sợ đặt câu, mà
các em cịn có những bài văn hay, những câu văn, đoạn văn giàu hình ảnh; vớn
từ ngữ phong phú hơn, có nhiều lựa chọn để thể hiện phong phú nội dung bài
viết. So với các bài văn ở đầu năm học thì ở kì thi ći học kì I, giữa kì II vừa
qua, rất nhiều bài văn của các em đã biết lồng cảm xúc, hình ảnh sinh động,
phong phú; nhiều bài văn để lại ấn tượng khá sâu sắc. Các em đã biết diễn đạt
rõ ràng mạch lạc những suy nghĩ, cảm xúc của mình; biết chọn những chi tiết

độc đáo, nổi bật, viết câu giàu hình ảnh, biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân
hóa khi miêu tả.
Cụ thể kết quả kiểm tra ći học kì I được tăng lên rõ rệt:
Tổng
34

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

SL

TL

14

41,17%

20


58,83%

0

0

Bảng kết quả trên cho thấy: Số học sinh nắm được cách viết bài văn miêu
tả và có đam mê viết văn, có sáng tạo và dùng các câu, từ có hình ảnh khi viết
văn đã có tiến bộ rõ rệt.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
3.1. Kết luận:
Từ thực tế giảng dạy, áp dụng những biện pháp nâng cao chất lượng dạy
học phân môn Tập làm văn nói chung, thể loại tập làm văn tả cảnh nói riêng ở
lớp 5A trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân, tôi nhận thấy:
Phương pháp giảng dạy của giáo viên có vai trị rất lớn đến chất lượng bài
văn nói chung và văn miêu tả nói riêng của học sinh. Bởi vậy, để có những giờ
học Tập làm văn sơi nổi và có những bài văn đạt hiệu quả thì giáo viên phải
khéo léo sử dụng phới kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt và
phù hợp, khơi gợi cho các em niềm đam mê học tập cũng như truyền cảm hứng
để giúp các em cảm nhận những nét đẹp trong cuộc sống hàng ngày
Giáo viên phải nắm vững về đối tượng học sinh trong lớp và dạy học phù
hợp với tâm sinh lý của học sinh Tiểu học. Khi dạy Tập làm văn, giáo viên cần
chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng viết câu văn sinh động, giàu hình ảnh, giàu
cảm xúc và chân thật. Giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập tích cực, lấy
học sinh làm trung tâm, dưới sự hướng dẫn của thầy, học sinh hoàn toàn chủ
động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri trức.
2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên:
Mỗi giáo viên cần tâm huyết với nghề, ln nhiệt tình và sáng tạo trong
cơng tác giảng dạy. Không ngừng học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ

chun mơn nghiệp vụ của bản thân.


18

Nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu của phân mơn Tập làm văn.
Từ đó có biện pháp vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy vào từng bài
cụ thể phù hợp.
* Đối với Nhà trường:
Cần bổ sung thêm một số sách, tài liệu để giáo viên và học sinh tham
khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản được rút ra từ thực tiễn quá trình
giảng dạy của cá nhân tôi ở trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường
Xuân.. Với những kết quả ban đầu thu được như trên, tơi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường để tơi tiếp tục
hồn thiện đề tài này góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học phân mơn
Tập làm văn nói riêng, chất lượng học tập mơn Tiếng Việt nói chung.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Lương Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Đào Thị Hường

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TT

Tên tài liệu tham khảo

Nhà xuất bản

1

Phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở Tiểu học

NXB Đại học

2

30 đề ôn luyện Tiếng Việt cuối NXB Giáo dục
cấp Tiểu học

2012

3

Luyện viết văn miêu tả

2008

Sư phạm

NXB Giáo dục


Năm xuất bản
2008


19

4

Sách giáo viên Tiếng Việt 5 - NXB Giáo dục
Tập 1

2006

5

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 - NXB Giáo dục
Tập 1

2008

6

Tạp chí GD sớ 402 kì 2

7

Một sớ tài tiệu khác

NXB NXB Giáo
dục


2017

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Đào Thị Hường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện
Thường Xuân.


20

TT

1.
2.

3.

4

5

Tên đề tài SKKN
Nhận dạng lỗi viết,
nguyên nhân và biện
pháp khắc phục

Rèn kĩ năng phân biệt từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa
cho HS lớp 5
Một số biện pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi giải
tốn chủn động đều
Một sớ biện pháp rèn
luyện kĩ năng sống cho
học sinh lớp 4A trường
TH Ngọc Phụng 1.
Một số biện pháp làm
tốt công tác chủ nhiệm ở
lớp 5B trường Tiểu học
Ngọc Phụng 1

Kết quả
Cấp đánh giá xếp đánh giá
loại (Phòng, Sở, xếp loại
Tỉnh...)
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Phòng GD&ĐT

C


2007-2008

Phịng GD&ĐT

B

2009-2010

Phịng GD&ĐT.
Sở GD&ĐTThanh
Hóa
HĐKH Tỉnh
Thanh Hóa

A
B

Phịng GD&ĐT

A

Phịng GD&ĐT
Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

A

2011-2012
B


2014-2015

2017-2018
B

----------------------------------------------------



×