Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một vài ý kiến nhỏ giúp học sinh lớp 4 phân biệt ba kiểu câu kể ai là gì ai làm gì ai thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.6 KB, 15 trang )

A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt trong trường Tiểu học được dạy và học thông qua các phân
mơn khác nhau như: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện,
Tập làm văn…Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc
dạy và học Tiếng Việt. Tập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng
Việt do các phân môn rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần rèn luyện
chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hồn thiện các kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá
trình vận dụng này, các kiến thức và kĩ năng được hoàn thiện và nâng cao dần.
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh văn bản (nói và
viết). Nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng
phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một cơng cụ sinh động trong q
trình giao tiếp, tư duy, học tập. Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn
viết hoặc nói. Để sản sinh được các loại bài văn này học sinh phải có thêm nhiều kĩ
năng khác ngồi những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt, kĩ năng dùng từ đặt
câu. Đó là những kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, viết đoạn và liên kết
đoạn … học sinh phải phải vượt qua một nhiệm vụ rất quan trọng có tính chất
quyết định chất lượng của bài tập làm văn đó là việc triển khai ý đã tìm được trong
dài bài chi tiết thành đoạn văn, bài văn, quá trình này học sinh phải vận dụng được
những kiến thức, kỹ năng tổng hợp ở phân môn luyện từ và câu một cách thuần
thục, linh hoạt. Việc tìm ý của bài văn thì học sinh tìm được một cách dễ dàng
nhưng việc triển khai các ý thành một đoạn văn, bài văn như một vấn đề khó đối
với học sinh mà trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy cũng như bài soạn
chưa đề cập đến vấn đề này. Đây là việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh nhưng
chính học sinh lại gặp nhiều khó khăn vậy theo tơi cần phải có biện pháp hướng
dẫn học sinh giải quyết vấn đề này một cách thích hợp. Trong đề tài này tơi chỉ nói
đến một phạm vi nhỏ trong quá trình hướng dẫn học sinh làm một bài tập làm văn
đó là: “Hướng dẫn học sinh triển khai ý thành đoạn văn trong kiểu bài văn tả
người áp dụng vào bài tập làm văn lớp 5”.
Với ví: “Hãy tả hình dáng và những nét tốt của một bạn trong lớp em


được nhiều người quý mến”.
II. Mục đích nghiên cứu
Làm cho học sinh thành thục hơn trong việc diễn đạt ý của môn tập làm
văn từ đó giúp cho các em có điều kiện thuận lợi trong việc sản sinh văn bản nói


2

và viết đủ thành phần cấu tạo ngữ pháp, đúng với thực tế, hình thành kỹ năng
giao tiếp phù hợp với lứa tuổi trong cuộc sống
III. Đối tượng nghiên cứu: Mơn Tập làm văn của trương trình lớp 5
IV. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra, khảo sát thực tế, Thống kê, phân
tích Tổng hợp, so sánh, đối chứng.


3

B. Nội dung
I. Cơ sở lí luận
Mơn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong giáo dục ở Tiểu học. Điều đó
được thể hiện trong từng thời lượng dạy trong từng khối lớp và nó là cơng cụ để
học sinh học các mơn học khác. Hình thành ở học sinh các kỹ năng sử dụng
Tiếng việt để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của học sinh Tiểu
học. Thơng qua dạy và học Tiếng việt để góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh lời nói và văn
bản (nói và viết). Nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được
xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một cơng cụ sinh
động trong q trình giao tiếp, tư duy, học tập.
Tập làm văn là các câu đủ ý , hay và các bài văn viết hoặc nói.
II. Thực trạng việc dạy tập làm văn ở trường Tiểu học Yên Phong

1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khi tôi được thực hiện đề tài này đối với một bộ phận học sinh trường
Tiểu học Yên Phong quả là một vấn đề khó, bởi vì đối tượng học sinh đó mức độ
tiếp thu chậm, một số em ở giai đoạn đầu năm học rất thờ ơ, thậm chí chán nản
mỗi khi đến giờ làm văn, các em tỏ ra ngại học. Việc khắc phục tình trạng này là
khó khăn và hết sức cần thiết, với lịng nhiệt tình với nghề và trách nhiệm đối
với học sinh tôi đã cố gắng khắc phục những khó khăn đó, bằng đề tài này coi
như tơi đã thành cơng bước đầu trong q trình nghiên cứu.
Thực trạng ở một bộ phận khơng ít học sinh lớp 5 trường Tiểu học n
Phong nói chung về lớp 5A tơi đang thực nghiệm nói riêng cịn rất lúng túng khi
triển khai ý chính trong dàn bài chi tiết thành đoạn văn, bài văn, nhược điểm các
em thường mắc là:
- Vốn từ quá nghèo dẫn đến việc dùng từ trong quá trình đặt câu khơng sát
ý, khơng biết sử dụng những từ ngữ có tác dụng gợi tả, gợi cảm để đặt câu làm
cho ý câu văn nêu rõ nét đặc điểm của đối tượng được tả.
- Câu văn tả khô khan, nghèo ý, diễn đạt một cách vụng về, nói đúng hơn
là những câu văn kể, toàn nội dung thân bài chỉ kể vài ba nét sơ sài của người
được tả, chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ (ví von, so sánh, nhân hố…) để
làm cho đối tượng được tả hiện lên rõ nét, nổi bật những đặc điểm riêng, đặc sắc
của người được tả.
- Sắp xếp ý chưa hợp lý, dùng dấu câu không đúng quy tắc dẫn đến câu
sai ngữ pháp, câu tối nghĩa dẫn đến đoạn văn chưa đạt yêu cầu.
2. Đánh giá kết quả, hiệu quả của thực trạng nêu trên


4

Đầu năm học 2020 - 2021 tôi bắt đầu làm thực nghiệm ở lớp 5A. Thực tế
trong quá trình giảng dạy tôi thấy phương pháp làm bài tập làm văn tả người thì
học sinh dễ dàng nắm được thơng qua trình tự các bước lên lớp của giáo viên

nhưng bài của học sinh vẫn nhiều em không đạt yêu cầu về nội dung. Bằng kinh
nghiệm đã tích luỹ từ những năm trước tôi đã tiến hành một số phương pháp
mới vào bài tập làm văn tả người với đề bài : “Tả hình dáng và những nết tốt
của một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến”.
Quá trình tiến hành được thực hiện trên lớp 5A có 30 em. Tất cả các em
đều có trình độ từ trung bình trở lên.Tôi đã tiến hành kiểm tra khi chưa áp dụng
biện pháp giảng dạy mới và có kết quả như sau:
Bài làm của các em chưa đạt yêu cầu thể hiện rõ nhất ở cách dùng từ
không sát (Đức, Nhi, Thiện.) vốn từ ít dẫn đến nội dung bài chỉ được vài câu sơ
sài kể qua về hình dáng cũng như nết tốt (Tồn, Phương Chi). Đặt câu khơng đạt
u cầu (Thiếu bộ phận chính, sử dụng dấu câu sai quy tắc). Đoạn văn tả hình
dáng, nết tốt mang tính chất kể, liệt kê (Minh Vi, Phúc Lâm)...
Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số bài
Điểm 9; 10
Điểm 7; 8
Điểm 5;6
Điểm 1-4
30 bài
0
7 bài
10 bài
13 bài
Như vậy kết quả khảo sát lần thứ nhất là rất thấp, mặc dù trình độ học
sinh đều từ trung bình trở lên (dựa vào xếp loại học lực lớp 4) nhưng số điểm
dưới trung bình khá cao.
Với kết quả bài của học sinh như vậy tôi bắt đầu áp dụng một số biện
pháp mới bằng cách hướng dẫn cho học sinh cách triển khai ý đã tìm được trong
dàn bài thành đoạn văn (Tả hình dáng, nết tốt).
Căn cứ vào tình hình thực tế giảng dạy trên lớp và bài làm của học sinh,

việc triển khai ý thành đoạn văn, bài văn chưa đạt yêu cầu vì vậy giáo viên
hướng dẫn học sinh triển khai ý đã tìm đươc trong đoạn văn tả người (cụ thể là
đề bài: Tả người bạn của em). Bằng một số biện pháp có liên quan đến kiến thức
kỹ năng của phân môn Luyện từ và câu, xây dựng đoạn văn.
Từ thực trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tịi để đổi mới phương
pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học sinh.

3. Giải pháp


5

- Thống kê, phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học để nắm
được trình độ học sinh trong lớp, và dạy theo từng đối tượng học sinh.
- Tìm hiểu kĩ yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng tiếng việt lớp 5 theo
chuẩn kiến thức.
- Tự học để nâng cao năng lực về Tiếng Việt cho bản thân.
- Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và đổi mới cách soạn bài.
- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt
- Sử dụng triệt để đồ dùng hiện có và tự làm một số đồ dùng đơn giản
phục vụ cho việc dạy và học Tiếng Việt.
- Ra đề kiểm tra cho học sinh sau mỗi phần kiến thức đã học để kiểm tra
việc nắm kiến thức, khả năng thực hành và phụ đạo các phần kiến thức “hổng”
cho học sinh.
- Dạy tốt các phân môn Tập Đọc, LTVC ... để học sinh vận dụng những
kiến thức vừa học vào việc dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
4. Các biện pháp hướng dẫn học sinh triển khai ý thành đoạn văn
Yêu cầu học sinh dựa vào dàn bài chi tiết đã lập được ở tiết tìm ý ta có
phần thân bài bao gồm 2 ý lớn cần triển khai thành đoạn văn đó là: Tả hình
dáng, tả nết tốt. Để triển khai 2 ý này thành đoạn văn giáo viên hướng dẫn học

sinh thực hiện các bước sau:
- Tìm từ, chọn từ để phục vụ cho việc đặt câu .
- Cách đặt câu tả khác câu văn kể .
- Phương pháp liên kết câu trong đoạn văn sao cho hợp lý, ý lơ gích, chặt chẽ.
- Lưu ý cách dùng câu trong đoạn văn.
Quá trình triển khai cụ thể như sau:
4.1. Tìm từ, chọn từ, để phục vụ cho việc đặt câu
Kỹ năng dùng từ đặt câu học sinh đã được luyện tập trong phân mơn
Luyện từ và câu đó là các biện pháp dùng từ đặt câu để viết thành đoạn văn nói
về chủ đề đang học. ở phân môn Luyện từ và câu học sinh có vốn từ ngữ để
chọn và đặt câu nhưng khi vào bài tập làm văn các em muốn đặt được câu để
miêu tả hình dáng, tính tình của người được tả thì lại phải tự huy động kiến thức
để tìm từ ngữ có tác dụng tả theo chủ đề. Vì thế vốn để tìm và lựa chọn từ ngữ
cần phải coi là bước đầu tiên trong quá trình triển khai ý - Quá trình tìm và chọn
từ của học sinh phải dựa vào hai yêu cầu:
- Yêu cầu thứ nhất : Học sinh phải tưởng tượng (hoặc quan sát lại), (nếu
có điều kiện) người được tả, suy nghĩ nhớ lại những phẩm chất tốt của bạn mình.
- Yêu cầu thứ hai: Học sinh lập được dàn ý theo các ý sau:


6

(1)
Vầng trán
Cái mũi
Nước da
Đôi môi

(2)


- Rộng, vuông vắn …
- Dọc dừa, thẳng… càng tăng thêm vẽ đẹp duyên dáng
- Trắng trẻo, hồng hào, trắng hồng, màu bành mật, mịn màng....
- Đỏ thắm, hình quả tim, tơ thêm vẻ đẹp tươi tắn cho khuôn
mặt....
Cái miệng - Hay cười, tươi cười, tươi như hoa....
Hàm răng - Trắng tinh, đều đặn, có chiếc răng duyên, tô thêm vẻ đẹp mỗi
khi cười …
Đôi bàn tay - Búp măng, mềm mại …
- Phần tả tính tình (của người bạn) giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
những từ chỉ phẩm chất tốt của người được tả ( bao gồm những từ nói về nội
tâm, trí tuệ ).
Ví dụ: Em hãy tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm nội tâm và trí tuệ của con
người nói chung .
Chẳng hạn: Từ chỉ đặc điểm nội tâm: Hiền, hiền từ , hiền lành, đôn hậu,
cởi mở, thẳng thắn, buồn, vui…
Từ chỉ đặc điểm trí tuệ như: sáng suốt, sáng dạ, sáng ý, hoạt bát, khôn
ngoan, thông minh, láu lỉnh, hóm hỉnh …
Trong số những từ trên em hãy suy nghĩ và chọn cho những từ phù hợp
với đối tượng mình tả để phục vụ cho việc đặt câu. Giáo viên hướng dẫn cho học
sinh tìm từ bằng cách gợi ý theo các câu hỏi cho học sinh trả lời như sau:
Em hãy tìm các từ đơn, từ ghép chỉ tên các bộ phận cơ thể người được
miêu tả? (Học sinh trả lời giáo viên ghi bảng và gợi ý thêm khi cần thiết)
(Những danh từ đó là từ đơn hoặc từ ghép như sau: vóc người, dáng, tác phong,
khn mặt, đơi mắt, vầng trán, mái tóc, đơi lơng mày, hàm răng, đôi mắt, đôi
môi, miệng , nước da, tay chân, mũi …)
Học sinh tìm các từ ngữ (từ đơn, từ ghép, từ láy) mô tả dáng dấp của
người (cao, thấp, lùn, gầy, béo, đẫy đà, phục phịch, dong dỏng, tầm thước cân
đối, mập mạp, vạm vỡ, khỏe mạnh, mảnh mai, thon thả…)
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm các từ chỉ tên các bộ phận cơ thể

để tăng thêm sức gợi tả nêu bật được đặc điểm riêng của người được tả theo
bảng sau:
Danh từ

Từ ngữ có tác dụng gợi tả đặt câu danh từ


7

- Vóc người
- Dáng
- Tác phong
- Ăn mặc
- Mái tóc
- Khuôn mặt
- Đôi mắt

- Cân đối, khoẻ mạnh, tầm thước…
- Dong dỏng, thanh thanh, cao khoảng…
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, nhẹ nhàng, chững chạc…
- Gọn gàng, giản dị, hay mặc bộ quần áo, đi dép…
- Đen láy, mượt mà, như làn mây, cắt gọn, đen như nhung.
- Trái xoan, tròn trĩnh, bầu bĩnh, vuông chữ điền …
- Sáng long lanh, tròn xoe, đen láy, bồ câu, đượm vẻ buồn, mở
to dưới đơi lơng mi cong và dài.
Khi học sinh tìm và chọn được từ rồi trong quá trình đặt câu để triển khai ý
thành đoạn văn tả tính tính cần lưu ý: Mỗi phẩm chất cuả bạn được nêu ra cần phải
được chứng minh bằng hành động, lời nói, việc làm cụ thể của người bạn đó .
Ví dụ: Tính tình bạn em thật hiền hậu (việc làm chứng minh)
Bạn không bao giờ cãi vã, đánh nhau với ai trong lớp, trong trường …

Nếu có bạn nào làm sai trái bạn thường động viên, nhắc nhở …
Phần này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm theo sơ đồ sau:
Từ chỉ phẩm
chất
- Hiền lành
- Ngay thẳng

Các biểu hiện hành động, việc làm minh hoạ cho phẩm
chất đó.
- Khơng bao giờ cãi vã, đánh nhau với ai, chỉ khuyên bảo
nhẹ nhàng khi các bạn mắc lỗi …
- Thể hiện trong cách cư xử với bạn khác, biết bênh vực bạn
yếu …
- Nhiệt tình chỉ bảo cho các bạn, chan hồ với mọi người.

- Quan tâm tới
mọi người
- Con ngoan
- Vâng lời, kính u cha mẹ, thầy cơ, học hành tiến bọ vượt
trị giỏi
bậc .
Giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi phụ để học sinh tự nêu được
các ý trong bảng .
Dựa vào bảng trên hướng dẫn học sinh chọn những phẩm chất, hành
động, việc làm phù hợp với đối tượng mình chọn để kiển khai ý cần tả nết tốt
(của bạn).
Sau đây là kết quả kiểm tra khi sử dụng biện pháp mới.
Tổng số bài
Điểm 9;10
Điểm 7;8

Điểm 5;6
Điểm 1-4
30 bài
8 bài
15 bài
7 bài
0
4.2. Hướng dẫn học sinh cách đặt câu văn tả
Chỉ rõ cho học sinh biết, câu văn tả nói chung và tả người nói riêng phải
khác nhau câu kể ở chỗ: Câu văn tả phải giàu hình ảnh, diễn tả ý phong phú,
sinh hoạt được sử dụng các biện pháp ví von, so sánh, nhân hoá … ý của câu


8

văn tả nhất là tả người phải trong sáng, mạch lạc ( nói cách khác là câu văn phải
có hồn ).
Ví dụ:
- Câu văn kể: “ Bạn có mái tóc đen, dài”.
- Câu văn tả: “ Bạn có mái tóc đen, mượt mà, óng ả ln được chải gọn và
bng xuống ngang lưng” Hay “Mái tóc của bạn đen nhánh, mượt mà, mềm mại
như nhung”.
Vậy về mặt ngữ pháp câu văn tả khác nhau câu kể ở chỗ: Câu văn kể có
khi chỉ có hai bộ phận chính :
Mái tóc đen, dài .
C
V V
Nhưng câu văn tả các thành phần phụ của câu được mở rộng thêm.
Ví dụ: “ Mái tóc của bạn đen như gỗ mun, óng ả, mềm mại, lúc nào cũng
được kẹp gọn trong chiếc găm hoa màu tím”.

Như vậy để có câu văn tả hay ta phải mở rộng thêm các thành phần chính
hoặc phụ của câu văn kể đó là thêm thành phần định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, vị
ngữ… cho hợp lý vào các thành phần nòng cốt của câu để tăng sức gợi tả, gợi
cảm xúc .
- Giáo viên có thể cho học sinh thực hành cách viết câu văn tả dựa vào
câu kể đã cho sẵn để so sánh và nắm chắc đặc điểm khác nhau của nó từ đó vận
dụng vào quá trình thực hành viết bài văn tốt hơn.
Câu văn kể
Câu văn tả
- Nước da của bạn rất
- Bạn có một làn da trắng trẻo, mịn màng lúc nào
trắng.
cũng hồng hào càng lộ thêm vẻ đẹp cho khuôn
mặt trái xoan.
- Bạn có đơi mắt đen.
-đơi mắt của bạn đen lay láy, sáng long lanh, từ
hoặc lấy vài ví dụ về câu đơi mắt đó tỏa ra tia sáng dịu hiền .
tả người bà của Mác-xim
Gc-ki viết trong bài“ Bà
tơi”
- Lưng Bà khi đã còng.
- Tuy lưng hơi còng nhưng Bà tôi đi lại vẫn rất
nhanh nhẹn .
- Khuôn mặt bà tôi luôn - Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp
vẫn tươi trẻ .
nhăn, nhưng khn mặt bà tơi hình như vẫn tươi
trẻ .
Ví dụ:
Tóm lại: Để có câu tả giàu hình ảnh, gợi cảm xúc cần phải mở rộng thêm
các thành phần của câu.



9

Sau đây là kết quả kiểm tra khi sử dụng biện pháp mới.
Tổng số bài
Điểm 9; 10
Điểm 7; 8
Điểm 5; 6
Điểm1- 4
30 bài
8 bài
15 bài
7 bài
0
4.3. Hướng dẫn học sinh cách liên kết câu trong đoạn văn
Sự liên kết là màng lưới các mối liên hệ giữa các vế câu, câu trong đoạn
văn bản, thiếu sự liên kết văn bản chỉ còn là một chuỗi câu hỗn độn, sự liên kết
được thể hiện bằng các biện pháp liên kết, đối với học sinh lớp 5 trong bài này
giáo viên cần hướng dẫn cách liên kết câu theo hai mặt: Nội dung và hình thức.
* Về nội dung: Nội dung của đoạn văn đã được thể hiện rõ ràng đó là gồm
hai ý chính: Tả hình dáng, tả tính tình.
- Đoạn văn tả hình dáng: Gồm những câu văn tả bao quát trước( Dáng
dấp, tuổi, cách đi đứng, ăn mặc,…) tiếp đó đến những câu văn tả chi tiết các bộ
phận của người được tả được sắp xếp một cách hợp lý ngẫu nhiên theo cách cảm
nhận của mình( trong phạm vi bài văn tả lớp 5) thường tả một bộ phận trên
khuôn mặt, đôi mắt, vầng trán, nước da, mũi, mắt, tai, hàm răng, miệng, tay,
chân, …) tất cả ý các câu đều nhằm vào việc minh hoạ, giải thích cho ý chính,
(hình dáng đẹp, xấu, hay đặc biệt) đó chính là sự liên kết chủ đề (hình dáng hay
nết tốt ) khơng có những câu ý xa đề, lạc đề và thừa.

- Đoạn văn tả tính tình: Lưu ý học sinh các câu văn đều tập trung vào việc
tả nết tốt của bạn, các biểu hiện về phẩm chất tốt của người được tả thường kèm
theo sự diễn tả các hành động việc làm minh hoạ cho các phẩm chất tốt đã nêu
ra ( như đã hướng dẫn ở mục 1).
- Đối với học sinh khá giỏi có thể hướng dẫn các em kết hợp tả hình dáng
lẫn nết tốt thông qua sự xuất hiện các cử chỉ hành động của người được tả.
* Về hình thức: Đoạn văn được tả thể hiện nội dung rõ ràng bằng cách kết
nối các câu văn tả hợp lý, câu văn phải được diễn đạt hiểu ý, rành mạch khi diễn
tả hết một ý có thể dùng dấu câu, có thể nối kết các vế câu bằng cách từ chỉ quan
hệ : Và, cịn, nhưng, thì … hoặc cặp từ chỉ quan hệ “tuy… nhưng”, “ mặc dù …
vẫn”, “ nếu ….. thì”….
Lấy ví dụ tác giả Mác- xim Gc- ky tả người bà tác giả đã sử dụng các
cặp từ để diễn tả ý và liên kết câu trong đoạn văn “mặc dù trên đơi má ngăm
ngăm đã có vơ số nếp nhăn, khn mặt bà tơi hình như vẫn tươi trẻ: tuy lưng
hơi cịng nhưng bà tơi vẫn đi lại rất nhanh nhẹn”.
Các phép liên kết câu trong văn bản là phép nối, phép lặp, phép thế, phép
liên tưởng… nhưng đối với học sinh lớp 5 chưa yêu cầu giới thiệu và giải thích,


10

bằng sự hiểu biết của mình giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh cách sắp xếp
các câu văn theo trình tự miêu tả theo cách cảm nhận của mình sao cho hợp lí .
Sau đây là kết quả kiểm tra khi sử dụng biện pháp mới
Tổng số bài
Điểm 9; 10
Điểm 7; 8
Điểm 5; 6
Điểm 1- 4
30 bài

8 bài
16 bài
6 bài
0
4.4. Hướng dẫn học sinh cách dùng dấu câu trong đoạn văn
Để câu văn rõ ý, mạch lạc, làm cho đoạn văn đạt yêu cầu về nội dung lẫn
hình thức thì phải sử dụng dấu câu đúng chỗ, hợp lí, vì nếu khơng sử dụng dấu
câu đúng vị trí ngữ pháp sẽ làm cho người đọc hiểu sai ý của câu, hoặc làm cho
câu văn, đoạn văn mất giá trị về nội dung biểu đạt. Vậy cần sử dụng dấu câu như
thế nào cho thích hợp giáo viên cần phân tích cho học sinh: Trong đoạn văn chỉ
thường dùng dấu chấm, dấu phẩy…
Dấu chấm là dấu hiệu kết thúc một ý trọn vẹn, vậy khi diễn tả hết một ý
cần phải dùng dấu chấm. Trong đoạn văn tả hình dáng hoặc tính tình sẽ có
những câu văn dài vì u cầu về mặt đặt câu nhưng trong đoạn văn dù dài vẫn
phải có giới hạn tức là phải có dấu chấm để kết thúc sự diễn tả một ý, không thể
có những câu văn kéo dài hàng nửa trang giấy hoặc cả một đoạn văn, bài văn về
yêu cầu này giáo viên cần đặc biệt lưu ý một số em, bởi những em đó viết bài
văn khơng bao giờ chấm câu.
- Dấu phẩy thường đặt ở giữa câu để tách các bộ phận trong câu như đặt
giữa thành phần phụ và thành phần chính của câu, đặt giữa các bộ phận song
song trong câu hoặc giữa các vế trong câu ghép …
- Nếu trong đoạn văn tả người, khi phải tả hoạt động hoặc cần trích dẫn
lời đối thoại của người được tả với người khác (vì các lời đối thoại đó có tác
dụng bộc lộ được nội tâm, tính cách của người được tả) Thì cần phải dùng dấu
hai chấm ( : ) dấu ghạch ngang ( - ) chấm cảm ( ! ), dấu ngoặc kép ( “ ” ) … cho
phù hợp.
Ví dụ: Một đoạn văn sau đây trích cuộc đối thoại giữa cơ giáo (người
được tả) với học sinh trong giờ học, cần phải sử dụng linh hoạt nhiều dấu câu
qua đó ta hiểu được tâm trạng, tính cách của một cơ giáo hiền lành, tế nhị, khéo
léo trong cách cư xử với học sinh nhưng cũng thật nghiêm khắc:

“Một hôm, cả lớp đang im lặng cô giáo giảng bài, yêu cầu của dàn bài:
“giới thiệu người được tả là ai? ở đâu! quen biết trong trường hợp nào ?” Thành
một đoạn văn ngắn gồm 2, 3 câu nhưng chỉ đủ ý mà đề bài yêu cầu. Khi hết
phần mở bài chấm xuống dòng để người đọc dễ phân biệt với phần thân bài.


11

Phần kết bài khơng cần triển khai dài dịng, chỉ cần vài ba câu nhưng phải
nêu bật được cảm nghĩ của bản thân đối với người được tả.
Sau đây là kết quả kiểm tra khi sử dụng biện pháp mới
Tổng số bài
Điểm 9; 10
Điểm 7; 8
Điểm 5; 6
Điểm 1- 4
30 bài
10 bài
17 bài
3 bài
0
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp
Bằng sự nỗ lực tìm tịi và đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học
của bản thân, các giờ tập làm văn tôi đều chủ động về kiến thức và phương pháp
khi lên lớp. Giáo viên và học sinh thao tác nhịp nhàng, giờ dạy nhẹ nhàng mà
hiệu quả. Chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 5A ngày càng được nâng lên,
các em ngày càng tiến bộ. Sau khi hướng dẫn học sinh các biện pháp áp dụng
trong quá trình triển khai ý của bài văn tả người, học sinh tiếp thu một cách tích
cực, tỏ ra ham thích học, say mê tìm tịi đọc các tài liệu tham khảo về tập làm

văn. Kết quả đựơc thể hiện ngay trong tiết Tập làm văn miệng các em đã dùng
từ một cách chính xác, vốn từ được sử dụng phong phú hơn và kết quả cuối cùng
được thể hiện trong bài viết của học sinh như sau:
Tổng số bài
Điểm 9; 10
Điểm 7; 8
Điểm 5; 6
Điểm 1- 4
30 bài

10 bài

15 bài

5bài

0 bài

Dựa vào kết quả làm bài của học sinh sau ở bảng trên khi đã áp dụng các
biện pháp dạy mới so với kết quả làm bài khi chưa sử dụng biện pháp mới, ta
thấy chất lượng đã được tăng lên rõ rệt. Cuối cùng giáo viên cần lưu ý học sinh
biết kết hợp các biện pháp được hướng dẫn( tìm và chọn từ, đặt câu, liên kết câu,
sử dụng dấu câu). Trong quá trình triển khai ý của bài văn, các biện pháp đó cần
được liên kết với nhau, thống nhất để tạo thành một đoạn văn hồn chỉnh, khơng
được bỏ qua hoặc xem nhẹ biện pháp nào. Có như thế đoạn văn, bài văn mới đạt
yêu cầu về nội dung lẫn hình thức.
Phần mở bài của bài văn cũng phải triển khai ý phù hợp với ý tạo thành
đoạn văn, bài văn đạt yêu cầu ( hay) thì cần phải có biện pháp cụ thể hướng dẫn
cho học sinh thực hành ngay trong khi tiết tìm ý, lập dàn bài và bài miệng về
cách chọn từ ngữ, cách đặt câu, cách sử dụng dấu câu cũng như được sửa chữa

bổ sung ngay trước khi tiến hành bài viết chứ không để đến tiết trả bài mới sửa
chữa thì số lượng lỗi vần mắc phải trong bài viết.
Tôi khẳng định rằng nếu đầu tư, đào sâu suy nghĩ chịu khó tìm tịi


12

những phương pháp thích hợp nhất với từng kiểu bài dạy thì dễ dàng nâng chất
lượng học tập của học sinh, khi áp dụng những biện pháp này tôi thấy có những
ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm
- Học sinh có vốn từ ngữ phong phú để phục vụ cho việc đặt câu triển
khai ý thành đoạn văn.
- Củng cố lại cho học sinh những kiến thức cơ bản về luyện từ và câu cần
thiết phải vận dụng vào bất kỳ bài văn viết nào đó là viết câu đúng ngữ pháp sắp
xếp các câu văn hợp lí lơ gích, chặt chẽ ý cách dùng dấu câu, cách sử dụng các
thành phần phụ trong câu.
- Biết đặt câu văn tả, phân biệt được câu văn tả và câu văn kể .
* Nhược điểm
Các biện pháp này phải được củng cố thường xun muốn đạt được kết
quả cần phải kiên trì, có thời gian chứ không một sớm, một chiều là làm được.
Triển khai các biện pháp này đối với học sinh lớp 5 trong phân mơn Tập
làm văn ta thấy có kết quả rõ rệt nhưng đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải
có tính kiên trì, bền bỉ vì nó cần phải có thời gian nhất định. Việc triển khai các
biện pháp này cần được tổ chức ngay trên lớp học và cả bài thực hành về nhà
của học sinh .
Khi được hướng dẫn cặn kẽ tất cả học sinh đều hứng thú học và kết quả
đạt được, sửa chữa thêm một số điểm yếu để đến tiết viết bài học sinh làm bài
viết say mê, tự tin. Khi đó bài tập làm văn đã hạn chế rất nhiều những nhược
điểm; nên đến tiết trả bài giáo viên đỡ tốn rất nhiều thời gian trong việc hướng

dẫn học sinh chữa lỗi .
Như vậy, với phương pháp này, người giáo viên phải có một trình độ nhất
định, phải có nhiệt huyết đối với nghề, phải tận tuỵ với học sinh, phải dành
nhiều thời gian cho việc nghiên cứu bài dạy.

C. Kết luận


13

1. Kết quả nghiên cứu:
Trong quá trình dạy học việc đổi mới phương pháp là vô cùng cần thiết
sao cho sự vận dụng các kiến thức trong từng bài dạy thể hiện được tính đặc
trưng của bộ mơn, phù hợp với đối tượng học sinh với mục đích là học sinh chủ
động, làm việc tích cực trong giờ học, bài học. Từ đó mà tiếp thu các kiến thức
cần thiết hoặc vận dụng tốt các kiến thức cần thiết trong thực hành góp phần
nâng cao chất lượng của q trình dạy học nói chung .
Để có một bài tập làm văn (tức là một đoạn văn bản hoàn chỉnh) học sinh
cần phải thực hiện các bước phân tích, tổng hợp có tính hệ thống phải biết vận
dụng tất cả các kiến thức kỹ năng đã được học và thực hành vào các khâu: Quan
sát - tìm ý - lập dàn bài chi tiết - trình bày miệng - viết bài - sửa chữa bài, rút
kinh nghiệm. Do đó mỗi khâu là một mắt xích trong cả dây chuyền hình thành
kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh về viết bài văn. Vì vậy trong mỗi
khâu đảm bảo tính chính xác và đặt trong hệ thống phương pháp hình thành kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Tìm ý - lập dàn bài chi tiết là một khâu trong hành trình tiến đến kết quả
của một văn bản viết. Dàn bài chi tiết mà học sinh đã xây dựng được trên dàn
bài chi tiết là cơ sở cốt yếu để học sinh dựa vào đó mà triển khai thành bài văn.
Trong dàn bài chi tiết những ý chính là trọng tâm yêu cầu là một việc triển khai
các ý chính đã tìm được thành đoạn văn, bài văn.

Việc triển khai ý của bài văn tả người cũng như các kiểu bài khác là rất
quan trọng, dựa vào đó ta có thể đánh giá được trình độ kiến thức kỹ năng về
mơn tiếng Việt nói chung của học sinh Tiểu học bởi vì quá trình triển khai ý
thành đoạn văn yêu cầu học sinh phải có kỹ năng dùng từ, đặt câu nhất là trong
đoạn văn tả (tả người) có kỹ năng viết câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu đúng
quy định và các kỹ năng khác như cảm nhận, đánh giá, sử dụng các biện pháp tu
từ… ngồi ra cịn phải có một lượng kiến thức nhất định về từ ngữ, ngữ pháp để
vận dụng trong quá trình thực hành viết văn.
Tầm quan trọng của việc triển khai ý bài văn tả người gắn với mục đích
u cầu của bài đó, tả người là kiểu bài khó và quan trọng, nó góp phần giúp học
sinh quan sát khắc hoạ, đánh giá một con người mà các em được tiếp xúc trong
cuộc sống, khó vì phải biết chọn lọc những chi tiết cụ thể (về hình dáng, mặt
mũi, quần áo …) những chi tiết nổi bật nhất, những nét đặc sắc nhất làm cho
người đọc phân biệt rõ người được tả với người khác. Như vậy nếu giáo viên
hướng dẫn tốt khâu này sẽ giúp học sinh thực hiện tốt mục đích yêu cầu trọng
tâm của đề bài nói riêng và của kiểu bài tả người nói chung.


14

2. Kiến nghị, đề xuất:
Việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học mà bản thân tơi thực hiện
ở trên không chỉ áp dụng đối với việc dạy học phân môn Tập làm văn lớp 5 với
kiểu bài văn tả người mà còn áp dụng được đối với phân môn Tập làm văn ở các
lớp khác trong cấp Tiểu học.
* Đối với giáo viên
Muốn thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học thì người giáo viên tiểu học phải nắm vững trình độ học sinh. Nghiên cứu
kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên để nắm vững mục tiêu, nội dung, yêu cầu cơ
bản về kiến thức kĩ năng của môn học, định hướng đổi mới phương pháp dạy

học. Tự mình thiết kế kế hoạch bài học dựa vào nội dung sách giáo khoa, đặt
mục tiêu phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của lớp
mình. Sáng tạo trong q trình dạy học, có phương pháp hướng dẫn để học sinh
dễ hiểu dễ nhớ và vận dụng tốt vào làm bài. Đặc biệt là chấm chữa bài kịp thời
để phát huy những cái mà học sinh làm được và khắc phục những tồn tại, yếu
kém của học sinh. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh, điều chỉnh cách
dạy của mình ở những bài sau để đạt kết quả tốt hơn. Không ngừng tự học tự
bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề. học hỏi các đồng nghiệp qua dự giờ,
sinh hoạt chuyên môn. Thường xuyên tích lũy chun mơn bằng việc sưu tầm
các đề thi kiểm tra định kì hằng năm và các đề thi học sinh giỏi của các địa
phương và những bài văn hay đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi của các
địa phương ở các tạp chí, qua mạng internet.
* Đối với học sinh
Cần chú ý trau dồi vốn từ ngữ qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và
câu...Có thói quen thường xuyên đọc báo, truyện, sưu tầm các bài văn hay để
mở rộng vốn từ ngữ và cách diễn đạt của mình. Khơng những thế các em cần
được sự quan tâm của gia đình để có đủ sức khỏe, thời gian, tài liệu để học tập
tốt.
Với bài viết này, bản thân tôi đã căn cứ vào cơ sở lí luận đã được học, căn
cứ vào thực trạng dạy học tập làm văn ở trường Tiểu học Yên Phong với nhận
thức hiểu biết của bản thân, song kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy cịn hạn
chế. Với mục đích đề ra một số giải pháp nhằm góp phần vào việc hướng dẫn
học sinh làm bài tập làm văn. Trong lĩnh vực dạy học rộng, mà kiến thức của
bản thân thì có hạn, vì vậy trong phạm vi bài viết này tơi khơng thể đi sâu vào
mọi khía cạnh mà chỉ đề cập đến những vấn đề nhỏ bé như đã trình bầy. Song,
với chủ quan phân tích, đánh giá, nhận định và tóm lược xung quanh đề tài:


15


“Hướng dẫn học sinh lớp 5 triển khai ý thành đoạn văn”. Bài viết còn nhiều
hạn chế và khiếm khuyết, rất mong sự góp ý, bổ sung để bản thân tơi có điều
kiện học hỏi, và hồn thiện bài viết để có chất lượng cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Yên phong ,ngày 15 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là bản
thân tự làm.Nếu sai tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm.
Người thực hiện

Trịnh Thị Mận

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



×