Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 trường TH thị trấn nga sơn 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 20 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Bàn về vấn đề tổ chức trò chơi cho học sinh, PGS-TS Nguyễn Văn Huy,
giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em
khơng thể thiếu những trò chơi”.
Thật vây, hoạt động chủ đạo trong mơn Giáo dục thể chất là một hình thức
giáo dục chuyên biệt. Mục đích giáo dục thể chất trong trường Tiểu học nhằm
góp phần bảo vệ sức khỏe, hình thành thói quen tập luyện, tạo khơng khí vui
tươi lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm...
Giáo dục thể chất của học sinh Tiểu học chính là các em được hoạt động và vui
chơi. Học sinh không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan
trọng nhất học sinh cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai
trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với học sinh và nhu cầu hưởng thụ
hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức xen k cho các em chơi các trò chơi dân gian
trong giờ học là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Song, việc lựa chọn trò chơi là yếu tố quan trọng quyết định đến nhân
cách học sinh. Nhiều em lựa chọn trò chơi trên phim ảnh, trên internet, điện
thoại nên khơng nhận biết được đâu là xấu - tốt. Vì vậy mà có tình trạng học
sinh bỏ học chơi game, đánh nhau... Do đó, sự định hướng của thầy cơ về việc
lựa chọn trị chơi là vơ cùng cần thiết. Trò chơi dân gian tuy đã xưa cũ, nhưng dễ
chơi, vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi học sinh, đồng thời giáo dục cho các em
tình yêu quê hương gia đình, bản sắc dân tộc. Qua đó, các em hiểu được ý nghĩa
lời ru của mẹ, câu chuyện cổ tích của bà. Những cuộc vui của các trò chơi dân
gian ở quê nhà, sân trường, những ngày lễ tết cổ truyền đầm ấm, vui tươi trong
gia đình, họ hàng, làng xóm ... đều để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ.
Trị chơi dân gian khơng đơn thuần là một trị chơi của trẻ con mà nó chứa
đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trị chơi dân
gian khơng chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo,
mà cịn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Ngày nay, ở một xã hội công nghiệp, các em chỉ quen với máy móc và khơng có
khoảng thời gian chơi là một điều thiệt thòi. Trò chơi dân gian đang ngày càng


bị mai một và qn lãng khơng chỉ có ở các thành phố mà cịn ở cả các vùng
q. Vì thế, để giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trị chơi dân gian, tơi
mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp lồng ghép trò chơi dân gian nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Thể dục lớp 4 ở trường Tiểu học Thị Trấn
Nga Sơn 1” với mong muốn nâng cao chất lượng môn thể dục trong trường học.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Lồng ghép trị chơi dân gian vào môn thể dục để nâng cao chất lượng
giảng dạy.
- Bảo tồn nền văn hóa dân tộc là trò chơi dân gian đang dần bị lãng quên
trong lớp học, trường học.
- Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4
nói riêng.

1


- Thơng qua nội dung “trị chơi vận động” đem đến cho các em khi học
một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu. Giúp các em có sức khỏe tốt,
phát triển năng lực, thể chất và trí tuệ của các em.
- Giúp học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng để tập luyện gìn giữ sức
khỏe, nâng cao thể lực.
- Muốn tham gia “trò chơi vận động” được nhanh nhẹn, các em phải có khả
năng vận động tốt, nắm bắt được thao tác kĩ thuật và thực hiện đúng luật trò chơi.
- Giúp học sinh biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở
trong trường, lớp và ngoài nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên thể dục và học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn 1
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc sách, tài liệu tham khảo và các văn bản có liên quan đến giáo dục
thể chất, nắm vững nội dung chương trình thể dục lớp 4 theo chuẩn kiến thức kĩ

năng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu sản phẩm học tập của
học sinh thơng qua các trị chơi dân gian.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp giảng dạy và làm mẫu : Giáo viên làm mẫu kỹ thuật động
tác, phân tích ngắn gọn dễ hiểu.
- Phương pháp tập luyện: Là các phương tiện để đạt mục đích hình thành
kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất vận động.
- Phương pháp sử dụng lời nói: Giáo viên giảng giải, kể chuyện, đàm thoại.
- Phương pháp trực quan: Giáo viên làm mẫu, tranh ảnh, mơ hình ...
- Phương pháp trị chơi.
- Phương pháp rèn luyện sức nhanh.
- Phương pháp thi đấu: Tổ chức tập luyện có hồn cảnh giống như khi thi
đấu thật.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1: Một số khái niệm.
- Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục, quá trình truyền thụ và lĩnh
hội những tri thức thuộc lĩnh vực thể dục thể thao mà đặc trưng của nó thể hiện
ở việc giảng dạy các động tác nhằm hình thành và phát triển các tố chất thể lực,
hình hành các kĩ năng, kĩ xảo vận động của con người.
- Thể dục được hiểu theo hai nghĩa:
+ Thể dục được hiểu đồng nghĩa với giáo dục thể chất (GDTC). GDCT là
một mặt của giáo dục tồn diện đó là một hình thức giáo dục mà đặc điểm nổi
bật của nó được thể hiện ở quá trình dạy học vận động và phát triển các tố chất
thể lực trên cơ sở sử dụng các bài tập thể chất và phương pháp GDTC.
+ Thể dục là một hệ thống phương tiện và phương pháp chuyên mơn cơ
bản và quan trọng nhất của GDTC đó là hệ thống các bài tập thể chất đa dạng
được lựa chọn và sử dụng theo các phương pháp khoa học nhằm phát triển hoàn
thiện thể chất và nâng cao năng lực vận động của con người.

2


- Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ trong xã hội loài người
được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền tự nhiên
qua nhiều thế hệ và luôn được cải biên, bổ sung cho phù hợp với từng nơi, từng lúc,
nhằm thỏa mãn nhu cầu về vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển các mặt
thể chất, tinh thần của con người. Trò chơi vận động dân gian là những trị chơi dân
gian có sự vận động, đua tranh về thể lực là chính, thực hiện theo điều lệ của cuộc
chơi và có sự nhận định hơn/kém, thắng/thua, được/hỏng. Đó chính là tiền đề của
các nội dung hoạt động thể thao dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
1.2: Tầm quan trọng việc lồng ghép trò chơi dân gian vào mơn học.
Từ góc độ giáo dục thể chất, trò chơi vận động dân gian là một trong
những biện pháp giáo dục thể chất có hiệu quả, nhằm góp phần xây dựng những
con người mới phát triển tồn diện, đáp ứng được những yêu cầu khách quan
của sự nghiệp đổi mới đất nước. Theo những quan điểm giáo dục, trị chơi vừa là
phương tiện phát triển tồn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống.
Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người
lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội.
Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý
chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em do được chơi nên
phát triển. Do vậy, trong mỗi tiết học thể dục cần lồng ghép tổ chức trò chơi dân
gian cho học sinh để giáo dục văn hóa, truyền thống, bản sắc của quê hương ,
đất nước con người Việt Nam.
2. Thực trạng của việc dạy học môn thể dục ở trường Tiểu học Thị Trấn
Nga Sơn 1.
Hầu hết học sinh trong trường đã chăm chỉ luyện tập. Các em coi rèn luyện
thể dục thể thao là món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
Song, một số học sinh còn coi môn thể dục là môn phụ nên luôn luôn lơ
là trong tập luyện. Nếu có tập luyện chỉ là những giờ học ỏi trên trường tùy vào

năng khiếu của bản thân. Có nhiều học sinh khơng thích hoạt động,ít ngại luyện
tập nên thành tích trong mơn thể dục chưa cao, chưa có tác dụng rèn luyện sức
khỏe. Qua điều tra ban đầu tơi nắm được một số em có tâm lý khơng thích học
trong giờ thể dục vì nó không gây được hứng thú với các em mà lại gị bó các
em trong khn khổ quản lý của giáo viên thể dục.... Điều này ảnh hưởng lớn
đến chất lượng của môn thể dục trong nhà trường. Chất lượng môn thể dục học
sinh khối 4 năm học 2019- 2020 như sau:
Năm học
2019-2020

Số
HS
54

Hoàn thành tốt
16

29,6%

Hoàn thành
30

55,6%

Chưa hoàn thành
8

14,8%

Chất lượng học sinh môn Thể dục chưa cao. Điều này làm ảnh hưởng đến

chất lượng chung của tồn trường. Qua điều tra tìm hiểu tơi nắm được một số
ngun nhân chính dẫn đến việc các em khơng ham thích giờ thể dục như sau:

3


Thứ nhất: Cơ sở vật chất nhà trường.
Về nhà trường đã đầu tư nhiều trang thiết bị để phục vụ cho môn học. Tuy
nhiên cũng giống như các trường khác trong huyện trường Tiểu học Thị Trấn
Nga Sơn 1 cũng chưa có đầy đủ trang thiết bị và nhà tập đa năng. Vì thế mỗi khi
thời tiết khơng thuận lợi như mưa, rét, nắng to… Thì giáo viên phải cho học sinh
học trong lớp nên chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, giờ thể dục học được tổ
chức xen kẽ vào các tiết tốn, văn, chính tả trong buổi học. Điều này gây bất tiện
cho học sinh trong việc mặc đồ tập thể dục vì đồng phục Tiểu học là học sinh nữ
mặc váy. Hơn nữa, sau khi tập xong mồ hôi nhể nhại, các em lại phải vào học
tiếp các môn khác. Gây tâm lý thụ động của học sinh trong giờ thể dục.
Để các em vừa được học tâp, vừa được vui chơi đòi hỏi người giáo viên
lòng nhiệt tình, tận tụy, tìm tịi những nội dung, phương pháp dạy học phù hợp,
những trò chơi hấp dẫn đổi mới và linh hoạt để lôi cuốn học sinh mà lại vừa đảm
bảo chương trình mà bộ đã đề ra.
Với phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” tôi luôn để cho
các em chủ động và sáng tạo trong tiết học cịn bản thân mình là người chỉ dẫn,
động viên, khích lệ các em.
Thứ hai: Giáo viên
- Giáo viên đều đã đạt chuẩn về kiến thức, kĩ năng. Hầu hết các đồng chí
đều trẻ, năng động, tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, chưa có nhiều kinh nghiệm
trong việc hướng cho học sinh tự mình tập luyện trong giờ học cũng như tạo
được khơng khí vui nhộn, thi đua sơi nổi gây sự hứng thú và tị mị cho học sinh
(là hôm nay cô sẽ xây dựng tiết học như thế nào, trị chơi ra sao...) điều đó sẽ
gây háo hức với mỗi học sinh và như thế tiết học sẽ đạt hiệu quả cao.

- Chưa tạo được cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.
Thứ ba: Học sinh.
- Trong lớp còn một số học sinh rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và khơng
thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Khả năng chú ý có chủ định của học
sinh cịn kém. Học sinh dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút
ra khỏi trị chơi nếu nó khơng cịn hứng thú nữa.
- Học sinh cũng không chú trọng, quan tâm đến quần áo, giày dép trong
giờ học thể dục ( nếu buổi học có tiết thể dục thì các em nữ có thể mặc quần
đồng phục thay vì mặc váy, các em nam có thể mặc đồng phục rộng, thỏa mái
hơn. Các em thay vì đi dép quai hậu có thể mang giày thể dục đi học trong buổi
đó vì mỗi tuần lớp có 2 tiết thể dục ).
- Học sinh cũng chưa nắm được kĩ thuật các bài tập thể dục tự chọn mà
chỉ là mô phỏng, bắt chước theo giáo viên hoặc thói quen hằng ngày của các em.
Thứ tư: Chưa chú trọng đổi mới các trò chơi trong giờ học.
- Các trò chơi trong sách giáo khoa đã quen thuộc với các em học sinh lớp
4 vì các em đã được học ở các lớp dưới. Nếu có trị chơi mới thì tới tiết ơn tập
lại lặp lại trị chơi đó, gây sự nhàm chán cho học sinh.
- Việc tổ chức các trò chơi cho học sinh đòi hỏi phải có sự linh hoạt và
tính sáng tạo cao.

4


- Mức độ khó hay dễ của các trị chơi khơng giống nhau. Có những trị
chơi vơ cùng đơn giản nhưng cũng có những trị chơi phức tạp, địi hỏi người
chơi phải tư duy trong quá trình chơi.
- Thời gian tổ chức cho học sinh chơi rất hạn hẹp vì một trị chơi khơng
thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động học của học sinh mà nó chủ yếu chỉ
được lồng ghép và tích hợp vào các tiết học chính mà thơi.
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện:

Giải pháp 1: Chuẩn bị về cơ sở vật chất tốt cho học sinh tập luyện.
Xác định rõ vai trò của việc xây dựng cơ sở vật chất trong việc dạy học
môn Thể dục, tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng sân chơi,
bãi tập. Đến nay, nhà trường có sân vận động khn viên rộng, bằng phẳng, đạt
tiêu chuẩn để học sinh có nơi luyện tập, vui chơi. Sân vận động phân chia thành
các khu vực như khu vui chơi bóng đá, khu điền kinh (Chạy, bật xa, ném bóng),
khu chơi cầu lơng… Ngồi ra, năm học 2020- 2021 này, để thuận lợi cho việc
tập luyện, nhà trường đã đầu tư mua sắm 1 bàn bóng bàn, lưới và vợt cầu lông,
bổ sung thêm bộ đá cầu, các bộ đồng phục bóng đá, Arobic để học sinh tập
luyện, vui chơi.
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thành quả của các em. Vì để học
tốt mơn thể dục địi hỏi bắt buộc phải có dụng cụ đi kèm với bài học.

Học sinh Tập luyện bóng bàn

Học sinh tập luyện đá cầu

5


Học sinh tham gia tập luyện điền kinh

Học sinh tham gia tập luyện bóng đá
Tóm lại: Để nắm bắt tình hình cơ sở vật chất, hàng năm, nhà trường cùng
với giáo viên kiểm tra kĩ, lựa chọn và loại bỏ những dụng cụ quá cũ, hư hỏng...
Để thay đổi cái mới phù hợp hơn. Thường xuyên cải tạo sân tập thể dục cho các
em, có bóng mát và ln ln sạch sẽ, an tồn trong q trình tập luyện.
6



Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng dạy học Thể dục thông qua việc trau dồi,
nâng cao kinh nghiệm của mỗi giáo viên.
2.1. Nâng cao chất lượng giờ dạy TD trong chương trình thể dục lớp 4.
Nội dung và phương pháp giảng dạy là yếu tố chính tác động đến việc
nâng cao chất lượng. Vì vậy, tơi ln nghiên cứu, tìm hiểu kĩ nội dung chương
trình mơn học, đặt mục tiêu chính trong việc giáo dục thể chất và bảo tồn văn
hóa dân tộc thơng qua trị chơi dân gian là dạy tốt các môn học thể dục.
Tôi thường xuyên sinh hoạt chuyên môn cụm trường cùng với các giáo
viên thể dục trong cụm và sinh hoạt chuyên môn cùng giáo viên văn hóa trong
trường ngay từ đầu năm. Sinh hoạt thường xuyên các tháng để nắm vững
phương pháp các mơn học, từ đó áp dụng vào mơn Thể dục. Nghiên cứu kĩ
chương trình học, nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi lên lớp. Soạn giảng có chất
lượng. Tham khảo cách lồng ghép trò chơi dân gian vào bài dạy sao cho có hiệu
quả. Tơi đưa vấn đề lựa chọn trị chơi dân gian vào các buổi sinh hoạt chun
mơn. Đồng thời xin ý kiến của Ban giám hiệu về cách thực hiện lồng ghép trị
chơi dân gian của mình, nếu như trước đây, học sinh khởi động tập vài động tác
xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối... Thì nay bên cạnh GDTC chính
khóa theo quy định bản thân tơi cịn đẩy mạnh hoạt động của đơi, nhóm theo sở
thích như bóng đá, đá cầu, điền kinh, đồng thời tăng cường các hoạt động ngoài
giờ, lồng ghép các trò chơi như kéo co, thả đỉa ba ba... Thơng qua đó mà các
hoạt động của nhà trường, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm các em tham
gia là dịp để phát huy tài năng.
Chương trình mơn thể dục được thực hiện ở tất cả các khối lớp từ lớp 1
đến lớp 5. Thực hiện 2 tiết /tuần theo quy định của Bộ giáo dục. Trong giảng
dạy, tôi luôn thực hiện nghiêm túc, không cắt xén nội dung, thời lượng của môn
học. Chú trọng kế hoạch bài học. Thường xuyên thăm lớp, dự giờ để nâng cao
chất lượng giảng dạy môn thể dục. Tránh tư tưởng coi đây là môn phụ, dạy qua
loa, đại khái. Đồng thời, qua môn học này tôi phát hiện, huấn luyện nguồn học
sinh giỏi TDTT cho nhà trường như bóng đá, đá cầu, bóng bàn, chạy, bật xa…
Đề nghị với nhà trường coi học sinh giỏi thể dục thể thao ngang tầm với học

sinh giỏi các môn học khác.
2.2: Nâng cao kiến thức chuyên sâu của bản thân về TDTT và trò chơi dân gian.
a. Tăng cường kiến thức chuyên sâu về TDTT.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất trong nhà trường.
Mặt khác, nhiều em học sinh còn rụt rè, sợ va chạm và ngại vận động. Nắm bắt
được đặc điểm tâm sinh lý của các em tôi luôn gần gũi, tạo cảm giác hòa đồng
cùng các em. Với phương pháp là “cơ tổ chức - trị hoạt động, cơ chỉ đạo – trị
chủ động, cơ trị cùng tương tác”…tạo cho các em tự tin và hứng thú trong học
tập, có động cơ học tập đúng đắn. Sự gần gũi của giáo viên với học sinh còn
giúp cho giáo viên nắm được tâm tư tình cảm của học sinh, là nơi để học sinh
giải bày bộc lộ.
Ngay từ đầu tiết học cần phải tạo hứng thú cho các em bằng nhiều phương
pháp khác nhau. Khi tổ chức chơi các trị chơi tơi ln khích lệ, động viên các
em, cuốn hút các em vào trò chơi, tạo cho các em cảm giác khi chơi vừa thoải
mái về tinh thần, vừa tiếp thu được bài tốt, vừa được rèn luyện sức khỏe.
7


Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa giáo viên
và học sinh cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp
dẫn cùng một bầu khơng khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú
cho cả cô và trò.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em rèn luyện
thể chất. Qua thực tế công tác tại trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn 1, tôi luôn
trăn trở làm thế nào để các em học sinh chủ động, sáng tạo, tích cực và có hứng
thú trong mơn học Thể dục nói chung và phần trị chơi nói riêng, Để có được
một tiết học đảm bảo học sinh vừa nắm bắt được nội dung, vừa được vui chơi thì
trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải thực sự hiểu học sinh muốn và
cần gì? Trong phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trị chơi thường được

các em u thích như trị chơi “chim bay, cò bay; gọi thuyền…” hoặc cho cả lớp
đứng vỗ tay hát để gây được sự tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản.
Trước khi chuyển nội dung học hoặc chơi trò chơi giáo viên nên dẫn dắt học
sinh bằng một câu hỏi và cho học sinh suy nghĩ trả lời. Trước khi kết thúc trò
chơi thì cho học sinh tự nhận xét đánh giá kết quả cá nhân, nhận xét tổ, nhận xét
chung cả lớp. Cuối cùng giáo viên mới đánh giá kết quả, ưu khuyết điểm trong
tiết dạy.
Trong một tiết học không nhất thiết phải tuân theo qui định, khuôn khổ
mà phải luôn thay đổi phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh và điều
kiện thực tế sân bãi của trường. Giáo viên nên lựa chọn đưa vào một số tình tiết
mới gây hứng thú cho học sinh như: thông qua một số biện pháp trị chơi, thi
đấu giữa các nhóm, các tổ, tăng dần độ khó trong q trình tập luyện... Giúp các
em trở thành những người có sức khoẻ tốt, có tri thức, có đạo đức và thành
người có ích cho xã hội.
Ngồi việc rèn dũa chun mơn trong tiết dạy, tơi cịn tăng cường
bồidưỡng kiến thức về TDTT và hiểu biết về trị chơi dân gian cho mình. Tơi
ln tham khảo tài liệu về luật thi đấu để nắm vững chun mơn, cách thức tổ
chức các kì giao lưu. Đọc sách báo để tìm hiểu về trị chơi dân gian, tìm hiểu kĩ
thuật cơ bản và nâng cao về mơn Aerobic, mơn đá cầu, cầu lơng, bóng đá… Một
giáo viên thể dục khơng phải chỉ nói theo sách vở mà phải thực hành. Khi giáo
viên thị phạm động tác cần phải chuẩn, chính xác, đúng, đẹp. Điều đó giúp cho
học sinh muốn mình đạt được như vậy sẽ bắt chước theo và gây được sự hứng
thú cho các em. Từ đó giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo
trong việc học tập. Dần dà các em mong muốn được học thể dục hơn.
Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi của các em, đảm bảo
tính vừa sức, sự hấp dẫn là yếu tố vơ cùng cần thiêt. Điều đó, giáo viên thể dục
cần phải tích lũy trong một q trình dài.
Ngồi ra, tơi cịn tăng cường tập luyện để nâng cao kĩ năng thi đấu của
bản thân. Cũng chính vì thế, kiến thức chuyên sâu về TDTT và trò chơi dân gian
của tôi ngày một nâng cao, đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong nhà trường.

b. Tổ chức nhiều đợt giao lưu cho học sinh.
Hàng tháng, dựa theo các chủ điểm HĐGDNGLL, tôi thường tham mưu
với Ban giám hiệu nhà trưởng tổ chức cho các khối lớp tham gia giao lưu một
8


hoạt động thể thao nào đó ví dụ như: Trong buổi lễ lớn của nhà trường khai
giảng năm học mới 2020-2021 Tháng 9, các em được tham gia chơi kéo co vào
buổi chiều ngày 05 Tháng 09, mỗi lớp được tham gia hai tiết mục văn nghệ,
trong đó một tiết mục dân ca hiện đại, một tiết mục mang âm hưởng dân gian...

Hình ảnh 2 đội bóng giao lưu cụm cấp tiểu học Năm học 2019-2020
Chào mừng ngày 15/10 và 20/10 tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi:
“kéo co”, đồng thời tổ chức cho các lớp khối 4,5 giao lưu bóng đá với một số
trường TH trong cụm: TH Nga Văn, TH Nga Thắng, TH Nga Phượng…

Học sinh khối 4 tham gia kéo co
Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, phối hợp với bên Đoàn - Đội tổ chức
cho các em tham gia ngoài viết báo tường, văn nghệ bên cạnh đó cịn có các trị
chơi như: Nhảy ba bố, thi đổ nước vào chai... các em tham gia chơi một cách rất
nhiệt tình, chủ động & tích cực.

9


Học sinh tham gia trò chơi nhảy ba bố
Tháng 12, ngày 26/3 các em được làm thơ, được đọc các bài thơ & hát các
bài hát về anh bộ đội cụ Hồ, dược tham gia và trị chơi: Đồn tàu...
Trong khơng khí tưng bừng phấn khởi đó học sinh tích cực tham gia và tham gia
có hiệu quả. Thơng qua phong trào này không những giáo dục thể chất cho học

sinh tốt mà còn là sợi dây gắn liền các em với trường lớp, bè bạn, giúp các em
thêm yêu trường, yêu lớp và hăng say học tập hơn. Đồng thời góp phần bảo tồn
nền văn hố dân tộc.

Học sinh tham gia trị chơi “Đồn tàu”
Trong khơng khí tưng bừng phấn khởi đó học sinh tích cực tham gia và
tham gia có hiệu quả. Thơng qua phong trào này khơng những giáo dục thể chất
cho học sinh tốt mà còn là sợi dây gắn liền các em với trường lớp, bè bạn, giúp
các em thêm yêu trường, yêu lớp và hăng say học tập hơn. Đồng thời góp phần
bảo tồn nền văn hoá dân tộc.
10


Mỗi đợt thi đấu, nhà trường đều trao giải và coi đó là kết quả thi đua thể
dục thể thao của lớp. Nhà trường lấy kết quả đó làm kết quả thi đua cuối năm.
Chính vì vậy học sinh trong trường rất vui vẻ, thoải mái, các em phấn chấn tham
gia hoạt động học tập các ngày sau đó.
Tóm lại: Việc nâng cao kiến thức chuyên sâu là hết sức cần thiết để xây
dựng tiết học, lồng ghép trò chơi sao hợp lý, khoa học giúp các em say mê, hứng
thú trong môn học.
Giải pháp 3: Sử dụng tốt việc lồng ghép trò chơi dân gian vào các tiết học
thể dục đặc biệt là các tiết ôn tập cho học sinh trong giờ thể dục góp phần
nâng cao hiệu quả tiết học.
Để các tiết học sinh động, thu hút được các em trong học tập & kết quả
của các em được tốt tôi xin đưa ra các bước chuẩn bị khi tổ chức trò chơi trong
giờ học thể dục như sau:
- Bước 1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
Như ta đã biết kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vơ cùng phong
phú và đa dạng nhưng khơng phải trị chơi nào cũng phù hợp với lứa tuổi học
sinh. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc, lựa chọn cho học sinh chơi các trị

chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Mang âm hưởng của
địa phương, giúp cho các em có sự hiểu biết và thêm u nơi mình sinh sống.
Ví dụ: Địa phương em chủ yếu làm ruộng lúa, ta có thể cho các em chơi trò
chơi: “ Chuồn chuồn” Khi hát bài đồng dao học sinh đưa tay theo bài hát. Người
chỉ huy đứng ở giữa cố tình đưa tay sai, học sinh nào nhìn chỉ huy đưa theo sai
so với bài hát thì sẽ bị phạt.
“Một con chuồn chuồn bay cao cao, hai con chuồn chuồn bay thấp thấp,
ba con chuồn chuồn bay qua bay lại, bốn con chuồn chuồn bay tới bay lui, năm
con chuồn chuồn ẻo qua ẻo lại, sáu con chuồn chuồn ngồi xuống mà chơi...
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng , bay vừa thì râm...”
Lời ca vui nhộn, nhí nhảnh hợp với lứa tuổi học sinh, đồng thời qua bài ca
học sinh học hỏi được kinh nghiệm dân gian về thời tiết.
Bên cạnh đó, trong lớp mỗi học sinh lại có cá tính, độ mạnh dạn và có mức
độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trị chơi
cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với tất cả các thành viên trong lớp.
- Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho
học sinh tham gia vào các trò chơi dân gian.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
Đồ dùng đồ chơi của các trị chơi dân gian cũng vơ cùng đa dạng và phong
phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của
từng trị chơi. Mỗi trị chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi
tương ứng mà thiếu nó thì trị chơi khơng thể tiến hành được.
Ví dụ như trị: “ Chơi chuyền” địi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật
có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non… Trị chơi “ Ném cịn” khơng thể
diễn ra nếu thiếu quả cịn – đồ chơi truyền thống của trị chơi đó. Hay đơn giản
như trị chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu khơng có dải vải
hoặc dải khăn bịt mắt…
11



Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho học sinh chơi một trị chơi dân gian
nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có
hay khơng có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trị chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy
đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
- Dạy học sinh đọc thuộc lời ca ( đối với những trị chơi có lời đồng dao ):
Một đặc điểm đặc trưng của trị chơi dân gian đó là khi chơi học sinh
không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường
vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho
khơng khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Ví dụ như: chơi “ Chi chi chành chành”,
học sinh hát “ Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa đứt cương –
ba vương ngũ đế…”. Hay như chơi “ Rải ranh” trẻ hát “ Rải ranh – Bẻ cành –
Hái ngọn – Chọn đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi
một cách khéo léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại
giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi học sinh đã thuộc lời đồng dao.
Chính vì vậy, tơi thường cho học sinh làm quen với lời đồng dao của các trò
chơi dân gian trước khi hướng dẫn học sinh chơi. Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao,
tôi tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, học
sinh chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
- Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trị chơi:
Mỗi trị chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những
trị chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia
chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “ Kéo co”, “ Rồng
rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Hoàng anh,hồng yến”…
Nhưng lại cũng có những trị chơi tĩnh, học sinh hay chơi theo các nhóm nhỏ
như “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “ Chuyền
thẻ”, “Ơ ăn quan”…
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của
từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức trò chơi.
- Bước 3: Tổ chức lồng ghép trị chơi phù hợp với tính chất của hoạt động bài

tập thể dục trong tiết học.
- Mỗi hoạt động của học sinh đều nhằm đạt được một mục đích nhất định.
*Với tiết học ơn lại đội hình đội ngũ: thì học sinh khơng hoạt động nhiều, vì
vậy chúng ta nên chọn các trị chơi mang tính vận động nhiều nhằm rèn luyện và
phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “con cóc là cậu ơng trời”,
“Bịt mắt bắt dê”, “ Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “ Thả đỉa ba ba”, “nhảy lướt
sóng”, “ù à ù ập” ,“trị chơi nhẩy ơ”, “giung giăng giung dẻ”, “ giành cờ chiến
thắng”… Chúng ta có thể lồng ghép vào đầu tiết học bằng trò chơi : “nhảy lò
cò” để vừa gây hứng thú cho học sinh vừa giúp học sinh khởi động cơ thể trước
khi vào học. Sau đó cuối tiết học tùy vào thời gian còn lại của tiết mà ta cho chơi
các trò chơi còn lại.
Với tiết học nhẹ này thì lựa chọn các trị chơi vận động nhằm rèn luyện
thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi học sinh phải
mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Sự vui chơi giúp cho học sinh
thêm khỏe mạnh và năng động.
12


Chẳng hạn:
+ Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi học sinh hát xong câu cuối: “ Xin
khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức học sinh làm “ đuôi” ( đứng sau cùng )
phải chạy thật nhanh, nếu khơng sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay
người khác hoặc lại phải làm “ thầy” để đi đuổi những học sinh khác.
* Với tiết học bài thể dục phát triển chung: Học sinh tập bài thể dục phát
triển chung mang mức độ hoạt động tương đối, vậy nên chúng ta đưa những trò
chơi mang mức độ vừa phải để cân bằng đủ độ hoạt động trong ngày không nên
quá sức đối với học sinh, như: “tập tầm vông”, “chi chi chành chành”, “vuốt hạt
nổ”, “chông đống chồng đe”, “xe lửa chui qua hầm”, “xỉa cá mè”... Những trò
chơi này luyện cho các em khả năng phối hợp khéo léo các động tác tay, chân,
đồng thời thông qua sự phối hợp giữa các động tác và phần tiết tấu của lời ca

giúp các em phát triển những cảm nhận về tiết tấu trong âm nhạc.
- Hình ảnh minh họa một số trị chơi:

Trị chơi” Nhảy dây”

13


Trị chơi: “Nhảy lướt sóng”

Trị chơi: “Chạy theo hình tam giác”

Trò chơi” Bỏ khăn”
14


- Với các tiết học mang tính hoạt động nhiều hơn thì ta cho học sinh chơi
các trị chơi mang tính tư duy như:
+ Lời đồng dao của trị chơi chuyền: “ Con ruồi có cánh – Địn gánh có
mấu – Châu chấu có chân…” đã giúp học sinh nhận biết được đặc điểm đặc
trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc.
* Với phần bài học vận động của học sinh (đây là phần học mang tính
chất hoạt động nhiều): nên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tĩnh nhằm
cân bằng trạng thái hoạt động như: “Ơ ăn quan”, “Tập tầm vơng”, “Rải ranh”,
“Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đếm sao”, “ chuồn chuồn” “nu na nu
nống”, ...
Ví dụ: Bài 54 :
Trong tiết học tự chọn : tâng cầu bằng đùi (ôn lại tiết học 53), học sinh
hoạt động đôi chân liên tục. Điều này sẽ làm cho học sinh mỏi mệt mà ta lại cho
trị chơi : “Dẫn bóng” vào sẽ làm học sinh nhàm chán mà lại tăng độ vận động

trong ngày của học sinh lên rất nhiều. Do đó, thay vì trị chơi : “Dẫn bóng” ta
đưa vào trị chơi “Đếm sao”. Trò chơi “Đếm sao” này ta cho học sinh ngồi
xuống thành vòng tròn (giúp học sinh nghỉ ngơi). Một em nam và một em nữ ra
nắm tay nhau đi vòng quanh vòng tròn hát bài đồng dao: Ngắm ánh sao đêm
đêm ta hỏi người, hồng xanh hồng là hồng hồng xanh. Ngơi sao xanh chính là
anh này (chỉ vào em học sinh nam) ngơi sao hồng chính là chị kia (chỉ vào em
nữ) khơng có ngơi sao nào là sao lẻ loi và hai học sinh vừa được chỉ tiếp tục trò
chơi, vừa tạo được sự vui nhộn, vừa giúp cho học sinh xích lại gần nhau hơn,
tạo ra sự đồn kết và có tính tập thể cao.
- Với các tiết học vận động căng thẳng nên chọn các trò chơi có giai điệu
và lời hát như các trị chơi: “ Tập tầm vông” , “ Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao
chăn trâu xứ Quảng”…
- Đặc biệt khi tích hợp trị chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần
lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng tiết học. Từ đó giúp học sinh hứng
thú trong tiết học đồng thời lượng vận động cũng vừa phải đối với học sinh.
Ngồi ra khi lựa chọn các trị chơi dân gian trong hoạt động chung, một
điều cần đặc biệt lưu ý đó là: Phải lựa chọn trị chơi phù hợp với đề tài và chủ
điểm của bài dạy.
- Bước 4: Tạo khơng khí vui vẻ và thi đua sơi nổi cho tất cả học sinh tham gia
vào trò chơi để nâng cao tiết học. Đồng thời khuyến khích học sinh tập luyện
ở nhà.
- Trong tiết học thể dục có xen kẻ nhiều trò chơi mới lạ và hấp dẫn bao
giờ học sinh cũng thích thú. Nắm được đặc điểm này tơi ln ln tạo ra khơng
khí vui vẻ và thi đua trong lớp, giúp học sinh hoàn thành nhanh bài tập, đồng
thời nâng cao kết quả học tập của từng học sinh.
- Khuyến khích học sinh về nhà tập thể dục (không nhất thiết là các bài
tập trên lớp). Điều đó giúp các em ham thích hoạt động và có sức khỏe hơn,
khơng uể oải trong giờ học thể dục.

15



Ví dụ như: Tơi khuyến khích các em về buổi sáng hoặc chiều có thể chơi
đá cầu, đánh cầu lơng, chạy bộ,... Hay tham gia học các lớp võ sinh có tại địa
phương. Đó cũng chính là cách tập luyện ở nhà của mỗi học sinh.
- Kết hợp với nhà trường tổ chức thi các trò chơi dân gian trong các ngày
đầu tuần của tháng và các ngày lễ của trường như các trò chơi : “kéo co”, “đổ
nước vào chai”.... Làm cho học sinh thêm u thích mơn học hơn.
Do có sự tập luyện thường xuyên, chu đáo và lồng ghép tốt các trò chơi
dân gian vào tiết học chất lượng TDTT nhà trường tương đối tốt. Nhà trường
thường tham gia đầy đủ và hiệu quả các hoạt động TDTT do Phòng giáo dục
phát động. Năm 2019- 2020, nhà trường đã đạt nhiều giải TDTT cấp huyện như:
Giải nhì chạy 60m, Giải nhì đá cầu đơi nam- nữ, giải ba chạy tiếp sức nam và
nhiều giải ở nội dung khác. Tổng cộng: 1 giải cấp tỉnh, 30 giải cấp huyện. Nhà
trường là một trong những đơn vị có thành tích tốt trong phong trào TDTT năm
2019- 2020.
Tóm lại: Sử dụng tốt việc lồng ghép trò chơi dân gian vào các tiết học thể
dục nói chung; thể dục lớp 4 nói riêng đã giúp cho học sinh học tập phấn khởi,
giờ học sơi nổi, làm cho các em u thích mơn học, nhờ đó hiệu quả giờ học
được cao hơn... Cũng nhờ đó mà các em chăm chỉ luyện tập, các động tác... Kĩ
thật tốt & có ý thức học tập cao hơn.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho
học sinh làm quen với các tiết học có lồng ghép trị chơi dân gian, tơi đã thu
được nhiều kết quả tốt:
- 100% em rất hứng thú và yêu thích học thể dục.
- 100% em được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các
trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
- Học sinh đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp.
- Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận

thức và thể lực của các em trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Học sinh nhanh
nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
Qua học kì II năm học 2019- 2020 và học kỳ I năm học 2020- 2021 tôi
thu được kết quả như sau:
Năm học
Số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
HS
2020-2021
54 36
66,7%
18
33,3%
0
- Trò chơi dân gian còn giúp các em trong lớp tơi thêm gắn bó với nhau,
nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của học sinh.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển, sự ham
thích học thể dục của học sinh. Trị chơi dân gian vừa giúp học sinh thỏa mãn
nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan,
tăng cường thể lực cho học sinh, giúp học sinh trở thành những người lao động
tài giỏi trong tương lai.
16


- Những học sinh chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi

thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức trong cuộc
sống. Đồng thời tiết học đó cũng sơi nổi và hào hứng hơn đối với các em.
- Cần phải tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian để phát triển ở
học sinh tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh
nghiệm của mình với bạn khác. Kéo các em lại gần hơn,biết giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ trong môn học.
- Khi tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh giáo viên cần tìm hiểu kỹ
cách chơi, luật chơi và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi.
Sau thời gian áp dụng phương pháp trên chúng tôi thấy rất thuận tiện
trong việc soạn giảng cũng như về thực tế nội dung tiết học đa số các em có tiến
bộ nhiều trong mơn học, cụ thể là học sinh rất ham thích luyện tập, thường trông
đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh
sức khoẻ yếu, khuyết tật, các em đã nắm kỹ nội dung chương trình, tuy khơng
địi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh
thần ý thức, tổ chức kỷ luật, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh
tự tin hơn, tiến xa hơn.
2. Kiến nghị:
Không
Thị Trấn, ngày 15 tháng 04 năm 2021
Xác nhận của thủ đơn vị
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
Hiệu trưởng
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT

Mai Xuân Thống
Nguyễn Thị Vân

17



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
-----------------***------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI DÂN GIAN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC
LỚP 4 Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC THỊ TRẤN NGA SƠN 1

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
SKKN thuộc lĩnh vực môn:

Nguyễn Thị Vân

Giáo viên
Trường TH Thị Trấn Nga Sơn 1
Thể dục

18


THANH HĨA, NĂM 2021

MỤC LỤC

Nội dung
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Các phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Thực trạng của việc dạy môn Thể dục
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
Giải pháp1: Chuẩn bị về cơ sở vật chât tốt cho học sinh luyện tập
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng dạy học Thể dục thông qua việc
trau dồi, nâng cao kinh nghiệm của mỗi giáo viên
Giải pháp 3: Sử dụng tốt viêc lồng ghép trò chơi dân gian vào các
tiết học thể dục đặc biệt là các tiết ôn tập cho học sinh trong giờ thể
góp phần nâng cao hiêu quả tiết học
4. Hiệu quả của sáng kiến
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3

5
5
7
11
16
16
16
17

19


20



×