Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng giải toán có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH

TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TỐN CĨ LỜI VĂN

Người thực hiện: Lê Thị Hảo
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Yên Phong
SKKN thuộc lĩnh vực: Mơn Tốn

N ĐỊNH, NĂM 2021


MỤC LỤC
1.

MỞ ĐẦU

Trang

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1



1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

3

2.1. Cơ sở lí luận

3

2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

3

2.2.1. Thực trạng chung của Nhà trường

3

2.2.2. Thực trạng của lớp

3

2.2.3. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng sáng

kiến

5

2.3. Các giải pháp thực hiện

6

Giải pháp 1: Điều tra, phân loại đối tượng học
sinh

6

Giải pháp 2: Chuẩn bị cho việc giải toán

8

Giải pháp 3: Áp dụng qua các tiết dạy

10

Giải pháp 4: Khích lệ học sinh hứng thú khi học
tập

15

2.4. Hiệu của của sáng kiến

17


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19

3.1.

Kết luận

19

3.2.

Kiến nghị

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI CÁC
NĂM HỌC

22


1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

Xuất phát từ mục tiêu Giáo dục Tiểu học trong giai đoạn hiện nay là: Giúp
học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học
Trung học cơ sở”.
Trong chương trình Tiểu học, mơn Tốn có vị trí hết sức quan trong bởi vì đây
là mơn học giúp cho trẻ phát triển khả năng phân tích tổng hợp và tư duy nhiều
nhất, mơn Tốn sẽ hỗ trợ đắc lực cho các môn học khác. Việc dạy học mơn Tốn
khơng chỉ giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức, rèn các kĩ năng tính tốn mà cịn
giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, tưởng tượng, trí sáng tạo, hình thành thói
quen làm việc khoa học, … góp phần hình thành các phẩm chất, nhân cách của
người lao động trong thời kì mới.
Trong dạy học tốn ở Tiểu học, giải tốn có lời văn chiếm một vị trí quan
trọng. Có thể coi việc dạy - học giải toán là “lửa thử vàng” của dạy - học toán.
Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích
cực các kiến thức và khả năng đa có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường
hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách
tường minh ... Vì vậy, có thể coi giải tốn có lời văn là một trong những biểu hiện
năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.
Nội dung chương trình Tốn lớp 2 là một khối lượng kiến thức khá mới mẻ so
với khối lớp 1, nhất là phần giải tốn có lời văn. Vì vậy, việc nắm bắt được cách
giải và giải thành thạo các dạng tốn có lời văn thì khơng phải học sinh nào cũng
làm được. Để đạt được điều này thì vai trị của người giáo viên là hết sức quan
trọng. Giáo viên phải giúp các em nhận dạng các bài tốn, hình thành cách giải cho
từng dạng tốn, thêm vào đó là phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng
thực sự cần thiết.
Từ thực tiễn dạy học, năm học 2020 – 2021, tôi được phân công phụ trách lớp
2A với tổng số học sinh là 34 em. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2, bản
thân tôi nhận thấy rằng: muốn dạy tốt chương trình Tốn lớp 2 nói chung và nội
dung tốn có lời văn lớp 2 nói riêng, người giáo viên không những phải nắm vững
nội dung, chương trình mà cịn phải năng động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt

những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học. Trong q trình dạy học, bản thân tơi muốn tìm hiểu thực trạng ấy và đề
ra giải pháp để nâng cao chất lượng dạy – học tốn nói chung và giải tốn có lời
văn nói chung.
Với những lí do trên, tơi đã chọn nội dung “Một số giải pháp giúp học sinh
lớp 2 rèn kĩ năng giải tốn có lời văn” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến nội dung giải tốn có lời văn
lớp 2.
- Nghiên cứu nội dung chương trình tốn lớp 2 để tìm hiểu các dạng tốn có
lời văn nhằm nắm vững kiến thức, phương pháp giải từng dạng toán.


2

- Giúp học sinh u thích mơn Tốn phát huy khả năng học Tốn để từ đó tiếp
thu tốt các mơn học khác.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mơn Tốn nói riêng và chất lượng
giáo dục trong nhà trường nói chung. Tìm hiểu thực trạng dạy – học giải tốn có
lời văn ở lớp 2 Trường Tiểu học n Phong. Trên cơ sở đó, phân tích, tìm hiểu ra
nguyên nhân dẫn đến thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học giải tốn có lời văn ở Tiểu học nói chung và giải tốn có lời văn lớp 2
nói riêng.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu của dạy học
Toán ở Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số vấn đề lí luận về đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2.
- Học sinh lớp 2 trường Tiểu học Yên phong.
- Chương trình Tốn 2 nói chung và phần giải tốn có lời văn lớp 2 nói riêng.
- Các phương pháp dạy “Giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 2”.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.


3

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Đặc điểm tư duy của học sinh đầu bậc Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2
nói riêng là tư duy trực quan cụ thể chiếm ưu thế. Chính vì vậy, những hoạt động
mang tính trực quan, gây nhiều hứng thú sẽ khuyến khích các em chủ động học
tập, khơi dậy tính tị mò, phát triển năng lực tư duy ở học sinh. Nội dung giải tốn
có lời văn địi hỏi học sinh phải tư duy lo gíc, linh hoạt, sáng tạo, trong khi đó khả
năng phân tích, tổng hợp của nhiều học sinh còn hạn chế, cộng với khả năng đọc
hiểu, phân tích đề tốn cịn kém. Vì vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm
được cách giải bài toán, giúp học sinh vận dụng linh hoạt cách giải để giải được tất
cả các dạng tốn có lời văn trong chương trình.
Giải tốn có lời văn thực chất là những bài tốn thực tế, nội dung bài tốn
được thơng qua những câu văn nói về những quan hệ tương quan và phụ thuộc, có
liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài tốn có lời văn
chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản
chất tốn học của bài tốn. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các
mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài tốn và tìm được những
câu lời giải phép tính thích hợp đẻ từ đó tìm được đáp số của bài toán.

Nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1, lớp 2 thì đến các lớp trên các em
dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang
kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở những lớp sau.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung của Nhà trường
Tuy nhà trường đã có đủ phịng học nhưng thiết bị, đồ dung dạy học của nhà
trường cịn có nhiều hạn chế như hư hỏng, không đồng bộ…
2.2.2. Thực trạng của lớp
Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công giảng dạy lớp 2A Trường Tiểu học
Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Lớp có 34 học sinh, trong đó:
+ Con cán bộ cơng chức: 3 em
+ Con gia đình nơng nghiệp: 31 em
+ Nam: 19 em, nữ: 15 em.
- Lớp 2A có 8 học sinh ở thôn Lý Nhân, 6 học sinh ở thôn Thị Thư. Đây là 2
thôn xa trường nên việc đi lại của các em gặp khó khan mỗi khi trời mưa hay trời
rét, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Đặc
biệt trong số các học sinh nói trên có rất nhiều em có bố mẹ đi làm ăn xa, đi làm
cơng ty cả ngày cho nên việc quản lí, giám sát có phần hạn chế. Một bộ phận phụ
huynh trình độ và phương pháp cịn hạn chế nên khó khăn trong việc kiểm tra, kèm
cặp con em mình.
- Lứa tuổi các em còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý còn hạn chế. Các
em chưa cẩn thận trong khi làm bài, có em khi đọc bài xong là làm ngay khơng tìm
hiểu kĩ đề bài, làm xong khơng kiểm tra kết quả bài làm.


4

- Có em hiểu nhầm đề bài, khơng chú ý đến dữ liệu bài toán đưa ra, đặt lời
giải chưa chính xác với phép tính.

- Qua thực tế giảng dạy và thảo luận cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần
lớn học sinh trong lớp thích học mơn Tốn hơn các mơn học khác. Nhưng về cách
diễn đạt trong Tốn học lại còn vướng mắc nhiều. Qua một thời gian giảng dạy
Mơn Tốn theo chương trình sách giáo khoa, tơi nhận thấy việc học mơn Tốn hiện
nay của các em với dạng tốn một lời giải thì học sinh giải được nhưng các bài
tốn có từ hai lời giải thì cịn nhiều em không làm được bởi một số nguyên nhân
sau:
+ Việc đọc đề, tìm hiểu đề đang cịn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 2. Vì
kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề tốn và hiểu
đề cịn thụ động, chậm chạp.
+ Thực tế trong một tiết dạy 40 phút, thời gian dạy kiến thức mới nhất nhiều,
phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện làm bài tập không được
nhiều.
+ Học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào các dữ kiện trọng tâm của
đề tốn, phân tích đề cịn hạn chế.
+ Học sinh chưa xác định các kiểu tóm tắt đề tốn khác nhau phụ thuộc vào
từng dạng bài cụ thể.
+ Khả năng phân tích và tư duy khi gặp bài tốn hợp cịn hạn chế, các em
thường làm theo khn mẫu gặp trong sách giáo khoa.
+ Kĩ năng đặt lời giải, tính tốn cịn gặp khó khăn
+ Trình bày bài giải chưa khoa học
+ Sai lời giải, sai cách viết phép tính và tên đơn vị tính.
+ Khi làm bài giải xong, đa số học sinh không đọc lại bài làm dẫn đến sai sót
đáng tiếc do chủ quan.
+ Một số học sinh khi gặp bài tốn khó hơn một chút thì lười suy nghĩ nên
thường bỏ qua, vì vậy khả năng giải tốn có lời văn bị hạn chế.
- Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành kiểm tra vào cuối tuần 3 nhằm nắm được
thực lực của học sinh từ đó xác định được nguyên nhân các em thường vướng mắc
khi giải toán.



5

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 2A
NĂM HỌC 2020 – 2021
(Thời điểm khảo sát: 20/9/2020)
MƠN TỐN
(Thời gian làm bài: 35 phút)
Bài 1 (2điểm): Hà có 24 viên bi đỏ và 20 viên bi xanh. Hỏi Hà có tất cả bao
nhiêu viên bi?
Bài 2 (2điểm): Trong kho có 84 cái ghế, đã lấy ra 24 cái ghế. Hỏi trong kho
còn lại bao nhiêu cái ghế?
Bài 3 (2,5điểm): Nhà Lan có 36 con gà, trong đó 12 con gà mái. Hỏi nhà Lan
có bao nhiêu con gà trống?
Bài 4 (3,5điểm): Hiện nay Tuấn 7 tuổi, Tuấn ít hơn Hùng 3 tuổi. Hỏi hiện nay
Hùng bao nhiêu tuổi?
2.2.3. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng sáng kiến:
Tổng
số HS
34

Mức
độ
Số
lượng
Tỉ lệ

Đạt
y/c theo
CKTKN

17
50%

Chưa đạt u cầu theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng
Về

Tính
tóm tắt
năng
tốn
7
5
5
20,6%

14,7%

14,7%

Từ số liệu trên, tôi nhận thấy kết quả học tập môn Tốn nói chung và giải tốn
có lời văn của học sinh lớp tơi giảng dạy nói riêng cịn khá khiêm tốn so với yêu
cầu của giáo dục hiện nay. Để xác định được nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên,
tôi đã xem xét kĩ bài làm của các em kết hợp đánh giá thường xuyên và nhận thấy:
*Về ưu điểm:
- Đa số học sinh đã biết đọc đề tốn tìm cách giải cho đề toán, xác định được
cái đã cho, cái phải tìm.
- Một số ít em đã biết trình bày bài giải một cách khoa học.
* Về nhược điểm:
- Tốc độ làm bài của một số em còn chậm do kĩ năng giải tốn cịn hạn chế

- Tất cả các đề toán trong bài kiểm tra đều thuộc các dạng tốn đã học, song
nhiều học sinh khơng biết cách giải do khơng xác định được dạng tốn
- Bài tập đưa ra nhiều em chỉ biết làm những bài toán theo khn mẫu. Cịn
những bài có chút chưa tường minh, mang tính chất “đánh lừa” thì nhiều em cịn
lung túng trong khi giải.
- Một số học sinh đã định hướng được cách giải nhưng chưa biết dựa vào đề
toán để đặt câu trả lời phù hợp.
- Một số học sinh có hướng giải đúng nhưng kết quả sai do chủ quan trong
q trình tính hoặc kĩ năng tính cịn hạn chế.


6

- Trước thực trạng đó, tơi nhận thấy mình cần có những giải pháp giúp các em
rèn kĩ năng giải tốn có lời văn đạt hiệu quả cao nhất.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Điều tra, phân loại đối tượng học sinh
Qua kiểm tra chất lượng đầu năm, tôi phân loại những em chưa hồn thành về
loại tốn điển hình để kèm cặp các em.
Lớp tơi có các em: Việt Anh, Thương, Bảo Long, Minh Duy, Hương, Minh
Quân… là những em học Tốn cịn chậm chạp, các em thường sợ làm các bài tốn
giải. Các em khơng biết giải, hay viết lời giải sai, làm tính khơng đúng.
Ví dụ: Em Việt Anh viết câu lời giải chưa chính xác:

Hay em Thu Hương lại viết câu lời giải như thế này:


7

Hoặc em Bảo Long thì lại viết sai phép tính:


Đối với những em này do kĩ năng đọc, viết của các em chưa thạo nên tôi phải
hướng dẫn nhiều hơn. Vì vậy, tơi ln quan tâm, động viên các em để các em chăm
học, tích cực làm bài, các em tự tin vào khả năng của mình để suy nghĩ, phán đốn
cách giải đúng.
Trong các giờ lên lớp, tơi ln động viên các em suy nghĩ, tìm ra cách giải.
Tơi thường kiểm tra bài tập trên lớp, chấm chữa bài, tuyên dương kịp thời dù em
có tiến bộ rất nhỏ.

Làm bài theo nhóm
Đối với học sinh Tiểu học, các em mau nhớ xong cũn chóng quên. Có thể trên
lớp các em đã hiểu bài nhưng sau đó lại có thể quên ngay. Nên tôi đề nghị với phụ
huynh trao đổi với giáo viên về việc học tập của con em mình ở nhà để đưa ra biện
pháp tốt nhất cho việc học tập của các em. Phụ huynh có trách nhiệm hướng dẫn
các con học ở nhà giúp các em làm bài đầy đủ các bài tập cô giao. Bởi vì có những
em khi ngồi vào bàn học nhưng khơng biết phải làm gì hoặc nghịch ngợm khơng


8

tập trung vào bài, nên phụ huynh phải trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn các em cách
học.
Ngồi ra, tơi động viên những em ln hồn thành tốt trong mơn Tốn giúp
đỡ những em chưa đạt u cầu trong mơn Toán vào những phút truy bài đầu giờ,
khi hoạt động nhóm. Từng nhóm (theo sự phân cơng của giáo viên) sẽ nêu lại cách
làm những bài tốn có lời văn từ tiết trước, nếu em nào khơng nêu được thì học
sinh hồn thành tốt trong nhóm đó sẽ hướng dẫn và chỉ cho bạn. Sau đó có thể xem
trước bài chuẩn bị học để hiểu bài nhanh hơn. Nhóm nào có nhiều bạn tiến bộ sẽ
được tuyên dương khen thưởng trước lớp vào những buổi sinh hoạt cuối tuần. Như
vậy các em sẽ hứng thú hơn với môn học và có ý thức học bài tốt hơn.


Đơi bạn cùng tiến


9

Chúng ta đều biết học sinh lớp 2 khi đến trường cịn phụ thuộc hồn tồn vào
sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ và thầy cô. Các em chưa có ý thức tự giác học
tập, chính vì vậy giáo dục ý thức tích cực học tập cho các em là một yếu tố không
kém phần quan trọng giúp các em học tốt hơn.
Giải pháp 2: Lồng ghép việc phát huy kĩ năng ngơn ngữ phục vụ mơn Tốn
trong giờ dạy các mơn khác.
Để giúp cho học sinh có kĩ năng thành thạo trong việc giải tốn thì chúng ta
khơng chỉ hướng dẫn học sinh trong giờ toán mà một yếu tố khơng kém phần quan
trọng đó là luyện kĩ năng nói trong giờ Tiếng Việt.
Chúng ta đã biết, học sinh lớp 2 còn thụ động, rụt rè trong giao tiếp. Chính vì
vậy, để các em mạnh dạn tự tin trong khi phát biểu, trả lời thì người giáo viên cần
phải: Ln ln gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi học
tập, được trao đổi, luyện nói nhiều trong các giờ Tiếng Việt giúp các em trau dồi
vốn từ. Trong các tiết học các em có thể nhận xét và trae lời tự nhiên, nhanh nhẹn
mà khơng rụt rè, tự ti. Bên cạnh đó người giáo viên cần phải chú ý nhiều đến kĩ
năng đọc cho học sinh. Đọc nhanh, đúng, tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ giúp học sinh
có kĩ năng nghe, hiểu được những yêu cầu mà các bài tập nêu ra.
Tóm lại: Để giúp học sinh giải tốn có lời văn thành thạo, tơi ln ln chú ý
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các học sinh trong các giờ học Tiếng Việt. Bởi vì
học sinh đọc thơng, viết thạo là yếu tố “đòn bẩy” giúp học sinh hiểu rõ đề và tìm
cách giải tốn một cách thành thạo.
*Theo chương trình sách giáo khoa hiện hành đến tuần 23 học sinh lớp 1 mới
tập giải tốn có lời văn. Ở lớp 1 u cầu học sinh nhìn tranh nêu phép tính, tập nêu
tiếp câu hỏi để hồn chỉnh đề tốn, tập viết câu lời giải ở dạng đơn giản và chưa

yêu cầu lời giải hay. Trong khi thời gian dành cho cả tiết học là không quá 40 phút,
với nhiều yêu cầu kiến thức khác nhau nên các em chưa được rèn luyện nhiều. Vì
vậy, khi lên lớp 2 những tuần đầu khi học đến phần giải tốn có lời văn, nhiều em
lung tung kể cả một số em có lực hồn thành tốt. Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn
các em nêu đề tốn, tìm hiểu đề và gợi ý nêu miệng lời giải, nhưnh cách trinhg bày,
sự trau chuốt lời giải của các em chưa được thành thạo. Hiểu được những thiếu sót
đó của các em, ở những tiết tốn có bài tốn giải tơi thường dành nhiều thời gian
hơn để hướng dẫn kĩ và kết hợp trình bày mẫu nhều bài giúp các em ghi nhớ và
hình thành kĩ năng.
Ví dụ 1: Sau khi đọc đề tốn bài 4 trang 18 SGK Tốn 2
Trong sân có 19 con gà trống và 25 con gà mái. Hỏi trong sân có tất cả bao
nhiêu con gà?
Học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài tốn:
Tóm tắt
Có:
19 con gà
Thêm:
25 con gà
Hỏi có tất cả: …………con gà?
Học sinh nêu miệng câu lời giải, ví dụ:
Có tất cả số con gà trong sân là:
Hoặc:
Trong sân có số con gà là


10

- Học sinh nêu miệng phép tính: 19+25= 44 (con gà)
- Tiếp đó học sinh được làm quen với việc tóm tắt rồi nêu đề tốn bằng lời sau
đó nêu cách giải rồi tự giải. Ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinh luyện

nêu miệng đề toán nhiều lần để các em ghi nhớ một bài tốn.
Ví dụ 2: Bài tập 2 (trang 25- SGK Tốn 2)
Tóm tắt:
An có: 11 bưu ảnh
Bình nhiều hơn An: 3 bưu ảnh
Bình có: ........ bưu ảnh?
- Với bài tốn giải theo tóm tắt, tơi cho học sinh đọc thầm, đọc miệng tóm tắt
rồi nêu đề tốn bằng lời theo u cầu
Ví dụ: An có 11 bưu ảnh, bình có số bưu ảnh nhiều hơn số bưu ảnh của An là
3 cái. Hỏi bình có tất cả bao nhiêu bưu ảnh?
- Cho các em luyện cách trả lời miệng
- Hs tự trình bày bài giải:

Giải pháp 3: Áp dụng qua các tiết dạy
Chương trình Tốn lớp 2, học sinh giải được bài tốn có lời văn theo các
dạng:
Dạng 1: Dạng đề có sẵn
Ví dụ: Trong sân có 19 con gà trống và 25 con gà mái. Hỏi trong sân có tất cả
bao nhiêu con gà? (SGK Toán 2 – trang 18 – Bài 4)
Dạng 2: Dạng đề dựa vào tóm tắt: (SGK Tốn 2- trang 22 – Bài 3)
Ví dụ: Giải tốn theo tóm tắt: (SGK Tốn – trang 22 – Bài 3)
Tóm tắt:
Gói kẹo chanh: 28 cái
Gói kẹo dừa: 26 cái
Cả hai gói: …cái?
Dạng 3: Dạng tốn tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
? dm
A

B



11

8 dm
C

D
17 dm

Nhưng dù ở hình thức nào, dạng nào tôi cũng tập trung luyện cho học sinh
các kĩ năng: Tìm hiểu nội dung bài tốn, tóm tắt bài tốn, tìm cách gải bài tốn và
kĩ năng trình bày bài giải. Các kĩ năng được tiến hành cụ thể qua các bước sau:
Bước 1: Đọc đề, tìm hiểu đề bài
Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ khóa
quan trọng nói lên những tình huống tốn học bị che lấp dưới cái vỏ ngơn từ thơng
thường như: “ít hơn”, “nhiều hơn”, “tất cả”, “cịn lại …”
Trong bất kì bài tốn nào cũng có hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là những
điều đã cho, bộ phận thứ hai là những cái phải tìm. Bắt buộc học sinh phải xác định
được đúng những cái đã cho, những cái phải tìm trong bài tốn.
Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dung phương pháp
hướng dẫn kèm theo các đồ vật minh họa, tranh minh họa để các em tìm hiểu, nhận
xét nội dung, u cầu của đề tốn. Qua đó, học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán
và dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp số của
bài tốn rồi các em tự trình bày giải vào vở bài tập.
Bước 2: Tóm tắt bài tốn
Dùng câu hỏi gợi mở, giúp học sinh thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và
cái cần tìm bằng cách tóm tắt bài tốn bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngơn ngữ ngắn
gọn.
Việc này giúp các em bỏ bớt được những câu, những chữ không thật quan

trọng trong đề toán, biểu thị được bang lời hoặc hình vẽ các mối quan hệ trong bài
tốn, làm cho bài toán được rút gọn lại, mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải
tìm hiện ra rõ hơn. Các em nhìn tóm tắt có thể đọc lại bài tốn một cách chính xác
(học sinh đã giải bài toán dễ dàng hơn).
Ở phần này, giáo viên cần cho học sinh biết nhiều cách tóm tắt khác nhau.
Ví dụ: Bài 3 (SGK – trang 28): Một đội trồng rừng có 27 nữ và 18 nam. Hỏi
đội đó có tất cả bao nhiêu người?
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt như sau:
Cách 1: Nữ:
27 người
Nam: 18 người
Có tất cả: …. người?
? người
Cách 2:
18 nam

27 nữ


12

Bước 3: Tìm cách giải bài tốn
a, Chọn phép tính giải thích hợp
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái
phải tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn ‘‘phép cộng” nếu
bài toán yêu cầu ‘‘nhiều hơn” hoặc ‘‘gộp”, ‘‘tất cả”. Chọn ‘‘tính trừ” nếu ‘‘bớt”
hoặc ‘‘tìm phần cịn lại” hay là ‘‘ít hơn…”
- Lập kế hoạch giải tốn nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện phép
tính
Ví dụ: Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 2

lít dầu. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
Để giải được bài tốn này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ giữa cái đã
cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải tốn thơng qua các câu hỏi
gợi ý như:
+ Bài toán cho biết gì? (Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai có ít hơn
thùng thứ nhất 2 lít dầu).
+ Bài tốn hỏi gì? (Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?)
+ Muốn biết thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu em làm tính gì? (tính trừ)
+ Lấy mấy trừ đi mấy? (16 - 2)
+ 16 - 2 bằng bao nhiêu? (16 – 2 = 14)
b, Đặt câu lời giải thích hợp
Thực tế giảng dạy cho thấy, việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng
quan trọng và khó khăn chất đối với học sinh lớp 2. Chính vì vậy, việc hướng dẫn
học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn lớn đối với người
dạy.
Tuy nhiên, nếu để ý một chút, ta sẽ thấy nội dung câu lời giải thường có hai
phần: Phần 1: ghi cái cần tìm; phần 2 ghi phạm vi cái cần tìm biểu thị.
Ví dụ: Số lít dầu
Thùng thứ hai có là
Cái cần tìm
Phạm vi cái cần tìm biểu thị
Khi hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải, giáo viên khơng chú ý đến điều này
nên khơng có quy định cụ thể. Vì vậy mới xảy ra tình trạng học sinh trả lời theo
cảm tính, lúc thế này, lúc thế khác. Đương nhiên trừ những trường hợp nội dung
câu trả lời chỉ có một phần (Phần 1), thường thì mỗi phép tính có 2 cách trả lời, có
thể đặt phần 2 lên trước, phần 1 để sau (hoặc ngược lại).
Ví dụ: Câu lời giải:


13


- Cách trả lời nào cũng đúng nhưng trả lời theo cách thứ nhất không những
khúc triết, rõ ràng hơn mà còn giúp học sinh ghi đúng ngay tên đơn vị (danh số)
sau khi thực hiện phép tính.
- Để có sự nhất quán, giáo viên cần hướng dẫn học sinh (và quy định rõ rang)
là đặt phần 1 (cái cần tìm) lên trước rồi mới đến phần 2 (phạm vi cái cần tìm biểu
thị).
- Khi viết câu lời giải cũng cần lưu ý học sinh không được viết tắt các đơn vị
đo lường (VD: không được viết ‘‘kg” mà phải viết là ‘‘ki – lô – gam”, không viết
‘‘l’’mà phải viết là ‘‘lít” …), các đơn vị này chỉ viết tắt khi đứng sau một số thực
(VD: 5kg, 10l, …).
- Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh viết câu lời giải đúng, cũng cần lưu ý
hướng dẫn viết tên đơn vị (danh số) ở kết quả phép tính và ở đáp số cho phù hợp.
Các danh số thường là 1 đơn vị kép (chỉ lượng và chỉ tên) như: con gà, cái thuyền,
kg gạo, …. Khi ghi danh số sau kết quả mỗi phép tính, ta chỉ cần ghi đơn vị chỉ
lượng đứng trước là: con, cái, kg…nhưng khi ghi đáp số ta cần phải ghi đầy đủ là:
con gà, cái thuyền, kg gạo, …
Tóm lại: Tùy từng đối tượng, từng trình độ học sinh mà giáo viên hướng dẫn
các em cách lựa chọn, đặt câu lời giải cho phù hợp.
Trong một bài tốn học sinh có thể có nhiều cách đặt câu lời giải khác nhau
như hai cách đặt trên. Song trong khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể tôi để
cho các em suy nghĩ, thảo luận theo bàn, nhóm để tìm ra các câu lời giải đúng và
hay nhất phù hợp với câu hỏi của bài tốn đó.


14

Bước 4: Trình bày bài giải
Như chúng ta đã biết, các dạng tốn có lời văn học sinh đã phải tự viết câu lời
giải, phép tính, đáp số, thậm chí cả tóm tắt nữa.

Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học,
đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này
trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn, quy định.
Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), Tiếp đó ghi tóm tắt, sau
gần tóm tắt là trình bày bài giải. Từ “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch chân),
câu lời giải ghi cách lề khoảng 2 -> 3 ô vuông, chữ ở đầu câu viết hoa, ở cuối câu
có dấu hai chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 -> 3 chữ, cuối
phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi sang phần
vở bên phải (có gạch chân) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính
(khơng phải viết dấu ngoặc đơn nữa).
Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình bày
bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày đẻ từ
đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó tơi cịn thường xun chấm
bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp, tuyên dương trước lớp
những học sinh làm đúng, trình bày sạch đep, cho các em đó lên bảng trình bày lại
bài làm của mình để các bạn cùng học tập…
Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tơi cũng ln ln nhắc
nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết số đúng mẫu – đẹp. Việc kết
hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên
sự thành cơng trong vấn đề giải tốn có lời văn của các em.
Cùng với việc áp dụng các biện pháp ngay từ đầu năm học và áp dụng trực
tiếp các biện pháp vào bài dạy đầu tiên về giải tốn có lời văn, tôi đã cho học sinh
làm một số dạng bài tập giải tốn có lời văn như sau:
Ví dụ 1: Bài 4 – SGK Toán 2 trang 39
Đề bài: Mẹ hái được 38 quả bưởi, chị hái được 16 quả bưởi. Hỏi mẹ và chị
hái được tất cả bao nhiêu quả bưởi?
Học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm như sau:

Ví dụ 2: Bài 4 – SGK Tốn 2 trang 68.



15

Đề bài: Một cửa hang buổi sang bán được 100 hộp sữa, buổi chiều bán được
ít hơn buổi sang 24 hộp. Hỏi buổi chiều đó cửa hang đó bán được bao nhiêu hộp
sữa?
Học sinh lớp tơi thực hiện như sau:

Tóm lại: Đối với mỗi bài toán, học sinh cần đọc thật kĩ đề bài, tìm hiểu đặc
điểm của bài tốn để tìm ra cách giải bài tốn, chủ yếu qua các bước:
- Đọc đề, tìm hiểu đề bài
- Tóm tắt bài tốn (Bài tốn cho biết gì? Bài tốn hỏi gì?)
- Tìm cách giải thơng qua thiết lập mối quan hệ giữa các dữ liệu của đề bài
(giả thiết) với yêu cầu của đề bài (kết luận) để tìm ra phép tính tương ứng.
Khi các em đã thành thạo quy trình và kĩ năng giải tốn có lời văn, tơi cho học
sinh lập và biến đổi bài toán bằng những hình thức khác nhau như:
+ Đặt điều kiện cho bài toán
+ Đặt câu hỏi cho bài toán mới chỉ biết số liệu hoặc điều kiện
+ Chọn số hoặc số đo đại lượng cho bài tốn cịn thiếu số liệu
+ Lập bài toán tương tự với bài toán đã giải
+ Lập bài tốn bằng tóm tắt hoặc sơ đồ minh họa.
+ Lập bài toán theo cách giải cho sẵn.
Giải pháp 4: Khích lệ học sinh hứng thú khi học tập
Đặc điểm chung của học sinh Tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế
chê các em trong học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lí
từng học sinh mà cứ q khen sẽ khơng có tác dụng kích thích. Đối với những em
chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti, vì vậy tơi ln ln chú ý nhắc nhở, gọi các em
trả lời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một ‘‘tiến bộ nhỏ’’là tơi tun
dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn tự tin hơn. Đối với
những em học hồn thành tốt phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt

tơi mới khen. Chính sự khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh
trong lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh trong học tập.


16

Góc tun dương – Lớp 2A
Ngồi ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu
tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hang say trong học tập, mong
muốn nhanh đến giờ học toán và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Vì chúng
ta đều biết, học sinh lớp 2 có trí thơng minh, khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng
tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học, nhưng các
em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa
cơ thể của các em cịn đang trong thời kì phát triển, các hệ cơ quan cịn chưa hồn
thiện, vì thế sức dẻo dai cịn thấp nên trẻ khơng thể ngồi lâu trong giờ học cũng
như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy, muốn giờ học có hiệu quả
thì địi hỏi người giáo vien phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học:
‘‘Lấy học sinh làm trung tâm.’’, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt
ddoognj của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành 2 – 3 phút để cho các em
nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái
sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số
nội dung bài đã học…


17

Tiết Tốn có sử dụng trị chơi
Tóm lại: Trong q trình dạy học người giáo viên khơng chỉ chú ý đến rèn
luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến
việc: Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập.


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với giáo viên:
Kinh nghiệm đã được vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy
học vào quá trình giảng dạy, tạo sự hứng thú của học sinh trong giờ học, đồng thời
quan tâm đến từng học sinh của lớp mình nhằm phát hiện ra những điều học sinh
còn vướng mắc để giúp đỡ các em khắc phục một cách tốt nhất.
2.4.2. Đối với học sinh:
Ngay từ đầu năm học 2020 – 2021 tới nay, tôi đã vận dụng các giải pháp nêu
trên để rèn kĩ năng giải tốn có lời văn cho học sinh trong lớp, qua đó tơi nhận thấy
các emđã có nhiều tiến bộ rõ rệt: nhiều em từ chỗ sợ toán, ngại giải toán đến chỗ


18

các em khơng cịn ngại nữa mà lại ham thích giải tốn, tự tin trong qúa trình học
tốn. Các em khơng cịn lẫn giữa các dạng tốn với nhau, các em đã trang bị cho
mình những kiến thức, kĩ năng để phân biệt và giải toán một cách khoa học, chính
xác, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để học sinh tiếp thu tốt và nhớ lâu.
Đầu năm lớp tơi có những em kĩ năng giải tốn cịn nhiều hạn chế như: Việt
Anh, Minh Duy, Thương, Bảo Long, Hương…. Song đến nay, các em đều có khả
năng phân tích, tổng hợp để tìm ra cách giải tốn có nhiều tiến bộ.
Để kiểm chứng các giải pháp đã thực hiện, tôi cho học sinh làm đề khảo sát
chất lượng vào cuối tuần 23


19

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 2A
NĂM HỌC 2020 – 2021

(Thời điểm khảo sát: 15/2/2021)
MƠN TỐN
(Thời gian làm bài: 35 phút)
Bài 1(2 điểm): Có 20 học sinh xếp thành các hàng, mỗi hàng có 2 bạn. Hỏi có
tất cả mấy hàng?
Bài 2(2 điểm): Lớp 2A trồng được 48 cây, lớp 2B trồng được nhiều hơn lớp
2A 12 cây. Hỏi lớp 2B trông được bao nhiêu cây?
Bài 3(3 điểm): Năm nay bà 65 tuổi, mẹ kém bà 27 tuổi. Hỏi năm nay mẹ bao
nhiêu tuổi?
Bài 4(3 điểm): Một bến xe có 35 ơ tơ, sau khi một số ơ tơ dời bến, trong bến
cịn lại 10 ơ tơ. Hỏi có bao nhiêu ơ tơ dời bến?
Đây khơng phải bài kiểm tra định kì, song để dễ dàng đối chứng kết quả khảo
sát đầu năm, tôi đã cho học sinh làm và đánh giá bài làm của học sinh
2.4.3. Kết quả thu được
Tổng
số HS

34

Mức
độ

Số
lượng
Tỉ lệ
(%)

Đạt
y/c theo
CKTKN

32
94,2

Chưa đạt yêu cầu theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng
Về
Câu

tóm tắt
lời giải
năng tính
tốn
1
0
1
2,9

0

2,9

Sau thời gian triển khai theo các giải pháp mà tôi áp dụng, kết quả thu được
của lớp tôi như sau: Từ kết quả trên, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng các giải pháp
đề ra đã đem lại hiệu quả thiết thực, chất lượng giải tốn có lời văn của học sinh
trong lớp được nâng cao rõ rệt, cụ thể là:
- 100% học sinh trong lớp có thói quen đọc kĩ đề tốn và lưu ý những từ ngữ
quan trọng trong đề bài để tìm hướng giải.
- Học sinh có kĩ năng phân tích đề bài thành thạo, định hướng cách giải rất
tốt.
- Lời giải ngắn gọn, chính xác, phù hợp với phép tính, nhiều em đã biết trình

bày khoa học, sạch đẹp.
- Nhiều em đã tiến bộ vượt bậc và tự tin trong q trình học Tốn.
So với đầu năm học thì kết quả trên thật là một điều đáng mừng. Điều đó cho
thấy những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học của tơi đã có kết quả khả
quan. Những thầy cô giáo trường bạn trong lần thanh tra trường khi dự giờ lớp tôi
cũng đã công nhận lớp học sơi nổi, nắm kiến thức vững chắc. Đó chính là động lực
để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình.


20

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trên đây là tồn bộ kinh nghiệm mà tơi đã rút ra trong q trình dạy giải tốn
có lời văn lớp 2. Kết quả đạt được tuy chưa mĩ mãn nhưng bản thân tơi nhận thấy
hồn tồn có thể ứng dụng rộng rãi trong dạy học tốn có lời văn cho học sinh lớp
2. Với mục đích rèn kĩ năng giải tốn có lời văn cho học sinh Tiểu học nói chung
và cho học sinh lớp 2 nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối
với mỗi giáo viên Tiểu học. Nếu có biện pháp và kế hoạch dạy học tốt, hợp lí sẽ
giúp học sinh giải tốn tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng mơn Tốn của học sinh
trong lớp. Để q trình rèn kĩ năng giải tốn cho học sinh đạt hiệu quả, tơi rút ra
một số kinh nghiệm sau:
- Các bài toán để có lời văn nội dung đa dạng phong phú. Do đó việc u cầu
học sinh đọc kĩ đề tốn để xác định được dạng bài và tìm ra hướng giải đúng là
việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên.
- Khi dạy bài tốn có lời văn, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tóm tắt bài
tốn, cần hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ để các em vận dụng cơng thức giải
được chính xác, linh hoạt.
- Đối với những bài tốn có lời văn phức tạp, cần hướng dẫn học sinh một số
phương pháp (sơ đồ, đoạn thẳng, suy luận…) để đưa bài toán về dạng điển hình.

Khi hướng dẫn giải các bài tốn có lời văn, giáo viên cần khuyến khích, động
viên học sinh bằng nhiều cách khác nhau (nếu có thể) và lựa chọn cách giải hay
nhất.
- Giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cần làm tốt những công việc sau:
+ Xác định đúng yêu cầu bài toán và đưa bài tốn về dạng cơ bản.
+ Tìm các cách giải khác nhau của bài tốn
+ Dự kiến những khó khăn, sai lầm của học sinh.
+ Tìm cách hướng dẫn học sinh tháo gỡ khó khăn và gợi ý để học sinh tìm
được cách giải hay.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có sự động viên, tun dương,
khuyến khích đúng lúc, kịp thời đối với học sinh.
- Ngoài ra địi hỏi ở mỗi giáo viên sự kiên trì, linh hoạt và sang tạo trong mỗi
tiết dạy.
Với những kinh nghiệm trên, tơi tin rằng có thể hồn tồn áp dụng với học
sinh lớp 2 trường tôi và lớp 2 của các trường có cùng điều kiện trong huyện, trong
tỉnh nhằm đưa chất lượng giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 2 ngày càng được
nâng cao.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Về phía nhà trường
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Nhà trường bổ sung đầy đủ hơn các đồ dùng dạy học, tài liệu hướng dẫn để
tạo điều kiện cho giáo viên nghiên cứu, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp
cho từng bài, từng đối tượng học sinh.


21

3.2.2. Đối với giáo viên
- Để ứng dụng được SKKN này vào thực tiễn, người giáo viên cần tâm huyết

với nghề, sát sao với lớp, quan tâm đến từng đối tượng học sinh để có phương pháp
giảng dạy phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.
- Giáo viên phải mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức.
- Sau mỗi bài dạy, giáo viên cần tự đánh giá hiệu quả của biện pháp đã vận
dụng và có những điều chỉnh kịp thời ở bài sau (nếu chưa phù hợp).
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc dạy học giải tốn có lời
văn ở lớp 2. Trong q trình nghiên cứu, trình bày khơng tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong Hội đồng thẩm định, các đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Yên Định, ngày 16/4/2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Lê Thị Hảo


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2

TÊN TÀI LIỆU
SGK Toán 2
Vở bài tập Tốn 2


3

Sách giáo viên tốn 2

4

Tâm lí học Tiểu học

5

Phương pháp giải Toán ở Tiểu
học

TÁC GIẢ
NXB Giáo dục năm 2017
NXB Giáo dục năm 2012
Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ GD –
ĐT năm 2006
PGS – PTS Bùi Thị Huệ - Trường
Đại học sư phạm Hà Nội I năm
1995
Nhà xuất bản Giáo dục

6

100 câu hỏi và giải đáp về việc
dạy Toán ở Tiểu học

Phạm Đình Thục – NXB Giáo dục


7

Phương pháp dạy học mơn
Tốn ở Tiểu học

NXB Giáo dục năm 2008

8

Hướng dẫn giảng dạy Toán
Tiểu học

Nhà xuất bản Giáo dục



×