Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4b trường tiểu học thiết ống, huyện bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.46 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG TIỂU HỌC THIẾT ỐNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4B TRƯỜNG TIỂU HỌC THIẾT ỐNG,
HUYỆN BÁ THƯỚC”

Họ và tên giáo viên: Bùi Thị Nga
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thiết Ống
SKKN thuộc lĩnh vực mơn: Tiếng Việt

THANH HĨA, NĂM 2021


MỤC LỤC

NỘI DUNG
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
2.2.Thực trạng vấn đề
2.2.1.Đặc điểm nhà trường
2.2.2.Thực trạng của việc học và nắm kiến thức chính tả của


học sinh lớp 4.
2.3.Giải pháp thực hiện
2.4.Hiệu quả của sáng kiến
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Những kiến nghị, đề xuất

TRANG
1
1
2
2
2
2
2
3
3
4
7
14
15
15
17


1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Dạy học Chính tả ở tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan
tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn học Tiếng Việt trong nhà trường, bởi
nó đảm nhận một phần trọng trách không nhỏ trong việc cùng với phân môn

Tập viết hình thành và phát triển ở học sinh một trong bốn kỹ năng sử dụng
tiếng Việt, đó là kỹ năng “viết”.
Trẻ em đến tuổi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học
chữ . Ở giai đoạn đầu tiên (bậc tiểu học), trẻ tiếp tục được hoàn thiện năng lực
nói tiếng mẹ đẻ. Nhà trường xuất phát từ dạng thức nói, từ hệ thống ngữ âm
tiếng mẹ đẻ để dạy trẻ học chữ. Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học
tiếng Việt cũng như học các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
khác.Trẻ khơng biết chữ, khơng có điều kiện tiếp xúc ngơn ngữ văn hố,
khơng thể tiếp thu tri thức văn hố, khoa học một cách bình thường được. Biết
chữ là biết phân biệt hình nốt các ký hiệu, biết tạo ra ký hiệu (viết chữ), biết
dùng chữ ghi lời nói, biết đọc và hiểu được ý nghĩa chữ viết. Nói tóm lại, biết
chữ là biết đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viết thạo một
ngôn ngữ.
Muốn đọc thông viết thạo, trẻ em phải được học đọc, học viết, đặc biệt
là học chính tả. Chính tả là phân mơn có tính chất cơng cụ, nó có vị trí quan
trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ em. Nó cũng có ý nghĩa quan
trọng đối với việc học tập tiếng Việt và học tập các bộ môn khoa học khác.
Không chỉ đối với học sinh tiểu học mà với tất cả mọi người, kỹ năng
chính tả khi nào cũng thực sự cần thiết. Đọc một văn bản được viết đúng
chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó.Trái lại, đọc
một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung
và có thể hiểu sai hoặc khơng hiểu được đầy đủ văn bản.
Song, có một thực tế đáng buồn là trong nhiều năm qua, tình trạng học
sinh của chúng ta, thậm chí nhiều học sinh đã học hết phổ thông trung học,
khi dự thi đại học hoặc dự thi vào các trường chuyên nghiệp, vẫn viết sai
chính tả một cách rất “vơ tư” vì khơng biết mình sai. Điều này đã trở thành
một vấn đề nhức nhối, đáng báo động cho xã hội nói chung và ngành giáo dục
nói riêng. Vậy lỗi này là do đâu? do bản thân người học hay do người dạy,
hay do chương trình chưa phù hợp?
Là người giáo viên dạy lớp 4 nhiều năm, tôi luôn chú trọng dạy các em

viết đúng chính tả. Thấy các em sai lỗi nhiều, tơi rất buồn. Đặc biệt là khi
chấm các bài tập tự luận của học sinh hoặc các bài Tập làm văn, các em viết


2
sai rất nhiều lỗi. Trước thực trạng này, tôi nghĩ mình cần phải làm gì để giúp
cho học sinh, ngay từ bậc học nền tảng, phải thật sự là những cái “nền” chắc
chắn nhất, tạo điều kiện cho các em có được những bước tiến vững vàng khi
học lên các lớp trên, đó chính là lý do tơi chọn để nghiên cứu vấn đề này và
mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học
sinh lớp 4B trường Tiểu học Thiết Ống, huyện Bá Thước”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn nghiên cứu về vấn đề này, tôi thiết tha mong muốn cho các
em học sinh biết “đọc thông, viết thạo”, mà “viết thạo” ở đây khơng chỉ là
biết viết, viết đẹp mà cịn phải viết đúng chính tả nhằm mục đích đạt được u
cầu của phân mơn.
Qua thực tế dạy phân mơn Chính tả ở lớp 4 trường tiểu học Thiết Ống,
bản thân tơi muốn tìm được một số biện pháp để góp phần giúp học sinh lớp
4 khắc phục một số lỗi chính tả phổ biến nhằm nâng cao chất lượng dạy học
phân mơn Chính tả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc dạy học phân mơn Chính tả cho học sinh
lớp 4B trường tiểu học Thiết Ống - Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu .
- Phương pháp phân tích các tài liệu dạy học.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Thu thập các tài liệu, tìm hiểu chương trình phân mơn Chính tả trong
SGK và SGV .
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1. Cơ sở lí luận
Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Theo định
nghĩa trong một số từ điển, chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn và những qui
tắc về cách viết chuyển lời nói sang dạng thức viết. Phân mơn Chính tả dạy
cho học sinh tri thức và kỹ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn
ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp. Nếu tập viết dạy học sinh biết
viết, tức là hoạt động tạo ra chữ, thì chính tả dạy cách tổ chức, kết hợp các
chữ đúng qui ước của xã hội để làm thành chất liệu hiện thực hố ngơn ngữ.
Chữ viết là ký hiệu bằng hình ảnh thị giác (các hình nét) ghi lại tiếng
nói. Mỗi hình nét tương ứng với một đoạn âm thanh có ý nghĩa của tiếng nói.
Một tổ hợp gồm chuỗi các hình nét được liên kết theo những cách thức nhất
định (dạng thức viết của ngơn ngữ) để ghi lại lời nói âm thanh và trở thành
phương tiện truyền đạt nội dung lời nói. Chính tả thực hiện những qui ước của


3
xã hội đối với chữ viết; đề phòng, ngăn ngừa sự vận dụng tuỳ tiện, vi phạm
các qui ước, làm trở ngại cho vịêc tri giác ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.
Chữ viết là một phát minh quan trọng của lồi người. Sáng tạo ra chữ
viết, lồi người có thêm một phương tiện vật chất có tác dụng phát huy hiệu
quả các chức năng của ngơn ngữ. Lời nói được chuyển thành văn bản viết có
khả năng chuyển đạt và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người qua mọi thời
gian và khơng gian, trong mọi hồn cảnh và mục đích giao tiếp, với mọi đối
tượng sử dụng. Khơng có chữ viết, con người tự hạn chế các hoạt động giao
tiếp hoặc làm cho hoạt động giao tiếp bị hạn chế. Không biết chữ, năng lực tư
duy của con người cũng bị hạn chế, khó phát triển.
Cũng như hệ thống ngữ âm, hệ thống chữ viết hoạt động trong giao tiếp
theo những qui tắc, đảm bảo cho quá trình kí mã (viết) và giải mã (đọc) được
thuận lợi và chính xác.
Mơn Chính tả cung cấp cho trẻ em những qui tắc sử dụng hệ thống chữ

viết, làm cho trẻ em nắm vững các qui tắc đó và hình thành kỹ năng viết (và
đọc, hiểu chữ viết) thông thạo tiếng Việt.
2.2. Thực trạng về kĩ năng viết đúng Chính tả của học sinh lớp 4B,
trường Tiểu học Thiết Ống.
2.2.1. Đặc điểm nhà trường:
- Trường tiểu học Thiết Ống là một trường học ở miền núi nhưng đã có
bề dày về thành tích “dạy tốt - học tốt”; có đội ngũ giáo viên tương đối trẻ,
khoẻ, nhiệt tình và phần lớn được đào tạo hệ sư phạm chính qui, có trình độ
chun mơn vững vàng; biết đồn kết, nhất trí, tận tụy với cơng việc, hết lịng
vì học sinh thân u; thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 để kịp thời nắm
bắt định hướng đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa mới, từ đó có
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với xu thế phát triển của
giáo dục.
- Về phía HS: Đa số các em hiền lành, ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập.
Hơn nữa lứa tuổi HS tiểu học rất thích được khen, vì vậy khi được sự động
viên, khích lệ kịp thời các em thường rất cố gắng rèn luyện để có kết quả cao
hơn. Thêm vào đó, một số gia đình phụ huynh học sinh rất quan tâm đến
việc học tập của con em mình nên ln tạo điều kiện về thời gian, sách vở, đồ
dùng học tập,… Bởi vậy, chất lượng dạy - học trong nhiều năm qua của nhà
trường luôn đạt kết quả cao cụ thể: Năm học 2020 -2021 nhà trường có đội
tuyển tham gia giao lưu câu lạc bộ Tốn - Tiếng Việt khối 4,5 được xếp thứ
nhì tồn huyện.


4
Song bên cạnh những thuận lợi nói trên, nhà trường cũng gặp khơng ít
khó khăn ảnh hưởng đến cơng tác cũng như chất lượng dạy - học như : Cơ sở
vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học còn nghèo

nàn. Việc học ở nhà của học sinh còn nhiều hạn chế, một số học sinh chưa ý
thức được việc học tập của mình dẫn đến kết quả học tập các mơn nói chung
và phân mơn Chính tả nói riêng chưa đạt u cầu. Mặt khác, một số ít giáo
viên năng lực hạn chế, khơng nắm vững các qui tắc chính tả tiếng Việt, vì vậy
khơng thể đánh giá cũng như sửa chữa lỗi chính tả cho học sinh một cách
chính xác được.
2.2 2. Thực trạng của việc học và nắm kiến thức chính tả của HS lớp 4B
- Thuận lợi:
+ Nội dung chương trình phân mơn Chính tả ở lớp 4 tương đối phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi học sinh; các kiểu bài tập đa dạng (ở lớp 4, ngoài 7 kiểu
bài tập quen thuộc, học sinh được làm quen với 6 kiểu bài tập mới), góp phần
củng cố, luyện tập vốn kiến thức về chính tả cho học sinh.
+ Bên cạnh đó, các phong trào “vở sạch chữ đẹp”, “thi viết chữ đẹp”
ln được nhà trường quan tâm, khuyến khích và phát động thi đua thường
xuyên cũng là một động lực thúc đẩy tinh thần học tập của các em .
- Khó khăn:
Học sinh tồn trường nói chung và HS lớp 4 nói riêng, đặc biệt là học
sinh lớp 4B do tơi phụ trách cịn mắc nhiều lỗi chính tả khơng chỉ ở các môn
học khác mà ngay cả ở phân môn Chính tả là phân mơn được dành riêng để
cung cấp và rèn luyện kiến thức về chính tả cho các em. Cụ thể những lỗi
chính tả phổ biến và nguyên nhân mắc lỗi đó là:
- Thơng thường một bài học Chính tả thường gồm 2 nội dung chính:
Phần chính tả đoạn bài và phần chính tả âm - vần. Hầu hết nội dung của chính
tả đoạn bài là học sinh nghe - viết, nhớ - viết một đoạn trích từ bài tập đọc đã
học; trước khi viết bài học sinh được nghe cô đọc, rồi được đọc thầm để tái
hiện đoạn văn, thơ trong trí nhớ. Bởi vậy đối với những bài viết này tơi thấy
có phần thuận lợi hơn cho học sinh, các em ít mắc lỗi hơn. Song có một số bài
chính tả nghe - viết mà nội dung của nó hồn tồn mới, chỉ phù hợp với chủ
điểm mà khơng có trong bài tập đọc đã học, nếu giáo viên khơng có biện
pháp hướng dẫn hữu hiệu thì đây cũng sẽ là một nguyên nhân gây mắc lỗi

chính tả ở học sinh. Cịn nội dung các bài chính tả âm - vần là luyện viết phân
biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương,
mỗi bài tập nhỏ dành cho một vùng phương ngữ. Qua kết quả điều tra và thực
tế giảng dạy, tôi thấy rằng lỗi phổ biến của học sinh lớp tôi là:
+ Lẫn lộn s/x, ch/tr do lỗi phát âm phương ngữ (miền Bắc).


5
+ Lẫn lộn r/d/gi do không hiểu nghĩa của từ chứa tiếng có r/d/gi.
+ Lẫn lộn thanh hỏi/ thanh ngã: Những HS mắc lỗi này thường do lỗi
phát âm phương ngữ, đồng thời cũng giống như các lỗi phân biệt s/x, ch/tr,
tức là do ảnh hưởng của việc nắm kiến thức các phân môn khác, đặc biệt là
phân môn Luyện từ và câu chưa vững vàng, các em chưa hiểu hết hoặc hiểu
một cách mơ hồ về nghĩa của từ. Vì vậy khi viết bài thường khơng xác định
được khi nào thì dùng thanh hỏi, khi nào thì dùng thanh ngã mà viết rất tự do .
+ Lẫn lộn ng/ngh hoặc g/gh: Những cặp phụ âm này trong chương
trình Chính tả lớp 4 không được biên soạn thành bài tập riêng nhưng học sinh
lại rất hay mắc lỗi.
- Ngoài ra, thói quen phát âm tiếng địa phương (tiếng dân tộc) cũng là
một nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của các em (tồn trường có tới
hơn 70% con em dân tộc, phần lớn là dân tộc Mường - học sinh lớp 4B cũng
thuộc tỉ lệ này), hầu hết các em đều phát âm chưa thành thạo tiếng phổ thơng
dẫn tới việc viết chữ cũng theo thói quen nói tiếng dân tộc mình. Các em
thường lẫn lộn v/b, au/ âu, ong/ơng,... Và đối với lớp tơi phụ trách thì những
lỗi này cũng có thể coi là lỗi phổ biến.
- Một nguyên nhân nữa là do việc tiếp thu kiến thức phân mơn Chính tả
(ngay từ khi học lớp1) và các môn học liên quan của học sinh chưa vững
vàng, chưa nắm được các qui tắc chính tả cần thiết cho nên nhiều em viết một
cách rất tự do .
- Trình độ dân trí thấp cũng là một yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến trình

độ chính tả của học sinh: hầu hết học sinh ở các làng bản, bố mẹ làm nghề
nông bận bịu quanh năm, nhiều phụ huynh trình độ văn hố thấp cho nên hầu
như khơng có điều kiện hoặc ít quan tâm đến việc học của con cái, thậm chí
giao phó tồn bộ cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Bản thân nhiều học
sinh lại chưa chịu khó, chưa có ý thức tự giác trong việc tự rèn luyện để vươn
lên. Các em ham xem ti-vi, chơi điện thoại nhiều nên ảnh hưởng đến việc học
tập.
Từ thực trạng nêu trên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học tập
mơn Chính tả của học sinh lớp 4B vào tuần thứ 8 của năm học (ngay sau khi
nhận lớp 2 tháng).
Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 32 em.
Phiếu khảo sát
Câu 1: Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi
đan ….ổ
hộp ….iêm
chai ……ầu ăn
cơn ……ó
dấu ….iếm
thịt …..ang
……ừng cây
……ám thị
buồn ….ầu
…áo sư
hình …….án
…ước kiệu


6
Câu 2: Đặt trên những chữ in nghiêng thanh hỏi hay thanh ngã
Hôm qua, lúc đang tập xe trên sân thì bé Hà bị nga. Đầu gối em bị trầy

nên đau lắm. Em chực khóc ịa lên. Nhưng nhớ đến lời mẹ dặn, rằng
em đa lớn rồi, khơng nên khóc nhè. Vì khóc nhè thì xấu lắm. Thế là, em tự
đứng dậy, đi rưa tay chân sạch se rồi ra tập xe tiếp.
Câu 3: Chọn s hay x điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a. Chiếc xe bị …ộc ….ệch khơng chạy được nữa.
b. Chuyện nhỏ đừng nên …ích mích với nhau.
c. Bé Hoa nở nụ cười ….ung …ướng.
d. Dọc theo bờ sông, nhà cửa ….an …át mọc lên.
e. Thầy là một người …ông …áo.
Câu 4: Từ nào viết sai chính tả? Em hãy viết lại cho đúng.
a) Bức chanh, trồng cây, leo chèo, đầu trọc, trung kết, chao tặng, chèo
thuyền, chúng thưởng, cây che.
………………………………………………………………………..
b) ngỉ hè, ghi nhớ, gế gỗ, củ nghệ, hạt gạo, ngoằn nghoèo, suy ngĩ, gồ gề,
thuyền ghe.
…………………………………………………………………………
Câu 5: Điền vào chỗ trống:
a) v hay b?
Vất …ả,
…uồn ….ã, …ịng đeo tay, màu …àng, …ực mình.
b) au hay âu?
- Ông kể chuyện cho ch… nghe.
- Mẹ n… nhiều món ngon.
- Bé bị thiếu m….
- Vườn nhà em có nhiều r…… non.
c) ong hay ơng?
- Mẹ biếu bà hai chai mật ……. rất ngon.
- Cháu m…….. bà luôn khỏe mạnh.
- Mùa thu, nước suối tr…. vắt.
Kết quả thu được như sau:

Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL

TL

SL

TL

SL

TL

4

12,5

18

56,3

10

31,2


7
2.3. Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4B

trường Tiểu học Thiết Ống, huyện Bá Thước
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, tôi đã đặt ra quyết tâm là phải
đi sâu nghiên cứu, tìm tịi các giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng
viết sai chính tả cho học sinh.
2.3.1. Đối với bản thân:
Sau khi nhận lớp, tôi bắt tay ngay vào thực hiện những công việc đầu tiên
như :
- Thống kê cụ thể những lỗi học sinh thường mắc (thực hiện thông qua
việc dạy học và kiểm tra trực tiếp các bài học chính tả, kết hợp với các phân
môn Luyện từ và câu, Tập làm văn,..).
- Khảo sát để phân loại học sinh, trên cơ sở đó có kế hoạch phụ đạo
thích hợp với từng đối tượng.
- Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến chính tả như: “ Dạy học Chính
tả”, “Sổ tay chính tả”, “Từ điển chính tả”,... để nắm vững các qui tắc chính tả.
- Nghiên cứu kỹ chương trình mơn Tiếng Việt (Đặc biệt là chương trình
Tiếng Việt lớp 1 mới) để nắm vững sự khác nhau của các âm, các thanh, đặc
biệt là các kết hợp của chúng. Ví dụ :g, ng ghép được với a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư
nhưng không ghép với e, ê, i được, hay khi nào thì dùng c, k, q,…
- Đi sâu nghiên cứu, tìm tịi các biện pháp, các hình thức tổ chức dạy
học sao cho phù hợp, gây được hứng thú học tập cho học sinh, trên cơ sở đó
giúp các em nhớ lâu, nhớ kỹ các qui tắc và vận dụng để viết đúng.
2.3.2. Đối với giờ dạy chính tả :
- Nghiên cứu kỹ nội dung từng bài học chính tả trong chương trình
trước khi lên lớp để có biện pháp rèn luyện hoặc có sự thay đổi nội dung cho
phù hợp với từng dạng bài tập, phù hợp với địa phương.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
trong thực tế giảng dạy.
- Sử dụng có hiệu quả các đồ đồ dùng, phương tiện dạy học.
2.3.2.1. Trong chính tả đoạn bài : Với một số bài chính tả nghe - viết mà
nội dung của nó hồn tồn mới, chỉ phù hợp với chủ điểm mà khơng có trong

bài tập đọc đã học, vậy làm thế nào để lượng bài viết của học sinh đạt được
mục tiêu bài học? Với loại bài này, tôi đã tiến hành như sau :
Ví dụ : Bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp .
- Ở bước đọc mẫu, tôi chú ý phát âm thật rõ ràng, nhấn giọng vào
những từ ngữ mà học sinh có thể viết sai chính tả và yêu cầu các em phải theo
dõi từng chữ trong sách giáo khoa.


8
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn văn, chú ý đọc chậm, đọc kỹ từng
câu để ghi nhớ cách viết. Trong khi đó, tơi tranh thủ đến giúp đỡ học sinh gặp
khó khăn khi viết, gợi ý để các em phát hiện từ ngữ khó, viết ra nháp.
- Tiếp theo, tôi lần lượt đọc những từ ngữ thuộc hiện tượng chính tả nêu
trên cho các em viết vào nháp. Sau mỗi chữ, nếu đa số học sinh viết đúng thì
tơi chỉ cần cơng nhận đúng ; trường hợp gặp những chữ mà nhiều học sinh
viết sai, tôi cho các em dừng lại để hướng dẫn, phân tích chính tả. Chẳng hạn :
Từ “gỗ” : âm g + ô + thanh ngã.
+ Hỏi học sinh: Vì sao chữ “gỗ” lại chỉ viết g (gờ)? ( Vì g kết hợp với
các âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ).
Hay với chữ suýt : âm s + vần uyt + thanh sắc. Khơng viết xt hoặc
st.
*Lưu ý : Trong các vần có i (y) đứng làm âm chính thì chỉ được viết y.
- Khi đọc bài cho học sinh viết cũng như khi sốt lỗi, tơi chú ý đọc
thong thả, dừng lại và nhấn giọng hơn một chút ở những chữ thuộc hiện tượng
chính tả mà học sinh hay nhầm lẫn.
- Ở bước chấm, chữa bài: ngoài đối tượng là những học sinh đến lượt
được chấm, tôi chú ý kiểm tra thêm những học sinh hay mắc nhiều lỗi và
thống kê số lỗi phổ biến để hướng dẫn sửa ngay. Các hình thức sửa lỗi có thể
là :
+ Gọi một số em vừa được chấm bài nêu lỗi sai của mình ( ví dụ : cao

xu, học xinh,…)
? Theo em, em sẽ sửa lỗi này như thế nào? (Nếu học sinh đó khơng trả
lời được thì cho học sinh khác xung phong sửa).
+ Cho HS tự sửa lỗi trong vở của mình sau đó gọi vài em đọc lại, cả lớp
và cô giáo lắng nghe, nhận xét.
2.3.2.2. Với loại bài chính tả âm - vần :
Với từng dạng bài tập, tôi đã áp dụng các biện pháp sau :
Thứ nhất: Phân biệt s/ x, tr/ch :
- Để giúp học sinh phân biệt và viết đúng chính tả trong những trường
hợp này, trước hết tôi hướng dẫn cho các em cần dựa vào nghĩa của từ.
Ví dụ :
* Phân biệt sáng tác và xáng tác.
Tôi yêu cầu học sinh nêu nghĩa :
+ Sáng tác? (Nghĩ và cho ra đời một tác phẩm thơ, văn,..) .
+ Xáng tác? (Khơng có nghĩa) .
* Hay trong bài chính tả âm – vần (tuần 24) :


9
Bài tập 2a là bài tập tương đối khó, nhất là với đối tượng học sinh lớp
4B của tôi là một lớp yếu nên trước khi cho các nhóm thi điền từ đúng vào ô
trống, tôi tổ chức cho các em thảo luận : Khi nào thì viết là truyện? Khi nào
thì viết là chuyện?
Sau khi học sinh đưa ra ý kiến, tôi chốt lại : viết là truyện trong các
cụm từ “ truyện kể, quyển truyện, ...”. Chuyện là chuỗi sự việc diễn ra có đầu
có cuối được kể bằng lời. Còn truyện là tác phẩm văn học thường được in
hoặc viết ra thành chữ. Kết quả là 4 nhóm học sinh lên thi làm bài tập trên
bảng thì 2 nhóm làm đúng hồn tồn, 2 nhóm cịn lại mỗi nhóm chỉ điền sai
một từ .
- Cũng có thể hướng dẫn cho các em dựa vào nội dung của câu hoặc

dựa vào nghĩa các từ đứng trước hoặc sau ơ trống để tìm tiếng (âm) thích hợp.
Ví dụ : “ Men - đen là một hoạ … trứ danh của nước Đức”.
Để giúp HS chọn được tiếng có chứa s hay x thích hợp, tơi cho các em
đọc câu văn và hỏi : Men - đen làm nghề gì ? (vẽ tranh). Vậy người vẽ tranh
thường được gọi là gì? (hoạ sĩ). Tiếng cần điền là tiếng nào? (sĩ) .
- Hay với kiểu bài tập tìm những trường hợp chỉ có một hình thức chính
tả duy nhất ( BT2a – Tuần 27), tôi hướng cho các em nắm được sự kết hợp
của s và x với các vần có âm đệm và khơng có âm đệm. Bằng cách:
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 6. Phát phiếu khổ rộng viết sẵn nội
dung bài tập, các nhóm trao đổi, tìm được càng nhiều từ càng tốt (chỉ tìm
tiếng có nghĩa). Sau thời gian qui định, đại diện các nhóm dán bài lên bảng
lớp, trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Trong q trình chữa bài cho các nhóm, tơi kết hợp nhấn mạnh các sự
kết hợp của s và x trong các trường hợp nói trên, yêu cầu học sinh ghi vào Sổ
tay chính tả :
- S chỉ kết hợp với các vần khơng có âm đệm
- X kết hợp được với cả 2 trường hợp (có âm đệm và khơng có âm
đệm).
- S và x không cùng xuất hiện trong một từ láy, chỉ có trường hợp láy ss, x - x.
- Cuối mỗi bài, tôi thường dành một thời lượng nhất định để củng cố
bài bằng nhiều hình thức: trị chơi, thi làm bài tập vui,…
Ví dụ : Tổ chức cho cả lớp thi : Điền s hay x vào chỗ trống ở từng câu
thơ sao cho đúng :
(1)
Nhà gỗ dễ bị mối …ơng
Nước …ơng cuồn cuộn xi dịng ra khơi .


10
(2)

Chưa học …ong chớ mải chơi
…ong mây chằng chịt khắp nơi trong rừng .
(3)
Hàng …ấu rợp bóng bên đường
Chữ …ấu rèn luyện khẩn trương, lâu dài .
(4)
…áo diều văng vẳng bên tai
…áo đất đánh luống giêng hai trồng màu .
(5)
Nhanh như con …óc chuyền cành
Đường xấu xe …óc gập ghềnh khó đi .
( Theo Phan Huề –
Báo Thiếu niên tiền phong, số 79/2001 )
Đề thi ghi nội dung các câu thơ cịn trống, phát cho mỗi người một bản.
Khi cơ giáo phát lệnh: “Bắt đầu !”, mọi người đọc và làm theo yêu cầu (điền s
hoặc x vào chỗ trống), qui định sau 5 phút, tất cả đều phải nộp bài .
Mời ban giám khảo (4 bạn trong ban tự quản của lớp) lên chấm bài: đối
chiếu “bài thi” với kết quả để đánh giá điểm số: mỗi chỗ trống điền đúng,
được 2 điểm; điền đúng 10 chỗ trống - 20 điểm. Người có số điểm cao nhất
(18 - 20) là người đạt giải Nhất.Thứ tự cịn lại là Nhì, Ba.
- Thực hiện tương tự đối với phân biệt tr/ch  giúp HS nắm được và
ghi vào Sổ tay chính tả :
+ Tr chỉ kết hợp với vần chỉ có âm chính.
+ Nếu trong chữ âm tiết có oa, oă, oe, thì âm tiết đó chỉ có thể có
âm đầu viết ch.
+ Tr và ch không láy âm đầu với nhau trong một từ láy.
+ Một số trường hợp chỉ viết ch (không viết tr):
- Danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc: cha, chú, cháu, chị,
chồng,…
- Danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà: chạn, chum, chén,

chai, chiếu, chõng,…
- Trường hợp những bài tập có những cặp từ phân biệt như :
truyền/ chuyền, trí/ chí, chẻ/ trẻ,…thì cần phải giúp các em hiểu nghĩa của từ
trước .
Ví dụ : + Chẻ ? ( Từ chỉ hoạt động ).
+ Trẻ ? (Chỉ tuổi tác ..) .


11
Nhưng để HS dễ hiểu hơn, tôi thường cho các em đặt câu có chứa
tiếng (từ) cần phân biệt .
Ví dụ : Ông em đang chẻ lạt .
Bọn trẻ chúng em rất thích xem phim hoạt hình .
Sau đó tơi tiếp tục cho các nhóm thi đua tìm từ có chứa tiếng chẻ hoặc
trẻ:
Ch
Tr
Chẻ củi, chẻ lạt,...
Trẻ già, trẻ em,...

Kết quả đạt được: Với cách làm như trên, tôi thấy phần lớn học sinh
có hứng thú thật sự, các em rất tích cực làm việc để thi đua với bạn, ngay cả
những học sinh yếu cũng cố gắng làm bài. Vì vậy, các lỗi chính tả về s/x hay
ch/tr được các em khắc phục rõ rệt. Hầu như khơng cịn học sinh mắc các lỗi
này, có thì cũng rất ít.
Thứ hai: Phân biệt r / d / gi :
Đây là những phụ âm mà học sinh cũng thường lẫn lộn do không hiểu
nghĩa, bởi vậy khi hướng dẫn chữa mẫu một phần, bao giờ sau khi tìm được
từ chứa tiếng đúng, tôi cũng không quên việc giúp các em nắm vững nghĩa
của từ. Đó chính là một cách tạo vốn từ cho các em để trong quá trình học tập

tiếp theo, các em sẽ không mắc lại lỗi cũ .
Chẳng hạn: Ở bài tập 2a (Tuần 16), học sinh dễ dàng tìm được từ nhảy
dây vì đây là một trị chơi rất quen thuộc với các em. Tôi nêu câu hỏi : Vì sao
ta viết dây mà khơng viết rây hoặc giây ? Cho học sinh thảo luận nhóm đơi,
nêu ý kiến. Tơi chốt lại: Viết là dây vì dây chỉ những vật có sợi dài. Cịn rây
chỉ đồ dùng (cái rây), hoặc hoạt động (rây bột)...
Thứ ba: Phân biệt ng/ ngh hoặc g/gh :
Những cặp phụ âm này trong chương trình Chính tả lớp 4 khơng được
biên soạn thành bài tập riêng nhưng học sinh lại rất hay mắc lỗi (như phần
thực trạng đã nêu). Bởi vậy khi lưu ý học sinh những từ ngữ dễ viết sai, tôi
thường chọn thêm những từ ngữ được viết với ng/ngh hoặc g/gh. Hoặc qua
chương trình ngoại khố (tổ chức vào 15 phút đầu giờ), tổ chức cho các em
chơi các trò chơi để góp phần củng cố kiến thức .
Ví dụ : Trò chơi: Thi viết từ ngữ gồm các tiếng có âm ng (ngờ) đứng đầu.
* Cách tiến hành :
Chia lớp làm 2 nhóm lần lượt nối tiếp nhau ghi từ ngữ lên bảng, nhóm
nào trong 5 phút viết được nhiều từ đúng yêu cầu hơn là thắng .


12
Kết thúc trị chơi này, sau khi tìm ra những từ ngữ học sinh cịn viết sai
chính tả như : nghược, ngênh,…tơi u cầu một vài học sinh giải thích vì sao
sai để cuối cùng rút ra kết luận :
+ Các âm g, ng chỉ kết hợp với các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô,
ươ.
+ Các âm gh, ngh chỉ kết hợp với e, ê, i, iê, ia .
Yêu cầu HS ghi vào Sổ tay chính tả.
Kết quả đạt được: Với các làm như trên, tơi thấy học sinh đã ghi nhớ
được qui tắc chính tả khi viết ng/ngh hay g/gh. Các em khơng cịn phải băn
khoăn hay chần chừ khi viết các tiếng có ng/ngh, g/gh nữa. Các em tự tin khi

gặp các hiện tượng chính tả này và đa số các em viết đúng.
Thứ tư: Phân biệt thanh hỏi /thanh ngã:
Đặc điểm của tiếng Việt là chữ ghi âm. Chúng ta nói thế nào thì viết thế
ấy. Đặc điểm phương ngữ của người Thanh Hóa là hay lẫn lộn các tiếng chứa
thanh hỏi, thanh ngã. Đây là tiếng địa phương rất khó sửa (thậm chí cả giáo
viên) cũng mắc lỗi về phát âm khơng đúng chuẩn. Vì vậy, làm thế nào để khắc
phục được lỗi này khi viết chính tả?
- Biện pháp đầu tiên mà tôi chú trọng để khắc phục lỗi này là luyện cho
học sinh phát âm thật chuẩn. Bằng nhiều hình thức như :
+ Thơng qua tất cả các mơn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc. Khi gọi
học sinh đọc bài hoặc trả lời câu hỏi, nếu phát hiện em nào phát âm sai thì yêu
cầu đọc lại ngay (nếu học sinh khó sửa, tơi thường đọc mẫu rồi yêu cầu đọc
theo vài lần). Chú ý những em hay mắc lỗi thì cho luyện đọc nhiều hơn.
(Hình thức này cũng có thể vận dụng cho các trường hợp phân biệt nêu trên).
+ Tổ chức thi đọc các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã (Tiến hành vào 15
phút đầu giờ); chẳng hạn :
Tôi chuẩn bị trước một số câu văn (thơ) vào bảng phụ, treo lên bảng .
Ví dụ : . Tôi đi qua ngõ thấy nhà bạn cửa còn bỏ ngỏ .
. Cây đã đổ, những chú chim chẳng còn nơi đến đỗ .
.
Lỡ khi bên lở bên bồi
Cịn đâu bến cũ tiễn người sơng xưa .
Chia lớp thành 2 dãy, yêu cầu mỗi dãy cử ra 4,5 em đứng tại chỗ, lần
lượt mỗi em sẽ đọc tất cả các câu (cứ 1em của dãy này lại đến 1 em của dãy
kia cho đến hết). Ban giám khảo (gồm các em không mắc lỗi này) theo dõi và
chấm điểm. Dãy nào có nhiều em đọc đúng thì giành phần thắng .
- Một việc làm thường xuyên nữa đó là tôi luôn tập trung hướng dẫn
học sinh so sánh và phân biệt chính tả trên cơ sở giúp các em nắm vững
nghĩa của từ .



13
Hình thức : Thi tìm từ chứa tiếng cần phân biệt .
Ví dụ : Tìm các từ chứa tiếng nghỉ hoặc nghĩ .
Các từ chứa tiếng bảo hoặc bão
Kết quả đạt được: Sau một thời gian tích cực thực hiện các cách làm
trên, những học sinh hay mắc lỗi phát âm khơng đúng chuẩn nay đã phát âm
đúng. Vì vậy, khi viết các em đã phân biệt dễ dàng tiếng có thanh hỏi/thanh
ngã. Đặc biệt khi được giáo viên đọc chính tả cho viết thì các em khơng cịn
viết sai nữa, bởi vì các em đọc đúng, phát âm đúng thì các em sẽ viết đúng.
Thứ năm: Phân biệt v/ b, au / âu, ong/ông :
Đây là loại lỗi do thói quen phát âm tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc
Mường.
Chẳng hạn: vất vả học sinh đọc là bất bả
Buồn bã đọc là vuồn vã
Bà cháu đọc là bà chấu
Chờ mong đọc là chờ mông,...
- Để khắc phục những lỗi này, đầu tiên tôi cũng sử dụng biện pháp
luyện phát âm cho học sinh và giúp các em hiểu nghĩa từ. Đặc biệt, tôi thường
hướng dẫn cách viết những hiện tượng chính tả đáng chú ý này.
- Hoặc để giúp học sinh phân biệt v/ b, au/âu, ong/ông, tôi đã chủ
động ra một bài tập khác để thay thế cho những bài tập mà cả 2, 3 bài tập nhỏ
đều không phù hợp với đối tượng học sinh ở địa phương chúng tơi .
Ví dụ : Bài chính tả âm - vần (Tuần 22), nội dung là phân biệt l/n, ut/uc.
Xét thấy học sinh của mình khơng hay mắc những lỗi này nên tôi tự soạn ra
một bài tập khác để luyện cho học sinh phân biệt v/ b .
Tìm tiếng có nghĩa :
Ghép âm đầu v/b với vần có thể để tạo ra tiếng có nghĩa. Đặt câu với
tiếng vừa tìm được (Có thể đặt thêm dấu thanh để tạo được nhiều tiếng có
nghĩa).

- Hoặc qua chương trình ngoại khố hay buổi sinh hoạt 15 phút đầu
giờ, tơi tổ chức trị chơi : Thi tìm tiếng có nghĩa được viết với v/ b ( hoặc au /
âu, ong/ông). Cách chơi như sau :
+ Cô giáo nêu yêu cầu của trò chơi .
+ Chia lớp thành 3 tổ (mỗi tổ 6 em). Những thành viên còn lại (Là
những em không mắc lỗi này) sẽ làm giám khảo. Các tổ sẽ thi tiếp sức (mỗi
em chỉ được viết một lần rồi chuyền phấn cho bạn) trong 3 phút .
+ Hết thời gian qui định, ban giám khảo sẽ chấm điểm: Đếm số từ hoặc
tiếng của tổ tìm được và số tiếng viết đúng chính tả. Tổ nào tìm được nhiều
tiếng viết đúng chính tả nhất là tổ thắng cuộc.


14
Như vậy, bằng những việc làm nêu trên, học sinh rất hứng thú học tập,
mỗi cá nhân đều tích cực tự giác để cùng với nhóm tìm tịi, tự phát hiện ra
kiến thức.
3. Các biện pháp khác:
- Tăng cường công tác chấm, chữa bài cho học sinh khơng chỉ mơn
Chính tả mà ở tất cả các môn học khác, đặc biệt là các phân môn Tập làm văn,
Luyện từ và câu.
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh,
bằng các hình thức:
+ Thường xun thơng báo kết quả học tập cụ thể của từng em (thơng
qua điện thoại hoặc nhóm Zalo của lớp) về các mặt hoạt động giáo dục cũng
như các mặt hoạt động khác; nêu rõ ưu, nhược điểm để cha mẹ các em nắm
được; có sự tuyên dương kịp thời đối với những em đạt kết quả cao hoặc có
nhiều cố gắng, đồng thời lưu ý nhắc nhở đối với những trường hợp học chưa
hồn thành. Từ đó, các bậc phụ huynh có thể trao đổi, bàn bạc để phối hợp
cùng với giáo viên trong công tác giáo dục.
+ Trao đổi để phụ huynh nắm được cách chấm, chữa lỗi của giáo viên

trong vở học của con em mình, giúp phụ huynh có thể tự đánh giá và theo dõi
kết quả học tập ở lớp cũng như ở nhà của học sinh.
+ Khuyến khích các bậc cha mẹ, đặc biệt là những bậc cha mẹ cịn trẻ
tự nâng cao trình độ bằng cách dành thời gian đọc sách và các tài liệu sát với
chương trình học của con em mình.
+ Cố gắng dành thời gian để kèm cặp, kiểm tra việc học hành của con
cái, thậm chí có thể cùng trao đổi, tranh luận để tìm ra các qui tắc chính tả,….
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Trong q trình giảng dạy, tơi đã vận dụng những biện pháp trên và
nhận thấy học sinh đã có những tiến bộ khá rõ rệt. Bản thân các em cũng ý
thức hơn khi viết bài nên bài viết ít mắc lỗi chính tả. Những em đầu năm sai
nhiều lỗi thì nay sai khoảng 3-4 lỗi, những em sai 5-6 lỗi thì nay sai khoảng 12 lỗi. Vì vậy, tơi thấy chất lượng giờ học đạt được khá khả quan bởi sự kết
hợp các phương pháp và thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi đã gây hứng thú, thu hút được sự tập trung chú ý của học
sinh trong lớp; học sinh được hoạt động để tự tìm tịi, phát hiện kiến thức, bởi
vậy các em nắm bài rất nhanh. Điều đáng mừng là khi các em viết đúng chính
tả thì những bài Tập làm văn, những bài tập phần Luyện từ và câu các em
cũng có sự tiến bộ rõ rệt. Các em viết ít sai lỗi chính tả nên câu văn, đoạn văn
của các em rõ ý, giàu hình ảnh và rất trong sáng.


15
Nhận thấy được hiệu quả khi vận dụng cách làm trên, tôi đem kinh
nghiệm này trao đổi với đồng nghiệp cùng khối, được mọi người nhất trí ủng
hộ và cùng áp dụng phương pháp rèn luyện như tôi. Mỗi tuần, sau khi học
sinh viết bài và làm bài xong, tôi đều chấm và thống kê những lỗi phổ biến
mà học sinh cịn mắc để có phương án khắc phục trong những giờ sau. Và cứ
mỗi tháng một lần, tổng kiểm tra để đánh giá mức độ chuyển biến của học
sinh.
Kết quả kiểm tra như sau :


Chất lượng
TT

Tuần

Hoàn thành Tốt
SL

1
2
3
4

TL

Hoàn thành
SL

TL

Chưa hoàn
thành
SL
TL

10
6
18,8
18

56,3
8
24,9
15
8
24,9
18
56,3
6
18,8
20
10
31,3
17
53,1
5
15,6
24
14
43,8
16
50,0
2
6,2
Những kết quả trên đây cho thấy rằng các giải pháp mà tơi vận dụng
trực tiếp trong q trình dạy học đã có hiệu quả trong việc khắc phục lỗi chính
tả cho học sinhlớp 4B, trường Tiểu học Thiết Ống. Từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy học mơn chính tả nói riêng và mơn Tiếng việt nói chung.
Chính vì vậy, trong năm học 2020 -2021 lớp tơi chủ nhiệm có 6 em đạt giải
giao lưu câu lạc bộ Tiếng Việt cấp huyện do phịng GD&ĐT tổ chức (Trong

đó: Giải nhất: 2 em, Nhì: 1 em, Ba: 2 em, KK: 1 em)
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Môn Chính tả khơng chỉ là mơn học phát hiện mà cịn là mơn học ngăn
ngừa và sửa chữa những sai phạm (sửa lỗi chính tả). Chính tả tiếng Việt
khơng đơn giản là cách viết theo sát ngữ âm, cách viết hồn tồn giống như
nói ; khơng phải là chính tả cho từng phương ngữ, từng khu vực có biến thể
ngữ âm riêng biệt. Chính tả giải quyết vấn đề dạy cho trẻ em “biết chữ để học
tiếng”, dùng chữ để học các môn học khác và để sử dụng trong giao tiếp .
Chính tả trước hết là mơn học có tính chất thực hành, mơn học về cấu tạo và
biểu hiện chữ viết bằng đường nét hình vẽ (chữ viết làm phương tiện biểu
hiện tiếng nói trong hoạt động giao tiếp).
Trên đây là những nét đặc trưng cơ bản của phân mơn Chính tả mà bản
thân tơi qua nhiều năm giảng dạy, qua nghiên cứu tài liệu đã đúc rút được.
Dựa trên cơ sở đó, tơi nghĩ rằng để học sinh của chúng ta có thể học tốt các
mơn học khác thì trước hết cần rèn luyện cho các em học tốt phân mơn Chính


16
tả. Song, giữa “mênh mông” những từ ngữ tiếng Việt, với nội dung, ngữ nghĩa
vô cùng phức tạp, làm thế nào để giúp các em có được “vốn” kiến thức về
chính tả và biết sử dụng chúng một cách chuẩn xác nhất, đó là vấn đề mà tơi
đã trăn trở rất nhiều và đã nỗ lực nghiên cứu mong góp một phần nhỏ bé cho
sự nghiệp dạy - học, với ước muốn đào tạo một thế hệ học sinh “nói chuẩn,
viết đúng”, để khơng cịn nữa những chuyện buồn “cười ra nước mắt” mà
nguyên nhân gây ra chỉ là do tình trạng thiếu hiểu biết về kiến thức chính tả
hay kiến thức từ ngữ, ngữ pháp,….
Những việc làm nêu trên chỉ là một số giải pháp mà cá nhân tôi đã tự
nghiên cứu, thực hiện và bước đầu cũng đã đạt được một số kết quả đáng
mừng. Tuy nhiên, với lượng thời gian có hạn, lại chỉ riêng bản thân tự tìm tịi,

cho nên khơng thể tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy tơi rất mong được
sự góp ý chân thành , thẳng thắn của lãnh đạo và đồng nghiệp để bản thân tiếp
thu được nhiều phương pháp, kinh nghiệm trên bước đường cơng tác của
mình, nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh.
3.2. Kiến nghị
Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức câu lạc bộ
Tiếng Việt, các hoạt động ngoại khoá để trau dồi vốn kiến thức văn học, vốn
từ Tiếng Việt, khơi dậy niềm say mê văn học trong giáo viên và học sinh
nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Tiếng Việt nói chung, phân mơn
chính tả nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong
q trình cơng tác tại trường Tiểu học Thiết Ống. Do thời gian và khả
năng có hạn, chắc chắn không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế. Kinh
mong BGH nhà trường và cấp trên góp ý để tơi tiếp tục hồn thiện đề tài,
góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện cho học sinh và góp phần thực hiện thành công
mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm đáp ứng Chương trình
Tơi xin trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết
Bùi Thị Nga


17


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
TT

Tên đề tài SSKN
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy Tập làm văn miêu tả
cho học sinh lớp 5
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy Tập làm văn miêu tả
cho học sinh lớp 5
Một số biện pháp dạy học nhằm
giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong phân môn Tập làm văn
Một số biện pháp hướng dẫn đọc
diễn cảm ở phân môn Tập đọc
cho học sinh lớp 5 trường tiểu
học Thiết Ống 2 huyện Bá Thước
tỉnh Thanh Hóa

Cấp đánh
giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại


Năm học
đánh giá
xếp loại

Huyện

B

2007-2008

Tỉnh

B

2007-2008

Huyện

C

2012-2013

Huyện

C

2018-2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Từ điển Chính tả học sinh – Nguyễn Như Ý
2. Sổ tay Chính tả tiểu học – Nguyễn Như Ý
3. Dạy học Chính tả ở tiểu học – Hồng Văn Thung - Đỗ Xuân Thảo
4. SGK Tiếng Việt 1 (Tập 1 + Tập 2, bộ sách Cánh Diều).
5. SGK Tiếng Việt 4 (Tập 1 + Tập 2).
6. SGV Tiếng Việt 4 (Tập 1 + Tập 2).



×