Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả và thời gian thu hoạch đến chất lượng hạt giống dưa chuột gl1 2 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------oOo--------------

DƢƠNG THỊ THÚY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI GIAN THỤ PHẤN ĐẾN TỶ LỆ
ĐẬU QUẢ VÀ THỜI GIAN THU HOẠCH ĐẾN CHẤT LƢỢNG HẠT
GIỐNG DƢA CHUỘT GL1-2 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành : Trồng trọt
Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 - 2017

THÁI NGUN, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------oOo--------------



DƢƠNG THỊ THÚY
Tên đề tài:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI GIAN THỤ PHẤN ĐẾN TỶ LỆ
ĐẬU QUẢ VÀ THỜI GIAN THU HOẠCH ĐẾN CHẤT LƢỢNG HẠT
GIỐNG DƢA CHUỘT GL1-2 TẠI THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Trồng trọt

Lớp

: K45 – TT - N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Lƣơng Thị Kim Oanh


THÁI NGUYÊN, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập trong suốt 4 năm tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên với sự giảng dạy tận tình của các thầy cơ trong trường, bản thân
tôi đã được tiếp thu nhiều kiến thức quý báu nhằm phục vụ cho công tác nông
nghiệp trong tương lai. Nhằm đánh dấu bước chuyển biến trong quá trình học
tập sau khóa học tại trường, đồng thời cũng nhằm củng cố hoàn thiện kiến
thức, được sự cho phép của trường Đại học Nông Lâm, khoa Nông Học và
các thầy cô giáo, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả và thời
gian thu hoạch đến chất lượng hạt giống dưa chuột GL1-2 tại Thái
Nguyên”.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, do lần đầu thực hiện
nghiên cứu độc lập nên không tránh khỏi những thiếu xót, kính mong các thầy
cơ và các bạn đọc thơng cảm và góp ý kiến chỉ bảo thêm cho tôi.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu
trường Đại học Nơng Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Nơng học, gia đình và bạn
bè, những người đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng như thực
hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, cho tôi được gửi cảm ơn sâu sắc tới ThS.
Lương Thị Kim Oanh đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo cho tơi trong tồn bộ
q trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng5năm2017
Sinh viên
Dƣơng Thị Thúy



ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Diễn giải nội dung viết tắt

BVTV

Bảo vệ thực vật

Cs

Cộng sự

CV

Coeffcienct of varianci (Hệ số biến động)

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới


Ha

Hecta

LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

P

Xác suất

STT

Số thứ tự

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới qua các năm .................. 8
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dưa chuột ở một số khu vựctrong năm 2014 ..... 9
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả ..................... 37
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến số hạt/quả ......................... 40
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến khối lượng 1000 hạt ......... 42

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ nảy mầm ................. 44
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến khối lượng khô của cây con
giống ................................................................................................................ 46
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch quả giống đến số hạt/quả ...... 49
Bảng 4.8: Thời gian thu hoạch quả giống ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc........ 50
Bảng 4.9: Thời gian thu hoạch quả giống ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt ..... 53
Bảng 4.10: Thời gian thu hoạch quả giống ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm .... 55
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch quả giống đến khối lượng khô
của cây con giống ............................................................................................ 57


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả......... 37
Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ hạt chắc ........ 39
Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến số hạt/quả ............ 41
Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến khối lượng 1000 hạt
......................................................................................................... 42
Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ nảy mầm ...... 44
Hình 4.6: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến khối lượng khô của
cây con giống .................................................................................. 46
Hình 4.7: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thu hoạch quả giống đến số
hạt/quả ............................................................................................. 49
Hình 4.8: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thu hoạch quả giống đến tỷ lệ hạt
chắc ................................................................................................. 51
Hình 4.9: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thu hoạch quả giống đến khối
lượng 1000 hạt ................................................................................ 53
Hình 4.10: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thu hoạch quả giống đến tỷ lệ

nảy mầm .......................................................................................... 56
Hình 4.11: Biểu đồ ảnh hưởng tuổi của quả giống đến khối lượng khô của cây
con giống ........................................................................................ 58


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 6
2.2.1. Tình hình sản xuât dưa chuột trên thế giới ............................................. 6
2.2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam ............................................ 10
2.2.3. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Thái Nguyên ........................................ 12
2.3 Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới và trong nước ................... 13
2.3.1. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới ....................................... 13
2.3.2. Tình hình nghiên cứu dưa chuột ở Việt Nam ....................................... 16
2.3.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................................................ 20

2.3.4. Lý do thực hiện đề tài............................................................................ 29
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 31


vi

3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
3.3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả và
chất lượng quả giống dưa chuột GL1-2. ......................................................... 31
3.3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch quả đến chất lượng
quả giống dưa chuột GL1-2 trong quy trình sản xuất hạt lai F1. .................... 32
3.3.3 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ............................................ 32
3.3.4. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 33
3.3.5. Cách xử lý quả giống ............................................................................ 34
3.3.6. Xử lý số liệu .......................................................................................... 34
3.4. Quy trình sản xuất .................................................................................... 34
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 36
4.1. Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả và chất lượng quả
giống dưa chuột GL1-2. .................................................................................. 36
4.1.1. Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả ........................... 36
4.1.2. Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ hạt chắc........................... 38
4.1.3. Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến số hạt/quả................................ 40
4.1.4. Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến khối lượng 1000 hạt....................... 41
4.1.5. Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ nảy mầm ......................... 43
4.1.6. Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến khối lượng khô của cây con
giống ................................................................................................................ 45
4.2. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch quả giống dưa chuột GL1-2 đến chất

lượng hạt giống trong quy trình sản xuất hạt lai F1 ........................................ 47
4.2.1.Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch quả giống dưa chuột GL1-2 đến số
hạt/quả ............................................................................................................. 48
4.2.2. Thời gian thu hoạch quả giống ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc .............. 50
4.2.3. Thời gian thu hoạch quả giống ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt ... 52


vii

4.2.4. Thời gian thu hoạch quả giống ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm............ 54
4.2.5. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch quả giống đến khối lượng khô của
cây con giống .................................................................................................. 57
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 60
5.1. Kết luận .................................................................................................... 60
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Rau là những cây trồng được sử dụng làm thực phẩm cùng với lương
thực trong bữa ăn của con người. Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu
trong khẩu phần thức ăn vì chúng khơng những cung cấp chất dinh dưỡng,
chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể con người, mà cịn có tác dụng
phịng chống bệnh. Do đó, nhu cầu về rau khá lớn và sản xuất rau đóng vai trị

quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Dưa chuột Cucumis Sativus L (miền nam gọi là dưa leo) là một cây
trồng phổ biến trong họ bầu bí, trong họ bầu bí thì Dưa chuột là loại được
trồng nhiều hơn cả, và là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được
trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những
nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật
Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha. Ở nước ta
Dưa chuột đã được trồng từ rất lâu đời, không chỉ để giải quyết vấn đề thực
phẩm trong bữa ăn hàng ngày mà cịn mang tính thương mại quan trọng, dưa
chuột là một thức ăn rất thông dụng và cịn là một vị thuốc có giá trị.
Thành phần dinh dưỡng gồm Protein (đạm) 0,8g glucid (đường) 3,0g
xenlulo (xơ) 0,7g năng lượng 15 kcalo Canxi 23mg Phospho 27mg Sắt 1mg
Natri 13mg Kali 169mg Caroten 90 mcg Vitamin B1 0,03mg Vitamin C
5,0mg.
Trong thành phần của dưa chuột chứa liều lượng cacbon rất cao khoảng
74 – 75%, ngồi ra cịn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường đơn).
Nhờ khả năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thơng máu,
tăng tính hoạt động trong q trình oxi hóa năng lượng của mơ tế bào. Bên
cạnh đó trong thành phần dinh dưỡng của dưa chuột cịn có nhiều axit amin


2

không thay thế rất cần thiết cho cơ thể như Thianin (0,024 mg%) Rivophlavin
(0,075 mg%) và Niaxin (0,03 mg%), các loại muối khoáng như Ca (23,0
mg% P (27,0 mg%) Fe (1,0 mg%). Tăng cường phân giải axit uric và các
muối của axit uric (urat) có tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ. Khơng
những thế trong dưa chuột cịn có một lượng muối kali tương đối giúp tăng
cường quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể có lợi cho người mắc
bệnh về tim mạch. Dưa chuột được sử dụng rất đa dạng: quả tươi, trộn, sa lát,

cắt lát, muối chua, đóng hộp,…(Tạ Thu Cúc và cs) [3].
Trong những năm gần đây vấn đề về chất lượng giống cây trồng nói
chung và chất lượng dưa chuột nói riêng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của
người trồng gặp nhiều khó khăn.Ngun nhân chính là do lâu nay người dân
vẫn trồng dưa chuột bằng hạt nhưng việc thu hái quả giống chỉ dựa trên kinh
nghiệm để giống và thời điểm thu hái quả giống và thường căn cứ vào số
ngày kể từ khi ra hoa, đặc điểm vỏ quả và màu sắc vỏ quả. Những biểu hiện
hình thức bề ngồi chỉ mơ tả một cách tương đối sự thành thục sinh lý bên
trong của quả, đặc biệt là màu sắc. Vì hiện nay việc phân loại độ chín dựa trên
màu sắc của dưa chuột nói chung thường chia thành nhiều loại, có phân đoạn
đều như nhau trong khi trên thực tế dưa chuột có bản chất sinh học nên có sự
giao động về sinh lý giữa các quả có cùng ngày tuổi ra hoa. Hơn nữa tốc độ
chuyển độ chín trong hệ phân loại màu sắc khơng như nhau. Do đó, nếu chỉ
dựa vào những đặc điểm nêu trên thì chất lượng dưa chuột thu hái trong nhiều
trường hợp sẽ không đáp ứng được yêu cầu về giống. Dưa chuột là cây có hoa
đơn tính cùng gốc, hoa cái được thụ phấn, thụ tinh nhờ cơn trùng, nhờ gió…
Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân như : thời vụ gieo trồng, chăm sóc,
thời tiết khí hậu … làm cho hoa đực và hoa cái nở không đồng đều, tỷ lệ hoa
đực thấp và nở không cùng thời điểm với hoa cái hoa cái hoặc là hoa cái nở rộ
nhưng trong thời điểm ít cơn trùng (ong, bướm)hoạt động. Vấn đề đặt ra là
phải xác định được tuổi của quả giống dưa chuột sẽ khách quan hơn và khắc


3

phục được nhược điểm của hệ phân loại theo màu sắc. Và phải xác định đươc
thời gian thụ phấn trong ngày thích hợp nhất để đảm bảo cho tỷ lệ đậu quả
cao từ đó nâng cao năng suất, chất lượng đồng thời làm tăng hiệu quả kinh tế
cho người dân.
Xuất phát từ tình hình thực tế ở trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề

tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả và
thời gian thu hoạch đến chất lƣợng hạt giống dƣa chuột GL1-2 tại Thái
Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
1.2.2.1. Mục tiêu chung
Góp phần hồn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1cho giống dưa chuột
GL1-2 tại Thái Nguyên
1.2.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ đậu
quả, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ nảy mầm và khối lượng khô
của cây con giống.
- Xác định được ảnh hưởng thời gian thu hoạch quả giống dưa chuột
GL1-2 đến tổng số hạt/quả, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ nảy mầm
và khối lượng khô của cây con giống.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ đậu
quả,và thời gian thu hoạch đến chất lượng hạt giống dưa chuột GL1-2
1.3. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên trau dồi kiến thức, nắm vững kiến thức lý thuyết và
vận dụng hiệu quả vào thực tiễn.


4

- Giúp sinh viên tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu khoa học,
nâng cao trình độ chun mơn, tác phong làm việc và có những kinh nghiệm
quý báu.
- Đề tài cũng xem như là một tài liệu tham khảo cho Khoa, Trường và

sinh viên các khoá tiếp theo.
 Ý nghĩa đối với thực tiễn sản xuất
Góp phần tìm ra những phương pháp nâng cao năng suất và chất lượng
quả giống dưa chuột GL1-2 nhằm đáp ứng giống tốt vào sản xuất và tiêu thụ
của tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn trong việc tăng
năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của các chương trình
giống cây trồng khơng chỉ tạo ra các giống mới có ưu thế hơn các giống hiện
có, mà điều quan trọng là phải duy trì và nhân ra nhiều lơ giống có chất lượng
tốt cung cấp cho nơng dân. Chọn giống có hiệu quả là giải quyết tốt mối quan
hệ phực tạp giữa các tính trạng trong cơ thể cây trồng và mối quan hệ phức
tạp giữa cây trồng và môi trường để đảm bảo cho giống có năng suất cao và
ổn định, chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với yêu cầu thâm canh và điều kiện
sản xuất của địa phương.
Các đặc tính của giống cây trồng được quyết định không những bởi
môi trường và sự chọn lọc (tự nhiên và nhân tạo) đã tác động lên thành phần
di truyền, mà còn được quyết định bởi tính chất phong phú hay nghèo nàn của
thành phần di truyền giống đó. Muốn khẳng định giống mới có ưu thế hơn các
giống khác thì phải qua khảo nghiệm và đánh giá một cách cụ thể và chi tiết
các loại giống. Mặt khác, mỗi loại giống cây trồng nói chung và dưa chuột nói
riêng phù hợp với một điều kiện đất đai, thời tiết và điều kiện ngoại cảnh nhất định.
Trong sản xuất cần nắm vững các đặc trưng và đặc tính của giống để từ
đó có biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế

cao nhất.
Khối lượng khô của cây con giống là tỷ lệ vật chất khô mà cây tích lũy
trong q trình sinh trưởng và phát triển. Khối lượng khô của cây con giống
thể hiện sự phát triển khỏe hay yếu của cây từ đó ta có thể đánh giá được chất
lượng hạt giống tốt hay xấu. Hạt giống tốt sẽ có nhiều chất dinh dưỡng cung
cấp cho cây con nảy mầm khỏe, cây mập, tỷ lệ chất khô cao và ngược lại hạt


6

giống chất lượng khơng tốt thì cây con sẽ cịi, kém phát triển, tỷ lệ chất khô
thấp.
Thụ phấn là quá trình hạt phấn được rơi lên đầu vịi nhuỵ cái, tiến theo
vịi nhuỵ vào đến bầu nhuỵ. Nhờ có dịch chứa trong bầu nhuỵ cái, hạt phấn sẽ
nẩy mầm và tiến hành thụ tinh.Trong q trình tiến hố, cây đã tự chọn cho
mình thời gian thụ phấn vào buổi sáng hay ban đêm là lúc thời tiết ơn hồ
nhất trong ngày. Vì vậy ta thường thấy thời gian cây ra hoa gặp lúc khơ hạn
nắng nóng thì tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh rất thấp do hạt phấn bị mất sức nẩy mầm
trước khi được rơi vào vòi nhuỵ cái. Vào mùa ra hoa nếu cây thiếu thức ăn,
thức nở không đều và tỷ lệ ra hoa, thụ phấn cũng rất thấp. Chính vì vậy người
trồng cây phải chăm bón cẩn thận cho cây trước lúc bước vào thời kỳ ra hoa
kết trái. Các lồi cơn trùng như ong, bướm giúp rất nhiều cho việc truyền
phấn thụ tinh.Thời gian hoạt động mạnh nhất của côn trùng là vào buổi sáng
sớm và chiều mát và cũng trong khoảng thời gian này hoa nở nhiều nhất chính
vì thế ta cần thực hiện việc thụ phấn trong các khoảng thời gian này .Vì vậy,
thời gian thụ phấn sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới các chỉ tiêu năng suất và chất
lượng của quả giống.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuât dưa chuột trên thế giới
Hiện nay, trên thế giớicó rất nhiều chủng loại rau được gieo trồng,diện

tích rau càng ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân
(Mai Phương Anh và cs, 1996) [1]. Năm 1961- 1965, tổng lượng rau của thế
giới là 200.234 tấn; từ năm 1971 – 1975 tổng lượng rau đạt 293.657 tấnvà từ
năm 1981 – 1985 là 392.060 tấn; đến năm 1996 tổng lượng rau đã lên đến
565.523 tấn. Sản lượng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh, điều đó chứng tỏ
nhu cầu rau của con người ngàycàng tăng. Trên thế giới, những nước có sản
lượng rau tăng nhanh nhất là Ý, năm 1961 đạt 9.859 nghìn tấn; đến năm 1996


7

sản lượng tăng đạt 13.555 nghìn tấn. Ở Hà Lan, năm 1985 bình quân 84
kg/người/năm; đến năm 1990 đạt 202 kg/người/năm. Ở Canada, mức tiêu thụ
rau bình quân là 70 kg/người/năm (Tạ Thu Cúc và cs) [3]. Theo số liệu thống
kê từ FAO, năm 2007 diện tích trồng dưa chuột trên thế giới khoảng 2.583,3
ha, năng suất đạt 17,27 tấn/ha, sản lượng đạt 44160,94 nghìn tấn. Số liệu từ
bảng thống kê cho thấy Trung Quốc là nước có diện tích trồng dưa chuột lớn
nhất với 1.653,8 ha chiếm 64,02% so với thế giới. Về sản lượng Trung Quốc
vẫn là nước dẫn đầu với 28062 nghìn tấn, chiếm 62,09% tổng sản lượng dưa
chuột của thế giới. Sau Trung Quốc là Nhật Bản với sản lượng 634 nghìn tấn
chiếm 1,42% của thế giới. Như vậy chỉ riêng 2 nước Trung Quốc và Nhật Bản
đã chiếm 64,32% tổng sản lượng của toàn thế giới. Theo tính tốn thì mức
tiêu dung rau tối thiểu cho mỗi người cần 90-110 kg/người/năm tức khoảng
250 – 300 g/người/ngày. Đối với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt
quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên 141,1 kg/người/năm; Newzealand
136,7 kg/người/năm; Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm, ở Canada mức tiêu
thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/năm. Trước nhu cầu về rau ngày
càng tăng, một số nước trên thế giới đã có những chính sách nhập khẩu rau
khác nhau. Năm 2005, nước nhập khẩu rau nhiều nhất thế giới là Pháp đạt
145,224 nghìn tấn; sau Pháp là các nước như: Canada (143,332 nghìn tấn);

Anh (140,839 nghìn tấn); Đức (116,866 nghìn tấn). Trong khi đó 5 nước chi
tiêu cho nhập khẩu rau lớn trên thế giới là: Đức (149.140 nghìn USD); Pháp
(132.942 nghìn USD); Canada (84.496 nghìn USD); Trung Quốc (80.325
nghìn USD); Nhật Bản (75.236 nghìn USD). Riêng đối với dưa chuột đã trở
thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng ở một số nước trên thế giới.
Trong đó tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới khơng ngừng phát
triển cả về diện tích và sản lượng thể hiện qua bảng sau:


8

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dƣa chuột trên thế giới qua các năm
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (tấn)

2008

1.927.400

304.186

58.628.902

2009


1.988.580

307.421

61.133.063

2010

2.021.529

310.676

62.804.043

2011

2.090.629

312.513

65.334.911

2012

2.133.122

326.189

69.580.178


2013

2.127.646

338.682

72.059.494

2014

2.178.613

344.144

74.975.625

(Nguồn: FAOSTAT – 2017) [15]
Qua bảng 2.1 ta thấy: tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới từ năm
2008 trở lại đây có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
- Về diện tích: Từ năm 2008 – 2014 diện tích trồng dưa chuột trên thế
giới đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2008 diện tích trồng dưa chuột trên thế
giới chỉ có 1.927.400 ha nhưng đến năm 2014 lên tới 2.178.613 ha. Như vậy
chỉ sau 6 năm diện tích trồng dưa chuột trên thế giới đã tăng 251.213 ha
(trung bình tăng 41.868 ha/năm). Qua đó ta thấy được cây dưa chuột chiếm vị
trí ngày càng quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp thế giới.
- Về năng suất: Nhìn chung trong những năm 2008 - 2011 tương đối ổn định
dao động nhẹ từ 304.186 – 312.513 tạ/ha. Trong những năm tiếp theo năng suất có
tăng nhanh hơn, từ đó cho thấy tình hình sản xuất dưa chuột cho năng suất ngày
càng cao.
- Về sản lượng: Từ năm 2008 trở lại đây tuy năng suất rau tăng khơng

nhiều nhưng do diện tích tăng qua các năm nên sản lượng rau trên thế giới đã
tăng rõ rệt, bình quân hàng năm tăng 2.724.453 tấn/năm. Điều đó chứng tỏ
nghề trồng dưa chuột trên thế giới đang có xu hướng phát triển nhanh chóng, rau


9

xanh cũng như dưa chuột trở thành nhu cầu thiết yếu và ngày càng tăng lên với đời
sống của con người.
Tuy nhiên, cây dưa chuột phân bố không đều giữa các nước và châu lục
trên thế giới, qua tìm hiểu chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dƣa chuột ở một số khu vựctrong năm 2014
Khu vực
Thế giới
Châu Âu
Châu Á
Châu Mĩ
Châu Phi
Châu Úc

Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
2.178.613
344.144
194.010
318.907
1.638.370
399.835
94.671
225.786

250.567
44.934
756
194.907
(Nguồn FAOSTAT, 2017) [15]

Sản lƣợng (tấn)
74.975.625
6.187.110
65.507.721
2.137.546
1.125.889
14.735

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong các châu lục, châu Á có diện tích
trồng dưa chuột lớn nhất chiếm tới 75,20% (1.638.370 ha) diện tích dưa chuột
của thế giới trong khi đó châu Úc chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ bằng 0,0003%
(756 ha) diện tích trồng dưa chuột của thế giới.
- Về năng suất: Châu Á là châu lục có năng suất về dưa chuột là cao
nhất thế giới và cao hơn năng suất bình quân của thế giới đạt 399.835 tạ/ha.
Đứng thứ hai là châu Âu có năng suất bình quân lơn hơn thế giới là 318.907
tạ/ha, tiếp theo là châu Úc và châu Mĩ, thấp nhất là châu Phi có năng suất là
44.934 tạ/ha, thấp hơn năng suất trung bình của thế giới 13 lần.
- Về sản lượng: Châu Úc có sản lượng dưa chuột thấp nhất đạt 14.735
tấn và cao nhất là châu Á với sản lượng 65.507.721 tấn chiếm tới 87,37% sản
lượng dưa chuột thế giới. Trong đó riêng Trung Quốc có sản lượng dưa chuột
đạt 47.360.521 tấn, cao hơn rất nhiều so với Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan,
Việt Nam và nhiều nước khác. Sau Trung Quốc là Iran có sản lượng dưa
chuột đạt 2.352.140 tấn; Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1.749.170 tấn. Bên cạnh sự gia tăng
về năng suất và sản lượng thì chất lượng dưa chuột cũng được nhiều nước





×