Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ảnh hưởng của kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa ở huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 63 trang )


N N
Ọ SƢ P
M
K OA LỊ
SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ảnh hƣởng của kiến trúc cung đình đối với kiến trúc
chùa ở Huế

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Trúc Phương
Người hướng dẫn : Lưu trang

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


PHẦN MỞ ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong gần 400 năm (1558 - 1945), Huế đã từng là Thủ phủ của chín đời chúa
Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đơ của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia
thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng
những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí
tuệ và tâm hồn dân tộc trong dịng chảy văn hóa Việt nam.
Suốt mấy thế kỷ, bao nhiều tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun
đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hồn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên
tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã
được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi vua Chăm là Chế Mân dâng hai châu Ơ,
Rí cho nhà Trần để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân), các vua chúa Nguyễn
(thế kỷ XVI - XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn


(1802 - 1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hóa vơ giá.
Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích Cố đơ đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan
hằng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa Thế giới của
UNESCO.
So với các cố đô khác ở Đông Nam Á, Huế là nơi bảo lưu được tương đối nguyên
vẹn nhất diện mạo của một quần thể kiến trúc kinh đô thời quân chủ, bao gồm thành
lũy, cung điện, lăng tẩm… Nó đã được triều Nguyễn (1802 - 1945) cho qui hoạch và
xây dựng một cách có hệ thống, đầy tính triết lý và giàu tính nghệ thuật. Bởi vậy, khi
nói đến kiến trúc Huế, dường như ai cũng nghĩ đến những thành quách, cung điện
vàng son một thuở bên trong những vịng tường thành rêu phong cổ kính, hay những
lăng tẩm uy nghi của các vua triều Nguyễn đang giấu mình dưới bóng cơ tùng nơi
vùng đồi núi chập chùng ở phía tây Kinh Thành Huế và cho rằng đây là bộ mặt nghệ
thuật cung đình duy nhất của Việt Nam còn lại.
Tuy nhiên, gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đơ của một triều đại phong kiến với thiết
chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời,
bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế cịn lưu giữ hàng trăm
ngơi chùa thâm niên cổ kính, an lạc giữa núi rừng hoang vu u tịch với những giá trị


tâm linh vô cùng thiêng liêng. Như ông Amadou MahtarM’bow – Nguyên Tổng giám
đốc UNESCO, đã từng đưa ra một nhận xét tinh tế: “Huế không phải chỉ là một mẫu
mực về kiến trúc mà còn là một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hóa sơi
động - ở đó đạo Phật và đạo Khổng đã thấm sâu, hịa nhuyễn vào truyền thống địa
phương, ni dưỡng một tư tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý hết sức độc đáo.”
Hiện ở Huế có hơn 300 ngơi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ, trong đó có những
ngơi Tổ đình, cổ tự nổi tiếng từ hàng trăm năm như Chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Từ
Hiếu, Quốc Ân, Trúc Lâm, Thiền Tôn, Trà Am, Vạn Phước…Mỗi ngôi chùa ở Huế
khơng chỉ là một cơng trình kiến trúc độc đáo hòa quyện giữa con người với cảnh quan
thiên nhiên mà cịn là một địa chỉ lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc. Nhiều ngôi chùa
đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho đời sống văn hóa tâm linh Huế.

Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các
nghệ nhân Huế đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật kiến trúc với những nét độc đáo
mang cá tính Huế. Mỹ thuật kiến trúc Huế được tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật
Chăm, đặc biệt sau này là nghệ thuật trang trí Tây phương. Nghệ thuật kiến trúc cung
đình Huế cịn là sự tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật kiến trúc dân gian. Nhiều loại
hình thủ cơng mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn
tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm
vàng bạc, dệt, thêu, đan… đã được các nghệ nhân triều Nguyễn nâng lên thành những
nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Rồi sau đó, chính nghệ thuật kiến trúc cung đình đã
thâm nhập vào đời sống dân gian, tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối kiến trúc
dân gian qua các cơng trình tơn giáo tín ngưỡng là nơi lưu giữ một đời sống tâm linh
vơ cùng thiêng liêng của người dân xứ Huế.
Chính sự cộng hưởng giữa lối kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng truyền thống dân tộc
với nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế đã mang lại một sự tươi mới, khác biệt định
hình nên một phong cách rất riêng cho lối kiến trúc này ở Huế. Mang trong mình sự
hội tụ tinh hoa dân tộc với tầm ảnh hưởng sâu rộng, kiến trúc cung đình đi vào đời
sống dân gian đã để lại những dấu ấn gì trong những cơng trình kiến trúc đương đại?
Đi sâu vào nghiên cứu sự “Ảnh hưởng của kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa ở
Huế” góp phần làm sáng hơn nữa một mảng rất hay của kiến trúc Huế. Và đó là lí do
tơi chọn đề tài này làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về kiến trúc Huế nói chung và kiến trúc tín ngưỡng Huế nói riêng là đề
tài đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Mỗi tác giả đã đi sâu nghiên cứu khía cạnh này hay khía cạnh khác với
nhiều nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Mảng nghiên cứu về kiến trúc
chùa cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bởi Huế mang
trong mình vai trị của một trung tâm văn hóa lớn, nơi hội tụ nhiều tinh hoa, chốn gặp
gỡ của nhiều vị cao tăng, đồng thời cũng là mảnh đất tốt để hệ thống nghi lễ được tổ

chức một cách hồn chỉnh, quy mơ, có tính điển chế cao, đặc biệt vào thời nhà
Nguyễn. Mặc dù số lượng các tác phẩm nghiên cứu khá đồ sộ về rất nhiều mảng kiến
thức, nhưng mảng về kiến trúc tín ngưỡng Huế với sự ảnh hưởng và tiếp biến của kiến
trúc cung đình cịn khá khiêm tốn, phần nhiều nằm ở các bài viết...chứ chưa thực sự
được đầu tư nghiên cứu một cách hệ thống.
Đề tài nghiên cứu này tuy không mới đối với giới chuyên môn nhưng hứa hẹn sẽ
mang đến những khám phá vô cùng thú vị cho những du khách yêu Huế với những giá
trị cổ xưa.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu tổng thể loại hình triến trúc Phật giáo ở Huế và dấu ấn của kiến trúc
cung đình đối với các loại hình kiến trúc trên.
3.2. Làm rõ các giá trị văn hóa, giá trị thẫm mỹ và nghệ thuật kiến trúc – tạo hình là
kết tinh của hai dòng kiến trúc Phật giáo Huế với nghệ thuật kiến trúc đình. Làm nổi
bật các đặc trưng riêng biệt so với chùa truyền thống Việt Nam.
3.3. Khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của sự ảnh hưởng kiến trúc cung đình đối với
nghệ thuật kiến trúc Phật giáo ở Huế. Từ đó, giới thiệu các giá trị của nó cho những ai
quan tâm tìm hiểu.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ối tƣợng nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu kiến trúc cung đình và chùa chiền ở Huế, tơi tìm hiểu
những nét ảnh hưởng từ kiến trúc cung đình đến kiến trúc chùa, bao gồm ảnh hưởng về
phong thủy, vật liệu và kỹ thuật xây dựng, màu sắc, điêu khắc trang trí…


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các cơng trình
tín ngưỡng tiêu biểu ( chùa ) được xây dựng từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XX.
- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở các cơng
trình kiến trúc tín ngưỡng ( chùa ) dưới đời các Chúa và các triều vua nhà Nguyễn ở
phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế… Với

phạm vi này, đề tài sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích những dấu ấn của kiến trúc cung
đình Huế được in đậm trên các cơng trình chùa đương đại.
5. Các nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu của đề tài là thông qua sách, báo, thông tin thống kê, bài
tham luận, đề án, những bài viết có liên quan đến quy hoạch và thiết kế xây dựng các
cơng trình kiến trúc Phật giáo ở Huế; cũng như trên các phương tiện truyền thơng:
Internet, truyền hình… Tư liệu thông qua các chuyến đi thực tế đến các địa điểm thuộc
phạm vi nghiên cứu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tơi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
6.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin
liên quan đến đối tượng, chủ thể nghiên cứu giúp triển khai và khái quát lại các vấn đề
cần nghiên cứu.
6.2. Phƣơng pháp thống kê
Đây là phương pháp giúp xử lý, hệ thống lại nhiều số liệu, tư liệu, hình ảnh đã
được thu thập từ nhiều nguồn và thời gian khác nhau.
6.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Việc khảo sát thực địa có vai trị rất quan trọng trong bất kì quá trình nghiên
cứu nào. Phương pháp này giúp lấy được những thông tin, số liệu, hình ảnh cần thiết
cho việc trình bày những luận cứ một cách xác thực, tăng độ thuyết phục cho cơng
trình nghiên cứu.


6.4. Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu
Bởi đối tượng được nghiên cứu nằm trong vùng văn hóa lớn và chịu nhiều sự
ảnh hưởng của kiến trúc cung đình mang lại một diện mạo rất riêng cho kiến trúc chùa
ở Huế. Việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với những cơng trình Phật giáo
mang nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống dân tộc để làm nổi bật hơn những nét

đặc sắc không lẫn được của nền kiến trúc chùa đương đại ở Huế.
6.5. Phƣơng pháp chuyên gia
Là phương pháp điều tra, tiếp cận đối tượng nghiên cứu qua đánh giá của các
chuyên gia, khai thác ý kiến đánh giá của các chun gia có trình độ cao để xem
xét, nhận định về vấn đề nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề đó. Đây là
một phương pháp rất cần thiết trong việc nghiên, đánh giá kết quả, hoặc thậm
chí cả trong q trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp
nghiên cứu, củng cố các luận cứ… Phương pháp chuyên gia được sử dụng phối hợp
với các phương pháp khác
7. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu kiến trúc cung đình Huế là đề tài luôn được đặt ra đối với các nhà
nghiên cứu và những nhà làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, đặc biệt là giới nghiên
cứu bảo tồn quần thể di tích Cố Đơ Huế. Ngồi ra, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của
nền kiến trúc kiến trúc cung đình Huế đối với các cơng trình đương đại ở Huế cũng đã
trở thành đề tài khá hấp dẫn đối với những nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Việc
hiểu rõ đặc trưng tính chất, phương pháp chế tác, kết cấu xây dựng và những tác nhân
ảnh hưởng đến các cơng trình kiến trúc là cơ sở quan trọng để các nhà bảo tồn thực
hiện trách nhiệm quan trọng này.
Với Huế, một thành phố đang lưu giữ hai di sản văn hóa Thế Giới, với lượng
khách đến với nơi đây ngày một tăng lên cùng với sự xuống cấp nghiêm trọng của hệ
thống các cơng trình kiến trúc. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu để bảo tồn và gìn giữ các
cơng trình này vẫn đang là một thách thức và nỗi niềm trăn trở của các nhà quản lý và
chuyên môn ở Huế. Việc đầu tư nghiên cứu kiến trúc cung đình, chùa ở Huế một cách
khoa học là rất cần thiết nhằm xác định rõ diện mạo và định hướng cách thức để bảo
tồn và phát huy loại hình di sản độc đáo này.


8. Cấu tạo của đề tài
Trong đề tài này, ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo và phần kết luận
ra, phần nội dung nghiên cứu gồm hai chương được kết cấu như sau:

ƢƠN

1: V

NÉT VỀ VÙN
ÌN ,

KIẾN TRÚC CUN
ƢƠN

2: ẢN

ẤT,

ON N ƢỜI VÀ CÁC CƠNG TRÌNH

ÙA Ở HUẾ

ƢỞNG CỦA KIẾN TRÚ

TRÚC CHÙA Ở HUẾ

UN

ÌN

ỐI VỚI KIẾN


NỘI DUNG

ƢƠN
VÀI NÉT VỀ VÙN

1

ẤT, ON N ƢỜI VÀ CÁC CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC
UN

ÌN ,

ÙA Ở HUẾ

iều kiện tự nhiên

1.1

1.1.1 Vị trí
Là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,80 vĩ
Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông. Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước,
trên trục Bắc – Nam của tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường
biển, gần tuyến hành lang Đông – Tây của tuyến đường xuyên Á.
Thừa Thiên - Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đơng về phía đơng,
thành phố Đà Nẵng về phía đơng nam, tỉnh Quảng Nam về phía nam, dãy Trường
Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây.
Thừa Thiên - Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí
Minh 1.071 km.
Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là trung tâm về nhiều mặt của
miền Trung như văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật,
đào tạo… Với dịng sơng Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế
còn gọi là đất Thần kinh hay xứ Thơ, là một trong những vùng đất được nhắc tới nhiều

trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam. Hơn nữa, Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung tâm
của các di sản văn hóa Thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha –
Kẻ Bảng), gần với các thành phố cố đô của các nước trong khu vực.
1.1.2

ặc điểm tự nhiên

Tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh
thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng, tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây
dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An
– Vọng Cảnh. Nơi đây hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sơng hồ; tạo
thành một không gian cảnh quan thiên nhiên – đô thị - văn hóa lý tưởng.


Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ Á xích đạo
đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền
Nam nước ta.
Chế độ nhiệt: có mùa khơ nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt đơ trung bình hàng
năm vùng đồng bằng khoảng 24-250C.
Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây,
từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ
lụt, xói lỡ.
1.2 Lƣợc sử vùng đất Huế
Theo các tư liệu xưa, từ hàng nghìn năm trước, Huế đã từng là địa bàn cư trú
của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Tương truyền
vào thời kỳ hình thành Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Huế là vùng đất của bộ Việt
Thường.
Năm 339, vương quốc Chăm Pa đem quân đánh chiếm vùng đất bộ Việt
Thường. Vùng đất này trở thành biên địa phía Bắc của Chăm Pa với cơ cấu 5 châu: Bố
Chính, Địa Lý, Ma Linh, Ơ và Lý. Năm 1306, vua Chàm là Chế Mân để cầu hôn với

công chúa Huyền Trân, em của vua Trần Anh Tông đã dâng sính lễ là hai châu Ơ và Rí
(châu Lý) – tổng cộng khoảng ngàn dặm vuông cho Đại Việt.
Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp thu vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận
và châu Hóa. Năm 1466, Lê Thánh Tơng chính thức đặt Thuận Hóa làm thừa tun
Thuận Hóa. Đến đời nhà Hậu Lê, Thuận Hóa là một đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Với lời sấm truyền “Hồnh sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (một dải Hoành
Sơn, có thể n thân mn đời), năm 1558, Nguyễn Hồng xin vào trấn giữ xứ Thuận
Hóa, khởi đầu cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Từ đây, quá trình phát triển của vùng
đất Thuận Hóa – Phú Xuân gắn liền với sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng
Trong.
Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ và lớn mạnh, đến 1788 Nhà Tây Sơn
đã đánh tan hai tập đoàn Trịnh – Nguyễn thống nhất đất nước. Nguyễn Huệ lên ngơi
Hồng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung, đóng đơ ở Phú Xuân và bắt tay vào việc xây
dựng đất nước với những chính sách thơng minh và tiến bộ. Quang Trung đã củng cố,


xây dựng và mở rộng đô thành Phú Xuân. Năm 1792, Quang Trung mất khi mới 39
tuổi.
Sau khi Quang Trung mất, nhà Tây Sơn suy yếu. Nguyễn Phúc Ánh từ Gia
Định tiến quân ra đánh bại nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước lập nên vương triều nhà
Nguyễn. Nguyễn Ánh là vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn lấy niên hiệu là Gia Long.
Sau khi xưng niên hiệu và định đô tại Phú Xuân, Gia Long đã bắt tay vào việc xây
dựng kinh thành “thượng đô của đế vương” cho xứng với tầm vóc của một đất nước
thống nhất có lãnh thổ rộng lớn.
Năm 1805, vua Gia Long cho khởi cơng xây dựng Kinh thành Huế, có chu vi
gần 10.000m, diện tích 520ha. Kinh thành Huế là cơng trình kiến trúc đồ sộ, bề thế và
quan trọng nhất của nhà Nguyễn, một chứng tích tiêu biểu cho sự hình thành và phát
triển mạnh mẽ của mỹ thuật Nguyễn trên đất thần kinh trong thế kỷ XIX.
Trải qua 13 triều đại kế tiếp nhau, nhà Nguyễn đã xây dựng kinh đô Phú Xuân –
Huế trở thành một kinh đô rộng lớn, phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa,

kỹ thuật…với nhiều di sản lớn lao để lại cho đời sau.
1.3 Hệ thống cơng trình kiến trúc cung đình

uế

Quần thể di tích Huế - Di sản Văn hóa Thế giới – bao gồm các di tích thuộc nhiều
loại hình: thành quách, đến miếu, lăng tẩm…với bề dày lịch sử của một trung tâm
hành chính xứ Đàng Trong vào thế kỷ 17-18 và kinh đô của cả nước từ 1802-1945.
Trong số các di tích, Kinh thành Huế được quy hoạch dựa trên những nguyên tắc triết
lý cổ của phương Đông nói chung và theo truyền thống của Việt Nam nói riêng, tạo
nên sự hài hòa giữa quy hoạch kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên mang đậm ý nghĩa
biểu tượng. Mối quan hệ âm dương, ngũ hành thể hiện qua năm phương hướng chủ
yếu (trung tâm, đông, tây, nam, bắc), năm yếu tố cơ bản của tự nhiên (kim, mộc, thủy,
hỏa, thổ) và năm màu cơ bản (vàng, trắng, xanh, đen đỏ) là cơ sở cho ý tưởng quy
hoạch của Kinh thành, được phản ánh trong tên gọi của nhiều cơng trình quan trọng ở
khu vực này.
Đây cũng là thành lũy đầu tiên ở Đông Nam được làm theo kiểu Vauban của
phương Tây với quy mơ hồn chỉnh nhất, được hồn tất với sự đóng góp cơng sức của
hàng ngàn nhân cơng và binh lính huy động từ các địa phương trong cả nước.


Bên ngồi Kinh thành cịn có nhiều di tích quan trọng khác có liên quan. Những di
tích này bao gồm các lăng tẩm của triều Nguyễn ở phía nam của sông Hương, các đền
miếu chùa chiền và phủ đệ với những giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về
cảnh quan của chúng.
Với những đặc điểm ấy, quần thể di tích Huế là một ví dụ độc đáo về việc quy
hoạch và xây dựng một kinh đơ phịng thủ hoàn chỉnh trong giai đoạn tương đối ngắn
vào những năm đầu thế kỷ 19. Theo đánh giá của các chun gia UNESCO, tính tồn
vẹn của quy hoạch đơ thị và thiết kế xây dựng đã đưa Huế trở thành một mẫu mực
hiếm có về quy hoạch đơ thị vào cuối thời phong kiến. Đồng thời, quần thể di tích cố

đơ Huế cũng được xem là một ví dụ nổi bật về một loại cơng trình xây dựng, một quần
thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc một cảnh quan minh chứng cho một (hoặc nhiều) giai
đoạn trong lịch sử nhân loại (tiêu chí thứ IV) theo Hướng dẫn thực hiện Cơng ước Di
sản Thế giới. Vì những giá trị đó, tháng 12 năm 1993, quần thể di tích Huế đã được
UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Quần thể di tích Cố đơ Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn
hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX
đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố
Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Quần thể di tích Cố đơ Huế
có thể phân chia thành các cụm cơng trình gồm các cụm cơng trình ngồi Kinh thành
Huế và trong Kinh thành Huế.
1.3.1 Kinh thành Huế
Ngoại trừ kinh đô triều Nguyễn ở Huế, tất cả cố đô của các triều đại trong lịch
sử thời quân chủ Việt Nam đều đã điêu tàn, mai một. May mà cịn cố đơ Huế để thấy
được một phần nào diện mạo của thời kỳ lịch sử quân chủ kéo dài mấy ngàn năm đã
lùi về dĩ vãng.
Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Nó chỉ
mới chấm dứt cách đây hơn nửa thế kỷ. Dù đã bị thiên tai, chiến tranh tàn phá, nhưng
hệ thống thành quách cung điện và các cơng trình kiến cung đình khác đã được xây
dựng một cách vững chắc và phong phú, cho nên phần lớn còn đứng vững đến ngày
nay.


Không kể đàn Nam Giao, Hổ Quyền và những lăng tẩm các vua nhà Nguyễn
tách ra một cụm ở phía nam sơng Hương, Huế cịn bảo lưu khoảng 200 cơng trình kién
trúc cung đình lớn nhỏ đã được quy hoạch và xây dựng một cách có bài bản và có hệ
thống ở bờ Bắc dịng sơng ấy. Trong quy hoạch mặt bằng của tổng thể kiến trúc, đây là
trung tâm sinh hoạt chính của triều đình Trung ương, nơi làm việc và ăn ở của vua
quan và hoàng gia nhà Nguyễn.
Tất cả cung điện, lâu đài, đền miếu, bộ viện, nha sở và các cơng ốc ở đó đều

được bảo vệ cẩn mật và phòng thủ chặt chẽ bằng một hệ thống thành quách, đồn bót và
hào lũy rất kiên cố. Hệ thống thành quách dùng để phòng vệ ấy bao gồm 3 vịng thành
ngồi lớn trong nhỏ, là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Ở bên ngoài góc
đơng bắc của Kinh thành, cịn có thêm một cái thành phụ chu vi khoảng 1.000m là
Trân Bình Đài, cịn gọi là đồn Mang Cá. Hầu hết các cơng trình kiến trúc đó đều đã
được làm ra trong 3 thập niên đầu thế kỷ XIX dưới thời vua Gia Long (1802-1819) và
vua Minh Mạng (1820-1840).
Kinh thành được xây dựng theo kiểu Vauban (tên một kỹ sư công binh người
Pháp sống vào thế kỷ XVII), diện tích rộng đến 520 ha, chu vi hơn 10.000m, cao 6,6m,
dày 21m (giữa đắp bằng đất, hai mặt tường trong và ngoài ốp bằng gạch). Thành có trổ
10 cửa để ra vào, dựa theo phương hướng để đặt tên, ví dụ: cửa Đơng Nam, thường gọi
là cửa Thượng Tứ; cửa Chánh Đông, thường gọi là của Đông Ba; cửa Tây Bắc thường
gọi là cửa An Hòa, cửa Tây Nam gọi là cửa Hữu…
Dựa vào các nguyên tắc địa lý phong thủy của Đông phương và thuyết âm
dương ngũ hành của Dịch học, các nhà kiến trúc đầu thế kỷ XIX đã cho hệ thống thành
quách và cung điện ấy quay mặt về hướng Nam. Họ đã dùng núi Ngự Bình cao 104m
(cách bờ Nam sơng Hương 3km) làm tiền án và hai hòn đảo nhỏ mang tên Cồn Hến và
Dã Viên trên sông Hương làm “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” chầu vào trước mặt
Kinh thành.
Gần chân thành có đào một hệ thống hào (fossé) chạy quanh 4 mặt thành và
ngồi hào khoảng 200m cịn đào một hệ thống sông sâu và rộng hơn gọi là Hộ Thành
Hà. Hai hệ thống đường thủy này tạo thành hai chướng ngại vật dùng để tăng cường
thêm cho công việc bảo vệ Thành nội.


Trên các mặt thành đều có xây các pháo đài, giác bảo, pháo nhân, tường bắn,
vọng lâu…để canh gác, phòng thủ. Ở giữa mặt tiền Kinh thành là Kỳ Đài cao lớn uy
nghi.
Bên trong Kinh thành có hàng chục cơng thự của triều đình như Lục Bộ, viện
Cơ mật, viện Đô sát, viện Bảo tàng, trường Quốc Tử Giám, Quốc Sử Qn, lầu Tàng

Thơ, phủ Tơn Nhơn…Ngồi ra cịn có hồ Tịnh Tâm, sông Ngự Hà để vua đi chơi bằng
thuyền rồng.
Được kết hợp các nguyên tắc kiến trúc của phương Đông lẫn Tây phương và
vận dụng vào điều kiện địa lý tại chỗ để xây dựng một cách thích hợp và tự nhiên,
Kinh thành Huế là cái thành vĩ đại và kiến cố nhất so với các Kinh đô khác trong lịch
sử Việt Nam. Xây dựng trong 27 năm (1805-1832) với hàng triệu nhân công huy động
từ nhiều địa phương trên cả nước, Kinh thành Huế là một tác phẩm kiến trúc nghệ
thuật độc đáo, một kỳ công của dân tộc.
Nằm trong lịng Kinh thành và nhích gần mặt trước của nó là Hồng thành và
Tử Cấm thành, gọi chung là Đại Nội. Đây là trung tâm sinh hoạt chính trị và hành
chính quan trọng nhất của triều đình và là nơi ăn chốn ở của nhà vua và gia đình rất
đơng đảo.
Đại Nội được xây dựng chính thức vào năm 1804 và nâng cấp, hồn chỉnh hóa
vào năm 1833. Chung quanh có tất cả 10 chiếc cầu bắc qua hào. Mỗi mặt thành trổ
một cửa để ra vào. Mặt trước là cửa Ngọ Môn dành cho vua đi khi có đồn Ngự đạo
theo hầu; mặt sau là cửa Hịa Bình dành cho vua đi chơi; mặt trái là cửa Hiển Nhơn
dành cho quan lại và lính tráng phục vụ ra vào làm việc; và mặt phải là cửa Chương
Đức dành riêng cho các bà trong nội cung.
Với hơn 100 cơng trình kiến trúc đẹp, mặt bằng Đại Nội chia ra làm nhiều khu
vực khác nhau, giữa các chức năng riêng biệt và quanh mỗi khu vực đều có xây tường
để ngăn cách nhau. Các khu vực chính là:
1, Từ cửa Ngọ Mơn đến điện Thái Hịa: Đây là nơi cử hành các cuộc đại lễ của
triều đình như: lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ (sinh nhật vua), lễ Nguyên đán, lễ Duyệt
binh… và lễ Đại triều mỗi tháng hai lần.


2, Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và điện Phụng Tiên là những
khu vực dành riêng để thờ các vua chúa nhà Nguyễn. Tại đây, ngồi 5 tịa miếu điện
chính, cịn có khoảng 30 cơng trình kiến trúc phụ thuộc.
3, Cung Diên Thọ và cung Trường Sanh, mỗi cung có một tịa điện chính ở giữa

và hơn 10 tòa nhà phụ ở chung quanh. Đây là nơi dành riêng cho Hoàng Thái Hậu (mẹ
vua) và Thái Hoàng Thái Hậu (bà nội vua) ăn ở.
4, Phủ Nội Vụ: Đây là các nhà kho tàng trữ đồ quý, các xưởng thủ công mỹ
nghệ chế tạo đồ vàng, bạc, ngọc ngà, gấm vóc… cho triều đình và Hồng gia sử dụng.
5, Vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: Nơi học tập và chơi đùa của các Hoàng tử
và Hoàng nữ khi chưa xuất phủ.
6, Tử Cấm Thành: Là khu vực quan trọng nhất so với các khu vực kia, Tử Cấm
Thành có mặt bằng hình vng, mỗi cạnh trên dưới 300m. Vòng tường thành chung
quanh xây bằng gạch cao 3,50m, ngăn cách nơi sinh hoạt của nhà vua với Hoàng gia
bên ngồi. Trong Tử Cấm Thành có gần 50 cơng trình kiến trúc lớn nhỏ bao gồm
nhiều cung điện huy hoàng tráng lệ lộng lẫy vàng son. Chung quanh thành trổ 7 cửa để
ra vào, mà cửa chính duy nhất ở mặt thành phía trước là Đại Cung Mơn chỉ dành cho
vua đi. Vừa bước vào khỏi cửa này là đối diện ngay với điện Cần Chánh là nơi vua
làm việc hàng ngày. Hai bên sân điện là Tả Vu, Hữu Vu và Đông Các. Hai bên điện
này là điện Văn Minh và điện Võ Hiển quay mặt về cùng một hướng như nó. Sau đó,
cách một tấm bình phong dài là điện Càn Thành, nơi vua ở. Cách một cái sân nữa là
cung Khơn Thái, nơi ở của Hồng Q Phi (thường gọi là Hoàng Hậu), rồi đến lầu
Kiến Trung xây thời Khải Định. Hai bên dãy cung điện ấy cịn có điện Quang Minh,
điện Trinh Minh, điện Dưỡng Tâm, Tĩnh Quang Đường, Duyệt Thị Đường (nhà hát),
Thượng Thiện Đường (chỗ nấu ăn cho vua), Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách), gắn
liền với Thiệu Phương Viên là vườn Ngự Uyển với những hồ ao, đình tạ, cầu cống…
và đối xứng bên kia là Lục Viện, thế giới của Phi tần cung nữ, hoạn quan, nơi đã diễn
ra bao nhiêu chuyện thâm cung bí sử dưới thời 13 vua nhà Nguyễn.
1.3.2 Các di tích ngồi kinh thành
Di tích ngồi Kinh thành Huế bao gồm các di tích quan trọng có từ thời nhà
Nguyễn hoặc xa hơn là từ thời các chúa Nguyễn nó mang nhiều chức năng, phục vụ


cho các mục đích khác nhau. Có cùng một đặc điểm là thuộc hệ thống di sản văn hóa
Huế.

1.3.2.1 Lăng tẩm
Lăng tẩm Huế gồm những nơi dùng để an táng các vị vua, chúa của những triều
đại đã chọn Huế làm trung tâm quyền lực.
Vào đầu thập niên 1910, một người Tây phương tên là Ph.Eberhard đã viết:
“Huế là một trung tâm du lịch hấp dẫn, nơi có Kinh thành, Hồng thành và lăng tẩm có
một sức cuốn hút sự chú ý đặc biệt của du khách và các nhà mỹ thuật. Chỉ riêng lăng
tẩm các vua nhà Nguyễn không thơi cũng đã đủ có giá trị đối với cuộc du lịch rồi, theo
ý kiến chung, lăng tẩm Huế đẹp hơn lăng tẩm các vua nhà Minh ở Trung Quốc”.
Mãi đến ngày nay, ý kiến chung của những nhà làm cơng tác văn hóa nghệ
thuật trong nước và trên thế giới cũng khẳng định rằng lăng tẩm Huế là một thành tựu
rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam.
Triều Nguyễn (1802-1945) có đến 13 vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức
tạp khác nhau, nên hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm. Đó là các lăng Gia Long,
Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức (ở đây cịn có mộ hai vua Thành Thái, Duy
Tân), Đồng Khánh và Khải Định. Theo ý đồ quy hoạch kiến trúc kinh đô nhà Nguyễn
vào đầu thế kỷ XIX, 7 khu lăng ấy nằm trong một vùng khá riêng biệt ở phía tây Huế,
nhìn từ vị thế trung tâm của cố đơ. Nhiều thể hiện trên tích tại chỗ cho thấy vua là
đấng chí tơn được biểu trưng bằng hình ảnh mặt trời cao cả. Và hình ảnh mặt trời lặn
biểu thị khái niệm vua thăng hà. Khi đã thăng hà, vua cùng mặt trời đi về phía tây để
an giấc ngàn thu nơi vùng núi đồi tĩnh mịch. Ở góc trời n ả đó có dịng sơng Hương
êm đềm thơ mộng chảy qua.
Theo quan niệm “tức vị trị lăng”, phần lớn các lăng tẩm đều được xây dựng khi
nhà vua còn ở trên ngai vàng. Hầu hết nhân lực, vật lực của Nhà nước và năng lực của
chính nhà vua nữa, đều được đổ ra trong nhiều năm để thực hiện. Chủ đề tư tưởng
nghệ thuật do nhà vua đưa ra, đồ án kiến trúc do vua duyệt khán và chính nhà vua
cũng thường đi giám sát thi công.
Điều mà các nhà kiến trúc dưới thời nhà Nguyễn phải tuân thủ triệt để trước hết
là nguyên tắc phong thủy (géomancie). Đó là phần việc chun mơn của các quan ở bộ
Lễ, ở Khâm Thiên Giám và một vài cơ quan khác. Âm phần của các vua có phát hay



khơng, hậu vận của Hồng tộc tốt hay xấu đều do sự lựa chọn cuộc đất “vạn niên cát
địa”, do việc định đặt phương hướng và việc coi ngày khởi công xây dựng. Lăng tẩm
nào cũng phải theo đúng những quy luật liên quan đến các thực thể địa lý thiên nhiên
như: sông núi, ao hồ, khe suối và nhất là “Huyền cung” ở trung tâm điểm của mặt
bằng kiến trúc phải tọa lạc đúng long mạch. Các thầy địa giỏi nhất bấy giờ phải bỏ ra
hàng tháng nếu không nói là hàng năm, đi khắp vùng núi đồi tây và tây nam Kinh
thành để chọn cho ra một địa cuộc hội đủ các nguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiền án hậu
chẩm, tả long hữu hổ, huyền thủy minh đường…Dù lý thuyết phong thủy cổ xưa ấy
được nhận định, đánh giá như thế nào, hệ quả tốt đẹp của nó cũng đã tạo ra được cho
kiến trúc Huế nói chung và lăng tẩm Huế nói riêng những ngoại cảnh thiên nhiên hùng
vĩ và tráng lệ.
Đi tham quan nghiền cứu lăng tẩm Huế, không nên chỉ chú mục vào các cơng
trình kiến trúc gần gũi trước mắt trong phạm vi vịng la thành diện tích hơn chục ha,
mà phải phóng tầm mắt ra xa cả chục km để thấy hết các thực thể địa lý thiên nhiên
gắn liền với nó và thưởng thức được vẻ hoàng tráng của cả tổng thể rộng hàng trăm,
hàng nghìn ha mà lăng tẩm có ảnh hưởng về mặt nghệ thuật. Ít ai nghĩ rằng núi Gia
Long rộng tới 2.875 ha và có đến 42 ngọn núi chầu vào trung tâm điểm là mộ địa.
Vùng lăng Thiệu Trị rộng 475 ha, có ngọn núi đứng làm tiền án cách xa lăng đến 8km.
Trước mặt lăng Khải Định là dòng Khe Châu Ê chảy khuất khúc từ trái sang phải rồi
lại rẽ lại theo thế “chi huyền thủy”, và hai bên là dãy núi Chóp Vung và Kim Sơn nằm
trong tư thế rồng chầu hổ phục.
Hầu hết các núi đồi, khe suối, sông hồ, cây cỏ ở miền cận sơn xứ Huế đều được
tận dụng hoặc chỉnh trang lại, cải tạo thành để làm bối cảnh cho kiến trúc lăng tẩm.
Các nghệ nhân tài ba ngày trước đã khai thác không gian và thiên nhiên ngoại cảnh
một cách chủ động, bắt chúng phải phục tùng ý định của tác giả cơng trình. Đồng thời
nơi nào thiên nhiên thiếu sót thì họ uốn nắn lại, hoặc đưa kiến trúc vào để tạo nên một
mỹ quan thích đáng: “Khơng gian bên ngồi luồn vào khơng gian của kiến trúc, kéo
kiến trúc về với thiên nhiên góp phần tổ chức lại không gian chung”.
Trong quyển “Mỹ thuật Viễn Đông”, Jeannine Auboyer nhận xét rằng: Người

Việt Nam đã biết lựa chọn những khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp nhất để xây dựng
những cơng trình kiến trúc thờ phụng của mình. Điều này được chứng thực rõ ràng


nhất qua nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm Huế. Nơi đây cơng trình kiến trúc nào cũng
nằm trên một ngọn đồi cỏ non dưới rừng thơng n ả, ẩn mình sau những cây đại thụ
cành lá sum sê hay soi mình xuống mặt hồ trong xanh phẳng lặng. Và tồn cảnh bao
phủ một màu xanh tươi mát chan hòa.
Năm 1918, Phạm Quỳnh đã nhận xét trên tạp chí Nam Phong: “Lăng đây là
gồm cả một màu giời, sắc nước, núi cao, rừng rậm, gió thổi, ngọn cây, suối reo hang
đá…Lăng đây là bức cảnh thiên nhiên tuyệt khéo. Lăng đây là cái nhân tô điểm cho
sơn thủy…không biết lấy nhời gì mà tả được cái cảm lạ, cái êm đềm vô cùng…Không
đâu cái công dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên nhiên của giời đất khéo điều hòa
nhau bằng ở đây, cung điện đình tạ cũng một màu, một sắc như núi non, cây cỏ…”
Kiến trúc cổ Việt Nam nói chung là kiến trúc phong cảnh, cịn gọi là kiến trúc
cảnh vật hóa (architecture paysagée). Nghệ thuật kiến trúc này đã đạt đỉnh cao ở lăng
tẩm Huế. Vào năm 1981, sau khi đến thăm Huế, ông Tổng Giám Đốc UNESCO
Amadou-M’Bow đã viết: “Lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn…biểu hiện những biến
tấu độc đáo trên một chủ đề thống nhất. Mỗi một lăng vua với đặc tính riêng của nó là
một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật hóa, và mỗi lăng tẩm khơi dậy trong
cảm xúc khách quan một âm vang đặc biệt. Lăng Gia Long giữa một khu vực thiên
nhiên bao la, gợi lên một ấn tượng hùng tráng và thanh thản, lăng Minh Mạng đầy vẻ
trang nghiêm và lăng Tự Đức đem đến cho du khách một hồn êm thơ mộng “Theo
quan niệm duy tâm, người xưa cho rằng chết chưa phải là hết. Cho nên lăng tẩm Huế
không phải chỉ là chốn mộ địa u buồn.
Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia thành hai phần chính: phần lăng
và phần tẩm. Khu vực lăng là khu chôn thi hài nhà vua. Khu vực tẩm là chỗ xây nhiều
miếu, điện, lầu, gác, đình, tạ...để nhà vua lúc cịn sống thỉnh thoảng rời bỏ hoàng cung
lên đây tiêu khiển.Ở khu vực tẩm của vua Tự Đức chẳng hạn có đến mấy chục cơng
trình kiến trúc lớn nhỏ để phục vụ và giải trí cho nhà vua, trong đó có điện Hịa Khâm

- nơi vua làm việc, điện Lương Khâm- nơi vua ăn ngủ; tạ Xung Khiêm, tạ Dũ Khiêm những nơi vua ngồi câu cá, hóng mát, làm thơ, ngắm cảnh; Hồ Lưu Khiêm nơi vua dạo
thuyền hái hoa; có Minh Khiêm Đường (nhà hát); Y Khiêm Viện; Trì Khiêm viện nơi
tá túc của đám cung nữ đi theo vua lên đó để chầu hầu... Nhưng sau khi vua băng
hà,tất cả những người này vẫn phải lên đây ăn ở để khói hương, phụng trực cho đến


trọn kiếp người. Họ phải "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn" với tất cả những ý
nghĩa của giáo điều này với lòng trung thành, sự thủy chung của họ đối với vị "Tiên
đế" vừa về thế giới bên kia.
Như vậy, sau khi vua băng hà, lăng tẩm mới trở thành cõi sống của người đã
chết. Sinh phần của vua Tự Đức sau khi bắt đầu xây dựng năm 1864 chỉ được gọi tên
là Vạn Niên Cơ hoặc Khiêm Cung. Mãi đến năm 1883, sau khi vua băng hà, nó mới
được phép gọi tên là Khiêm Lăng.
Như vậy mỗi lăng tẩm Huế cịn là một Hồng cung của vua nhà Nguyễn ở thế
giới bên kia, nơi họ trở về để sống cuộc sống mn thuở. Vì nhận định về sự sống và
cái chết như vậy cho nên lúc sinh thời, khi còn tại vị, vua nào cũng nghĩ đến việc xây
dựng lăng tẩm cho mình.
Kiến trúc lăng tẩm Huế có ngơn ngữ riêng biệt và ý nghĩ sâu xa của nó. Có hiểu
thấu thì mới giải thích được tại sao ở chốn âm phần lại có cả hệ thống cung điện để ăn
chơi hưởng thụ, có cả nhà hát để thưởng thức nghệ thuật sân khấu và sắc đẹp giai
nhân, mới lý giải được tại sao phần nội cung Thiên Định ở lăng Khải Định giống như
một viện bảo tàng mỹ thuật trơng vui mắt, sống sít và mới biết được tại sao khắp các
lăng tẩm đều trang trí rất nhiều hoa văn chữ "thọ" (nghĩa là sống lâu) và chữ "hỷ"
(nghĩa là vui mừng).
Vào thăm lăng tẩm Huế, người ta khơng hề gặp những hình ảnh gây ấn tượng
chết chóc, sợ hãi, lạnh lùng như vào viếng "Minh thập tam lăng" ở Trung Quốc, người
ta cũng khơng cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, bị áp lực nặng nề, và bị "dọa nạt" như
khi đứng trước những Kim Tự Tháp quá đồ sộ của các Hoàng Đế Ai Cập. Trong lăng
tẩm Huế, con người vẫn là chủ để của kiến trúc và thiên nhiên. Ở đây, người ta bắt gặp
những hình ảnh quen thuộc gần gũi, có được cảm giác lâng lâng thích thú giữa thực và

mộng. Một du khách Tây phương đã từng nói lăng tẩm Huế là nơi "tang tóc mỉm cười
và vui tươi thổn thức" (le deuil sourit et la soupire).
Tóm lại, nhờ có chủ đề tư tưởng bắt nguồn từ nhân sinh quan tổng hợp của các
dịng triết học Đơng phương và nhờ tài năng nghệ thuật tuyệt diệu của các nhà kiến
trúc Việt Nam đường thời, lăng tẩm Huế đã trở thành những đóa hoa nghệ thuật đầy
hương sắc nở ra giữa chốn núi đồi xứ Huế và mang phong cách riêng biệt, độc đáo so
với các loại hình kiến trúc mộ táng trong hoàng cầu.


1.3.2.2 Các di tích khác
1.3.2.2.1 Trấn Bình Đài
Trấn Bình đài nằm ở vị trí Đơng Bắc Kinh thành Huế bên ngồi cửa Trấn Bình
được xây dựng năm Gia Long thứ 4 (1805), lúc đầu gọi là đài Thái Bình, đến năm
Minh Mạng thứ 13 (1832) đổi thành Trấn Bình đài, dân gian gọi là đồn Mang Cá. Đây
là cái pháo đài thứ 25 của Kinh thành huế, một thành phụ của Kinh thành, cách thành
chính chỉ một đồn hịa chung.
1.3.2.2.2 Phu Văn Lâu
Trên trục chính của Hồng thành Huế, từ Kỳ đài nhìn ra sơng Hương có hai
cơng trình kiến trúc rất duyên dáng tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong
hai cơng trình ấy là Phu Văn Lâu. Vào đầu thời Gia Long (1802 – 1819), đây chỉ là
một tịa nhà nhỏ có tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà
vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Năm 1819, Bảng đình được thay
thế bằng một tòa kiến trúc hai tầng mái với 16 cây cột, xung quanh khơng có vách, tạo
nét thành tú và độc đáo với tên gọi là Phu Văn Lâu. Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát
lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức… Thời
Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi chiếu thư được tun đọc ở Ngọ Mơn hoặc điện
Thái Hịa sẽ được đặt lên long đình, có che lọng và quan lính theo hầu hai bên để đưa
ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước
chiếu thư.
Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần cơng nhỏ bằng đồng

hướng vào nhau. Để tỏ lịng tơn trọng nhà vua và những văn bản được niêm yết trong
Phu Văn Lâu, trước đây có hai tấm bia “khuynh cái hạ mã” ở hai bên cơng trình, quy
định ai đi qua đây cũng đều phải nghiên lọng, xuống ngựa.
Gần bên phải Phu Văn Lâu cịn có tấm bia trên khắc bài thơ “Hương giang hiểu
phiếm” nói về cảnh đẹp của sông Hương, một trong hai mươi thắng cảnh đất thần kinh
mà vua Thiệu Trị đã ca ngợi. Phu Văn Lâu đã được tu bổ nhiều lần những vẫn giữ
nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
1.3.2.2.3 Điện Long An


Được xây dựng năm 1845, thời vua Thiệu Trị (1841 – 1847), tại bờ Bắc sông
Ngự Hà để làm nơi nghỉ lại của nhà vua sau khi ông tiến hành lễ cày ruộng Tịch Điền
– lễ mở đầu cho vụ mùa mới, mỗi năm tổ chức một lần vào mùa xuân.
Điện Long An có một lịch sử phức tạp với nhiều lần thay đổi tên gọi, chức năng
và mục đích sử dụng gắn liền với những thăng trầm của Huế. May mắn thay, trải qua
chiến tranh và thời gian hơn 154 năm, điện Long An vẫn còn khá nguyên vẹn với toàn
bộ hệ thống kiến trúc bằng gỗ được làm theo kiểu trùng thiềm điệp ốc – kiểu kiến trúc
cung đình phổ biến thời Nguyễn. Các hệ thống cột gỗ ở đây đều để mộc trơn, không
sơn son thếp vàng. Nhưng bù lại, điện Long An có một hệ thống vì kèo được chạm trổ
rất tinh xảo theo đồ án lưỡng long triều nguyệt cùng các liên ba, đố bản có chạm khắc
rất nhiều bài thơ. Hầu hết những bài thơ này đều do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác.
Thơ trang trí trong điện Long An được bố trí, sắp xếp ở hầu khắp trong – ngồi ngơi
điện nhưng không bị lặp lại, không gây cảm giác nhàm chán. Điện Long An, với tất cả
vẻ đẹp về kiến trúc và mỹ thuật, xứng đáng là ngôi điện đẹp nhất hiện cịn ở Cố đơ.
1.3.2.2.4 Cung An Định
Cung An Định là cung điện riêng của vua Khải Định, tọa lạc bên bờ sông An
Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát, nay mang số 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố
Huế. Nguyên tại vị trí này từ năm Thành Thái 14 (1902) đã lập phủ, đặt tên là phủ An
Định. Năm Khải Định 2 (1917), vua mới dùng tiền riêng cải tạo lại thành cung theo lối
kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, cơng việc xây dựng hồn tất, cung vẫn giữ nguyên

tên gọi. Từ ngày 28/02/1922, cung An Định trở thành tiềm để của Đông Cung Thái tử
Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại về sau). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, bà Từ Cung đã
hiến cung An Định cho chính quyền Cách mạng. Đến nay di tích cung An Định đang
được phục hồi trùng tu.
Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sơng An Cựu. Cung có địa thế
bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khn viên tường
gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi cịn ngun vẹn cung
có khoảng 10 cơng trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập,
lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuống thú, hồ nước…trải qua thời gian và sự
tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 cơng trình khá ngun vẹn là Cổng
chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng,


trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất cơng phu. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết
cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình ngun có đặt bức tượng đồng vua Khải
Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920. Lầu Khải Tường nằm phía sau đình
Trung Lập, là cơng trình kiến trúc chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là
nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng
các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang
trí rất cơng phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tường có giá trị nghệ
thuật rất cao.
Cùng với các cơng trình kiến trúc khác thời Khải Định như lăng Khải Định, lầu
Kiến Trung, cửa Hiển Nhơn… cung An Định được xem là một đại diện tiêu biểu của
phong cách kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn tân – cổ điển.
1.3.3

ặc trƣng của kiến trúc cung đình

uế


Kiến trúc cung đình Huế được định hình từ khi Huế là kinh đô của Việt Nam
thời phong kiến. Là một trung tâm chính trị - văn hóa – kinh tế… của cả nước suốt thế
kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đơ Huế có những cơng trình kiến trúc mỹ thuật kỳ
vĩ nhất đất nước, nay còn tồn tại với mật độ dày đặc.
Xuất phát từ dịch lý và thuật phong thủy của Trung Hoa, kiến trúc truyền thống
Việt Nam và kiến trúc Kinh đô Huế hài hịa với thiên nhiên và con người. Ngồi
thuyết Ngũ hành kết hợp với Âm dương, Ngũ hành, Tam tài, quy luật phát triển của
vạn vật về bố cục của đồ án quy hoạch kinh đô Huế dựa trên cơ sở nghiên cứu định
hình theo thuật Phong thủy và Dịch lý của các nhà Phong thủy Phương Đông cho
những công trình kiến trúc kể cả âm phần dương cơ. Khi xây dựng hệ thống thành
quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính
của cơng trình theo vị thế toa càn hướng tốn, tức là chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung đình tương ứng
với ngũ phương. Ngôn ngữ của kiến trúc là định vị các cơng trình trong khơng gian
sao cho hài hịa với thiên nhiên như điện Thái Hòa trung tâm của Kinh thành, chung
quanh là Thanh Long (Đông), Bạch Hổ (Tây), Chu Tước (Nam), Huyền Vũ (Bắc).
Hướng Kinh thành phải quay mặt về phía Nam vì Kinh dịch viết “Thánh nhân nam
diện nhi thính thiên hạ” nghĩa là bậc đế vương xoay mặt về hướng Nam để nghe (cai
trị) thiên hạ.


Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần,
Lê là tất yếu để chống lại sự đồng hóa và cũng chống lại sự lạc hậu nên đồng thời tiếp
thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt nam hóa một cách có ý thức
dân tộc của các nghệ nhân từ các miền Nam bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả
những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpa. Đặc biệt đã được hiện đại
hóa kỹ thuật của những cơng trình sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long, theo
phương châm cơ bản tiếp thu chọn lọc những kiến trúc thích nghi với tâm hồn người
Việt và Việt hóa dần để phù hợp với tâm lý bản địa đem lại những đặc trưng bản sắc
kiến trúc Huế.

Ngày nay, tất cả các cung điện, dinh thự của các thời kỳ mở đầu đều bị tàn phá
bởi chiến tranh và thời gian, chỉ còn lại trên sử sách và một vài dấu tích ít ỏi. Các kiến
trúc cung điện còn lại duy nhất đến ngày nay cho ta thấy một hình ảnh cụ thể về mảng
kiến trúc là các cung điện, dịnh thự nhà Nguyễn ở Huế.
Hệ thống Hoàng Cung Huế, mang đầy đủ chủ đề tư tưởng của kiến trúc Kinh đô
Huế và chế độ quân chủ nhà Nguyễn. Đây có thể xem là chuẩn mực về cấu trúc phong
cách kiến trúc triều Nguyễn, có thể nêu lên các đặc điểm sau đây:
1, Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc hết sức chặt chẽ, cân đối, nhịp nhàng
và liên tục. Phần lớn đối xứng nhau từng cặp qua một đường trục chính, và các cơng
trình kiến trúc đều ở vào những vị trí tiền, hầu, tả, hữu, thượng, hạ rất nhất quán. Các
nguyên tắc cổ điển được tôn trọng: tả văn, hữu võ, tả nam, hữu nữ, tả chiêu, hữu
mục…Các con số Dịch học đã được áp dụng tối đa, nhất là số 9 và số 5 trong hào “cửu
ngũ” của Kinh dịch: “Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu”, cửu đỉnh, cửu vị thần cơng, cửu phẩm…
2, Các cơng trình kiến trúc ở đây biểu hiện một cách rõ ràng tư tưởng độc tôn
quân quyền. Tử Cấm Thành là một tiểu vũ trụ của Hồng gia, trong đó có đầy đủ mọi
tiện nghi sinh hoạt: ăn ở, làm việc, giải trí. Điện Càn Thành, nơi nhà vua ăn ngủ, tọa
lạc ở trung tâm vũ trụ ấy. Các khu vực kế cận đó giống như những hành tinh quay
chung quanh trung tâm quan trọng này.
3, Trên mặt kỹ thuật, cung điện Huế có phong cách, đặc điểm riêng trong kết
cấu kiến trúc và trang trí nội ngoại thất Cung điện và đền miếu đều làm theo kiểu nhà
kép, gọi là “trung diêm trùng lương”: nhà trước và nhà sau liên kết lại bằng trần thừa
lưu uốn cong mềm mại. Hàng cột hiên đứng ngay trên sân để tạo ra ảo giác bề cao.


Mái được chia ra thành hai hoặc ba mảng chính từ trên xuống để tránh sự nặng nề. Bờ
nóc, bờ quyết thằng chứ khơng có tàu đao uốn cong lên như đình chùa miếu vũ ở miền
Bắc. Các bờ nóc, bờ quyết, cổ diêm ở bên ngoài và liên ba đố bản ở bên trong đều
được trang trí rất phong phú bằng thơ văn và hình ảnh cổ điển theo lối “nhất thi nhất
họa”, chạm trổ thật tỷ mỷ, tinh tế, nhất là ở các hệ thống vì kèo nóc và hệ thống consơn. Nói chung, cung điện Huế có một “thức” kiến trúc độc đáo, một thần thái đặc biệt
thời Nguyễn.

4, Phong cách kiến trúc nói chung mang tính khiêm tốn, chừng mực, hài hòa
với kiến trúc dân gian Việt Nam, không quá đồ sộ, nguy nga lộng lẫy tạo nên ấn tượng
sâu sắc về sự hòa hợp giữa con người, thiên nhiên và kiến trúc.
5, Sự ảnh hưởng nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa đối với kiến trúc Huế là khá
lớn nhưng rất có chọn lọc, khơng phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện như miền
Bắc Việt Nam và xứ Đàng ngồi trước đó: lựa chọn những gì tinh túy nhất và giữ lại
những gì phù hợp với văn hóa của mình. Có thể minh chứng qua sự khác biệt giữa kỹ
thuật thiết kế kiến trúc của Trung Hoa và của Huế. Trong khi ở Bắc bộ cơ chuẩn thiết
kế chủ yếu dựa trên hai phương là thẳng và ngang, thì thiết kế kiến trúc Trung bộ và
cung điện ở Huế lại dựa trên từng bộ phận và chiều nghiêng của mái. Thêm nữa, việc
đưa thiên nhiên vào trong quy hoạch kinh đô là nét rất đặc trưng của đô thị Huế, điều
này rất mờ nhạt trong văn minh cổ Trung Hoa.
Tóm lại, tổng thể kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế, trong đó có hai quần
thể chính là Kinh thành Huế và các di tích ngồi thành, là một kết hợp nhuần nhuyễn
và hài hịa giữa kỹ thuật và mỹ thuật Đơng phương và Tây phương, giữa nghệ thuật
ảnh hưởng bên ngoài và nghệ thuật mang địa phương tính.
Đó là những thành tựu mới lạ và tất nhiên của sự phát triển liên tục trong dịng
mỹ cảm của dân tộc, phù hợp với hồn cảnh lịch sử, địa lý và tâm lý tình cảm của con
người miền núi Ngự sông Hương. Tổng thể kiến trúc ấy đã tạo ra một kinh đô, một đô
thị cung đình hồn chỉnh và có giá trị văn hóa cao ngay từ đầu thế kỷ XIX. Gần đây,
ông Amadou-Mahtar-M’Bow, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO đã nhận xét: “Giữa
lòng Huế, đô thị lịch sử ấy là một mẫu mực về cấu trúc cân đối, mà sự hài hòa tự nhiên
đến nỗi người ta quên bàn tay con người đã tạo ra nó”.


Chính vì những giá trị lịch sử và nghệ thuật trên đây mà ngày nay Huế được xem
như một di sản văn hóa của nhân loại.
1.4 Hệ thống cổ tự ở Huế
1.4.1 Hệ thống Quốc tự ở Huế
1.4.1.1 Chùa Thiên Mụ

Là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm
thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân
Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Đây có thể nói là ngơi chùa cổ nhất của Huế.
Tồn bộ các cơng trình kiến trúc của chùa nằm trên một ngọn đồi được san
phẳng có mặt bằng hình chữ nhật 280mx100m chạy theo hướng Bắc Nam. Chung
quanh chùa có vịng la thành xây bằng đá và gạch mang dạng con rùa thò đầu xuống
sông Hương để uống nước.
Vào thời cực thịnh của chùa, mật độ kiến trúc bên trong la thành thật dày đặc,
có đến vài chục tịa nhà. Ngay từ bấy giờ, các nhà quy hoạch đã chia khuôn viên của
chùa ra làm hai khu vực, cách biệt nhau bởi cửa Tam quan: khu vực ở trước là nơi xây
dựng những cơng trình kiến trúc mang tính kỷ niệm như Bảo tháp, bia đá, chuông
đồng; khu vực ở sau, lớn hơn rất nhiều, là nơi xây dựng các điện thờ Phật như điện Đại
Hùng, điện Di Lặc, điện Quang Âm…, và các nhà tăng, nơi các nhà sư ở để tu hành.
Hiện nay, mang giá trị văn hóa nghệ thuật cao nhất ở chùa Linh Mụ là các cơng
trình kiến trúc và các bảo vật sau đây:
-

Phước Duyên Bảo Tháp: có 7 tầng, cao khoảng 21m. Mỗi tầng thờ một vị Phật,
gọi là kim thân của Quá khứ thất Phật. Trong tháp có hệ thống bậc cấp xây
cuốn từ dưới lên trên.

-

Đình Hương Nguyện: đây cũng là một trong những cơng trình kiến trúc đặc biệt
của thời vua Thiệu Trị, một phương đình bằng gỗ được trang trí hết sức độc đáo
ở phần nội thất.

-


Điện Đại Hùng: Đồ sộ, nguy nga, đây là điện thờ chính trong chùa. Trong lần
trùng tu năm 1957, phần lớn các cấu kiện bằng gỗ đã bị thay thế bằng bêtông.
Hiện nay, ngôi điện đã được làm lại bằng gỗ.


-

Đại Hồng Chung: Chng cao 2,50m, đường kính miệng 1,40m, nặng 2.052kg,
là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng xuất sắc của Phường Đúc ở Huế vào đầu
thế kỉ XVIII.

-

Bình Trung Quán Khánh: cái khánh đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt tinh tú
do đại thần Trần Đình Ân thuê đúc năm 1677 để cúng cho chùa Bình Trung ở
Quảng Trị. Sau đó, nó được chuyển vào đây.

-

Bia thời chúa Nguyễn Phúc Chu: Bia cao 2,60m, rộng 1,25m được dựng trên
một con rùa cũng bằng đá dài 2,20m, rộng 1,60m. Cả hai đều được khắc chạm
uyển chuyển, tinh vi.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất và nổi tiếng nhất ở miền Trung và miền Nam
Việt Nam. Nhà chùa còn bảo lưu được khá nhiều cơng trình kiến trúc và pháp khí quý
báu của Phật giáo. Kiến trúc của chùa lại hài hòa với thiên nhiên thơ mộng ở chung
quanh. Ngôi cổ tự này là một biểu tượng của Huế, và là một danh lam thắng cảnh tuyệt
vời của Việt Nam.
1.4.1.2 Chùa Thánh Duyên
Chùa Thánh Duyên là một danh lam cổ tự ở vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân –

Huế; thuộc phường Đông Am, tổng Diên Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên.
Nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, thuộc huyện Phú Lộc. Cùng với Thiên Mụ và
Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong 3 ngôi Quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho
đến ngày nay.
Quá trình hình thành và phát triển của nó gắn bó chặt chẽ với các vua chúa nhà
Nguyễn trong suốt mấy trăm năm. Với các giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật vốn có
của nó, chùa Thánh Duyên vẫn tồn tại đến ngày nay như một di tích tơn giáo quan
trọng, một cảnh đẹp nổi tiếng và đã được cơng nhận là di tích quốc gia vào năm 1996.
Ngơi chùa được xây dựng ở hòn núi mà thời các chúa Nguyễn gọi là Mỹ Am
(sau này được đổi tên thành núi Thúy Vân- ngọn núi được vua Thiệu Trị xếp thứ chín
trong 20 cảnh đẹp của xứ Huế) nằm ở một địa điểm sơn thủy hữu tình: trước mặt là
đầm phá, sau lưng là biển cả, bên trái là cửa biển Tư Hiền nằm cạnh mũi Chân Mây
Tây đâm ngang ra biển từ dãy núi Trường Sơn, bên phải là ruộng đồng và làng mạc
xanh tươi nối tiếp nhau chạy dài từ đó theo miền duyên hải lên đến cửa biển Thuận
An.


×