Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi ê đê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.74 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN
===========

TRẦN THU HỒNG NHUNG

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG
TRONG SỬ THI ÊĐÊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng tháng 05 năm 2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN
===========

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG
TRONG SỬ THI ÊĐÊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:
TS. LÊ ĐỨC LUẬN


Người thực hiện:
TRẦN THU HỒNG NHUNG
(Khóa 2010 – 2014)

Đà Nẵng tháng 05 năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Lê Đức Luận.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của cơng trình này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thu Hồng Nhung


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong
khoa Ngữ Văn đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy, TS Lê Đức Luận
người đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm Khóa luận
tốt nghiệp.
Sau cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Trần Thu Hồng Nhung



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 7
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 10
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 10
NỘI DUNG..................................................................................................... 11
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ SỬ THI ÊĐÊ ................................................ 11
1.1. Khái niệm sử thi và hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi.............. 11
1.1.1. Khái niệm sử thi .................................................................................... 11
1.1.2. Hình tượng nhân vật ............................................................................. 13
1.1.3. Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi .......................................... 14
1.2. Sử thi Êđê ................................................................................................. 15
1.2.1. Quá trình ra đời và phát triển ............................................................... 15
1.2.2. Các vấn đề xung quanh sử thi Êđê ........................................................ 17
1.2.3. Giá trị văn học của Sử thi Êđê .............................................................. 22
1.2.4. Sử thi Êđê và mối quan hệ với các sử thi khác ..................................... 24
Chương 2. VẺ ĐẸP CỦA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG
TRONG SỬ THI Ê ĐÊ ................................................................................. 30
2.1. Vẻ đẹp thể chất ......................................................................................... 30
2.1.1. Ngoại hình khổng lồ, kĩ vĩ và oai phong ............................................... 30
2.1.2. Thể lực cường tráng, phi thường .......................................................... 32
2.2. Vẻ đẹp phẩm chất ..................................................................................... 34
2.2.1. Trọng danh dự và xả thân vì cộng đồng ............................................... 34
2.2.2. Tố chức, hướng dẫn cộng đồng lao động, sản xuất, vui chơi ............... 37



2.2.3. Thơng minh, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu ................................. 39
2.3. Đặc trưng nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê 2.3.1. Nhân vật điển hình
cho lí tưởng thời đại ........................................................................................ 42
2.3.2. Tài năng thần kì của các nhân vật anh hùng ........................................ 46
2.3.3. Yếu tố bi hùng trong nhân vật anh hùng ............................................... 48
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG
TRONG SỬ THI ÊĐÊ .................................................................................. 52
3.1. Phương thức trần thuật ............................................................................. 52
3.1.1. Trần thuật trực tiếp ............................................................................... 52
3.1.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật .............................................................. 52
3.1.1.2. Miêu tả tính cách và hành động của nhân vật ................................... 55
3.1.2. Trần thuật gián tiếp qua lời nhận xét của các nhân vật khác .............. 58
3.1.2.1. Trần thuật qua lời nhận xét của người thân, cộng đồng và thần linh 58
3.1.2.2. Trần thuật qua lời nhận xét của kẻ thù .............................................. 60
3.2. Các thủ pháp nghệ thuật ……..…………………………………………55
3.2.1. Thủ pháp trùng điệp .............................................................................. 62
3.2.2. Thủ pháp phóng đại .............................................................................. 64
3.2.3. Thủ pháp đối lập ................................................................................... 67
3.2.4. Phương thức tu từ.................................................................................. 69
3.2.4.1. Phương thức nhân hóa ....................................................................... 69
3.2.4.2. Phương thức so sánh .......................................................................... 70
3.3. Đặc trưng ngôn ngữ ………………………………………………66
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại................................................................................ 72
3.3.2. Ngơn ngữ giàu hình tượng .................................................................... 74
3.3.3. Ngơn ngữ giàu tính kịch ........................................................................ 76
3.3.4. Các mơ tip ngôn ngữ ............................................................................. 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ khi ra đời cho đến nay, sử thi Êđê đã có những bước phát triển đáng
kể, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng và tạo dựng được một vị trí vững
chắc bên cạnh các thể loại văn học khác. Khởi nguồn từ một tình huống, một
nhân vật mà có thể hé lộ cả một số phận, tính cách của một bộ tộc cùng một
trạng thái nhân sinh, sử thi Êđê có một sức hấp dẫn mạnh mẽ và có tầm phổ
biến rộng rãi khơng chỉ với người Êđê mà cịn với dân tộc Việt Nam.
Nói đến sử thi Êđê chúng ta khơng thể không nhắc đến các sử thi nổi
tiếng như Đam Săn, Xinh Nhã, Đam Di, Mdrong Đam…Đây là những bức
tranh tồn cảnh về khơng gian địa lí và khơng gian xã hội của tộc người Êđê.
Đây cũng là những tác phẩm có giá trị lớn về nội dung lẫn nghệ thuật, góp
phần làm cho đời sống văn học của người dân tộc Êđê trở nên sôi nổi và khởi
sắc. Sử thi Êđê thường đề cập đến vấn đề con người thời đại, tính cách và số
phận nhân vật anh hùng sử thi.
Chọn đề tài nghiên cứu “Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi
Êđê” là một việc làm cần thiết với chúng tơi, góp phần vào việc nghiên cứu
chung về đặc điểm sử thi Êđê đồng thời khẳng định được vị trí, vai trị của sử
thi Êđê với nền văn học đương đại. Từ đó, chúng ta có được những kiến thức
nền tảng cơ bản để dễ dàng so sánh, đối chiếu với sử thi các nước khác trong
khu vực để thấy được sự khác biệt, mới mẻ và đặc sắc trong việc xây dựng
hình tượng nhân vật người anh hùng. Đây cũng là cơ sở phục vụ tốt cho việc
học tập và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
* Các cơng trình nghiên cứu nước ngoài:
Sử thi Êđê được người Pháp biết đến khá sớm. Có thể nói ở nước ta, văn
bản sử thi được sưu tầm và công bố sớm nhất là Bài ca chàng Đam Săn do
viên công sứ Daklak là L.Sabatier đã dịch Đam Săn ra tiếng Pháp và cho xuất



bản ở Paris năm 1929. Ông cho rằng bài ca chàng Đam Săn chính là một bản
thuyết minh về phong tục, một bài học về xã hội học và đạo đức của người
Rađê. Năm 1933, văn bản Đam Săn song ngữ Êđê - Pháp được in trên tạp chí
của Học viện viễn thông Pháp. Sau L. Sabatier, một người Pháp là D.
Antomarchi sưu tầm và dịch sử thi Đam Di sang Pháp văn, G. Condominas
viết lời giới thiệu, xuất bản năm 1955.
G. Condominces, nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp trong bài “Những
quan sát xã hội về hai trường ca Rađê” đã nghiên cứu các khía cạnh về
phương diện xã hội học, dân tộc học của các tác phẩm Đam Di và Đam Săn.
Bài viết này được in trong cuốn Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, do
Ngọc Hà và Thanh Hằng dịch, Hồ Hải Thụy hiệu đính, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
N.I. Niculin trong bài “Cuộc cầu hôn anh hùng” trong sử thi Êđê và Mã
Lai, đã tìm hiểu những mối quan hệ mang tính cội nguồn chung của một số sử
thi Êđê với sử thi Mã Lai. Bài viết này được in trong cuốn Sử thi Tây Nguyên
do Phan Đăng Nhật, Ngô Đức Thịnh và Nguyễn Xuân Kính dịch và tổ chức
bản thảo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
* Các nhà nghiên cứu trong nước cũng dành nhiều cơng sức và tâm huyết
để tìm hiểu sử thi Êđê và đạt được nhiều thành tựu to lớn:
Năm 1959, Đào Tử Chí cho xuất bản bài ca chàng Đam Săn. Trên cơ sở
bản tiếng Pháp của L. Sabatier (1933), bản dịch của Đào Tử Chí (1959),
Nguyễn Hữu Thấu đã hiệu đính, dịch thuật, chú thích và cho xuất bản Khan
Đam Săn.
Trong thời kì đất nước bị chia cắt, một số cán bộ người Êđê là Y Điêng,
Y Yung, Kơxo, Blêu tập kết ra Bắc cùng Ngọc Anh hoàn thành bản thảo một
số khan Êđê như Xinh Nhã, Đam Di, Khinh Jú, Đam Đroăn, Y Pơrao, Y Ban
và cho xuất bản với nhan đề Trường ca Tây Nguyên do nhà xuất bản Văn học
ấn hành năm 1963. Từ sau ngày đất nước ta hồn tồn giải phóng (1975),
cơng tác sưu tầm và công bố những tác phẩm sử thi các dân tộc ít người ở Tây



Nguyên được xúc tiến mạnh mẽ hơn. Ngoài việc bổ sung, tái bản một số tác
phẩm đã có như Đam Săn, Đam Di, Xinh Nhã, hàng loạt sử thi mới như Đam
Kteh Mlan, Hơ Đăn,... cũng được tiếp tục sưu tầm, giới thiệu.
Y Wang Mlô Duôn Du, nhà hoạt động xã hội Êđê nổi tiếng cũng cho
xuất bản Sử thi Đam Săn vào năm 1992. Năm 2006, trong khuôn khổ Dự án
điều tra, sưu tầm, biên dịch, bảo quản và xuất bản kho tàng sử thi Tây
Nguyên, nhiều sử thi Êđê lần lượt được xuất bản. Sau đó, hàng loạt cơng trình
nghiên cứu có giá trị ra đời như:
Tác giả Hồng Ngọc Hiến có bài “Bài ca chàng Đam San như là một tác
phẩm anh hùng ca” in trong tạp chí Dân tộc học, Hà Nội, số 3. Tác giả Bùi
Văn Nguyên với bài viết “Vẻ đẹp hùng tráng và nên thơ trong Trường ca Tây
Nguyên” in trong tạp chí Văn học, Hà Nội số 3, 1975.
Tác giả Phan Đăng Nhật với bài viết “Sử thi Đam Săn và phương pháp
nghiên cứu văn hóa dân gian” in trong sách Văn hóa dân gian- Những lĩnh
vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Chuyên luận Sử thi Êđê của
Phan Đăng Nhật đi sâu nghiên cứu sự hình thành, phát triển, hệ thống đề tài,
đặc điểm thẩm mĩ của các sử thi Êđê do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn
hành năm 1991.
Chuyên luận Sử thi anh hùng Tây Nguyên của cố tác giả Võ Quang Nhơn
bảo vệ năm 1981, đi từ bối cảnh xã hội, lịch sử văn hóa vùng Tây Nguyên để
nghiên cứu sử thi của các dân tộc ít người ở vùng cao nguyên phía Nam của
tổ quốc.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu về sử thi Êđê nói riêng và sử thi
Tây Nguyên nói chung. Nhìn chung, ở mỗi cơng trình nghiên cứu đều có
những phát hiện, khám phá rất mới mẻ và vơ cùng sâu sắc. Các nhà nghiên
cứu, phê bình đều đã chỉ ra được những nét đặc sắc riêng về nội dung và hình
thức nhưng chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Hình tượng
nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê” trên phương diện nội dung và nghệ



thuật. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của người đi trước, và
những hiểu biết của bản thân, chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào phân tích đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là “Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi
Êđê”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê” là một đề tài
rộng, chúng tôi xin khảo sát trong phạm vi ba tác phẩm: tác phẩm Đam Săn,
Xinh Nhã, in trong cuốn Đam Săn- Xinh Nhã do tác giả Đào Tử Chí cùng các
tác giả khác sưu tầm và biên dịch, Nxb Văn học, 2008 và tác phẩm Mdrong
Đam-Hbia Êsun do ông Ama HBen sưu tầm, Bn Krơng Tuyết Nhung dịch,
in trong cuốn Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Êđê, Nxb Văn hóa dân tộc, 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tổng hợp
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục, phần Nội
dung gồm có ba chương:
Chương 1: Khái quát về sử thi Êđê
Chương 2: Vẻ đẹp của nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê.



NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ SỬ THI Ê-ĐÊ
1.1. Khái niệm sử thi và hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi
1.1.1. Khái niệm sử thi
Sử thi hay có người gọi là trường ca, anh hùng ca…là một giá trị văn hóa
tinh thần lớn trong di sản văn hóa của dân tộc Êđê nói chung và của đồng bào
cả nước nói riêng. GS.TS Nguyễn Xn Kính cho rằng “Ở Việt Nam, việc sử
dụng thuật ngữ “sử thi” với tư cách là một thể loại văn học dân gian là cả
một quá trình: từ nhận thức chưa đầy đủ đến nhận thức đầy đủ, từ chỗ còn dè
dặt đến chỗ khẳng định” [29, tr.87]. Tuy nhiên, khái niệm sử thi là một khái
niệm không dễ dàng được thống nhất, cho đến nay giới nghiên cứu vẫn đang
miệt mài tìm hiểu để có thể đi đến một khái niệm chính xác nhất và chung
nhất.
Năm 1995, sách Từ vựng thuật ngữ folklore Việt Nam của giáo sư Vũ
Ngọc Khánh được công bố. Theo tác giả thì khái niệm“sử thi” đồng nghĩa
với khái niệm “anh hùng ca”, nhưng cả hai mục này đều chưa được giải thích
thấu đáo. Về cơ bản, thuật ngữ “sử thi” trong sách này được giải thích tương
tự như các tác giả sách Từ điển thuật ngữ văn học (1992) do Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên.
Theo Lý luận văn học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2002 do Phương
Lựu chủ biên cũng đã quan niệm về sử thi “Sử thi là thể loại tự sự miêu tả các
sự kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến đời sống tinh thần và vận mệnh
của nhân dân và dân tộc. Đó là những sự kiện quá khứ, đã lùi sâu vào dĩ vãng
nhưng trong ý thức của nhân dân và dân tộc chúng vẫn giữ mối liên hệ mật


thiết với đời sống hiện tại, vẫn được xem là niềm tự hào vẻ vang hay bài học
lịch sử lớn lao của dân tộc” [17, tr.130].
Cũng là một soạn giả nổi tiếng của Việt Nam, trong cuốn Giáo trình Văn

học dân gian Việt Nam, Nguyễn Bích Hà cũng giải thích rõ khái niệm sử thi
“Sử thi là một thuật ngữ mượn từ quốc tế. Tiếng Anh là Epic, tiếng Pháp là
Épopée, dùng để chỉ một loại truyện dân gian có tính chất hát kể, xâu chuỗi,
đúc kết các thần thoại, truyền thuyết thành hệ thống một cách nghệ thuật,
sống động và hấp dẫn, tạo nên bức tranh hoành tráng về lịch sử cộng đồng
dân tộc” và tác giả cũng nhấn mạnh “Sử thi Việt Nam chỉ chung một thể loại
tự sự dân gian có tính chất ngun hợp…Sử thi khơng phải là thơ chép sử mà
là những áng thơ ca mang đậm màu sắc hư cấu, mĩ lệ, lí tưởng tưởng hóa, mơ
tả những chiến cơng anh hùng trong lao động và chiến đấu, khi dân tộc bước
vào thời đại văn minh” [10, tr.265].
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học (2011) do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, các tác giả khẳng định rằng “Sử thi là thể
loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn
học của các dân tộc nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính tồn dân và có
ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Về kết
cấu, sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đi với quy mơ lớn vì
theo Hê-ghen “Nội dung và hình thức của nó thực sự là toàn bộ các quan
niệm, toàn bộ thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới hình
thức khách quan của một biến cố thực tại”” [11, tr.285].
Như vậy, chúng ta có thể thấy “sử thi” là một loại hình tự sự, là sản
phẩm của một thời kỳ lịch sử nhất định, của một giai đoạn văn hóa nhất định.
Đây là tấm gương phản ánh một cách toàn diện đời sống của một dân tộc ở
một thời kì lịch sử đã qua. Trong thời kì lịch sử ấy, con người đã phục dựng
nên chính chân dung, cuộc sống của mình, với những thói quen, q trình đấu
tranh và chinh phục thiên nhiên để sinh tồn hay những ước mơ, khát khao


cháy bỏng về một cuộc sống yên vui, hạnh phúc trong những buổi bình minh
của lịch sử. Điều đó đã làm cho sử thi dồn dập hơi thở của lịch sử và có cảm
hứng bay bổng, lãng mạn.

1.1.2. Hình tượng nhân vật
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì “Hình tượng là sự
phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới những biểu hiện
cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính” [25, tr.443].
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) có định nghĩa như sau “Nhân vật văn học
là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Đó là một đơn vị
nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng thể đồng nhất nó với con người có thật
trong đời sống” [11, tr.235].
Theo Từ điển Văn học, Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Nhà xuất bản Thế giới,
năm 2004, hình tượng nghệ thuật là “phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện
thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ thuật. Bất cứ một hiện tượng nào
được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật, đều là hình
tượng nghệ thuật, thơng thường và quan trọng nhất là hình tượng con ngườihình tượng nhân vật. Ở hình tượng nghệ thuật có sự hòa trộn nhân tố nhận
thức - khách thể và nhân tố sáng tạo - chủ thể” [13, tr.594].
Cũng nghiên cứu về nhân vật, hình tượng, trong cuốn Điểm nhìn nghiên
cứu văn học, tiến sĩ Lê Đức Luận cũng đưa ra khái niệm về hình tượng“Hình
tượng theo chúng tơi là hình ảnh cuộc sống có ý nghĩa nhân văn hóa, xã hội
như một biểu tượng. Hình ảnh chỉ đơn thuần là hiện thực cuộc sống, là các
yếu tố cấu thành hiện thực của tác phẩm. Hình tượng là hình ảnh có tính khái
qt, có ý nghĩa biểu trưng” [16, tr.207]. Theo đó, tác giả cũng đưa ra quan
điểm của mình về hình tượng nhân vật trong một tác phẩm văn học “Hình
tượng trong tác phẩm văn học được hiểu là nhân vật. Có thể có hai cấp độ,
cấp độ nhân vật chỉ là hình ảnh của cuộc sống vì nó được đưa vào làm nền,


các nhân vật đám đông, quần chúng, nhân vật phụ. Cấp độ cao hơn là hình
tượng nhân vật, ở cấp này, nhân vật có giá trị điển hình, tiêu biểu, nhân vật
chính, nhân vật trung tâm. Nhân vật điển hình là một dạng thức cao của nhân
vật” [16, tr.207-208].

1.1.3. Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi
Nhân vật anh hùng là những nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Nói
về nhân vật anh hùng sử thi, V.Ia. Prôp đã viết rằng “Nếu như trong tượng
thánh, diện mạo con người biến dạng thành những bộ mặt thánh, thì trong sử
thi, con người biến dạng thành những nhân vật trác việt, lập được những
chiến công vĩ đại mà con người bình thường khơng thể lập được” [3, tr.96].
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, “anh hùng” có nghĩa là
“nhân vật thần thoại có sức mạnh và dũng khí phi thường, lập nên những kì
tích đặc biệt”, “là người có tài năng và dũng khí hơn hẳn người thường, làm
nên những việc được người đời ca tụng” [25, tr.9].
Đồng quan điểm với Hồng Phê, Nguyễn Bích Hà có đi sâu và làm rõ
khái niệm cùng với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong sử thi. Tác
giả cho rằng “Nhân vật sử thi là các nhân vật được lí tưởng hóa, vũ trụ hóa
để phản ánh lịch sử trọng đại của dân tộc. Nhân vật vì vậy có tầm vóc khổng
lồ sánh ngang với vũ trụ, tự nhiên. Họ cũng có hành động phi thường mang
tính hồnh tráng, tính lí tưởng”. Bên cạnh đó, tác giả cịn nhấn mạnh “Nhân
vật sử thi khơng có ranh giới giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Ai cũng đều thể
hiện phẩm chất anh hùng, đều hiên ngang dũng mãnh như thần thánh, đẹp
tựa thần thánh…Họ khơng hồn tồn là nhân vật có thực mà là sự thể hiện
ước mơ lí tưởng về người anh hùng cộng đồng, là kết tinh những gì con người
có thể mơ ước về những người anh hùng lí tưởng của mình” [10, tr.282-283].
Trong sử thi, nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm của tác phẩm, ln
hiện diện với tổng hồ các sức mạnh về vật chất lẫn tinh thần. Người anh
hùng hiện lên với những vẻ đẹp về ngoại hình, thể lực, phẩm chất tốt. Trong


cuộc sống thường ngày họ biết tổ chức, hướng dẫn cho cộng đồng lao động,
sản xuất, vui chơi. Trong cuộc chiến, họ lại hiện lên là một người anh hùng
dũng cảm, kiên cường, dám xả thân đánh bại kẻ thù, lập nhiều chiến công
hiển hách để chống lại cái xấu cái ác để bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân

làng. Những người anh hùng ln được nhân dân kính trọng, yêu mến và
phục tùng. Xây dựng được hình tượng nhân vật người anh hùng kì vĩ, lớn lao
như vậy là nhờ có sự kết hợp giữa ngơn ngữ miêu tả và sử dụng linh hoạt các
biện pháp nghệ thuật.
1.2. Sử thi Êđê
1.2.1. Quá trình ra đời và phát triển
Sử thi Êđê được người Pháp phát hiện khá sớm, vào khoảng thập niên 20
thế kỷ XX. Sử thi Êđê là sử thi cổ sơ vì nó ra đời trong q trình tập hợp các
bộ lạc để hình thành liên minh bộ lạc. Xem xét tình hình nghiên cứu sử thi
Việt Nam nói chung và sử thi Êđê nói riêng trên các sách, báo và tạp chí,
chúng tơi nhận thấy việc sưu tầm sử thi Êđê đã diễn ra trong một q trình lâu
dài, chúng tơi chỉ khái qt lại những mốc sự kiện chính trong q trình sưu
tầm và phát triển của sử thi Êđê:
Tháng 5/1927, sử thi Đam Săn được Leopold Sabatier người Pháp sưu
tập, chú thích, dịch một các khoa học và tương đối đầy đủ. Sách có nhan đề là
Bài ca Đam Săn, truyền thuyết người Êđê thế kỷ XVI, do P. Pasquier và nhà
văn Roland Dorgeles viết lời tựa. Đây là sử thi đầu tiên được tìm thấy của
người Êđê.
Đến năm 1933, L. Sabatier cơng bố lần thứ hai sử thi Đam Săn, in trên
tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ, tập 1. Đây là một cơng trình được đánh giá
rất cao bởi vì tác soạn giả rất tỉ mỉ và công phu. Do được rút kinh nghiệm từ
lần dịch đầu tiên cách đây sáu năm, lần này bản dịch có in tiếng Êđê, dịch
từng từ, dịch tồn bộ, chú thích và giới thiệu.


Vào năm 1952- 1955, sử thi Đam Di được Dominique Antomarchi sưu
tầm, Georges Condominas công bố và viết lời giới thiệu. Trên con đường đã
được khai mở, những nhà nghiên cứu Việt Nam cũng tiếp tục cuộc hành trình
sưu tầm, nghiên cứu sử thi Êđê và đạt được nhiều thành tựu to lớn:
Năm 1959, Đào Tử Chí sưu tầm và dịch sử thi Đam Săn ra tiếng Việt.

Tiếp đó năm 1963, một nhóm cán bộ miền Nam tập kết do Y Điêng và Ngọc
Anh chủ trì đã cơng bố tập Trường Ca Tây Nguyên với các sử thi Êđê như
Xinh Nhã, Đam Di, Đam Đơroăn, Y Prao, Khinh Dú…Các sử thi này được
nhà xuất bản Văn hóa dân tộc in và phổ biến rộng rãi trong cả nước, gây được
sự chú ý của bạn đọc. Khơng những thế, nó cịn được các nghệ nhân diễn
xướng hằng ngày trong cuộc sống của người Êđê và trở thành một món ăn
tinh thần không thể thiếu của dân tộc này.
Năm 1988, Viện văn học cho in sử thi Đam Săn. Từ năm 1985 đến năm
1990, Sở đã phối hợp với Viện Văn hóa dân gian Việt Nam, tiến hành đề tài
“Nghiên cứu Văn hóa dân gian Êđê, M’nơng”, nghiên cứu sử thi Êđê trên rất
nhiều mặt như phương thức diễn xướng, các vấn đề chiến tranh, bức tranh xã
hội của người Êđê, giá trị nội dung và nghệ thuật.
Kể từ năm 1985 đến trở đi, quá trình sưu tầm và nghiên cứu sử thi được
quan tâm, phạm vi sưu tầm và nghiên cứu được mở rộng ra trên thành phố
Buôn Mê Thuột và các huyện điểm như Ea Kar, Krông Pack, Krông Buk,
Krông Năng, Ea H’Leo, Dak Mil, Dak Nông… thu được nhiều kết quả đáng
mừng. Có 39 sử thi Êđê được sưu tầm, nếu sử thi Đam Săn lúc đầu chỉ có 7
chương thì giờ đã là 11 chương. Sử thi Khinh Dú dài nhất khoảng 5880 dòng,
Đam Săn khoảng 2077 dòng, Đam Di 2465 dịng, chàng Mhiêng 1620 dịng.
Ngồi các sử thi đã được công bố như Đam Săn. Đam Di, Xinh Nhã, Y
Thoa…cịn có nhiều dị bản khác nhau và sưu tầm tới 35 sử thi, tiêu biểu là
khan Khinh Dú, Mơ Hiêng, Đam Doan, Đam Thih, Đam Tiong, Đam Kteh
Mlam, vv…Hai nhà nghiên cứu có những cơng trình nổi tiếng và ý nghĩa lớn


lao về sử thi Êđê mà được giới nghiên cứu trong nước và thế giới đánh giá rất
cao đó là Võ Quang Nhơn và Phan Đăng Nhật. Đặc biệt vào năm 1898, Luận
án tiến sĩ “Những đặc điểm cơ bản của sử thi khan ở Việt Nam” của Phan
Đăng Nhật bảo vệ ở Xophia, đây là lần đầu tiên giới thiệu toàn diện sử thi của
dân tộc Êđê ở nước ngoài, các nhà khoa học nước ngoài khẳng định “Từ nay

chúng ta ghi vào danh mục các sử thi cổ sơ của thế giới sử thi người Êđê ở
Việt Nam” [29, tr.70].
Trong 7 năm từ 2001 đến 2007, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối
hợp với các tỉnh Tây Nguyên thực hiện “Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản,
biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” do Chính phủ ban hành.
Kết quả của dự án là đã sưu tầm được 801 tác phẩm sử thi truyền miệng, lưu
giữ trong 5679 băng ghi âm loại 90 phút, tương ứng với khoảng 8500 giờ
trình diễn sử thi của nghệ nhân, trong đó sử thi Êđê chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Từ năm 2008 đến 2010, sau khi dự án điều tra, sưu tầm và in 75 tác
phẩm kết thúc các sử thi Êđê, Bana, Chăm, Giarai, M’Nông…và tới năm
2010 đã tiến hành in trọn 100 tác phẩm sử thi Tây Nguyên.
Kể từ năm 2010 đến nay, công cuộc sưu tầm và nghiên cứu sử thi Êđê
diễn ra rất tích cực và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều dịch giả. Hứa hẹn rằng, sẽ có nhiều sử thi mới của người Êđê vẫn cịn
trong cộng đồng sẽ sớm được phát hiện, sẽ có nhiều cơng trình nghiên cứu
giải mã những điều cịn trăn trở, bí ẩn mà thế hệ sau chưa lí giải được. Bên
cạnh đó, kèm với những hoạt động văn hóa - du lịch, sự quảng bá rộng rãi và
giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế về sử thi Êđê cũng đang được
đẩy mạnh và thu hút được sự quan tâm, yêu thích của mọi người.
1.2.2. Các vấn đề xung quanh sử thi Êđê
Thứ nhất, đó chính là xác định đúng vai trị và vị trí của sử thi Êđê đối
với người Êđê nói riêng và với khu vực Tây Ngun, với cả nước nói chung.
Đây là cơng việc cần thiết và ý nghĩa, bởi có xác định đúng được vai trò và ý


nghĩa của sử thi Êđê, mới có thể biết được tầm quan trọng của nó trong q
trình phát triển văn hóa- xã hội, vị trí của sử thi trong mạch chảy của văn học.
Với người Êđê nói riêng, sử thi Êđê phản ánh sự hình thành và phát triển
của xã hội Êđê đang ở giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy. Trong
sử thi, cuộc sống của người Êđê hiện lên cùng với cảnh sung túc, giàu có,

nhộn nhịp. Sự giàu có được miêu tả sinh động khơng chỉ bằng hình ảnh mà
cịn hịa quyện bởi âm thanh. Đó là hình ảnh những cơ gái xinh như hoa Pơlang dệt vải, ca hát hay những chàng trai khỏe đang say sưa, cần mẫn lao
động. Cảnh rừng núi hiện lên xanh tươi, trù phú với muôn hoa, muôn chim,
con người đang khai phá, chinh phục và sống hòa hợp cùng núi rừng. Đây đó
ngân vang tiếng chiêng, tiếng nói cười vui vẻ, hạnh phúc của dân làng trong
những buổi sinh hoạt, lễ cúng thần linh với nhiều sự kiện quan trọng như đặt
tên, cưới hỏi, ma chay, đi rừng, làm rẫy...Sử thi Êđê như một minh chứng
hùng hồn cho sự phát triển của một xã hội đang đứng trước “ngưỡng cửa của
thời đại văn minh”. Bên cạnh tái hiện lại một cách sinh động về xã hội thì
việc xây dựng nên những con người kì vĩ, những nhân vật anh hùng xuất
chúng, tài giỏi hơn người xuất hiện trong những câu chuyện hấp dẫn cũng cho
ta thấy được tư duy, tính cách hồn nhiên, thơng minh của nhân dân lao động.
Thông qua những nhân vật này, họ đã gửi gắm rất nhiều ước mơ và khát khao
cháy bỏng về một cuộc sống bình yên, đầy đủ, hạnh phúc, cùng với niềm tin
vào cuộc sống, vào sức mạnh của cộng đồng mình. Với người Êđê, sử thi như
hằng sâu vào tâm thức, vào máu, vào trái tim, vào cuộc sống mỗi người.
Với khu vực Tây Nguyên và cả nước nói chung, sử thi Êđê được xem là
bộ bách khoa toàn thư đầy đủ nhất của các dân tộc Êđê thời cổ. Nó là một q
trình lịch sử lâu dài về một cộng đồng dân tộc thiểu số. Sử thi Êđê cung cấp
cho chúng ta các tài liệu về các mảng sử học, dân tộc học, văn hóa, địa lý,
phong tục. Bằng số lượng tác phẩm nhiều cùng với sự hấp dẫn về nội dung,
đặc sắc về nghệ thuật, những tác phẩm hun đúc khí thiêng này đã góp phần


khẳng định khẳng định Tây Nguyên chính là vùng đất sử thi, vùng văn hóa
đậm đà mà khơng có nơi nào có thể có được. Những lễ hội, cồng chiêng, rượu
cần, văn hóa nhà mồ và các phong tục khác cộng với sử thi Êđê sẽ tạo nên
nhưng nét riêng, diện mạo mới cho khu vực, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ
chung mà Đảng đưa ra để xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc”. Trong quá trình tìm hiểu sử thi Êđê, chúng ta có thể so sánh

với các sử thi dân tộc anh em, sử thi các nước trong khu vực, để tìm ra nét dị
biệt hoặc tương đồng, ảnh hưởng qua lại của các sử thi, và mối quan hệ xa
xưa của các nền văn hóa. Đồng thời cũng khẳng định và quảng bá sử thi Êđê
ra toàn thế giới. Nhất là khi sử thi thế giới chỉ còn lưu truyền trên trang sách
vơ hồn, cịn sử thi Êđê đang được diễn xướng, sống có hồn trong cuộc sống
hiện tại.
Thứ hai, nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa sử thi Êđê với việc
phát triển văn hóa. Điều kiện tự nhiên cùng với thói quen sinh hoạt trong q
trình lao động sản xuất đã dần dần hình thành một số phong tục tập quán độc
đáo của người Êđê. Những phong tục này đã được thể hiện rất khách quan,
chân thực và với tần suất xuất hiện khá lớn trong nhiều tác phẩm như tục tiếp
khách, tục cưới hỏi, tục đi rừng, tục đánh chiêng, tục nối dây...
Tục đi rừng là một trong những tục lệ quen thuộc của con người Êđê thời
cổ. Địa bàn cư trú của người Êđê thường là những đồi núi heo hút, hoang sơ.
Nền văn hóa nương rẫy đã tạo nên tập tục này. Trong sử thi Đam Săn, Xinh
Nhã hay Mdrong Đam cảnh đi rừng diễn ra rất náo nhiệt. Đây là một tục lệ
thể hiện sự khám phá, chinh phục tự nhiên, và thể hiện được sự hịa hợp giữa
mơi trường tự nhiên và con người.
Tục tiếp khách cũng là một tục lệ quan trọng. Khi khách đến nhà, chủ
nhà phải đón tiếp nồng nhiệt và đơn hậu. Trong sử thi có nói rất nhiều về tục
lệ này. Khách được đón tiếp niềm nở, ngồi trên chiếu đỏ, được chủ nhà mời


rượu kèm những món ăn ngon. Tục lệ tiếp khách có ý nghĩa quan trọng trong
việc ca ngợi bản chất của con người nơi núi rừng “phóng khống và man dại”.
Tục đánh chiêng là một tục lệ không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần
của người Êđê. Chiêng thể hiện cho sự giàu có và sung túc. Trong các sử thi,
tràn ngập tiếng chiêng ngân “Chiêng nhà Mdrong Đam không rời khỏi xà dọc.
Rìu rựa khơng rời khỏi cán. Đầu trâu đầu bị phơi khơ khơng kể ngày đêm.
Họ đánh chiêng cùng một nhịp, đánh trống đôi cùng một hơi. Nhà giàu ăn

năm uống tháng không dứt tiếng chiêng. Họ uống rượu, nước tràn xuống gầm
nhà, làm con ếch trắng phải kêu, con nhái phải kêu inh ỏi dưới gầm sàn nhà.
Đến lúc đó nhà M’drong Đam mới cởi chiêng, gỡ ché. Mùa ăn năm uống
tháng tạm ngừng. Nhà M’drong Đam ăn năm uống tháng đã dứt” [23, tr.4].
Tiếng chiêng đánh lên như âm thanh của đại ngàn, xua tan đi bao mệt mỏi,
kêu gọi linh hồn của con người quay về cùng núi rừng.
Tục nối dây thể hiện rõ trong sử thi nổi tiếng Đam Săn. Theo quy định
của tục lệ này, nếu trong hai vợ chồng nếu có một người chết thì gia đình
người đó phải tìm một người thế chỗ vào. Đăm Săn theo tục nối dây phải lấy
nàng Hơnhí làm vợ, nếu lấy nàng chàng sẽ trở thành tù trưởng giàu mạnh,
nhiều chiêng, rượu, tiếng thơm vang xa, nhưng khi phản bội lời thề, thì phải
chịu phạt làm nơ lệ suốt đời chăn trâu, bị cho nhà vợ. Tục nối dây là một
trong những tục lệ hay nhất phản ánh văn hóa mẫu hệ của người Êđê.
Những tục lệ nối dây, đi rừng, tiếp khách... là những tục lệ tiêu biểu của
con người Êđê thời cổ. Có thể trong cuộc sống của người Êđê ngày hơm nay,
một số tục lệ đã dần mất đi, một số tục lệ đang còn lưu giữ và bảo tồn nhưng
quan trọng là nó đã trở thành một nét đẹp về văn hóa dân tộc. Cho nên chúng
ta cần làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa sử thi Êđê và việc phát triển văn hóa
qua các tục lệ. Sự phát triển của xã hội phải luôn đi đôi với văn hóa, phải ln
được đặt trên nền tảng của văn hóa.


Thứ ba, thực trạng, nguyên nhân mai một và các giải pháp cần thiết để
bảo vệ sử thi Êđê. Có một thực trạng đáng báo động là sử thi Êđê ngày càng
mai một dần, số người có thể thuộc, kể khan, chuyển hết linh hồn vào khan
chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Việc sưu tầm, bảo quản và giữ gìn vốn
truyền thống dân tộc bấy lâu nay đang có xu hướng giảm, các bản khan chỉ
cịn được lưu truyền trên giấy, khơng cịn thực sự “sống” trong cuộc sống tinh
thần của nhân dân Êđê nữa. Sự mai một trên là do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan. Đất nước chúng ta đang ngày càng đổi mới, trong sự phát

triển vượt bậc của các ngành sinh học, hóa học, mà đặc biệt là công nghệ
thông tin đã làm cho con người khơng cịn quan tâm đến vốn văn hóa khi
đang say xưa tiếp nhận các yếu tố ngoại lai, nhìn nhận các giá trị văn hóa
truyền thống là sự lỗi thời, khơng cịn phù hợp với cuộc sống hiện đại, không
chịu bảo vệ và học hành. Bên cạnh đó, số nghệ nhân diễn xướng chỉ cịn lại
rất ít, tuổi tác và sức khỏe khiến họ khơng cịn có thời gian để thuộc và kể sử
thi hay như trước, lớp trẻ hầu như khơng có ai có thể kể khan hùng hồn, tinh
tế như vậy được. Hơn nữa, Tây Ngun là một khu vực có địa hình tồn đồi
núi, cuộc sống của người dân vùng sâu vùng xa vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Vậy mà cư dân chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, trình độ phát triển
kinh tế thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, khu vực nhạy cảm về chính
trị vẫn đang trong q trình ổn định tổ chức, xóa đói giảm nghèo, thực sự
chưa có điều kiện để quan tâm, bảo vệ vốn văn hóa sử thi. Nhà nước và các
cơ quan văn hóa thơng tin chưa có chính sách bảo vệ và giữ gìn sử thi. Hầu
hết các sử thi đều được lưu giữ trong trí nhớ và và tiếp nhận qua truyền miệng
của các nghệ nhân nên rất dễ bị biến hóa, thất truyền.
Từ những thực trạng trên, chúng ta cần phải đề ra những biện pháp vừa
có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài để sưu tầm, bảo vệ và gìn giữ báu vật của
dân tộc. Phải nâng cao hiểu biết của mọi người về tầm quan trọng của sử thi,
từ đó nâng cao nhận thức của họ trong việc bảo quản, lưu truyền. Tiếp tục


công việc in ấn, tái bản lại những sử thi đã phát hiện, đồng thời nghiên cứu,
tìm tịi, sưu tầm các sử thi chưa được phát hiện. Để cho sử thi không bị mai
một, phải đặc biệt quan tâm đến các nghệ nhân diễn xướng, sức khỏe và tuổi
tác kèm với những khó khăn cuộc sống đã làm trí nhớ của họ giảm sút nhiều,
số lượng nghệ nhân chỉ còn từ năm đến mười người, đã già yếu, ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình diễn xướng. Lớp trẻ hiện nay rất năng động, nhanh nhẹn
nhưng do tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai nên rất dễ tha hóa về văn
hóa, cần phải mở các lớp tìm hiểu văn hóa dân tộc, huấn luyện diễn xướng,

đưa sử thi vào trong hệ thống giáo dục các cấp từ phổ thông, chuyên nghiệp,
đến đại học. Với một vùng đất giàu tiềm năng mà nhạy cảm về chính trị như
Tây Nguyên, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, phải có những kế
hoạch dài hạn cho việc phát triển đi đôi với bảo vệ, phát huy truyền thống văn
hóa, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam mà
Đảng đã đề ra “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
1.2.3. Giá trị văn học của Sử thi Êđê
Sử thi Êđê được xem như là bức tranh thu nhỏ của cuộc sống của người
Êđê cổ truyền với những đặc trưng riêng về thời gian, không gian, nhân vật và
sự kiện, giọng điệu, ngơn ngữ... Tất cả những vấn đề này, ở góc độ nào đó
chính là những nét riêng, độc đáo góp phần tạo nên nét đặc sắc của sử thi Êđê
trong kho tàng văn học dân gian dân tộc. Đam Săn, Xinh Nhã, M’drong Đam,
Đam Di, Khinh Dú hay H’Bia Bao, Mhiêng là những sử thi đã đạt tới đỉnh cao
của nghệ thuật văn học dân gian. Gatxắc, chuyên gia nổi tiếng về văn hóa dân
gian đã từng viết việc khám phá ra truyền thống sử thi sống đã làm thay đổi
nội dung khái niệm sử thi và lịch sử sử thi được hình thành từ hàng trăm năm
trên những tác phẩm sử thi cổ đại và trung thế kỉ. Sử thi Êđê đã đóng góp rất
nhiều cho nền văn học dân gian về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, sử
thi Êđê là những sáng tác tập thể nói về xã hội Êđê cổ truyền đang chuyển từ
chế độ công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ. Xã hội Êđê cổ truyền hiện


lên cùng với cảnh lao động, cảnh sản xuất, vui chơi đã được lí tưởng hóa qua
sự sáng tạo của nhân dân. Về nghệ thuật, bằng sự kết hợp các biện pháp nghệ
thuật đặc sắc như phóng đại, so sánh, ẩn dụ cùng với sự chuyển biến lớn lao
về nghệ thuật ngôn từ, các yếu tố nghệ thuật đã tạo ra phong cách khác lạ của
sử thi so với các thể loại văn học dân gian truyền miệng khác, thể hiện được
trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, lãng mạn của con người Êđê thời cổ
đại. Đối với văn học dân gian, sử thi Êđê đóng vai trị quan trọng, nó chính là
cơ sở, nền tảng của các sáng tác văn học. Đây là bằng chứng khẳng định giá

trị, thành tựu văn hóa của các dân tộc ít người.
Đối với văn học hiện đại, những tác phẩm viết về mảnh đất Tây Nguyên
đều có sự ảnh hưởng lớn lao từ các sử thi. Tây Nguyên là mảnh đất màu mỡ
đã truyền cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ sáng tạo nghệ thuật. Từ
những bài hát, bài thơ, tranh vẽ, cho tới những áng văn hào hùng. Khảo sát
một số tác phẩm mang khuynh hướng sử thi như Đất nước đứng lên, Rừng xà
nu của Nguyên Ngọc, chúng tôi nhận thấy có một sự ảnh hưởng trong việc
xây dựng nhân vật, sử dụng các biện pháp nghệ thuật giữa sử thi và các tác
phẩm văn xuôi hiện đại. Việc xây dựng các nhân vật anh hùng Núp, Tnú, cụ
Mết đều bắt nguồn trên cơ sở nền tảng của các nhân vật anh hùng Đam San,
Đam Di, Xinh Nhã trong sử thi Êđê. Trong sử thi, Đam San hiện lên là một
chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ “Chân chàng to bằng xà nhà, đùi to bằng ống
bệ. Chàng khỏe như voi đực. Hơi thở như sấm vang, Nằm xuống sàn nhà thì
gãy cả sàn nhà, Đam Săn hùng cường ngay từ trong bụng mẹ” [4, tr.52] thì
trong Rừng xà nu, nhân vật cụ Mết và Tnú cũng được miêu tả rất cao đẹp về
ngoại hình. Cụ Mết “Ơng ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn”, “Ơng
nói như ra lệnh, sáu mươi tuổi mà tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vang trong lòng
ngực” [27, tr.372]. Các anh hùng như Tnú, anh hùng Núp cũng mang nhiều
phẩm chất đạo đức tốt như Đam San, Xinh Nhã. Họ sinh sống và gắn kết với
mọi người. Các nhân vật anh hùng gắn kết cái tơi cá nhân của mình vào cái ta


chung của cộng đồng, cùng mọi người sản xuất, chiến đấu và vui chơi. Cũng
như Đam San, Xinh Nhã, khi xây dựng nhân vật Tnú, tác giả hiện đại đặt Tnú
vào trong bi kịch. Bi kịch của Tnú là mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng Xô
Man nuôi từ nhỏ. Trưởng thành nhưng lại chứng kiến cái chết của vợ con bởi
sự tàn bạo của kẻ thù, bản thân anh cũng bị giặc tra tấn rất dã man. Yếu tố bi
hùng được sử dụng để tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ phẩm chất của mình,
bi nhưng không lụy mà là bi hùng, bi tráng. Nếu Đam San ra trận dũng mãnh
thì Tnú cũng chiến đấu bằng một tinh thần, ý chí sắt thép. Các nhân vật đều

được nhân dân ca ngợi, tán tụng, mang tầm vóc lớn lao và mang lí tưởng thời
đại.
Đất nước đứng lên, Rừng xà nu đã tiếp thu một số thủ pháp nghệ thuật
của sử thi. Một trong những biện pháp được các nhà văn hiện đại sử dụng
nhiều nhất là so sánh, ẩn dụ. Trong Rừng xà nu, cây xà nu được miêu tả mang
ý nghĩa biểu tượng, luôn được đặt trong sự so sánh, đối chiếu với con người.
Cụ Mết như “cây xà nu đại thụ, ưỡng tấm ngực lớn ra che chở cho dân làng”,
cơ bé Dít là thế hệ cây xà con với sức trưởng thành kì diệu “cành lá sum suê
như những con chim đã đủ lông mao lông vũ”, anh Tnú là “cây xà nu trưởng
thành, đạn đại bác không thể giết nổi, những vết thương chóng lành trên một
thân thể cường tráng”, cịn bé Heng tựa như “cây xà nu mới nhú ra khỏi mặt
đất, nhọn hoắt như những mũi lê” [27, tr.369]. Việc đặt con người trong sự
đối chiếu với cây xà nu, một loại cây có sức sống mãnh liệt, một loại cây đặt
trưng của núi rừng đã làm cho Rừng xà nu vừa gần gũi vừa chân thực, vừa có
giá trị nghệ thuật cao, có sức sống lâu bền trong lịng bạn đọc.
1.2.4. Sử thi Êđê và mối quan hệ với các sử thi khác
Sử thi là một thể loại văn học dân gian độc đáo của dân tộc ít người. Sử
thi của người Êđê và các dân tộc khác ra đời vào khoảng thế kỉ XII - XIV sau
Công nguyên, khi xã hội Tây Nguyên đang chuyển dần từ chế độ mẫu hệ sang
phụ hệ, từ hình thái kinh tế nguyên thủy sang hình thái chiếm hữu nơ lệ.


Dựa trên kết luận của các nhà nghiên cứu thì các sử thi các dân tộc có thể
chia làm hai loại chính là sử thi sáng thế và sử thi thiết chế. Sử thi sáng thế
thường phản ánh nguồn gốc giống nịi, miêu tả hoặc giải thích sự hình thành
ra thế giới, sự sinh sôi nảy nở của muôn vật, nhân vật trung tâm là các anh
hùng khai sáng văn hóa. Sử thi sáng thế có số lượng ít, tiêu biểu như Ẳm ệt
luông và Chương Han (Thái), Đẻ đất đẻ nước (Mường - Việt). Sử thi thiết chế
có số lượng khá lớn, thường nói về các cuộc chiến tranh để chống lại người
xấu, cứu người, ổn định cộng đồng, tập hợp lực lượng sản xuất, tổ chức, điều

khiển và quản lí xã hội, đưa xã hội từ bộ lạc thị tộc đến liên minh bộ lạc, nhân
vật trung tâm là các anh hùng chiến trận. Các sử thi thiết chế tiêu biểu như
Đam Săn, Đam Di, Khinh Dú, Y Brao, Mhiêng (Êđê), Hđiêu, Chin chiêng,
Đam Noi, Xing chi ôn, Dioong (Bana), Ot Nrông, Cây nêu thần, Mùa rẫy Bon
Tiăng (M’nông).
Sử thi Êđê giống với các sử thi khác là hình thức lưu truyền lâu nay vẫn
là truyền miệng tuy nhiên mỗi dân tộc thì có cách gọi tên khác nhau. Hình
thức diễn xướng đó gọi khan với người Êđê, hmon với đồng bào Bana, hri với
đồng bào Giarai, ot nrông với đồng bào M’nông. Nếu như các sử thi khác trên
thế giới, hình thức lưu trữ chính là văn bản thì sử thi của các dân tộc được
diễn xướng trước công chúng bởi nghệ nhân. Nghệ nhân bằng cái hồn của
người kể sẽ đưa người nghe về với khí thiêng của núi rừng, cảnh sung túc,
đông vui của dân tộc trong những buổi bình minh, cảnh chinh phục tự nhiên
cam go, gây cấn, cảnh chiến tranh oanh liệt, làm cho người nghe có cảm giác
như những câu chuyện đang diễn ra trước mắt mình. Chính vì vậy sử thi của
các dân tộc có một sức mạnh đặc biệt khiến người nghe quên ăn quên ngủ.
đúng như lời nhận xét của ông Chabachie người Pháp về nghe khan Êđê
“Chúng ta vào nhà người Êđê đang lúc nghe kể khan vào buổi tối thì tất cả
mọi người chăm chú yên lặng, trẻ con khơng khóc, buổi tối họ ngồi như thế
nào thì thâu đêm suốt sáng họ ngồi bất động như thế cho đến lúc già làng thôi


×