Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Học thuyết “kiêm ái” của mặc tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.07 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

HỌC THUYẾT KIÊM ÁI CỦA MẶC TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA
NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI
VIỆT NAM HIỆN NAY

Người hướng dẫn

: Th.S Lê Đức Tâm

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Hà

Lớp

: 10 SGC

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

0


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận này, em được


sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Lê Đức Tâm, sự quan
tâm của thầy cô giáo và sự động viên của các bạn trong
khoa Giáo dục Chính trị. Nhân dịp hồn thành khóa luận
này em xin tỏa lịng biết ơn tới quý thầy cô và các bạn.
Mặc dù đã cố gắng, nổ lực hết mình trong quá
trình nghiên cứu nhưng do lần đầu nghiên cứu với trình
độ, kinh nghiệm cịn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cơ.
Những ý kiến đóng góp của thầy cơ chắc chắn sẽ giúp
cho em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, học tập và
công tác sau này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Lê Thị Hà

1


MỤC LỤC
A.

MỞ ĐẦU ....................................................................................................3

1.

Lí do chọn đề tài .......................................................................................3

2.


Lịch sử vấn đề. ..........................................................................................5

3.

Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ...................................................................7

4.

Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................7

5.

Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................8

6.

Bố cục của đề tài .......................................................................................8

B. NỘI DUNG ....................................................................................................9
Chương 1: HỌC THUYẾT KIÊM ÁI CỦA MẶC TỬ..................................9
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Mặc Tử ..............................................................9
1.1.1. Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Mặc Tử .......................................9
1.1.2.1. Chữ “Mặc” trong triết học Trung Hoa cổ đại ....................................12
1.1.2.2. Vài nét về thân thế, sự nghiệp của Mặc Tử ..........................................14
1.2. Nội dung thuyết Kiêm ái cuả Mặc Tử........................................................16
1.2.2. Học thuyết Kiêm Ái của Mặc Tử và những yếu tố hợp lí trong học
thuyết ấy ............................................................................................................18
1.2.3. Đánh giá học thuyết kiêm ái của Mặc Tử ...............................................34
Chương 2: Ý NGHĨA HỌC THUYẾT KIÊM ÁI CỦA MẶC TỬ ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM

HIỆN NAY .......................................................................................................41
2.1. Vài nét về thực trạng đạo đức con ngƣời Việt Nam hiện nay ...................41
2.1.1. Mặt tích cực .............................................................................................41
2.1.2. Mặt hạn chế .............................................................................................43
2.2. Ý nghĩa việc nghiên cứu học thuyết Kiêm ái của Mặc Tử đối với việc xây
dựng đạo đức của con ngƣời Việt Nam hiện nay ..............................................47
C. PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................68
D. Tài liệu tham khảo

2


A. MỞ ĐẦU

1.

Lí do chọn đề tài
Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kỳ quá độ từ xã hội chiếm hữu nô lệ

sang xã hội phong kiến ở Trung Hoa cổ đại. Thời kỳ này diễn ra những biến
động về kinh tế dẫn đến sự đa dạng trong kết cấu giai tầng của xã hội Trung
Hoa. Lúc này xã hội Trung Hoa đang chuyển mình dữ dội, kinh tế phát triển,
đặc biệt là sự ra đời của các thành thị tự do và những thành quả trên lĩnh vực
khoa học tự nhiên, là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển có tính chất
đột biến của tƣ tƣởng thời kỳ này.
Trong sự biến động của tƣ tƣởng đó thì triết học Trung Quốc phát triển
rất rực rỡ và xuất hiện nhiều nhà tƣ tƣởng vĩ đại. Hầu hết họ đứng trên lập
trƣờng của giai cấp mình, tầng lớp mình mà phê phán xã hội cũ, xây dựng xã
hội tƣơng lai. Lịch sử gọi đây là thời kỳ “Bách gia chƣ tử”, “Bách gia tranh
minh”. Đây là giai đoạn mở đầu cho lịch sử tƣ tƣởng Trung Quốc.

Cuối Xuân Thu, học thuyết của các tƣ tƣởng gia mọc lên nhƣ rừng.
Trong khoảng “103 nhà” nổi bật lên “sáu nhà”: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia,
Pháp gia, Danh gia, Âm dƣơng gia, trong đó có ảnh hƣởng lớn nhất là Nho
gia, Mặc gia và Đạo gia. Mặc gia do Mặc Tử sáng lập là một trƣờng phái triết
học tiêu biểu và Mặc Tử là một triết gia mang nhiều tƣ tƣởng thiết thực để
đóng góp cho xã hội của thời xƣa và nay. Tƣ tƣởng chính của ơng là đƣa ra
những quan niệm căn bản để ứng dụng vào hành vi nhân sinh, đặc biệt là học
thuyết Kiêm ái của ông.
Khi nghiên cứu tƣ tƣởng học thuyết Kiêm ái của Mặc Tử ở nhiều khía
cạnh khác nhau nhƣ: “phi cơng”, “thƣợng đồng”, “thƣợng hiền”, “tiết dụng”,
“phi nhạc”, “phi mệnh”, “tiết táng” với những nội dung có thể vận dụng vào
việc xây dựng đời sống đạo đức con ngƣời Việt Nam hiện nay. Đây là một tƣ

3


tƣởng về việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nhằm đƣa xã hội đi lên xuất
phát từ tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời, không phân biệt sang
hèn. “Kiêm ái là yêu thƣơng con ngƣời”, là sự gắn bó lợi ích giữa con ngƣời
với nhau trong xã hội. Để đi tới xây dựng một xã hội đại đồng, con ngƣời
sống với nhau chan hịa, tình cảm.
Hiện nay, chúng ta đang phải chứng kiến sự suy thoái về đạo đức của
một bộ phận không nhỏ trong xã hội, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Đạo
đức suy thoái làm cho mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời bị cách biệt, sự
thƣơng cảm giữa những con ngƣời với nhau bị phai nhạt đi ngay cả trong gia
đình tại nơi mà tình cảm con ngƣời gắn bó nhất. Trong khi Việt Nam đang nổ
lực hết mình để sánh vai cùng các cƣờng quốc năm châu về mọi mặt: kinh tế,
xã hội, văn hóa thì vấn đề đạo đức là vấn đề đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm.
Đảng và nhà nƣớc ta trong các chính sách của mình cũng thể hiện sự quan
tâm sâu sắc tới vấn đề này. Việc xây dựng đạo đức mới - đạo đức của giai cấp

công nhân, đạo đức xã hội chủ nghĩa - phải dựa trên một nền tảng tƣ tƣởng
mới và hiện đại, là chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó
là kết thừa những tƣ tƣởng truyền thống về đạo đức nhƣ Nho, Phật, Mặc,
v.v… Ở mỗi học thuyết, tôn giáo chúng ta đều chọn lọc lấy những giá trị đạo
đức tốt đẹp, phù hợp với cuộc sống của con ngƣời trong giai đoạn hiện nay,
sau khi đã gạt bỏ đi tính chất duy tâm thần bí của những tƣ tƣởng ấy và có sự
cải biến phù hợp. Điều đó sẽ góp phần vào việc xây dựng đạo đức con ngƣời
Việt Nam tốt đẹp hơn, mang đậm tính nhân văn.
Xuất phát từ những đòi hỏi lý luận và thực tiễn nêu trên thì việc nghiên
cứu học thuyết Kiêm ái của Mặc tử là rất cần thiết đó cũng là lí do mà tơi lựa
chọn đề tài: Học thuyết Kiêm ái của Mặc Tử và ý nghĩa của nó đối với việc
xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu khoa
học cho khóa luận của mình.

4


2.

Lịch sử vấn đề.
Tƣ tƣởng của Mặc Tử đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm và đi sâu

vào nghiên cứu với nhiều cơng trình. Có thể nêu lên một số cơng trình tiêu
biểu của các tác giả đã trình bày một cách khái quát lịch sử triết học Trung
Quốc, cũng nhƣ những nội dung chính của học thuyết Kiêm ái của Mặc Tử:
PGS. TS. Đoàn Đức Hiếu, "Lịch sử triết học phương Đông" (Huế, 2002);
Phùng Hữu Lan, "Đại cương triết học sử Trung Quốc" (Vạn Hạnh, Sài Gòn,
1968, Bản dịch của Nguyễn Văn Dƣơng); Hồ Thích, "Trung Quốc triết học
sử" (Khai Trí, Sài Gịn, 1969, Bản dịch của Huỳnh Minh Đức); Trần Văn Hải
Minh, "Bách gia chư tử" (Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học Thành phố

Hồ Chí Minh, 1991); Trần Đình Hƣợu, "Các bài giảng về tư tưởng phương
Đông" (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002); Nguyễn Gia Phu,
Nguyễn Huy Quý, "Lịch sử Trung Quốc" (Nhà xuất bản Giáo dục, 2001);
PGS. TS. Dỗn Chính (chủ biên), "Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc"
(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); GS. TS Nguyễn Hữu Vui
(chủ biên), "Lịch sử triết học" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002).
Giang Minh, “Mặc Tử ông tổ của đức kiên nhẫn” (Nhà xuất bản Đồng
Nai, 1995, bản dịch của Lê Văn Sơn). Tác phẩm này đã trình bày hết sức chi
tiết và đầy đủ nội dung học thuyết Kiêm ái của Mặc Tử về các phạm trù:
thƣợng đồng, tiết dụng, tiết táng, thƣợng hiền, phi cơng.. và nêu lên những
hạn chế tích cực của các phạm trù trong học thuyết.
Nguyễn Hiến Lê,“Mặc Học (Mặc Tử và Biệt Mặc)” (Nhà xuất bản Văn
Hóa, Hà Nội). Trong tác phẩm này nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã trình bày hết
sức chi tiết về thân thế, cuộc đời Mặc Tử cũng nhƣ toàn bộ học thuyết Kiêm
ái của ông một cách đầy đủ nhất và chỉ ra những hạn chế cũng nhƣ tích cực

5


của học thuyết Kiêm ái của Mặc Tử và sự bổ xung kế thừa nó của phái Biệt
Mặc sau khi Mặc Tử mất.
Cao Xuân Huy với “Tư tưởng Phương Đông - Gợi những điểm nhìn
tham chiếu”, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1994, từ trang 465 đến 480 đã
gợi ý rất đắt cho việc nghiên cứu học thuyết Kiêm ái của Mặc Tử: Lƣơng tri,
lƣơng năng; Tứ đoan; Giữ gìn lƣơng tâm; Quả dục; Ni dạ khí; Bồi dƣỡng
khí hạo nhiên; Chữ trung và chữ quyền.
Vũ Văn Gầu, "Kiêm ái nhân sinh Các triết lý độc đáo của Mặc Tử"
(Tạp chí Triết học số 5, Tháng 5, 2003, Tr.36 - 41). Trong bài báo này tác giả
nghiên cứu rút ra cái hay trong tƣ tƣởng của Mặc Tử ở học thuyết Kiêm ái, cụ

thể ở đây là tình yêu thƣơng giữa những con ngƣời trong xã hội với nhau. Tác
giả cịn chỉ ra hồn cảnh ra đời của học thuyết…
Nguyễn Văn Hiền, "Thuyết Kiêm ái: Nội dung, giá trị và ý nghĩa đối
với việc xây dựng đạo đức ở nước ta" (Tạp chí Triết học số 9, Tháng 9 năm
2010, Tr.63- 68). Trong bài báo này tác giả nghiên cứu nội dung, và đánh giá
mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế của thuyết Kiêm ái rút ra cái hay trong tƣ
tƣởng của Mặc Tử và nêu lên ý nghĩa nhân văn của học thuyết Kiêm ái đối
với xã hội Việt Nam.
Nhìn chung các tác phẩm của các tác giả trên đã trình bày một cách tóm
tắt thân thế sự nghiệp và những nội dung cơ bản nhất các phạm trù trong tƣ
tƣởng triết học của Mặc Tử. Tuy nhiên các tác giả trên vẫn chƣa đi vào
nghiên cứu phạm trù Kiêm ái với tƣ cách là một học thuyết có ý nghĩa to lớn
về đạo đức trong xã học. Mà chỉ đi vào một số khía cạnh thơng qua ảnh
hƣởng của Nho gia và trình bày về các phạm trù cơ bản: “phi cơng”, “thƣợng
đồng”, “thƣợng hiền”. Vì vậy việc kế thừa các cơng trình nghiên cứu trƣớc,
đồng thời vận dụng những giá trị, ý nghĩa của học thuyết Kiêm ái vào thực
tiễn xây dựng đạo đức Việt Nam hiện nay là rất có ý nghĩa.

6


3.

Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu:
Đề tài đi sâu phân tích và làm rõ nội dung, tƣ tƣởng học thuyết Kiêm ái

của Mặc Tử. Trên cơ sở đó nêu lên những giá trị tích cực và ý nghĩa của học
thuyết ấy để góp phần xây dựng đạo đức con ngƣời Việt Nam ngày một tốt
đẹp hơn.

- Nhiệm vụ:
+ Trình bày một cách khái quát thân thế và sự nghiệp của Mặc Tử và
hoàn cảnh ra đời, nội dung của học thuyết Kiêm ái của Ông.
+ Xác định và khai thác những giá trị tích cực của học thuyết kiêm ái.
Trên cơ sở đó chỉ ra ý nghĩa của học thuyết ấy trong xây dựng đạo đức của
con ngƣời việt nam hiện nay.
4.

Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận: Cơ sở lý luận của đề tài này là quan điểm cơ bản của

chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về
con ngƣời và vấn đề đạo đức.
- Phương pháp nghiên cứu: Toàn bộ đề tài đƣợc nghiên cứu dựa vào
phƣơng pháp luận triết học Mác - Lênin, các nguyên tắc nhận thức khoa học
của nó nhƣ ngun tắc khách quan, ngun tắc tồn diện, nguyên tắc phát
triển, nguyên tắc lịch sử cụ thể, v.v… Và sử dụng các phƣơng pháp cụ thể
nhƣ: so sánh, phân tích và tổng hợp, trìu tƣợng hóa và khái qt hóa, kết hợp
lơgic và lịch sử…

7


5. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài nghiên cứu đã giúp tác giả có đƣợc một nhận thức và một khối
lƣợng kiến thức tƣơng đối có hệ thống về học thuyết kiêm ái của Mặc Tử nói
riêng và kế thừa những yếu tố tích cực của học thuyết đối với xây dựng đạo
đức con ngƣời việt nam hiện nay.
- Kết quả đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các môn
học Triết học xã hội, Lịch sử triết học phƣơng Đông cổ đại, các môn học: Đạo

đức, Giáo dục Công dân… và cho những ai quan tâm nghiên cứu đến vấn đề
này.
- Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể sử dụng để giáo dục ý thức đạo
đức, tình u thƣơng, sự đồn kết cho học sinh và sinh viên trong nhà trƣờng
và với cộng đồng.
6.

Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội

dung trọng tâm của đề tài gồm 2 chƣơng với 4 tiết.

8


B. NỘI DUNG
Chương 1: HỌC THUYẾT KIÊM ÁI CỦA MẶC TỬ
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Mặc Tử
1.1.1. Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Mặc Tử
Với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học ra đời, phát triển
đều gắn liền với những đặc điểm, điều kiện lịch sử, xã hội đã nảy sinh ra nó.
Nhƣ C. Mác đã nói: “Các triết gia không mọc lên nhƣ nấm từ trái đất, họ là
sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình, mà dịng sữa tinh túy nhất, q giá
và vơ hình đƣợc tập trung lại trong tƣ tƣởng triết học” [9, 156]. Và tƣ tƣởng
Kiêm ái của Mặc Tử cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Với tƣ cách là một
học thuyết triết học, học thuyết Kiêm ái của Mặc Tử đƣợc hình thành không
phải do ngẫu nhiên, hay xuất phát từ ý muốn chủ quan của con ngƣời, mà nó
chính là sự phản ánh sâu sắc những điều kiện lịch sử xã hội Trung Hoa thời
Xuân thu - Chiến quốc. Vì vậy để xem xét đánh giá học thuyết một cách đúng
đắn, khoa học thì ta khơng thể khơng nghiên cứu bối cảnh lịch sử xã hội mà

nó ra đời.
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kì đáng đƣợc nói đến là Xuân thu
và Chiến quốc. Thời Xuân thu là thời kì suy tàn của nhà Chu, đây chính là
thời kì sống của Lão Tử, Khổng Tử. Thời Chiến quốc (403- 233 TCN) từ gần
cuối đời Chu Hy Liệt Vƣơng tới khi nhà Tần diệt nhà Tề thống nhất Trung
Hoa. Cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc đã xuất hiện một trƣờng phái triết học
lớn, cùng với Nho gia, Đạo gia chia nhau thống trị đời sống tinh thần ở Trung
Hoa thời kỳ này, đó là trƣờng phái triết học Mặc gia. Ngƣời sáng lập ra
trƣờng phái triết học Mặc gia với học thuyết Kiêm ái, đó là Mặc Địch.

9


Thời Xuân thu, nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu chuyển từ thời kì
đồ đồng sang thời kì đồ sắt. Công cụ lao động bằng sắt đã đƣợc chế tạo và sử
dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, làm cho diện tích đất nơng
nghiệp đƣợc mở rộng; kỹ thuật canh tác cũng đƣợc cải thiện làm tăng năng
suất lao động trong nông nghiệp. Do việc sử dụng công cụ bằng sắt trở nên
phổ biến cùng với việc mở rộng trao đổi sản phẩm lao động, sự phân công lao
động trong lĩnh vực sản xuất thủ công nghiệp cũng đạt tới trình độ chun
mơn hóa cao, thúc đẩy các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển nhƣ: Luyện
kim, đúc đồng, làm gốm… Trên cơ sở đó, cơng thƣơng nghiệp cũng phát triển
hơn trƣớc. Tiền tệ cũng xuất hiện, trong xã hội hình thành tầng lớp mới, đó là
những thƣơng nhân giàu có và ngày càng có thế lực.
Từ những thay đổi về kinh tế nhƣ trên, nó cũng kéo theo những biến
động lớn về chính trị lúc bấy giờ. Chế độ “Tông pháp” của nhà Chu trƣớc kia
có tác dụng tích cực, làm cho đất nƣớc ổn định, phát triển trong một thời gian
dài. Nhƣng càng về sau nó càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Bên cạnh đó
sự cai trị độc ác và bóc lột nhân dân tàn khốc của tầng lớp quý tộc nhà Chu đã
làm cho các cuộc nổi dậy của nhân dân ngày càng nhiều và gay gắt hơn.

Thêm vào đó các nƣớc chƣ hầu thì tiến hành chiến tranh, tranh giành quyền
bá chủ thiên hạ; thiên tai thì khơng ngừng xảy ra làm cho đời sống nhân dân
vô cùng khổ cực. Trong xã hội thì tình trạng lễ nghĩa, cƣơng thƣờng bị đảo
lộn, đạo đức suy đồi trầm trọng.
Nhƣ vậy có thể nói đặc điểm chủ yếu của thời Xuân thu là sự suy vong
của nhà Chu, thể hiện ở sự khơng cịn phù hợp của chế độ “Tơng pháp” nó tạo
nên sự phân hóa sâu sắc giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Thời kì báo
hiệu sự chuyển biến cái cũ đã dần suy vong và cái mới đang manh nha hình
thành.

10


Năm 403 TCN, với sự nổi lên phế bỏ vua Tấn dựng nên ba nƣớc Hàn,
Triệu, Ngụy, lịch sử Trung Hoa từ đây bƣớc sang trang sử mới, thời kỳ mới,
các nhà sử học Trung Quốc gọi đó là Chiến quốc. So với thời Xuân thu thì
thời kỳ này đã có nền kinh tế rất phát triển. Đồ sắt xuất hiện từ lâu nhƣng thời
kì này đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ hơn với các loại công cụ lao
động nhƣ: lƣỡi cày, lƣỡi cuốc, rìu, dao…Nó tạo điều kiện cho việc mở mang
những vùng đất mới, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Những ngành nghề
nhƣ: thủ công, làm gốm, trồng dâu ni tằm. Có những bƣớc phát triển mới,
đây chính là điều kiện cho thƣơng mại phát triển. Những nơi nhƣ Hàm Dƣơng
ở Tần, Lâm Tri ở Tề, Hàm Đan ở Triệu, Đại Lƣơng ở Ngụy đều là những thị
trấn thƣơng mại rất đông dân và thịnh vƣợng.
Đối lập với nền kinh tế phát triển nhƣ trên, nền chính trị thời Chiến
quốc vơ cùng loạn lạc và bất ổn: Chiến tranh xảy ra liên miên và ngày càng
tàn khốc, quan lại bóc lột, vơ vét vơ độ, sống cuộc sống xa hoa trên xƣơng
máu ngƣời dân, xã hội thì ngày càng loạn vì đầy cảnh trộm cƣớp, chém giết
lẫn nhau. Trƣớc tình cảnh xã hội nhƣ vậy, tầng lớp q tộc và tầng lớp trí
thức có sự chia rẽ về tƣ tƣởng. Họ tiếc nối thời cũ, muốn trở lại thời Xuân thu

để tìm lại những giá trị xã hội đã mất cũng nhƣ muốn khôi phục lại địa vị của
mình. Nhƣng tất cả đều bất lực, dịng lịch sử chỉ chảy xuôi chứ không chảy
ngƣợc bao giờ. Để giải quyết cho những trăn trở đó, rất nhiều trƣờng phái triết
học đã ra đời.
Sự phong phú, đa dạng của các hệ thống triết học thời Xuân thu, Chiến
quốc khiến ngƣời ta phải gọi là thời kì “Bách gia chƣ tử”. Có rất nhiều tác
phẩm với hệ thống lý luận riêng cho việc trị nƣớc, an dân, bình thiên hạ.
“Phái thì chủ trƣơng Nhân trị, phái thì phản đối và bảo thủ trở về với xã hội
thƣợng cổ, nhà cầm quyền không đƣợc can thiệp vào việc của dân; phái thì
bảo phải dùng pháp luật thật nghiêm, thƣởng phạt thật nghiêm thì mới thịnh

11


đƣợc” [13, 104]. Nhƣ vậy mỗi trƣờng phái khác nhau có những tƣ tƣởng khác
nhau nhƣng đều có mục đích chung là mong muốn thống nhất Trung Quốc,
chấm dứt chiến tranh. Và vì vậy cùng với nhiều học thuyết khác học thuyết
Kiêm ái của Mặc Tử ra đời, tuy tồn tại trong thời gian ngắn nhƣng nó cũng có
ý nghĩa to lớn, ghi dấu trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nó góp phần tơ
điểm thêm những giá trị tƣ tƣởng đặc sắc phƣơng Đông trong kho tàng chung
của nhân loại và đang tiếp tục khẳng định những ý nghĩa tích cực của nó với
thực tiễn đƣơng đại hiện nay.
1.1.2. Cuộc đời Mặc Tử
1.1.2.1. Chữ “Mặc” trong triết học Trung Hoa cổ đại
Trong lịch sử tƣ tƣởng triết học Trung Hoa cổ đại vào cuối thời Xuân
Thu Chiến Quốc đã xuất hiện một trƣờng phái triết học lớn, cùng với Nho gia,
Đạo gia chia nhau thống trị đời sống tinh thần ở Trung Hoa thời kỳ này, đó là
trƣờng phái triết học Mặc gia. Ngƣời sáng lập ra trƣờng phái triết học Mặc gia
với học thuyết Kiêm ái nổi tiếng là kẻ thù của Khổng giáo, đó là Mặc Địch.
Sau khi Mặc Tử mất học thuyết này đƣợc bảo vệ và phát triển bởi các triết gia

hậu Mặc vào thế kỷ thứ IV - III trƣớc công nguyên, với tƣ tƣởng nổi bật nhất
về lôgic và nhận thức luận trên cơ sở duy vật của họ.
Khi nghiên cứu về Mặc Tử chúng ta phải hiểu đƣợc nghĩa của từ “Mặc”
trong triết học Trung Hoa cổ đại là gì? Hiểu đƣợc nó, sẽ giúp chúng ta có
đƣợc một cách nhìn tồn diện hơn về trƣờng phái Mặc gia.
Thời xƣa trong "Ngũ hình" có một hình phạt là "Mặc", tức là kẻ chịu
hình phải làm việc nặng nhọc nhƣ tội khổ sai.
Chữ Mặc cũng có nghĩa là Đen, Thiên Đằng Văn Cơng trong sách
Mạnh Tử cũng có viết: "Mặt đen sậm mực", bị xâm mực vào mặt cũng gọi là
"Mặc".

12


Mặc Tử chủ trƣơng khổ hạnh, làm cho mặt mày đen sậm, hình dung
khơ héo, cho nên Tn Tử mới gọi Mặc Tử là "Mặc ốm".
Mặc Tử dùng điểm sinh hoạt khắc khổ để làm đạo mình, trong lúc đó
thì nhà Nho theo đạo thánh hiền của Khổng Tử lại khơng làm động đến móng
tay, làm cho hai phái khác biệt nhau rất rõ rệt.
Ngƣời theo Mặc Tử thì sống kham khổ, giữ chặt qui luật, thân hình gầy
gị, đen, bị ngƣời đƣơng thời xem thƣờng, chữ Mặc có nghĩa là bị hình khổ
sai, nên liền dùng ln chữ ấy, với nghĩa chế giễu, trong khi đó, thì những
ngƣời trong môn phái lại nghĩ rằng chữ Mặc [với nghĩa là mực thƣớc] có thể
tiêu biểu cho học phái của mình, liền vui lòng chấp nhận chữ ấy. [Theo Phùng
Hữu Lan, trong Trung Quốc Triết học sử].
Mặc, cũng là họ của Mặc Tử mà cũng là tên của học phái, cho nên
trong số Chƣ Tử dƣới thời Chu, Tần, cũng có thể gọi Mặc Tử là tên riêng của
ông, mà cũng gọi đó là phái Mặc gia. Mạnh Tử có nói : "Đạo của Dƣơng,
Mặc mà khơng dứt, thì đạo của Khổng Tử không sáng tỏ đƣợc. Dƣơng và
Mặc đƣợc nêu chung với Khổng Tử, và Mặc đây tức là chỉ học phái của Mặc

Tử. Chỗ khác lại viết : "Mặc là giống di dịch..." "Mặc lo việc tang", chữ Mặc
ở đây là chỉ môn phái của Mặc Tử.
Sách Lã Thị Xuân Thu có viết : "Khổng, Mặc muốn thi hành đạo lớn của mình
trong thiên hạ nhƣng khơng thành". Khổng, Mặc là kẻ sĩ áo vải... Chữ Mặc
đây cũng có nghĩa là Mặc gia.
Trong sách Hàn Phi có viết : "Khổng, Mặc bất phục sanh", ở đây chữ
Mặc dùng để chỉ con ngƣời của Mặc Tử.
Về phần họ Mặc, thì cho đến bây giờ cũng chƣa dám xác định đó có
phải là họ của ơng khơng. Thuở xƣa cũng có một vài họ chỉ có trong một vài
ngƣời rồi sau đó dứt ln, nhƣ họ Cơng thâu chỉ có một mình ơng Cơng Thâu

13


Ban [Lỗ Ban] rồi sau đó dứt ln. Biết đâu họ Mặc cũng ở trong trƣờng hợp
này...]
Vậy “Mặc” có nghĩa là mặc đồ đen. Mặc Tử lấy sự cực khổ làm đức
hạnh, cho nên mệnh danh học thuật của mình là Mặc. Hơn nữa, chữ Mặc còn
là để gọi một tội hình khắc vào mặt và thoa mực đen lên chỗ khắc tội hình đó.
1.1.2.2. Vài nét về thân thế, sự nghiệp của Mặc Tử
Về cuộc đời và sự nghiệp của Mặc Tử ngƣời ta có nhiều cách lý giải
khác nhau. Gần đây Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã xác định có thể
nói Mặc Tử là ngƣời nƣớc Lỗ. Là ngƣời sáng lập ra phái Mặc gia, một trong
các trƣờng phái triết học đối trọng với Nho gia và quan trọng của Trung Quốc
cổ đại
Về vấn đề niên đại của Mặc Tử cũng là một vấn đề tốn khá nhiều giấy
mực của các nhà nghiên cứu mà đến nay vẫn chƣa ngã ngũ. Nhƣng nhìn
chung đều cho rằng Mặc Tử sinh vào khoảng giữa thời Khổng Tử và Mạnh
Tử. Nên tính ra Mặc Tử sinh vào năm đầu Chu Định Vƣơng, mất nhằm lúc
cuối An Vƣơng, sống khoảng gần chín mƣơi tuổi. Nói một cách khác tức là

vào khoảng giữa thời Xuân Thu Chiến Quốc giao nhau khoảng từ (479 - 381
TCN).
Về thân thế của Mặc Tử, trong các sách cổ viết rất ít về lúc sinh thời
của ông. Theo Lã Trấn Vũ việc xuất thân của Mặc Tử có thể liên quan với gia
thế của tầng lớp địa chủ mới đã bị sa sút hoặc gia thế của một nhà đời trƣớc là
nông dân tự do đã chuyển thành một nhà sản xuất nhỏ độc lập. Giả thuyết sau
có vẻ đúng hơn cho nên trong hệ thống tƣ tƣởng của Mặc Tử có phản ánh đơi
chút ý thức tƣ tƣởng của giới địa chủ mới. Hồi đó giới địa chủ mới mà bị sa
sút thì rất có thể bị giáng xuống hàng nông dân. Bản thân Mặc Tử cũng từng
làm thợ và phu dịch. Học thuyết của Mặc Tử phản ánh một số vấn đề của

14


nơng dân có lẽ cũng vì thế. Ơng là ngƣời có tài hùng biện thuyết phục ngƣời
khác. Ơng đã từng chu du khắp thiên hạ để giảng thuyết Kiêm ái với tinh
thần, nghị lực và niềm tin hiếm có. Với tinh thần xã thân vì nghĩa, Mặc Tử đã
đào luyện đội ngũ học trị cũng có đức hạnh và lịng quả cảm nhƣ ông. Không
những thế, Những học thuyết của ông luôn mang lại tính thiết thực cho xã hội,
và cho sự đóng góp xây dựng đất nƣớc.
Khi nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của Mặc Tử chúng ta không thể bỏ
qua việc tìm hiểu thế giới quan của ơng. Vì đó là cơ sở nền tảng để xây dựng
lên toàn bộ hệ thống triết học Mặc gia. Thế giới quan của Mặc Tử cơ bản là
duy tâm và hữu thần. Tuy nhiên, Mặc Tử đã bài bác lại học thuyết “thiên
mệnh” và mọi ngƣời đều có quyền lợi nhƣ nhau đối với việc thờ cúng quỷ
thần, bình đẳng trƣớc quyền lợi về tín ngƣỡng tơn giáo, đó là sự phản ánh nhu
cầu địi quyền bình đẳng xã hội của giai tầng mà ơng đại diện.
Cần nói thêm rằng, thời Mặc Tử sống, Lão giáo cũng phát triển rất
mạnh. Do vậy quan điểm của Mặc Tử không chỉ đối lập với Nho gia mà còn
đối lập với tƣ tƣởng tự nhiên chủ nghĩa, “vơ vi” phóng túng của Đạo gia.

Về vấn đề trƣớc tác của Mặc Tử: Theo phần Nghệ văn chí trong bộ Hán
thư thì bộ đó đời Hán gồm 71 thiên qua đời Tống bộ Trung hưng quán các
thư mục ghi là còn 61 thiên. Vậy là từ Hán tới Tống đã mất 10 thiên. Bản hiện
nay lƣu hành chỉ còn 53 thiên (chia làm 15 quyển) năm mƣơi ba thiên đó, hai
học giả Lƣơng Khải Siêu và Hồ Thích chia làm 5 “tổ”, giáo lí căn bản nằm từ
quyển 2 đến quyển 9 nói về nghĩa lí Kiêm ái, thiên chí, phƣơng thức ổn định
xã hội và phép luận lí “tam biểu”.
Về tập sách “Mặc Tử”, xƣa nay tranh luận đã nhiều. Các chƣơng trong
tập sách “Mặc Tử” ngày nay có thể biểu hiện là một dịng phái triết học đồng
nhất, đồng thời biểu hiện thành một hình thái ý thức giai cấp xã hội đồng
nhất. Tuy nhiên các chƣơng trong tập sách “Mặc Tử” không phải do một tay

15


Mặc Tử viết ra, đó là sự thực. Tác phẩm ấy, một mặt có chỗ có thể do học trị
của Mặc Tử ghi chép lại và cũng có thể tồn trƣớc tác của Mặc Tử đều do sự
ghi chép nhƣ vậy tập hợp. Về phần này cũng có thể là do những ngƣời đời sau
theo phái Mặc Tử sƣu tầm lại. Một mặt có thể do phái Mặc học đời sau biên
tập vào, bởi vì giữa tác phẩm, những câu văn ở các chƣơng khơng những có
cách viết, lối hành văn khác nhau mà cịn có sự khác nhau về phần ý thức giai
cấp xã hội, thấy rõ sự khác nhau về thời gian.
1.2. Nội dung thuyết Kiêm Ái cuả Mặc Tử
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời học thuyết Kiêm Ái của Mặc Tử
- Về Kinh tế - Xã hội
Năm 771 trƣớc cơng ngun Chu Bình Vƣơng lên ngơi đƣa xã hội
Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ đặc biệt, đó là thời kỳ Xuân Thu. Ở thời kỳ này,
nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt.
Tiền tệ đã xuất hiện. Nhờ có những công cụ bằng sắt, sức lao động giảm đi
mà năng xuất cao lên: ngƣời ta cày sâu hơn, lúa tốt hơn; đào kinh dễ dàng

hơn, hệ thống tƣới nƣớc hoàn thiện hơn; phá rừng mau hơn, mở mang thêm
đƣợc nhiều đất cày, do đó mà nơng nghiệp phát đạt mạnh. Muốn mở mang
thêm đất, mở chế độ tỉnh điền, thay đổi chính sách thuế má. Địa chủ tài sản
tăng lên, uy quyền lớn lên, nơng dân thì bị bóc lột hơn.
Cơng nghiệp cũng phát đạt vì nhu cầu chế tạo dụng cụ mới. Phƣơng
tiện giao thông vận tải đƣợc cải thiện. Do đó thƣơng mại cũng phát đạt, nhiều
ngƣời bn bán giàu hơn giới q tộc, nếu giàu thì có quyền. Đơ thị mọc lên
rất nhanh, đƣờng sá phải đắp thêm. Trong xã hội đã hình thành một tầng lớp
thƣơng nhân giàu có và ngày càng có thế lực gây nhiều ảnh hƣởng đối với
chính trị đƣơng thời. Chính việc xuất hiện tầng lớp này đã tạo ra sự thay đổi
trong cơ cấu giai cấp xã hội. Từ tầng lớp này dần dần xuất hiện một loại quý

16


tộc mới với thế lực ngày càng mạnh, tìm cách leo lên tranh giành quyền lực
với tầng lớp quý tộc cũ. Xã hội phân biệt giai cấp, tầng lớp cấp q tộc, địa
chủ hƣởng đặc quyền của mình khơng lo gì đến tầng lớp nơng dân nghèo khổ.
- Về Chính trị
Nƣớc Lỗ theo chế độ chuyên chính tam bộ1, xâu xé lẫn nhau. Sự hỗn
loạn của các quốc gia lớn nhỏ thời Chiến quốc các vƣơng công, chƣ hầu chỉ lo
hƣởng lạc và âm mƣu chiến tranh liên miên thôn tính lẫn nhau.
Thời Xuân Thu các lãnh chúa tăng cƣờng bóc lột nhân dân lao động.
Ngƣời dân ngồi việc phải đi chiến trận thực hiện các cuộc chinh phạt của các
tập đồn q tộc cịn phải chịu sƣu thuế, lao dịch nặng nề. Thiên tai thƣờng
xuyên xảy ra, nạn trộm cƣớp nổi lên khắp nơi làm cho đời sống nhân dân
ngày càng thêm khốn khổ. Dân lƣu vong khắp nơi, ruộng đồng thì bị bỏ
hoang nhiều nơi.
Trong nƣớc xuất hiện những trung tâm, những tụ điểm mà ở đó kẻ sĩ
“bàn việc nƣớc”. Nhìn chung, họ đều đứng trên lập trƣờng giai cấp mình, tầng

lớp mình mà phê phán trật tự xã hội cũ, xây dựng xã hội tƣơng lai và tranh
luận, phê phán, đả kích lẫn nhau. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia
Chƣ tử” (trăm nhà nhiều thầy), “bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng).
Học thuyết triết học “kiêm ái” của Mặc Tử đã ra đời trong hồn cảnh
đó, nó phản ánh một phần những tƣ tƣởng, những tình cảnh và những yêu cầu
của tầng lớp nơng dân bị bóc lột, thống trị nặng nề trong xã hội.
* Phân biệt hai khái niệm “kiêm” và “biệt” trong quan điểm của Mặc Tử
Theo Mặc Tử những kẻ chia rẽ nhau, làm thiệt hại cho nhau thuộc phái
“biệt”. “Biệt” là bậy. Đã là bậy thì phải có cái thay vào. Nếu chê mà khơng
1

Quyền lực chính trị tại nƣớc Lỗ, kể từ thời Lỗ Hy Công, bị chia sẻ giữa ba thế lực lãnh chúa hùng mạnh là
Quý Tôn (con cháu Cơ Quý Hữu ở đất Phí), Mạnh Tơn (con cháu Cơ Khánh Phủ ở đất Thành) và Thúc Tôn
(con cháu Cơ Thúc Nha ở đất Hậu).

17


thay thì cũng nhƣ lấy nƣớc cứu nƣớc, lấy lửa cứu lửa mà thôi. Cái thay “biệt”
là “kiêm”. “Kiêm” bao gồm những kẻ yêu thƣơng nhau, “kiêm” là tốt. Ngô
Tất Tố giải thích: “kiêm” tức là gồm, trái lại với “biệt” là rẽ. “Ái” tức là yêu,
trái lại với “ố” là ghét, chỉ về tấm lòng thƣơng mến lẫn nhau của loài ngƣời.
Kiêm ái là yêu hết mọi ngƣời.
Vậy với hai nguyên tắc “kiêm” và “biệt” lấy gì để xác định nguyên tắc
nào đúng, nguyên tắc nào sai? Mặc Tử đã đƣa ra phép “tam biểu” làm quy
tắc, chuẩn mực để xác định sự đúng sai, lợi hại của “kiêm” và “biệt”. Với
phép “tam biểu” Mặc Tử đã có sự đóng góp lớn trong việc phát triển lý luận
về nhận thức ở Trung Quốc cổ đại.
1.2.2. Học thuyết Kiêm Ái của Mặc Tử và những yếu tố hợp lí trong học
thuyết ấy

Tƣ tƣởng phái Mặc gia phản ánh nguyện vọng của tầng lớp nông dân tự
do, sản xuất nhỏ, tiểu tƣ hữu trong xã hội đƣơng thời mà với vị trí bấp bênh,
muốn nói lên tiếng nói của mình địi bình đẳng xã hội mang đậm tinh thần
nghĩa hiệp và chủ nghĩa bình dân sơ khai mang màu sắc bình dân, có tâm
điểm là thuyết Kiêm ái. Chủ thuyết của Mặc Tử là một đối sách với cảnh đại
loạn thời Chiến quốc: Kiêm ái kêu gọi tình yêu nhân loại, nêu lí tƣởng thái
bình.
Có thể tóm tắt tƣ tƣởng triết học của Mặc gia ở một số điểm sau:
+ Kiêm ái (yêu thƣơng lẫn nhau).
+ Thƣợng đồng (tôn trọng sự bình đẳng và đề cao chữ hịa).
+ Thƣợng hiền (Tơn trọng bậc hiền tài).
+ Phi nhạc (chê nhạc là vô ích có hại).
+ Tiết dụng (tiêu dùng phải tiết kiệm).

18


+ Tiết táng (tiết kiệm trong ma chay)
+ Phi công (không tấn công lẫn nhau).
+ Minh quỷ (làm rõ ma quỷ, mang tính vơ thần).
+ Phi mệnh (khơng tin vào số mệnh).
Ngồi ra phái Mặc gia cịn có những cống hiến khá xuất sắc về nhận
thức luận và lôgic học.
- Kiêm ái là yêu thương tất cả mọi người không phân biệt đẳng cấp, sang
hèn
Theo Mặc Tử, Kiêm ái bao gồm yêu và lợi cho tất cả mọi ngƣời; Kiêm
ái trái với “biệt ố” là chia rẽ, phân biệt và thù ghét lẫn nhau, làm hại lẫn nhau;
là yêu thƣơng tất cả mọi ngƣời nhƣ nhau, yêu mình nhƣ yêu ngƣời, u ngƣời
ngồi cũng nhƣ u ngƣời thân, khơng có ngƣời làng mình, ngƣời làng khác,
ngƣời nƣớc mình, ngƣời nƣớc khác. Vì thế, Kiêm ái cũng có nghĩa là “nhân

nghĩa”, “ái” là “nhân”, “kiêm” là “nghĩa”.
Kiêm ái còn bao hàm nội dung thứ hai là “làm lợi cho hết thảy mọi
ngƣời nhƣ nhau”. “Lợi” luôn đƣợc đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với “nhân”
và “nghĩa”, “Lợi” luôn đƣợc đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với thiên hạ.
Kiêm ái bao giờ cũng đem lại cái lợi cho mọi ngƣời. Vì vậy, Sách Mặc Tử,
Kinh thƣợng viết: “Lợi là nghĩa vậy (Lợi nghĩa dã)”. Nghĩa là danh, lợi là
thực. Nghĩa là tên đẹp của lợi, lợi là cái thực của nghĩa. Đặc biệt là ơng can
đảm nói hồi đến lợi, trong khi các triết gia khác, đặc biệt là Nho gia, rất ít nói
tới, có khi khinh bỉ khơng thèm nói tới nữa:
Trong thiên Phi mệnh hạ, ơng bảo hễ nói năng, bàn luận thì theo ba tiêu
chuẩn quan trọng nhất là xem điều mình nói có lợi cho vạn dân không.

19


Trong thiên Tiết dụng thượng: “Thánh nhân trị nƣớc, khi ra lệnh làm
một việc gì, khiến dân dùng của cải, thì xét xem việc đó có ích khơng rồi mới
làm, vì vậy mà khơng phí của cải, khơng mệt sức dân lại lợi đƣợc nhiều”.
Thiên Phi nhạc thượng: “Nhân giả chi sự tất vụ cầu hƣng thiên hạ chi
lợi, trừ thiên hạ chi hại, tƣơng dĩ vi pháp hồ thiên hạ: lợi nhân hỗ tức vi, bất
lợi nhân hồ tắc chỉ” (ngƣời nhân làm việc gì tất là mong lấy cái lợi, trừ cái hại
trong thiên hạ, mà lấy điều dƣới đây làm phép tắc cho thiên hạ: Cái gì lợi cho
ngƣời thì làm, khơng lợi thì ngƣng).
Trong thiên Kiêm ái trung, lời cũng y hệt vậy: “Ngƣời nhân sỡ dĩ làm
việc là để gây cái lợi, trừ cái hại cho thiên hạ”(Nhân nhân chi sở dĩ vi sự giả,
tất hƣng thiên hạ chi lợi, trừ khử thiên hạ chi hại). Trong hai câu cuối ơng
đồng hóa lợi với nhân: ngƣời nhân là ngƣời làm lợi cho thiên hạ. Vì vậy hễ
nói đến kiêm ái (nhân) thì ơng thƣờng kèm “giao tƣơng lợi” (gồm yêu nhau,
làm lợi cho nhau).
Trong Thiên chí, ơng đồng hóa lợi với nghĩa nữa: “Nghĩa là cái gì chính

đáng. Sao biết đƣợc nghĩa chính đáng? Thiên hạ có lợi thì trị, vơ nghĩa thì
loạn. Ta lấy đó mà biết rằng nghĩa là cái gì đó chính đáng.
Mặc Tử cũng trọng nhân, nghĩa nhƣ Khổng, Mạnh. Kiêm ái của ông
tức là “nhân” sửa đổi, mở rộng ra; cịn nghĩa thì cũng nhƣ Mạnh tử ơng q
nó hơn mạng ngƣời. Ơng đồng hóa lợi với nghĩa, ơng coi hạnh phúc của mọi
ngƣời với hạnh phúc của cá nhân là một.
Để khẳng định cơng dụng và tính đúng đắn của học thuyết Kiêm ái,
Mặc Tử đã dùng cả thế giới quan thần quyền với quan điểm “thiên chí”,
“minh quỷ” và lí luận nhận thức với “phép tam biểu”, lý luận về chính trị xã
hội nhằm biện hộ cho học thuyết này.

20


Bài bác học thuyết thiên mệnh của Khổng Tử, Mặc Tử không tin vào số
mệnh nhƣng ông lại đƣa ra một thế giới quan có tính chất tơn giáo, thần bí,
coi ý chí của trời là nguyên tắc tối cao của hành vi con ngƣời, chi phối mọi
biến hóa của vũ trụ và vạn vật. Trời là một đấng thiêng liêng tối cao, có nhân
cách và quyền uy nhƣ gia trƣởng một nhà, quốc quân một nƣớc. Ý Trời là
sáng láng, công minh, mạnh mẽ, to lớn, lâu bền. Do vậy, ý chí của Trời là
khn phép cho tất cả mọi ngƣời noi theo, kể cả cơng việc chính trị. Mặc Tử
viết “…lấy gì làm khn phép cho việc chính trị mới đúng? Rằng, khơng gì
bằng cứ bắt chƣớc Trời (mạc nhƣợc pháp thiên). Việc làm của Trời rộng rãi
mà không riêng tây. Ơn của Trời hậu hĩ mà không hợm hĩnh. Sự sáng láng
của Trời là lâu bền mà không suy, cho nên các đấng thánh vƣơng mới bắt
chƣớc Trời. Đã lấy Trời làm khn phép thì cất nhắc việc gì cũng phải so đo
với Trời, cái gì Trời muốn thì làm, cái gì Trời khơng muốn thì thơi” (Mặc Tử,
Pháp nghi)
Vậy ý chí của Trời là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, trong thiên “thiên
chí” Mặc Tử viết: “Vua Vũ, vua Thang, vua Văn, vua Võ làm việc trên thì tơn

trời, giữa thờ quỷ thần, dƣới n lịng dân, cho nên ý trời nói rằng: “Ngƣời
này gồm yêu hết thảy những kẻ mà ta yêu, làm lợi hết thảy những kẻ ta muốn
làm lợi. Những kẻ yêu ngƣời, hắn đã làm cho rộng rãi, những kẻ làm lợi cho
ngƣời, hắn đã làm cho hậu hĩ”. Bởi vậy, trời mới khiến cho sang thì làm đến
Thiên tử, giàu thì có cả thiên hạ, cơ nghiệp để lại cho con cháu muôn đời. Vua
Kiệt, vua Trụ, vua U, vua Lệ làm việc trên thì chê trời, giữa chê quỷ thần,
dƣới rẻ ngƣời, cho nên ý trời nói rằng: “Ngƣời này phân biệt những kẻ ta yêu
ra để mà ghét, cịn những kẻ ta muốn làm lợi thì gom cả lại mà làm hại.
Nhƣng kẻ ghét ngƣời thì hắn cho đƣợc rộng rãi, những kẻ hại ngƣời thì hắn để
cho hậu hĩ. Cho nên, Trời khiến không hết tuổi thọ, “không đƣợc trọn đời”.

21


Nhƣ vậy theo Mặc gia, ý Trời là gồm “yêu tất cả mọi ngƣời và làm lợi
cho tất cả mọi ngƣời nhƣ nhau”, không phân biệt đẳng cấp, thứ bậc, thân sơ,
q tiện, sang hèn. Đó chính là Kiêm ái.
Cùng với chí trời, theo Mặc Tử, quỷ thần cũng là một thế lực đầy
quyền uy, linh thiêng, cơng minh, chính trực, giám sát mọi việc của con
ngƣời, khen thƣởng những kẻ thi hành Kiêm ái, trừng phạt những kẻ gieo
“biệt ố”: “Quỷ thần có thể thƣơng ngƣời hiền mà ghét kẻ ác, lấy đó làm gốc
mà đem thi hành với nhà nƣớc và muôn dân ấy là cách cai trị nƣớc nhà và làm
lợi cho muôn dân vậy” (Mặc Tử, Minh quỷ).
Để biện hộ cho lợi ích và tính đúng đắn của Kiêm ái, Mặc Tử còn đƣa
ra “Phép tam biểu” và lấy nó làm quy tắc, chuẩn mực hƣớng dẫn nhận thức và
hành động của con ngƣời, phân biệt đúng sai, lợi hại của “kiêm” và “biệt”. Có
thể nói, với “phép tam biểu”, Mặc Tử đã có đóng góp to lớn trong việc phát
triển lý luận nhận thức ở Trung Quốc cổ đại.
“Tam biểu”có nghĩa là: “ Có cái để làm gốc, có cái để làm nguyên, có
cái để dụng. Gốc ở đâu? Thƣa trên thì lấy gốc ở chí trời và việc của thánh

vƣơng xƣa. Nguyên ở chỗ nào? Thƣa là đƣa ra việc làm hành chính xem có
lợi cho nhà nƣớc trăm họ hay khơng?”
Nếu căn cứ theo biểu thứ nhất mà xét thì chỉ có Kiêm ái mới hợp với ý
chí của trời, cịn “biệt ố” là trái với ý chí của trời. Vậy Kiêm ái là đúng. Căn
cứ theo biểu thứ hai và thứ ba thì theo Mặc Tử, Kiêm ái là phải, là tốt, vì nó
mang lại lợi ích cho thiên hạ; “biệt ố” là sai, là xấu, vì nó mang lại hại lớn cho
thiên hạ. Ông viết: “Ngƣời nhân làm việc ắt vụ dấy điều lợi, trừ điều hại cho
thiên hạ. Những điều hại thời nay điều nào lớn hơn cả? Nhƣ nƣớc lớn đánh
nƣớc nhỏ, nhà lớn cƣớp nhà nhỏ, mạnh lấn yếu, đơng hiếp ít, láu lừa ngu,
sang khinh hèn, đó là những điều hại lớn cho thiên hạ. Hãy tìm nguồn gốc của
những điều hại ấy ở đâu mà ra? Có phải bởi ghét ngƣời, làm hại ngƣời mà ra

22


khơng? Phân danh trong thiên hạ thì ghét ngƣời, làm hại ngƣời là “kiêm” hay
“biệt”? Ắt phải nói là “biệt”. Thế thì những kẻ gieo “biệt” quả là hại lớn cho
thiên hạ chăng? Cho nên “biệt” là trái vậy” (Mặc Tử, Kiêm ái trung).
“Kẻ cho ngƣời là sai ắt phải có cái gì thay vào. Cho nên ta nói “kiêm”
thay “biệt”. Nhƣng “kiêm” có thể thay “biệt” vì cớ nào? Đáp, nếu coi nƣớc
ngƣời nhƣ nƣớc mình thì ai đem nƣớc mình đi đánh nƣớc ngƣời? Vì ngƣời
cũng nhƣ mình. Nếu coi nhà ngƣời cũng nhƣ nhà mình thì ai đem nhà mình đi
đánh loạn nhà ngƣời? Vì ngƣời cũng nhƣ mình. Nay mà các nƣớc các đơ
khơng đánh chiếm nhau, các nhà, các ngƣời khơng gây loạn nhau thì ấy là lợi
cho thiên hạ. Hãy tìm nguồn gốc của điều lợi ấy do đâu mà ra. Phân danh
thiên hạ thì kẻ yêu ngƣời, làm lợi cho ngƣời là “biệt” hay “kiêm”? Ắt phải nói
“kiêm”. Thế thì những kẻ gieo “kiêm” quả là đem lại lợi lớn cho thiên hạ
chăng? Cho nên ta nói “kiêm” là phải” (Mặc Tử, Kiêm ái trung).
Kiêm ái là ý chí của trời, nên nó cũng là đạo lý của thánh nhân. Khơng
Kiêm ái thì thiên hạ loạn, Kiêm ái thì thiên hạ trị. Mặc Tử viết: “Nếu thiên hạ

cùng yêu nhau, ai ai cũng u ngƣời nhƣ u thân mình thì cịn kẻ nào bất
hiếu, bất trung nữa chăng? Coi anh em và bề tơi cũng nhƣ thân mình, ghét
làm những điều bất từ, bất hiếu thì sự bất từ, bất hiếu sẽ khơng cịn nữa. có
cịn trộm giặc nữa chăng? Đã coi nhà ngƣời nhƣ nhà mình thì ai ăn trộm? Đã
coi thân mình nhƣ thân ngƣời thì ai làm giặc? Cho nên trộm giặc sẽ khơng
cịn nữa. cịn đại phu làm loạn nhau, chƣ hầu đánh nhau nữa chăng? Đã coi
nhà ngƣời nhƣ nhà mình thì cịn ai làm loạn? Đã coi nƣớc ngƣời nhƣ nƣớc
mình thì cịn ai đánh lẫn nhau nữa? Cho nên cái nạn đại phu làm loạn lẫn
nhau, chƣ hầu đánh nhau sẽ khơng cịn nữa. Nếu thiên hạ nhà nọ đã gồm yêu
nhau, nƣớc nọ nƣớc kia khơng cịn đánh lẫn nhau, nhà nọ nhà kia khơng cịn
loạn lẫn nhau, trộm giặc khơng có, vua tơi, cha con đều hiếu từ, nhƣ thế thì
thiên hạ trị” ( Mặc Tử, Kiêm ái thượng).

23


Cho nên: "Kiêm ái là cái đạo thánh nhân, bậc vƣơng, cơng đại phu nhờ
nó mà u, sự ăn mặc của mn dân nhờ nó mà no đủ. Cho nên bậc qn tử
khơng có gì bằng xét kĩ đức “kiêm” mà thi hành nó. Thi hành nó thì vua ắt có
lịng huệ, bề tơi ắt có lịng trung, làm cha mẹ ắt có lịng từ, làm con ắt có lịng
hiếu, làm anh ắt có lịng thƣơng em, làm em ắt có lịng kính đễ. Đó là cái đạo
của thánh nhân và là cái lợi của muôn dân” (Mặc Tử, Kiêm ái trung). Khi
thực hiện đƣợc cái đức căn bản ấy sẽ làm cho đạo đức luân lý xã hội trở nên
tốt đẹp và ngƣời ta có thể đạt đƣợc tất cả những phẩm chất đạo đức khác,
ngƣời ngƣời no đủ, nhà nhà hạnh phúc, quốc gia yên lành, thiên hạ bình trị.
- Sự thể hiện của Kiêm ái trong đời sống chính trị và sinh hoạt thường
ngày
Để bảo vệ cho tính đúng đắn của thuyết Kiêm ái và thực hiện Kiêm ái
có hiệu quả, Mặc Tử đã đƣa ra một học thuyết mà các yếu tố cấu thành là các
phạm trù “ thƣợng đồng”, “thƣợng hiền”, và một loạt chủ trƣơng chính sách

xã hội nhƣ “ phi nhạc”, “phi cơng”, “tiết dụng”, “tiết táng”…
+ Thượng đồng (tơn trọng sự bình đẳng và đề cao chữ hòa)
“Thƣợng đồng”, theo Mặc Tử, là dƣới luôn phải tán đồng với trên và
phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của trên. “Đồng ý với bề trên, không theo kẻ
dƣới” (Mặc Tử, thượng đồng thượng).
Nhƣng “thƣợng đồng” thống nhất mọi tƣ tƣởng và hành động của thiên
hạ tán đồng với ý trời, thực hiện Kiêm ái không chỉ là kẻ dƣới tán đồng, phục
tùng tuyệt đối bề trên, mà cịn là: “kẻ dƣới ngƣời trên tình thơng ý đạt. Ngƣời
trên nếu có việc ẩu, bỏ sót, kẻ dƣới có thể biết đƣợc mà làm cho. Kẻ dƣới nếu
có ốn chứa, hại tích ngƣời trên có thể biết đƣợc mà trừ khử cho” (Mặc Tử,
Thượng đồng trung).

24


×