Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tư tưởng triết học của trường phái trúc lâm yên tử và vận dụng một số tư tưởng đó vào việc xây dựng nhân cách con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN TRUNG KIÊN

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ
VÀ VẬN DỤNG MỘT SỐ TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO VIỆC XÂY DỰNG
NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN TRUNG KIÊN

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ
VÀ VẬN DỤNG MỘT SỐ TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO VIỆC XÂY DỰNG
NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số
: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN LỰC


HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Lực. Các số
liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính
khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2011.

Tác giả

Nguyễn Trung Kiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

Chương 1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG CHO SỰ
RA ĐỜI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN
TỬ ............................................................................................................. 6

1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội thời Trần cho sự ra đời tư tưởng triết học của
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử .................................................................. 6

1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử ............................................................................................. 9
1.2.1. Một vài nét về tiền đề của thiền phái .................................................. 9
1.2.2. Tư tưởng triết học Trần Thái Tông ................................................... 12
1.2.3. Tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng Sĩ ................................... 33
Chương 2. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ
VÀ VAI TRÒ CỦA NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐÓ ĐỐI VỚI XÃ
HỘI THỜI TRẦN ..................................................................................... 42

2.1. Tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ................................................... 42
2.1.1. Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Trần Nhân Tông
(1258-1308) ............................................................................................ 42
2.1.2. Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Pháp Loa đại sư
(1284- 1330) ........................................................................................... 43
2.1.3. Huyền Quang tôn giả đệ tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
(1254- 1334) ........................................................................................... 44
2.2. Vai trò của những tư tưởng triết học Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ........... 45
Chương 3. VẬN DỤNG NHỮNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC THIỀN
PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ VÀO XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON
NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................... 59

3.1. Những giá trị tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ................. 59
3.1.1. Giá trị tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đối với
xã hội thời Trần .......................................................................................... 59
3.1.2. Ý nghĩa tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đối
với xã hội Việt Nam hiện nay ................................................................... 62


3.2. Phương pháp và nội dung vận dụng một số giá trị tư tưởng triết học của
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào việc xây dựng nhân cách con

người Việt Nam hiện nay ....................................................................... 71
3.2.1. Nắm vững nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta về kế thừa những di sản văn hóa của dân tộc ..................................... 71
3.2.2. Vận dụng một số giá trị tư tưởng triết học Thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử vào việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay ... 81
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 94


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một tôn giáo lớn, đồng thời những giáo lí của Phật giáo
cũng mang đậm tính triết lí sâu sắc, trong đó có những giáo lí đã đạt đến tầm
triết học.
Ở Việt Nam, Phật giáo là một tôn giáo gắn bó với dân tộc và ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống tinh thần của nhân dân.
Từ trước đến nay triều đại Lý và Trần là hai thời kỳ mà Phật giáo nước
ta phát triển rực rỡ nhất.
Ở thời Lý, Phật giáo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần với
hơn nửa dân số vào chùa. Câu tục ngữ: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt”
phản ánh trong ý thức dân gian vai trò của Phật giáo trong giai đoạn lịch sử
này. Thời kỳ này, nhiều vị vua triều Lý đã cắt tóc đi tu như Lý Thái Tông, Lý
Thánh Tông… Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội, để lại
những dấu ấn trong hầu hết các lĩnh vực văn hoá.
Đến triều Trần, Phật giáo vẫn được đề cao và phát triển. Phật giáo được
coi là những “thánh đăng” của vườn thiên như: Trần Thái Tông, Trần Nhân
Tông, Trần Thánh Tông… Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà vị sư tổ là Trần
Nhân Tông là một minh chứng điển hình cho thiền học thời Trần nói riêng và

Phật giáo Việt Nam nói chung. Với quan điểm từ bi bác ái, tinh thần rộng mở,
phóng khoáng và khả năng dung hợp nhiều tư tưởng khác nên đã tỏ ra có khả
năng ưu việt và được truyền bá rộng rãi.
Như vậy, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam trong suốt 14 thế kỷ đầu
tiên chủ yếu là lịch sử tư tưởng triết học Phật giáo. Bởi vậy, nghiên cứu triết
học Phật giáo, chúng ta sẽ hiểu được tư tưởng triết học Việt Nam cổ, trung
đại. Tư tưởng triết học Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một trong những tư
tưởng triết học tiêu biểu của thời kì này. Bởi đây là thiền phái có ảnh hưởng


sâu sắc đến tư tưởng của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ - một cái
mốc quan trọng trong lịch sử tư tưởng nước ta. Có thể khẳng định rằng, Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử có ngay từ thời kỳ đầu nhà Trần, mà ba vị tổ, một
thánh, hai hiền đã kế thừa và phát huy thành một hệ thống tương đối chặt chẽ.
Chính vì vậy, nghiên cứu tư tưởng triết học Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
cũng phần nào cho ta biết khuynh hướng tư tưởng của dân tộc từ những ngày
đầu dựng nước cho đến thế kỷ 13.
Mặt khác, tư tưởng triết học Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử góp phần
làm sáng tỏ thêm vấn đề tư tưởng triết học Việt Nam.
Nghiên cứu tư tưởng triết học Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử còn giúp
chúng ta trở về với cội nguồn dân tộc, tìm tòi, gạn lọc và phát huy những giá
trị tích cực trong kho tàng tư tưởng cha ông, không chỉ có ý nghĩa quan trọng
trong lĩnh vực học thuật, mà còn đóng vai trò lớn trong việc xây dựng một
nền văn hoá.
Thế nhưng, cũng giống như bất cứ tôn giáo khác, sự ra đời của Phật
giáo là nhằm thực hiện chức năng đền bù hư ảo nhu cầu hạnh phúc của quần
chúng nhân dân. Thông qua đó, các Phật tử “chính tinh tiến, chính định, chính
niệm” để khắc phục sự “vô minh” nhằm đạt đến sự giải thoát.
Tư tưởng triết học Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử không chỉ là một trào
lưu tư tưởng mà còn là một quan niệm xử thế nhân sinh, không thuần tuý là

những chân tu mà thực sự là những chí nhân quân tử. Chính vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài: “Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và vận
dụng một số tư tưởng đó vào việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam
hiện nay” để làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo của các giáo
sư Trịnh Quốc Tuấn (Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn cần thiết), Đặng Nghiêm Vạn (Đặc điểm tình hình tôn giáo Việt
2


Nam), về Phật giáo của Nguyễn Tài Thư (Triết học Phật giáo), Nguyễn Duy
Hinh (Phật giáo với văn hoá Việt Nam). Các công trình nghiên cứu khoa học
đó đã nghiên cứu Phật giáo trong tương quan với các tôn giáo nói chung hoặc
đã đi vào từng lĩnh vực cụ thể trong Phật giáo nói riêng.
Về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cho đến nay, có rất nhiều công trình
nghiên cứu ở những khía cạnh lịch sử, văn học, tư tưởng… như: Tam tổ hành
trạng, bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải - 1971; lịch sử Phật giáo Việt
Nam của Nguyễn Tài Thư (chủ biên)… Nhưng các tác phẩm đó khai thác một
khía cạnh nào đó trong dòng thiền phái này và chưa làm rõ hết những tư
tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. “Thanh tổ hành trạng” của
Á Nam Trần Tuấn Khải mới chỉ nêu lên “hành trạng” của ba vị tổ trong việc
truyền bá tư tưởng chứ chưa rõ tư tưởng triết học của từng vị.
Cũng như vậy, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Tài Thư đã
phân tích tư tưởng Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, khi nói đến vị
tổ thứ hai của thiền phái là Pháp Loa, tác giả chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng của
Phật giáo đối với ông mà chưa làm rõ tư tưởng triết học của ông… Bởi vậy,
để góp phần vào việc nghiên cứu Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, nhìn từ góc
độ triết học, luận văn góp phần tìm hiểu đặc điểm tư tưởng triết học Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử và ảnh hưởng của tư tưởng triết học của thiền phái này

đến sự hình thành nhân cách con người hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Nghiên cứu tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử để thấy
được ý nghĩa của tư tưởng triết học đó đối với quá trình phát triển lịch sử tư
tưởng Việt Nam đồng thời vận dụng một số tư tưởng triết học của Thiền phái
vào việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.

3


3.2. Nhiệm vụ:
- Làm rõ điều kiện hình thành tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử.
- Phân tích một số nội dung và ý nghĩa của tư tưởng triết học Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử và vai trò của nó đối với xã hội thời Trần.
- Luận chứng để vận dụng những tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử vào việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: tư tưởng triết học của Thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Xã hội Việt Nam thời Trần.
- Xã hội Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, đồng thời
chúng tôi kế thừa những công trình nghiên cứu của những người đi trước có

nội dung liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp biện chứng duy vật mà chủ yếu là phương pháp phân tích
tổng hợp, lịch sử - logic, phương pháp so sánh đối chiếu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử.

4


Phân tích ảnh hưởng của tư tưởng triết học đến sự hình thành nhân cách
con người Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Bối cảnh kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời
tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Chương 2: Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Chương 3: Vận dụng những giá trị tư tưởng triết học của Thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử vào xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.

5


Chương 1
BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG CHO SỰ RA ĐỜI
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ

1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội thời Trần cho sự ra đời tư tưởng triết

học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, suy đến cùng, một hệ thống triết
học, tư tưởng của một triết gia… đều là sự phản ánh tình hình kinh tế - xã hội
nhất định. Tư tưởng triết học thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng vậy.
Sự suy vong của vương triều Lý không phải hệ quả của quá trình vận
động kinh tế - xã hội. Bởi vì hai triều đại Lý và Trần cùng có một cơ sở về
kinh tế. Giữa hai thời đại này chỉ có sự chuyển biến về lượng chứ trong cơ sở
kinh tế chưa xảy ra hiện tượng biến chất. Đặc điểm trong sự phát triển kinh tế
của hai triều đại Lý, Trần là sự phát triển của kinh tế thái ấp. Nhà Lý suy vong
là do sự bóc lột nặng nề của nhà nước và quý tộc phong kiến. Đời sống nhân
dân ta dưới thời nhà Lý rất cực khổ, nhiều người dân đã phải bỏ quê hương đi
tha hương cầu thực. Nạn đói cộng thêm thiên tai hạn hán, lũ lụt khiến cho
nông dân nổi dậy chống lại chế độ phong kiến. Đã có một số cuộc khởi nghĩa
của nông dân nổi dậy. Tiêu biểu như: Lê Vãn (1180- 1182), Thân Lợi (1140),
Phí Lang (1202- 1215).
Nhân chính quyền Trung ương suy yếu, các thế lực địa phương cũng đã
nổi dậy gây nên cục diện cát cứ và nội chiến trong mười mấy năm trời. Giữa
các thế lực có ảnh hưởng nhất khi đó là: họ Đoàn ở Hồng Châu, Phạm Du đồng minh của họ Đoàn, họ Trần ở Tức Mặc - Nam Định, Nguyễn Tự ở Quốc
Oai, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, họ Phạm ở Nam Sách - Hải Dương… Yêu
cầu của lịch sử bấy giờ là củng cố, chấn chỉnh lại nhà nước trung ương tập
quyền, khôi phục thống nhất để đảm bảo cho sự phát triển của sức sản xuất.
Trong quá trình đấu tranh giữa các nhóm phong kiến, họ Trần đã phát triển
6


được thế lực, thu hút chính quyền trung ương còn thoi thóp của nhà Lý về tay
mình, đàn áp các thế lực cát cứ khác mà thống nhất được quốc gia. Sau đó
anh em họ Trần đã truất ngôi chủ tể của họ Lý mà giành lấy ngôi vua. Người
có công to lớn trong việc lập họ Trần lên ngôi vua là Trần Thủ Độ - chú ruột
của Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông). Ông Vua cuối cùng của nhà Lý là Lý

Huệ Tông, vì không có con trai nên buộc phải nhường ngôi cho con gái là Lý
Chiêu Hoàng. Theo kế hoạch của Trần Thủ Độ, mà “Trong buồng khuê có
nhiều điều hổ thẹn”, thì năm 1225 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng
mình là Trần Cảnh, Trần Cảnh lên ngôi vua lập ra triều Trần.
Khát vọng của nhân dân là hoà bình, yên ổn làm ăn. Nhà Trần khôi phục
được chính quyền thống nhất, thanh toán được tình trạng cát cứ địa phương, kết
thúc cuộc nội chiến phong kiến, về khách quan, đã đáp ứng được đòi hỏi của
nhân dân. Vì vậy, nền kinh tế được nhà Trần khôi phục và phát triển.
Kinh tế thời Trần là sự phát triển của nền kinh tế thái ấp. Một số vương
hầu được vua cấp cho thái ấp và đều ở phủ đệ riêng ở các địa phương.
Đây là thời kỳ mà điền trang và thái ấp rất phát triển. Chính sự phát
triển của điền trang, thái ấp ấy đã kéo theo sự phát triển về chế độ nô tỳ.
Nhưng có một số nô tỳ được tổ chức thành trang hộ để cày cấy, từ thân phận
nô lệ, họ chuyển sang thân phận nông nô. Việc giải phóng nô tỳ thành nông
nô là một biện pháp thúc đẩy việc sản xuất phát triển và mở rộng điền trang.
Điền trang, thái ấp phát triển cũng không có nghĩa là toàn bộ ruộng đất
trong nước đều là điền trang, thái ấp. Đại bộ phận ruộng đất vẫn là công điền,
tức là ruộng công của các làng xã, nông dân làng xã chia ruộng công, canh tác
và đóng tô cho nhà nước. Ở thời kỳ này nông dân cày ruộng và nhà nước có
quan hệ thần thuộc. Chính quyền trung ương đã tổ chức khai khẩn đất hoang
để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp. Đất đai vùng bị nước mặn cũng
được khai thác. Việc mở rộng diện tích canh tác đã làm cho thu hoạch nông

7


nghiệp tăng lên. Để đảm bảo lực lượng sản xuất nông nghiệp, binh lính sau
một thời gian tại ngũ, được trở về làm ruộng lúc nào cần lại gọi ra.
Việc khai khẩn đất hoang được đặc biệt chú trọng. Cho nên ở mỗi lộ
được đặt hai viên đồn điền chánh sứ và phó chánh sứ, có nhiệm vụ đôn đốc

việc khai khẩn đồn điền của quân dân.
Việc đắp đê ngay từ đầu thời Trần cũng đã được chú trọng. Một mặt
phòng ngừa thuỷ tai, mặt khác để khai thác được hết mối lợi của đất đai, Vua
coi việc tu sửa đê điều cũng là việc chính sự. Bởi vậy mà đời sống của nhân
dân tương đối được đảm bảo, người nông dân được yên ổn làm ăn. Sở dĩ nói
tương đối là vì chúng ta biết rằng tình trạng kỹ thuật canh tác dưới thời phong
kiến vẫn còn thấp kém, cho nên không thể nào tránh khỏi những mặt hạn chế.
Do điều kiện tự nhiên cũng như do sức lao động của nhân dân và chính
sách bảo vệ sản xuất nông nghiệp, vùng châu thổ các Sông Hồng, sông Mã…
đã trở thành vùng sản xuất nhiều lúa. Trần Phu, một sứ giả nhà Nguyên sang
ta vào năm 1293 sau này có làm một bài thơ dài “An nam tức sự”, trong lời
chú có chép rằng “Lúa mỗi năm chín bốn lần, tuy vào giữa mùa đông mà mạ
vẫn mườn mượt”.
Nền kinh tế nông nghiệp phát triển đã đi sâu vào những áng văn thơ
thời bấy giờ. Nguyễn Bá Thông đã ca ngợi cái giàu có của đất nước trong bài
phú “Thiên hưng trấn” với những nguồn nước tạo điều kiện cho thuỷ lợi và
rất nhiều những loại gỗ quý cùng với vàng bạc châu ngọc…
Bên cạnh sự phát triển về nông nghiệp thì công thương nghiệp cũng có
phát triển.
Thủ công nghiệp ở nông thôn tuy gắn liền với nông nghiệp, nhưng cũng
đã có những làng chuyên môn sản xuất một thứ sản phẩm thủ công nghiệp
nhất định. Những công nghiệp phụ thuộc công trình kiến trúc như làm gạch
ngói, làm đá, điêu khắc, sơn then… cũng phát triển. Các thứ công nghiệp này
đã đạt đến một trình độ khá cao.
8


Việc đào thêm kênh và sông có tác dụng về mặt thuỷ lợi cũng như giao
thông, mở rộng thêm thị trường buôn bán trong nước. Nhu cầu buôc bán bên
ngoài cũng phát triển, nhất là đường thuỷ, có rất nhiều thuyền buôn đến nước

ta, nhiều nhất là người Trung Quốc.
Tóm lại, sau khi thống nhất đất nước, thu về một mối. Nền kinh tế thời
kỳ nhà Trần lại từng bước phát triển cho nhân dân một đời sống mới. Sở dĩ
nói rõ sự phát triển nền kinh tế của thời kỳ này để thấy được vai trò tích cực
của nó đối với sự ra đời một tư tưởng triết học. Cụ thể ở đây là sự ra đời tư
tưởng triết học cho sự hình thành nên tư tưởng triết học thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử mà Trần Nhân Tông - đệ nhất tổ - sáng lập ra.
1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng triết học của Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử
1.2.1. Một vài nét về tiền đề của thiền phái
Theo những tài liệu hiện có, Phật giáo du nhập vào nước ta từ thế kỷ
thứ hai. Ngay từ khi có mặt ở Việt Nam, Phật giáo đã mang trong mình những
mầm mống hình thành nên những khuynh hướng sau này.
Khuynh hướng thiền của Khương Tăng Hội khởi nguyên cho Thiền học
Việt Nam. “Bát Nhã thiên tụng Bát Nhã” (Astasahaszika) là bộ Bát Nhã xuất
hiện sớm nhất trong văn hệ Bát Nhã kể từ thời đại chúng bộ mà Khương Tăng
Hội đã dịch. Sau đó khuynh hướng thiền học của Khương Tăng Hội được Chi
Cương Lương tiếp tục duy trì. Vào những năm 255- 256, ở Giao Châu, Chi
Cương Lương đã dịch kinh pháp Hoa Tam muội (Saddharmasamadhi). Cùng
với sự xuất hiện của kinh pháp hoa tín ngưỡng thờ cúng Quan thế Bồ tát
(Avalokitesvaza) cũng được phổ biến. Đến thế kỷ thứ V, khuynh hướng này
đã được Đạt Ma Đề Bà (Dharmadeva) và Thích Huệ Thắng phát triển.
Từ năm 580, có thiền sư người Ấn Độ là Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinataruci)
qua truyền giáo, lập ra thiền phái thứ nhất ở Việt Nam. Đặc biệt của dòng
thiền phái này là sự kết hợp giữa thiền và mật. Ông tổ của dòng thiền Tỳ-ni9


đa-lưu-chi này được một tăng sĩ người Trung Hoa là Tăng-xán-tổ thứ ba của
thiền tôn Trung Hoa truyền tâm ấn cho.
Tỳ-ni-đa-lưu-chi cho rằng, thiền giả phải có tinh thần không chấp

trước, tinh thần vô trú. Nghĩa là không chấp có, cũng không chấp không,
không trú ở có mà cũng không trú ở không, không gán ghép cho các pháp
(các sự vật và hiện tượng) một thuộc tính nào hết và tất nhiên là không chấp
trước vào bất cứ một thuộc tính nào, bởi nó chỉ là sản phẩm của tự biện. Cảnh
giới của thiền định siêu việt ngôn ngữ văn tự và tư duy khái niệm, do đó
thường được nói lên bằng những câu phủ định.
Tuy dòng thiền này đến từ phía bắc nhưng lại do một tăng sĩ Ấn Độ
truyền vào, do đó nó cũng mang nhiều sắc thái của thiền Ấn Độ. Như vậy là
từ những thế kỷ đầu cho đến thế kỷ IX Phật giáo Việt Nam chủ yếu mang
đậm màu sắc của Phật giáo Ấn Độ. Giai đoạn này hầu như trùng với giai đoạn
bắc thuộc. Điều này nói lên rằng, ngay từ buổi dựng nước và giữ nước ông
cha ta vô tình hay hữu ý đã biết né tránh sự đồng hoá về mặt văn hoá của hán
tộc bằng cách đề cao một nền văn hoá khác lớn hơn hoặc ít nhất cũng không
kém gì văn hoá Trung Hoa. Qua sự đối trọng này mà văn hoá bản địa vẫn
được duy trì, giữ vững và tiếp tục đi theo con đường của nó. Văn hoá Việt
Nam đã tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hoá nhân bản khác qua những
cuộc đụng độ tiếp xúc giữa các hệ tư tưởng, các nền văn hoá để làm phong
phú thêm cho nền văn hoá bản địa của mình. Như vậy ta hiểu và lý giải được
rằng tại sao bị đô hộ hàng nghìn năm mà văn hoá Việt Nam không bị đồng
hoá. Tại sao những tác phẩm đầu tiên ở Giao Châu còn lại cho đến nay, như
“lý hoặc luận” của Mâu Bác, những tác phẩm của Khương Tăng Hội được
viết bằng chữ Hán mang nội dung đề cao văn hoá Ấn Độ.
Năm 820, hai trăm bốn mươi năm sau thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi có
thiền sư pháp hiệu là Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc sang Việt Nam và lập ra
phái thiền thứ hai tại Việt Nam. Nếu như thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi mang

10


đậm màu sắc Phật giáo Ấn Độ thì thiền phái Vô Ngôn Thông lại là dòng thiền

của Phật giáo Trung Quốc mang nét đặc trưng là kết hợp giữa thiền với đạo,
thiền Vô Ngôn Thông cho rằng chân lý không phải ở đâu xa, mà có ở trong
mỗi bản thân của con người, nhưng chân lý đó chỉ có tu chứng trực tiếp chứ
không thể nào nắm bắt được quan ngôn ngữ.
Từ khi du nhập cho đến lúc xuất hiện dòng thiện Vô Ngôn Thông thì
Phật Giáo Việt Nam đã trải qua khoảng 600 năm. Nhưng không có sự kỳ thị
nào tôn giáo ngoại lai. Đến cuối thời kỳ Bắc thuộc thì Phật giáo đã là một
hiện tượng ý thức xã hội phổ biến. Nhưng với các triều đại trước Lý như Ngô
(939- 965) tiền Lê (980- 1009) tồn tại không lâu. Đến thời kỳ nhà Lý (10091255) tồn tại tương đối lâu với sự độc lập về kinh tế, chính trị, văn hoá.
Những tiền đề đó cần phải có một hệ tư tưởng độc lập cho nhà nước Đại Việt
lúc đó. Mà hai thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Ngôn Thông lại không đáp ứng
được yêu cầu đó, bởi vì một thì ngả về Ấn Độ, một lại ngả về Trung Quốc.
Đứng trước tình hình này Lý Thánh Tông (1054- 1068) đã sáng lập ra
một thiền phái mới, thiền phái Thảo Đường. Khi nghiên cứu về phái này ta
thấy có sự kết hợp về Thiền, Tịnh và Nho. Nhưng ở đây có một vấn đề là: tại
sao triều Lý có ba thiền phái cùng tồn tại mà đến thời kỳ nhà Trần cả ba thiền
phái đó cùng biến mất?
Sự xuất hiện của Thảo Đường như trên đã nói còn thiền phái Tỳ-ni-đalưu-chi và Ngôn Thông? Từ thế kỷ VI-IX Việt Nam nằm dưới ách đô hộ nhà
Đường (618-907), thời nhà Đường là sự phát triển rực rỡ của văn hoá Trung
Quốc, bởi vậy mà nó không thể không ảnh hưởng đến nước ta, đồng thời thế
kỷ IX diễn ra cuộc tranh giành ảnh hưởng của văn hoá Trung - Ấn.
Nhưng đến nhà Trần cả ba thiền phái đều biến mất, mà thời Lý cũng là
một trong những thời kim hoàng, dân chúng quá nửa là sư sãi ủng hộ.

11


Nhà Trần giành được chính quyền từ nhà Lý một cách êm đẹp, bởi vậy
muốn lấy lòng dân, muốn cho văn hoá được phát triển không bị đứt đoạn, nhà
Trần vẫn phải đề cao Phật giáo.

Triết học của Trần Thánh Tông ra đời đã đáp ứng được tình trạng xã
hội lúc bấy giờ. Tư tưởng triết học của ông là một học thuyết tổng hợp cả
thiền, tịnh, lão, nho… của những trường phái trước đó. Trong triết học của
ông, nó có cả niệm Phật luận, có cả quan hệ giữa tam giáo.
Những yếu tố kinh tế cũng là bà đỡ cho sự kế thừa những yếu tố tư
tưởng để Trần Nhân Tông sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử một cách
vững chắc, trên nền tảng tinh hoa tư tưởng triết học thời kỳ đầu nhà Trần mà
cụ thể là Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ - hai vị đã có công trong
việc truyền bá tư tưởng triết học vào việc thành lập ra thiền phái này.
Nay ta lần lượt tìm hiểu tư tưởng triết học của từng vị.
1.2.2. Tư tưởng triết học Trần Thái Tông
Trần Thái Tông (1218- 1277) là ông vua đầu tiên của triều đại nhà
Trần. Ông tên thật là Trần Cảnh, con thứ của Thái Tổ (Trần Thừa), lên ngôi
vua lúc tuổi còn nhỏ (1225). Năm 16 tuổi, cha mẹ lần lượt ra đi. Với hai cái
tang cha mẹ liên tiếp như thế khiến cho tâm hồn Trần Thái Tông dao động.
Vả lại cơ nghiệp nhà Trần hầu như do Trần Thủ Độ nắm giữ, cái gì cũng dám
miễn sao là làm được việc, vì thế mới có việc phế Chiêu Thánh Hoàng Hậu
công chúa, lập Hoàng Vương Trần Liễu và Lý Thị làm hoàng hậu, bởi lúc bấy
giờ Chiêu Thánh chưa có con mà Lý thị đã có mang được ba tháng. Vì vậy
mới có chuyện Trần Liễu nổi loạn.
Trước tình thế ấy, Trần Thái Tông cảm thấy áy náy, cô liêu, trong lòng
vừa đau đớn vừa lo sợ phân vân. Chính cái cảm xúc ấy mới là thực nghiệm,
mới là cái tia trực giác hoán cải con người, quyết định sáng tạo cho cả một hệ
thống tư tưởng của tác giả.

12


Vua Trần Thái Tông là bậc anh hùng văn võ toàn tài, không những đã
có công khai sơn phá thạch cho cả một triều đại anh hùng bậc nhất của lịch sử

dân tộc mà ông còn mở đường cho cả một dòng tư tưởng thiền học riêng biệt
Việt Nam phản chiếu cả một giai đoạn lịch sử dân tộc. Nhất là tư tưởng triết
học của ông.
Triều đại nhà Trần đã chinh phục và thống nhất được những lực lượng
cát cứ cuối triều Lý, do đó nhà Trần cũng muốn thu về một mối những lực
lượng cát cứ trong tư tưởng. Bởi vậy triết học Trần Thái Tông ra đời là sự tổng
hợp những tư tưởng của các thiền phái trước đó; kế thừa, phát triển thành một
hệ thống tư tưởng triết học riêng biệt mà vẫn giữ được bản sắc của dân tộc.
Tuy tiếp nối những tư tưởng của các thiền phái khác, nhưng tư tưởng
triết học Trần Thánh Tông được mở đầu và xây dựng thành một hệ thống triết
học thống nhất, hoàn toàn Việt Nam, dứt bỏ các truyền thống thừa cũ có từ
bên ngoài. Có thể nói đó là một biểu hiện của sự phát triển ý thức dân tộc.
Về Phật học Trần Thánh Tông có những tác phẩm sau: 1. Thiền Tông
chỉ nam; 2. Lục Thời Sám Hối Khoá Nghi; 3. Kim Cương Tam Muội Kinh chú
giải; 4. Bình Đẳng Lễ Sám Văn; 5. Khoá hư Lục.
Có những tác phẩm trên đây không còn, nhưng một số bài vẫn còn và
được giữ lại trong tập Khoá hư lục.
Trong Phật giáo nói chung và thiền tông nói riêng, “Tâm” là một khái
niệm quan trọng nhất. Bởi vậy, chúng ta phải đi phân tích khái niệm “Tâm”
trước khi vào bản thể luận trong triết học Trần Thái Tông.
“Tâm” được dịch từ Vijnàna, Manas và Citta (Thức, Ý, Tâm)
Như vậy, lại có một tổ hợp gồm ý thức, ý tâm, tâm ý và tâm thức.
Ở đây, ý tâm và tâm ý tương đối gần nhau, còn ý thức và tâm thức thì
lại khó phân biệt. Phật giáo quan niệm con người là sự kết hợp của các yếu tố
động. Trung tâm của dòng này theo nghĩa trừu tượng đó là tâm thức. Theo
người phương Đông, tâm thức đi qua ba giai đoạn:
13


Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn chưa có cái ta, giai đoạn này phản ánh

trung thành của ngoại cảnh.
Giai đoạn thứ hai là sự trưởng thành của cái ta.
Giai đoạn thứ ba siêu thoát nhị nguyên, tức là giai đoạn giải thoát cái
siêu ngã để nhập vào đại toàn thể, nhà Phật gọi là giai đoạn “đáo bỉ ngạn”
(Vượt qua bờ bên kia), giai đoạn của triết lý nhất nguyên.
Nguyễn Hùng Hậu nghiên cứu về Suzuki trong “Nghiên cứu kinh lăng
già” của Suzuki cho rằng Citta, Alaya (A-lại-da) Tathagatagarbha (Như Lai
Tạng) là Tâm.
Tâm (Citta) nuôi lớn Nghiệp (Karma), Nghiệp có nghĩa là hành động
hay động tác, hành động đẻ ra hậu quả của nó, cho nên nghiệp hay đi với chữ
quả hay báo là nói kết quả của những hành động từ trước đẻ ra. Do đấy mà
Nghiệp còn có một ý nghĩa siêu hình học và tâm lý học là lý nhân quả. Ý
(manas) là thám xét và thức (Vijnana) là biện biệt (ở đây có một số học giả
Tây phương cho rằng Đông phương triết học hãy còn ở trong vòng vô thức
của người bán khai, chưa biết biện biệt cái trong và cái ngoài. “Thường lầm
lẫn phần tử với toàn thể” - Bougle, nhưng ở đây ông chỉ nói đúng với tâm
trạng người bán khai cổ lỗ, chứ không đúng với tâm trạng người giác ngộ).
Cái tâm tổng hợp gồm Tâm (Citta), ý tâm (Manas), ý thức (Vijnana) và
những thức khác vốn yên lặng và thanh tịnh nhưng khi xuất hiện vọng động
trên bề mặt của tâm thì nó bị phân ra thành bát thức. Tâm (Citta) hay
Tathagatagarbha (Như Lai Tạng) cũng là Alaya (A-lại-da). Bởi vì tâm với
nghĩa là thu góp, Tathagatagarbha (Như Lai Tạng) cũng là một loại kho chứa
và Alaya (A-lại-da) cũng là kho (tạng) chứa hay thu gom tất cả tập khí của tư
tưởng, tình cảm, ước muốn hành động của con người. Nhưng Như lai Tạng
(Tathagatagarbha) lại nghiêng về tôn giáo mà A-lai-da (Alaya) nghiêng về
triết học.

14



Manas (ý) là thế giới bên trong, nhưng không hẳn là toàn bộ thế giới
bên trong. Nó bao gồm những tính chất như trí thức, lý trí, nhận thức, lý.
Ngoài ra còn có cả tình cảm, xúc cảm, cảm xúc, tình. Tâm trong một số
trường hợp lại chỉ riêng cho mỗi cái như A-lại-da (Alaya), ý (Manas) hay thức
(Vijnana).
Trường hợp xem tâm là hệ thống bát thức vận hành theo tám cách khác
nhau thì đúng hơn.
Các tập khí (Vasana) luôn để lại các thuộc tính, tính chất của nó trong
các sự vật, hiện tượng mà nó xông ướp. Tập khí (Vasana) là một loại năng
lượng siêu nhiên mà không thể nghĩ về chúng được.
Chức năng của ý (Manas) là suy nghĩ về Alaya sáng tạo, phân biệt chủ
thể và đối tượng từ các nhất thể thuần tuý của Alaya. Tập khí tích tụ trong
Alaya bây giờ bị phân ra thành nhị biên tính. Điều này được so sánh với sự đa
dạng của sóng quấy động biển Alaya ý (Manas) là xấu theo nghĩa đó, là
nguồn gốc gây lên tai hoạ, khi nó có những khát vọng dựa trên những phán
đoán lầm lạc, chẳng hạn chấp vào ngã, thế giới hiện tượng là thật. Thức luôn
suy nghĩ về ý, đi cùng với nhau, qua lại để tạo nên thế giới hiện tượng. Thức
khác với ý ở chỗ nó chủ yếu giữ lại chức năng về tri thức của ý.
Vậy tâm là một kho chứa vô tận các dấu ấn, dấu vết vốn được tích tụ từ
thời vô thuỷ. Ý chính là sự sáng tạo của Tâm. Nguyễn Hùng Hậu cho rằng:
Tâm có nhiều cấp độ khác nhau. Thứ nhất nếu “Tâm” là trái tim bằng xương
bằng thịt thì Phật không để ý tới. Tâm là thức (Vijnana) thì theo một nghĩa
nào đó là ý thức thông thường của con người. Nhưng không chỉ là ý thức mà
nó còn là toàn bộ thế giới bên trong. Nghĩa là ngoài lý ra còn phải có cả tình.
Cái Tâm này chính là ý. Nó cũng là bát thức.
Trong Phật giáo, Tâm là bản thể vũ trụ (tâm thể, chân tâm). Khái niệm
tâm ở Việt Nam còn được dùng bằng những từ như “lòng”, “bụng”, “dạ” theo
cấp bậc chủ quan thì nó thiên về tình cảm, bởi vậy tư duy, lối sống thường
15



mang màu sắc tình cảm. Nhưng cũng chính nó lại làm hạn chế đến tiếp thu
sáng tạo những tri thức duy lý, khoa học kỹ thuật để hình thành nên cách nhìn
khoa học.
Thứ hai, bên cạnh khái niệm “Tâm” là khái niệm về “Pháp” (Dharma)
nó là tất cả vật chất và ý thức, cả cái tương đối lẫn cái tuyệt đối. Phật giáo
ngay từ đầu đã thừa nhận sự tồn tại các pháp, như vậy nó cũng thừa nhận thế
giới vật chất là tồn tại chứ không như không luận (Sunyavada) của đại thừa
sau này.
Đi liền với từ “Pháp” có từ “Thân” tạo nên thành một khái niệm “Pháp
thân” (Dharma Kaya). Đây là một khái niệm quan trọng của đại thừa. Trong
đại thừa có quan niệm tam thân. Đây là quan niệm mà có ba khía cạnh khác
nhau của một hình ảnh: 1. Pháp thân (hay thân pháp) (Dharma Kaya) biểu
hiện thực tại đầu tiên bất biến. 2. Báo thân (Sambhoga Kaya) gắn với sự ngự
trị của vật trong thế giới siêu nhiên. 3. Ứng thân (Nirmana Kaya) là ứng hiện
của Phật với khuôn mặt người bình thường trong thế giới hiện hữu.
Đối với tư trào Đại thừa thì Phật là nguyên lý tối cao với tư cách là
Pháp thân, cái tuyệt đối, không sinh mà cũng không mất. Tất cả các Đức Phật
đều là thể hiện của Pháp thân. Phật giáo nguyên thủy Việt Nam trong các tác
phẩm của Mâu Tử và Khương Tăng Hội được mô tả theo đúng tinh thần của
tư trào Đại thừa, một tư trào Phật giáo rất năng động và tích cực kết hợp
nhuần nhuyễn tính phóng khoáng, không cố chấp, không giáo điều.
Thứ ba, đi liền với Pháp còn có một khái niệm nữa là Tính. Thiền phái
Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã đề cập đến một loạt những khái niệm có tính chất bản thể
luận, chẳng hạn như “Chân Tâm”, “Chân Tính”, “Chân Thân”, “Pháp Tính”,
“Hư Vô”, “Như Như”, “Phật Tâm”. Họ cho rằng bản thể tồn tại khắp mọi nơi,
mọi lúc, không sinh cũng không diệt.
“Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
16



Bất nhất diệc bất dị
Bất lai diệc bất xuất…”
Long Thọ
(Không sinh cũng không diệt. Không thường cũng không đoạn. Không
phải là một, cũng không phải là khác. Không đến cũng không đi).
Tất cả cái gì ta tri giác ở trong hay ở ngoài theo liên tưởng với sự tri
giác cùng với tinh thần năng tri đều huyền ảo như cảnh vật trong mộng. Bởi
thế mà bảo rằng không có vật tinh thần hay phi tinh thần có thực cả. Thế giới
là Không (Sunya) là Chân không. Tư tưởng vô trú siêu việt: không phải là
không có, tất cả mọi sự vật đều do nhân duyên mà có, có một cách tương đối.
Ở đây, bản thể với thế giới hiện tượng cũng là một, giống như sóng với
nước.
“Chân thân thành vạn tượng
Vạn tượng tức chân thân”
Sau thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi là Vô Ngôn Thông, dòng thứ hai du
nhập vào Việt Nam đã đưa ra khái niệm “Thể”. Họ cho rằng: Thể có ở trong
vạn vật nuôi dưỡng mọi sự vật nhưng lại không phải là các sự vật đó. Ngoài
khái niệm “Thể” Vô Ngôn Thông còn có thêm “Chân Như” “tính”, “Pháp
tính”, “Pháp thân”, “Hư Không”, “Không tịnh”, “Thể”, “Thân Tâm”. Bản thể
có ở khắp mọi nơi có ở trong mỗi người. Khái niệm “Không”, “Hư”, “Hư
không”, “Thái hư” của Trần Thái Tông ra đời trên nền tảng của cái đã đi trước
để kế thừa, phát triển những tư tưởng của các thiền phái trên.
Khái niệm “Không” của nhà Phật một mặt chỉ bản thể, sự khởi nguyên
của vũ trụ. Mặt khác chỉ sự quan hệ trong thế giới hiện tượng với sắc.
Không không có nghĩa là không có gì, không phải là phủ định mọi sự
vật hiện tượng. Không cũng là có mà cũng không thật. Xét ở góc độ này thì
không ở đây là thế giới hiện tượng. Nó bao hàm tất cả mâu thuẫn “Có” và
“Không”. Còn “Không” bản thể của nhà Phật thì thế giới hiện tượng hình

17


danh sắc tướng là huyền ảo, không có gì là thật. Tất cả những gì mà từ giác
quan đi vào (sắc, thụ, tưởng, hành thức) đều là giả, tự nó không thật. Ở đây,
“Không” của nhà Phật đã vượt lên sự mâu thuẫn, nó không sinh không diệt,
không phải không trái, không thêm, không bớt, không thiện, không ác. Mà
“Không” cũng “Hư”. Nhưng “Không” nghiêng về khách quan bên ngoài, còn
“Hư” nghiêng về chủ quan bên trong.
Trần Thái Tông dùng khái niệm “Hư” để đặt tên “Khoá hư Lục” cho sách.
“Do không khởi vọng, vọng thành sắc, sắc tự chân không, thị vọng tòng
không, không hiện vọng, vọng sinh chúng sắc”.
Từ cái thực tại siêu nhiên nổi lên vọng động lầm mê thấy có hình
tướng. Hình tướng từ cái ý thức chân thực siêu nhiên mà ra, ấy là mê lầm theo
chỗ vốn không mê lầm chân thật mà xuất hiện. Mê lầm mà sinh ra các hình
tướng khác nhau vô số.
Như vậy, “Không” ở đây là cái tuyệt đối, là thái hư, chân tể. Từ cái
không tuyệt đối đã khởi nguyên lên vọng - tức là vô minh. Vô minh theo
“Không” thì cũng là vọng tòng không, không hiện vọng, vọng thành sắc hay
vọng sinh chúng sắc, tức là vô minh sinh ra thế giới hình danh sắc tướng.
Vậy vô minh ở đây không thể nói rằng nó là thực tại là không có sự
biến đổi và mất đi, bởi vì nó có thể bị xoá bỏ. Nhưng nó không phải là không
có. “Vô Minh” theo nghĩa đen có nghĩa là “Không sáng” mà “không sáng” thì
là mê muội tối tăm, theo nhà Phật đây là nguồn gốc của sự tối tăm.
Bản thể trong triết học Trần Thái Tông là “Không”. Từ không biết gì
cho đến xuất hiện “Vọng”. Ở đây ta thấy triết học của ông mang tính thần bí.
Nó gần giống với ý niệm tuyệt đối tha hoá thành giới tự nhiên trong triết học
của Hêghen. Nếu như “Vọng” là nguyên nhân xuất hiện thế giới hiện tượng,
thì trong triết học của ông, “Niệm” là nguyên nhân xuất hiện cái tôi, con
người, cá nhân.


18


Khi nói về nguyên nhân xuất hiện các cá nhân, có nghĩa là hành (tức là
Nghiệp - Karma), chúng ta đã quen hay chỉ sống với thế giới bên trong (thế
giới tư tưởng) trước sau thì chúng ta không cần trực tiếp với thế giới bên
ngoài. Bởi vậy, mãi mãi cố gắng tìm tòi để thích ứng thế giới tư tưởng với thế
giới bên ngoài. Để rồi cái tự tính chân tâm của chúng ta tự đồng nhất với cái
trí niệm ở nội giới, là để nổi lên những làn sóng vọng niệm khuấy động cái
“bản thân huyền ngưng, chân tâm chạm tịnh”, “cái bản thể của ý thức yên
lặng huyền nhiệm với cái thật thể của tâm sâu thăm thẳm ấy”. Cái trí niệm lại
đồng nhất hoá vào cái thức tri kiến hay mạt na thức, cái mạt na thức đồng
nhất hoá vào ngã thức, để rồi hết nhận mình là cái này, lại nhận mình là cái
kia, trên quá trình số lượng cá nhân hoá, hướng ra sự vật bên ngoài để rồi
nhận sự vật cụ thể bên ngoài của giác quan làm thật hơn là tư tưởng. Cái vòng
sinh hoá hoá sinh, luân hồi sinh tử bắt đầu vần xoay, trải qua thế đồ gót rõ kỳ
khu, “gặp bao nhiêu thử thách của trường đời mà tinh thần vẫn không sao giải
đáp được vấn đề thắc mắc”. Đâu là thực tại? Đâu là lý? “Ai hay hát ai nghe
hát?” (Nguyễn Công Trứ). Ai là chủ, ai là khách trong cái tuồng ảo hoá vô
thường vô ngã ấy là cái cuộc sinh tử luân hồi này? Tất cả chỉ do một ý niệm
sai lầm mà hiện ra thiên hình vạn trạng:
“Cái do niệm khởi duyên hội ngũ uẩn hợp thành, thể mạo vọng sinh, hình
dung giả xuất” (Bởi vì ý niệm hiện lên, nhân duyên gặp gì năm uẩn (sắc, thụ,
tưởng, hành, thức) hợp nên, thân thể diện mạo lầm đẻ ra, hình dung giả hiện).
Trên đây Trần Thái Tông đã cực tả cái lịch trình kinh nghiệm của cái
tâm sau khi cá nhân hoá vì “sai lầm một niệm nên hiện đa đoan”. Những kinh
nghiệm sướng khổ vui buồn ấy diễn qua tâm hồn ta và in vào đấy những hình
ảnh khác nhau, kết quả là một mớ ấn tượng hoà hợp thành cái gọi là cá tính
của ta vậy.

Chính vì thế mà thiền định trong triết học của Trần Thái Tông là thủ
tiêu Niệm (nghiệp) và đạt tới cái tâm vô niệm (Không nhớ nghĩa tức là không

19


tạo nên nghiệp) “thuỳ vô niệm, thuỳ vô sinh” (ai không có niệm thì không có
sinh, tức tránh được nghiệp, vượt qua được vòng tuần hoàn luân hồi sinh tử):
ông cho rằng muốn tắt hết được ý niệm thì phải tập ngồi định thần. Và tinh
thần thiền theo ông là một chiến đấu nội tâm để thực hiện một trạng thái quân
bình cho tinh thần. Quân bình ấy là ý thức tổng hợp biện chứng giữa bình
diện thiền hay siêu nhiên với bình diện địa hay hiện hữu. Mục đích ngồi định
nhằm tắt được hết ý niệm. Mà thiền học của Trần Thái Tông tránh hai cực
đoan là “loạn tưởng” biết theo kinh nghiệm giác quan từ trong tiềm thức thúc
đẩy, hay là “vô ký” lãng quên vào tự tính bản thể. Theo Trần Thái Tông thì,
thiền chỉ cốt “tức niệm chứ không cần giải thích từ đâu mà có “Niệm khởi”,
chỉ làm thế nào mà để gạt được cái làm che mờ lấp chân tâm, chứ không cần
giải thích từ đâu mà có cái màng che ấy.
Trong triết học của Trần Thái Tông có hàng loạt những khái niệm như
“Tính”, “Pháp Tính”, “Chân Tính”, “Bản Tính”, “Tâm”, “Phật”, “Tâm Phật”,
“Chân Tâm”, “Chân Như”, “Như Như”, “Bát nhã thiện căn”, “Bồ đề giác
tính”, “Pháp Thân”, “Hư Không”, “Hư”, “Không”, “Bản lai diện mục”…
những khái niệm trên có tính bản thể luận. Ở đây ông đã có một số khái niệm
mới hơn so với hai thiền phái trước là Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông.
Ông đã đưa ra khái niệm “Bản tính”, “Bát nhã thiện căn”, “Bồ đề giác tính”,
“Bản lai diện mục”, “Không”, “Hư”. Nhưng tất cả những khái niệm của ông
cũng như của hai thiền phái trước có tính bản thể luận trên bình diện tuyệt đối
hay tồn tại tuyệt đối. Chúng đều na ná giống nhau.
“Bản Lai Diện Mục” cũng như “Chân Tính”, “Bản Tính”, “Tính”,
“Pháp Tính”, “Thân Tâm”, “Bản Tâm”, “Tâm Phật” nó là khuôn mặt nguyên

xưa, chính là bản tâm, cái tâm ban đầu, cái tâm này nó là bản thể, là không
hư. Cái tâm ở trong mỗi con người không phải là tâm ban đầu, nó chỉ là sự
phản ánh mờ nhạt của cái tâm ban đầu do phải trải qua những kiếp luân hồi,
sinh tử. Trong tâm của mỗi người hiện nay chỉ còn lại dấu vết, dấu ấn mờ nhạt

20


×