Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút clo và các giải pháp bảo vệ môi trường, áp dụng tại nhà máy hóa chất biên hòa từ năm 2011 1015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.88 KB, 96 trang )

1

Lời cảm ơn
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được rất nhiều sự hợp tác, hỗ
trợ cung cấp tài liệu và dữ liệu các phòng ban của nhà máy Hóa Chất Biên Hịa:
Phịng kế hoạch cung ứng, Phịng kinh doanh, Phòng kỹ thuật, Phòng tổ chức
hành chánh, Phòng Tài vụ-Kế Toán.
Sự hỗ trợ, hiệu chỉnh các giải pháp thực hiện của lãnh đạo nhà máy Hóa Chất
Biên Hịa.
Đặc biệt là sự phân tích, hiệu chỉnh, góp ý của giáo viên hướng dẫn Phan Thành
Tâm để có thể hồn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Với thời gian nghiên cứu, kiến thức về quản lý kinh tế còn giới hạn, tác
giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của tất cả thầy cô giáo thuộcTrường
Đại Học Lạc Hồng có quan tâm tới nội dung đề tài để nghiên cứu có thể trở thành
ứng dụng khả thi.
Trân trọng!
Biên Hòa, ngày 5 tháng 11 năm 2010
Tác giả

Trần Văn Trách


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết hay lý do lựa chọn đề tài ...............................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..........................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................3


1.6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
1.7. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................4
1.8. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................4
1.9. Kết cấu của đề tài .................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT VÀ KINH
DOANH CÁC SẢN PHẨM XÚT - CLO ...............................................6
2.1.

Những căn cứ xác định sự cần thiết của nội dung nghiên cứu .......................6

2.1.1

Căn cứ pháp lý: ............................................................................................6

2.1.2

Phân tích kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên tự nhiên: ...........................7

2.1.3

Chính sách kinh tế xã hội liên quan đến sự phát triển của ngành:...............7

2.1.4

Đặc điểm về qui hoạch, phát triển kinh tế: ..................................................8

2.1.5

Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư:...................................................................9


2.1.6

Phân tích thị trường và khả năng phát triển sản phẩm Xút-Clo: ...............10

2.2

Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................22

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
CƠNG TÁC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY HĨA
CHẤT BIÊN HỊA ................................................................................24
3.1

Thực trạng tình hình sản xuất tại nhà máy Hóa chất Biên Hịa .....................24

3.1.1

Phần kỹ thuật –cơng nghệ..........................................................................24

3.1.2

Định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và các sản phẩm chính.............27

3.1.3

Phân tích ưu điểm của cơng nghệ điện phân kiểu bình BM 2.7 so với
kiểu bình DD 350 ..................................................................................27

CHƯƠNG 4: NHIỆM VỤ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN .............................................................................31



4.1

Giải pháp đổi mới công nghệ:........................................................................31

4.2

Giải pháp bảo vệ môi trường .........................................................................41

4.2.1

Đối với khí clo: ..........................................................................................41

4.2.2

Nước thải: ..................................................................................................42

4.2.3

Chất thải rắn:..............................................................................................45

4.2.4

Phịng ngừa và kiểm sốt sự cố mơi trường: .............................................45

4.3

Các giải pháp về phòng chống cháy nổ: ........................................................45


4.3.1

Cháy nổ do sản phẩm khí hydrơ: ...............................................................45

4.3.2

Cháy nổ do yếu tố điện: .............................................................................46

4.3.3

Biện pháp phịng cháy chữa cháy, vệ sinh cơng nghiệp, an tồn lao
động .......................................................................................................46

4.4

Giải pháp thực hiện dự kiến:........................................................................ 47

4.5

Qui mơ và cơng suất đầu tư: ..........................................................................47

4.6

Hình thức thực hiện dự kiến: ........................................................................ 48

4.7

Nguồn vốn dự kiến:........................................................................................48

4.8


Chương trình sản xuất và các yếu tố đầu vào ................................................48

4.8.1

Phương án sản phẩm và qui cách:..............................................................48

4.8.2

Chế độ làm việc: ........................................................................................50

4.8.3

Nhu cầu đầu vào và giải pháp bảo đảm: ....................................................50

4.9

Lựa chọn địa điểm xây dựng:.........................................................................56

4.10

Qui mơ xây dựng cơng trình ..........................................................................57

4.11

Phương án giải phóng mặt bằng.....................................................................57

4.12

Phương hướng kiến trúc xây dựng.................................................................58


4.13

Phương án tổ chức lao động:..........................................................................58

4.13.1

Tổ chức của Nhà máy: ...............................................................................58

4.13.2

Nhân lực:....................................................................................................58

4.14

Tiến độ thực hiện dự kiến ..............................................................................60

4.16

Kiến nghị hình thức quản lý...........................................................................63

4.16.1

Xác định chủ đầu tư ...................................................................................63

4.16.2

Phân loại dự án đầu tư: ..............................................................................63

4.16.3


Mối quan hệ và trách nhiệm các cơ quan liên quan...................................63


PHẦN KẾT LUẬN
DỰ KIẾN : TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
DỰ ÁN ..................................................................................................64
1

Tổng mức đầu tư, nguồn vốn, khả năng tài chính..........................................64
Tổng mức đầu tư:.......................................................................................64
Nguồn vốn:.................................................................................................64

2

Phân tích hiệu quả đầu tư ...............................................................................65
Cơ sở và phương pháp tính tốn kinh tế:...................................................65
Các kết quả tính tốn phần kinh tế:............................................................69
Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án ............................................................69

3

Kết luận và kiến nghị .....................................................................................70

Tài liệu tham khảo.....................................................................................................71
Phụ lục

.............................................................................................................. 72



1

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, một nền kinh tế phát triển bền vững phải luôn gắn liền với việc bảo
vệ môi trường, với mối quan tâm đến lợi ích chung của của cộng đồng, có trách
nhiệm đối với xã hội. Chúng ta đang phải trả giá cho những hoạt động để phát triển
kinh tế một cách nhanh nhất bằng mọi giá, bất chấp sự cạn kiệt của tài nguyên thiên
nhiên, sự hủy hoại môi trường với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Hậu quả nhãn
tiền của những hành động vô trách nhiệm ấy mọi người chúng ta hàng ngày đều đã
và đang phải gánh chịu: hạn hán, bão lụt, động đất, sóng thần, Trái đất đang ấm lên
làm mực nước biển dâng cao, đe dọa nhấn chìm lục địa… tần suất và cả mức độ
tăng lên dữ dội chưa từng xảy ra trong lịch sử.
Mỗi thành viên tồn tại trên Trái đất này, muốn bảo vệ sự sống cho mình, hãy
có ý thức và hãy bắt tay ngay vào những hoạt động thiết thực nhất để bảo vệ môi
trường.
Các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác tài
nguyên thiên nhiên, tạo ra nguồn của cải vật chất cho xã hội, hơn ai hết, cần phải
nhận thưc và hiểu rõ vấn đề này. Ngồi mục tiêu chính của hoạt động sản xuất kinh
doanh là tìm kiếm lợi nhuận, ngày nay doanh nghiệp muốn phát triển một cách bền
vững, cần phải quan tâm, có trách nhiệm với mơi trường, xã hội, cộng đồng.
Để phát triển sản xuất, vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là lựa
chọn, đổi mới công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Đây là vấn đề tiên quyết,
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp về lâu dài.
Trong quá trình thực hiện đề tài , tác giả đã nhận được rất nhiều hợp tác , cung
cấp các dữ liệu cần thiết của các phịng ban chun mơn của nhà máy hóa chất Biên
hịa ; sự góp ý ,chỉnh sửa các nội dung liên quan tới việc đánh giá hiệu quả kinh tế,
xã hội và môi trường của lãnh đạo nhà máy và đặc biệt là sự hướng dẩn ,xem xét ,
chỉnh sửa nội dung đề tài tận tình của thầy giáo hướng dẩn Phan Thành Tâm .
Xin chân thành cám ơn !.
Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng đây là vấn đề lớn, với kiến thức có

hạn nên những giải pháp nêu ra trong đề tài này chưa hẳn là tối ưu, rất mong nhận
được sự góp ý của q thầy cơ, lãnh đạo Nhà máy Hóa chất Biên Hịa và Cơng ty
TNHH một thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam để nghiên cứu có thể trở thành
khả thi trong tương lai.


2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1.

TÍNH CẤP THIẾT HAY LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Nhà máy Hóa chất Biên Hịa, thuộc Cơng ty TNHH một thành viên Hóa chất
Cơ bản Miền Nam, sản xuất các sản phẩm chủ yếu là các loại hóa chất cơ bản: Xút
NaOH, axit clohidric HCl, Clo lỏng… phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng, thực phẩm, xử lý nước, đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trên 50 năm.
Vì lý do thuộc về lịch sử, hiện công nghệ sản xuất tại nhà máy đang tồn tại hai
loại công nghệ điện phân khác nhau: cơng nghệ điện phân màng trao đổi ion kiểu
bình DD350 và công nghệ điện phân màng trao đổi ion kiểu bình BM2.7. So với
cơng nghệ điện phân DD350, cơng nghệ điện phân kiểu BM2.7 có nhiều ưu điểm
vượt trội: hệ thống kiểm soát đo lường tốt hơn, tiêu hao chi phí ngun nhiên vật
liệu thấp hơn do đó giá thành sản phẩm thấp hơn, và đặc biệt là công nghệ kiểu
BM2.7 là cơng nghệ sản xuất khép kín, giảm tới mức tối đa các lọai chất thải nên rất
phù hợp với tiêu chí bảo vệ mơi trường.
Vấn đề đặt ra khá đơn giản, mọi người đều nhìn thấy, là cần phải đổi mới
công nghệ điện phân sang kiểu sử dụng bình BM2.7 sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế

và môi trường cao hơn rất nhiều so với sử dụng kiểu bình DD350.
Nhưng thực tế khơng đơn giản như vậy, vấn đề liên quan tới các giải pháp làm
sao sửa chữa, nâng cấp và thay thế máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất hiện
hữu là ít tốn kém nhất, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu đáp ứng cho việc đổi
mới công nghệ. Trong khi thực hiện đổi mới công nghệ, vẫn đảm bảo dây chuyền
sản xuất hiện hữu vẫn phải hoạt động để không làm gián đoạn việc cung cấp sản
phẩm cho khách hàng.
Như vậy, nội dung nghiên cứu của dự án là tìm các giải pháp tối ưu để đổi
mới được công nghệ điện phân tại Nhà máy Hóa chất Biên Hịa nhằm đạt hai mục
tiêu: chi phí đầu tư tiết kiệm nhất, đảm bảo dây chuyền sản xuất hiện hữu vẫn hoạt
động liên tục, thời gian buộc phải ngưng sản xuất là tối thiểu.
Đây là vấn đề hết sức cấp bách và cấn thiết đối với Nhà máy Hóa chất Biên
Hịa, nhằm mang lại những lợi ích về kinh tế và mơi trường, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển về lâu dài.


3

Xuất phát từ những suy nghĩ trên, bằng những kiến thức về quản lý kinh tế đã
được học và bằng những kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm trực tiếp tham gia hoạt
động sản xuất tại nhà máy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu
đổi mới công nghệ điện phân sản xuất Xút-Clo và các giải pháp bảo vệ mơi
trường, áp dụng tại Nhà máy Hóa chất Biên Hịa từ năm 2011-1015” với hai
giải pháp chính là đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút clo và xây dựng hệ
thống xử lý nước thải .
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Việc nội dung đã lựa chọn của đề tài, thực hiện mục đích chủ yếu là nhằm
đảm bảo sự phát triển bền vững của Nhà máy Hóa chất Biên Hịa, thay đổi cách
nhìn nhận đánh giá về Nhà máy nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất các hóa chất
cơ bản nói chung trong cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội, nhằm tạo ra một cái

nhìn thiện cảm, gần gũi và thân thiện hơn.
Cụ thể hơn là mang lại những hiệu quả kinh tế, môi trường thiết thực cho Nhà
máy, thể hiện trách nhiệm của Nhà máy đối với cộng đồng, xã hội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Như đã trình bày ở trên, đối tượng mà đề tài hướng đến là việc đổi mới công
nghệ điện phân sản xuất xút – clo tại Nhà máy Hóa chất Biên Hịa, các giải pháp về
kỹ thuật công nghệ, giải pháp về môi trường, an toàn sức khỏe cho người lao động
trực tiếp tham gia sản xuất và các đối tượng khác: khách hàng, nhà cung cấp… có
liên quan đến các hoạt động sản xuất của Nhà máy.
1.4.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đây là loại đề tài xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế, kỹ thuật, có giá trị ứng
dụng tại Nhà máy Hóa chất Biên Hịa, có thể mở rộng ứng dụng cho các doanh
nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tại nhà máy Hóa chất Biên Hịa, có mở rộng tới
một số doanh nghiệp là khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, có liên quan tới hoạt
động của nhà máy.
1.5.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Những công việc cần thực hiện khi nghiên cứu đề tài:
-

Đánh giá tình trạng kỹ thuật và công nghệ năng lực sản xuất của dây
chuyền sản xuất xút – clo hiện hữu tại Nhà máy Hóa chất Biên Hịa.


4


-

Đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt, xử lý và bảo vệ môi trường tại
Nhà máy.

-

Xem xét, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà máy phù hợp với
môi trường vĩ mô và vi mô, đặc biệt là định hướng của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc di dời và chuyển đổi cơng năng Khu cơng nghiệp Biên Hịa I Đồng Nai.

-

Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan đến kỹ thuật công nghệ sản
xuất xút - clo, tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ
xút - clo trên tồn thế giới và tại Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường,
sức khỏe cho người lao động trong doanh nghiệp sản xuất hóa chất. Các
quy định pháp lý của Việt Nam, của các nước phát triển liên quan đến nội
dung đề tài.

-

Xem xét hồ sơ các dự án đầu tư, thay đổi cơng nghệ đã từng thực hiện tại
Nhà máy Hóa chất Biên Hịa.

-

Tổng hợp và phân tích các dữ liệu trên.


-

Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, tiết kiệm nhất để đổi mới công nghệ
điện phân sản xuất xút - clo tại Nhà máy Hóa chất Biên Hịa, thời gian
thực hiện dự kiến từ 2011 đến 2015.

1.6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài bao gồm cả
phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, cụ thể
gồm:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan tới kỹ thuật công nghệ sản xuất
xút - clo, tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm gốc xút - clo.

-

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy từ 2000 – 2010.

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu nói trên.

-

Phương pháp quan sát, đánh giá tình trạng dây chuyền sản xuất, cơng tác

bảo vệ mơi trường, cơng tác an tồn hiện tại của Nhà máy Hóa chất Biên
Hịa.

-

Phương pháp điều tra: các phàn nàn, phản hồi của khách hàng sử dụng sản
phẩm của Nhà máy, các cơ quan quản lý nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh


5

Đồng Nai: Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học công
nghệ.
1.7.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010

1.8.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Tại Nhà máy Hóa chất Biên Hịa – Khu Cơng nghiệp Biên Hịa 1 – Đồng Nai.

1.9.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:

CHƯƠNG 1:
Tổng quan
CHƯƠNG 2:

Cơ sở lý luận về môi trường sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xút - clo
CHƯƠNG 3:
Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường
tại nhà máy Hóa Chất Biên Hịa
CHƯƠNG 4:
Nhiệm vụ mục tiêu nghiên cứu và những giải pháp thực hiện
Dự kiến tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:


6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG
SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM XÚT –CLO

2.1. NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT CỦA NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU
2.1.1. Căn cứ pháp lý:
-

Quyết định 138/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ Tướng chính phủ
về việc chuyển Cơng ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam thành Cơng ty TNHH
Một thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam, với tên rút gọn là Công ty
Hóa chất Cơ bản Miền Nam.

-

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơng ty TNHH Một thành viên
Hóa chất Cơ bản Miền Nam số 4104000071 do Sở Kế hoạch và Đầu tư

TP.HCM cấp ngày 24/9/2003 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 24/11/2005 là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các hóa chất cơ bản, trong đó có
các sản phẩm: xút NaOH, axít chlohydric HCl, clo lỏng…

-

Chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc chuyển đổi cơng
năng Khu Cơng nghiệp Biên Hịa 1, khuyến khích các doanh nghiệp đổi
mới cơng nghệ sản xuất sạch.

-

Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ 4.

-

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng cơng trình và Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày
29/9/2006 của Chính phủ về việc bổ sung sửa đổi Nghị định số
16/2005/NĐ-CP.

-

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý
chi phí đầu tư xây dựng cơng trình và Thơng tư số 05/2007/TT-XD ngày
25/7/2007 về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng
trình.

-


Thơng tư số 05/2007/TT-XD ngày 25/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình

-

Cơng văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 về Cơng bố định mức chi phí
quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng cơng trình.


7

2.1.2. Phân tích kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên tự nhiên:
Kết quả điều tra dưới đây đã được tiến hành khi xây dựng Nhà máy và khi
Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam lập dự án đầu tư cải tạo hồn thiện và mở rộng
nâng cơng suất xút từ 6.500 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm, từ 10.000 tấn/năm lên
15.000 tấn/năm và dự án nâng công suất xút 15.000 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm và
30.000 tấn/năm tại Nhà máy Hóa chất Biên Hịa.
a. Muối ngun liệu:
Muối ngun liệu có thành phần chủ yếu là NaCl.
Ở nước ta, các đồng muối đang có ở miền Bắc, miền Trung và Nam bộ. Theo
qui hoạch sản xuất - lưu thông muối đến năm 2000 - 2010 thì diện tích sản xuất
muối cơng nghiệp ở miền Trung khoảng 14.000 ha, trong đó chủ yếu ở các tỉnh:
-

Ninh Thuận khoảng 4.500 ha.

-

Bình Thuận khoảng 3.500 ha.


-

Quảng Nam và Đà Nẵng khoảng 3.000 ha.

b. Phương án cung ứng:
Nguồn cung cấp muối đã ổn định nhiều năm nay. Sản lượng muối năm 2009
của toàn ngành muối trong cả nước đạt 1,5 triệu tấn. Ngoài ra, Tổng Cơng ty Muối
đang có các dự án đầu tư phát triển và mở rộng các đồng muối tại Cà Ná, Trí Hải
(Ninh Thuận), Vĩnh Hảo, Đầm Vua (Bình Thuận), Hịn Khói (Khánh Hịa)… Tuy
nhiên, do cơng nghệ sản xuất muối trong nước còn lạc hậu, nên sản lượng còn phụ
thuộc nhiều vào thời tiết, dự kiến trong năm 2010 vẫn phải nhập khẩu.
(Nguồn: Tổng Công ty Muối Việt Nam)
Như vậy, với tình hình cung cấp muối nguyên liệu như trên, nguồn nguyên
liệu muối trong nước và nhập khẩu cung ứng cho dự án (khoảng 70.000 – 80.000
Tấn/năm) là hoàn toàn khả thi.
2.1.3. Chính sách kinh tế xã hội liên quan đến sự phát triển của ngành:
Chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ thời kỳ 2010 –
2015 xác định phải xây dựng các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản trong đó có các hóa
chất liên quan tới Xút - Clo. Các ngành kinh tế được xác định xây dựng phát triển
có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm Xút - Clo như:
-

Ngành điện: Điện năng là nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản
xuất Xút - Clo, yêu cầu về một nguồn cung cấp điện đủ sản lượng và ổn


8

định có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng nghệ điện phân. Việc phát triển
các nguồn điện hiện nay cũng như trong tương lai từ năng lượng thủy

điện, nhiệt điện, tuốc - bin khí và hệ thống phân phối điện hiện đại là cơ
sở rất tốt cho việc phát triển ngành Xút - Clo.
-

Ngành dầu khí và hóa dầu: Với các mỏ dầu khí đang khai thác hiện nay và
tương lai sẽ có nhà máy chế biến khí cùng với các nhà máy lọc dầu sẽ cho
khí Etan, Etylen, Propan, Butan... cùng các hóa phẩm dầu mỏ khác, chính
là ngun liệu cùng với khí Clo sẽ làm ra nhiều sản phẩm gốc Clo đa dạng
theo hướng phát triển mới về các sản phẩm hữu cơ có gốc Clo.

-

Các ngành nhựa, chất tẩy rửa, thực phẩm, chế biến thuỷ hải sản…, cũng
được định hướng phát triển là thuận lợi cho việc giải quyết thị trường cho
sản phẩm xút, axít HCl, sản phẩm đi từ xút như Silicat Natri và các sản
phẩm gốc Clo.

-

Các kế hoạch xây dựng các nhà máy, tổ hợp sản xuất bột nhôm, nhôm kim
loại tại Bảo Lộc, Tân Rai... đòi hỏi nhu cầu cung cấp một lượng lớn Xút
trong dây chuyền sản xuất.

-

Việc xây dựng trung tâm Khí Điện Đạm Phú Mỹ sử dụng cơng nghệ tuốc
- bin khí, năm 2007 đã đưa vào vận hành các nhà máy Phú Mỹ (PM 1, PM
2.1, PM 4) đòi hỏi việc cung cấp một lượng lớn khí clo cho việc xử lý
nước của hệ thống nước giải nhiệt, đang trở thành một thị trường lớn của
sản phẩm Clo hóa lỏng.


-

Dự kiến các năm tới, các dự án của các nhà máy điện: Khí Điện Đạm Cà
Mau, Nhiệt điện Nhơn Trạch, Nhiệt điện Ơ Mơn-Cần Thơ… đưa vào khai
thác sử dụng, thì nhu cầu về thị trường Clo lại càng tăng cao.

-

Ngành cấp nước sinh hoạt đang được đầu tư và phát triển, dự kiến sản
lượng nước cung cấp của tồn bộ các cơng ty cấp nước các tỉnh thành phía
Nam trong năm 2010 sản lượng đạt 4,5 triệu m³ sẽ tiêu thụ một lượng lớn
Clo lỏng, hóa chất gốc Clo để sát trùng và lọc nước, sản lượng dự kiến sẽ
tăng cao hơn trong các năm tiếp theo.

Như vậy, chiến lược phát triển các ngành liên quan có tác động rất lớn và
đang rất thuận lợi cho sự phát triển ngành Xút-Clo.


9

2.1.4. Đặc điểm về qui hoạch, phát triển kinh tế:
-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được thực hiện tại Nhà máy Hóa chất
Biên Hịa. Nhà máy nằm trong khu cơng nghiệp Biên Hịa I, diện tích đất
Nhà máy đang quản lý, sử dụng là 56.780 m², các điều kiện cơ sở hạ tầng
đường giao thơng, điện, cấp thốt nước, hệ thống liên lạc, viễn thông đều
đã được đầu tư nâng cấp trong các năm qua.


-

Nhà máy hiện có xưởng sản xuất Xút vừa được đầu tư mở rộng vào giữa
năm 2009 đạt công suất 30.000 tấn/năm và các sản phẩm gốc Clo. Hiện
nay, nhu cầu về các sản phẩm này ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu
này, việc nghiên cứu để đổi mới công nghệ sản xuất của Nhà máy là cần
thiết và qua đó tiến hành quy hoạch tổng thể nhà máy phù hợp với yêu cầu
đảm bảo vệ sinh môi trường và sạch đẹp của Khu công nghiệp.

-

Mục tiêu của nghiên cứu là đổi mới công nghệ sản xuất Xút sạch, xây
dựng hệ thống xử lý nước thải khơng tăng hoặc tăng rất ít cơng suất sản
xuất Xút NaOH (30.000 – 35.000 tấn/năm, 5000 tấn là để dự phòng), khai
thác tối đa năng lực máy móc thiết bị, tiến tới phương án di dời nhà máy
theo chủ trương di dời các doanh nghiệp trong Khu CN Biên Hòa I theo
định hướng của UBND tỉnh Đồng Nai.

-

Ngồi kế hoạch phát triển nâng sản lượng Xút, cơng ty cịn có kế hoạch
tăng sản lượng các sản phẩm gốc Clo và từng bước đa dạng hóa các sản
phẩm gốc Clo như: FeCl3, PAC, nước javel NaClO... đáp ứng nhu cầu thị
trường mà không phải xây dựng Nhà máy mới.

2.1.5. Sự cần thiết và mục tiêu nghiên cứu :
Các giải pháp nghiên cứu nhằm đổi mới công nghệ sản xuất và bảo vệ mơi
trường tại nhà máy hóa chất Biên Hòa thể hiện các mục tiêu sau:
-


Chuyển đổi từng phần và sau đó tồn bộ cơng nghệ điện phân sản xuất
Xút từ Bình điện phân kiểu DD 350 sang kiểu Bình điện phân BM 2.7,
đảm bảo sản xuất sạch, điều khiển tự động, khép kín, khơng rị rỉ gây ô
nhiễm môi trường.

-

Đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Nhà máy Hóa chất
Biên Hịa, trong năm 2010 tới 2015 (phù hợp với tiến độ di dời Khu cơng
nghiệp Biên Hịa 1 của UBND tỉnh Đồng Nai), năng lực sản xuất NaOH
từ 30.000 tấn/ năm, cộng thêm 5.000 tấn/năm để dự phòng trong trường
hợp việc di dời Nhà máy bị chậm trễ hơn so với dự kiến.


10

-

Đầu tư máy móc thiết bị có tính tới việc tạo thuận lợi cho việc di dời Nhà
máy sau này.

-

Tận dụng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất hiện
hữu, chỉ đầu tư mới những thiết bị cần thiết, nhằm giảm thiểu chi phí đầu
tư.

-

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải có quy mơ, cơng nghệ phù hợp .


2.1.6. Phân tích thị trường và khả năng phát triển sản phẩm Xút-Clo:
Sản phẩm của Nhà máy Hóa chất Biên Hịa hiện nay gồm có Xút 32%, Xút
50%, Clo lỏng, axít HCl, Silicat Natri, Javel NaClO, Clorua sắt III FeCl3, PAC. Tất
cả các sản phẩm này đều có mối quan hệ rất mật thiết trong việc cân bằng Xút - Clo,
cũng như phân phối chi phí trong giá thành từng sản phẩm của toàn Nhà máy.
Do vậy việc phân tích tình hình tiêu thụ, điều phối nội bộ các sản phẩm này
cùng dự kiến tương lai nhằm bảo đảm việc lựa chọn công suất đầu tư phù hợp với
nhu cầu tăng thêm của tổng các nguồn tiêu thụ Xút và Clo.
a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xút:
Cơng ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam là một trong hai doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm Xút - Clo chủ yếu tại khu vực phía Nam. Do nhu cầu thị trường và nhu
cầu sử dụng trong nội bộ công ty để sản xuất Silicat Natri, Hydroxyt nhơm tại Nhà
máy Hóa chất Tân Bình tăng nhanh, Công ty đã phải đầu tư chiều sâu để tăng sản
lượng, đến nay đã đạt được sản lượng cao nhất là 30.000 tấn/năm (trên cơ sở năng
lực thiết bị hiện có).
Tính từ năm 1995 đến nay, sản phẩm Xút của công ty đã tăng gấp sáu lần, do
thị trường về sản phẩm này đang mở rộng, nhu cầu tăng nhanh cung không đủ cầu,
sản phẩm sản xuất hàng năm của Cơng ty khơng những tiêu thụ hết mà cịn phải
mua từ công ty Vedan một lượng sản phẩm Xút không nhỏ để sử dụng trong nội bộ
công ty. Điều này xảy ra không phải do công ty đầu tư nâng sản lượng chậm mà
nguyên nhân chính là việc cân bằng các sản phẩm gốc Clo trong các năm qua ln
khó khăn và không tương ứng với nhu cầu Xút trên thị trường.
Sản phẩm Xút chủ yếu cung ứng cho các ngành sản xuất dệt nhuộm, bột ngọt,
giấy, tẩy rửa, xử lý nước, các ngành công nghiệp khác và tiêu thụ khách hàng nhỏ lẻ
có mục đích sử dụng đa dạng trên thị trường.


11


Khách hàng chính về mặt hàng này là các ngành dệt nhuộm chiếm 27% doanh
số bán, xử lý nước khoảng 26%, kế đến là các công ty sản xuất bột ngọt chiếm 25%,
cịn lại các ngành cơng nghiệp khác và bán lẻ chiếm 20%.

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xút những năm qua (quy về NaOH 100%)
(ĐVT: Tấn)
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Sản xuất

16.495

17.904

20.166

20.239

19.498


Tiêu thụ

12.270

12.956

12.268

11.567

11.322

8.327

9.620

9.564

9.514

9.061

20.597

22.576

21.832

21.081


20.383

Sử dụng nội bộ
Tổng tiêu thụ và nội bộ

Ghi chú: Phần Xút tiêu thụ cao hơn năng lực sản xuất là do phải mua lại của VEDAN
(Nguồn: - Phịng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
Bảng 2.2: Nhu cầu tiêu thụ của các ngành sử dụng Xút NaOH 32% những năm qua
(ĐVT: tấn NaOH 32%)
STT

Tên ngành

1

Bột giặt

2

Chế biến vỏ tôm

3

2005

2006

2007

2008


2009

2.609

1.717

1.483

1.774

4.600

434

555

582

237

116

Sản xuất công nghiệp khác

1.279

1.266

1.578


1.766

1.992

4

Dệt nhuộm

8.598

8.318

8.879

6.912

5.294

5

Giấy

1.869

970

557

738


882

6

Hóa phẩm

78

82

52

30

16

7

Xử lý nước

2.797

2.905

2.444

2.230

2.314



12

STT

Tên ngành

2005

2006

2007

2008

2009

8

Thương mại

6.666

7.287

8.347

6.946


5.985

9

Thực phẩm

6.177

7.987

8.471

9.431

8.332

10

Xi mạ

42

38

55

30

178


11

Điện lực

319

132

74

104

148

12

Khác

287

163

102

60

303

30.868


31.257

32.624

30.258

30.160

Tổng cộng

(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hịa -[3] )
Trong thời gian gần đây, ngoài sản phẩm xút 32% NaOH, thị trường cịn có
nhu cầu về sản phẩm xút 50% NaOH, do một số ngành nghề yêu cầu công nghệ
phải sử dụng Xút có nồng độ NaOH lớn hơn 32% như chế biến vỏ tôm chitin, giấy,
dệt nhuộm...
Để đáp ứng nhu cầu này của thị trường, năm 2005, trong dự án đầu tư nâng
công suất sản xuất xút lên 20.000 tấn NaOH 100%/năm, Công ty đã đầu tư một dây
chuyền cô xút từ nồng độ 32%NaOH lên 50%NaOH, có cơng suất 20.000 xút
NaOH 50% tấn/năm (tương đương 10.000 tấn/năm xút 100% NaOH) tại nhà máy
Hóa chất Biên Hịa. Năng lực hệ thống này vẫn đủ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại và
các năm tiếp theo.
Bảng 2.3: Số lượng Xút 50% NaOH tiêu thụ trong thời gian qua
(ĐVT: tấn NaOH 50%)
STT

Tên Ngành

2005

2006


2007

2008

2009

1

Chế biến vỏ tôm (chitin)

697

1.083

2.338

478

47

2

Sản xuất công nghiệp khác

184

534

181


97

211

3

Dệt nhuộm

1.002

2.207

3.075

3.553

4.724

4

Giấy

2.862

2.160

901

253


567


13

STT

Tên Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

5

Xử lý nước

25

13

0


0

0

6

Thương mại

74

16

71

15

194

7

Thực phẩm

244

295

50

284


390

8

Xi mạ

4

5

9

Điện lực

69

181

8

312

386

10

Khác

101


61

40

5

17

5.160

6.494

6.664

4.997

6.536

Tổng cộng

(Nguồn: - Phịng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hịa -[3] )
b. Dự kiến nhu cầu Xút trong tương lai:
Như trên đã giới thiệu, ngành tiêu thụ sản phẩm Xút chủ yếu là ngành dệt
nhuộm, bột ngọt, giấy, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác đang phát triển
mạnh. Các sản phẩm hóa chất cơ bản là những ngun liệu khơng thể thiếu với nhu
cầu ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và đặc biệt là chất lượng sản phẩm với
công nghệ sản xuất tiên tiến.
Theo những thông tin thị trường có được và qua thăm dị khách hàng tiêu thụ
quen thuộc, dự kiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sau giai đoạn đầu tư như sau:
Bảng 2.4: Nhu cầu Xút trong các năm tới (qui về NaOH 100%)

(ĐVT: tấn NaOH 100%)
STT

Tên Ngành

2010

2011

2012

2013

1

Bột giặt

2.300

2.580

3.000

3.280

2

Chế biến vỏ tôm chitin

1.200


1.350

1.500

1.600

3

Sản xuất công nghiệp khác

10.200

11.500

13.025

14.200

4

Dệt nhuộm

4.200

4.700

5.500

6.020



14

STT

Tên Ngành

5

Giấy

6

2010

2011

2012

2013

680

760

880

980


Hóa phẩm

30

35

40

45

7

Xử lý nước

450

500

580

620

8

Thương mại

2.250

2.520


2.800

3.100

9

Thực phẩm

2.350

2.600

3.000

3.300

10

Xi mạ

40

45

50

55

11


Điện lực

100

110

125

150

12

Nội bộ Cơng ty HCCB

1.200

1.300

1.500

1.650

25.000

28.000

32.000

35.000


Tổng cộng

(Nguồn: - Phịng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hịa -[2] )
c. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Clo:
Sản phẩm Clo lỏng của Công ty trong những năm gần đây chủ yếu cung cấp
cho các ngành xử lý nước. Khách hàng chủ yếu là các công ty cấp nước dùng Clo
để xử lý nước sinh hoạt, các nhà máy nhiệt điện dùng để xử lý nước giải nhiệt làm
nguội.
Từ cuối năm 2001, nhà máy Điện Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng tàu lần lượt đưa vào
vận hành các tổ máy Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4, trở thành khách hàng sử
dụng với số lượng lớn sản phẩm clo lỏng của nhà máy. Lượng tiêu thụ hàng năm
tương đương với toàn bộ các cơng ty cấp nước phía Nam - khách hàng truyền thống,
chủ yếu từ trước tới nay của nhà máy Hóa chất Biên Hịa.


15

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ Clo những năm qua
ĐVT: Tấn
Năm

2005

Sử dụng nội bộ công ty

2006

2007

2008


2009

7

8

9

8

6

Thương phẩm

2.872

3.073

3.129

3.159

3.286

Sản lượng sản xuất

2.812

3.059


3.211

3.103

3.339

(Nguồn: - Phịng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
Nhu cầu tiêu thụ Clo như đã nói, do sự phát triển các nhà máy nhiệt điện, nên
lượng tiêu thụ đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Số lượng sản phẩm Clo phân phối đến khách hàng được nêu trong bảng sau:
Bảng 2.6: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Clo lỏng trong các năm qua
(ĐVT: Tấn)
STT

Tên Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

1

Xử lý nước


1.653

1.927

2.063

2.351

2.447

2

Điện lực

1.207

1.118

1.029

750

717

3

Thương mại

0


2

2

9

20

4

Sản xuất công nghiệp khác

12

24

2

19

24

2.872

3.071

3.096

3.129


3.208

Tổng cộng

(Nguồn: - Phịng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
d. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ Clo trong tương lai:
Cùng với các chương trình lớn của Quốc gia về nước sạch, ngành công nghiệp
xử lý nước của Việt Nam đang lớn mạnh và phát triển. Có rất nhiều nhà máy nước
đã và đang được mở rộng nâng công suất và xây dựng mới khắp các tỉnh thành phía
Nam cho thấy sự tăng nhanh về sản lượng nước cần xử lý, kéo theo tăng nhu cầu về
sản xuất các loại hóa chất như Clo, Javen, PAC, như các đơn vị:


16

-

Nhà máy Nước Tân Hiệp, thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gịn, có cơng
suất 300.000 m³/ngày;

-

Nhà máy Nước Tân Thành, thuộc Công ty TNHH Cấp nước Bà Rịa-Vũng
Tàu, công suất 100.000 m³/ngày đang khởi công xây dựng;

-

Nhà máy Nước Cầu Đỏ, thuộc Công ty Cấp nước Đà Nẵng, công suất
100.000 m³/ngày sắp đưa vào hoạt động, …


Các nhà máy cấp nước các tỉnh phía Nam với cơng suất năm 2010 khoảng
5.000.000 m³ nước/ngày, dự kiến tăng mạnh trong cac năm tới.
Việc phát triển và mở rộng quy mô, sản lượng của các cơng ty cấp nước là
hồn tồn phù hợp với sự phát triển chung của tự nhiên và xã hội: sự mở rộng các
đô thị, nhu cầu được cung cấp nước sạch của các vùng nông thôn, sự gia tăng tự
nhiên về dân số, …
Sự tăng trưởng của ngành điện cũng rất khả quan, ngoài nhà máy điện Phú Mỹ
đã đưa vào hoạt động, các năm sắp tới ngành điện cũng đang đầu tư xây dựng thêm
nhiều nhà máy nhiệt điện khác: Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch - Đồng Nai, Nhà
máy Nhiệt điện Ơ Mơn - Cần Thơ, Nhà máy Khí Điện Đạm Cà Mau, …
Ngồi hai khách hàng lớn sử dụng clo là cấp nước và điện lực, ngành cơng
nghiệp sản xuất các hóa chất xử lý nước cũng tiêu thụ một lượng clo khá lớn.
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp dự báo nhu cầu Clo các năm 2009- 2012
(ĐVT: Tấn)
STT

Tên Ngành

1

Sản xuất công nghiệp khác

2

Cấp nước

3

Thương mại


4

Điện lực

2010

2011

2012

2013

180

215

250

2.610

3.020

3.925

4.280

40

50


60

70

700

Tổng cộng

150

750

800

1.000

3.500

4.000

5.000

5.600

(Nguồn: - Phịng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )


17


e. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Axít HCl:
Sản phẩm axít HCl 32% các năm gần đây chủ yếu được sử dụng trong ngành
chế biến vỏ tôm (chitin), thực phẩm, xi mạ, hóa phẩm…
Do sự phát triển của các ngành cơng nghiệp có sử dụng HCl nói chung và đặc
biệt là sự tăng trưởng mạnh của ngành chế biến vỏ tơm nên thị trường tiêu thụ sản
phẩm axít HCl cũng có sự tăng trưởng khá tốt.
Có thể thấy rõ điều đó qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.8: Tình hình sản xuất và tiêu thụ Axít HCl trong những năm qua
(ĐVT: Tấn)
Năm

2005

Sử dụng nội bộ

2006

2007

2008

2009

1.532

1.996

3.524

4.312


5.768

293

721

857

396

138

Thương phẩm

31.561

33.717

37.972

38.835

37.986

Sản lượng sản xuất

34.090

36.257


41.863

43.287

42.086

Di chuyển Cơng ty

(Nguồn: - Phịng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )
Qua bảng trên cho thấy, từ sau năm 2005, nhu cầu thị trường về Axit HCl đã
tăng đáng kể, và đều đặn qua các năm. Năng lực sản xuất hiện nay của nhà máy
khoảng trên dưới 60.000 tấn/năm. Khách hàng chủ yếu hiện nay về sản phẩm này
tập trung vào các ngành chính như đã nói ở trên, cụ thể như trong bảng sau:
Bảng 2.9: Nhu cầu tiêu thụ Axít HCl trong những năm qua
(ĐVT: Tấn)
Stt

Tên Ngành

1

Bột giặt

2

Chế biến vỏ tôm

3


Sản xuất công nghiệp khác

2005

2006

2007

2008

2009

268

389

582

288

90

15.228

14.367

13.359

14.085


9.560

1.667

1.642

1.129

1.319

2.010


18

Stt

Tên Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

4


Dệt nhuộm

8

13

15

10

6

5

Giấy

1

2

68

0

136

6

Hóa phẩm


1.109

1.290

1.477

1.731

2.106

7

Xử lý nước

308

491

348

298

147

8

Thương mại

4.275


5.561

8.024

7.259

6.068

9

Thực phẩm (bột ngọt, bia
rượu)

6.532

7.257

4.867

5.494

6.275

Xi mạ

1.804

1.935


6.676

6.876

9.132

361

278

248

454

161

31.561

33.225

36.793

37.814

35.691

10
11

Điện lực

Tổng cộng

(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hịa -[3] )
f. Dự kiến nhu cầu Axít HCl trong tương lai:
Hiện nay, các ngành cơng nghiệp sử dụng Axít đang tăng trưởng và phát triển
mạnh, nhu cầu về Axít HCl đang có chiều hướng gia tăng, năng lực sản xuất của
nhà máy hiện tại đạt khoảng 70.000 tấn/năm HCl 32%, đủ cho nhu cầu hiện tại
nhưng với diễn tiến tình hình thị trường các năm sắp tới thì khơng thể đáp ứng.
Ngồi sự tăng trưởng nhìn chung của các ngành cơng nghiệp có sử dụng axít
HCl, ngành chế biến vỏ tôm chitin cũng tăng trưởng mạnh trong các năm gần đây.
Ngoài việc tăng trưởng về sản lượng, công nghệ chế biến vỏ tôm cũng đã thay đổi
do yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Nếu như các năm trước đây, việc chế biến vỏ tôm đơn thuần là ngâm, rửa sơ
bộ các khống chất vơ cơ có trong vỏ tôm (chủ yếu là ion Ca2+) và các chất hữu cơ
dễ bị thủy phân bằng việc dùng dung dịch HCl lỗng 25%, sau đó trung hịa lại
bằng dung dịch Xút NaOH, rửa sạch, sấy khơ, đóng bao.
Cơng nghệ mới chế biến vỏ tôm yêu cầu phải loại bỏ gần như hồn tồn các
thành phần vơ cơ có trong vỏ tôm, sau khi đã chế biến sơ bộ như trước đây (chitin),


19

vỏ tôm tiếp tục được xử lý thêm bằng dung dịch axít HCl đậm đặc nồng độ 32%
trong nhiều giờ, sau đó rửa sạch, sấy khơ và nghiền thành bột. Việc xử lý vỏ tôm
sạch hơn làm tiêu tốn thêm một số lượng đáng kể HCl.
Trong những năm gần đây, thị trường xử lý nước đã bắt đầu biết đến và chấp
nhận các sản phẩm dùng để xử lý nước của nhà máy Hóa chất Biên Hịa như: Sắt III
clorua FeCl3, PAC. Các sản phẩm này đều sử dụng HCl làm nguyên liệu nên lượng
HCl sử dụng nội bộ cũng gia tăng theo. Đây là các sản phẩm xử lý nước sẽ được sử
dụng với số lượng lớn trong tương lai.

Từ những phân tích trên, có thể dự báo thị trường tiêu thụ HCl trong các năm
sắp tới như trong bảng sau:
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp dự báo nhu cầu Axít HCl các năm 2010- 2012
(ĐVT: Tấn)
Stt

Tên Ngành

1

Bột giặt

2

Sản xuất chitin

3

Sản xuất cơng nghiệp khác

4

2010

2011

2012

2013


760

800

1.000

1.100

18.500

20.000

28.000

30.500

3.900

4.200

4.500

4.900

Dệt nhuộm

60

80


110

120

5

Giấy

50

60

90

100

6

Hóa phẩm

2.200

2.500

3.000

3.200

7


Xử lý nước

1000

1.400

2.000

2.200

8

Thương mại

6.000

7.000

9.200

10.000

9

Thực phẩm

7.400

9.000


11.000

12.000

10

Xi mạ

6.000

7.000

8.000

8.700

11

Điện lực

730

760

900

980

12


Nội bộ Cty HCCB

6.000

7.200

10.200

11.200

52.600

60.000

78.000

85.000

Tổng cộng

(Nguồn: - Phòng Kế Hoạch-Cung Ứng- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hịa -[2] )


20

g. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Silicat Natri:
Silicat Natri được sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất chất tẩy rửa, bột giặt.
Hiện tại Nhà máy Hóa chất Biên Hịa là nhà cung cấp sản phẩm keo silicat lớn nhất
trên thị trường, tất cả các công ty lớn trong ngành tẩy rửa, mỹ phẩm như Công ty
liên doanh Unilever Việt Nam, Công ty cổ phần Bột giặt NET, Công ty TNHH

DASO… đều là khách hàng của Nhà máy. Ngoài ra các ngành khác như: gốm sứ,
gạch men, luyện kim, keo dán, giấy, phân bón cũng là những nguồn tiêu thụ đáng
kể Silicat Natri.
Nhu cầu Silicát Natri từ năm 2002 trở lại đây có xu hướng tăng mạnh. Hiện tại
theo nhu cầu khách hàng, nhà máy có 2 loại sản phẩm là Silicat 1 và Silicat 2.

Bảng 2.11: Tình hình sản xuất Silicat trong những năm qua
(ĐVT: Tấn)
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Thương phẩm

19.276

22.188

23.961

27.341


21.991

Sản lượng sản xuất

18.966

22.048

24.437

27.809

21.496

(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hịa -[3] )
Bảng 2.12: Tình hình tiêu thụ Silicat trong những năm qua
(ĐVT: tấn)
Stt

Tên Ngành

2005

2006

2007

2008

2009


10.202

12.333

12.705

17.063

12.993

4.153

4.677

5.704

4.244

3.439

170

165

143

173

189


1

Bột giặt

2

Sản xuất công nghiệp khác

3

Dệt nhuộm

4

Giấy

2.147

2.693

3.064

3.450

2.483

5

Gốm sứ


2.278

2.029

2.039

2.497

2.203

6

Thương mại

182

256

139

379

603


21

Stt


Tên Ngành

7

Xi mạ

2005

2006

2007

2008

2009

142

Tổng cộng

73

22

16

0

19.274


22.226

23.816

27.822

21.910

(Nguồn: - Phòng Kinh Doanh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hịa -[3] )
h. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ Silicat Natri trong tương lai:
Nhu cầu Silicat Natri tăng lên không ngừng, do mức sống ngày càng cao nên
sản lượng chất tẩy rửa liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Ngoài ra,
ngành gốm sứ, gạch men cũng là những khách hàng có tiềm năng trong tương lai.
Sau đây là dự kiến tiêu thụ Silicat Natri trong các năm tới.
Bảng 2.13: Dự kiến nhu cầu tiêu thụ Silicat Natri trong các năm tới
(ĐVT: Tấn)
STT

Tên Ngành

2010

2011

2012

2013

17.100


18.000

19.200

21.000

4.750

5.370

5.080

3.250

1

Bột giặt

2

Sản xuất cơng nghiệp khác

3

Dệt nhuộm

150

180


220

250

4

Giấy

600

650

700

1.000

5

Gốm sứ

2.400

2.800

3.300

4.000

6


Thương mại

3.000

3.000

3.200

3.500

Tổng cộng

28.000

30.000

31.700

33.000

(Nguồn: - Phịng Kế Hoạch-Cung Ứng- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hịa -[2] )
i. Về tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian vừa qua và sắp đến:
Các sản phẩm của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa được sản xuất để đáp ứng nhu
cầu của thị trường trong nước là chính.
Những năm trước đây, Cơng ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam có xuất khẩu sang
thị trường Campuchia các sản phẩm của Nhà máy là clo lỏng và axít HCl 32%. Việc


×