Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử và phiếu học tập trong dạy học phần quang học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao tính tích cực trong học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ
Đề tài:
THIẾT KẾ GIÁO ÁN, BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ PHIẾU HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC PHẦN QUANG HỌC LỚP 11 NÂNG CAO NHẰM
NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Mỹ Đức
Người thực hiện:
Trần Thị Mai

Đà Nẵng, tháng 5/2013


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU. ....................................................................................................................1
B. NỘI DUNG .................................................................................................................4
Chương 1: Cơ sở khoa học của xây dựng giáo án, giáo án điện tử, phiếu học tập
và sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học .............................................................4
1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng giáo án, giáo án điện tử và phiếu học tập..........4
1.1. Cơ sở tâm lý học. ............................................................................................4
1.2. Cơ sở lý luận dạy học. ....................................................................................5
1.3. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực. ........................................5
1.3.1. Dạy học thơng qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. ...........5
1.3.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học .............................6
1.3.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.......................6


1.3.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò ..................................7
1.4. Phiếu học tập. .................................................................................................7
1.4.1. Khái niệm phiếu học tập. .........................................................................7
1.4.2 Các chức năng cơ bản của PHT trong dạy học. ........................................7
1.4.3 Phân loại phiếu học tập. ............................................................................8
1.4.4 Các bước thiết kế phiếu học tập. ...............................................................8
1.4.5 Các dạng phiếu học tập trong dạy học vật lí. ............................................8
2. Các khái niệm. ......................................................................................................9
2.1. Khái niệm giáo án điện tử. .............................................................................9
2.2. Kế hoạch dạy một giáo án. ...........................................................................10
2.3 Việc soạn một giáo án đổi mới có thể tiến hành như sau. ............................11
2.4. Quy trình xây dựng.......................................................................................12
Chương 2: Thiết kế giáo án và phiếu học tập phần “Quang hình học” lớp 11
nâng cao.....................................................................................................................17
2.1. Nội dung. .........................................................................................................17
2.2. Hệ thống giáo án phần “Quang hình học” .......................................................20
2.2.1. Giáo án chương khúc xạ ánh sáng. ............................................................20
2.2.2. Giáo án chương mắt và các dụng cụ quang...............................................32
2.3. Thiết kế phiếu học tập phần “Quang hình học” lớp 11 nâng cao. ...................59


2.3.1. Phiếu học tập chương Khúc xạ ánh sáng. ..............................................59
2.3.2 Phiếu học tập chương Mắt và các dụng cụ quang. .................................66
Chương 3: Thiết kế một số bài giảng điện tử phần “Quang hình học” lớp 11
nâng cao.....................................................................................................................88
3.1 Thiết kế bài giảng điện tử bài 45 phản xạ toàn phần. .......................................88
3.2 Thiết kế bài giảng điện tử bài 47 lăng kính. ....................................................95
3.3 Thiết kế bài giảng điện tử bài 48 thấu kính mỏng. .........................................102
C. KẾT LUẬN. ............................................................................................................109
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO. ......................................................................................110

E. PHỤ LỤC


A. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục nước ta trong những năm gần đây có nhiều sự thay đổi, từ việc đổi
mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới hình thức thi đại học, đã tạo ra nhiều sự thay
đổi, đặc biệt là sự thay đổi trong phương pháp dạy và học. Chiến lược phát triển giáo
dục 2011 – 2020 mục các giải pháp phát triển giáo dục, trong đó giải pháp thứ ba là
“đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục
mục”. Trong giải pháp này đã ghi “tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
và năng lực tự học của người học”
Nhiệm vụ đặt ra cho các thầy cô giáo là nghiên cứu áp dụng các phương pháp
dạy học hiện đại, tiên tiến kết hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đối với mơn Vật lí càng được chú trọng bởi
vì trong Vật lí địi hỏi tính thực nghiệm cao. Nhưng trong q trình học thì HS ít được
tiếp cận với các thí nghiệm thực tế mà nếu có thì cũng là những thí nghiệm đơn giản,
một phần là do thời gian hạn chế và thiếu các trang thiết bị cần thiết. Để khắc phục tình
trạng này thì CNTT là một giải pháp hiệu quả. Với sự phát triển nhanh chóng của cơng
nghệ thì ứng dụng CNTT vào trong dạy học đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng
để đổi mới phương pháp dạy học. Một trong các ứng dụng cơng nghệ vào dạy học đó
là việc sử dụng bài giảng điện tử vào quá trình dạy học. Việc sử dụng CNTT cho phép
HS có thể quan sát nhiều thí nghiệm, hình ảnh thực tế hơn làm cho bài học trở nên sinh
động, HS có hứng thú hơn trong quá trình học tập tự các em tìm ra kiến thức chứ
khơng tiếp nhận một cách thụ động. Bên cạnh đó việc thiết kế GA phù hợp với bài
giảng điện tử tạo ra một tiến trình lên lớp chặt chẽ giúp cho hoạt động dạy và học được
diễn ra một cách liền mạch có tính khoa học.
Chương quang hình Vật lí 11 là một chương có nhiều hiện tượng trong do đó để
giảng dạy tốt chương này thì cần cho học sinh quan sát các hiện tượng này. Để giúp

cho việc dạy chương quang hình đạt hiệu quả cao thì tơi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế
giáo án, bài giảng điện tử và phiếu học tập trong dạy học phần quang học lớp 11
nâng cao nhằm nâng cao tính tích cực trong học tập của học sinh”.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu.
-Nghiên cứu thiết kế được giáo án phần “ Quang hình học ” lớp 11 nâng cao
THPT phục vụ cho dạy và học ở trường phổ thông.
-Thiết kế phiếu học tập phục vụ cho việc ôn tập và các tiết bài tập.
-Xây dựng một số bài giảng điện tử phần “Quang hình học” lớp 11 nâng cao.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận xây dựng bài giảng điện tử, những hiệu quả mà bài
giảng mang lại.
- Nghiên cứu cách thiết kế giáo án điện tử và xây dựng một số bài giảng điện tử
trong phần “Quang hình học” lớp 11 nâng cao.
- Nghiên cứu thiết kế phiếu học tập một số bài trong phần “Quang hình học”
lớp 11 nâng cao.
4. Đối tượng nghiên cứu.
-Nội dung, chương trình Vật lí 11 chương “Quang hình học” và các tài liệu liên
quan.
-Hoạt động dạy học sử dụng bài giảng điện tử hiện nay.
5. Phạm vi nghiên cứu.
-Nội dung phần “Quang hình học” Vật lí 11 nâng cao.
-Nghiên cứu các SGK và SBT phần “Quang hình học”.
6. Giả thuyết khoa học.
-Nếu như bài giảng điện tử được sử dụng một cách hợp lí, việc soạn bài giảng
phong phú, trình bày rõ ràng thì sẽ thu hút được sự tập trung cho học sinh,khơi dậy
tính tị mị khám phá bài học.

-Nếu giảng dạy bằng bài giảng điện tử thì học sinh có thể qua sát được các thí
nghiệm, hiện tượng thực tế, đảm bảo được thời gian và nội dung chương trình.
-Nếu phiếu học tập được thiết kế một cách logic, rõ ràng, phù hợp với nội dung
chương trình thì sẽ nâng cao được tính tự học cho học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước, các chỉ thị của
bộ giáo dục và đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
giáo dục và vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường hiện nay.
2


- Nghiên cứu các tài liệu sách , internet và các tài liệu liên quan.về ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí.
- Nghiên cứu các luận văn có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu nội dung chương trình phần “Quang hình học” Vật lí 11 THPT
nâng cao, các tài liệu tham khảo có liên quan như sách thiết kế bài giảng, sách giáo
viên.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng và dạy học bằng bài giảng điện
tử.
8. Cấu trúc và nội dung của luận văn.
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở khoa học của xây dựng giáo án, giáo án điện tử, phiếu học tập và sử
dụng bài giảng điện tử trong dạy học.
Chương 2: Thiết kế giáo án và phiếu học tập phần “Quang hình học” lớp 11 nâng cao.
Chương 3: Thiết kế một số bài giảng điện tử phần “Quang hình học” lớp 11 nâng cao.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
E. PHỤ LỤC


3


B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở khoa học của xây dựng giáo án, giáo án điện tử, phiếu học tập
và sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học
1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng giáo án, giáo án điện tử và phiếu học tập.
1.1. Cơ sở tâm lý học.
Hiện nay chúng ta đang quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học
và phương tiện dạy học đóng một vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
dạy và học. Đối với mơn vật lí là mơn học địi hỏi cần có tính thực nghiệm cao. Do đó
cần có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm mới tạo ra được hiệu quả tốt. Các
phương pháp truyền thống chỉ có thể nói lí thuyết hoặc chỉ có thể làm một số thí
nghiệm đơn giản, nhưng cách này cũng đôi khi không được kết quả như mong muốn.
Để khắc phục các nhược điểm này thì sự ứng dụng công nghệ vào việc giảng dạy là
một biện pháp đem lại hiệu quả. Nó cho phép chúng ta làm các thí nghiệm ảo, biểu
diễn mơ hình và quan sát các thí nghiệm mà thực tế khó thực hiện.v.v...
Trong lí luận dạy học Vật Lí cũng nói rằng “nguyên tắc trực quan thường rất
được coi trọng và được nhấn mạnh trong lí luận cũng như trong thực tiễn dạy học.
Nguyên tắc trực quan giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách có ý thức và
vững chắc, phát triển các khả năng chú ý, trí nhớ và các khả năng sáng tạo của
học sinh. Tính trực quan đảm bảo cho việc hình thành ở học sinh các khái niệm
dựa trên các cơ sở tri giác trực tiếp các đối tượng và hiện tượng được nghiên cứu
hoặc các hình ảnh của chúng.
Trong dạy học việc sử dụng các thí nghiệm biểu diễn, các mơ hình, sử dụng
các hình ảnh của các sự vật và hiện tượng như: sơ đồ, hình vẽ, phim ảnh hoặc
video... là các hình thức khác nhau thực hiện nguyên tắc trực quan.
Việc sử dụng công nghệ vào trong việc dạy học giúp tạo ra hứng thú cho học
sinh, quan sát được các thí nghiệm tạo ra sự tò mò hứng thú cho học sinh muốn khám

phá kiến thức, cảm thấy yêu thích khoa học hơn. Các em cảm thấy rằng việc học các
kiến thức không phải là một việc khó khăn mà đó là những hiện tượng xảy ra xung
quanh chúng ta.
4


1.2. Cơ sở lý luận dạy học.
Quá trình dạy học Vật lí là tập hợp các hành động có trình tự và tác động lẫn
nhau của giáo viên và học sinh giúp cho quá trình học tập đạt hiệu quả cao
hơn, nắm được các kiến thức và thói quen ứng dụng kiến thức vào đời sống,
hướng tới sự phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nhằm giáo dục tư tưởng và
giáo dục lao động cho học sinh.
Quá trình dạy học Vật lý được đặc trưng bởi sự tương tác của các thành phần sau:
+ Nội dung dạy học tức là các cơ sở của Vật lí học
- Hoạt động dạy: Là hoạt động của giáo viên để kích thích động cơ học tập
của học sinh, tổ chức quá trình dạy học có sử dụng thí nghiệm Vật lí và các phương
tiện kỹ thuật dạy học, điều khiển hoạt động tự lực của học sinh và kiểm tra, đánh giá
kiến thức và kĩ năng.
-Hoạt động học: Là các hoạt động học tập của học sinh, bao gồm các hành
động thể lực và trí tuệ của họ.
-Các phương tiện kĩ thuật dạy học: Các loại sách giáo khoa, sách bài tập và
các tài liệu giáo khoa tham khảo, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị dạy học Vật lí, máy
vi tính và phương tiện công nghệ thông tin...
1.3. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp tích cực dùng để chỉ một nhóm phương pháp giáo dục, dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Người ta
dùng thuật ngữ rút gọn như vậy để tiết kiệm trong ngôn ngữ giao tiếp. Nếu diễn đạt
đầy đủ thì là " phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập", hay " phương pháp hoạt
động hoá người học", "phương pháp học tập chủ động". Vì vậy cần hiểu phương
pháp dạy học tích cực thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống

lại thói quen học tập thụ động. Các phương pháp phải giúp cho từng học sinh biết
hành động và tích cực tham gia các chương trình hành pháp dạy học tích cực có các
đặc trưng sau:
1.3.1. Dạy học thơng qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Trong phương pháp tổ chức người học được cuốn hút vào các hoạt động học
tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình
chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt.
5


Học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp
quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của
mình, từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm
ra" kiến thức, kĩ năng đó, khơng rập theo những khn mẫu sẵn có, được bộc lộ và
phát huy tiềm năng sáng tạo của mình. Theo cách dạy học này người giáo viên
khơng chỉ truyền đạt tri thức mà cịn hướng dẫn hành động. Nội dung và phương
pháp dạy học động của cộng đồng.
1.3.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy
học hiện nay. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn
luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo
cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập
sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học
trong quá trình dạy học, biến từ học thụ động sang tự học chủ động, phát triển tự
học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học
cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
1.3.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng
đều tuyệt đối nên khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận sự

phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, áp dụng phương pháp
tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hoá càng lớn. Việc cá thể hoá hoạt động
học tập theo nhu cầu và khả năng của học sinh có thể được thực hiện trên cơ sở áp
dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được
hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Trong lớp học mơi trường giao
tiếp thầy- trị, trị - trị tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường
chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến
mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình
lên một trình độ mới.
6


1.3.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh khơng chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn tạo điều kiện nhận định
thực trạng và diều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Theo phương pháp dạy học
truyền thống giáo viên đóng vai trị độc quyền đánh giá học sinh. Ngược lại, trong
phương pháp dạy học tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng
tự đánh giá và tạo điều kiện để học sinh dược tham gia đánh giá lẫn nhau từ đó để
tự điều chỉnh cách học. Tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực
rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
Với sự trợ giúp của các phương tiện kĩ thuật như máy vi tính, các phương pháp kiểm
tra, đánh giá phong phú như tự luận, trắc nghiệm khách quan... sẽ giúp người giáo
viên bớt vất vả mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt
động dạy, chỉ đạo hoạt động học của học sinh.
Trong phương pháp dạy học tích cực người giáo viên khơng cịn đóng vai
trị là người truyền đạt kiến thức mà là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập,
chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương

trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên là người gợi mở, xúc tác,
động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tịi, tranh luận sôi nổi của học
sinh.
1.4. Phiếu học tập.
1.4.1. Khái niệm phiếu học tập.
Phiếu học tập là phương tiện dạy học do giáo viên tự thiết kế, gồm một hoặc một
số tờ giấy rời có ghi những nhiệm vụ học tập mà học sinh phải hoàn thành kèm theo
những gợi ý, hướng dẫn hoặc thông tin bổ sung cho bài học. Có thể hiểu phiếu học tập
là những tờ giấy rời, ghi chép những nhiệm vụ học tập, những thông tin bổ sung cho
bài học... kèm theo gợi ý, hướng dẫn,... yêu cầu học sinh tự lực hoàn thành.
1.4.2 Các chức năng cơ bản của PHT trong dạy học.
Có rất nhiều kiểu loại và hình thức PHT khác nhau, nhưng PHT có 2 chức năng cơ bản
sau:
* Chức năng cung cấp thông tin và sự kiện.
7


Thơng qua phiếu hoc tập giáo viên có thể cung cấp thơng tin ngắn gọn, tóm tắt
của SGK, giúp cho học sinh dễ nhớ bài học hơn.
* Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp.
Chức năng này là chức năng quan trọng của phiếu học tập đó là cơng cụ hoạt
động và giao tiếp giúp cho học sinh có sự tác động qua lại giữa các HS và HS với GV
tăng khả năng hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
1.4.3 Phân loại phiếu học tập.
*Phân loại:
-Dựa vào nội dung, PHT được phân làm 4 loại:
+Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa cho
các kiến thức cơ bản của bài.
+Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố.
+Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần giải quyết.

+Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiện vụ thực hành, rèn luyện
kĩ năng.
1.4.4 Các bước thiết kế phiếu học tập.
-Bước 1: Xác định trường hợp cụ thể của việc sử dụng phiếu học tập trong bài
dạy học.
-Bước 2:Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung của
phiếu học tập , hình thức thể hiện trong phiếu học tập.
-Bước 3: Viết phiếu học tập.
Các thông tin trên phiếu học tập phải được ghi ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần
dành cho học sinh điền các thông tin phải có khoảng trống thích hợp. Cách trình bày
phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ.
1.4.5 Các dạng phiếu học tập trong dạy học vật lí.
Các dạng phiếu học tập trong dạy học vật lí:
Tùy theo các căn cứ khác nhau mà ta có các dạng PHT khác nhau:
a. Căn cứ vào chức năng của PHT, có thể phân PHT thành 2 dạng sau:
- Phiếu cung cấp thông tin và sự kiện
8


- Phiếu là công cụ hoạt động và giao tiếp
b. Căn cứ vào mục đích sử dụng PHT
- Phiếu dùng trong kiểm tra bài cũ
- Phiếu dùng trong dạy bài mới
- Phiếu dùng trong củng cố bài
- Phiếu dùng để giao bài về nhà
c. Căn cứ vào nội dung của PHT
- Phiếu bài tập
- Phiếu yêu cầu giải quyết tình huống
- Phiếu thực hành
d. Căn cứ vào tiêu chí phát triển kỹ năng:

Căn cứ vào tiêu chí này có thể phân loại PHT thành các dạng sau:
- Phiếu phát triển kỹ năng quan sát
- Phiếu phát triển kỹ năng phân tích
- Phiếu phát triển kỹ năng so sánh
- Phiếu phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát hóa
- Phiếu phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết
e. Căn cứ vào tiêu chí dùng phiếu học tập để rèn luyện kỹ năng vật lý cho học
sinh
Căn cứ vào tiêu chí này có thể có các dạng PHT như sau:
- Phiếu phát triển kỹ năng giải thích hiện tượng VL
- Phiếu phát triển kỹ năng làm thí nghiệm, thực hành VL
- Phiếu phát triển kỹ năng giải bài tập VL
- Phiếu phát triển tổng hợp nhiều kỹ năng
2. Các khái niệm.
Theo như sách “ Ứng dụng tin học trong dạy học Vật lí – TS. Trần Huy Hồng” đã nêu
ra các khái niệm về giáo án điện tử và bài giảng điện tử như sau:
2.1. Khái niệm giáo án điện tử.
Giáo án điện tử là bảng thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo
viên trên giờ lên lớp, tồn bộ đã được multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc
chặt chẽ và lơgic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử chính là bản
9


thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài
giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau của một hoạt động cụ thể để xây dựng nên bài
giảng điện tử.
Khái niệm bài giảng điện tử.
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó tồn bộ kế hoạch
hoạt động dạy học đều thực hiện thơng qua mơi trường do máy tính tạo ra. Multimedia
được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Thông tin được truyền

dưới các dạng: Văn bản, đồ hoạ, ảnh động, ảnh tĩnh, âm thanhvà phim video. Đặc
trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt
động điều khiển của giáo viên đều được Multimedia hoá.
2.2. Kế hoạch dạy một giáo án.
Theo như sách “Lí luận dạy học Vật lí ở trường THPT- Phạm Hữu Tịng” thì
giáo án của giáo viên là kế hoạch dạy một bài nào đó, là bản dự kiến cơng việc của
thầy và trị trong cả tiết học theo mục đích và yêu cầu đã định sẵn. Giáo án thể hiện
rõ tinh thần trách nhiệm, trình độ kiến thức và khả năng Sư phạm của thầy giáo,
quyết định phần lớn kết quả của tiết lên lớp. Tất nhiên kết quả của giờ học còn phụ
thuộc vào kĩ năng giảng dạy của thầy và sự lĩnh hội, phát triển của học sinh,
những quá trình nghiên cứu và chuẩn bị, tinh thần trách nhiệm của thầy trong việc
soạn bài góp phần khá quyết định vào hiệu quả của bài dạy.
Chính vì thế soạn bài khơng phải là một bản tóm tắt chi tiết nội dung của sách
giáo khoa hay là một bản tóm tắt sơ lược có đầy đủ các mục. Phải nêu ra được các
hoạt động của GV và HS. Để có một bài soạn tốt cần tốn rất nhiều thời gian và cần
phải suy nghĩ rất nhiều, vì vậy cần phải có long u nghề thì mới soạn được GA hay.
Đổi mới phương pháp dạy học, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của
GV sang thiết kế các hoạt động của HS là yêu cầu nổi bật đối với công việc soạn
GA của GV. Quan niệm mới về GA như sau (xem bảng).
Quan niệm cũ
Giáo án được coi như một “kịch bản” về
những hoạt động của giáo viên trên lớp.

Quan niệm mới
Giáo án được coi như một “kịch bản” về
những hoạt động của học sinh dưới sự
điều khiển của giáo viên.
10



Mục đích và yêu cầu:

Nêu những biểu hiện cần thiết ở học

Nêu những mức độ kiến thức và kĩ năng

sinh chứng tỏ các em đã có được kiến

mà giáo viên cần truyền thụ cho học sinh thức kĩ năng theo yêu cầu chuẩn của bộ.
Nội dung giáo án:
Nội dung giáo án:

Hoạch định kế hoạch hoạt động của học

Nêu kế hoạch (tiến trình) lên lớp của

sinh trong tiết học gồm:

giáo viên gồm:

*Tổ chức nội dung thành các đơn vị kiến

*Các bước lên lớp

thức

*Phân bố thời gian

*Mục tiêu của mỗi đơn vị kiến thức và


*Dàn bài chi tiết

hình thức hoạt động học tập thích hợp

*Những kết luận chính

*Phân bố thời gian

*Các câu hỏi chính

*Tiên lượng những hỗ trợ cần thiết của

*Bài tập

giáo viên.
*Các câu hỏi chính.
*Bài tập.

2.3 Việc soạn một giáo án đổi mới có thể tiến hành như sau.
a) Xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu bài học.
Mục tiêu bài học phải chỉ rõ mức độ HS đạt được sau bài học về kiến thức,
kĩ năng, thái độ đủ để làm cơ sở đánh giá chất lượng và hiệu quả của bài học. Mục
tiêu bài học phải đặc biệt chú ý tới nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, phù hợp
với nội dung bài học. Khi viết mục tiêu bài học GV cần tham khảo chuẩn kiến
thức, kĩ năng ở các chủ đề quy định trong chương trình mơn Vật lí.
b) Xác định những nội dung kiến thức của bài học.
Cần xác định những nội dung này thuộc loại kiến thức nào (khái niệm về
hiện tượng, sự vật ?... khái niệm về đại lượng ?... định luật ?... ).
c) Xác đinh công việc chuẩn bị của GV và HS, các phương tiện dạy học cần sử
dụng.

d) Thiết kế tiến trình xây dựng từng kiến thức trong bài học
Để thiết kế tiến trình xây dựng từng kiến thức, GV cần hiểu rõ kiến thức cần
xây dựng được diễn dạt như thế nào, là câu trả lời cho câu hỏi nào? Giải pháp nào
giúp trả lời được câu hỏi này?
11


e) Soạn thảo tiến trình dạy học cụ thể.
- Phải thể hiện rõ hoạt động học và hoạt động dạy (loại hoạt động, tiến trình... )
- Với mỗi hoạt động của HS cần viết rõ mục đích hoạt động, cách thức hoạt
động, kết quả cần đạt;
- Cần viết hoạt động của GV tương ứng từng hoạt động của HS.
g) Xác định nội dung tóm tắt trình bày bảng
h) Soạn nội dung bài tập về nhà
2.4. Quy trình xây dựng.
A. Theo như sách “ Ứng dụng tin học trong dạy học Vật lí-NXB Giáo Dục Việt Nam”
giáo án điện tử được xây dựng theo 6 bước như sau:
1. Xác định mục tiêu bài học
2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm.
3. Ứng dụng công nghệ vào bài học.
4. Xây dựng thư viện tư liệu.
5. Lựa chọn ngơn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy
học thơng qua các hoạt động cụ thể.
6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hồn thiện.
B. Nội dung cụ thể của từng bước.
Xác định mục tiêu bài học.
Sau khi HS học xong thì cần đạt được những kiến thức gì. Do vậy GV cần chú
ý mục tiêu bài học, GV cần phải đọc kĩ các loại sách như SGK, sách giáo viên…để
biết được HS cần phải nắm những kiến thức nào. Từ đó xác định những kiến thức, kĩ
năng cần đạt tới.

Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm.
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thơng là rất nhiều
vì vậy cần được chọn lọc những nội dung kiến thức trọng tâm. Vì vậy cần bám sát vào
chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ mơn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách
giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến
thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc.
Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được qui định để dạy cho học sinh do
12


đó cần phải chọn lọc các kiến thức cơ bản trong SGK. Tuy nhiên, để xác định được
đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để
mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy. Phải tuân thủ các đề mục theo SGK không
được tùy ý thay đổi.
Ứng dụng công nghệ vào bài học.
Đây là phương pháp dạy học mới với sự hỗ trợ của công nghệ, cần phải lựa
chọn các kiến thức cho phù hợp. Lựa chọn phần mềm, sưu tầm các tài liệu liên quan
sau đó lựa chọn đưa vào bài giảng cho phù hợp với ý đồ của GV.
Xây dựng thư viện tư liệu.
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành
sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu để khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng.
Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học
thơng qua các hoạt động cụ thể. Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa
chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn thơng dụng để tiến hành xây dựng giáo
án điện tử. Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động
nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide. Sau đó xây dựng nội
dung cho các trang tuỳ theo nội dung cụ thể mà thơng tin trên mỗi slide có thể là văn
bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip... cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu
là các tiêu đề và dàn ý cơ bản.
Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn sẽ phân tán chú ý trong học tập,

mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn
bên trong các đối tượng trình diễn thơng qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt
động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Cái quan trọng là đối tượng trình
diễn khơng chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự
tương tác thầy-trò, trò-trò. Cuối cùng là thực hiện các liên kết hợp lý, logic lên các đối
tượng trong bài giảng.
Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai
sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy
không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế.
13


3. Các tiêu chuẩn thiết kế bài giảng điện tử.
Theo như sách “Lí luận dạy học Vật lí ở trường THPT-Phạm Hữu Tịng” thì
thiết kế bài giảng điện tử có các tiêu chuẩn sau:
+Tiêu chuẩn về mặt nội dung
Bài giảng điện tử là một bài giảng được xây dựng và thiết kế trên máy tính nhờ
vào các chương trình, phần mềm. Do đó, khi xây dựng bài giảng điện tử cần phải đảm
bảo các yêu cầu đối với một bài giảng. Cụ thể là:
-Đảm bảo tính thống nhất
Nội dung dạy học cần phải thống nhất với nhau. Do đó, khi thiết kế một bài
giảng điện tử cần phải tuân theo các yêu cầu này. Tránh tình trạng các kiến thức trong
một bài giảng khơng tương thích với nhau và các bài giảng không thống nhất với các
nội dung kiến thức.
-Đảm bảo tính đầy đủ
Khi tiến hành dạy học, giáo viên cần phải đảm bảo tính đầy đủ đối với những
kiến thức, những yêu cầu đặt ra đối với học sinh. Tùy theo đặc điểm của từng nội dung
kiến thức mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức bằng hình thức
khác nhau như hoạt động, thảo luận, tự học…Bài giảng điện tử cần phải dự đốn trước

những nội dung, những tình huống xảy ra trong tiết dạy để khi cần thiết giáo viên có
thể đưa ra với học sinh, có thể đối với các lớp học khác nhau sẽ xảy ra những tình
huống khác nhau.
-Đảm bảo tính chính xác
Kiến thức để cho học sinh lĩnh hội phải bảo đảm tính chính xác, khoa học. Đặc
biệt, khi sử dụng các phần mềm, thí nghiệm ảo, mơ phỏng cần chú ý mơ tả theo đúng
thí nghiệm, hiện tượng xảy ra phù hợp với thực tế.
-Đảm bảo tính hệ thống
Quá trình hình thành tri thức bao giờ cũng theo một hệ thống logic. Vì vậy, khi
thiết kế bài giảng điện tử phải chú ý đến tính hệ thống của kiến thức giữa bài trước và
bài sau, giữa kiến thức trong cùng một bài. Bên cạnh đó, do được thiết kế sẵn nên bài
giảng điện tử cũng cần có sự sắp xếp hợp lý giữa các trang chứa nội dung trình chiếu.
-Đảm bảo tính vừa sức

14


Tất cả các quá trình lĩnh hội kiến thức, tìm kiếm tri thức của học sinh chỉ đạt
được kết quả tốt khi kiến thức, tri thức đó phù hợp với trình độ của học sinh. Do đó khi
thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý xây dựng các tình huống, các hoạt động phù hợp
với trình độ của học sinh, tránh trường hợp tham lam, ôm đồm kiến thức.
+Tiêu chuẩn về mặt phương pháp.
-Phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi.
Sự dạy học cần phải đi trước sự phát triển mới là dạy học tốt. Sự dạy học được
tổ chức đúng đắn sẽ dẫn tới sự phát triển trí tuệ của học sinh. Các quá trình dạy học
cần phải tạo tình huống nằm trong vùng phát triển gần của học sinh. Do đó khi xây
dựng bài giảng điện tử giáo viên cần chú ý đến trình độ nhận thức của học sinh, khơng
q dễ cũng khơng q khó. Bên cạnh đó để phù hợp với trình độ của từng lớp, khi
thiết kế, giáo viên cần phải dự kiến thêm một số tình huống trung gian để giúp học
sinh tìm ra vấn đề cần giải quyết.

-Tăng cường tính trực quan.
Đối với phương tiện dạy học truyền thống, khả năng tăng cường tính trực quan
bị hạn chế. Cịn đối với phương tiện dạy học hiện đạithì khả năng này rất lớn. Do đó,
khi thiết kế bài giảng điện tử cần phải sưu tầm, tìm kiếm những chương trình, phần
mềm liên quan tới nội dung dạy học để liên kết vào bài giảng, đặc biệt là những tình
huống trong thực tế.
-Tăng cường khả năng tự học của học sinh
Hiện nay, vấn đề tự học của học sinh đang và sẽ được áp dụng rộng rãi. Vì vậy,
bất cứ dạy học theo hình thức nào, phương pháp nào cũng cần phải đảm bảo tính tự
học đối với học sinh. Có thể giáo viên cho học sinh tự học dưới nhiều hình thức: trên
lớp hoặc ở nhà. Bài giảng cần thiết kế theo kiểu hướng dẫn học sinh hoạt động, khám
phá ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông thường là tổ chức hoạt động
nhóm, học sinh thảo luận.
-Đảm bảo tính thẩm mỹ
Khi thiết kế bài giảng cần chú ý phối hợp màu sắc hài hịa đẹp nhưng khơng
được gây nhiễu đối với học sinh trong quá trình dạy học.
+Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật
-Có tính linh động

15


Bài giảng điện tử cần phải đảm bảo tính linh động, có thể phù hợp với trình độ
của tất cả học sinh trong lớp, có thể sử dụng được với tất cả các lớp học có trình độ
khác nhau.
-Cấu trúc mang tính khoa học
Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý đến cấu trúc của bài giảng. Cấu trúc bài
giảng cần phải đảm bảo tính trật tự các kiến thức trước sau, đảm bảo mối liên hệ giữa
các đơn vị kiến thức.
-Không yêu cầu cao về kỹ năng máy tính đối với người sử dụng

Bài giảng điện tử cần phải đơn giản, dễ dàng cho người sử dụng. Do đó cần
chọn chương trình, phần mềm vừa đảm bảo nội dung dạy học, nhưng cũng không quá
phức tạp trong quá trình sử dụng. Làm thế nào để cho một người giáo viên chỉ biết các
thao tác dùng chuột, bàn phím cũng có thể sử dụng được.
-Phịng học phù hợp và các phương tiện hiện đại.
Cần trang bị các thiết bị dạy học như máy chiếu, máy vi tính…để đáp ứng cho
việc dạy học được tốt hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào dạy học đang ngày càng phổ biến giúp HS
làm quen với cách học mới, giúp cho HS có hứng thú hơn.
Việc sử dụng bài giảng điện tử vào dạy học sẽ đáp ứng được nhu cầu của q
trình dạy và học, nâng cao tính tích cực, tự học của HS. Việc sử dụng cơng nghệ vào
dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường đáp ứng nhu
cầu học tập ngày càng cao cho HS.
Ứng dụng CNTT vào trường học góp phần hiện đại hóa trong nhà trường, giúp
Hs tiếp cận được công nghệ cũng như phương pháp học tập mới, tiếp cận được với sự
tiến bộ của khoa học ngày nay.

16


Chương 2: Thiết kế giáo án và phiếu học tập phần “Quang hình học” lớp 11 nâng
cao
2.1. Nội dung.
2.1.1 Cấu trúc chương được biểu diễn theo sơ đồ như sau:

2.1.2 Mục tiêu của chương.
- Trình bày được hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần.
- Vận dụng được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Vận dụng được công thức xác định góc giới hạn.

- Vẽ được đường đi của tia sáng trong trường hợp có hiện tượng khúc xạ hay
phản xạ tồn phần.
- Trình bày được cấu tạo của lăng kính, thấu kính, cấu tạo của mắt, cấu tạo của
kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.
- Vận dụng được các cơng thức lăng kính, cơng thức thấu kính, các cơng thức
xác định số bội giác của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.
- Trình bày được các tật của mắt và cách khắc phục.

17


2.1.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chương “Khúc xạ
ánh sáng”.
Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

Kiến thức.

Chấp

nhận

a) Định luật

-Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.

hiện


tượng

khúc xạ ánh

-Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là

phản xạ tồn

sáng.

gì? Và mối quan hệ giữa các chiết suất này với tốc

phần xảy ra

độ của ánh sáng trong các mơi trường.

khi i

Chiết

suất.
Tính

chất

-Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền

thuận nghịch


ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở định

của

luật khúc xạ ánh sáng.

sự

truyền

ánh

igh

-Mơ tả được hiện tượng phản xạ tồn phần và nêu
được điều kiện xảy ra hiện tượng này.

sáng

-Mô tả được sự truyền ánh sánh trong cáp quang
và nêu được cí dụ về ứng dụng trong cáp quang
Kĩ năng.
b)

Hiện

-Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ

tượng


phản

ánh sáng.

xạ

toàn

-Giải được các bài tập về hiện tượng phản xạ toàn

phần.

Cáp

phần.

quang
2.1.4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chương “Mắt và các
dụng cụ quang”

Chủ đề

Mức độ cần đạt được

Ghi chú

Kiến thức.
a) Lăng kính

-Mơ tả được lăng kính là gì?

-Nêu được lăng kính có tác dụng làm lệch tia sáng
truyền qua nó.

b) Thấu kính

-Nêu được thấu kính mỏng là gì?

Chỉ đề cập tới
18


mỏng

-Nêu được trục chính, quang tâm, tiêu điểm chính,

kính

tiêu điểm phụ, tiêu diện và tiêu cự của thấu kính

văn khúc xạ

thiên

mỏng là gì?
-Phát biểu được định nghĩa độ tụ của thấu kính và

Chỉ yêu cầu

nêu được đơn vị đo độ tụ.


giải bài tập

-Nêu được số phóng đại của ảnh tạo bởi thấu kính

về kính hiển

là gì?. Viết được cơng thức về thấu kính.

vi

-Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở

thiên văn khi

c) Mắt. Các

điểm cực cận và điểm cực viễn.

ngắm chừng

tật

-Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt

ở vô cực với

mắt.Hiện

lão về mặt quang học và cách khắc phục các tật


người có mắt

tượng lưu ảnh

này.

bình thường.

trên

-Nêu được góc trơng và năng suất phân li là gì?

của

màng

lưới



kính

-Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì? Và
nêu được ví dụ thực tế ứng dụng của hiện tượng
này.
-Mơ tả được cấu tạo và cơng dụng của kính lúp,

d)

Kính


kính hiển vi và kính thiên văn.

lúp.Kính hiển

-Nêu được độ bội giác là gì?

vi.Kính thiên

-Viết được cơng thức tính số bộ giác của kính lúp

văn.

đối với các trường hợp ngắm chừng, của kính hiển
vi và kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
Kĩ năng:
-Vận dụng được các công thức về lăng kính để
tính được góc ló, góc lệch và góc lệch cực tiểu.
-Vận dụng được cơng thức

-Vẽ được đường truyền của một tia sáng bất kì
qua một thấu kính mỏng hội tụ, phân kì và hệ hai
thấu kính đồng trục.
-Dựng được ảnh của một vật thật tạo bởi thấu
19


kính.
-Vận dụng cơng thức thấu kính và cơng thức tính
số phóng đại để giải các bài tập.

-Giải được các bài tập về mắt cận và mắt lão.
-Dựng được ảnh của vật tạo bởi kính lúp, kính
hiển vi và thiên văn.
-Giải được các bài tập về kính lúp, kính hiển vi và
kính thiên văn.
-Giải được các bài tập về hệ quang đồng trục gồm
hai thấu kính hoặc một thấu kính và một gương
phẳng.
-Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thí
nghiệm.

2.2. Hệ thống giáo án phần “Quang hình học”
2.2.1. Giáo án chương khúc xạ ánh sáng.
BÀI 44. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Phát biểu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Nêu được các khái niệm: chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối, hệ thức giữa chiết
suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Biết cách vẽ đường đi tia sáng từ môi trường này sang môi trường khác.
2. Kỹ năng.
- Vận dụng được các công thức của định luật khúc xạ để giải các bài tập về khúc
xạ ánh sáng.
- Phân biệt được vai trò của các chiết suất trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
20



- Chuẩn bị một số hình ảnh minh họa, chẩn bị các flash và video có liên quan,
chuẩn bị các phần mềm làm thí nghiệm.
- Bộ dụng cụ thí nghiệm để khảo sát hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2. Học sinh:
-Ôn lại hiện tượng truyền thẳng của ánh sáng.
-Ôn lại hiện tượng khúc xạ ánh sáng và định luật khúc xạ đã được học ở lớp dưới.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: (2 phút) Ổn định lớp, đặt vấn đề vào bài mới
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

-Giáo viên nhắc nhở học sinh đã đến giờ vào lớp các em
ổn định vào tiết học.

-Lớp trưởng báo cáo sĩ số

-Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp xem có học sinh nào vắng của lớp
hay khơng.
-Đặt vấn đề vào bài mới:
Các em đã từng cho chiếc đũa hay cây bút chì vào một
ly nước hay chưa? Cây bút chì hay chiếc đũa cịn thẳng
nữa khơng? Tại sao lại như vậy, hiện tượng đó là gì?
Bài học hơm nay chúng ta sẽ giải thích hiện tượng trên.
Hoạt động 2 : (10 phút) Tìm hiểu khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng


- Các em hãy quan sát thí -Học sinh quan sát và trả 1. Định nghĩa hiện tượng
nghiệm sau đây: khi cho lời: Chiếc bút chì dường bị khúc xạ ánh sáng:
cây bút chì vào cốc nước gãy.

a) Định nghĩa

các em hãy quan sát và

- Khúc xạ là hiện tượng

cho biết có hiện tượng gì

chùm tia sáng bị đổi

xảy ra.

phương đột ngột khi qua

- Vì sao cây bút chì lại

mặt phân cách hai mơi

trơng như bị gãy như vậy.

trường ánh sáng truyền

- Giáo viên giải thích hiện

qua.


tượng do tia sáng bị đổi
phương truyền khi đi qua
mặt phân cách giữa hai
21


mơi trường. Hiện tượng
đó được gọi là hiện tượng
khúc xạ ánh sáng.

-Học sinh phát biểu định b) Các khái niệm:

-Gọi học sinh đọc định nghĩa và ghi vào vở.
nghĩa hiện tượng khúc xạ
ánh sáng sách giáo khoa
-Giáo viên làm các thí
nghiệm giúp cho học sinh
hiểu rõ hơn vấn đề này.
- Chùm tia sáng (1):

-Có hai chùm ánh sáng

chùm tia tới, góc tới i.

cùng chiếu vào mặt phân
cách hai mơi trường.
- Làm thí nghiệm yêu cầu

- Học sinh quan sát trả lời - Chùm tia sáng (2):

Chùm tia 2 bị lệch một góc chùm tia khúc xạ, góc

khúc xạ r.
học sinh nhận xét phương so với chùm tia 1
- Lưỡng chất phẳng: hệ
của chùm tia 2 so với -Lưỡng chất phẳng: hệ hai
hai môi trường truyền
phương của chùm tia thứ môi trường truyền sáng
phân cách bằng mặt phẳng. sáng phân cách bằng mặt
1
phẳng.
-Người ta gọi chùm tia 1
- Mặt phân cách giữa hai
gọi là chùm tia tới, chùm
môi trường gọi là mặt
tia 2 gọi là chùm khúc xạ.
lưỡng chất.
- Tham khảo sách giáo - Mặt phân cách giữa hai
khoa và cho biết định môi trường gọi là mặt
nghĩa lưỡng chất phẳng, lưỡng chất.
mặt lưỡng chất.
Hoạt động 3 ( 12 phút): Tìm hiểu định luật khúc xạ ánh sáng:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

-Giáo viên


- Học sinh quan sát.

2. Định luật khúc xạ ánh

làm các thí

nghiệm. Yêu cầu học sinh

sáng:

quan sát thí nghiệm

a) Thí nghiệm:

- Giáo viên tiến hành thí - Quan sát hiện tượng và - Mục đích: tìm mối
nghiệm..
-Giáo viên thay đổi các

nhận xét.

quan hệ giữa góc tới i và
góc

khúc

xạ

r.
22



×