Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Quan hệ quân sự philippin – hoa kỳ từ 2001 đến 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.01 KB, 60 trang )

ỌC
N N
ỌC SƯ P
M
K OA LỊC SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quan hệ quân s Philippin –

oa Kỳ từ 2001 đến 2012

Sinh viên th c hiện : Hồ Thị Thanh Thạch
Người hướng dẫn : Lưu Trang

à Nẵng, tháng 5/ 2013
1


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tác phẩm “Bảy cuộc đàm phán siêu cấp” xuất bản năm 2005, tác giả
Mộ Kiệt đã mở đầu phần dẫn luận của mình bằng một câu nói: “Khơng có bạn bè
vĩnh viễn và kẻ thù vĩnh viễn, tất cả là để tranh giành quyền lực. Khi hai tay nắm
chặt và buông lơi, một quốc gia vĩ đại nếu không ra đời sẽ bị diệt vong”. Câu nói
đó là lời mơ tả cho bản chất của mối quan hệ ngoại giao thế giới trong bối cảnh
những năm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất đến thập niên 60 của thế kỉ XX. Tồn
tại trong lịng mối quan hệ đó là sự chồng chéo, giằng co giữa quyền lợi chung với
quyền lợi riêng; tham vọng và trách nhiệm; cái được trước mắt và cái được lâu
dài... Thực tế cho thấy ranh giới để xác định bạn bè hay kẻ thù giữa các nước là khá
mong manh. Cuộc đấu tranh vì quyền lợi đã buộc các nước hoặc phải liên kết với


nhau hoặc phải triệt tiêu nhau để tồn tại. Nhưng đó là cục diện của nền ngoại giao
thế giới thời kỳ trước, vậy so với ngày nay nó có gì đổi khác.
Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, thế giới có những bước biến
chuyển mới. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh (1989) đã đưa quan hệ đối ngoại
giữa các nước trên thế giới bước sang trang mới. Chưa bao giờ trong lịch sử, quan
hệ quốc tế được đẩy mạnh theo xu hướng ngày càng đa phương hóa, đa dạng hóa
như ngày nay. Các nước lớn không chỉ bắt tay nhau theo kiểu “nồi tròn vung tròn”
mà còn quan tâm hơn đến các nước nghèo hay các nước đang phát triển, hiển nhiên
là vì nhiều mục đích khác nhau. Một trong số đó có thể nói đến quan hệ Philipin và
Hoa Kỳ.
Nằm ở phía Bắc của châu M , t sau Chiến tranh thế giới thứ II Hoa Kỳ đã
vươn lên trở thành cường quốc bậc nhất thế giới. Với tiềm năng hết sức lớn mạnh
của một nước tư bản lớn, Hoa Kỳ ni trong mình tham vọng làm bá chủ tồn cầu
và tham vọng đó chưa bao giờ thay đổi. iều đó khiến chủ tâm Hoa Kì muốn mình
ln là “kẻ đứng trên” trong mối quan hệ với các nước. Dựa vào sự giàu có t một
nền kinh tế phát triển cùng với uy thế của một siêu cường, Hoa Kỳ được quốc tế
2


đánh giá là “nhà tài trợ khổng lồ” đối với nhiều nền kinh tế khác. Nhưng về bản
chất, đó là một chiêu bài để Hoa Kỳ không ng ng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của
mình trên thế giới.
Vốn là đồng minh của Hoa Kỳ ngoài khối NATO và cách Hoa Kỳ nữa vòng
trái đất. Vào thời kỳ chiến tranh lạnh, Philippin đối với Hoa Kì có vai trị cực kỳ
quan trọng trong việc ngăn chặn làn sóng Cộng sản lan rộng t

ông Dương. Nếu

trước đây, Philippin luôn bị xem như một “con bệnh c a ch u ” thì ngày nay,
Philippin nổi lên như một con hổ ở ông Nam


. Bởi tốc độ phát triển kinh tế của

nước này đạt mức cao nhất so với các nước trong ASEAN và xấp xỉ bằng tốc độ
phát triển của Trung Quốc. Mặt dù có bước phát triển lớn như vậy song Philippin
khơng d ng lại tham vọng của mình, vẫn ln muốn tranh thủ t mọi mối quan hệ
để đưa mình đạt đến những vị thế cao hơn c ng như để đảm bảo an ninh cho mình
trong giai đoạn đầy biến động như hiện nay.
Hoa Kỳ - Philippin, hai quốc gia khác nhau về văn hóa, và xa cách về mặt
địa lí nhưng đã thiết lập mối quan hệ thân thiết t giữa thế kỉ trước. Tuy nhiên t
sau chiến tranh lạnh đến nay, mà cụ thể hơn là t sau 1991, mối quan hệ giữa hai
nước này được nhận định là “một mối tình phai nhạt”. Nguyên nhân là hai nước
khơng cịn quan tâm khai thác quyền lợi t nhau hay do một trong hai bên đã bị
cuốn theo một hoặc nhiều mối quan hệ khác? Nhưng c ng có thể khơng thực sự là
như vậy?
Ngày nay, khi cục diện thế giới có sự thay đổi bởi những tác nhân mang tính
tồn cầu khiến khơng quốc gia nào có thể giải quyết một cách độc lập: khủng bố, sự
ra đời của các quốc gia mới, sự trổi dậy của những nền kinh tế trẻ, bất ổn an ninh
chính trị, khủng hoảng kinh tế tài chính,... Các bên ln muốn giành quyền lợi về
mình song c ng đối diện với quyền lợi chung và dư luận quốc tế. Nghiên cứu mối
quan hệ trên l nh vực quân sự Philippin – Hoa Kỳ t 2001 đến nay không thể giúp
ta thấy hết được toàn cảnh bức tranh về hoạt động ngoại giao thế giới giai đoạn
mới. Song nó có thể cho ta cái nhìn tiệm cận hơn, cụ thể hơn hoạt động đối ngoại
và cách ứng xử của các nước trong mối quan hệ đó. Qua đấy thấy được các bên đã
làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. T đó
rút ra bài học về đường lối đối ngoại cho đất nước đồng thời qua đó c ng có thể dự
3


đoán được hoạt động quan hệ quốc tế trong tương lai. ó là lý do vì sao tơi chọn đề

tài Quan hệ quân s Philippin – Hoa Kỳ từ 2001 đến 2012 để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử Philippin và Hoa Kỳ thời cận hiện đại là đề tài lớn đã được đưa vào
các giáo trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành lịch sử, văn hóa,
kinh tế - đối ngoại... Cùng với việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa hai quốc gia thì nghiên
cứu về mối quan hệ hai nước trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh c ng thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. T sau Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối
quan hệ này đã bị đánh giá giống như “một mối tình phai nhạt”. Nhưng trên thực
tế, cả Philippin và Hoa Kỳ vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh đó và đến nay đã trở
thành truyền thống trong chính sách đối ngoại của hai nước. Tuy nhiên, để nói về
mối quan hệ trên l nh vực quân sự giữa Philippin - Hoa Kỳ t 2001 đến 2012 thì
cịn rất ít cơng trình đề cập tới.
Trong cuốn “Ch nh sách cơng c a

oa Kì giai đoạn 1935 – 2001)”, xuất

bản năm 2001, tác giả Lê Vinh Danh đã phân tích một cách tương đối các chủ
trương, chính sách Hoa Kỳ trong các mối quan hệ trên l nh vực quân sự. ồng thời
tác giả c ng vạch ra một số nhận định trong chính sách quan hệ quốc phịng Hoa Kì
những năm đầu thế kỉ XXI. Tuy nhiên, tác giả chỉ chú trọng phân tích một cách
khái quát các chủ trương, chính sách của Hoa Kì trong thời kì Chiến tranh Lạnh mà
chưa đi vào nghiên cứu mối quan hệ giữa Hoa Kì với các nước đồng minh nói
chung và Philippin nói riêng.
Trong bài viết “Quan hệ an ninh, qu n sự M – Philippin (2001 – 2011)”,
tác giả inh Thị Cẩm Hằng có đề cập đến mối quan hệ hai nước Philippin – Hoa Kì
ở l nh vực an ninh – quân sự một cách tương đối hệ thống.
giả

ồng thời với đó, tác


inh Thị Cẩm Hằng c ng đưa ra được những cơ sở quan trọng để hai bên tái

thiết quan hệ đồng minh trong giai đoạn mới. Song, xét một cách khách quan thì
đây c ng chỉ d ng lại ở mức độ của một bài viết và tác giả c ng chưa thể đi sâu vào
phân tích các biểu hiện cụ thể, thái độ các bên c ng như tác động của mối quan hệ
này đối với xung quanh mà chỉ đề cập khá sơ lược.
Trong các tin đăng tải của cơ quan Thông Tấn Xã Việt Nam tại thành phố
à Nẵng ( TTX- N) c ng có ấn hành nhiều bài viết liên quan đến sự hợp tác c ng
4


như động thái của hai nước đối với các vấn đề của nhau. Tuy nhiên, những bài viết
đó khá rời rạc, mang tính sự kiện, tin tức hoặc chỉ đề cập đến một số phương diện
rất hẹp.
Song song với cơ quan TTX – N, trang web chính thức của Bộ quốc phịng
Hoa Kì: www.defense.gov và bộ Ngoại giao Hoa Kì www.state.gov c ng liên tục
cập nhập đến những sự kiện liên quan đến hai nước. C ng như một số hoạt động
hợp tác trên l nh vực quân sự giữa Nhà Trắng và Manila, nhưng tất cả vẫn khơng
được trình bày một cách có hệ thống, mà theo dạng bản tin, cần có sự chắc lọc,
phân tích và sâu chu i.
Nhìn chung những bài viết, tác phẩm trên vẫn chưa nghiên cứu một cách đầy
đủ t ng l nh vực và động thái giữa các bên trong quan hệ hai nước mà chỉ nghiên
cứu vào mảng này hay mảng khác của vấn đề. Song đó c ng là nguồn tài liệu tham
khảo bổ ích và quan trọng phục vụ cho tôi trong việc nghiên cứu đề tài này.
Trên cơ sở kế th a kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước, tiếp cận nguồn tài
liệu tương đối phong phú, tôi thực hiện đề tài: Quan hệ quân s Philippin – Hoa
Kỳ từ 2001 đến 2012.
3. ối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố chủ quan lẫn khách quan có tác động đến quan hệ hai nước

- Thái độ của Philippin và Hoa Kỳ trong mối quan hệ giữa hai nước t 2001 đến
2012.
- Sự hợp tác qua lại giữa hai quốc gia trên l nh vực: quân sự và những đặc điểm cơ
bản trong mối quan hệ đó.
- Những tác động mà quan hệ quân sự Philippin – Hoa Kì mang lại
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, khả năng và nguồn tài liệu nên tôi không thể nghiên
cứu một cách toàn diện mối quan hệ hai nước. ề tài chú trọng vào động thái độ và
các biểu hiện hợp tác giữa hai nước trong mối quan hệ an ninh Philippin và Hoa Kì.
4.Mục đích và nhiệm vụ đề tài
4.1. Mục đích nghiên cứu
ề tài làm sáng tỏ:
5


- Mối quan hệ giữa hai quốc gia: Philippin – Hoa Kì trong giai đoạn t 2001 đến
2012, nhất là trên l nh vực quân sự.
- Thái độ của hai nước trong mối quan hệ đó.
- Tác động của quan hệ an ninh Philippine – Hoa Kì đối với hai quốc gia và đối với
khu vực.
- Vị trí, vai trị của m i bên đối với nhau.
- Bản chất và đặc điểm của mối quan hệ.
4.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu khái quát quá trình thiết lập mối quan hệ hai nước.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước Philippin – Hoa Kì
thời kì t 2001 đến 2012.
- Vạch ra và phân tích những l nh vực hợp tác giữa hai nước c ng như động thái
m i bên trong quá trình hợp tác.
- Phân tích những kết quả đạt được c ng như những tác động của mới quan hệ
Philippin – Hoa Kì.

- Phân tích vị trí, vai trị của m i nước trong chiến lược phát triển của nhau.
- Rút ra được bản chất của mối quan hê.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
ể hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã dựa vào một số nguồn tư liệu:
- Các sách chuyên đề về kinh tế, chính trị.... của Philippin và Hoa Kì
- Các bài viết của Thông Tấn Xã Việt Nam tại thành phố

à Nẵng về các vấn đề

liên quan đến sự hợp tác của hai nước
- Một số bài viết t các trang web, trong đó đặc biệt phải nói đến trang web chính
thức Bộ quốc phịng Hoa Kì www.defense.gov và bộ ngoại giao Hoa Kì
www.state.gov
- Một số bài viết trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu biển ơng, tạp chí ông
Bắc .
- Bên cạnh đó là một vài luận văn và trang web khác.

6


5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:

ứng vững trên lập trường của chủ ngh a duy vật lịch sử và

phép biện chứng mácxit.
- Phương pháp cụ thể :
+ Phương pháp lịch sử để tìm hiểu các sự kiện quan trọng gắn liền với mốc thời
gian và nhân vật cụ thể.

+ Phương pháp logic để tìm hiểu mối quan hệ, hợp tác qua lại giữa hai quốc gia.
+ Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như so sánh, đối chiếu, phân
tích để có thể tìm ra mối quan hệ giữa các vấn đề, t đó rút ra một số nhận xét,
đánh giá mức độ, quy mô, thái độ các bên trong mối quan hệ Philippin – Hoa Kì,
tác động mối quan hệ Philippin – Hoa Kì đối với tình hình m i nước c ng như tình
hình khu vực.
6. óng góp của đề tài
ề tài đạt được mục đích nghiên cứu sẽ có những đóng góp sau đây:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống mối quan hệ hai nước trên các l nh vực và làm
r được thái độ của các bên.
- Góp phần đánh giá được kết quả c ng như sự tác động t mối quan hệ hai nước
đối với m i bên nói riêng, khu vực và thế giới nói chung.
- Trang bị thêm những hiểu biết về hoạt động đối ngoại, sự liên kết, hợp tác quốc
tế nói chung.
- Rút ra những bài học cho hoạt động đối ngoại của đất nước trong thời kì mới.
7. Bố cục của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có hai
chương:
Chương 1: Những yếu tố thúc đẩy mối quan hệ quân sự Philippin – Hoa Kì
(2001 – 2012)
Chương 2: Quan hệ Philippin – Hoa Kì trên l nh vực quân sự (2001 – 2012)

7


Chương 1: N ỮN

YẾU TỐ T ÚC ẨY MỐ QUAN

Ệ QUÂN SỰ


PHILIPPIN – HOA KÌ (2001 – 2012)
1.1.

Tác động của bối cảnh quốc tế và khu v c đến quan hệ hai nước

Philippin -

oa Kì giai đoạn 2001 - 2012

1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Những năm cuối thế kỉ XX, thế giới có những bước chuyển to lớn làm thay
đổi cục diện quan hệ quốc tế. Chiến tranh Lạnh kết thúc cùng với sự sụp đổ của hệ
thống Xã Hội Chủ Ngh a ở châu Âu và Liên bang Xô Viết. Thế hai cực khơng cịn,
Hoa Kì là cực duy nhất còn tồn tại nhưng c ng đang mất dần phạm vi và mức độ
ảnh hưởng trên toàn cầu. Thế giới với một trật tự mới đang trong quá trình hình
thành theo hướng đa cực.

ây là thời kì vươn lên, đua tranh mạnh mẽ giữa các

cường quốc như: Hoa Kì, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc…Các
nước này ra sức tập trung nguồn lực nhằm phát triển kinh tế làm nền tảng căn bản
xây dựng sức mạnh thực sự.

ó là một cuộc đua tranh khốc liệt mà kinh tế là tiêu

chuẩn đánh giá hàng đầu.
Bước sang thế kỉ XXI, nền ngoại giao truyền thống được thay thế bằng nền
ngoại giao mới, lấy xu thế hịa bình, hợp tác cùng phát triển làm trọng tâm. Trong
xu thế này nhiều quốc gia liên kết lại với nhau nhằm đủ sức chống chọi, đối kháng

với những thách thức và can thiệp t bên ngoài, để cùng nhau lớn mạnh. Tuy nhiên
trong quan hệ giữa các cường quốc với nhau c ng không tránh khỏi những bất đồng
xoay quanh vấn đề phân chia quyền lợi. Mặt dù vậy nhưng những xung đột, bất
đồng đó vẫn cịn nằm trong vịng kiểm sốt vì các nước đều khơng muốn rơi vào
tình thế đối đầu với nhau. Song m i nước vẫn ni trong mình những tham vọng và
toan tính riêng.
Thế kỉ XXI được đánh giá là thế kỉ vươn mình của các nền kinh tế trẻ. Việc
Hoa Kì bắt đầu chựng lại trên cuộc đua giữa các quốc gia mới nổi đã tạo điều kiện
cho các nước này có cơ hội rút ngắn khoảng cách với Hoa Kì và trực tiếp đe dọa
đến quyền lợi, phạm vi ảnh hưởng của người M , buộc Nhà Trắng phải khôn khéo
hơn trong hoạt động ngoại giao để bảo vệ những gì vốn thuộc về mình.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề mang tính tồn cầu nảy sinh u cầu các nước có
những chính sách phù hợp.

ặc biệt trong số đó, nạn khủng bố ngày nay càng
8


khiến nhiều quốc gia phải thắt chặc vấn đề an ninh và yêu cầu các nước trên thế
giới phải có sự liên minh chặc chẽ trong mối quan hệ hợp tác trên l nh vực quốc
phịng.

ó c ng là một phần trong xu hướng khu vực hóa và tồn cầu hóa nhằm

chung tay giải quyết các vấn đề chung.
Vậy có thể nói rằng, thế giới đầu thế kỉ XXI đứng trước nhiều vấn đề tồn
cầu mà khơng một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu khơng có sự hợp
tác đa phương và “trong một vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế
giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ tranh, hoạt
động can thiệp lật đổ, kh ng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày

càng gia tăng.”[10] Như vậy, vị trí của quan hệ ngoại giao trên l nh vực quốc
phòng, an ninh giữa các nước vẫn còn rất quan trọng nhằm đảm bảo mơi trường
hịa bình, ổn định.
Chính những vấn đề chung của thế giới trên đã tác động khơng nhỏ chủ
trương, chính sách của Hoa Kì và Philippin trong mối quan hệ, đối ngoại nói chung
và hợp tác an ninh nói riêng trong giai đoạn mới.
1.1.2. Bối cảnh khu v c châu Á – Thái Bình Dương
Có thể nói những năm đầu thế kỉ XXI là những năm khu vực châu
Bình Dương nói chung và ơng Nam

- Thái

nói riêng xảy ra nhiều biến động liên quan

đến an ninh chủ quyền. Việc gia tăng ảnh hưởng về kinh tế - quân sự của các nước
lớn đã làm xáo trộn và gây căng thẳng đến quan hệ ngoại giao nhiều nước, khiến
thế giới quan ngại cho một ông

ngày càng phức tạp hơn.

Trong “báo cáo chiến lược an ninh châu

– Thái Bình Dương của Mỹ” gửi

lên chính quyền Obama, trung tâm an ninh mới của Hoa Kì phan tích châu



Thái Bình Dương t đầu thế kỉ XXI đến nay nảy sinh nhiều vấn đề quan trọng,
trong đó có 4 thay đổi mang tính chất căn bản là: sức mạnh chính trị và tốc độ phát

triển kinh tế tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác; sự tr i dậy của Trung
Quốc một mặt đã đem đến cơ hội phát triển cho các nước cùng khu vực, song c ng
gây nhiều hệ quả khiến các nước này quan ngại về vấn đề chủ quyền và đe dọa
quân sự; các quốc gia sở hữu hạt nhân không ng ng tăng, mặc dù các hình thức
cảnh báo đã được áp dụng, điều này rất có thể đưa đến tình trạng chạy đua v trang
giữa Hoa Kì với các nước; cơ chế hợp tác đa phương khu vực diễn ra mạnh mẽ, đưa
9


đến khả năng của việc nhất thể hóa khu vực là rất lớn. Trong nhận định của Nhà
Trắng, “ch u

không chỉ là khu vực c a các quốc gia trỗi dậy, mà cịn là nơi có

ch nh quyền bị cộng đồng quốc tế cơ lập; ở đó khơng chỉ tồn tại thách thức l u dài,
mà còn đang phải đối mặt với các mối đe dọa chưa từng có”[59]
ối với ông Nam , t những năm 90 thế kỉ XX, Trung Quốc đã tạo được
phạm vi ảnh hưởng nhất định đến hiệp hội các quốc gia

ông Nam

. Sang thế kỉ

XXI, với tư cách là một nước lớn có nền kinh tế phát triển, thị trường rộng, Trung
Quốc được nhiều quốc gia trong tổ chức ASEAN tin tưởng hợp tác. Các diễn đàn
đối thoại như: ASEAN + 3, ARF, ASEM, EAC, đáng chú ý là việc Trung Quốc và
các nước trong hiệp hội kí với nhau Hiệp ước Quy tắc ứng xử trên biển

ông


(DOC) ... cho thấy Trung Quốc đang t ng bước xâm nhập vào hiệp hội các quốc
gia ông Nam

với vai trò ngày càng to lớn.

iều đáng lo lắng là các hoạt động của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân
Trung Hoa đối với khu vực không chỉ nhằm vào mục tiêu hợp tác kinh tế mà “họ
đang mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam

bằng cách n ng cao sự có mặt về ngoại

giao, tăng viện trợ cho nước ngoài và k các thỏa thuận song phương... Những thỏa
thuận này khơng có giái trị đáng kể về tài ch nh nhưng chúng là dấu hiệu cho thấy
Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế mới có thể mở rộng sự có mặt và ảnh
hưởng ch nh trị tại các nước láng giềng ở ph a nam”[35]
ể chi phối các nước trong hiệp hội ASEAN, Trung Quốc tuyên bố chủ
quyền trên các đảo thuộc vùng biển mà Trung Quốc gọi là Nam Hoa.

iều này

đụng chạm quá nhiều đến an ninh lãnh hải các nước thuộc quần đảo Mã Lai, Việt
Nam. Cùng với đó là nhiều nước khác trên thế giới bởi biển

ông là một phần của

tuyến đường vận tải trên biển với gần một nửa số tàu thương mại hiện đang phải đi
qua biển ông.
Là bên tranh chấp mạnh nhất, Trung Quốc đưa quân đội vào hoạt động nhằm
kiểm sốt tình hình các nước. Trong khi đó, chính sách mà Trung Quốc đưa ra tác
động mạnh đến nhiều nước buộc các nước này phải lên tiếng như: Ấn

Bang Nga vì Ấn

ộ, Liên

ộ và Nga đang được hưởng quyền thăm dị và khai thác tài

ngun ở đây; bên cạnh đó là Hoa Kì – quốc gia nắm quyền đảm bảo an toàn cho
các tuyến đường vận tải trên biển.
10


Với nội bộ ASEAN, những can thiệp t phía Trung Quốc đã khiến Hiệp Hội
này xuất hiện nhiều bất đồng. “Trong số các quốc gia yêu sách, Việt Nam và
Philippin là hai quốc gia có nhiều va chạm nhất với Trung Quốc ở biển Đơng. Do
đó cả hai đều là những quốc gia ch động nhất kêu gọi sự đoàn kết ASEAN trong
vấn đề biển Đông. Kể từ khi M tuyên bố chiến lược “tái c n bằng ch u

”,

Philippin đã tự tin hơn, đưa ra các sáng kiến mới tại các diễn đàn ASEAN. Mặc dù
là quốc gia có yêu sách tại biển Đông nhưng Malaysia và Brunei lại không bị
Trung Quốc đe dọa trực tiếp trên biển và họ thường chú trọng đến mối quan hệ với
Trung Quốc. .. Singapore và Indonesia có quan điểm trung lập.

ọ khơng ng hộ

yêu sách c a bất kì bên nào... Lào, Thái Lan và Myanma khơng có lợi ch trực tiếp
ở biển Đông, do vậy họ rất t khi thể hiện quan điểm c a mình. Campuchia – Quốc
gia có mối quan hệ kinh tế và ch nh trị gắn bó với Trung Quốc - ở mức độ nào đó,
ng hộ đàm phán song phương với Trung Quốc.”[33]

Như vậy, sự can thiệp của Trung Quốc khơng những làm “nổi sóng” ở biển
ơng, hàng loạt các quốc gia rơi vào tình trạng bị đe dọa an ninh chủ quyền, gây
bất ổn chính trị, căng thẳng ngoại giao mà còn khiến các quốc gia trong ASEAN bị
phân hóa.

iều này gây hậu quả rất nghiêm trọng cho một ASEAN đang n lực

hướng tới thống nhất c ng như nhiều cường quốc khác có quyền lợi nhất định tại
vùng biển

ơng Nam

. Buộc các nước có liên quan phải điều chỉnh chính sách

phó với Một Trung Quốc đầy tham vọng.
1.2.

Tình hình nội tại Philippin, Hoa Kì từ năm 2001 đến năm 2012

1.2.1. Tình hình nội tại Philippin
Nếu Hoa Kì được đánh giá là siêu cường quốc và là một trong những trung
tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới thì Philippin t trước đến nay luôn bị xem
là “con bệnh của châu

” và xếp vào những nước nghèo nhất khu vực

ơng Nam

. Nhưng đó là bối cảnh của một Philippin trong những thập niên đầu 80 của thế kỉ
XX, dưới thời tổng thống Markos và thời kì khủng hoảng kinh tế - tài chính 1997 –

1998. Ngày nay, Philippin đang tr i dậy thực sự và tạo một sức hút đáng kinh ngạc.
Về kinh tế: do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997 -1998) mà
nền kinh tế Phlippines vốn đang hồi sinh thời kì hậu Markos lại bị giáng một đòn
nặng nề khiến tỉ lệ tăng trưởng đầu tư năm 1998 chỉ còn 0,6%. Nhưng bước qua
11


năm 1999, tốc độ phát triển kinh tế nước này đạt 3%/năm và nhích lên hơn 6% vào
năm 2004. Mặc dù thế giới nói chung và ơng Nam

nói riêng đang phải đối mặt

với nguy cơ suy giảm tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippin
vẫn đạt ngưỡng 7,1% trong q 3 năm 2012.

ó là những con số hết sức ấn tượng

cho thấy bước chuyển mình lớn của kinh tế Philippin giai đoạn mới. Năm 2011,
quốc gia này được xếp là nền kinh tế lớn thứ 44 thế giới. Philippin đã vượt mặt
Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Singapore về tốc độ tăng trưởng GDP
để có thể so sánh với Trung Quốc khổng lồ 7,7%/năm). Nhiều chuyên gia nhận
định, Philippin sẽ trở thành con hổ kinh tế mới ở châu Á trong khi các nền kinh tế
lớn khác đang phải vật vã với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính cuối 2008.
Về chính trị - xã hội: Nắm quyền t năm 2001, tổng thống Arroyo đã thực
thi nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị - xã hội. Các tổ chức khủng
bố Hồi giáo vùng Midanao – nam Philippin vẫn tiếp tục hoạt động là mối đe dọa to
lớn đối với chính quyền đương nhiệm của bà Arroyo. Cùng với đó là nạn tham
nh ng đã làm l ng đoạn nền kinh tế Philippin và gây bất ổn chính trị. Năm 2010,
Benigno Aquino lên cầm quyền đã tiến hành hịa giải với nhóm phiến quân Mặt
trận giải phóng Hồi giáo Moro (MILE) bằng hiệp định khn nhằm tạo mơi trường

hịa bình, tái thiết đất nước.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, Philippin nói riêng và các quốc gia cùng
khu vực nói chung đang phải đối mặt với vấn đề tranh chấp lãnh hải cùng Trung
Quốc. Việc này đe dọa đến chủ quyền của các nước trong đó có Philippin, do
những đặc điểm địa lý, lãnh thổ và tài nguyên nên tính chất tranh chấp trên quốc
đảo này diễn ra hết sức căng thẳng, đòi hỏi Philippin phải có những quyết sách giải
quyết thỏa đáng những tranh chấp. Chính những bối cảnh trong nội tại quốc gia đã
thúc đẩy Philippin tìm kiếm đồng minh cho mình để tạo một ch dựa, đó là cơ hội
cho quan hệ Philippin và Hoa Kì được tái thiết và đẩy mạnh hơn.
1.2.2. Tình hình nội tại Hoa Kì
Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, trật tự hai cực chính thức bị tan rã.
Hệ thống Xã Hội Chủ Ngh a ở

ông Âu sụp đ đã chấm dứt thời kì Chiến tranh

lạnh. Hoa kì trở thành siêu cường duy nhất. Vị thế của Hoa Kì ngày càng vượt trội
nhờ vào sức mạnh về kinh tế, khoa học công nghệ c ng như quân sự.
12


Về kinh tế: những năm cuối thế kỉ XX, kinh tế Hoa Kì lầm vào một cuộc suy
thối nặng nề. Tuy nhiên, trong hai nhiệm kì cầm quyền của tổng thống B. Cliton,
kinh tế Hoa Kì có sự hồi phục và phát triển trở lại. Hoa Kì vẫn là nước có nền kinh
tế hàng đầu thế giới. Hiện nay nền kinh tế đó có sự quốc tế hóa cao độ, thể hiện rất
rõ qua quá trình mở rộng hoạt động trên phạm vi thế giới. Ở tất cả các châu lục và
khu vực đều có mặt của các tập đồn, chi nhánh kinh tế Hoa Kì với đội ng lao
động chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại. Mức độ ảnh hưởng và chi phối của
nền kinh tế Hoa Kì là hết sức mạnh mẽ. Nếu dân số Hoa Kì chỉ chiếm chưa đầy 5%
tổng dân số thế giới thì GDP của quốc gia này lại chiếm đến gần 30% GDP toàn
cầu. Sự chênh lệch trên cho thấy mức độ và tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc mà

nền kinh tế khổng lồ này đạt được. Tất cả các ngành trong cơ cấu nền kinh tế Hoa
Kì đều áp dụng thành tự khoa học – công nghệ nhằm tạo ra dịng chất lượng sản
phẩm đảm bảo và uy tín. Tính quốc tế hóa của kinh tế Hoa Kì cịn được biểu hiện ở
đơn vị thanh tốn.

ồng

ơla (hay USD) tiếp tục là phương tiện thanh toán chủ

yếu và được chọn là ngoại tệ dự trữ chính cho các quốc gia trên thế giới. Tất cả
những biểu hiện đó là minh chứng cho một nền kinh tế Hoa Kì lớn mạnh và có sức
ảnh hưởng vơ cùng lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính cuối 2008 đã tác động khơng
nhỏ đến kinh tế Hoa Kì nhưng c ng khơng thể đánh gục “gã khổng lồ” này được.
Hoa Kì tiếp tục là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính hàng đẫu thế giới
khi những đóng góp và vị trí của Hoa Kì trong các tổ chức tài chính quốc tế vẫn
duy trì ở mức cao: với IMF là 18,4%, WB là 14,5%.
Về khoa học – công nghệ: bằng nhiều cách thức khác nhau, Hoa Kì đã thu
hút về mình một lực lượng các nhà khoa học có chất lượng thuộc nhiều quốc gia,
dân tộc khác nhau. Họ là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế tri thức ở Hoa Kì. Tính
chung, Hoa Kì chiếm tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh sang chế toàn thế giới.
Trong 29 l nh vực khoa học – công nghệ m i nhọn thì nước này đã có 20 l nh vực
dẫn đầu.

ồng thời cho đến nay vẫn chưa có quốc gia nào vượt mặt Hoa Kì về số

người nhận giải Noben (286/755 người tính đến năm 2003). ó chính là cở sở hình
thành và thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kì giàu mạnh, hiện đại giữa sự cạnh tranh gắt
với các nền kinh tế mới nổi.

13



Về chính trị - xã hội: Sau chiến tranh lạnh, đối trọng duy nhất của Hoa Kì là
Liên Xơ đã khơng cịn. Trật tự thế giới mới chưa định hình nhưng toan tính của
người M vẫn muốn mình trở thành bá chủ. Trên thực tế, Hoa Kì có một hệ thống
đồng minh khổng lồ có mặt khắp các châu lục và hoạt động dười nhiều tổ chức hợp
tác khác nhau. D nhiên, trong các tổ chức đó, Hoa Kì giữ vai trò lãnh đạo và chi
phối. Ngân sách đầu tư cho quốc phòng m i năm chiếm khoảng 45% tức hơn 400
tỷ USD/năm trong tổng chi tiêu tồn quốc.

iều đó cho thấy giới cầm quyền Hoa

Kì đặc biệt quan tâm sau l nh vực kinh tế. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính
cuối 2008 buộc Hoa Kì giảm bớt đầu tư cho quốc phịng.

iều này thể hiện qua

việc Hoa Kì rút bớt quân đội ở các căn cứ quân sự bên ngoài và phải dàn mỏng
quân tại nhiều khu vực chiến lược trên thế giới.
Vậy, với tiềm năng lớn mạnh về các mặt cộng với sự tan rã của trật tự hai
cực là một lợi thế qun trong để Hoa Kì thực hiện mưu đồ bá chủ tồn cầu. Tuy
nhiên điều đó hồn tồn khơng dễ khi hiện nay, nhiều nền kinh tế - quân sự trẻ nổi
lên và hình thành cục diện “một siêu nhiều cường”. ồng thời với đó là sự thu hẹp
ảnh hưởng trên thế giới bởi sự can thiệp, cạnh tranh t nhiều cường quốc trẻ. Hoa
Kì buộc phải v a chạy đua thật nhanh v a phải bắt tay với nhiều nước mới có thể
tạo được khoảng cách an toàn. Tham vọng thiết lập một thế giới đơn cực trong đó
Hoa Kì là siêu cường duy nhất đóng vai trị chi phối đã, đang và sẽ vấp phải nhiều
khó khăn vì thế giới khơng chấp nhận trật tự do Hoa Kì đơn phương sắp đặt. Hơn
thế nữa, Hoa Kì c ng ln phải đối mặt với mối quan ngại về sự tồn tại của chủ
ngh a khủng bố, khi mà những ám ảnh của sự kiện 11/9 vẫn còn. Qua hai đời tổng

thống: George W. Bush (2001 – 2008) và Barach Obama hiện đang đương nhiệm
đã khơng ng ng đề ra các chính sách nhằm phục hồi lại hình ảnh một Hoa Kì siêu
cường. Nhưng có thể thấy, trong giai đoạn hiện nay, để làm được điều đó là cả một
chặng đường trường và càng khơng thể tiến hành được nếu Hoa Kì đơn độc.
Chủ trương, chính sách hợp tác qn sự của Hoa Kì với Philippin là hệ thống các
nguyên tắc, kế hoạch và nhận định của Nhà Trắng đối với vị trí của Philippin trong
việc đảm bảo đầy đủ quyền lợi của Hoa Kì trên thế giới ở l nh vực quân sự. chính
sách hợp tác an ninh của Hoa Kì với Philippin là bộ phận quan trọng trong chính
sách ngoại giao nói chung và chính sách hợp tác an ninh với các nước đồng minh
14


nói riêng. Nhưng tất cả các chủ trương, chính sách đó phải phục vụ cho lợi ích của
người M .
1.3.

Truyền thống và nhu cầu hợp tác trên lĩnh v c quân s của hai nước

1.3.1. Quá trình thiết lập mối quan hệ quân s
Cùng với Thái Lan, Philippin là một trong những đồng minh quan trọng của
Hoa Kì ngồi khối NATO và có lịch sử quan hệ lâu đời. Nói cách khác, Philippin là
đồng minh lâu đời nhất của Hoa Kì tại khu vực ơng Nam .
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, nhận thấy được sự giàu có và vị thế quan
trọng của Philippin, Hoa Kì đã đưa quân tấn công nơi đây để thay chân Tây Ban
Nha thiết lập một nền thống trị mới. Ban đầu, nhân dân Philippin hết sức giúp đỡ
các đợt tấn công của Hoa Kì lên vùng đất của họ vì ngh quân đội Hoa Kì là những
người bạn. Tuy nhiên, sự thật khơng phải như vậy. Tháng 12/1898, sau cuộc giao
tranh dữ dội tại vịnh Manila, Tây Ban Nha quyết định nhượng lại Philippin cho
Hoa Kì để lấy 20 triệu ơla và t đó Philippin chính thức trở thành thuộc địa của
Hoa Kì. Vậy, khởi đầu cho mối quan hệ hai nước là quan hệ giữa kẻ chiếm đóng và

những người dân thuộc địa.
Năm 1934, Manuel L.Quezon – chủ tịch đầu tiên của Khối Thịnh vượng
chung sau này, hứa sẽ trao trả cho Philippins nền độc lập vào năm 1946. Song, khi
cuộc trao trả quyền lực vì nhiều mục đích khác nhau giữa hai bên chưa kịp thực
hiện thì năm 1941, Nhật Bản đổ bộ lên Philippin chỉ sau ba ngày tấn công Trân
Châu Cảng. Việc Hoa Kì quay lại Philippin lần hai là mốc đánh dấu bước chuyển
tốt đẹp trong quan hệ hai nước. Qn đội Hoa Kì bây giờ khơng chỉ mang tư cách
là quân của phe ồng minh mà còn mang tư cách của một người bạn c do tướng
Douglas Mc Athur dẫn đầu đã quét sạch lực lượng phát-xít Nhật.
Năm 1946, độc lập được người M trao lại cho Philippin, cho đến bây giờ,
quan hệ hai nước khơng cịn là quan hệ giữa kẻ chiếm đóng với dân thuộc địa, mà
là quan hệ của nhưng “đồng minh” nhưng bất bình đẳng. Nói đúng hơn là quan hệ
của chính quốc với chư hầu. Vì xét cho cùng, những Hiệp ước hai bên kí kết cho
thấy Philippin hồn tồn thua thiệt và bị sự chi phối khá mạnh t Hoa Kì. Philippin
ngày càng bị lôi kéo vào “cuộc chiến chống Cộng sản trong khu vực mà Việt Nam
nói riêng và ơng Dương nói chung là ngọn lửa hết sức nguy hiểm.”
Cùng với việc tìm kiếm thêm đồng minh ở ơng Nam , Hoa Kì tích cực
đẩy mạnh hợp tác với người bạn c Philippin để đảm bảo rằng: cùng với Thái Lan,
Philippin sẽ là tiền đồn quan trong nhất ở

ông Nam

chống lại chủ ngh a Cơng

sản. Hoa Kì bắt đầu khai thác t Philippin về lực lượng con người trong các chiến
15


trường trên thế giới. Năm 1951, Hiệp ước phong thủ chung được kí kết, qui định
quyền lợi c ng như quyền quyết định trong l nh vực quốc phòng của Philippin một

phận gắn chặc và phụ thuộc vào người M . Mối quan hệ này ngày càng mang đậm
tính chất của kẻ chủ và chư hầu hơn là những người bạn liên minh. Như vậy, “quá
trình kéo cánh và liên minh ngày càng mở rộng sau hàng loạt biến cố như: kh ng
hoảng Berlin 1948 – 1949, Liên Xô thành lập khối Varsava và Hồng Quân Trung
Quốc chiếm lục địa năm 1949. Liên minh song phương với Nhật Bản, Philippin,
Hàn Quốc, Thái Lan tức tốc được thành lập trong ý đồ liên kết các chế độ có cùng
hệ thống và quan điểm chính trị vào một phịng tuyến để ngăn chặn sự phát triển
c a khối Xã Hội Ch Nghĩa ở ch u ” [9,tr.679]
Bảng 1. Sơ đồ liên minh và hiệp ước Mỹ đã kí cho đến 1959
Hoa Kì
NATO

SEATO

Hiệp ước

Các Hiệp ước song
phương

Canada

Anh

ANZUS

Iceland

Pháp

New Lealand


Mỹ - Nhật Bản

Nauy

New Lealand

Úc

Mỹ - Hàn Quốc

Anh

Úc

Mỹ - ài Loan

Hà Lan

Pakistan

Mỹ - Philippin

an Mạch

Thái lan

Tây ức

Philippin


Bỉ

Hiệp ước RIO (OSA)

CENTO

Luxenbourg

Anh

Kuba, Honduras, Mexico, Guatemala,

Ý

Thổ Nh Kì

Elsalvador, nicaragu, Haiti, Dominica Rep.

Bồ ào Nha

Pakistan

Costarica, Panama, Venezuela, Ecuado,

Pháp

Iran

Colombia, Peru, Bolivia, Paraguay, Brazil,


Hy Lạp

Chile, Argentina, Uruguay.

Thổ Nh Kì

Nguồn: Ch nh sách cơng c a oa Kì giai đoạn 1935 – 2001

16


Vậy, qua sơ đồ trên có thể thấy, cho đến nửa sau thế kỉ XX, Hoa Kì đã thiết
lập được một hệ thống đồng minh vững chắc và đảm bảo tính cơ động khi mà tại tất
cả các châu lục, khu vực đều có đồng minh của Hoa Kì.
Cho đến giữa thế kỷ XX, Philippin trở thành kẻ sát cánh cùng Hoa Kì trong
nhiều vấn đề mà Hoa Kì cần có một cánh tay khác thực hiện hay h trợ. ó là chất
keo dính nối quyền lợi hai nước vào nhau ở mức độ nhất định. Mặc dù vậy, bước
vào thời hậu Mackos, quan hệ hai nước rơi vào tình trạng khủng hoảng bởi sự
chênh lệch, bất bình đẳng về quyền lợi.
1.3.2. Hoạt động quân s

hai nước trước 2001

Trên thực tế, nền tảng trong quan hệ an ninh hai nước được chính thức xác
lập năm 1951 với việc hiệp ước Phịng thủ chung được kí kết. Tuy nhiên, điều đó
khơng có ngh a là trước 1951 khơng diễn ra các hoạt động hợp tác giữa hai bên.
Ngay t những năm cuối thế kỉ XIX, cùng với việc thống trị quốc đảo ở khu
vực ơng Nam châu


này thì Hoa Kì c ng áp dụng các qui chế và qui trình chính

trị... theo kiều Hoa Kì nhằm thiết lập ở đây một hệ thống chính trị mang đậm dấu
ấn kiểu chính quốc. Năm 1935, tổng thống Quezon đã ra lời mời tướng Douglas
MacThur của Hoa Kì làm cố vấn quân sự cho Khối thịnh vượng chung. Cùng với
đó, tổng thống Quezon c ng giao cho tướng Douglas MacThur thiết lập hệ thống
quốc phòng nhằm bảo vệ an ninh cho Philippin.

ây là những hoạt động đầu tiên

trong hợp tác an ninh hai nước, đánh dấu bước chuyển đầy khởi sắc trong quan hệ
Philippin – Hoa Kì.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
dâng cao tại ơng Nam . Lo sợ đám cháy của chủ ngh a Cộng sản ở ơng Dương
có thể lan rộng, Hoa Kì đã lôi kéo Philippin và biến quốc gia này thành cơng cụ
trong chiến lược tồn cầu của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó
hai bên đã kí với nhau khá nhiều Hiệp ước, nhưng nhìn chung đó đều là các hiệp
ước bất bình đẳng với Philippin như: Hiệp ước các mối quan hệ chung Philippin –
Hoa Kì (1946), Hiệp ước phịng thủ chung (1951)… có qui định r : “Philippin
không cho phép quốc gia nào được xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ
Philippin hoặc mua vũ khí từ quốc gia nào mà khơng có sự động ý trước từ phía

17


M ”[44].

iều này cho thấy Hoa Kì chi phối khá sâu vào quyền nội trị của

Philippin.

Bên cạnh kí kết các Hiệp ước khẳng định vai trị phục vụ lợi ích cho người
Mỹ, Philippin còn đưa quân tham chiến trên nhiều chiến trường nhằm h trợ cho
quân đội Hoa Kì tại vùng chiếm đóng. Vấn đề này được thể hiện rõ qua việc hiện
diện, cùng chiến đấu của quân đội Philippin và nhiều nước đồng minh khác bên
cạnh quân đội Hoa Kì.
Trong chiến tranh Triều Tiên, tháng 8/1950, Philippin đưa 7500 quân viễn
chinh sang tham chiến tại Triều Tiên. Lực lượng mà Philippin đưa sang quốc gia
ông Bắc Á này lớn thứ tư trong tổng lực lượng các quân đội đồng minh của Hoa
Kì nhằm đối phó với phe Cộng sản được Trung Quốc và Liên Xô h trợ. Thực chất
đây là cuộc đối đầu giữa Hoa Kì với Liên Xơ và Trung Quốc, nhưng Nhà Trắng đã
khôn khéo chia sẻ “trách nhiệm” cho các đồng minh trong đó có Philippin. Quân
viễn chinh Philippin được tăng cường hoạt động cùng với Sư đoàn 1 kỵ binh, sư
đoàn bộ binh 25 và sư đồn 45 Hoa Kì.
Năm 1965, Hoa Kì tiến hành chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam
Việt Nam với sự góp mặt khá đơng đảo của qn đội các nước đồng minh: Hàn
Quốc, Thái Lan, Philippin, Oxtraylia, Niudilan. Philippin với trách nhiệm của một
quốc gia tiền tiêu, đồng thời c ng là đồng minh lâu đời nhất của Hoa Kì tại
Nam

ơng

đã cử 28 nhân viên qn sự sang Việt Nam. Năm 1966, Philippin gởi đến

đây 182 nhân viên và con số này tăng lên 1882 người năm 1973.
Bảng 1. Bảng thống kê các đồng minh của Hoa Kì tham gia chiến tranh Việt Nam
Các nước tham gia
1

ại Hàn Dân Quốc


Số lượng

Ngày vào

Ngày rút

50.000

9/1964

29/3/1973

2

Thái Lan

13.000

7/1966

2/1972

3

Oxtraylia

7.000

9/1964


12/1972

4

Philipppines

2.000

4/1965

29/3/1973

5

Niu Dilan

600

7/1967

12/1972

Nguồn: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xu n năm 1968 c a nhân dân miền
Nam Việt Nam và thực chất ch trương “phi M hóa chiến tranh hóa” c a M

18


Thơng qua bảng thống kê trên có thể thấy rằng, quân đội Philippin đến Việt
Nam rất sớm (chỉ sau Oxtraylia,

nước muộn nhất.

ại Hàn Dân Quốc) nhưng lại là đội quân rút về

ủ chứng minh độ tin cậy và mức độ hợp tác giữa Philippin và

Hoa Kì là rất cao.
Tiếp đó, quân đội nước này còn tham gia chiến đấu tại vịnh Ba Tư (1900 –
1991), nơi có vị trí quan trọng với Nhà Trắng và nhiều cường quốc khác.
Chỉ riêng trong thời kì chạy đua v trang, để chống lại Liên Xơ, Hoa Kì đã
thành lập trận địa tên lửa với sự tham gia của 12 nước và Philippin là thành phần
quan trọng trong hệ thống đồng minh Hoa Kì tại châu Á.
Sơ đồ 2. Mục tiêu Liên Xô và trận địa tên lửa của Mỹ thời kì chạy đua v trang

Liên Xô

Hàn Quốc

Nauy

Nhật Bản

Anh
Pháp

Philippin

Tây ức

Afganistan


Hy Lạp

Hạm đội Mỹ
Thổ Nh Kì

Iran

Nguồn: Ch nh sách cơng c a oa Kì giai đoạn 1935 – 2001)
T sơ đồ trên cho thấy, Hoa Kì khơng ng ng mở rộng q trình thiết lập
quan hệ bạn bè với nhiều nước nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường phạm vi ảnh
hưởng của Nhà Trắng trên thế giới. Bên cạnh đó phía Hoa Kì cịn hịng tìm kiếm
đối tượng để chia sẻ gánh nặng trách nhiệm cho các nước đồng minh trong việc
tranh giành ảnh hưởng và chạy đua v trang với các cường quốc mà Liên Xơ là một
điển hình. Phlippines nói riêng c ng như các quốc gia trên thực sự đã bị kéo vào
cuộc đối đầu giữa Nhà Trăng với các đối tượng đối lập cới quyền lợi của Nhà
Trắng. Ngược lại, các nước chư hầu hoặc đồng minh nói chung, Philippin nói riêng
được nhận t Hoa Kì những khoản viện trợ trực tiếp khổng lồ hoặc gián tiếp thông
qua việc đào đạo lực lượng quân đội.

19


Ngồi ra, Hoa Kì cịn cho xây dựng khá nhiều các căn cứ qn sự ngồi lãnh
thổ Hoa Kì nhằm đảm bảo tính cơ động khi cần tác chiến, điển hình là căn cứ
khơng qn Clark – căn cứ khơng quân lớn nhất được xậy dựng bên ngoài nước
Mỹ, đồng thời là kho quân sự lớn nhất châu

và căn cứ hải quân Subic - kho quân


sự lớn nhất thế giới. Mặc dù hai căn cứ này xây dựng trên lãnh thổ Philippin, song
nó hồn tồn phục vụ cho các hoạt động quốc phịng của Hoa Kì. Tuy nhiên, việc
Hoa Kì cho xây dựng 2 căn cứ quân sự có vị trí chiến lược như Clark và Subic đều
tại Philippin cho thấy trong thời kì Chiến tranh lạnh, quan hệ hai nước khá khăng
khít và vị trí của hai bên với nhau là hết sức quan trọng.
Những năm cuối của thập niên 80 thế kỉ XX, cùng với sự sụp đổ của chế độ
độc tài Mackos, quan hệ hai nước có chiều hướng đi xuống. Năm 1987, Hiến pháp
Philippin quy định cấm sự hiện diện của quân đội nước ngoài trong lãnh thổ quốc
gia.

iều này là một phần nguyên nhân khiến quân đội Hoa Kì rút hết khỏi căn cứ

Subic và Clark về nước.

ồng thời với đó là sự cắt giảm viện trợ quốc phịng

xuống cịn 1,2 tỷ USD tính đến năm 1991 và chỉ cịn 158 triệu USD tính đến năm
1993. Lúc bấy giờ, hai bên khơng cịn quan hệ với nhau trên l nh vức quân sự mà
là sự hợp tác khá nhỏ giọt ở l nh vực kinh tế - thương mại. Hiệp ước phịng thủ
chung kí năm 1951 trở thành sợi dây rang buộc mang tính hình thức trên phương
diện hợp tác an ninh Philippin – Hoa Kì.
Vậy, có thể nói mối quan hệ Philippin – Hoa Kì được khởi đầu t những
năm cuối thế kỉ XIX khi Hoa Kì t ng bước thay chân Tây Ban Nha đặt ách thống
trị nơi đây. Ban đầu đó là mối quan hệ đối kháng giữa một bên là một nước đế quốc
xâm lược còn bên kia là nhượng địa. Nhưng theo tiến trình lịch sử, quan hệ này trở
thành quan hệ đồng minh. Biểu hiện rõ nhất cho vấn đề này là Philippin không
ng ng đưa quân đi h trợ cho quân đội Hoa Kì trên nhiều chiến trường. Song suy
cho cùng, tất cả những điều đó đều phục vụ cho lợi ích của Nhà Trắng. Nói đúng
hơn mối quan hệ này là quan hệ giữa một nước chư hầu với một đế quốc lớn. Chính
điều đó là nhân tố dẫn đến rạn nức trong quan hệ hai nước cuối thế kỷ XX mà điều

dễ nhận thấy nhất là những sửa đổi trong Hiến pháp 1987 và việc quân đội Hoa Kì
rút hết khỏi căn cứ Clark và Subic năm 1991, mở đầu cho thời kì đóng băng trong
quan hệ Philippin – Hoa Kì.
20


1.3.3. Nhu cầu hợp tác quân s giữa Philippin – Hoa Kì thời kì 2001 đến 2012
Bước vào thế kỉ XXI, những hoạt động ngoại giao truyền thống lấy sức
mạnh quân sự làm trọng tâm được thay thế bằng ngoại giao mềm dẻo, lấy lợi ích
kinh tế làm tiêu chí hàng đầu. Tuy nhiên, khơng phải vì vậy mà quan hệ trên l nh
vực qn sự khơng cịn tồn tại. Xét trong bối cảnh hiện nay, khi những tranh chấp
lãnh thổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chủ quyền và đe dọa đến lợi ích
của nhiều nước buộc các nước có liên quan phải liên kết và hợp tác với nhau. Mặc
dù m i bên đều có những toan tính và mục đích riêng, song tất cả những toan tính
và mục đích đó lại chính là động cơ để các mối quan hệ trên l nh vực quân sự được
thiết lập.
Với Hoa Kì:
Xét cho cùng, để có thể thấy được nhu cầu của Hoa Kì trong việc nối lại
quan hệ quân sự với Philippin trước nhất phải phân tích các chính sách của Nhà
Trắng trong hoạt động đối ngoại.
Thực tế cho thấy, ngoại giao Hoa Kì là một hoạt động mang tính kế th a và
“tất cả những bản chất riêng có c a nền ngoại giao Mĩ ngày nay có nguồn gốc từ
nhiều ch nh sách và sự chuyển biến ch nh sách trước đ y kể từ khi bộ ngoại giao
liên ban được thành lập 27/7/1789” [9, tr.586 ], vậy những chủ trương của Nhà
Trắng đề ra hiện nay thực chất chỉ là sự điều chỉnh mang tính sách lược nhưng vẫn
đảm bảo quyền lợi cho người M . Song khơng thể phủ nhận khi nói Hoa Kì đang
thực sự coi trọng vai trị của của Philippin trong việc thiết lập vành đai an ninh t
xa và các hoạt động hợp tác giữa hai nước ngày càng được đẩy mạnh. Thơng qua 2
chính sách: tăng cường kéo cánh và chuyển trọng tâm sang châu


(hay còn gọi là

Tái cân bằng châu ) là cơ sở để Philippin cùng Hoa Kì đưa mối quan hệ hai nước
đến tầm cao hơn.
Chính sách “tăng cường kéo cánh”: ngay t những năm 1951, bộ trưởng bộ
ngoại giao Hoa Kì đã nhấn mạnh “khơng một ch nh sách đối ngoại nào có thể đơn
phương đảm bảo được an ninh quốc gia nếu thiếu một lực lượng quốc phòng vững
mạnh. Tuy nhiên, trong thế giới mà chúng ta đang sống, không một ch nh sách
quốc phịng tơt nào có thể đảm bảo được an ninh nếu thiếu bạn bè và đồng minh
mạnh.” [9,tr .589]
21


Như vậy, không chỉ thành lập tổ chức NATO, Hoa Kì tiếp tục thực hiện
chính sách kéo cánh và hợp tác sâu rộng với các đồng minh khác. Tại

ông Nam

, hai tiền đồn quan trọng trong mục tiêu ngăn chặn ngọn lửa Công sản ở

ông

Dương là Thái Lan và Philippin đã khơng cịn khăng khít với Hoa Kì t thời hậu
Chiến tranh Lạnh. Sự gia tăng ảnh hưởng của các cường quốc cùng khu vực trong
những năm 90 của thế kỉ XX như Trung Quốc, Nhật Bản làm cho Hoa Kì lo lắng.
ó sẽ là mối đe dọa lớn nếu vị trí ảnh hưởng của Hoa Kì tại đây bị “lấn sân”.

ặt

biệt, sau sự kiện 11/9, chủ ngh a khủng bố đã khiến Hoa Kì và tồn thế giới b ng

tỉnh. ó là ngun nhân để Hoa Kì tái thiết lại các mối quan hệ với các đồng minh
c , trong đó có Philippin. Vì theo Hoa Kì, đây là nơi nguy hiểm bởi có nhiều tổ
chức Hồi giáo cực đoan sinh sống. Với chính sách này, Nhà Trắng chủ trương củng
cố đồng minh và bạn bè, xúc tiến đối ngoại nhằm hâm nóng lại các mối quan hệ
vốn khơng cịn khăng khít như trước hịng chia sẻ gánh nặng trắc nhiệm. Thực chất
là nhằm đảm bảo an toàn t xa và quyền lợi cho người M trên toàn thế giới. Như
vậy với tư cách là một đồng minh quan trọng của Hoa Kì ở ơng Nam , Philippin
trở thành đối tượng quan tâm, tiếp cận và giúp đỡ t phía Hoa Kì. Sự kiện thượng
viện Philippin phê chuẩn thỏa thuận viếng thăm quân sự M – Philippin là mốc ghi
nhận sự trở lại của quan hệ hai nước, bắt đầu cho tiến trình tái thiết, thúc đẩy hợp
tác tồn diện trong các giai đoạn sau này.
Chính sách “tái c n bằng ch u ”
Sau những bận rộn trong cuộc chiến chống khủng bố tại vùng Trung ông và
Afghanistan, Hoa Kì đã quay sang

ơng

để quan sát và tìm cách đối phó với

Trung Quốc. Thực chất, đây là chính sách “can dự trở lại” hay cịn gọi là chính
sách “tái cân bằng châu

” đối với khu vực mà quyền lợi của Hoa Kì đang bị

Trung Quốc đe dọa. Chính sách này được đánh giá là toàn diện trên tất cả cacsc
mặt: chính trị - ngoại giao, kinh tế, quân sự. Biểu hiện r nét cho tính chất tồn diện
trên là gần đây, Hoa Kì tăng cường các cuộc viếng thăm cấp nhà nước t : tổng
thống, ngoại trưởng, bộ trưởng bộ quốc phòng và nhiều quan chức cấp cao khác
đến châu


mà cụ thể là

ơng Nam

.

ồng thời Nhà Trắng cịn phê chuẩn các

hiệp định chiến lược: Hiệp định mậu dịch tự do với Hàn Quốc, hiệp định đối tác
thường xuyên Thái Bình Dương nhằm làm đối trọng với các tổ chức: CAFTA,
22


ASEAN + 3 của Trung Quốc. Ngoài ra, mặt dù chương trình viện trợ cho các hoạt
động quốc phịng bị cắt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính cuối năm 2008, nhưng các lực lượng quân đội tại các căn cứ ở châu

– Thái

Bình Dương vẫn được giữ nguyên nguồn viện trợ. Hoa Kì tuyên bố sẽ đưa 60% tàu
chiến của họ đến Thái Bình Dương.

ể có đất trú qn, buộc Hoa Kì phải tái thiết

quan hệ đồng minh với Philippin vì đây là nơi có hai căn cứ quân sự lớn nhất châu
và thế giới do Hoa Kì để lại sau 1991. Như thế đồng ngh a rằng, để cân bằng
được quyền lợi ở châu

mà trước hết là


ơng Nam

, Hoa Kì phải quay trở lại

Philippin. Vì Philippin khơng chỉ có hai căn cứ lớn của Hoa Kì cịn đang bỏ trống
mà đây cịn là tiền đồn để ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía
nam và vùng viễn dương.
Theo chính sách “Tái cân bằng châu

”, Nhà Trắng chủ trương “tăng cường

các mối quan hệ với Indonesia, Philippin, Việt Nam và khôi phục quan hệ ngoại
giao ch nh thức với Myanma. Về mặt kinh tế, M đang tìm cách tăng cường thương
mại với ch u , thúc đẩy việc k kết hiệp định Đối tác thường xuyên Thái Bình
Dương… Tất cả những động thái này đều có ý nghĩa ngấm ngầm nhằm kiềm chế sự
trỗi dậy c a một số cường quốc khu vực tại Đơng Nam .”[32]
Trước những chính sách trên của Hoa Kì, Philippin c ng chủ trương tái thiết
quan hệ với Hoa Kì. Vì xét một cách quan, Philippin nói riêng và một vài nước
ASEAN khác nói chung đang va phải nhiều vấn đề mà tự thân họ không thể giải
quyết được. Hơn thế nữa, sau quyết định tăng tàu tuần tiễu và trực chiến tại
Singapore và đưa tới 2500 thủy quân lục chiến sang tạm trú tại miền Bắc

c, Hoa

Kỳ muốn có thêm một điểm thứ ba là Philippines để kiểm sốt vùng biển có các
tuyến hải hành trọng yếu này.
Như vậy, thơng qua các chính sách và sự kiện trên, có thể nhận thấy rõ nhu
cầu quay trở lại

ơng Nam


nói chung và các căn cứ qn sự trên lãnh thổ

Philippin nói riêng của Hoa Kì là rất lớn.

iều này là một phần của chính sách

ngoại giao thời kì mới mà Nhà Trắng vạch ra.
Với Philippin
Trước những bất ổn tại khu vực miền nam do các phiến quân Hồi giáo gây ra
đã khiến Philippin không thể cân bằng nhịp độ phát triển kinh tế trên toàn bộ các
23


vùng lãnh thổ của mình. Việc tự tay đưa miền nam Philippin vào khuôn khổ của sự
phát triển ổn định với Manila là điều hết sức khó khăn, địi hỏi phải có sự liên kết
với một thế lực bên ngồi đủ mạnh. Song để tìm kiếm một thế lực bên ngồi có thể
giúp Philippin dẹp bỏ các nhóm Hồi giáo cực đoan mà vẫn đảm bảo các yếu tố an
ninh quốc gia với Philippin là điều không dễ dàng. Duy chỉ có Hoa Kì - “người bạn
c ” v a trải qua sự kiện 11/9 là thích hợp nhất. Nếu nối lại quan hệ quân sự với
Hoa Kì, Philippin sẽ có thể mượn sức mạnh của quốc gia này để đẩy lùi các tổ chức
khủng bố nguy hiểm và đưa khu vực phía nam vào tầm kiểm sốt của chính phủ.
Hơn thế nữa, những tranh chấp ngày càng gay gắt xảy ra giữa Trung Quốc
và Philippin xung quanh ván đề lãnh thổ là mối quan ngại to lớn không chỉ riêng
đối với chính quyền Manili mà cịn với nhiều nước

ơng Nam

khác. Trong khi


ASEAN đang bị phân hóa thì nhu cầu cần có một thế lực phi ASEAN đủ mạnh làm
đối trọng để đối phó với các hành động phơ trương sức mạnh quân đội của Trung
Quốc lại càng bức thiết hơn. Xét một cách khách quan và cụ thể, Hoa Kì khơng chỉ
là cường quốc trên thế giới, có quyền lợi tại

ơng Nam

đang bị Trung Quốc

đụng chạm… mà cịn là “đồng minh” của Philippin trong quá khứ. Nếu nối lại quan
hệ với Hoa Kì, Philippin sẽ có cho mình ch dựa không hề nhỏ. Tháng 1/2012,
Philippines tuyên bố “sẽ không lùi bước trong chiến dịch tổ chức một mặt trận
thống nhất chống lại Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh hải”[61]
Qua những vấn đề trên, có thể khẳng định nhu cầu nối lại mới quan hệ quân sự
Philippin – Hoa Kì khơng chỉ xuất phát t nhu cầu một phía mà trên cơ sở nhu cầu
hợp tác của cả hai bên.

24


Chương 2. QUAN

Ệ PHILIPPIN -HOA KÌ TRÊN LĨN

VỰC QUÂN SỰ

(2001 – 2012)
2.1. Một số biểu hiện trong quan hệ quân s Philippin – Hoa Kì
2.1.1. Hỗ trợ tài chính, trang bị cho quân đội
T đầu thế kỉ XX, Hoa Kì đã lợi dụng vào tiềm lực kinh tế của mình để can

thiệp vào các nước khác thơng qua chính sách “ngoại giao Đơla”, hịng biến các
nước đó trở nên phụ thuộc và dần biến thành sân sau của mình. Sang thế kỉ XXI,
Hoa Kì vẫn tiếp tục sử dụng chính sách này nhằm không ng ng mở rộng phạm vi
ảnh hưởng c ng như chi phối các nước tiếp nhận nguồn đầu tư t Nhà Trắng. Bởi
vì ngoại giao của Hoa Kì “là một hoạt động mang đầy t nh kế thừa. Tất cả những
bản chất riêng có c a nền ngoại giao M ngày nay có nguồn gốc từ nhiều ch nh
sách và sự chuyển biến ch nh sách trước đ y.”[9,tr.578]
Hoa Kì là nước đứng đầu thế giới về đầu tư quốc phòng.

ây được xem là

l nh vực mà Nhà Trắng chú tâm đầu tư nhất nhằm đảm bảo duy trì tình trạng an
ninh cho quốc gia và an toàn cho người Mỹ trên toàn thế giới. Việc đầu tư không
chỉ d ng lại cho bản thân lực lượng qn đội trong nước, Hoa Kì cịn chuyển một
khối lượng tài chính khổng lồ đến các nước đồng minh để giúp quân đội các nước
sở tại kiện toàn chất lượng chiến đấu, cơ sở vật chất... Là đồng minh của Hoa Kì
nên việc Philippin c ng được tiếp nhận nguồn tài trợ này là điều hết sức hiển nhiên.
Sau gần một thập kỉ đóng băng trong quan hệ hai nước, năm 2001, Philippin
tuyên bố sẽ ủng hộ Hoa Kì xung quanh vấn đề thiết lập đồng minh chống khủng bố.
Ngay lập tức, ngày 20/11/2001, phía Nhà Trắng hứa cấp cho Philippin 92 triệu
USD viện trợ quân sự. Dưới nhiệm kì tổng thống G. Bush, ngân sách viện trợ cho
quân đội Philippin của Nhà Trắng lên đến 1,23 tỉ USD thơng qua tài trợ nước ngồi.
Bảng 2: Ngân sách của Hoa Kì chi cho quân đội Philippies (2001 – 2003)
(đơn vị: triệu USD)
Năm

Ngân sách

2001


100

2002

150

2003

65

oa Kì hỗ trợ cho quân đội Philippin

Nguồn: Quan hệ an ninh, qu n sự M - Philippin (2001 – 2011)
25


×