Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.99 KB, 70 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ



Tên đề tài:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ VÀ
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Người hướng dẫn

: TS. Trần Ngọc Ánh

Giáo sinh thực tập

: Phan Thị Nguyệt

Lớp

: 10SGC

Đà Nẵng, 05/2014


2


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................... 4

2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 5

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 6

4.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 6

5.

Bố cục của đề tài ...................................................................................................................... 6

6.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................................................. 7

B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................... 9
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ ................................... 9
1.1. Tổng quan về vấn đề giải phóng phụ nữ .................................................................................. 9
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ ........................................................................ 13

1.2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ .............................. 13
1.2.2. Nội dung tư tưởng HCM về giải phóng phụ nữ .................................................................. 16
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHĨNG PHỤ NỮ TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI .................................................................................................................... 40
2.1.Tính tất yếu của việc giải phóng phụ nữ trong tiến trình cách mạng Việt Nam...................... 40
2.2. Thực trạng về vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiến trình cách mạng thời kỳ trước đổi mới .. 44
2.2.1. Trước 1945 .......................................................................................................................... 44
2.2.2. Từ 1945 đến 1986 ............................................................................................................ 49
2.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề giải phóng phụ nữ trong thời kỳ đổi mới ............ 52
2.4. Những thành tựu và hạn chế trong việc vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng phụ nữ trong thời kì đổi mới............................................................................................... 57
2.5. Một số giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ ở nước
ta hiện nay...................................................................................................................................... 61
2.5.1. Nhóm giải pháp về kinh tế................................................................................................... 61
2.5.2. Nhóm giải pháp về chính trị ................................................................................................ 62
2.5.3. Nhóm giải pháp về nhận thức ............................................................................................... 63
2.5.4. Nhóm giải pháp về văn hóa giáo dục .................................................................................. 64
C. PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................................. 66
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 68


3

LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian học tập tại khoa Giáo Dục Chính Trị Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, cũng như suốt q trình
thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tơi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa. Đặc biệt,
sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy Trần Ngọc Ánh.

Nhân dịp khóa luận tốt nghiệp được hồn thành, trước hết
tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo Dục
Chính Trị - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
Trần Ngọc Ánh – Người đã giành nhiều thời gian và tâm huyết,
hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đồng thời tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia
đình, bận bè đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian qua.
Trong q trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng,
song tôi cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Phan Thị Nguyệt


4

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Những ai muốn biết thế nào là con người chân chính, đâu là vẻ đẹp của thế
giới, đâu là mùa xuân, thì phải tìm hiểu cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tìm
hiểu cuộc sống mẫu mực của anh hùng này trong thời đại chúng ta” [44, tr.398400] . Lời ngợi ca đó là hồn tồn đúng đắn khi chúng ta tưởng nhớ lại cuộc đời của
chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời Bác đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, trong đó
giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ là một bộ phận quan
trọng của sự nghiệp giải phóng đó.

Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa tư tưởng tiến bộ của nhân loại, Bác Hồ
đã khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ là quyền tự nhiên của con người; Sự
nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn bó mật thiết với giải
phóng phụ nữ. Theo Bác, sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội chỉ có ý nghĩa thật sự khi phụ nữ được giải phóng, bởi vì: Phụ nữ chiếm một
nửa nhân loại, nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội, “Nếu phụ nữ chưa được
giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng”; “Nếu khơng giải phóng phụ nữ là
xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ luôn giữ
vị trí quan trọng và có những cống hiến to lớn, góp phần xây dựng truyền thống vẻ
vang của dân tộc. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phụ nữ, ngay sau khi giành
được độc lập năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và đặt nền
móng cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Điều 9 trong bản Hiến pháp đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã khẳng định “đàn bà ngang quyền
với đàn ông về mọi phương diện”. Trải qua nhiều lần sửa đổi Hiến pháp, tư tưởng
về bình đẳng giới ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Đã có nhiều văn bản,
nghị quyết, chỉ thị được ban hành nhằm tạo sự bình đẳng, vì sự tiến bộ của phụ nữ.


5

Nhờ thế địa vị của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định và đề cao
bởi những đóng góp to lớn của họ trong thành tựu chung của đất nước.
Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ sự khác biệt về giới, về vai trò của
phụ nữ trong xã hội, chưa vận dụng tiếp thu những quan điểm lý luận quan trọng
mà chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã để lại cho khoa học giới nên
sự nghiệp giải phóng phụ nữ vẫn cịn một số hạn chế nhất định. Tư tưởng “trọng
nam khinh nữ”, nạn ngược đãi đối với phụ nữ, tác phong gia trưởng, chun quyền,
độc đốn của khơng ít đàn ơng, sự thiếu bình đẳng trong việc ra các quyết định lớn
như đầu tư sản xuất, định hướng hôn nhân, nghề nghiệp cho con cái vẫn đang tồn

tại ở khơng ít nơi trong nhiều gia đình. Mặt khác, xã hội và gia đình chưa thực sự
nhìn nhận, đánh giá hết những cống hiến của phụ nữ cũng như những khó khăn của
họ, về mặt nào đó cịn nặng về huy động, khai thác sự đóng góp của phụ nữ mà
chưa coi trọng đúng mức việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, tạo điều kiện
cho phụ nữ phát triển, đáp ứng những địi hỏi ngày càng cao của cuộc sống. Chính
những điều này đã làm chậm quá trình thực hiện mục tiêu cơng bằng xã hội và bình
đẳng giới ở nước ta hiện nay.
Tình hình trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác
nghiên cứu lý luận về giải phóng phụ nữ một cách thấu đáo nhằm góp phần khẳng
định và tìm ra những điều kiện cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện cơng
cuộc giải phóng phụ nữ, phát huy vai trị của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Đó là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài địi hỏi sự nỗ lực của tồn Đảng, tồn
dân, trước hết là các cấp, các ngành, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề
này. Chính thực tế trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài: ”Tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề giải phóng phụ nữ và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu:


6

Trên cơ sở làm rõ quan điểm cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng
phụ nữ, khóa luận làm rõ sự vận dụng sang tạo của Đảng ta trong sự nghiệp giải
phóng phụ nữ thời kỳ đổi mới và đề xuất kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm
giải phóng phụ nữ, phát huy vai trị to lớn của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục tiêu trên đề tài sẽ tập trung làm rõ một
số vấn đề sau:
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
+ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ trong xây dựng đất

nước thời kỳ đổi mới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi
mới.
- Phạm vi: Dưới góc độ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn tập
trung nghiên cứu, làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ
nữ ở Việt Nam và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
(từ năm 1986 đến nay).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả vận dụng phương pháp luận nghiên
cứu khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, các phương pháp như: Lôgic – lịch sử,
quy nạp – diễn dịch, phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa…để làm rõ nội
dung cơ bản của đề tài.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ trong thời
kỳ đổi mới


7

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm với hình thức và mức độ khác nhau. Ngay từ những ngày đầu
của cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành sự quan tâm đối với việc đề ra chủ
trương, đường lối, chính sách nhằm giải phóng con người trong đó có giải phóng
phụ nữ. Sự quan tâm của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc giải phóng phụ nữ,

thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ được thể hiện qua các bài nói, bài viết của
Người, đã có những ấn phẩm như: “Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ”
(1970); “Bác Hồ với phát triển phụ nữ Việt Nam” (1982); “Hồ Chí Minh với sự
nghiệp giải phóng phụ nữ” (1990)…. Nhiều nghiên cứu sinh, nhiều nhà nghiên cứu
cũng chọn vấn đề giải phóng phụ nữ làm đề tài nghiên cứu, một số luận văn thạc sĩ
như: “Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ trong cách mạng Việt Nam” của
Đặng Thị Lương (1993); “tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ” của Lê
Minh Hà (1995)… Các đề tài đã thể hiện được nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề giải phóng phụ nữ và biểu hiện của nó trong từng thời kỳ cách mạng. Những
đề tài này đã góp phần tìm ra giải pháp nhằm giải phóng phụ nữ thốt khỏi ách nơ
dịch, tìm lại vị trí xứng đáng của nữ giới trong xã hội, giúp người phụ nữ có được
điều kiện phát triển tồn diện.
Năm 1995, tác phẩm “Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội cách
nhìn từ Việt Nam và Hoa Kì” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành đã làm
sáng tỏ địa vị người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Cũng như về bản chất và xu thế
phát triển của phụ nữ Việt Nam qua đặc thù của truyền thống gia đình phương
Đơng kết hợp với định hướng xã hội hiện đại.
Gần đây, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin xuất bản cuốn sách “Biên niên sự
kiện Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ”, do Phạm Hoàng Hiệp biên soạn
được xuất bản năm 2010 đã giới thiệu vai trị, vị trí và những đóng góp to lớn của
phụ nữ trong lịch sử dân tộc cũng như sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong việc đảm bảo quyền bình đẳng, chăm lo đến sự tiến bộ của phụ nữ. Tác phẩm


8

đã kể lại những câu chuyện kể về tình cảm, sự quan tâm của Bác Hồ đối với phụ nữ
Việt Nam. Cuốn sách đã đem đến cho người đọc một cái nhìn tồn diện về người
phụ nữ Việt Nam, từ đó càng nêu cao vai trị, nhiệm vụ của người phụ nữ trong thời
đại ngày nay.

Ngoài ra trong nhiều sách báo, tạp chí như: Tạp chí Cộng sản, tạp chí gia
đình, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, báo xây dựng Đảng, Lý luận chính trị, báo phụ
nữ, báo tiền phong….chủ đề giải phóng phụ nữ cũng được bàn dưới góc độ và
phạm vi khác nhau. Cụ thể như: Đỗ Thị Thạch (1995), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giải phóng phụ nữ: Nguồn gốc và giá trị hiện thực”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ,
số 4; Nguyễn Thị Bảo (2003), “Quyền bình đẳng của phụ nữ trong sự nghiệp và
cuộc sống gia đình”, Đỗ Thị Thạch (2003) “Bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ
nữ ở Việt Nam hiện nay” Lý luận chính trị, số 8; Nguyễn Thiện Thưởng (2005)
“Dân số và phát triển với vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ” Tạp
chí cộng sản, số 16….
Có thể nói, những cơng trình nghiên cứu về đề tài này đã nêu lên được tầm
quan trọng của việc giải phóng phụ nữ, việc thực hiện bình đẳng giới. Tuy nhiên,
xung quanh nó vẫn cịn nhiều vấn đề phải bàn, tìm hiểu và nghiên cứu một cách cụ
thể hơn. Từ việc kế thừa từ những nội dung đã được đề cập về giải phóng phụ nữ
trong những cơng trình nghiên cứu trên, sẽ là cơ sở giúp tác giả nghiên cứu sâu hơn
nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ, đặc biệt là sự vận
dụng của Đảng ta vào việc giải phóng phụ nữ trong thời kỳ đổi mới.


9

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ
1.1. Tổng quan về vấn đề giải phóng phụ nữ
Phát triển và tiến bộ xã hội diễn ra theo những quy luật khách quan của nó,
khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Lịch sử không đi theo một
đường thẳng tắp mà trải qua những dích dắc, những thăng trầm, những sự đứt đoạn
trong liên tục.
Lịch sử đã từng biết đến hình thái đầu tiên thời cộng sản nguyên thủy, trong
xã hội đó, quyền lực và uy quyền thuộc về phụ nữ. Đó là chế độ mẫu hệ hay mẫu

quyền. Dưới chế độ cơng xã thị tộc, phụ nữ có vai trị rất to lớn đối với cuộc sống
của cả cộng đồng. Lúc này, do chiếm vị thế chủ đạo trong nền sản xuất theo
phương thức săn bắt, hái lượm nên vật chất đảm bảo cho đời sống cộng đồng được
làm ra bởi phụ nữ; phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực: phụ nữ làm
chủ gia đình, con cái mang họ mẹ, người phụ nữ phân công lao động, phân chia tài
sản, làm chủ bếp lửa và các hình thức tế lễ… Bên cạnh đó, sự trân trọng của cộng
đồng về quyền năng sinh sản càng củng cố địa vị của người phụ nữ trong xã hội.
Chế độ xã hội này kéo dài hàng triệu năm, và cũng bấy nhiêu thời gian vai trò của
phụ nữ được khẳng định.
Về sau, với sự tiến bộ của công cụ sản xuất và phân cơng lao động, địi hỏi
ngày càng nhiều hơn sức lao động của đàn ông nên họ nắm quyền lực trong sản
xuất, phân phối sản phẩm và trong đời sống xã hội. Đàn ơng ngày càng giữ vai trị
quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho cộng đồng, cùng với sự biến đổi của
hơn nhân và gia đình thay cho chế độ tạp hôn, quần hôn, dần dần uy quyền đã
chuyển sang cho người đàn ông, chế độ phụ hệ ra đời thay thế cho chế độ mẫu hệ.
Như Ăngghen đã từng nhận xét, bước chuyển sang chế độ phụ hệ, đánh dấu sự thất
bại có tầm vóc lịch sử của phụ nữ.
Và khác với xã hội mẫu quyền, người đàn ông trong xã hội phụ quyền không
chỉ xác lập uy tín của mình trong gia đình và xã hội, mà còn cả quyền áp bức phụ


10

nữ, tước đoạt tất cả vai trị, vị trí, quyền lợi của người phụ nữ. Phụ nữ bị phân biệt,
đối xử thậm tệ, dã man: “Trong xã hội thị tộc, cách xử trí đàn ơng và đàn bà bị bắt
được trong chiến đấu có chỗ khác nhau: đàn ơng thì bị giết chết, đàn bà bị bắt làm
vợ và cho nhập vào tộc, kì thực cũng chính là nơ lệ. [38, tr.153]
Của cải vật chất làm ra nhiều dẫn đã xuất hiện tư hữu, giai cấp và nhà nước,
“lịch sử bắt đầu một thời kỳ của sự tha hóa, từ tha hóa lao động đến tha hóa bản
chất con người” [39, tr. 69], bắt đầu từ đây một số đông phụ nữ trong tình cảnh và

thân phận nơ lệ, họ bị đối xử hết sức bất bình đẳng và bất cơng, người phụ nữ bị
bóc lột thậm tệ về sức lao động, họ bị xã hội khinh rẻ và chà đạp lên nhân cách, bị
kìm hãm trong cuộc đời tối tăm và dốt nát, người phụ nữ khơng có địa vị chính trị
và khơng được tham gia bất kì hoạt động xã hội nào khác ngoài việc bán sức lao
động rẻ mạt cho giai cấp bóc lột. Họ bị thống trị và nô dịch bởi giai cấp nắm quyền
sở hữu tư liệu sản xuất, cũng có thể nói họ trở thành nô lệ cho đàn ông trong giai
cấp thống trị. Cũng như mọi nô lệ khác, họ không được đối xử như con người mà
chỉ như cơng cụ biết nói, nơ lệ nữ cịn bị đối xử như một thứ hàng hóa, đồ chơi có
thể mua bán, đổi chác, bị chiếm đoạt nhân tính, phẩm giá, bị xúc phạm và làm
nhục. Trước sự áp bức, bóc lột, cuộc đấu tranh giai cấp bắt đầu, nhằm địi các
quyền tự do, bình đẳng của cá nhân. Trong q trình đó, đấu tranh giải phóng phụ
nữ, địi quyền bình đẳng và nâng cao vị trí của người phụ nữ trong xã hội là một
nội dung mang tính phổ biến và là yêu cầu tất yếu của lịch sử, nó phản ánh sự tiến
bộ của nền văn minh nhân loại.
Chế độ phong kiến ra đời là cơ sở kinh tế - xã hội của các hệ tư tưởng bảo thủ
và phản động đối với vấn đề phụ nữ. Những quy định hà khắc của lễ giáo phong kiến
và tư tưởng đẳng cấp trong xã hội đã kìm hãm tận cùng sự phát triển của cá nhân
người, trong đó phụ nữ bị khinh miệt, coi thường và bị tước hết quyền làm người.
Khổng Tử viết: “ Chỉ có bọn tớ gái và bọn tơi trai là mình khó ở cho họ vừa lịng.
Hễ mình gần gũi, dễ dãi với họ thì họ khinh lờn. Cịn như mình xa cách nghiêm
nghị với họ thì họ ốn ghét” [33, tr. 283].


11

Có thể khẳng định, suốt hàng ngàn năm, giáo lý phong kiến đã có chung
quan niệm: phụ nữ là loại người khó giáo dục; nam ngoại nữ nội; đạo tam tịng; trai
năm thê bảy thiếp, gái chính chun chỉ có một chồng, “Nhất nam viết hữu, thập nữ
viết vơ”.…Đó thực chất là nhà tù vơ hình giam cầm bao thân phận phụ nữ, biến họ
thành nô lệ của đàn ông và nơ lệ của cả xã hội. Thực tế đó đặt ra cho nhân loại một

nhiệm vụ tất yếu: giải phóng phụ nữ.
Thời trung cổ, một số người mang trong mình chủ nghĩa nhân văn đã có vài
động thái hướng tới quyền làm người ở giai đoạn văn hóa phục hưng. Họ muốn đấu
tranh cho một tư tưởng tự do, bình đẳng trong cách nhìn nhận về con người, đề cao
giá trị con người, tạo điều kiện cho tinh thần dân tộc tư sản nảy nở. Sự tiến bộ đó
đã le lói chút ánh sáng cho tư tưởng giải phóng phụ nữ. Tư tưởng tự do, bình đẳng
xuất hiện từ thời phục hưng được giai cấp tư sản nắm lấy và coi là vũ khí sắc bén
để tấn cơng vào chế độ phong kiến và lên án giáo hội thiên chúa giáo, xác lập vị trí
của giai cấp tư sản trong lịch sử.
Khi đã giành được chính quyền trở thành giai cấp thống trị, giai cấp tư sản
đã đứng ra gánh vác việc cai quản xã hội, điều hành công việc, thực thi quyền lực
đối với toàn xã hội. Ách áp bức giai cấp vẫn tồn tại và tàn bạo hơn. Trong số những
người thuộc giai cấp bị trị, phụ nữ lại là những nạn nhân bi thảm nhất. Họ bị tước
đoạt mọi thứ, kể cả những quyền sơ đẳng của con người. Thực tế đó làm nảy sinh
hàng loạt vấn đề mới, mà tự do bình đẳng của giai cấp vơ sản trong đó có phụ nữ là
một địi hỏi khách quan.
Nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa xã hội ra đời mới xuất hiện và chín muồi
những tiền đề khách quan cho phép giải phóng con người, giải phóng phụ nữ vươn
tới tự do, cơng bằng, bình đẳng. Lý luận cách mạng của chủ nghĩa xã hội khoa học
không chỉ thấm đẫm bản chất nhân văn sâu sắc mà còn vượt lên những hạn chế của
các tư tưởng trước đó. Với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ
nghĩa Mác đã coi con người là chủ thể duy nhất có khả năng nhận thức và cải tạo thế
giới, các ông đã ghi nhận, đánh giá đầy đủ vai trị và vị trí của phụ nữ. Theo Mác,


12

Ăngghen và Lênin thì trong lịch sử nhân loại khơng một phong trào to lớn nào của
những người bị áp bức mà lại khơng có phụ nữ tham gia. Phụ nữ là những người bị áp
bức nhất trong những người bị áp bức nên khơng bao giờ họ đứng ngồi và cũng

khơng thể đứng ngồi các cuộc đấu tranh giải phóng. Mác nói: “Ai đã biết lịch sử thì
biết rằng muốn sửa sang xã hội mà khơng có phụ nữ giúp vào, thì chắc chắn khơng
làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tấn bộ ra thế
nào?” [16, tr. 288].
Cách mạng vơ sản có nhiệm vụ xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng
một xã hội mới văn minh và nhân đạo hơn, từng bước nâng cao đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, tư tưởng đạo đức của nhân dân lao động; đưa chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản đến thắng lợi, khi đó giải phóng phụ nữ mới có thể triệt để.
Theo đó, đây là cuộc cách triệt để nhất trong lịch sử. V.I.Lênin cho rằng: “Chừng
nào mà phụ nữ không những chưa được tự do đời sống chính trị nói chung và cũng
chưa được quyền gánh vác một công việc thường xuyên và chung cho cả mọi
người, thì chừng ấy chưa có thể nói đến chủ nghĩa xã hội được, mà cũng chưa thể
nói đến ngay cả một chế độ dân chủ toàn vẹn và bền vững được” [50 , tr. 158].
Theo ông, Đảng Cộng sản phải có nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo họ tham gia cách
mạng. “Đảng cách mệnh làm sao phải dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc
nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công” [16, tr. 288].
Theo Ph.Ăngghen để giải phóng phụ nữ điều tiên quyết là phải để phụ nữ
tham gia sản xuất, tham gia vào các hoạt động chính trị, quản lý nhà nước nhằm
phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình cũng như ngồi xã hội. Ăngghen
khẳng định “Sự giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều khơng thể
có được và mãi mãi khơng thể có được, chừng nào mà phụ nữ cịn bị gạt ra ngoài
lao động sản xuất xã hội và cịn phải bị bó hẹp trong cơng việc riêng tư của gia
đình” [2, tr. 506]. V.I.Lênin là người đã đưa giải pháp này trở thành hiện thực.
Theo V.I. Lênin, đây là một việc làm khó khăn, phức tạp và lâu dài vì thực
chất đây là cuộc cách mạng làm thay đổi những định kiến đã bám sâu vào ý thức và


13

thói quen của tồn xã hội. Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhà nước

Xô viết đã từng bước thực hiện giải phóng phụ nữ bằng các chủ trương và chính
sách khác nhau. Lúc đó, nước Nga xô viết là nơi đầu tiên trên thế giới, phụ nữ đã
được bình đẳng hồn tồn về mọi mặt với đàn ơng ở trong gia đình cũng như ngồi
xã hội. Thực tiễn của Cách mạng tháng Mười Nga cũng đã khẳng định chân lý: Chỉ
khi nào dân tộc được độc lập, giai cấp được tự do, phụ nữ mới có điều kiện để giải
phóng hồn tồn.
Như vậy, kế thừa, phát triển những tư tưởng của nhân loại về giải phóng
phụ nữ, chủ nghĩa Mác- Lênin thể hiện tính vượt trội ở chỗ đã tìm ra nguyên nhân
của sự bất bình đẳng giữa nam và nữ để từ đó nêu lên nguyên lý và những giải pháp
khả thi nhất cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Đó là phải gắn sự nghiệp giải phóng
phụ nữ với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặt vấn đề giải phóng phụ nữ vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của cuộc cách mạng vô sản.
Trong thời đại ngày nay, học thuyết Mác – Lênin đã được kế thừa và phát
triển vận dụng phù hợp với thực tiễn xã hội mới. Trong xã hội văn minh, hiện đại
nhất là trong bối cảnh của cách mạng khoa học - công nghệ, của kinh tế tri thức đã
tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ phát triển và khẳng định vai trị, vị trí của mình.
Quyền lực và quyền uy khơng cịn là độc quyền của nam giới. Thế giới ngày càng
quan tâm đến sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ. Giờ đây, phụ nữ được tham gia
vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tất cả đã cho thấy phụ nữ có vai trị to
lớn, năng lực sáng tạo tiềm tàng mà ta cần nâng cao và phát huy để họ cống hiến tài
năng của mình cho xã hội và đặc biệt là góp phần làm phát triển hồn thiện chính
bản thân họ.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
1.2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng
phụ nữ
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sinh ra tại một miền quê giàu truyền thống
yêu nước, thương người, trong một gia đình khoa bảng, giàu lòng yêu nước, yêu lao


14


động. Ngay từ những năm tháng ấu thơ, Hồ Chí Minh đã được sống trong mái nhà
thấm đẫm chất nhân đạo của ông, bà, cha, mẹ. Qua đấng thân sinh, các bậc cha chú
và các thầy giáo đầy trách nhiệm, ngay từ thuở ấu thơ Nguyễn Tất Thành đã được
kế thừa tư tưởng yêu nước, thương dân của thân phụ – cụ phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc và của các nhân sĩ yêu nước đương thời.
Mặt khác, Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng và sớm tiếp cận và tiếp thu những
thành tựu văn hóa của dân tộc trên các mặt: lịch sử, triết lý, văn chương. Người còn
chắt lọc những gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học trong tư tưởng của
Khổng Tử, Lão Tử, Mặc Tử….Có thể nói, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng tiếp thu
những tinh hoa đồng thời nhận thức sâu sắc những hạn chế của các tơn giáo đang tồn
tại lúc đó ở Việt Nam, như Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo. Với Phật giáo, Hồ
Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu
khổ cứu nạn, thương người ....Còn với thiên Chúa giáo, Người đã tiếp thu tư tưởng
nhân ái bao la của Đức Chúa Jêsu, Người đánh giá cao giá trị của Thiên Chúa Giáo,
“cách đây 2000 năm, Đức Chúa Jêsu đã nói là ta phải yêu mến các kẻ thù của ta.
Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được” [18, tr.272]
Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh cịn tiếp nhận tư tưởng
u nước vĩ đại mà Người cho là phù hợp với Việt Nam của Tơn Trung Sơn. Đó là
chủ nghĩa tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Cùng với
tư tưởng triết học phương Đơng, Hồ Chí Minh cịn nghiên cứu, tiếp thu ảnh hưởng
của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây. Người đã tiếp thu những tư
tưởng nhân văn: tự do, bình đẳng, bác ái của đại cách mạng Pháp; tư tưởng nhân
quyền của cách mạng Mỹ để làm giàu thêm bản chất nhân văn trong tư duy cứu
nước của mình. Điều này thể hiện ở việc Người đã dùng những lời bất hủ trong bản
tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong các
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [23, tr.
9], và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791



15

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và ln ln được tự do bình
đẳng về quyền lợi” [23, tr. 9] làm lời mở đầu cho bản tuyên ngôn độc lập của nước
ta nhằm khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do
của dân tộc ta.
Những tư tưởng này đóng một vai trị khá lớn trong tư tưởng, tình cảm của
Hồ Chí Minh. Song phải đến khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc thuộc địa” của Lênin (7-1920), thì Hồ Chí Minh mới gặp gỡ và tiếp
cận với chủ nghĩa Mác - Lênin và từ đó đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Khác với
các trí thức phương Tây, họ đến với chủ nghĩa Mác- Lênin nhằm tìm hiểu một học
thuyết, cịn Hồ Chí Minh cố gắng tìm ở đó con đường giải phóng dân tộc, đưa dân
tộc thốt khỏi ách áp bức nơ lệ. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu
nước chân chính, triệt để: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Người đã đưa ánh sáng Mác –
Lênin về Việt Nam, đến với nhân dân lao động lầm than tìm ra con đường giải
phóng dân tộc. Người khẳng định: Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người
cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không
những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới
thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy, những tinh hoa văn hóa nhân loại có ảnh hưởng khơng nhỏ đối với
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã cho rằng: “Khổng tử,
Giê-Su, Mác, Tơn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn
mưu hạnh phúc cho loài người, mưu lợi cho xã hội. Nếu hơm nay họ cịn sống trên
đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ chung sống với nhau rất hoàn mỹ
như những người bạn thân thiết. Tơi cố gắng làm người học trị nhỏ của các vị ấy”
[45, tr. 158].
Mặc dù tiếp thu nhiều dòng tư tưởng khác nhau song chủ nghĩa nhân văn
Hồ Chí Minh thật độc đáo, nhất qn, khơng lẫn lộn với bất cứ nhà tư tưởng nào

của dân tộc và của nhân loại. Hồ Chí Minh đã vượt lên ngang tầm văn minh của


16

loài người, quan tâm đến số phận của con người cụ thể, đồng thời còn vạch ra
những biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện triệt để việc giải phóng con người, trong
đó tư tưởng giải phóng phụ nữ là một trong những điểm sáng nhất, thể hiện tầm
nhìn sâu xa và triết luận cách mạng của Người.
1.2.2. Nội dung tư tưởng HCM về giải phóng phụ nữ
- Giác ngộ và phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách
mạng.
Trải qua mấy nghìn năm, phụ nữ Việt Nam đã từng có những cống hiến hết
sức to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lịch sử dân tộc đã
chứng minh khả năng và lòng dũng cảm của họ. Mở đầu cho trang sử vàng chống
giặc ngoại xâm, cứu nước của dân tộc là Hai Bà Trưng, sau đó là Bà Triệu đã trở
thành những anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Điều này đã chứng minh
rằng: Người phụ nữ Việt Nam khơng chỉ dừng lại ở hình tượng đảm đang “tề gia
nội trợ” truyền thống mà còn là những chiến sĩ dũng cảm xả thân xông pha nơi trận
mạc. Họ đã mở đầu cho những cuộc đấu tranh của phụ nữ góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc . Từ đó đã có biết bao thế hệ phụ nữ tham gia kháng chiến với
những câu khẩu hiệu đã trở nên quen thuộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam như: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “Đánh cho để tóc
dài, đánh cho để răng đen”, hay “còn cái lai quần cũng đánh”. Chắc hẳn nhiều
người sẽ thắc mắc rằng tại sao một dân tộc nhỏ bé như nước ta lại có thể đánh
thắng những cường quốc lớn trên thế giới. Đó là vì dân tộc Việt Nam có nguồn
động lực to lớn đem lại sức mạnh kỳ diệu, có lối đánh du kích độc đáo, tài tình mà
bất kỳ đàn ơng, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ cũng có thể trở thành chiến sĩ.
Trong đó phụ nữ là một lực lượng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm thấy
được vai trò và đặt niềm tin vững chắc vào khả năng to lớn của phụ nữ: “Từ đầu thế

kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, cứu dân, cho
đến nay, mỗi khi nước nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên góp
phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ” [46, tr. 20-21]. Với


17

Người, phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng do đó cần phải giác
ngộ họ đi theo cách mạng, đánh thức những khả năng tiềm tàng của họ và đưa họ
vào trận tuyến đấu tranh chung của dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, lịch sử là do nhân
dân lao động sáng tạo nên, trong đó phụ nữ là một lực lượng to lớn, phụ nữ chiếm
một nửa xã hội. Người nói: “Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là
khơng có đàn bà con gái tham gia… Vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành cơng
thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước” [17, tr. 219]. “Cách mạng
Nga mau thành công như thế, đứng vững như thế, cũng nhờ đàn bà con gái giúp
vào”. Sự nghiệp cách mạng của nước ta cũng vậy: Muốn cách mạng thành cơng thì
“An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành cơng” [16, tr.289].
Hưởng ứng lời kêu gọi đó, từ 1927 đến 1930, phụ nữ ở cả nước đã hăng hái tham
gia tổ chức “Việt Nam cách mạng thanh niên” như các chị Thái Thị Bơi, Hồng Thị
Ái, Nguyễn Thị Nhỏ, Nguyễn Thị Minh Lãng…Một số chị: Nguyễn Thị Minh
Khai, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Xuân đã tham gia hoạt động trong Tân Việt cách
mạng Đảng. Họ đã từ thế bị động là những người bị áp bức, là nạn nhận của chiến
tranh trở thành người chủ động tham gia chiến tranh giành lại độc lập tự do cho dân
tộc. Họ đã chiến đấu hết mình, hy sinh mồ hơi, cơng sức thậm chí là xương máu
của mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, số lượng phụ nữ được giác ngộ
ngày càng nhiều, họ đã tích cực tham gia vào việc chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi
nghĩa giành chính quyền. Nhiều cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi
nghĩa Nam Kỳ… đã thu hút đông đảo phụ nữ tham gia đặc biệt là phụ nữ nông
thôn. Nhiều chị được tín nhiệm giữ các vị trí chủ chốt như: chị Nguyễn Thị HồngBí thư huyện ủy Vịng Liêm, chị Nguyễn Thị Bảy- tỉnh ủy viên Chợ Lớn…. Cuộc

chiến tranh kéo dài, trong nhiều gia đình ln vắng bóng người đàn ơng, phụ nữ trở
thành trụ cột gia đình và trở thành hậu phương vững chắc cho chồng con n tâm
kháng chiến. Ngồi cơng việc tăng gia sản xuất, họ cũng hăng hái tham gia cách
mạng với nhiều hình thức đấu tranh, từ việc nuôi giấu cán bộ như mẹ Tơm (Thanh


18

Hóa); mẹ Luật ở Bần (Hưng Yên); Bà Hai Vẽ ở Chèm… đến công tác lãnh đạo
quần chúng đấu tranh, tham gia đội du kích, tự vệ, thanh niên xung phong, làm giao
thơng liên lạc, chuyển tài liệu, đưa đón cán bộ, làm tài chính cho Đảng, vận động
binh lính địch quay về với cách mạng hay tình báo, biệt kích. Dù tham gia đấu
tranh ở hình thức nào thì sự cống hiến, hy sinh anh dũng của họ đã góp phần to lớn
cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra kỷ nguyên mới cho
dân tộc Việt Nam. Họ xứng đáng là những Bà Trưng, Bà Triệu ở thời đại Hồ Chí
Minh. Phụ nữ Việt Nam đã được toàn thế giới biết đến với danh từ ấn tượng “Đội
quân tóc dài”.
Đất nước được độc lập, thân phận của phụ nữ đã thay đổi. Vai trò của họ
càng được khẳng định, họ càng có điều kiện tham gia vào công việc chung của đất
nước. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, 10 đại biểu phụ nữ đã trúng cử vào Quốc
hội khóa I của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa.
Cuộc kháng chiến tồn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, phụ nữ lại có
mặt khắp nơi, từ tiền tuyến đến hậu phương. Trong suốt cuộc kháng chiến trường
kỳ có hàng trăm, hàng ngàn nữ chiến sĩ thi đua đạt thành tích cao trong lao động,
chiến đấu và sản xuất. Những người phụ nữ ở quê nhà trở thành hậu phương vững
chắc cho chồng, con họ lên đường phục vụ tổ quốc. Họ “tham gia sản xuất, khuyến
khích chồng con ra trận, giúp đỡ binh lính may vá và giặt giũ quần áo, ưu đãi các
gia đình kháng chiến, qun góp (tiết kiệm), trừ gian, đi du kích” [22, tr. 438]. Trên
những nẻo đường ra trận, những bước chân không mỏi của những Bà Trưng, Bà
Triệu thời đại Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn viết tiếp bản anh hùng ca chiến

thắng của dân tộc. Đó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đã bày tỏ lịng kính trọng đối với phụ nữ Việt Nam và các liệt nữ đã hy sinh
cho Tổ quốc: “Nhân dịp 8/3, tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ
đã hy sinh cho Tổ quốc. Tơi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ
cùng vợ con của các liệt sĩ….. tơi và Chính phủ rất biết ơn các cụ, các bà” [25, tr.
28]


19

Giặc này vừa đi, giặc khác đã tới, Chủ nghĩa thực dân của đế quốc Pháp vừa
bị chôn vùi ở Đơng Dương thì người Mỹ đã nhảy vào thay thế. Cách mạng Việt
Nam lại đứng trước những thử thách, khó khăn. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ
Chí Minh lại động viên cả dân tộc sẵn sàng chiến đấu, trong đó “Đội quân tóc dài”
đã là một lực lượng được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Người vừa đánh giá cao
những thành tích đã đạt được của phụ nữ hai miền, vừa khích lệ động viên chị em
tiếp tục phát huy tinh thần đó trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Đồng
thời, đưa phụ nữ vào trận tuyến đấu tranh với niềm tin thắng lợi. Bằng niềm tin sắt
đá vào sức mạnh của mình, “Đội qn tóc dài” lại cùng chồng con xông pha vào trận
mới. Họ đã đem hết khả năng của mình để phục vụ kháng chiến mà khơng hề có sự
toan tính cá nhân, được mất, sống chết, chịu hy sinh, thiệt thòi. Nhiều chị em đã tham
gia Đội quân tóc dài lập nên những chiến công hiểm hách. Cùng với phụ nữ miền
Nam, phụ nữ miền Bắc đã tích cực tham gia phong trào “Ba đảm đang”, thi đua sản
xuất và công tác thay cho nam giới đi chiến đấu; đảm đang công việc gia đình,
động viên chồng, con yên tâm chiến đấu. Chị em không chỉ làm tốt nhiệm vụ chiến
đấu, phục vụ chiến đấu và đảm nhiệm phần lớn công việc sản xuất, mà còn vận
động các mẹ, các chị động viên chồng con lên đường đánh Mỹ. Hàng vạn phụ nữ
đã tình nguyện tham gia thanh niên xung phong, dân cơng hỏa tuyến,... Từ trong
máu lửa, nhiều tấm gương sáng chói đã xuất hiện, tiêu biểu là các nữ anh hùng, nhiều
chị đã làm kẻ thù hoặc run sợ hoặc khâm phục như: Chị Út Tịch, Tạ Thị Kiều, Lê

Thị Hồng Gấm, Mười Lý…... hay hình ảnh bà mẹ anh hùng Nguyễn Thị Suốt vượt
bom đạn chèo đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ; Chị Ngô Thị Tuyển hay 10 cô gái
Ngã Ba- Đồng Lộc (Hà Tĩnh), vượt qua bao gian khổ, thực hiện lời thề “Sống bám
cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm” đó là những tấm gương đã tô thắm
thêm truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Đến lính Mỹ cũng thừa nhận
rằng: Phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cũng ngoan cường không kém gì nam
giới. Trong những nguyên nhân làm nên chiến thắng thần thánh của Việt Nam
trước một lực lượng quân đội hùng mạnh như Mỹ, có một mảnh ghép vơ cũng quan


20

trọng đó là nhờ sự tham gia của phụ nữ. Họ là những nhân tố quan trọng không thể
bỏ qua. Họ thật sự xứng đáng với kết luận trân trọng của Hồ Chí Minh: “như thế là
từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, Phụ nữ Việt Nam ta thật anh hùng”
[14, tr. 62]
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức đề cao vai trị người phụ nữ ở hậu
phương một nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Phụ nữ
ở hậu phương phải chịu bao gian nan vất vả, vừa phải tăng gia sản xuất để đảm bảo
cuộc sống và cung cấp cho tiền tuyến, vừa phải đảm đang gánh vác cơng việc gia
đình cho chồng, con đi đánh giặc, vừa phải nuôi dạy con cái, vừa tham gia cách
mạng. Chị em phải chịu đựng thiếu thốn, mất mát về tình cảm vợ - chồng, mẹ con, anh - em. Biết bao bà mẹ, người vợ đã hiến dâng cho Tổ quốc những người
thân yêu nhất của mình và âm thầm chịu đựng thiệt thịi do hồn cảnh éo le của thời
chiến cũng như hậu chiến. Dù mất mát, đau thương nhưng họ ln có một niềm tin
vững chắc vào chính quyền cách mạng, họ vượt lên nỗi đau để tiếp tục cống hiến
cho đất nước và tin vào ngày mai thắng lợi, mỗi chiến công của quân dân trên cả
hai miền đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của họ. Họ xứng đáng là anh
hùng của những anh hùng đất Việt. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh nhắc nhở cả xã hội
phải biết ơn các bà mẹ ở hai miền Nam – Bắc, chẳng những đã sinh ra và cống hiến
cho Tổ quốc những người con ưu tú đã và đang chiến đấu anh dũng, bảo vệ non

sơng gấm vóc do tổ tiên ta để lại mà cịn tự mình cống hiến cho Tổ quốc tài năng,
trí tuệ và lòng dũng cảm tuyệt vời để đánh đuổi bọn giặc ngoại xâm giải phóng đất
nước, bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, nêu những gương sáng cho con cháu
mai sau. Người cịn nói những lời tri ân họ bằng tình cảm chân thành: “Tơi kính
cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc…Tơi kính
chào các bà mẹ có con trong bộ đội, các bà mẹ cùng vợ của các liệt sĩ” [25, tr. 421].
Họ thật sự xứng đáng với 8 chữ vàng của Bác Hồ đã dành tặng “anh hùng - bất
khuất - trung hậu - đảm đang”


21

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, phụ nữ cả nước lại bước vào thời kỳ lịch sử mới với nhiệm vụ cùng cả
nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Dưới chế độ mới, phụ nữ đã
có mặt trên khắp các mặt trận, các ngành, các cấp và bất cứ ở lĩnh vực nào, phụ nữ
cũng có những thành tích khơng kém nam giới. Điều đó khẳng định vai trò và khả
năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đồng thời cũng
chứng tỏ chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, vai trò và khả năng của phụ nữ
mới được phát huy đầy đủ; phụ nữ mới có điều kiện để cống hiến cho xã hội. Mỗi
bước đổi thay của đất nước, mỗi bước tiến bộ của xã hội, mỗi bước cải thiện của
đời sống hàng ngày, đều có sự đóng góp tích cực của phụ nữ.
Với đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, họ ln ln vươn tới sự tiến bộ
về mọi mặt để cống hiến nhiều hơn cho xã hội và giành được quyền bình đẳng với
nam giới. Phụ nữ tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, học tập, sáng tác, tham gia
quản lý sản xuất, chấp hành chính sách của Đảng, Nhà nước; sẵn sàng phục vụ
chiến đấu, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, ni dạy con theo 5 điều Bác Hồ dạy;
đồn kết, tương trợ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, có nhiều sáng kiến
trong lao động và nghiên cứu khoa học. Hàng triệu phụ nữ đã đạt danh hiệu “Người
phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong các Hội nghị, các Đại hội, số

lượng đại biểu nữ không ngừng tăng lên. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hàng vạn
phụ nữ đã trở thành cán bộ chuyên môn các ngành và cán bộ lãnh đạo. Thành tích
của phụ nữ ngày càng được nhân lên. Điều này làm cho Hồ Chí Minh vơ cùng phấn
khởi. Tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ hai (7-1956), Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói: “Đại hội có 16 anh hùng lao động, có 5 phụ nữ, thế là rất tốt.
Nó chứng tỏ sự cố gắng và tiến bộ của phụ nữ ta và chứng tỏ dưới chế độ ta, nam
nữ thật sự bình quyền” [26, tr. 154].
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, phụ nữ càng có thêm cơ hội đóng góp
sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những phẩm chất cao quý
của phụ nữ Việt Nam càng tiếp tục tỏa sáng. Các tầng lớp phụ nữ trong cả nước đã


22

năng động, sáng tạo, tích cực phấn đấu và có những đóng góp quan trọng trên mọi
lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường quốc
phòng-an ninh của đất nước. Phải chăng, giống như Hồ Chí Minh khẳng định:
“Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà
thêm tốt đẹp rực rỡ” [25, tr. 432].
Như vậy, trong cả thời chiến và thời bình, hàng ngàn phụ nữ Việt Nam đã
được giác ngộ đi theo cách mạng. Phụ nữ Việt Nam đã phát huy và khẳng định vai
trị, vị trí của mình đối với đời sống gia đình và xã hội, góp phần xây dựng cuộc
sống ngày càng hạnh phúc hơn.
- Chống áp bức nô dịch phụ nữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn
hóa thế giới là người sớm quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ, là một trong
những người đi đầu, giương cao tư tưởng chống áp bức và nô dịch phụ nữ.
Khi cịn ở trong nước, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi nhục của người dân mà
trước hết là phụ nữ. Có thể nói khơng ai nhận thức được nỗi khổ của phụ nữ nói chung

và phụ nữ Việt Nam nói riêng dưới chế độ thuộc địa bằng Hồ Chí Minh. Bằng sự hiểu
biết sâu sắc bản chất vô nhân đạo của chế độ thực dân, Hồ Chí Minh đã phản ánh thực
trạng của chế độ này rất đầy đủ trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
Trong đó nỗi khổ của phụ nữ bản xứ là một nội dung được Hồ Chí Minh phản ánh
sinh động đầy nước mắt: “Không một chỗ nào người phụ nữ thốt khỏi những hành
động bạo ngược. Ngồi phố, trong nhà, giữa chợ hay thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp
phải những hành động tàn nhẫn của bọn quan cai trị, sĩ quan cảnh binh” [16, tr. 435].
“Thực dân Pháp không chỉ nhẫn tâm gây tội ác với người lớn, đàn bà, em thơ mà
ngay cả với những thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Những tội ác này lần đầu tiên
có trên thế giới” [40] . Bọn thực dân ăn cướp, bóc lột nhân dân ta một cách trắng
trợn, thuế má nặng nề không chỉ đánh vào ruộng đất, súc vật, vào nam giới mà cả nữ
giới nữa. Họ là nạn nhân bị đối xử hết sức bất công, thân phận bị rẻ rúng, coi


23

thường, nhiều phụ nữ hèn khổ, phải mang nặng gông xiềng đi qt đường chỉ vì tội
khơng nộp nổi thuế. Phụ nữ An Nam đã phải sống quằn quại trong cảnh lầm than và bị
áp bức. Hồ Chí Minh đã lên tiếng tố cáo các tội ác tày trời của thực dân Pháp.
Chẳng hạn khi chúng đến một làng “tất cả dân chúng đều chạy trốn, chỉ cịn lại hai
cơ già, một thiếu nữ và một thiếu phụ đang cho đứa con mới đẻ bú, tay nắm một
em gái lên tám…Ơng già bị 2 tên trong bọn lính đem thiêu trong một đống củi
hàng mấy giờ liền để làm trò vui với nhau. Trong khi đó thì một tên khác giở trò
đồi bại với 2 phụ nữ và bé gái. Xong chúng vật ngửa cô thiếu nữ ra, trãi lại, nhét
giẻ vào miệng rồi một tên đâm lưỡi lê vào hơng cơ, chặt ngón tay cơ để lấy chiếc
nhẫn và cắt đầu cơ để lột cái vịng” [16, tr. 349]. Hay những người phụ nữ bị bắt đi
“Chúng bắt họ giặt giũ áo quần, ban đêm chúng hãm hiếp họ, người nào nhiều tuổi
thì 10 đến 20 lần, những chị trẻ thì đến 40 lần” [18, tr. 93]. Sự tàn bạo đó là ngồi
sức tưởng tượng, khơng có ngơn từ nào có thể diễn tả được. Người khái quát:
“Người ta thường nói chế độ thực dân là ăn cướp. Chúng tôi xin thêm là hiếp dâm và

giết người” [16, tr. 436].
Khơng những bị xâm phạm nhân phẩm, phụ nữ cịn bị bóc lột sức lao động
hết sức nặng nề, họ phải làm những công việc nặng nhọc “Các hầm mỏ đó dùng
42.000 phụ nữ và 1.171 trẻ em…những phụ nữ bước run run, đầu đội thúng than
nặng mà vẫn phải bước vì đói và những trẻ em từ 12 đến 13 tuổi bò trong những
đường hầm chật hẹp, vừa đi bằng 4 chân, vừa dùng răng kéo một thùng đầy” [21, tr.
134]. Họ không được coi là con người, bị đối xử như những cơng cụ biết nói. Với
đồng lương ít ỏi, họ khơng có điều kiện tối thiểu đảm bảo cho cuộc sống của một
con người bình thường, điều này khiến cho nhiều người chết vì bệnh tật và tai nạn
lao động. Ở đó khơng có luật hay sự hạn chế nào để kiềm chế bớt bọn bóc lột, chỉ
có “một đạo luật vừa được thơng qua quy định ngày làm việc là 9 giờ cho người
lớn và cho phép chính phủ “cải thiện” tình cảnh của người phụ nữ và trẻ em làm
việc trong hầm mỏ. Nhưng đạo luật đó chỉ được thi hành trong sau năm 1924.
Trong lúc chờ đợi bọn chúng tiếp tục bóc lột một cách vô liêm sỉ” [21, tr. 134]. Đã


24

vậy, chúng cịn sử dụng chính sách ngu dân triệt để, nhằm nô dịch tinh thần nhân
dân, đặt ra nhiều luật lệ cấm đốn, duy trì những tập tục lạc hậu để ngăn cấm chị
em phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị – xã hội. Những thói hư tật xấu được
chính quyền các cấp ra sức dung dưỡng. Chúng cịn khuyến khích các hủ tục mê
tín, dị đoan để xoa dịu lòng căm phẫn của chị em, khiến cho phụ nữ cam chịu kiếp
sống nô lệ. Chúng làm cho phụ nữ bị trở thành lớp người u mê, đần độn, dễ sai bảo.
Nạn cờ bạc được khuyến khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế, con
người bị đầu độc bằng rượu và thuốc phiện. Nguyễn Ái Quốc mỉa mai rằng: “Cứ
1000 làng thì có 1500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện, nhưng lại chỉ vẻn vẹn có
10 trường học… Hàng năm người ta cũng đã tặng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho
12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con” [21, tr. 36]. Thực dân Pháp đã trịng
gơng xiềng lên đầu lên cổ người phụ nữ, làm cho phụ nữ Việt Nam trong tình trạng

tối tăm ngu dốt. Hồ Chí Minh kết luận “sự tàn bạo đó là ngồi sức tưởng tượng và
khơng có ngơn từ nào diễn tả nổi, nó làm cho người ta nhớ lại những kỷ nguyên
đen tối nhất” [22, tr. 180]. Có thể nói, Chủ nghĩa thực dân thực sự là kẻ tiêu diệt nòi
giống bản xứ, thuộc địa là nơi hội tụ tất cả sự dã man của thời trung cổ và chủ
nghĩa tư bản bởi lẽ: “Từ khi có chủ nghĩa tư bản, toàn bộ cơ chế xã hội đều bị ảnh
hưởng tai hại của nó…Ách áp bức kinh tế đã nơ dịch con người, cũng áp bức ấy đã
biến phụ nữ thành những đồ vật tùy thuộc quyền sử dụng của nam giới” [16, tr.
267-268] . Bằng lý lẽ sắc bén và sâu sắc, Hồ Chí Minh đã tố cáo âm mưu đen tối
trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với phụ nữ Việt Nam: “Chủ nghĩa tư
bản bóc lột, dìm anh chị em trong cảnh tối tăm, ngu dốt, áp bức anh chị em về mặt
tư tưởng và tiêu diệt nòi giống của anh chị em bằng rượu và thuốc phiện. Chế độ
bản xứ bỉ ổi của bọn đế quốc tư bản đặt ra, tước mất của chị em mọi quyền tự do cá
nhân, mọi quyền lợi chính trị và xã hội, do đó đã hạ anh chị em xuống thân phận
trâu ngựa” [21, tr. 86].
Với tình u thương bao la, Hồ Chí Minh khơng chỉ đau nỗi đau của phụ nữ
Việt Nam mà dưới ngòi bút của Người, sự thật về thân phận bi thảm của phụ nữ và


25

tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với phụ nữ khắp các thuộc địa đã được thể hiện
một cách cụ thể nhất:
- Trong khoảng 10 năm, không dưới 2000 phụ nữ và trẻ em Ấn Độ đã phải
hy sinh trên bàn thờ của chủ nghĩa tư bản đi khai hóa.
- Ở Cơng xtăng-tin, từng đồn phụ nữ lũ lượt kéo đi ăn xin. Một người trong
đám người cùng khổ đó đã chết bên cầu En-căng-ta-ra, tay cịn ẵm đứa con nhỏ.
- Từ Bôgari đến, vô số ông già, trẻ em và phụ nữ bế con bao vây đoàn xe lửa
để xin bố thí.
- Ở Tơ-ri-ni-tê, một phụ nữ tên là Luy-banh đã bị bắn gãy hai đùi mà bọn
thực dân vẫn còn muốn bắt chị đi bộ 32 km đến tòa án.

- Ở Trung Quốc, đàn bà và con gái các vùng bị chiếm ở Shonji sau khi bị
hãm hiếp đều bị bắt đi làm nghề mãi dâm trong quân đội.
- Ở Phết Mơ-đa-la (Angiêri), mỗi tên lính thực dân đã vồ lấy và hãm hiếp
một người trong số 12 em gái ở độ tuổi 12, những phụ nữ có thai, những bà cụ 70
tuổi, và những bà mẹ đang cho con bú suốt hơn một tháng trời…
Với vô vàn dẫn chứng, Hồ Chí Minh đã bóc trần tội ác tày trời của bọn thực
dân đối với phụ nữ thuộc địa. Người không chỉ đau nỗi đau của họ, mà khát vọng
giải phóng phụ nữ Việt Nam của Người được mở rộng thành khát vọng giải phóng
phụ nữ ở tất cả các dân tộc thuộc địa.
Từ những dẫn chứng cụ thể, Hồ Chí Minh đã biến sự phản ánh những đau
thương, tủi nhục của phụ nữ thuộc địa thành vũ khí sắc bén phê phán chủ nghĩa
thực dân. Theo Người, chủ nghĩa thực dân là con đẻ của chủ nghĩa đế quốc và
chính bản thân chủ nghĩa đế quốc là chế độ dã man nhất, là thủ phạm gây nên
những tội ác, kìm hãm sự phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và các thuộc
địa nói riêng trong nghèo đói, lạc hậu, bất cơng. Chủ nghĩa thực dân là một biểu
hiện vô nhân đạo nhất của chủ nghĩa tư bản, là kẻ thù của dân tộc, đồng thời là kẻ
thù nguy hiểm nhất của phụ nữ và trẻ em. Chống áp bức, nô dịch phụ nữ và trẻ em
phải gắn liền với xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới.


×