Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất cho phân xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất tại công ty TNHH fami

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ VÀ NỘI THẤT
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG LỰC SẢN XUẤT CHO PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT ĐỒ
GỖ NỘI THẤT TẠI CÔNG TY TNHH FAMI
Ngành

: Chế biến Lâm sản

Mã số

: 7549001

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Lê Ngọc Phước

Sinh viên thực hiện

: Lê Quốc Vương

Lớp

: K61 - CBLS

Khóa học


: 2016 - 2020

Hà Nội - 2020

i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Viện Công nghiệp gỗ và Nội Thất
đã tận tình giảng dạy cho tơi trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học
Lâm nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Lê Ngọc Phước người đã
tận tình trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin cảm ơn cán bộ phận công nhân viên, ban lãnh đạo trong
Công ty TNHH Fami Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tơi có thể hồn thành đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Lê Quốc Vương

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v

DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2
1.1. Khái quát chung về tình hình chế biến gỗ và năng lực sản xuất của Việt
Nam ....................................................................................................................... 2
1.1.1. Tình hình sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam [Nguồn: ebsite/trungtamwto] ....... 2
1.1.2. Sơ lược về năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam [Nguồn:
website/trungtamwto] ............................................................................................ 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 4
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5
1.4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 5
1.4.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 5
1.4.2. Tìm hiểu về địa điểm thực tập ..................................................................... 5
1.4.3. Khảo sát mặt bằng và năng lực sản xuất .................................................... 5
1.4.4. Tìm hiểu về sản phẩm và nguyên liệu ......................................................... 5
1.4.5. Phân tích đánh giá chung ........................................................................... 5
1.4.6. Đề xuất giải pháp kĩ thuật ........................................................................... 5
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 7
2.1. Khái niệm về đồ nội thất ................................................................................ 7
2.2. Đồ gỗ nội thất ................................................................................................. 7
2.2.1. Khái niệm đồ nội thất[Nguồn:vi.wikipedia.org]......................................... 7
iii


2.2.2. Đồ nội thất từ gỗ [Nguồn: Giáo trình Cơng nghệ mộc] ............................. 7
2.3. Năng lực sản xuất ........................................................................................... 9

2.3.1. Khái niệm .................................................................................................... 9
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất .............................................. 9
2.3.3. Biện pháp nâng cao năng suất trong quản trị sản xuất ............................ 11
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 13
3.1. Tìm hiểu về cơng ty FAMI........................................................................... 13
3.1.1. Thông tin chung về Công ty FAMI ............................................................ 13
3.1.2. Q trình hình thành và phát triển cơng ty............................................... 14
3.2. Khảo sát mặt bằng và năng lực sản xuất ...................................................... 14
3.2.1. Mặt bằng phân xưởng sản xuất ................................................................. 14
3.2.2. Mặt bằng bố trí máy móc thiết bị .............................................................. 15
3.2.3. Máy móc thiết bị ........................................................................................ 15
3.2.4. Năng lực sản xuất của phân xưởng........................................................... 17
3.4. Tìm hiểu nguyên liệu và sản phẩm .............................................................. 18
3.4.1. Nguyên liệu ................................................................................................ 18
3.4.2. Điều tra khảo sát sản phẩm ...................................................................... 21
3.4.3. Kết cấu....................................................................................................... 23
3.5. Phân tích đánh giá chung ............................................................................. 24
3.5.1 Về mặt bằng ................................................................................................ 24
3.5.2. Về máy móc thiết bị ................................................................................... 28
3.5.3. Về nguyên liệu ........................................................................................... 29
3.5.4. Về sản phẩm .............................................................................................. 29
3.5.5. Tổng hợp những vấn đề cần khắc phục .................................................... 29
3.6. Đề xuất giải pháp kĩ thuật ............................................................................ 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 37
1. Kết luận ........................................................................................................... 37
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát thông số kỹ thuật máy và thiết bị ............................ 15
Bảng 3.2. Các vấn đề cần khắc phục trong chuyền sản xuất .............................. 30

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hình ảnh sản phẩm gỗ dùng trong quân dụng ...................................... 8
Hình 2.2. Hình ảnh sản phẩm gỗ sữ dụng trong cơng nghiệp ............................... 8
Hình 2.3. Hình ảnh gỗ sữ dụng làm dụng cụ âm nhạc và sàn gỗ .......................... 9
Hình 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất ................................. 10
Hình 3.1. Nhà máy sản xuất FaMi tại Hưng Yên ............................................... 13
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu nhân sự của nhà máy ..................................................... 14
Hình 3.3. Ngun liệu ván MDF của cơng ty FAMI .......................................... 20
Hình 3.4. Ngun liệu ván MDF của cơng ty FAMI .......................................... 20
Hình 3.5. Ngun liệu dán cạnh của cơng ty FAMI ........................................... 21
Hình 3.6. Bàn ghế lãnh đạo của cơng ty FAMI .................................................. 22
Hình 3.7. Bàn ghế phịng họp của cơng ty FAMI ............................................... 22
Hình 3.8. Nội thất phịng của cơng ty FAMI ...................................................... 23
Hình 3.9. Kết cấu bàn của cơng ty FAMI ........................................................... 23
Hình 3.10. Kết cấu tủ của cơng ty FAMI ............................................................ 24
Hình 3.11. Mặt bằng khâu pha phôi chuyền 2, xưởng 1 của công ty FAMI ...... 24
Hình 3.12. Mặt bằng khâu dán cạnh chuyền 2, xưởng 1 của cơng ty FAMI ...... 25
Hình 3.13. Mặt bằng khâu khoan, tạo hình ......................................................... 26
Hình 3.14. Mặt bằng khâu lắp ráp, đóng gói chuyền 2, xưởng 1 của cơng ty
FAMI ................................................................................................................... 27
Hình 3.15. Hình ảnh lắp ráp đóng gói sản phẩm trên sàn của chuyền sản xuất . 28
Hình 3.16. Hình ảnh máy khoan của chuền sản xuất .......................................... 28

Hình 3.17. Giải pháp bổ sung hệ thống cấp phơi tự động .................................. 31
Hình 3.18. Cấu tạo hệ thống cấp phơi tự động ................................................... 31
Hình 3.19. Giải pháp sắp xếp lại cị trí để phơi và thùng chứa phế liệu .............. 32
Hình 3.20. Giải pháp bổ sung thiết bị vân chuyên ván bán thành phẩm ............ 32
Hình 3.21. Giải pháp bổ xung băng truyền quay cho máy dán cạnh .................. 33
Hình 3.22. Hình ảnh minh họa cho giải pháp băng truyền quay ........................ 34
Hình 3.23. Giải pháp bố trí lại mặt bằng máy móc của khâu khoan, tạo hình.... 34
Hình 3.24. Giải pháp bố trí khâu lắp ráp, đóng gói dạng băng truyền ............... 35
Hình 3.25. Hình ảnh mẫu băng truyền con lăn ................................................... 36
vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự nghiệp Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, trong
những năm gần đây ngành Công nghiệp Chế biến gỗ đã và đang được đầu tư và
đẩy mạnh phát triển. Hình thành nên những cơng ty, nhà máy có quy mơ lớn,
dưới sự áp dụng các dây chuyền máy móc thiết bị, các biện pháp kỹ thuật ngày
càng hiện đại nhằm sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ nói chung và đồ gỗ Nội thất
nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu cả trong và ngồi nước về chất lượng, số lượng
và chủng loại, hình dáng. Trong công việc sản xuất đồ Gỗ nội thất, để tạo ra các
sản phẩm đáp ứng nhu cầu cầu thị trường cả trong và ngồi nước các cơng ty,
doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lược sản xuất từ việc liên tục đổi mới
dây chuyền công nghệ, ấp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao
tay nghề….
Công ty TNHH Fami Hưng Yên với dây chuyền sản xuất đồ nội thất hiện
đại đã áp dụng tự động hóa vào một số khâu trong sản xuất nhưng hiệu suất và
năng lực sản xuất tại nhà máy chưa đạt 100% công suất thiết kế. Theo thống kê
của nhà máy hiện nay năng suất tạo sản phẩm của nhà máy chỉ đạt khoảng 7080% tương đương khoảng 1500-2000 m3 sản phẩm/ năm. Tại các phân xưởng
vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần cải tiến để đạt được hiệu quả tối đa về năng
lực sản xuất, từ đó tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu của thị trường, tăng hiệu

quả kinh tế, tăng thu nhập cho người cơng nhân.
Chính vì lý do trên tơi thực hiện khóa luận tốt nghệp “Đề xuất một số
giải pháp kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất cho phân xưởng sản xuất Đồ
gỗ nội thất tại công ty TNHH Fami”.

1


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát chung về tình hình chế biến gỗ và năng lực sản xuất của
Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam [Nguồn: ebsite/trungtamwto]
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ
lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt
Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản
phẩm đồ gỗ Việt Nam ln được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các
nước trong khu vực.
Hiện nay, nước ta dự tính có khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340
làng nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa
được thống kê. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn thì các
doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mơ đa phần là nhỏ. Theo nguồn gốc vốn thì
5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, 95% còn lại là thuộc khu vực tư
nhân, trong đó có 16% có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Việt Nam là một nước đi sau về ngành công nghiệp chế biến gỗ do vậy kỹ
thuật và cơng nghệ cịn kém phát triển nhưng những năm gần đây ngành công
nghiệp chế biến gỗ ở nước ta phát triển mạnh mẽ yêu cầu về chất lượng và khối
lượng ngày càng cao đặt biệt là đối với những mặt hàng xuất khẩu.
Ngày nay, ngành nội thất Việt Nam là một trong những hoạt động năng
động nhất trên thế giới. Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn thứ hai ở
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và đứng thứ 5 trên thế giới, sau Trung Quốc,

Đức, Ý và Ba Lan. Năm 2017, xuất khẩu đồ nội thất được định giá khoảng 1,66
tỷ USD, tăng lên 8,66 tỷ USD năm 2018.
Về lao động, ngành công nghiệp chế biến gỗ chiếm khoảng từ 250.000 –
300.000 lao động. Trong đó, 10% lao động có trình độ đại học trở lên; 45-50%
lao động thường xuyên được đào tạo, còn lại 35-40% lao động giản đơn theo
mùa vụ. Mặc dù số lượng lao động trong ngành hàng chế biến gỗ rất lớn nhưng
đa số lao động chưa được đào tạo bài bản, hoạt động thiếu chuyên nghiệp. Bên
2


cạnh đó, sự phân cơng lao động chưa hợp lý, giảm sát, quản lý vẫn còn thiếu
hiệu quả đang là những vấn đề nổi cộm hiện nay. Năng suất lao động trong
ngành chế biến gỗ ở Việt Nam còn thấp: bằng 50% của Philippines, 40% năng
suất lao động của Trung Quốc và chỉ bằng 20% năng suất lao động của Liên
minh Châu Âu (EU). Với hiện trạng lao động như hiện tại, vấn đề đào tạo và bổ
sung nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, có khả năng sử dụng tốt các công nghệ
hiện đại trong sản xuất là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với ngành hàng chế
biến gỗ.
Về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện đang phân
theo 4 cấp độ: nhóm các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn và vừa sản
xuất sản phẩm xuất khẩu, nhóm các doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo, nhóm
các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ mỹ nghệ. Nhìn chung trong thời gian qua các
doanh nghiệp chế biến gỗ đã có một số nỗ lực trong cải tiến công nghệ sử dụng
trong chế biến gỗ. Nhiều công nghệ mới, hiện đại như công nghệ xử lý biến tính
gỗ, tạo các vật liệu composite gỗ cũng đã được đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên,
những công nghệ này cần mức đầu tư tương đối lớn, vượt quá khả năng của
doanh nghiệp.
1.1.2. Sơ lược về năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam [Nguồn:
website/trungtamwto]
Là một ngành định hướng xuất khẩu, năng lực xuất khẩu trong ngành chế

biến gỗ thể hiện khá rõ nét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo số liệu
và phân tích tại Báo cáo “Lập bản đồ các bên liên quan lần đầu cho FLEGT
VPA ở Việt Nam”, Forest Trend 11/2011, thì trong 3.400 doanh nghiệp ngành
gỗ (số liệu tính tới tháng 11/2011) có khoảng 600-700 doanh nghiệp (tức là
khoảng 20% tổng số doanh nghiệp) tham gia xuất khẩu trực tiếp, nhóm cịn lại
hoặc là phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, hoặc là tập trung ở thị
trường nội địa. Cụ thể, nhóm xuất khẩu trực tiếp (chiếm khoảng 20%) tập trung
phần lớn các doanh nghiệp gỗ có quy mơ trung bình và lớn trong ngành, 57%
trong số đó là doanh nghiệp có vốn FDI. Nhóm này được chia thành hai nhóm
3


nhỏ hơn, một có khả năng tiếp cận được thị trường EU và Hoa Kỳ và nhóm cịn
lại tiếp cận được chủ yếu với thị trường châu Á. Nhóm có thể tiếp cận thị trường
EU, Hoa Kỳ chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ngoại thất, và một tỷ lệ nhỏ
là nội thất (đặc biệt trong một vài năm gần đây, khi đồ gỗ nội thất Trung Quốc
bị áp thuế chống bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ). Đây được xem là nhóm có
năng lực cạnh tranh mạnh hơn và bền vững hơn bởi các thị trường này rất nhiều
triển vọng, có thể bán sản phẩm với giá cao nhưng đồng thời có địi hỏi rất
nghiêm ngặt về nguồn gốc gỗ sử dụng cũng như chất lượng sản phẩm. Nhóm thứ
hai có năng lực cạnh tranh hạn chế hơn, chủ yếu sang thị trường châu Á dễ tính
hơn,nhóm này xuất khẩu phần lớn là dăm gỗ. Nhóm các doanh nghiệp không xuất
khẩu trực tiếp(chiếm khoảng 80%) bao gồm các doanh nghiệp gia công lại cho
doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp sản xuất để tiêu thụ nội địa.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất cho
phân xưởng sản xuất đồ Gỗ nội thất tại công ty TNHH Fami.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát, đánh giá ưu nhược điểm các vấn đề nguyên liệu, sản phẩm,

thiết bị và mặt bằng sản xuất.
- Tập hợp, phân tích, đánh giá các giải pháp kỹ thuật của công ty trong
sản xuất đồ gỗ nội thất.
- Đề xuất các phương án và một số giải pháp kỹ thật nâng cao năng lực
sản xuất cho phân xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các phương án, các giải pháp kỹ thuật cải thiện năng lực.
- Các kết cấu, các loại gỗ trong sản xuất đồ gỗ nội thất.
- Mặt bằng bố trí máy móc thiết bị, máy và thiết bị.

4


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập chung nghiện cứu các vấn đề sau:
- Sản phẩm là đồ gỗ nội thất sử dụng MDF (Medium Density Fiberboard),
Ván dăm tạo đã phủ mặt.
- Đề xuất các giải pháp kĩ thuật tại dây chuyền 2, xưởng 2, công ty TNHH
FAMI.
1.4. Nội dung nghiên cứu
1.4.1. Cơ sở lý thuyết
- Khái niệm về đồ gỗ nội thất.
- Năng lực sản xuất.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của phân xưởng.
1.4.2. Tìm hiểu về địa điểm thực tập
1.4.3. Khảo sát mặt bằng và năng lực sản xuất
- Mặt bằng bố trí máy móc.
- Năng lực sản xuất của phân xưởng.
1.4.4. Tìm hiểu về sản phẩm và nguyên liệu

- Tìm hiểu về kết cấu chủng loại sản phẩm
- Tìm hiểu về nguyên liệu gỗ
1.4.5. Phân tích đánh giá chung
- Về mặt bằng
- Máy móc và thiết bị
- Về nguyên liệu
- Về sản phẩm
- Kết luận về năng lực sản xuất
1.4.6. Đề xuất giải pháp kĩ thuật
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia chuyên sâu về sản xuất
đồ gỗ, các anh, chị kỹ thuật trực tiếp sản xuất tại công ty và sản xuất để thực
hiện nội dung phân tích đánh giá tại các cơng đoạn và đề suất đánh giá.
5


- Phương pháp kế thừa: Tham khảo, sữ dụng các tài liệu đã có và các tài
liệu có liên quan để thực hiện vào nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu thực hiện nội dung: Tìm
hiểu về địa điểm thực tập và khảo sát mặt bằng và năng lực sản xuất .
- Phương pháp phân tích đánh giá, so sánh thực hiện nội dung: Phân tích
đánh giá chung về năng lực…
- Phương pháp thực nghiệm: Thời gian tiến hành 60 ngày (từ 06 tháng 02
đến 13 tháng 04 năm 2020).
Bước 1: Khảo sát điều tra về công ty về nhà máy, nguyên liệu, mặt bằng.
Bước 2: Phân tích đánh giá ưu, nhược điểm để từ đó đề xuất một số giải pháp.
Bước 3: Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật.
Bước 4: Hỏi ý kiến chuyên gia để hoàn thiện đề xuất các giải pháp.
Bước 5: Xây dựng giải pháp kĩ thuật.


6


Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm về đồ nội thất
Đồ nội thất hay vật dụng/thiết bị nội thất đơi khi được gói gọn là nội
thất là thuật ngữ chỉ về những loại tài sản và các vật dụng khác được bố trí,
trang trí bên trong một khơng gian nội thất như căn nhà, căn phòng hay cả tòa
nhà nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động khác nhau của con người trong
công việc, học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí phục vụ thuận tiện cho cơng
việc, hoặc để lưu trữ, cất giữ tài sản… có thể kể đến một số hàng nội thất
như ghế ngồi, bàn, giường, tủ đựng áo quần, tủ sách, tủ chè, chạn, đồng hồ treo
tường…
2.2. Đồ gỗ nội thất
2.2.1. Khái niệm đồ nội thất[Nguồn:vi.wikipedia.org]
Đồ gỗ nội thất dùng để chỉ các thiết bị nội thất được sản xuất từ gỗ hay
vật liệu gỗ được bố trí, trang trí bên trong một khơng gian nội thất như căn
nhà, căn phòng hay cả tòa nhà nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động khác
nhau của con người trong công việc, học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí phục
vụ thuận tiện cho cơng việc, hoặc để lưu trữ, cất giữ tài sản...có thể kể đến một
số hàng nội thất như ghế ngồi, bàn, giường, tủ đựng áo quần, tủ sách,....
Đồ gỗ nội thất bố trí bên trong nội thất nó vừa có được những tính năng
để sử dụng, vừa có tính năng trang trí, nó kết hợp với khơng gian nội thất tạo
thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
2.2.2. Đồ nội thất từ gỗ [Nguồn: Giáo trình Cơng nghệ mộc]
Đồ nội thất từ gỗ là những sản phẩm được làm chủ yếu từ gỗ. Gỗ có được
những điểm như cường độ cao, có khả năng tái sinh, vân thớ và màu sắc đẹp,…,
đồng thời nó cũng là một loại vật liệu có tác dụng trong bảo vệ môi trường và
được con người rất u thích, vì thế mà gỗ được ứng dụng rất rộng rãi. Chủng
loại của sản phẩm mộc có rất nhiều, nhưng phần này chỉ đề cập chủ yếu đến các

đối tượng như: đồ gia dụng, kết cấu gỗ trong kiến trúc, gỗ trong sản xuất tàu
thuyền,…
7


Phạm vi sử dụng của sản phẩm mộc cũng rất rộng rãi:
Trong quân dụng: chủ yếu được sử dụng làm báng súng, cán lựu đạn, mơ
hình máy móc, thuyền cứu hộ,…

Hình 2.1. Hình ảnh sản phẩm gỗ dùng trong quân dụng

Trong công nghiệp: chủ yếu được sử dụng trong sản xuất tàu thuyền đánh
cá; sử dụng làm thoi dệt, ống cuộn tơ trong cơng nghiệp dệt; hộp bao bì (như
hộp bao bì dùng trong quân dụng, hộp đựng chè, hộp đựng thực phẩm, hộp đựng
các sản phẩm công nghiệp,…), dùng trong sản xuất thùng xe (ô tô khách, ô tô
hàng, tàu hoả).

Hình 2.2. Hình ảnh sản phẩm gỗ sữ dụng trong công nghiệp

Trong dân dụng: đồ gia dụng, ván sàn, bút chì, ghế ngồi, gỗ điêu khắc, con
dấu, đồ chơi, tranh vẽ, đèn lồng, quạt gấp, tủ kính, dụng cụ âm nhạc, đồ nông
cụ,…

8


Hình 2.3. Hình ảnh gỗ sữ dụng làm dụng cụ âm nhạc và sàn gỗ

Trong sản xuất đồ thể thao: chủ yếu có các thiết bị thể thao bằng gỗ (như
thuyền đua, bàn bóng bàn, vợt bóng bàn, gậy đánh gol, xà đơn, xà kép,…

Trong kiến trúc: chủ yếu có cửa chính, cửa sổ, hành lang, hiện nay sử dụng
gỗ trong trang trí nội thất đang rất phát triển.
2.3. Năng lực sản xuất
2.3.1. Khái niệm
- Năng lực sản xuất là khối lượng sản phẩm có thể sản xuất tối đa của một
đơn vị sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.
- Năng lực sản xuất có thể tính cho một phân xưởng, một cơng đoạn, một
dây chuyền hay toàn bộ hệ thống sản xuất cảu nhà máy, xí nghiệp.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chia thành hai nhóm chủ yếu:
- Nhóm nhân tố bên ngồi: bao gồm mơi trường kinh tế thế giới, tình
hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước. Thơng thường, doanh
nghiệp rất khó để tác động lên nhóm nhân tố bên ngồi. Tuy nhiên, doanh
nghiệp có thể tìm cách để tận dụng tốt nhóm nhân tố này nhằm hỗ trợ tối đa cho
doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh.
- Nhóm nhân tố bên trong: bao gồm nguồn lao động, vốn, cơng nghệ,
tình hình và khả năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Có thể biểu diễn sự tác
động của các nhân tố này theo sơ đồ sau:

9


Hình 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất

“ Nguồn: erpviet.vn 2020”
Thông thường các doanh nghiệp thường tìm cách để điều chỉnh các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất đến từ bên trong. Đây là các yếu tố dễ tác động và đem
lại hiệu quả cao. Đối với các yếu tố bên ngoài, nếu biết tận dụng tốt, doanh
nghiệp sẽ sở hữu những lợi thế lớn so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Tuy nhiên xét ở qui mô nhỏ hơn, năng lực sản xuất bị ảnh hưởng bới các

yếu tố chinh sau:
- Con người: Yếu tố con người có 2 tiêu chí đóng vai trị quyết định đến
năng lực sản suất là số lượng và chất lượng lao động.
Số lượng nguồn lao động chính là tổng số lao động hiện có, số lượng lao
động nhiều hay ít, tăng hay giảm tùy thuộc vào yêu cầu sản xuất kinh doanh của
công ty. Lượng lao động được cơ câu theo độ tuổi, theo giới tính, theo trình độ,
theo tay nghề, tùy thuộc vào yêu cầu của công ty, của các đơn vị.
Trong quá trình lao động sản xuất, con người ngày càng tích lũy được
nhiều kinh nghiệm sản xuất, cải tiết công cụ và chế tạo công cụ tạo ra công cụ

10


sản xuất ngày càng tinh xảo đáp ứng yêu cầu cơng việc, thúc đẩy lực lượng lao
động phát triển. Đó là mặt chất lượng của lao động, thể hiện ở trình độ chun
mơn, trí thức kinh nghiệm và sự hồn hảo về tài năng khéo léo trong công việc
lựa chọ phương pháp công nghệ và tư liệu lao động trong sản xuất. đây chính là
yếu tố hình thành nên năng lực sản xuất của doanh nghiệp, của công ty. Bởi vậy
cong người lao động cụ thể có trình độ chun mơn càng cao, kinh nghiệm càng
nhiều thì càng khai thác được nhiều cái mà con người sáng tạo ra và tích lũy
được trong q trình sản xuất.
- Cơ sở vật chất: Trong quá trình sản xuất của các đơn vị, ngồi yếu tố sứ lao
động là cơ bản, cịn có sự tham gia của tư liệu sản xuất, bao gồm tư liệu lao
động và đói tượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất.
Sự phát triển của tư liệu sản xuất đặc biệt là công sụ sản xuất về căn bản
là ln hồn hiện việc khai thác và chế biến đối tượng lao động, cải tiến hình
thái và trình độ tao ra đối tượng lao động cho phép áp dụng các quy trình cơng
nghệ tiến bộ hơn đối với đối tượng lao động tăng nhanh khối lượng và chất
lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động.
- Quản lý, tổ chức sản xuất: Quản lý, tổ chức sản xuất là một yếu tố không thể

thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động quản lý, tổ chức tốt sẽ
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo ra sự hài hòa và đồng bộ trong
doanh nghiệp.
2.3.3. Biện pháp nâng cao năng suất trong quản trị sản xuất
Năng suất phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng thiết kế và quản lý điều hành
hệ thống sản xuất. Do vị trí vai trị của năng suất hết sức quan trọng đối với sự
tồn tại, phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nên
nâng cao năng suất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản trị sản xuất.
Một số biện pháp hoàn thiện quản trị sản xuất nhằm nâng cao năng suất gồm:
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và thước đo năng suất đối với tất cả các
hoạt động tác nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhưng hiện nay Việt nam vẫn

11


chưa có hệ thống chỉ tiêu thống nhất đánh giá năng suất theo cách tiếp cận mới,
hội nhập với khu vực và thế giới.
- Xác định rõ mục tiêu hoàn thiện năng suất trong sản xuất. Căn cứ vào hệ
thống sản xuất hiện tại và tình hình thực hiện các mục tiêu kế hoạch sản xuất để
lựa chọn mục tiêu hợp lý. Mục tiêu phải lượng hoá được bằng các con số cụ thể,
có tính khả thi nhưng thể hiện sự phấn đấu vươn lên trong mối quan hệ chặt chẽ
với các đối thủ cạnh tranh khác. Mỗi thành viên cần hiểu rõ mục tiêu, năng suất
đặt ra để có kế hoạch hành động thích hợp.
- Phân tích, đánh giá quá trình sản xuất phát hiện những khâu yếu nhất "nút cổ chai" để có những biện pháp khắc phục. Đây là khâu quyết định đến
năng suất của toàn bộ hệ thống sản xuất. Tìm kiếm và phát hiện khâu yếu nhất là
cơng việc địi hỏi phải có sự nghiên cứu thận trọng, đánh giá tất cả các khâu, các
bộ phận, về khả năng kỹ thuật, thiết bị, con người, nguyên liệu và sự phối hợp
đồng bộ giữa các nhân tố này.
- Tăng cường các biện pháp và phương pháp khuyến khích động viên
người lao động như các nhóm lao động, nhóm chất lượng.

- Định kỳ đánh giá kết quả của các biện pháp hồn thiện tăng năng suất và
cơng bố rộng rãi, khen thưởng kịp thời.
- Áp dụng linh hoạt phần mềm quản lý sản xuất.

12


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tìm hiểu về cơng ty FAMI
3.1.1. Thơng tin chung về Cơng ty FAMI

Hình 3.1. Nhà máy sản xuất FaMi tại Hưng Yên

“ Nguồn: Công ty FAMI (2019)”
- Tên công ty: Công ty TNHH FAMI
- Tên thương hiệu: LUFA
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 9 tòa nhà LOTUS, số 2, Duy Tân, Cầu Giấy,
Hà Nội
- Địa chỉ nhà máy sản xuất: Nhà máy sản xuất của cơng ty có địa chỉ tại
khu cơng nghiệp phố nối A thuộc địa phận Xã Vĩnh Khúc, Huyện Văn Giang,
Tỉnh Hưng Yên.
- Nhân sự: Cơ cấu nhân sự

13


Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu nhân sự của nhà máy

3.1.2. Q trình hình thành và phát triển cơng ty
- Năm 2006 công ty TNHH Fami thành lập với tiền thân là công ty Dunai

Hàn Quốc, với chủ yếu các mặt hàng sản xuất xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
- Năm 2008-2009 mở rộng thị trường trong nới với hệ thống đại lý và nhà
phân phối khắp cả nước.
- Năm 2010 hoàn thành xây dựng nhà máy và đổi mới tồn bộ dây chuyền
cơng nghệ trong nhà máy theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Năm 2012 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào
hoạt động.
- Năm 2015 đổi tên thương hiệu thành LUFA và phát triển cho tới nay.
3.2. Khảo sát mặt bằng và năng lực sản xuất
3.2.1. Mặt bằng phân xưởng sản xuất
Trong quá trình xây dựng hình thành và phát triển của cơng ty, cùng với
sự phát triển là sự đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sản
xuất, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, thiết kế nhà xưởng trước khi xây
dựng, liên tục thay đổi mặt bằng từ thực tế sản xuất và sự đầu tư về máy móc
thiết bị nhằm khơng ngừng đẩy mạnh và phát triển cơng ty. Từ đó, sau q trình

14


học tập và làm việc, kết hợp với điều tra khảo sát tơi có bản vẽ mặt bằng xưởng
sản xuất số 1 của công ty (bản vẽ số 1):
3.2.2. Mặt bằng bố trí máy móc thiết bị
Cùng với việc thay đổi mặt bằng, bổ sung máy móc thiết bị, liên tục đổi
mới công nghệ, cho đến nay công ty đã dần hoàn thiện các dây chuyền sản xuất
của nhà máy. Qua đó với q trình làm việc, điều tra khảo sát tơi có bản vẽ bố trí
móc móc thiết bị tại chuyền sản xuất số 2, xưởng 1(bản vẽ số 02):
3.2.3. Máy móc thiết bị
Sau q trình điều tra , khảo sát về máy móc thiết bị thiết bị tại chuyền
sản xuất, thông số kĩ thuật và thông tin về tin về thiết bị được thể bị được thể
hiên tại bảng 3.1

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát thông số kỹ thuật máy và thiết bị

Hình ảnh máy móc thiết bị

Tên, thông số kỹ thuật
Tên máy: Máy cắt CNC
Thông số kĩ thuật
Model: HP-280GS
Độ dày cắt lớn nhất: 90mm
Chiều dài cắt lớn nhất: 2700mm
Tốc độ cắt: 0-80m/min
Đường kính lưỡi cưa chính: 350400mm
Đường kính lưỡi cưa phụ: 160mm
Tốc độ lưỡi cưa chính: 500m/min
Điện áp: 380v/50Hz
Tổng công suất: 18kw
Khu vực làm việc: 5000x6000mm
Trong Lượng: 4500kg

15


Tên máy: Máy dán cạnh
Phạm vi bề dày đai dán: 10~60mm
Chiều dài tấm: ≥ 150mm
Chiều rộng tấm: ≥ 60mm
Độ cao đai dán : 0,3~3mm
Tốc độ đưa phơi: 13-22m/min
Áp suất khí: 0,6Mpa
Tổng cơng suất: 17.2kw

Điện áp: 380V/50Hz
Kích thước máy:
6700x950x1560mm
Tên máy: Máy khoan 5 hàng
Số lượng 03 máy
Đường kính mũi khoan : 35mm
Tổng số mũi khoan : 21×5
Chiều sâu gia cơng : 60mm
Cự ly giữa hai mũi
khoan:120x32mm
Tốc độ trục chính : 2840r/min
Cơng suất mơ tơ : 7.5kw/380v
Áp suất khí : 0,5-0,6Mpa
Kích thước máy :
3850×1250×1600mm

16


Thơng số kỹ thuật của máy đóng
đai thùng:
Model: Kzb
Tốc độ: 1,6s/thùng
Tốc độ đai: 6-15mm
Nguồn điện: 220V/50hz
Trọng lượng: 90kg
Kích thước: 940x620x850m

Máy khoan 1 trục
Đường kính khoan tối đa : Ф35mm

Khoan sâu tối đa :60mm
Chiều dài phôi tối đa : 1000mm
Số lượng mũi khoan : 3
Tổng công suất động cơ : 1.1kw
Tốc độ trục chính : 2840r/min
Áp suất khơng khí : 0.6-0.8Mpa
Kích thước : 1000x700x1550mm
Trọng lượng máy : 120kg
Với dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị ln thay đổi bổ xung để
đáp ứng yêu cầu sản xuất từng gia đoạn khác nhau. Vậy nên máy móc có cả củ
và mới đều được nhập khẩu với nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu máy móc
đều được nhập từ Trung Quốc, chỉ với máy cắt CNC và máy dán cạnh có độ tự
động hóa nhưng vẫn cịn thấp chưa tận dụng hết khả năng và cơng suất máy, các
máy cịn lại là cơ giới hóa cần số lượng cơng nhân cao địi hỏi tay nghề và trình
độ cao.
3.2.4. Năng lực sản xuất của phân xưởng
Để đáp ứng yêu cầu của công việc và đáp ứng cả về năng suất và chất
lượng sản phẩm, công ty đã xây dựng nhà máy và nhập dây chuyền máy móc
với cơng suất thiêt kế cho chuyền sản xuất số 2 nhà máy 1 làm 1.500 m3/năm.
Nhưng sau một thời gian hạt dộng máy móc bị xuống cấp, số lượng công nhân
17


cũng như chất lượng công nhân không đảm bảo yêu cầu vậy nên năng suất của
chuyền sản xuất số 2 xưởng 1 hiện tại là 1.000 m3/năm.
- Tổng năng suất của chuyền sản xuất số 2 xưởng 1: 1.000 m3/năm
- Năng lực của các máy chủ đạo:
Máy cắt có khản năng cắt 7.000 m/ngày/máy (chiều dài cạnh cắt)
Máy dán cạnh: 1.500-2.000 m/ngày/máy (chiều dài cạnh dán)
Máy khoan: 2.000-3.000 ván bán thành phẩm/ngày tương đương 10.000

lỗ khoan/ngày
3.4. Tìm hiểu nguyên liệu và sản phẩm
3.4.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu ván MDF (Medium Density Fiberboard), MFC(Melamine
Face Chipboard) phủ Laminate, Melamine. Nguyên liệu ván công nghiệp đều
được nhập dạng tấm và được công ty lựa chọn loại chất lượng kỹ, chủ yếu là các
ván công nghiệp thông dụng dễ gia công.
3.4.1.1. Ván phủ Melamine
- Cấu tạo: Lớp Melamine chịu nhiệt, cứng, có màu sắc, họa tiết phong phú
được ép lên bề mặt gỗ ván dăm hoặc MDF.
- Tính chất: Bề mặt chống chầy xước, chịu nhiệt rất tốt. Có loại phủ
Melamine 1 mặt và 2 mặt.
- Độ dày thông dụng: 18mm, 25mm. Các độ dày khác là tùy vào đặt
hàng, có thể làm MFC 1 mặt, ván MFC cịn có kích thước tiêu chuẩn khác :
1830mm Rộng x 2440mm x 18mm/25mm.
-Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các cơng trình đơn giản, kích thước
bề mặt gỗ lớn.
- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất
sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.
- Ứng dụng: Gia công đồ nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng. Nhược
điểm là hạn chế tạo dáng sản phẩm, sử lý cạnh và ghép nối. Cạnh chủ yếu hoàn
thiện bằng nẹp nhựa sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng.
18


3.4.1.2. Ván phủ Laminate
- Cấu tạo: Là ván MDF, ván dăm có bề mặt được phủ nhựa tổng hợp
tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều.
- Tính chất: Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal),
Ván mịn (MDF). Ngồi ra Laminate cịn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công

nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại.
- Độ dày thông dụng: 0.5-1mm tùy từng loại(có thể phân biệt laminate và
Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thơng thường vẫn sử dụng có độ dày
là 0.7 hoặc 0.8mm. Lớp bề mặt Laminate của công ty Fami có độ dày tiêu chuẩn
là 0.75mm.
- Ưu điểm: Gỗ phủ Laminate có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa
dạng. Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp. Chịu lực cao,
chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
- Nhược điểm: Giá thành ván phủ Laminate khá cao so sánh cùng các loại
gỗ công nghiệp khác. Để sử dụng được thì gỗ cơng nghiệp laminate phải được
dán trên các loại gỗ khác như gỗ MDF hay gỗ Ván dăm. Vì vậy chất liệu các sản
phẩm gỗ này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật dán và chất liệu keo dán. Những
mặt hàng phải tiếp xúc nhiều với nước tốt nhất là dùng loại cốt MDF xanh
chống ẩm và viền được dán kín bằng các loại chất liệu khơng thấm nước.
- Ứng dụng: Với nhiều tính năng ưu việt nên được sử dụng để trang trí
bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như bàn ghế,
vách ngăn, sàn gỗ, kệ trang trí…
3.4.1.3. Cốt ván MDF
- Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng
và ép gia cường theo qui cách.
- Tính chất: Ít co rút, khối lượng riêng đạt 0,6-0,7 gam/cm3. Bề mặt có độ
phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá hơi lá cây.
- Độ dày thông dụng:12mm, 15mm, 7mm, 18mm, 20mm, 25mm

19


×